Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá tác động của chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 123 trang )

TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN
LỒNG GHÉP GIỚI

Tài liệu đƣợc hiệu chỉnh theo cuốn “Các chiến lƣợc lồng ghép giới trong thúc đẩy việc làm
bền vững: Các công cụ hƣớng dẫn” của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dƣới sự uỷ quyền
của ILO và Bộ Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) trong khuôn khổ Chƣơng
trình Chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ:

An toàn vệ sinh lao động

BĐG:

Bình đẳng giới

BLĐTBXH: Bộ Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội
CEDAW:

Công ƣớc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ của Liên
hợp quốc

CTMTQG:

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia



ILO:

Tổ chức Lao động Quốc tế

LGG:

Lồng ghép giới

NCNL:

Nâng cao năng lực

UN:

Liên hợp quốc

UBQG:

Ủy ban Quốc Gia

VBQPPL:

Nâng cao năng lực

2


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VỂ TÀI LIỆU…..................………………………………...........………………5

NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ …......……………………………………….........10
TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA LỒNG GHÉP GIỚI…....................…………………...………..20
HƢỚNG DẪN LỒNG GHÉP GIỚI………...........……………………………………………26
Lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật…….............……………31
Lồng ghép giới trong các chƣơng trình, dự án…………......……………………………38
LGG trong thiết kế và thực hiện chƣơng trình, dự án...…………...…………………...39
LGG trong giám sát - đánh giá chƣơng trình, dự án ……………..……………………51
Lồng ghép giới trong cơ quan, tổ chức……………………………………...……………60
Đánh giá năng lực LGG của cơ quan, tổ chức…………………………………………61
LGG trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực ……………………………….....….68
LGG trong xây dựng môi trƣờng làm việc thân thiện, an toàn và bình đẳng............….74
Lập ngân sách giới .……………………………………………………………………80
Lồng ghép giới trong các hoạt động tập huấn, hội thảo, hội nghị ............................…..86
Lồng ghép giới trong các hoạt động truyền thông …………………………….......……94
Lồng ghép giới trong các hoạt động nghiên cứu khoa học…...………………..............101
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………109

3


LỜI GIỚI THIỆU
Bình đẳng giới đƣợc chấp nhận trên phạm vi toàn cầu nhƣ là sự cần thiết cho phát triển bền
vững và giảm nghèo cho nam giới và phụ nữ, cải thiện mức sống cho tất cả mọi ngƣời. Bình đẳng
giới có tầm quan trọng sống còn đối với các nền kinh tế, các ngành kinh doanh tạo ra lợi nhuận và
hiện thực hoá đầy đủ tiềm năng và hạnh phúc của con ngƣời.
Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam từ lâu đã công nhận bình đẳng giới là một nhân tố quan trọng
đối với sự phát triển bền vững của đất nƣớc và một chính sách lồng ghép giới thiết thực và rõ rệt đã
đƣợc đƣa vào pháp luật nhƣ là một chiến lƣợc hiệu quả nhất nhằm đạt đƣợc bình đẳng giới trên
thực tế.
Luật Bình đẳng giới đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua

ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ thông qua ngày 24 tháng 12 năm 2010 đã đặt ra yêu cầu về lồng ghép giới có
hiệu quả trong tất cả các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Những văn bản này nhằm đảm bảo mọi hoạt
động về quản lý nhà nƣớc của các ngành, các cấp sẽ đem lại cơ hội và sự đối xử bình đẳng trong
đời sống và việc làm cho tất cả mọi ngƣời trong xã hội, bất kể họ là nam giới hay phụ nữ, con trai
hay con gái sao cho tất cả đều có thể thụ hƣởng bình đẳng những thành tựu của đất nƣớc.
“Tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép giới” đƣợc xây dựng nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cần
thiết về lồng ghép giới cho cán bộ của các cơ quan thuộc ngành lao động – thƣơng binh và xã hội,
các tổ chức của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động cũng nhƣ các tổ chức xã hội dân sự để
làm việc trên tinh thần có trách nhiệm giới, giải quyết các thành kiến về giới đang tồn tại trong
phạm vi trách nhiệm của mình, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Bộ Tài liệu gồm một
loạt các công cụ thực tế nhằm hỗ trợ việc thực hiện lồng ghép giới trong các tổ chức, chính sách,
chƣơng trình và dự án. Bộ Tài liệu cũng bao gồm các hƣớng dẫn tham khảo nhanh, các bảng kiểm
và các lời khuyên dễ dàng cho việc sử dụng.
Bộ tài liệu đƣợc xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong
khuôn khổ Chƣơng trình Chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc.
Tài liệu đƣợc dựa trên tài liệu “Các chiến lƣợc lồng ghép giới trong thúc đẩy việc làm bền vững:
các công cụ hƣớng dẫn”, do Văn phòng Khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng của ILO xuất bản
năm 2010. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ Tây Ban Nha đã hỗ trợ tài chính thông qua
Quỹ Hỗ trợ thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ (MDGF).
Chúng tôi xin cảm ơn Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM) vì những hỗ trợ
và đóng góp quan trọng trong suốt quá trình xây dựng Tài liệu hƣớng dẫn này. Nhiều ngƣời đã
dành nhiều thời gian và công sức để Tài liệu này đƣợc hoàn thiện. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn
Bà Nelien Haspels, Bà Nguyễn Kim Lan, Bà Annemarie Reerink, và Bà Jonna Naumanen của ILO,
Ông Phạm Ngọc Tiến và Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐ-TBXH và Bà
Aya Matsuura – Chƣơng trình chung về Bình đẳng giới. Chúng tôi cũng xin ghi nhận những ý kiến
đóng góp quý giá của nhiều đồng nghiệp và các đại biểu tham dự các hội thảo đánh giá nhu cầu tập
huấn và thử nghiệm tài liệu tổ chức năm 2009 và 2010 cho việc hoàn thiện Tài liệu này.
Chúng tôi hy vọng rằng “Tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép giới” sẽ là công cụ hữu ích cho các cán
bộ nhằm nỗ lực lồng ghép có hiệu quả các vấn đề về bình đẳng giới trong công việc của tổ chức

mình.
Rie Vejs Kjeldgaard, Giám đốc
Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt
Nam

Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
4


CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
Chƣơng này giới thiệu về Xuất xứ, Mục tiêu, Đối tƣợng sử dụng và Cấu trúc của Tài liệu
nhằm cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin tổng quan về Tài liệu, trƣớc khi nghiên cứu chi
tiết từng phần nội dung bên trong.

5


1. XUẤT XỨ CỦA TÀI LIỆU
Từ khi Luật Bình Đẳng giới đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, nhu cầu
đƣợc nâng cao năng lực về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới ngày cao, đặc biệt đối với
các kỹ năng về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm trong lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật từ rà soát, đánh giá, đề nghị, kiến nghị, soạn thảo đến
thẩm định1 nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Tài liệu “Bộ công cụ chiến lƣợc lồng ghép giới” của ILO đƣợc xây dựng từ năm 2007
nhằm hƣớng dẫn các cán bộ và đối tác của ILO trong việc lồng ghép giới hiệu quả vào các
chƣơng trình, dự án hợp tác với ILO và vào các hoạt động của ngành lao động các quốc gia
thành viên của ILO. Tài liệu đã đƣợc Văn phòng ILO Khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng xây

dựng và đã đƣợc cán bộ của ILO và các đối tác của họ ở các quốc gia khác nhau sử dụng.
Trƣớc nhu cầu nâng cao năng lực về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới của các đơn vị
thuộc Bộ Lao Động- Thƣơng Binh và Xã Hội - cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về
Bình đẳng giới; các tổ chức đại diện cho ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, ILO đã
giới thiệu Tài liệu “Bộ công cụ chiến lƣợc lồng ghép giới” trong Hội thảo về Lồng ghép giới
trong văn bản quy phạm pháp luật, đƣợc ILO và Bộ LĐTBXH đồng tổ chức từ ngày 16 đến
ngày 18 tháng 4 năm 2008, tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Tài liệu đã đƣợc các cơ
quan trên đón nhận và đánh giá cao về tính phù hợp và thiết thực của nó đối với nhu cầu nâng
cao năng lực thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và lồng ghép vấn đề giới nói riêng. Các bên
tham gia hội thảo đã đóng góp ý kiến nhận xét rằng Tài liệu cần đƣợc hiệu chỉnh cho phù hợp
hơn nữa với ngôn ngữ và bối cảnh của Việt Nam.
Để phát huy hiệu quả cao nhất và Việt hóa nội dung của Tài liệu, một hoạt động hiệu
chỉnh cuốn sách, nằm trong khuôn khổ “Chƣơng trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam
và Liên hợp quốc về Bình đẳng giới” - cấu phần Tổ chức Lao động Quốc tế hợp tác với Bộ
LĐTBXH đã đƣợc thực hiện. Năm 2009, một Hội thảo phân tích nhu cầu đã đƣợc tổ chức tại
Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng nhằm xác định (i) nhu cầu của các bên liên quan đối với từng
nội dung trong Tài liệu và (ii) những nhận xét góp ý để Việt hóa Tài liệu.
Nhóm tƣ vấn của Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM), với sự hỗ trợ kỹ
thuật của ILO, đã chỉnh sửa Tài liệu trên dựa theo những nhận xét gợi ý của các bên liên quan
từ hai Hội thảo trên với sự kết hợp các nội dung của Luật Bình đẳng giới, các văn bản quy
phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành Luật BĐG và các tài liệu liên quan khác. Một số khóa tập
huấn cho nhóm đối tƣợng đã đƣợc tiến hành để thử nghiệm bản thảo của Tài liệu. Các chuyên
gia của ILO và Bộ LĐ-TBXH đã góp ý kỹ thuật và hoàn chỉnh Tài liệu.
2. MỤC TIÊU CỦA TÀI LIỆU
Tài liệu Hƣớng dẫn lồng ghép giới, đƣợc chuyển ngữ, thay đổi, hiệu chỉnh từ Tài liệu
gốc của ILO, nhằm hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thuộc ngành lao động - thƣơng binh và xã hội,
các tổ chức đại diện cho ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và các tổ chức chính trị,

1


Điều 9, 10, 11, 12 và 13 của Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định
về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.
6


chính trị - xã hội liên quan lồng ghép giới hiệu quả vào các nhiệm vụ công tác của ngành, cơ
quan, đơn vị mình.
Cụ thể, các cơ quan, đơn vị sau khi đọc và sử dụng Tài liệu này sẽ:
▪ Thống nhất các khái niệm liên quan đến giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới;
▪ Xác định đƣợc các bƣớc cụ thể để lồng ghép giới trong từng nội dung, gồm: thực hiện
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; trong các
chƣơng trình, dự án; trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức; trong tổ chức các hoạt động hội
thảo, hội nghị, tập huấn; trong hoạt động truyền thông; và trong nghiên cứu khoa học;
▪ Sử dụng bảng kiểm để kiểm tra, đánh giá mức độ lồng ghép giới trong từng nội dung.
3. ĐỐI TƢỢNG SỬ DỤNG
▪ Tài liệu này sẽ hữu ích cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngành lao động - thƣơng binh và
xã hội, các tổ chức đại diện cho ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và các tổ chức chính
trị, chính trị - xã hội liên quan có nhiệm vụ phải lồng ghép giới trong:
- xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- thiết kế và thực hiện các chƣơng trình, dự án (ví dụ: các chƣơng trình mục tiêu quốc
gia);
- tổ chức hoạt động của cơ quan, tổ chức;
- tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo, hội nghị;
- tổ chức các hoạt động truyền thông;
- tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học.
▪ Ngoài ra, Tài liệu này cũng phù hợp với nhu cầu của các cán bộ làm nhiệm vụ tập
huấn, hƣớng dẫn về bình đẳng giới và lồng ghép giới.
4. CẤU TRÚC CỦA TÀI LIỆU
Tài liệu này gồm bốn chƣơng và phần phụ lục:
Chƣơng I.


Giới thiệu về Tài liệu

Chƣơng II.

Những khái niệm và thuật ngữ

Chƣơng III.

Tiến trình chung của lồng ghép giới

Chƣơng IV

Hƣớng dẫn lồng ghép giới

Phụ lục.

7


Cấu trúc chi tiết của Tài liệu và từng Chƣơng nhƣ sau:
GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
▪ Xuất xứ của Tài liệu
▪ Mục tiêu
▪ Đối tƣợng sử dụng
▪ Cấu trúc của Tài liệu
NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
▪ Khái niệm và thuật ngữ cơ bản về giới và bình đẳng giới
▪ Pháp luật quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế về lồng ghép giới/bình đẳng giới
TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA LỒNG GHÉP GIỚI

▪ Phạm vi và nội dung lồng ghép giới
▪ Tiến trình chung của lồng ghép giới
- Phân tích giới
- Lập kế hoạch giới
- Thực thi và giám sát đánh giá việc lồng ghép giới
HƢỚNG DẪN LỒNG GHÉP GIỚI
LỒNG GHÉP GIỚI TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
▪ Xác định vấn đề và phân tích giới
▪ Phân tích mức độ nhạy cảm giới của văn bản quy phạm pháp luật
▪ Kiến nghị xây dựng hoặc điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng nhu cầu giới
LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
LGG trong Thiết kế ▪ Hƣớng dẫn LGG trong quá trình thiết kế chƣơng trình, dự án
- Phân tích nhu cầu
và thực hiện các
- Lựa chọn nhóm đối tƣợng
chƣơng trình, dự
- Xây dựng chiến lƣợc
án
▪ Hƣớng dẫn LGG trong quá trình thực hiện các chƣơng trình, dự án
LGG trong giám
sát - đánh giá
chƣơng trình, DA

▪ Hƣớng dẫn lồng ghép giới trong
- Xây dựng hệ thống giám sát - đánh giá chƣơng trình, dự án
- Hoạt động giám sát quá trình thực hiện chƣơng trình, dự án
- Đánh giá chƣơng trình, dự án

LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Đánh giá năng lực

LGG của cơ quan,
tổ chức

▪ Phân tích đánh giá mức độ LGG trong cơ cấu tổ chức và mức độ quan tâm tới LGG
▪ Đánh giá năng lực phân tích giới, lập kế hoạch giới, lập ngân sách giới và thực hiện hành
động (can thiệp) thúc đẩy bình đẳng giới

LGG trong xây
dựng và phát triển
nguồn nhân lực

▪ Hƣớng dẫn LGG trong từng bƣớc của quá trình quản lý nguồn nhân lực
- Phân tích nguồn nhân lực (yếu tố giới)
- Tuyển dụng
- Mô tả công việc
- Trả công, trả lƣơng bình đẳng
- Đánh giá kết quả công việc

LGG trong xây
dựng môi trƣờng
làm việc

▪ LGG trong việc ban hành các chế độ chính sách tạo môi trƣờng làm việc bình đẳng, an
toàn và thân thiện
▪ Phân tích, giám sát việc thực hiện và điều chỉnh chính sách

Lập ngân sách giới

▪ Các khái niệm thuật ngữ về ngân sách giới và lập ngân sách giới
▪ LGG trong quá trình lập ngân sách: phân tích, kế hoạch ngân sách, rà soát và điều chỉnh


8


LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN, HỘI THẢO, HỘI NGHỊ
▪ Hƣớng dẫn LGG trong từng bƣớc của quá trình tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo, hội nghị
- Thiết kế, lập kế hoạch, chuẩn bị
- Thực hiện, giám sát và điều chỉnh
- Báo cáo
LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
▪ Hƣớng dẫn lồng ghép giới trong quy trình truyền thông
- Xây dựng sản phẩm truyền thông
- Sản xuất sản phẩm truyền thông và tổ chức truyền thông
- Giám sát và điều chỉnh hoạt động truyền thông
LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
▪ Hƣớng dẫn LGG trong từng bƣớc của tiến trình nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu
- Chọn nhóm đối tƣợng nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu
- Báo cáo nghiên cứu
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo

▪ Tài liệu cần tham khảo
- Luật Bình đẳng giới
- Nghị định số 70/2008/NĐ-CP
- Nghị định số 48/2009/NĐ-CP
- Công ƣớc CEDAW
- Các công ƣớc của ILO về Bình đẳng giới
- Tiến tới lập ngân sách giới ở Việt Nam

▪ Nội dung chi tiết một số điều luật đƣợc trích dẫn
- Điều 21 Luật Bình đẳng giới
- Điểm 3, Điều 3 Nghị định số
70/2008/NĐ-CP
- Điều 7 và Điều 13 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP

Các phƣơng pháp giảng
dạy phù hợp

▪ Học qua trải nghiệm
▪ Thuyết trình tích cực
▪ Phƣơng pháp hội thảo

Gợi ý bài tập thực hành

▪ Bài tập thực hành phần Tiến trình chung của lồng ghép giới
▪ Bài tập thực hành phần LGG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
▪ Bài tập thực hành phần LGG trong các chƣơng trình, dự án

9


CHƢƠNG II
NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
Chƣơng này cung cấp cho ngƣời đọc những khái niệm và thuật ngữ liên quan đến bình
đẳng giới và lồng ghép giới;
Nội dung cụ thể của Chƣơng gồm (i) Những khái niệm và thuật ngữ cơ bản về giới và
bình đẳng giới; (ii) Các quy định của luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan
đến bình đẳng giới và lồng ghép giới;
Việc hiểu rõ và thống nhất những khái niệm, thuật ngữ cơ bản, các quy định của luật

pháp quốc gia và các tiêu chuẩn trong Chƣơng này rất cần thiết trong quá trình lồng ghép
giới; Các thuật ngữ, khái niệm, quy định và tiêu chuẩn sẽ giúp ngƣời đọc có thể phân tích giới
(một trong hai bƣớc quan trọng của tiến trình lồng ghép giới) nhằm xác định vấn đề giới, các
nguyên nhân của vấn đề và các biện pháp để thúc đẩy bình đẳng giới.

10


1. KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Luật Bình đẳng giới chỉ đƣa ra chín thuật ngữ cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng
giới2. Tuy nhiên, bên cạnh những khái niệm và thuật ngữ cơ bản này, còn có những khái niệm
và thuật ngữ khác có liên quan đƣợc các tổ chức quốc tế và các chƣơng trình của Liên hợp
quốc sử dụng. Việt Nam đã và đang hội nhập với thế giới và tham gia các chƣơng trình quốc tế
về bình đẳng giới, do vậy, việc tìm hiểu kỹ thêm các khái niệm và thuật ngữ bổ sung là rất cần
thiết, giúp so sánh, đối chiếu và vận dụng vào thực tế quá trình lồng ghép giới/bình đẳng giới ở
Việt Nam một cách hiệu quả.
 Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội3.
Cụ thể hơn, giới đề cập đến những khác biệt và các mối quan hệ xã hội giữa nam giới và
phụ nữ có đƣợc do học hỏi, có thể thay đổi theo thời gian và có những biến đổi to lớn cả trong
và giữa các xã hội và nền văn hóa. Những khác biệt và các mối quan hệ này đƣợc xây dựng và
đƣợc học hỏi qua quá trình xã hội hóa. Chúng xác định điều gì đƣợc cho là phù hợp đối với các
thành viên của mỗi giới. Những khác biệt và các mối quan hệ này đƣợc đặc trƣng theo bối cảnh
và có thể điều chỉnh. Ví dụ: Ở Việt Nam, cách đây khoảng 20 năm, lái xe ô tô đƣợc coi là một
nghề chỉ dành riêng cho nam giới. Trong Danh mục công việc không đƣợc sử dụng lao động
nữ ban hành kèm theo Thông tƣ số 03/TTLB ngày 28 tháng 1 năm 1994 của Liên Bộ Lao động
– Thƣơng binh và Xã hội - Y tế có nghề lái ô tô với trọng tải trên 2,5 tấn. Cũng theo Thông tƣ
này, phụ nữ đang cho con bú còn bị cấm làm những công việc nhƣ: lái máy kéo nông nghiệp,
máy thi công (bất kể loại công suất nào) và lái ô tô (bất kể loại trọng tải nào). Với sự phát triển
của công nghệ và năng lực của phụ nữ, thực tế này ngày nay đã hoàn toàn thay đổi.
 Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ4. Những khác biệt sinh lý phổ biến

giữa nam giới và phụ nữ thƣờng đƣợc xác định khi sinh ra. Ví dụ, chỉ phụ nữ mới có thể sinh
con; chỉ nam giới mới có tinh trùng.
Nhƣ vậy, giới tính khác biệt với giới là giới tính đề cập đến những đặc trƣng về thể chất
của cơ thể, trong khi giới đề cập đến những vai trò và các mối quan hệ đƣợc hình thành mang
tính xã hội của nam giới và phụ nữ. Phân chia giới tính và giới không giống nhau.
 Vai trò giới chỉ những hoạt động mà nam và nữ giới thực sự làm. Trong nhiều xã hội
truyền thống, nam giới và nữ giới có những vai trò tách biệt nhau theo giới tính. Ví dụ, nam
giới làm việc ngoài nhà, trên cánh đồng hoặc tại nơi làm việc, còn phụ nữ ở nhà, có trách
nhiệm chăm sóc gia đình và làm những công việc nội trợ trong gia đình. Trong những xã hội
khác, vai trò của nam giới và nữ giới ngày càng hoán đổi cho nhau. Ví dụ, nam giới cũng bắt
đầu làm việc nhà và ngày càng nhiều phụ nữ trở thành ngƣời kiếm thu nhập chính trong gia
đình.
 Nhu cầu cơ bản/thực tiễn về giới là những nhu cầu nảy sinh từ những điều kiện thực
tế mà phụ nữ và nam giới trải qua do những vai trò giới đƣợc trao cho họ trong xã hội. Những
nhu cầu này thƣờng liên quan đến phụ nữ nhƣ làm mẹ, nội trợ và những ngƣời cung cấp các
nhu cầu cơ bản và liên quan đến những thiếu thốn trong các điều kiện sống và làm việc, chẳng
hạn thực phẩm, nƣớc, nơi ở, thu nhập, chăm sóc sức khỏe và việc làm.

2

Điều 5 Luật Bình đẳng giới
Khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới
4
Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới
3

11


Đối với phụ nữ và nam giới thuộc nhóm kinh tế - xã hội thấp hơn, những nhu cầu này

thƣờng gắn với các chiến lƣợc sống còn. Tập trung giải quyết những nhu cầu này chỉ duy trì
mãi những yếu tố kìm giữ phụ nữ trong một vị thế bất lợi trong xã hội của họ. Những nhu cầu
thực tiễn nảy sinh từ sự phân chia giới trong lao động và vị thế phụ thuộc của phụ nữ trong xã
hội. Những nhu cầu này không thách thức những mối quan hệ quyền lực hiện hành giữa phụ nữ
và nam giới. Những nhu cầu này chỉ đơn thuần là một phản ứng với một sự cần thiết đƣợc nhận
thức tức thời, đƣợc xác định trong một bối cảnh cụ thể.
 Lợi ích chiến lƣợc về giới là những đòi hỏi để khắc phục vị thế phụ thuộc của phụ nữ
vào nam giới trong xã hội và liên quan đến tăng quyền năng cho phụ nữ. Những lợi ích này
thay đổi tuỳ theo bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị cụ thể mà trong đó những lợi ích này
đƣợc định hình.
Thƣờng những lợi ích này quan tâm đến những vấn đề giới nhƣ cho phép phụ nữ tiếp cận
bình đẳng với các cơ hội việc làm và đào tạo, đƣợc trả công nhƣ nhau đối với những công việc
có cùng giá trị, các quyền đối với đất đai và các tài sản vốn khác, ngăn chặn quấy rối tình dục
tại nơi làm việc và bạo lực gia đình và tự do lựa chọn sinh con. Tập trung giải quyết những lợi
ích này đƣa đến sự chuyển đổi từ từ theo hƣớng bình đẳng giới.
Những phúc lợi mà chỉ nhằm vào những nhu cầu thực tiễn (xem ở trên, Những nhu cầu
giới cơ bản/thực tiễn) sẽ không bền vững trừ phi các lợi ích chiến lƣợc cũng đƣợc tính đến.
Các lợi ích chiến lƣợc không thể đƣợc đáp ứng nếu không quan tâm tới nhu cầu thực tiễn.
 Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, đƣợc tạo điều kiện và cơ
hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hƣởng
nhƣ nhau về thành quả của sự phát triển đó5.

Bình đẳng giới có nghĩa là những ứng xử, những khát vọng và những nhu cầu khác nhau
của phụ nữ và nam giới đều đƣợc cân nhắc, đánh giá và ủng hộ nhƣ nhau. Bình đẳng giới
không có nghĩa phụ nữ và nam giới phải trở thành nhƣ nhau, nhƣng các quyền, trách nhiệm và
các cơ hội của họ sẽ không phụ thuộc vào họ sinh ra là nam giới hay phụ nữ. Ví dụ Bộ luật Lao
động quy định “mọi ngƣời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học
nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính”6. Bình đẳng
giới trong lĩnh vực lao động là nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đƣợc
đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thƣởng, bảo hiểm xã hội, điều

kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi
đƣợc đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh 7.
Bên cạnh khái niệm bình đẳng giới, công bằng giới thƣờng đƣợc sử dụng trong các tài
liệu và ấn phẩm của quốc tế.

 Công bằng giới chỉ sự bình đẳng của kết quả đầu ra. Công bằng giới có nghĩa là phụ
nữ và nam giới, bé trai và bé gái đều có những cơ hội công bằng không chỉ trong xuất phát
điểm mà còn trong kết quả. Công bằng giới là sự đối xử công bằng cho cả 2 giới, có xem xét
tới những nhu cầu khác nhau của nam giới và phụ nữ, những rào cản văn hóa, những sự phân
biệt đối xử (trong quá khứ) của nhóm đối tƣợng nhất định.

5

Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới
Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động
7
Khoản 1 và 2 Điều 13 Luật Bình đẳng giới
6

12


Ví dụ, để tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ khu vực nông
thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số, các chính sách hỗ trợ phụ nữ học
nghề, tạo việc làm cần tạo những điều kiện để phụ nữ có thể vừa hoàn thành trách nhiệm gia
đình vừa có khả năng tham gia các khoá học nghề. Các chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo
việc làm cũng cần đƣợc hỗ trợ bởi các chính sách khuyến khích nam giới chia sẻ trách nhiệm
gia đình.
 Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí,
vai trò và năng lực của nam hoặc nữ8. Những nhận thức, thái độ này cho rằng phụ nữ thƣờng là

những ngƣời chăm sóc gia đình, con cái tốt hơn, còn nam giới là những ngƣời lãnh đạo tốt hơn.
Ví dụ: Do phụ nữ đƣợc cho là những ngƣời chăm sóc con cái tốt hơn, nên chỉ có lao
động nữ khi sinh con đƣợc nghỉ việc hƣởng chế độ thai sản.
 Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi
trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình9.
Ví dụ: Theo quy định tại Thông tƣ số 03/TTLB ngày 28 tháng 1 năm 1994 của Liên Bộ
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội - Y tế, chỉ cấm sử dụng lao động nữ làm việc trong điều
kiện lao động tiếp xúc với phóng xạ hở, mà không cấm đối với lao động nam.
Trong Công ƣớc của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ (CEDAW), thuật ngữ “phân biệt đối xử đối với phụ nữ” đƣợc sử dụng có nghĩa là bất
kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính làm ảnh hƣởng hoặc tổn hại,
vô hiệu hoá việc phụ nữ đƣợc công nhận, thụ hƣởng, hay thực hiện các quyền con ngƣời và
những tự do cơ bản trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực
khác trên cơ sở bình đẳng nam nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ nhƣ thế nào. Nhƣ vậy,
thuật ngữ phân biệt đối xử về giới đƣợc quy định trong luật Bình đẳng giới của Việt Nam đã
đƣợc xây dựa trên cơ sở thuật ngữ này. Công ƣớc CEDAW còn nêu rõ phân biệt đối xử có thể
trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phân biệt đối xử trực tiếp, theo Công ƣớc 111 của ILO, là khi ngƣời lao động bị đối xử
không công bằng vì lý do sắc tộc, màu da, giới tính hoặc bất kỳ lý do gì đƣợc liệt kê trong
Công ƣớc mà bắt nguồn từ luật pháp, quy tắc hay các thông lệ gây ra sự khác biệt rõ ràng cho
những ngƣời lao động về những vấn đề này. Ví dụ, một bộ luật lao động nào đó quy định rằng
lao động nữ hƣởng lƣơng thấp hơn nam giới vì giới tính của họ, hay những luật không cho
phép phụ nữ đƣợc ký hợp đồng nhƣng lại cho phép nam giới thực hiện điều đó, hoặc một
quảng cáo tuyển dụng có ghi cụ thể yêu cầu về ngoại hình và giới tính của các ứng viên.
Phân biệt đối xử gián tiếp, theo Công ƣớc 111 của ILO, nghĩa là các quy định hay cách
làm có vẻ trung tính nhƣng trên thực tế gây bất lợi chủ yếu cho những ngƣời cùng một giới
tính, sắc tộc, màu da, hoặc những đặc điểm khác. Ví dụ: trả lƣơng cho phụ nữ ít hơn nam giới
với những công việc giống nhau, hoặc một yêu cầu tuyển dụng hoặc một tiêu chí trả lƣơng mà
bề ngoài có vẻ trung tính nhƣng lại không có liên quan gì đến công việc (nhƣ chiều cao hay

cân nặng tối thiểu) và trên thực tế khiến phần lớn nam giới hoặc phụ nữ không thể nộp đơn thi
tuyển.

8
9

Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới
Khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới
13


 Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực
chất, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành trong trƣờng hợp có sự chênh lệch lớn giữa
nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hƣởng thành quả của sự
phát triển mà việc áp dụng các quy định nhƣ nhau giữa nam và nữ không làm giảm đƣợc sự
chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất
định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt đƣợc10. Trong các tài liệu hoặc ấn phẩm
của quốc tế, thuật ngữ “hành động khẳng định (tích cực)” đƣợc sử dụng với nội dung tƣơng
ứng với thuật ngữ “biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới” trong Luật Bình đẳng giới của Việt
Nam.

Hành động khẳng định (tích cực) là những biện pháp cụ thể tạm thời để điều chỉnh
những tác động của sự phân biệt đối xử trong quá khứ nhằm tạo cơ hội và đối xử nhƣ nhau
thực sự giữa phụ nữ và nam giới. Hành động khẳng định dành cho phụ nữ không thể đƣợc coi
là phân biệt đối xử chống lại nam giới trong một giai đoạn quá độ. Khi những hậu quả của sự
phân biệt đối xử trong quá khứ đã đƣợc điều chỉnh, những biện pháp này nên đƣợc dỡ bỏ để
ngăn chặn phân biệt đối xử đối với nam giới. Có thể nói hai cụm từ này về bản chất là giống
nhau.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: (a) Quy định tỷ
lệ nam, nữ đƣợc tuyển dụng lao động; (b) Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho lao động

nữ; và (c) Ngƣời sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm
việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại11.
 Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là
biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác
động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã
hội đƣợc văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh12.

Năm 1997, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc đã đƣa ra định nghĩa lồng
ghép giới là “… quá trình đánh giá những vấn đề liên quan đến phụ nữ và nam giới của bất kỳ
hành động nào đã đƣợc lên kế hoạch, bao gồm pháp luật, các chính sách hoặc các chƣơng trình
trong tất cả các lĩnh vực và tất cả các cấp độ. Lồng ghép giới là một chiến lƣợc để làm cho các
mối quan tâm và kinh nghiệm của phụ nữ cũng nhƣ của nam giới là một phần không thể tách
rời trong thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách và chƣơng trình trong tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội nhƣ vậy phụ nữ và nam giới hƣởng lợi nhƣ nhau và bất
bình đẳng không tồn tại lâu dài. Mục tiêu cuối cùng của lồng ghép giới là đạt đƣợc bình đẳng
giới”.
Hiện nay lồng ghép giới là một chiến lƣợc đƣợc chấp nhận trên toàn cầu để thúc đẩy
bình đẳng giới. Lồng ghép giới bản thân nó không phải là một mục tiêu mà là một chiến lƣợc,
một cách tiếp cận, một cách thức để đạt đƣợc mục tiêu bình đẳng giới. Lồng ghép giới đòi hỏi
đảm bảo rằng các triển vọng và quan tâm về giới đối với mục tiêu bình đẳng giới là trung tâm
của tất cả các hoạt động nhƣ phát triển chính sách, nghiên cứu, vận động ủng hộ, đối thoại,
pháp luật, phân bổ nguồn lực và lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các chƣơng trình, dự án.
Lồng ghép giới cần thực hiện ở các cấp độ chính sách, chƣơng trình và dự án tại tất cả
các giai đoạn của chu trình lập kế hoạch (thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh
giá).
10

Khoản 6 Điều 5 Luật Bình đẳng giới
Khoản 3 Điều 13 Luật Bình đẳng giới
12

Khoản 7 Điều 5 Luật Bình đẳng giới
11

14


Nhƣ vậy có thể thấy lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật là một trong những hoạt động nói trên của lồng ghép giới.
 Những chính sách riêng về giới là những chính sách sử dụng kiến thức về những khác
biệt giới trong một bối cảnh nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu giới thực tế của một giới
cụ thể với sự phân chia hiện tại về các nguồn lực và trách nhiệm. Ví dụ, để tăng cơ hội học
nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày
26 tháng 02 năm 2010 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010
– 2015” nhằm tăng tỷ lệ lao động nữ đƣợc đào tạo nghề và nâng cao chất lƣợng , hiệu quả sức
cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định ,
giúp xóa đói , giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
 Phân tích giới theo ILO là nghiên cứu những khác biệt về kinh tế, xã hội giữa nam giới
và phụ nữ; cụ thể là nghiên cứu những điều kiện, nhu cầu, việc tiếp cận hoặc kiểm soát các
nguồn lực, mức độ hƣởng lợi từ sự phát triển của xã hội, và quá trình ra quyết định của nam
giới và phụ nữ13.

Phân tích giới là một công cụ mang tính hệ thống để thẩm định những khác biệt xã hội
và kinh tế giữa phụ nữ và nam giới. Phân tích giới xem xét những hoạt động, những điều kiện,
những nhu cầu, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của họ, cũng nhƣ khả năng tiếp
cận của họ với các lợi ích phát triển và quan trọng là ra quyết định. Phân tích giới nghiên cứu
những mối liên kết này và các yếu tố khác trong bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị và môi
trƣờng.
2. PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI VÀ LỒNG GHÉP GIỚI

2.1 Pháp luật quốc gia về bình đẳng giới và lồng ghép giới
Các nội dung về giới, bình đẳng giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật đƣợc quy định trong Luật Bình đẳng giới14 và đƣợc hƣớng
dẫn chi tiết tại hai Nghị định là Nghị định số 70/2008/NĐ-CP và Nghị định số 48/2009/NĐCP.
LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI: Nội dung lồng ghép giới đƣợc quy định trong những điều
khoản cụ thể sau:
 Định nghĩa về “lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật” đƣợc nêu tại Khoản 7 Điều 5 là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới
bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để
giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội đƣợc văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh 15.
 Điều 6 quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Một trong các nguyên tắc đó
là “bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật”.

13

Cẩm nang Kiểm định Giới – ILO.
Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2006
15
Khoản 7 Điều 5 Luật Bình đẳng giới
14

15


Quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
cũng nhƣ trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm định văn bản quy phạm pháp
luật đƣợc quy định tại Điều 21 là “xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh
vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; dự báo tác động của các quy định trong văn
bản quy phạm pháp luật khi đƣợc ban hành đối với nữ và nam; và xác định trách nhiệm và

nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh”.
Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đƣợc quy định tại Điều 22 là “Ủy ban của
Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm tham gia với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban khác
của Quốc hội để thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự án luật, dự án pháp
lệnh, dự thảo nghị quyết trƣớc khi trình Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội xem xét, thông
qua; Nội dung thẩm tra gồm: (a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo; (b) Việc bảo đảm
các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo; và (c) Việc tuân thủ thủ tục và
trình tự đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo”.
NGHỊ ĐỊNH SỐ 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới trong đó quy định trách nhiệm lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới và sự phối hợp trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới của các cấp
nhƣ sau:
 Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về bình đẳng giới là Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã
hội có trách nhiệm:

- Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật16.
- Hƣớng dẫn hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổ
chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức17.
 Các

Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm:

- Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chƣơng
trình, kế hoạch hoạt động của ngành18.
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực
phụ trách19.
 Ủy


ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm:

- Tổ chức lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến
lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng20.
 Sự phối hợp trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện
chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đƣợc quy định tại Điều 9 nhƣ sau:

16

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP
Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP
19
Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP
20
Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP
17
18

16


1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội:
a) Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các
chỉ tiêu trong chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc;
b) Hƣớng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và đánh giá kết quả
thực hiện các chỉ tiêu trong chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
ngành, địa phƣơng.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện và

đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phƣơng.
 Sự phối hợp trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật đƣợc quy định tại Điều 10 nhƣ sau:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lồng ghép vấn
đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc phân công.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đánh giá việc
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:
a) Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội;
b) Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc
hội trình Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội mà Chính phủ có trách nhiệm tham gia ý kiến;
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ
tƣớng Chính phủ.
3. Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan tư pháp thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ quy định
về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đã dành một chƣơng hƣớng dẫn chi tiết quy trình
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chƣơng này bao
gồm các nội dung:
 Yêu cầu và phạm vi lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật;
 Nội

dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật;

 Trách

nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;
17


 Trách nhiệm của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đối với việc đánh giá
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
 Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới đối với việc lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
 Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc rà soát, hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới.

2.2 Các tiêu chuẩn quốc tế về bình đẳng giới và lồng ghép giới
Bên cạnh việc ban hành Luật Bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng
dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới, Việt nam cũng đã tham gia các công ƣớc, các diễn đàn, các
chƣơng trình quốc tế về bình đẳng giới. Việt Nam đã phê chuẩn các công ƣớc, các chuẩn mực
quốc tế về bình đẳng giới nhƣ Công ƣớc của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1981, Công ƣớc số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao
động nam và lao động nữ và Công ƣớc số 111 về Chống phân biệt đối xử trong việc làm và
nghề nghiệp của ILO năm 1997. Trong quá trình gia nhập các Công ƣớc nói trên, nhiệm vụ của
các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực này là phải làm thế nào để nội luật hóa các chuẩn
mực, quy định của quốc tế về bình đẳng giới và lồng ghép giới cho phù hợp với tình hình và
điều kiện của Việt nam. Do vậy, khi nghiên cứu, tìm hiểu về bình đẳng giới và tiến hành lồng
ghép giới, chúng ta cũng cần phải biết về các chuẩn mực quốc tế về bình đẳng giới.
CÔNG ƢỚC CEDAW tuyên bố về bình đẳng giới và lồng ghép giới nhƣ sau:
Điều 2, phần I:
- Các nƣớc tham gia Công ƣớc đƣa nguyên tắc bình đẳng nam nữ vào Hiến pháp quốc
gia hoặc các văn bản pháp luật thích hợp khác nếu vấn đề này chƣa đƣợc đề cập tới và bảo đảm
việc thực thi nguyên tắc này trong thực tế bằng pháp luật và các biện pháp thích hợp khác;

- Thiết lập cơ chế bảo vệ mang tính pháp lý các quyền của phụ nữ trên cơ sở bình đẳng
với nam giới và thông qua các toà án quốc gia có thẩm quyền và các cơ quan nhà nƣớc khác để
bảo vệ phụ nữ một cách có hiệu quả chống lại mọi hành động phân biệt đối xử.
Điều 10, phần III:
- Các quốc gia phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ
nữ nhằm đảm bảo cho phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực giáo dục.
Điều 11, phần III:
- Các nƣớc tham gia Công ƣớc phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân
biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền nhƣ nhau trên cơ
sở bình đẳng nam nữ.
Điều 15, phần IV:
- Các nƣớc tham gia Công ƣớc phải bảo đảm cho phụ nữ quyền bình đẳng với nam giới
trƣớc pháp luật.
18


CÁC CÔNG ƢỚC VỀ BÌNH ĐẳNG GIỚI CỦA ILO
Bốn công ƣớc về bình đẳng giới của ILO là những công cụ cơ bản để đạt đƣợc bình đẳng
giới trong lao động và việc làm. Bốn công ƣớc đó là:
Công ƣớc số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, năm
1951 (Việt Nam đã gia nhập công ƣớc này năm 1997):
- Đảm bảo và thúc đẩy trả công bình đẳng hơn cho nam giới và phụ nữ trong những
công việc có giá trị nhƣ nhau.
Công ƣớc số 111 về Phân biệt đối xử (trong việc làm và nghề nghiệp), năm 1958
(Việt Nam đã gia nhập công ƣớc này năm 1997):
- Thúc đẩy bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ tại nơi làm việc và xóa bỏ các hình
thức phân biệt đối xử trong công việc.
Công ƣớc về Ngƣời lao động với các trách nhiệm gia đình, năm 1981 (Số 156), và
khuyến nghị số 165 (Việt nam chƣa gia nhập công ƣớc này)
- Thiết lập sự bình đẳng trong cơ hội giữa ngƣời lao động, nam và nữ, phải gánh vác

những công việc gia đình; giữa những ngƣời lao động phải có trách nhiệm với gia đình và
những ngƣời không phải gánh vác trách nhiệm gia đình
Công ƣớc về Bảo vệ Thai sản, năm 2000 (Số 183), và Khuyến nghị số 191 (Việt nam
chƣa gia nhập công ƣớc này)
- Thúc đẩy việc bảo vệ thai sản cho tất cả phụ nữ có việc làm/ đang làm việc

19


CHƢƠNG III
TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA LỒNG GHÉP GIỚI
Chƣơng này giới thiệu về:
▪ Những nội dung cần lồng ghép giới, theo quy định của Nghị định số 48/2009/NĐ-CP;
▪ Các chiến lƣợc lồng ghép giới: giúp cơ quan, tổ chức và cá nhân hiểu về các biện
pháp thúc đẩy BĐG và lựa chọn đƣợc biện pháp đúng đắn, phù hợp khi tiến hành lồng ghép
giới, cụ thể là khi lập kế hoạch giới;


Tiến trình chung của lồng ghép giới, gồm phân tích giới, lập kế hoạch giới và thực
hiện, giám sát - đánh giá việc lồng ghép giới, đƣợc áp dụng khi lồng ghép giới trong
tất cả các nội dung nhƣ:
- LGG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- LGG trong thiết kế và thực hiện các chƣơng trình, dự án;
- LGG trong hoạt động của cơ quan, tổ chức;
- LGG trong các hoạt động tập huấn, hội thảo, hội nghị;
- LGG trong các hoạt động truyền thông;
- LGG trong các hoạt động nghiên cứu khoa học.

20



1. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG LỒNG GHÉP GIỚI
Nghị định số 48/2009/NĐ-CP quy định việc lồng ghép vấn để bình đẳng giới trong các
nội dung sau đây:
 Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
 Thiết kế và thực hiện các chƣơng trình, dự án (ví dụ: các chƣơng trình mục tiêu quốc
gia);
 Tổ chức hoạt động của cơ quan, tổ chức;
 Tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo, hội nghị;
 Tổ chức các hoạt động truyền thông;
 Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học.
Khi lồng ghép giới trong các nội dung trên, cần đảm bảo lồng ghép trong suốt quá trình,
từ thiết kế, lập kế hoạch – thực thi, giám sát – đánh giá và nhân rộng.
Chƣơng IV của Tài liệu này sẽ hƣớng dẫn cách thức cụ thể để lồng ghép giới trong quy
trình của từng nội dung nêu trên.
2. CÁC CHIẾN LƢỢC LỒNG GHÉP GIỚI
Để có thể lựa chọn đƣợc biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp khi thực hiện lồng
ghép giới, các cá nhân, cơ quan/ tổ chức cần hiểu rõ về các chiến lƣợc lồng ghép giới đƣợc
giới thiệu trong phần này.
Các chiến lƣợc lồng ghép giới (CLLGG) nhằm đƣa đến sự bình đẳng về quyền lợi, cơ
hội và đối xử giữa nam giới và nữ giới, với tƣ cách là những ngƣời đƣợc hƣởng lợi, ngƣời
tham gia và ngƣời ra quyết định bằng cách:


Lồng ghép bình đẳng giới xuyên suốt: là đƣa những ƣu tiên, nhu cầu của nam giới
và nữ giới một cách hệ thống và rõ ràng vào tất cả cách chính sách, chƣơng trình, dự
án, cơ chế và ngân sách.




Thiết kế và thực hiện những hành động chuyên biệt về giới nhằm bảo vệ sức khoẻ
sinh sản của nam giới và phụ nữ; và giải quyết những hậu quả của sự phân biệt đối
xử về giới trong quá khứ/ hoặc hiện tại bằng cách tăng cƣờng vị thế cho nam giới
hoặc nữ giới – thƣờng hay dành cho phụ nữ - đối tƣợng thƣờng gặp nhiều khó khăn
hơn về kinh tế, chính trị và xã hội.



Giải quyết cả những nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược về giới do vai trò của
nam giới, nữ giới trong gia đình và tại nơi làm việc khác nhau nên họ có những nhu
cầu khác nhau.

Chiến lƣợc bảo vệ, thúc đẩy bình đẳng và hành động tích cực

21

Formatted: Indent: First line: 0", Bulleted +
Level: 1 + Aligned at: 0.57" + Tab after: 0.65"
+ Indent at: 0.42"
Formatted: Indent: Left: 0.42", Hanging:
0.21", Bulleted + Level: 1 + Aligned at: 0.57"
+ Tab after: 0.65" + Indent at: 0.42"
Formatted: Indent: First line: 0", Bulleted +
Level: 1 + Aligned at: 0.57" + Tab after: 0.65"
+ Indent at: 0.42"
Formatted: Indent: First line: 0", Bulleted +
Level: 1 + Aligned at: 0.57" + Tab after: 0.65"
+ Indent at: 0.42"
Formatted: Indent: First line: 0", Bulleted +
Level: 1 + Aligned at: 0.57" + Tab after: 0.65"

+ Indent at: 0.42"
Formatted: Indent: First line: 0", Bulleted +
Level: 1 + Aligned at: 0.57" + Tab after: 0.65"
+ Indent at: 0.42"


Trong những năm qua, nhiều chiến lƣợc và cách tiếp cận khác nhau đã đƣợc xây dựng
và áp dụng nhằm xoá bỏ phân biệt đối xử về giới và tăng cƣờng bình đẳng giữa nam giới và
phụ nữ. Việc lựa chọn áp dụng chiến lƣợc nào phụ thuộc vào những giả định về nguồn gốc
của bất bình đẳng và những mục tiêu cần đạt đƣợc. Nhìn chung, có thể chia thành 3 hƣớng
tiếp cận bình đẳng giới chính nhƣ sau21:

▪ Hướng tiếp cận tương đồng: Hƣớng tiếp cận này cho rằng nam giới và phụ nữ là nhƣ
nhau nên cần đƣợc đối xử tƣơng tự nhƣ nhau, dù cho giữa họ có sự khác biệt về sinh học, giới
tính. Hƣớng tiếp cận này cản trở phụ nữ vì không cân nhắc đến vấn đề giới. Trên thực tế hoàn
cảnh kinh tế và xã hội của phụ nữ khác nam giới, nên họ thƣờng gặp nhiều khó khăn khi cố
gắng đạt đƣợc những tiêu chuẩn nhƣ của nam giới. Do vai trò giới yếu thế hơn, phải gánh vác
nhiều trách nhiệm hơn (gia đình và xã hội) và thiếu điều kiện tiếp cận với những nguồn lực nên
chỉ có một số ít chị em phụ nữ may mắn có khả năng cạnh tranh với nam giới để giành đƣợc vị
trí ngang bằng.
▪ Hướng tiếp cận bảo vệ: Hƣớng tiếp cận này công nhận sự khác nhau giữa nam giới và
phụ nữ và bảo vệ phụ nữ khỏi những lĩnh vực đƣợc cho là “không phù hợp”, “không an toàn”
hay “không thích hợp” đối với họ. Trên thực tế quan điểm này cản trở phụ nữ không đƣợc làm
một số việc nhất định “vì lợi ích của họ”. Ví dụ, ở một số nƣớc phụ nữ không đƣợc làm ca
đêm. Tuy cách tiếp cận này có vẻ công bằng nhƣng lại giả định rằng nữ giới là phái yếu, cần
đƣợc bảo vệ. Giải pháp tiếp cận này vẫn duy trì phân biệt đối xử về giới dƣới hình thức bảo vệ
phụ nữ chứ không tìm cách giải quyết những nguyên nhân sâu xa của tình trạng phụ nữ bị lép
vế.
▪ Hướng tiếp cận bình đẳng trong kết quả: Cách tiếp cận này ghi nhận sự khác biệt giới
giữa nam giới và phụ nữ và đồng thời công nhận nhu cầu bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ.

Cách tiếp cận này phân tích lý do của sự khác biệt và những biểu hiện của bất bình đẳng;
hƣớng tới mục đích bình đẳng trong kết quả. Cách tiếp cận này tìm cách xoá bỏ phân biệt đối
xử đối với những nhóm yếu thế bằng các biện pháp tích cực, thúc đẩy bình đẳng giới ở những
cấp độ cá nhân, tổ chức và xã hội. Hƣớng tiếp cận này đã đƣợc ghi nhận trong luật pháp quốc
tế nhƣ Công Ƣớc CEDAW và các văn kiện về các tiêu chuẩn lao động quốc tế liên quan đến
thúc đẩy bình đẳng giới.
Các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy bình đẳng22
Các tiêu chuẩn lao động quốc tế đối với lao động nữ đã đƣợc ban hành do hai mối quan
tâm: bảo vệ lao động nữ khỏi những điều kiện làm việc khó khăn và bảo đảm công bằng về cơ
hội và đối xử so với nam giới tại nơi làm việc. Ban đầu, các tiêu chuẩn lao động quốc tế chú
trọng tới mục tiêu bảo vệ lao động nữ, sau đó, dần chuyển sang thúc đẩy bình đẳng giới. Các
biện pháp bảo vệ đặc biệt dành cho lao động nữ vẫn đang là đề tài tranh luận nóng bỏng, một
số cho rằng là cần thiết trong khi lại có ý kiến coi bảo vệ đặc biệt là đi ngƣợc lại mục tiêu bình
đẳng giới.
Các biện pháp bảo vệ có thể chia làm hai loại chính: các biện pháp nhằm bảo vệ sức
khoẻ sinh sản và khả năng làm mẹ cho phụ nữ và các biện pháp bảo vệ phụ nữ nói chung vì

21

Trích từ Đối tác cho Luật pháp về Phát triển và UNIFEM, CEDAW: Khôi phục lại quyền lợi cho phụ nữ, New
Delhi, 2004, tr. 24-25.
22
ILO, Quyền của Lao động nữ, Gói đào tạo theo Mo-đun, Modun 2 – Các Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế về Lao
động nữs, Geneva, 1995, tr. 57-58.
22


những vai trò giới, quan niệm và định kiến về năng lực và vai trò thích hợp của phụ nữ trong
xã hội.
Nhìn chung, đã có sự công nhận rằng các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản của phụ nữ

một cách gián tiếp hoặc trực tiếp là cần thiết để đạt tới bình đẳng thật sự. Quan điểm này cũng
đƣợc thể hiện trong các tiêu chuẩn lao động của ILO đối với lao động nữ, đặc biệt là những văn
kiện về:

▪ Bảo vệ thai sản (nghỉ đẻ trƣớc và sau khi sinh, đƣợc bảo đảm về việc làm, nhu thập và
chăm sóc y tế);
▪ Đảm bảo các điều kiện làm việc đặc biệt cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
(nghỉ cho con bú, phân công giờ làm việc, không làm ca đêm và những công việc đƣợc coi là
nguy hiểm).
Những năm gần đây, ngày càng nhiều ngƣời công nhận rằng cần phải bảo vệ chức năng
sinh sản của cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, nhiều ngƣời còn tranh cãi về những cấm đoán
và hạn chế trong việc làm đối với phụ nữ, xuất phát từ quan điểm về vai trò và trách nhiệm
giới. Những quan điểm khác nhau vẫn còn tồn tại giữa các quốc gia thành viên của ILO, đặc
biệt liên quan đến việc cấm phụ nữ làm việc ban đêm và làm việc dƣới mặt đất; cấm và hạn chế
việc thuê lao động nữ trong một số nghề, công việc mà không tính đến những năng lực, khả
năng của từng cá nhân lao động nữ.
Tiếp theo Công ƣớc CEDAW, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã yêu cầu các chính phủ rà
soát các luật để bảo vệ phụ nữ dƣới quan điểm khoa học và công nghệ để quyết định liệu
những luật này có cần sửa đổi hay mở rộng không. Một biện pháp tƣơng tự cũng đã đƣợc thông
qua tại Hội Nghị Lao Động quốc tế năm 1975 và đƣợc khẳng định lại trong Nghị quyết về Bình
đẳng của Hội nghị này vào năm 1985.
Những biện pháp tích cực thúc đẩy bình đẳng giới
Nhƣ đã nói ở trên, các biện pháp tích cực - hay còn gọi là hành động tích cực - là những
biện pháp tạm thời đƣợc thiết kế để giải quyết những hậu quả của phân biệt đối xử trong quá
khứ hoặc hiện tại. Nguyên tắc của các biện pháp tích cực đặc biệt này đƣợc thể hiện trong
Công ƣớc số 111 (Điều 5.2) đƣợc thông qua năm 1958 và khẳng định lại vào năm 199623.
Quan điểm giữa các quốc gia thành viên về các biện pháp tích cực này có sự khác biệt đáng kể
và tiếp tục là nội dung của những cuộc tranh luận. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia, ngày càng
nhiều các tổ chức thuộc khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân sử dụng những biện pháp này vì cho rằng
chỉ với những điều luật nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới thì vẫn chƣa đủ để đạt đƣợc sự

công bằng và bình đẳng trong thế giới việc làm.
Cần phải có các biện pháp tích cực để tất cả mọi ngƣời đều có vị thế công bằng, đặc biệt
khi sự bất bình đẳng về xã hội, chính trị và kinh tế đã ăn sâu trong truyền thống và nảy sinh
trong lịch sử của sự áp bức giữa nhóm ngƣời này với nhóm ngƣời khác. Những hành động tích
cực này không ám chỉ là các đối tƣợng hƣởng lợi có vấn đề gì sai hoặc cần phải thay đổi. Các
hành động tích cực dựa trên cơ sở công nhận sự bất bình đẳng đã ăn sâu vào trong các tổ chức
cũng nhƣ các xã hội. Trong trƣờng hợp này, hành động tích cực sẽ giải quyết những yếu kém
của các thể chế thị trƣờng lao động để tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi ngƣời. Một số ví dụ
23

ILO, Những vấn đề cơ bản về Quyền của Lao động nữ và Bình đẳng giới, xuất bản lần thứ 2, Geneva, 2007, tr.
17-19.
23


về biện pháp hành động tích cực thƣờng thấy bao gồm việc: đặt ra các mục tiêu, hay hạn ngạch
cho sự tham gia của những nhóm yếu thế, những nhóm không đƣợc đại diện đầy đủ.
3. TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA LỒNG GHÉP GIỚI
Để lồng ghép giới vào tất cả các chính sách, chƣơng trình, hoạt động cần thực hiện các
bƣớc chính, gồm: Phân tích giới, Lập kế hoạch giới và thực hiện, giám sát và đánh giá việc
lồng ghép giới;
3.1 Phân tích giới
Phân tích giới - theo ILO - là nghiên cứu những khác biệt về kinh tế, xã hội giữa nam
giới và phụ nữ, cụ thể là nghiên cứu những điều kiện, nhu cầu, việc tiếp cận hoặc kiểm soát
các nguồn lực, mức độ hƣởng lợi từ sự phát triển của xã hội và quá trình ra quyết định của
nam giới và phụ nữ24
ILO cũng giới thiệu các bƣớc chính khi tiến hành phân tích giới, gồm:

▪ Thu thập số liệu về nhóm đối tƣợng tách biệt theo giới tính, khi phân tích vấn đề, phân
tích tình hình;

▪ Phân tích số liệu thu thập đƣợc để xác định các xu hƣớng, mô hình và bất bình đẳng;
▪ Xác định sự phân chia lao động và khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và
lợi ích;

▪ Hiểu đƣợc nhu cầu, khó khăn và cơ hội của nam giới và phụ nữ;
▪ Xác định khó khăn và cơ hội trong môi trƣờng rộng hơn;
▪ Rà soát lại năng lực của các tổ chức trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Để nghiên cứu, phát hiện đƣợc những nội dung trên đây, cần tiến hành phân tích giới
theo trình tự nhƣ sau:
3.1.1 Xác định vấn đề giới có thể nảy sinh hoặc đang tồn tại
Cụ thể, khi nghiên cứu một văn bản quy phạm pháp luật, phân tích thực trạng, tình hình
liên quan đến nội dung để xây dựng chƣơng trình, dự án hoặc khi nghiên cứu, đánh giá tình
hình của một cơ quan tổ chức, đều phải xác định và phân tích vấn đề giới có thể nảy sinh trong
thực tế. Điều đó cũng có nghĩa là, cần xem xét sự khác nhau (nếu có) về tác động, ảnh hƣởng
của thực trạng tới phụ nữ và nam giới.
Ví dụ, khi rà soát Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, về việc nghỉ dƣỡng sức, phục hồi sức
khoẻ sau khi ốm đau từ góc độ bình đẳng giới:
 Ngƣời lao động sau thời gian hƣởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 của
Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì đƣợc nghỉ dƣỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày
đến mƣời ngày trong một năm.
24

Khái niệm đã đƣợc giới thiệu ở trang 16 của Tài liệu này.
24

Formatted: Indent: First line: 0", Bulleted +
Level: 1 + Aligned at: 0.57" + Tab after: 0.65"
+ Indent at: 0.42", Tab stops: Not at 0.65"



 Mức hƣởng một ngày bằng 25% mức lƣơng tối thiểu chung nếu nghỉ dƣỡng sức, phục
hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lƣơng tối thiểu chung nếu nghỉ dƣỡng sức,
phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Vấn đề giới cần phân tích ở đây là sự bình đẳng của ngƣời lao động nam và nữ trong
việc hƣởng lợi từ điều luật này. Liệu ngƣời lao động nam và nữ (nhất là ngƣời lao động nữ) có
đƣợc thực sự dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau khi chấp nhận nghỉ dƣỡng sức,
phục hồi sức khoẻ tại gia đình?
3.1.2 Xác định các nhóm đối tượng chính của vấn đề, nội dung đang phân tích. Cụ thể,
cần xác định:
Ai/những ai là đối tƣợng hƣởng lợi?
Ai/những ai là ngƣời ra quyết định?
Ai/những ai là ngƣời có ảnh hƣởng?
Ví dụ, đối tƣợng hƣởng lợi của Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội nêu trên là tất cả ngƣời lao
động nam, nữ và ngƣời sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau thời gian nghỉ
ốm đau, theo quy định tại điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội).
Những ngƣời ra quyết định trong điều luật này là Quốc hội (cơ quan phê chuẩn), Chính
phủ (cơ quan trình) và Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (cơ quan soạn thảo).
Những bên liên quan có ảnh hƣởng đến nội dung này là các cơ quan của Chính phủ nhƣ
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam (tổ chức đại diện của ngƣời lao động); Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt
Nam và Liên minh các hợp tác xã Việt Nam (tổ chức đại diện của ngƣời sử dụng lao động); các
tổ chức chính trị - xã hội, ví dụ Trung ƣơng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
3.1.3 Thu thập và rà soát thông tin số liệu đƣợc tách biệt theo giới tính của đối tƣợng
hƣởng lợi về vấn đề, nội dung đó:
Ví dụ, để có thể phân tích và xác định đƣợc vấn đề bình đẳng giới trong nội dung nghỉ
dƣỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thời gian hƣởng chế độ ốm đau, cần phải thu thập thông tin
số liệu thực tế, từ ngƣời lao động nam và nữ, về:
Số ngày nghỉ dƣỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thời gian hƣởng chế độ ốm đau trong
một năm (của ngƣời lao động nam và nữ);
Nơi mà ngƣời lao động nam hoặc nữ chọn nghỉ dƣỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau

thời gian hƣởng chế độ ốm đau (những ai thƣờng hay chọn nghỉ tại gia đình và những ai
thƣờng chọn nghỉ tại cơ sở tập trung);
Số tiền mà cơ quan Bảo hiểm xã hội đã chi trả cho nội dung nghỉ dƣỡng sức, phục
hồi sức khoẻ sau thời gian hƣởng chế độ ốm đau; và tỷ lệ nam/nữ hƣởng mức 25% và
mức 40%.
3.1.4 Xác định việc phân công lao động và khả năng kiểm soát nguồn lực và lợi ích của
phụ nữ và nam giới trong vấn đề, nội dung đang phân tích:

25

Formatted: Indent: First line: 0", Bulleted +
Level: 1 + Aligned at: 0.57" + Tab after: 0.65"
+ Indent at: 0.42", Tab stops: Not at 0.65"


×