Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hướng dẫn hát tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.94 KB, 8 trang )

Hướng dẫn hát tập thể
Hát tập thể là một nội dung rất cần thiết trong mọi hoạt động của
thanh niên chúng ta, vì hát tập thể vừa hể hiện tính năng động, trẻ
trung, sôi nổi của thanh niên, đồng thời hát tập thể còn lá kiểu mời gọi
mọi người hãy nhanh chân đến với nhau qua những buổi họp mặt, các
hội nghị, các buổi lễ hội, các đêm giao lưu... Hát được những bài hát
tập thể còn là chiếc vé chắc chắn để hội nhập, hòa đồng, hiểu biết lẫn
nhau của thanh niên chúng ta. Vậy làm thế nào để thanh niên chúng ta
hát được những bài hát tập thể ? Mời các bạn tham khảo các nội dung
sau đây :
I.Công việc chuẩn bị :
1.Người hướng dẫn :
-Phải hiểu thật rõ bài hát mình sắphướng dẫn cho tập thể như : nhịp,
cao độ, tone bài hát, tố chất phù hợp.
-Xuất xứ của bài hát ( ra đời trong hoàn cảnh nào ? Thời gian nào ? )
để thể hiện cho đúng tâm trạng. Tìm các từ khó để giải thích cho mọi
người hiểu đúng ý tác giả.
-Chia bài hát thành từng đoạn ngắn để tập dần cho đến hết. Khi phân
đoạn cần cho tròn khuôn nhịp và tròn cả lời đoạn đó.
Thí dụ : trong bài hát "Bốn phương trời" :
Nên : Bốn phương trời ta về đây chung vui.
Không nên : Bốn phương trời ta về ( rât khó hát )
2.Hiểu được đối tượng :
-Số lượng, nam, nữ, tuổi, nghề nghiệp...
-Trình độ thưởng thức âm nhạc, nhạc lý của họ...
-Có thường xuyên hát tập thể, có thích hát tập thể...
-Hiểu được các yếu tố này chúng ta sẽ dễ dàng mời gọi họ cùng hát, dễ
phân đoạn bài hát ngắn hoặc dài, tập nhanh hay chậm, tập dễ hay
khó…
3.Điều kiện phục vụ cho lúc tập :
-Phòng tập, nơi tập...


-Đàn, âm thanh, bảng, phấn viết...
-Bài hát cho từng người hay đọc chép...
-Nước uống...
II.Cách hướng dẫn hát tập thể :
1.Nên nói qua xuất xứ bài hát, giải thích từ khó, tên tác giả ( nếu là bài
hát phỏng thơ thì nói rõ tên bài thơ ), nhịp điệubài hát, phát cho mỗi
người một bài hoặc đọc chậm cho ghi. Sau cùng hát một vài lần cho
mọi người để làm quen với bài hát.
2.Bắt đầu hướng dẫn hát, nên hướng dẫn từng đoạn, nếu khối đông
tiếp thu nhanh thì có thể mở rộng đoạn dài hơn hoặc tiếp thu chậm thì
thu ngắn lại. Nếu chậm hơn nữa thì nên cho nói bài hát theo nhịp, khi
đúng rồi mới chuyển sang hát.
3.Lúc đầu có thể hát chậm hơn so với yêu cầu bài hát. Khi quen rồithì
nâng tốc độ cho đúng. Ngoài ra, khi tập thỉnh thoảng nên khen, động
viên vài cá nhân và nhóm hát tốt.
III.Củng cố lại, sửa sai để hoàn thiện bài hát :
1.Hát mẫu lại bài hát lần cuối ( có lưu ý các đoạnkhó hát, các đoạn đảo
nhịp, các nơi có luyến láy, các nơi cần hát to, nhỏ để thể hiện tình cảm
của bài hát...)
2.Chia tập hể thành từng tổ, nhóm nhỏ để thi đua cùng với nhau qua
bài hát vừa tập xong. Dành phần nhận xét cho các tổ, nhóm trước khi
người hướng dẫn nhận xét. Chỉ rõ các nơi hát sai, hát lại để tập thể sửa
sai.
3.Nhắc nhở các yêu cầu các bạn rong tập thể về tự tập lại, hát thường
xuyên, nếu không sẽ quên đi. Có thể tìm nơicác tập thể khác hoặc
nghe đài có bài hát đó để nghe thêm, tốt nhất là học thuộc bài hát đó
sau khi học hát xong.
(sưu tầm)
__________________
HÁT, MÚA TẬP THỂ TRONG SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG

I. HÁT TẬP THỂ
1. Mục đích, ý nghĩa
Trong một cuộc gặp mặt đông vui, trước cuộc họp chi đoàn, chi
hội, chi đội, những khuôn mặt trẻ trung, rạng rỡ, những lời ca
tiếng hát cùng tiếng vỗ tay và tiếng cười sảng khoái. Đó là hình
ảnh đẹp đẽ thể hiện tình bạn, tình đồng chí của mỗi tập thể thanh
thiếu nhi.
Hát tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội, sinh hoạt thanh thiếu
nhi là hoạt động cần thiết không thể thiếu được của giới trẻ. Nó là
nhịp cầu, là sự giao lưu, khởi động đầy hứng thú sôi nổi, tạo ấn
tượng mạnh mẽ cho từng cá nhân và cho cả tập thể. Đồng thời với
ý nghĩa, nội dung của từng thể loại, bài hát sẽ tạo được tình cảm
với những sắc thái khác nhau, góp phần giáo dục ý thức tập thể,
tinh thần đoàn kết thân ái trong một tập thể vững mạnh.
Hát tập thể góp phần giáo dục ý thức thẩm mỹ, sự cảm thụ nghệ
thuật cho mỗi thành viên, Nó luôn kích thích lôi cuốn người tham
dự cùng hát, cùng vỗ tay theo từng lời, tiết tấu, nhịp điệu của bài
hát.
2. Những điều cần chú ý khi điều khiển hát tập thể.
a) Lựa chọn bài hát cho phù hợp, đây là bước rất quan trọng không
thể tuỳ tiện. Bài hát được lựa chọn cần phù hợp với số lượng thành
viên tham dự, phù hợp với chủ đề của buổi sinh hoạt, phù hợp với
không gian, địa điểm nơi diễn ra cuộc họp. Chẳng hạn, trong một
hội nghị với hàng trăm người tham dự với thành phần rất khác
nhau thì nên chọn một bài hát thật quen thuộc và dễ hát. Nhưng
trong sinh hoạt chi đoàn, chi hội với số lượng ít thì có thể hát
những bài mà các bạn trẻ ưa thích.
b) Giới thiệu bài hát, mời hát linh hoạt kèm theo những động tác
cần thiết cũng là một nghệ thuật của người điều khiển. Bắt nhịp
bài hát rõ ràng, chính xác, đúng nhịp phách, đúng cao độ, trường

độ, sẽ làm tăng hiệu quả của việc hát tập thể. Khéo xử lý tình
huống bất trắc có thể xảy ra (bắt giọng cao hay thấp quá) cũng
tạo nên bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong tập thể.
c) Có thể chọn một số bài hát mới đơn giản để tập cho mọi người
trước buổi sinh hoạt tập thể. Những nhạc sĩ có tài thường sáng tác
được những bài hát như vây. Ví dụ bài "Nụ cười hồng" của Lê Quốc
Thắng chỉ có 4 câu rất dễ thuộc, dễ nhớ, nhịp phách đơn giản rất
dễ hát. Trong 5 phút mọi người có thể thuộc và hát được ngay.
d) Kết hợp hát tập thể với trò chơi tập thể là một nét độc đáo trong
phong cách điều khiển của ngươì cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Hát liên
khúc, hát đuổi, hát theo nhịp vỗ tay... có thể sử dụng các hình
thức, phương pháp của câu lạc bộ các bạn yêu nhạc do đài truyền
hình phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức trong sinh hoạt
văn nghệ tập thể (thi hát theo từng chủ đề: Cây, con, sông, biển).
3. Tập hát cho tập thể
a) Đây là một việc làm tưởng dễ, nhưng không phải bất kỳ ai hễ cứ
thuộc bài hát là có thể tập được cho người khác. Hướng dẫn một
bài hát mới cho tập thể cũng cần có phương pháp, nghĩa là làm
cho mọi người dễ thuộc, dễ tiếp thu và có thể tự hát được một
cách nhanh nhất.
b) Tập hát cho tập thể, có thể tiến hành theo các bước sau đây:
- Hát trước 1-2 lần để cho mọi người cảm nhận tiết tấu, giai điệu
của bài hát.
- Chép lời của bài hát (trên bảng nếu có) và phân tích ý nghĩa của
lời ca để mọi người bước đầu nhận biết được tính chất, thể loại của
bài hát (hành khúc, trữ tình, dân ca...)
Tập từng câu một với giọng vừa phải (không cao quá, không thấp
quá), chú ý những chỗ khó hát (luyến, láy ngắt âm)
- Bài hát có thể có nhiều đoạn, có thể tập từng đoạn một, thuộc
hết đoạn này mới sang đoạn khác.

- Sửa ngay những chỗ mà nhiều người hát sai (về cao độ, trường
độ) nhất là những lỗi theo quán tính (đã biết sơ sơ nhưng không
chính xác)
- Nếu có thời gian, cần gọi một vài bạn lên hát đơn ca, hoặc chia
nhóm để thi xem nhóm nào hát đúng, hát hay (nhận xét lẫn nhau)
- Ôn luyện thường xuyên, mỗi cá nhân cần tự nhẩm lại bài hát sau
khi tập. Có như vậy mới chóng thuộc và có thể tham gia hát tập
thể một cách vui vẻ, tự nhiên.
- Tập hát cho tập thể, nên điều quan trọng là thuộc bài hát, sau
mới lưu ý đến hát đều (cao độ, trường độ, ngân, nghỉ). Khi tất cả
cùng thuộc bài hát vừa tập mới quan tâm đến việc thể hiện tình
cảm của bài hát.
- Có thể "nhại lại" (mang tính chất vui vẻ) những chỗ hát sai, hát
ê-a, để tạo dấu ấn, giúp mọi người nhanh chóng tự sửa lỗi của
mình.
- Có thể hát mẫu khi sử dụng những yếu tố sơ đẳng của kỹ thuật
thanh nhạc: lấy hơi, nhả chữ, giọng cổ, giọng mũi, ngân dài...
4. Các loại bài hát tập thể thông dụng
a) Các bài hát theo qui định (nghi lễ nghi thức)
- Quốc ca

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×