Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc cho học sinh lớp 9 qua các bài học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.65 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
Phần

Nội dung

Trang

1

Mở đầu

2

1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1.
2.3.2.
2.3.2.1.
2.3.2.2.
2.3.2.3
2.3.2.4.
2.3.2.5
2.3.2.6
2.3.2.7.
2.4.


2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.4.4
3
3.1
3.2

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

2
4
4
4

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

5

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Một số yêu cầu chung.
Những giải pháp cụ thể.
Phương pháp kể chuyện.
Sử dụng tranh ảnh lịch sử.

Sử dụng ca khúc cách mạng.
Sử dụng phim tài liệu.
Sử dụng văn thơ.
Giáo dục qua di tích lịch sử.
Giáo dục học sinh qua hậu quả mà chiến tranh
để lại.

5
6
7
7
8
8
12
13
14
15
16
16

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường.
Đối với học sinh
Đối với bản thân
Đối với đồng nghiệp
Đối với nhà trường
Kết luận, kiến nghị

18


Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN đẫ đạt giải từ cấp Huyện trở
lên.
Phụ lục

20
20
22
23

18
19
19
19
20

24
1


1. MỞ ĐÂU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “Dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên
có nhiều người tài giỏi, đánh Bắc, dẹp Nam, yên dân, trị nước tiếng để muôn
đời”[1]. Chính vì vậy, cần phải chăm lo “phát triển tinh thần yêu nước của dân
ta”, làm cho lòng yêu nước của mỗi người không “cất giấu kín đáo trong rương,
trong hòm”, mà phải được đem ra “thực hành vào công việc yêu nước, công việc

kháng chiến”, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), đã chỉ rõ: “Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý
tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã
hội"[2]. Do đó, phải khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực nội sinh và ngoại
sinh, vật chất và tinh thần, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự
cường, tinh thần tự hào dân tộc,…của toàn dân, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng đưa đất nước ta trở thành một nước công
nghiệp hiện đại trong thập kỷ tới.
Trong Lịch Sử dân tộc, ông cha ta đã rất coi trọng giáo dục môn Lịch sử.
Từ thời phong kiến, các Nho sinh từ sáu tuổi trở lên đã phải ngày đêm đèn sách,
gắng sức học cho thông kinh sử. Bởi, không thông Sử thì khó đỗ đạt làm quan
để phụng sự dân tộc, quản lý đất nước. Sinh thời Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã dạy
Nguyễn Tất Thành thời còn niên thiếu nhiều kiến thức, nhưng nhiều nhất vẫn là
những bài học về Lịch Sử. Những bài học, câu chuyện, áng thơ văn... về lịch sử
nước nhà đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm hun đúc lòng yêu
nước và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, cường quyền của
đế quốc, phong kiến.
Thấm thía điều ấy, ngay từ năm 1942 khi lãnh đạo Mặt trận Việt Minh và
nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa giải phóng dân
tộc, Hồ Chí Minh đã soạn một tài liệu có tên: Lịch Sử nước ta, để tuyên truyền,
vận động nhân dân. Mở đầu tài liệu, Người viết:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".[3]
Tất cả những giá trị lịch sử, văn hóa của người Việt Nam qua các thời kỳ
dựng nước và giữ nước thường được đúc kết bằng những trang sử hào hùng. Đặc
biệt, là chủ nghĩa yêu nước và truyền thống chống ngoại xâm vô cùng kiên
cường, bất khuất của dân tộc.

Dạy Lịch Sử chính là dạy cho thế hệ trẻ Việt Nam biết làm người, giáo
dục cho họ hiểu biết những phẩm giá, nhân cách con người Việt, góp phần nâng
cao “phông” văn hóa cho học sinh, qua đó giúp cho các em hiểu biết quá khứ
hào hùng của dân tộc và những giá trị của ngày hôm nay.
2


Trong lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
(1966 - 2011), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định: Sử học là ngành
khoa học nền tảng hết sức quan trọng, không chỉ dừng lại ở quá khứ mà từ đó
biết cả hiện tại và tương lai, phục vụ trực tiếp sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.
Trong Điện chúc mừng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngày 16-8-2012,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Giáo dục khoa học Lịch sử cho thế hệ trẻ Việt
Nam là vấn đề vô cùng quan trọng đối với tương lai và sự trường tồn, phát triển
dân tộc”. Lời căn dặn đó đã thể hiện lòng mong muốn đầy tâm huyết của Đại
tướng đối với tương lai của đất nước và dân tộc.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã
làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ, bộ mặt đất nước
được thay đổi một cách rõ rệt. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo những thay đổi về
mặt văn hóa, xã hội. Với sự bùng phát của mạng Internet, lớp trẻ sớm được tiếp
xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nên nhạy bén, năng động hơn, phù hợp với
xu thế toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng có một bộ phận thanh, thiếu niên có lối sống thực dụng,
thờ ơ, lãnh cảm trước mọi người, mọi việc. Nhiều bạn trẻ còn có cái nhìn lệch
lạc giá trị về Lịch Sử. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Có phải lòng yêu nước của lớp
trẻ ngày nay đang có “vấn đề”? Nhà sử học Dương Trung Quốc đã từng khẳng
định: “Lòng yêu nước của con người việt Nam vẫn luôn sâu sắc và mạnh mẽ. Đã
là người Việt Nam đều có lòng yêu nước. Khi có cơ hội họ sẽ thể hiện tinh thần

yêu nước của mình. ... Việc thiếu hiểu biết về Lịch sử không phải chỉ do lỗi của
các bạn mà còn là trách nhiệm của người lớn, của lãnh đạo, của ngành giáo dục
và đặc biệt là những nhà nghiên cứu và giảng dạy Lịch Sử”.
Giáo dục lòng yêu nước là ưu thế của bộ môn Lịch Sử. Một bài học Lịch
Sử có thể làm sống dậy những trang sử hào hùng của dân tộc, những thăng trầm
của Lịch Sử... làm cho học sinh cảm thấy tự hào vì mình là con dân đất Việt.
Hay chỉ là những dòng chữ vô tri, vô giác đều phụ thuộc vào sự truyền đạt của
giáo viên bộ môn Lịch Sử.
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền đất
nước ngày càng nặng nề. Thế hệ trẻ lớn lên mà không nắm chắc Lịch Sử dân
tộc, không hiểu truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc thì làm sao có
thể yêu nước và bảo vệ đất nước một cách chân chính nhất.
Nếu môn Lịch sử không được đối xử và đặt đúng vị trí, vai trò, không trở
thành môn học bắt buộc đối với học sinh trung học cơ sở thì rất nguy hại cho
quốc gia, dân tộc, vô tình tiếp tay cho kẻ thù.
Vì vậy, giáo dục Lịch Sử dân tộc cho học sinh nói chung và học sinh lớp 9
nói riêng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Với sự bùng nổ của công nghệ
thông tin và mạng xã hội, đa số các em học sinh lớp 9 đã sử dụng mạng
3


facebook. Hàng ngày, trên mạng facebook có rất nhiều thông tin sai sự thật,
nhằm chống Chính quyền.... Nếu giáo viên không kích thích tinh thần yêu nước
của học sinh thông qua các bài học Lịch Sử. Đồng thời, hướng dẫn các em cách
phân biệt trước các thông tin trên mạng và không tiếp tay cho tội phạm dù là
một nốt share. Tất nhiên, đối với học sinh khối nào, khi giảng dạy giáo viên
cũng phải chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước cho các em. Nhưng trong
khuôn khổ của đề tài này, tôi tập trung giáo dục lòng yêu nước cho học sinh lớp
9 thông qua các bài học Lịch Sử. Với việc nhận thức cao hơn của học sinh lớp 9,
các em sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh các khối khác.

Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch Sử và giáo
dục lòng yêu nước cho học sinh THCS, bản thân tôi là giáo viên dạy môn Lịch
Sử đã rút ra kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, nên tôi xin mạnh dạn trình
bày một số vấn đề về “Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua
các bài học Lịch Sử”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi sử dụng kiến thức các bài học Lịch Sử trong chương
trình THCS, đặc biệt là chương trình Lịch Sử lớp 9.
Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn giờ học Lịch sử phải thực sự là
một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và thực sự tạo được hứng
thú học tập và phát triển toàn diện cho học sinh. Để từ đó, kích thích tinh thần
yêu nước, lòng tự hào, tựu tôn dân tộc cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Thông qua các bài học Lịch Sử, tôi sẽ khơi gợi, kích thích sự hứng thú
của học sinh với các bài học Lịch Sử, cho các em có cái nhìn đúng đắn về Lịch
Sử. Để từ đó, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận Sử học Mác - Lênin, đề tài được thực hiện
dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp Lịch Sử, phương pháp
lôgic, phương pháp liên ngành,....để giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học
sinh.
Qua các nội dung, kiến thức trong chương trình THCS, giáo viên hướng
dẫn học sinh phân tích ý nghĩa của sự kiện. Và từ đó, cho học sinh liên hệ thực
tế, lấy ví dụ cụ thể và giáo viên kể cho các em nghe những câu chuyện Lịch Sử
để giúp các em hiểu một cách tường tận về vấn đề đó.
Như vậy, học sinh sẽ cảm thấy : yêu quê hương, đất nước hơn, yêu quý và
biết ơn sâu sắc những con người đã làm nên Lịch Sử.

4



2 : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Yêu nước là gì ?
Yêu nước là một tình cảm tự nhiên của con người đối với quê hương xứ
sở, với ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
GS Trần Văn Giàu đã phát biểu : yêu nước “là kim chỉ nam cho hành
động, là một tiêu chuẩn để nhận định đúng - sai, tốt - xấu” của người Việt Nam.
Vậy, tại sao phải giáo dục lòng yêu nước cho học sinh ?
Trên thực tế, đã có không ít thanh thiếu niên nghĩ rằng : phải làm một việc
gì thật "to tát" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự, lòng yêu nước
không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng
đọng trong những việc làm lặng lẽ, âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có
những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới
tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống
trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày
dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên
một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không
đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh.
Bên cạnh đó là những thanh thiếu niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ
cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế
giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện
tình hình". Họ ca tụng phương Tây, ca tụng chủ nghĩa tư bản và ngày một xa rời
đạo đức, văn hóa truyền thống Việt Nam. Một số thanh thiếu niên đang chạy
theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ
chức. Đặt trong hoàn cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch đang ra sức tuyên
truyền phá hoại hòng làm phai nhạt lòng yêu nước của dân ta, đặc biệt là tầng
lớp thanh niên - những con người được đào tạo dưới chế độ cộng sản để sử dụng
như một lực lượng đánh lại chủ nghĩa cộng sản, thì những biểu hiện đó của một
số thanh niên trở nên hết sức nghiêm trọng, trở thành nguy cơ đe dọa sự vững

mạnh của đất nước ta.
Tuy nhiên lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua
đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó,
đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức
được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại
chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và
làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội.
Chính vì vậy, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, ngay trong các bài học
Lịch Sử giáo viên bộ môn Lịch Sử: Phải truyền đạt ngọn lửa yêu nước chứ
không chỉ dạy về ngày tháng, số liệu, sự kiện.
5


Giáo dục Lịch sử cho học sinh là để truyền thống yêu nước được thế hệ trẻ
kế thừa và phát huy truyền thống đó. Hơn nữa, việc dạy Lịch Sử, không chỉ để
cho các em nắm được các sự kiện mà thông qua đó để khơi gợi tinh thần tự tôn
dân tộc, giúp các em có những bài học về dựng nước và giữ nước của ông
cha.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
Tôi luôn nhận được sự quan tâm nhiệt tình, sự động viên, khuyến khích
của BGH nhà trường, của ngành...
Bản thân giáo viên được đào tạo chuyên ban, nhiệt huyết với nghề, có
trách nhiệm và luôn trăn trở với bài dạy, với việc thay đổi phương pháp dạy học
để phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Nhìn chung, đại đa số học sinh chăm, ngoan, hứng thú với bộ môn, có
tinh thần dân tộc.
Ngoài ra, với thời đại 4.0 hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả giáo
viên và học sinh có thể tìm hiểu thêm nguồn thông tin rất phong phú có liên

quan.
Ưu điểm với học sinh: các em thích nghe các câu chuyện Lịch Sử, tin tức
thời sự có liên quan.
Với giáo viên: Hiện nay, xã hội đang khá quan tâm tới Lịch Sử dân tộc. Vì
vậy, nó sẽ tạo điều kiện để giáo viên phát huy, kích thích tinh thần dân tộc, tinh
thần yêu nước cho học sinh.
2.2.2. Khó khăn
Nhiều học sinh, phụ huynh còn xem bộ môn Lịch Sử là môn phụ, lại khô
khan, khó học, khó nhớ. Cho nên, trong giờ học nhiều em không tập trung chú ý.
Trong trường học lại đặt mục tiêu dạy chữ, các em học để đạt điểm cao, để phục
vụ cho các kì thi.
Với giáo viên: môn Lịch Sử, do áp lực kiến thức còn quá nặng nề, quá tải.
Nên trong khuôn khổ 45 phút giáo viên chỉ truyền đạt được kiến thức mới cho
học sinh. Vì vậy, giáo viên không còn nhiều thời gian để giáo dục các em lòng
yêu nước và ý thức trách nhiệm của một người học sinh, cũng như trách nhiệm
đối với quốc gia, dân tộc.
Nhìn ra xã hội, với mặt trái của đồng tiền đã tấn công đến cả những môi
trường vốn rất trong sáng, lành mạnh như y tế, giáo dục… khiến cho lớp trẻ mất
phương hướng vào người lớn. Từ đó, các em sống ích kỉ, chỉ muốn mọi người vì
mình, mà không muốn mình vì mọi người.
Trong khi chúng ta đang rất lo lắng, bất an trước những tấm ảnh phản
cảm, những statut gây sốc trên mạng. Ngược lại, chúng ta rất xúc động với
những hình ảnh của Thanh niên Việt Nam trong đám tang của Đại Tướng Võ
Nguyên Giáp. Các bạn ăn mặc lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng, nhường chỗ cho các cụ
già và sẳn sàng chờ đợi hơn 3 tiếng đồng hồ để được viếng Đại Tướng. Với
những hình ảnh đó cho chúng ta khẳng định: Thanh niên Việt Nam rất yêu nước,
lòng yêu nước của họ không hề bị mai một, sa sút. Quan trọng, là họ chưa biết
6



thể hiện lòng yêu nước đó ở đâu, như thế nào và khi nào. Và cũng vì thế mà các
lực lượng phản động lợi dụng vào lòng yêu nước của người Việt Nam để kích
động, chống đối Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, trách nhiệm làm cho các em biết như thế nào là yêu nước là của
nhà trường và toàn xã hội. Trong đó, vai trò của giáo viên Lịch Sử rất quan
trọng.
Để giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về lòng yêu nước, không
quên quá khứ, cuội nguồn, hiểu và trân trọng 4000 năm lịch sử của dân tộc, tôi
xin được trình bày kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch
Sử.
2.2.3. Kết quả khảo sát chất lượng của học sinh.
Từ việc điều tra thực trạng, tôi thấy đa số học sinh chưa biết cách thể hiện
tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, đất nước như thế nào. Trước những thông tin
tràn lan được chia sẻ trên mạng, các em chưa biết đâu là đúng - sai. Và vì vậy,
các em chưa biết cách phát huy tinh thần yêu nước và tính dân tộc sâu sắc của
mình. Qua việc khảo sát tinh thần yêu quê hương, đất nước của học sinh qua các
bài học Lịch sử của học sinh khối 9 trong học kì I, tại trường THCS Quảng
Ngọc, Quảng Xương, Thanh Hóa tôi đã thu được kết quả như sau:
Học kì I - Năm học : 2018 - 2019
Lớp

Sĩ số

9A
9B
9C

39
38
38


Tự giác
SL
%
13
33
10
26
10
26

Phải nhắc nhở
SL
%
17
44
18
47
16
42

Không tham gia
SL
%
9
23
10
27
12
32


Với số lượng học sinh phải nhắc nhở và không tham gia còn nhiều, học
sinh có ý thức tự giác còn ít, đã thôi thúc tôi tìm mọi cách để “Giáo dục ý thức
bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch Sử”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Một số yêu cầu chung.
Môn Lịch sử là môn học có nhiều lợi thế trong việc giáo dục truyền thống
yêu nước cho học sinh. Thông qua các bài học Lịch Sử giáo viên có thể truyền
cho các em tình cảm, cảm xúc đối với các nhân vật và sự kiện Lịch Sử. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện, giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp:
kể chuyện, phim tư liệu, tranh ảnh, âm nhạc, văn học…để phát huy thế mạnh
của từng biện pháp nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho bài học.
Giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết và khả năng sử
dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, các
phần mềm soạn giảng…
Giáo viên phải có chuyên môn vững chắc, sự kết hợp linh hoạt, có khả
năng dẫn dắt, xử lí vấn đề, ngôn ngữ giảng bài truyền cảm, thu hút học sinh để
thực hiện tốt mục tiêu của mình.
7


Với đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các
bài học Lịch Sử”, tôi xin được trình bày một số phương pháp mà tôi đã sử dụng
và nhận thấy rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
2.3.2. Những giải pháp cụ thể.
2.3.2.1. Phương pháp kể chuyện.
Kể chuyện Lịch Sử là một phương pháp dùng lời nói diễn tả một cách
sinh động, hấp dẫn có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu
chuyện có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố Lịch Sử có liên quan đến nội
dung bài học, có khi chỉ là các tình tiết có liên quan đến các nhân vật Lịch Sử,

có khi chỉ là giải thích cho một địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong
bài.
Trình bày diễn biến một cuộc chiến tranh, chiến dịch hay một cuộc khởi
nghĩa, giáo viên ngoài sử dụng lược đồ, sa bàn trong quá trình tường thuật sự
kiện có thể có những câu chuyện liên quan.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học - công nghệ nhiều câu chuyện
Lịch Sử đã được khám phá, đăng tải. Cho nên, giáo viên có thể dễ dàng tìm
được những câu chuyện Lịch Sử hay, phù hợp và hỗ trợ cho bài học.
Ví dụ: Trong bài 27 – Lịch sử 9: “Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp
xâm lược kết thúc (1953 - 1954)”. Khi giảng về diễn biến các trận đánh, giáo
viên kể những câu chuyện về tấm gương hi sinh của các anh hùng dân tộc như
Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo (Phụ lục 1) [4]

Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo
Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai ( Phụ lục 2)[5].
8


Chân dung: Phan Đình Giót
Hay Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng ( Phụ lục 3).[6].

Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng

9


Học sinh sẽ rất cảm động, khâm phục tinh thần hy sinh quên mình cho sự
nghiệp giải phóng đất nước của các anh. Từ đó, có những nhận thức đúng đắn về
vai trò, nghĩa vụ của mình trong giai đoạn hiện tại.
* Kể chuyện về một nhân vật lịch sử:

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước
nên từ xưa đến nay mỗi thời đại đều xuất hiện những nhân vật lịch sử nổi bật
như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướngVõ Nguyên Giáp…Khi kể về
nhân vật lịch sử, tùy thời lượng bài học mà giáo viên có những cách kể chuyện
phù hợp. Có thể giới thiệu về tài năng, đức độ cũng có thể chỉ kể những mẩu
chuyện nhỏ trong một trận đánh cụ thể để có vật lịch sử đó.thể nêu bật được vai
trò của các nhân vật Lịch Sử.
Ví dụ: trong bài 18 - Lịch sử 9 - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Khi dạy
tới sự kiện Nguyễn Ái Quốc thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản
Việt Nam. Giáo viên kể cho học sinh về Nguyễn Ái Quốc với sự kiện thành lập
Đảng.
Cuối năm 1929, phong trào cách mạng ở Việt Nam lên cao, giai cấp công
nhân đã thấm nhuần Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trước tình hình đó, Quốc Tế cộng
sản giao nhiệm vụ cho Nguyễn Ái Quốc (lúc bấy giờ là đặc phái viên của Quốc
Tế cộng sản), về Cửu Long - Hương Cảng, Trung Quốc để thống nhất 3 tổ chức
cộng sản thành một chính đảng vô sản của giai cấp công nhân. Và Đảng phải có
nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng 3 nước Đông Dương. Nhưng khi thành lập Đảng,
Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, Quốc Tế cộng sản
cho rằng Nguyễn Ái Quốc là người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, không tuân
thủ theo sự chỉ đạo của Quốc Tế cộng sản. Đương nhiên, việc làm của Bác hoàn
toàn chính xác. Bởi, một Đảng non trẻ mới ra đời chưa dám chắc đã lãnh đạo tốt
cách mạng trong nước, nói gì đến lãnh đạo cách mạng Lào và Campuchia. Đến
tháng 10/1930, Đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn vững mạnh . Vì vậy, tại Hội
nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930, Đảng đã đổi
tên thành Đảng cộng sản Đông Dương và có trách nhiệm lãnh đạo cả cách mạng
Lào và Campuchia.
Qua đây, học sinh sẽ thấy được sự tài giỏi của Nguyễn Ái Quốc để đưa
cách mạng Việt Nam giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và chắc
chắn các em sẽ rất trân quý điều đó.

* Kể chuyện về những quyết định tạo nên những bước ngoặt lịch sử
quan trọng đối với đất nước.
VD: Bài 27 - Lịch sử 9: Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm
lược kết thúc (1953 - 1954). Khi giảng về cuộc tiến công chiến lược Đông xuân
1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên kể về quyết định
quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thay đổi từ chiến lược “Đánh
nhanh, thắng nhanh” sang chiến lược “Đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định này đã
tạo nên một bước ngoặt lịch sử, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, chấm dứt
cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp tại Việt Nam nói riêng và Đông
Dương nói chung (Phụ lục 4).
10


Chân dung: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Qua câu chuyện, học sinh càng yêu mến tài năng, đức độ và bản lĩnh của
Đại tướng. Chính tố chất của một thiên tài quân sự đã làm nên chiến thắng Điện
Biên Phủ, giảm thiểu đến mức tối đa sự hi sinh xương máu của đồng bào và
chiến sĩ cả nước. Lòng dân tin tưởng vào ông, thế hệ trẻ ngưỡng mộ ông, noi
gương ông, phấn đấu vươn lên để sống cho xứng đáng là thế hệ tương lai của
Bác Hồ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Kể chuyện về một địa danh lịch sử: Đất nước Việt Nam có rất nhiều địa
danh gắn liền với các sự kiện lịch sử, vì vậy giáo viên có thể kể chuyện về các
chiến công oanh liệt của quân dân ta gắn liền với các địa danh đó.
VD: Bài 24 - Lịch sử 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân
chủ nhân dân (1945 - 1946). Khi quân đội Tưởng Giới Thạch vào nước ta, chúng
đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để cho học sinh hiểu sâu sắc hơn,
giáo viên kể cho học sinh nghe vụ án phố Ôn Như Hầu (Phụ lục 5).
Có những vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh,
sinh viên và nhân dân cả nước như cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm
1979, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa…Hiện nay, giới truyền thông, học giả, các

nhà nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị và chính quyền nhiều nơi tổ chức tuyên
truyền về biển đảo dưới nhiều hình thức khác nhau, khẳng định một cách đanh
thép: Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.
Trong chương trình Lịch Sử lớp 9 có bài 32 - Xây dựng đất nước, đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985). Nhưng hiện nay, bài này nằm trong phần
giảm tải. Tuy nhiên, trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền của dân tộc, Vì vậy khi
giảng dạy chương trình Lịch Sử lớp 9, tôi đã quyết định dạy cho các em cuộc
đấu tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc và đưa phần tuyên truyền về chủ quyền biển
đảo.
Trong tiết học này, tôi đã giới thiệu với các em cuộc đấu tranh bảo vệ
Biên giới phía bắc cũng như giới thiệu về lịch sử phát triển Hoàng Sa, Trường
Sa, giới thiệu những chứng cứ đanh thép khẳng định chủ quyền Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, những cuộc chiến đấu, sự hi sinh
xương máu của ông cha ta để bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Sự
mất mát đó cho dù ở thời đại nào, ở phía bên này hay bên kia chiến tuyến đều là
sự hi sinh cho toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam. Nhân dân Việt Nam, thế hệ trẻ
Việt Nam phải ghi nhớ công lao của họ…
Để cho bài giảng sinh động, học sinh hiểu đúng bản chất vấn đề và truyền
vào các em lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, tôi đã kể cho các em nghe
về cuộc hải chiến (Phụ lục 6). Và khi học sinh nghe sự chiến đấu anh dũng của
quân dân ta trong cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979 và cuộc đấu tranh
bảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôi thấy ở dưới lớp nước mắt học sinh cũng trào ra.
Thật xúc động.
* Kể chuyện về một sự kiện Lịch Sử
11


Trong chương trình Lịch Sử Việt Nam, có rất nhiều các sự kiện Lịch Sử
khi giáo viên giảng dạy, giáo viên giáo dục các em lòng yêu nước.
Ví dụ: Khi dạy bài 29 - Cả nước trục tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước

(1965 - 1973), sự kiện ngày 2/9/1969 - Chủ Tịch Hồ Chí Minh qua đời. Khi dạy
tới sự kiện này, giáo viên tóm tắt nội dung cơ bản về di chúc của Chủ Tịch Hồ
chí Minh (Phụ lục 7).
Qua đó, học sinh sẽ thấy được, Bác là người luôn vì dân, vì nước, hy sinh
tất thảy cho quốc gia, dân tộc. Và tôi cũng đã bắt gặp những giọt nước mắt của
các cô cậu học trò. Đó chính là thành công lớn của người giáo viên.
2.3.2.2. Sử dụng tranh ảnh lịch sử
Trong dạy học lịch sử, giáo viên thường sử dụng rất nhiều đồ dùng dạy
học hỗ trợ, trong đó phương pháp đơn giản mà hiệu quả là khai thác tranh ảnh,
kênh hình trong sách giáo khoa hoặc tư liệu từ bên ngoài. Những bức ảnh tư liệu
có tính chính xác cao, phản ánh chân thực sự kiện lịch sử đó. Khi dạy, chúng ta
cần sử dụng những bức ảnh phù hợp với nội dung bài học và mục tiêu của giáo
viên trong vấn đề giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
VD: Bài 29 - Lịch sử 9: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước
(1965 - 1973). Khi giáo viên nói về tội ác của đế quốc Mĩ đối với nhân dân miền
Nam trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, giáo viên có thể kết hợp vừa giảng
bài vừa minh họa bằng chùm ảnh “Thảm sát Mĩ Lai” (Phụ lục 8).
Tác dụng của bức ảnh: Tin tức kinh hoàng về vụ thảm sát, những hình ảnh
chân thực về vụ việc làm nóng lên phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam.
Nhân dân Mĩ và thế giới đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đòi Mĩ rút về nước.
Thanh niên Mĩ có lí do phản đối việc đi lính, những người có tư tưởng
phản chiến được tiếp thêm sức mạnh, những người còn lưỡng lự ngả hẳn sang
phe phản chiến.
Đối với học sinh: Khi được xem những bức ảnh này học sinh sẽ thấy được
sự tàn bạo, dã man của quân Mĩ trong chiến tranh Việt Nam. Từ đó, giáo dục các
em lòng yêu nước, yêu nhân dân, kiên quyết chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
2.3.2.3 Sử dụng ca khúc cách mạng
Nhạc Cách mạng hay còn gọi là nhạc đỏ là những ca khúc hát về cách
mạng và những gì liên quan tới cuộc kháng chiến đầy gian khổ của nhân dân ta.
Cùng lắng nghe những ca khúc cách mạng để cảm nhận cuộc kháng chiến

trường kì, gian khổ, để biết trân trọng những gì mà chúng ta được thừa hưởng
cho tới ngày hôm nay và phấn đấu góp phần xây dựng đất nước.
Khi dạy Lịch sử dân tộc phần hiện đại, từ 1945 - nay trong chương trình
Lịch sử lớp 9, giáo viên có thể sử dụng các ca khúc cách mạng thời kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ. Khi sử dụng ca khúc cách mạng, nên kết hợp với các
đoạn phim tư liệu thích hợp để tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn, để các em có cảm
giác mình đang được sống lại một thời kì gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng.
VD1: Bài 27 - Lịch sử 9: Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm
lược kết thúc (1953 - 1954).
Khi dạy về phần sự chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên cho
học sinh xem đoạn phim tư liệu về việc kéo pháo vào trận địa của bộ đội ta và
cho các em nghe bài hát “Hò kéo pháo” do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Nhìn
12


hình ảnh bộ đội đang kéo những khẩu pháo nặng nề bằng tay trần lên những dốc
núi cao.
“Hò zdô ta nào…kéo pháo ta vượt qua đèo
Hò zdô ta nào…kéo pháo ta vượt qua núi.
Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi.
Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù .
Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù”.[7].
Hoặc khi kết thúc chiến dịch, giáo viên cho học sinh nghe bài hát Giải
phóng Điện biên, (nhạc và lời của nhạc sĩ Đỗ Nhuận).
Các em có cảm giác như mình được sống trong cảnh tưng bừng của ngày
hội chiến thắng:
“Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta kéo quân trở về
Giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui.”[8]
VD2: Bài 29 - Lịch Sử 9: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước.
(1965-1973).

Để tăng tính hấp dẫn cho bài học, để học sinh hình dung được cuộc chiến
đấu vô cùng gian khổ, ác liệt dọc theo cung đường Trường Sơn của công cuộc
chi viện sức người, sức của từ Miền Bắc vào Miền Nam, giáo viên cho học sinh
nghe bài hát “Đường Trường Sơn xe anh qua” (của nhạc sĩ Văn Dung) hoặc bài
“Lá đỏ” (Nhạc Hoàng Hiệp - Thơ Nguyễn Đình Thi), bài hát “Màu hoa đỏ”
(Nhạc Thuận Yến – lời thơ Nguyễn Đức Mậu). Tốt nhất, giáo viên sử dụng
những bài hát trên YouTube để khai thác hiệu ứng từ các đoạn phim tư liệu. Khi
được nghe những bài hát này, các em sẽ hình dung được những gian khổ của các
anh trong chiến tranh, biết tri ân các bà mẹ anh hùng, các liệt sĩ đã hi sinh cho
chúng ta có cuộc sống êm đềm, ấm áp ngày hôm nay.
Các ca khúc sáng tác từ 1945 - 1975 là những bản hùng ca cách mạng thể
hiện đậm nét truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, niềm tự hào dân tộc.
Chúng có sức sống mãnh liệt, khơi dậy niềm lạc quan tin tưởng cho quân và dân
ta vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Ca khúc thời chống
Pháp, chống Mỹ mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng, sống mãi trong tâm hồn
mỗi người dân Việt Nam. Khi được nghe những ca khúc đó sẽ khiến cho các em
sống có lí tưởng hơn, có ý nghĩa hơn trong hiện tại và tương lai.
2.3.2.4. Sử dụng phim tài liệu.
Phim tài liệu là những minh chứng chân thật, sinh động cho cuộc kháng
chiến trường kì của dân tộc, có hình ảnh và âm thanh tạo cho học sinh cảm giác
như đang sống cùng sự kiện đó. Điều này giúp các em cảm nhận được sự kiện
lịch sử một cách sâu sắc, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của các em.
Phim tư liệu được dùng để minh họa cho các trận đánh, các chiến dịch.
VD1: Bài 27 - Lịch sử 9: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân
Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954). Giáo viên khi dạy về diễn biến chiến dịch
Điện Biên Phủ thì cho học sinh xem một số đoạn phim tư liệu về chiến dịch
Điện Biên Phủ như trận đánh đồi Him Lam, việc đào hào khép chặt vòng vây ở
phân khu Mường Thanh, trận đồi A1…
13



VD2: Bài 29 - Lịch sử 9: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước.
(1965 - 1973).
Trong bài học về chiến tranh phá hoại lần 2 của đế quốc Mĩ năm 1972, đặc
biệt là trận không kích B52 trong 12 ngày đêm vào Hà Nội, Hải Phòng từ tối
ngày 18 đến ngày 29 - 12 - 1972, giáo viên nên sử dụng những thước phim tư
liệu cho học sinh thấy được sự khốc liệt, tàn bạo của cuộc chiến này. Hình ảnh
ném bom, thương vong, hoang tàn, đổ nát của phố Khâm Thiên, của Bệnh viện
Bạch Mai ở Hà Nội tháng 12/1972 (Phụ lục 9)…giúp học sinh rạch ròi trong
phân biệt đúng - sai, thiện - ác, căm thù kẻ xâm lược và yêu thương đồng bào
của mình. Các em có thấy được sự khủng khiếp của chiến tranh mới biết trân
trọng hòa bình và đóng góp công sức cho công cuộc gìn giữ hòa bình, góp phần
vào việc bảo vệ Tổ Quốc.
VD3: Bài 30 - Lịch sử 9: Hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất
nước(1973 - 1975).
Khi dạy về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, giáo viên chiếu cho
các em xem những đoạn phim tư liệu về chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch
Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh. Khi được coi phim tài liệu các em sẽ rất
hứng thú, tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu và chính xác. Những hình ảnh, âm thanh,
lời bình sâu sắc khiến học sinh hình dung được bối cảnh, diễn biến chân thực
của những chiến dịch Lịch Sử.
Đặc biệt hơn nữa, trong khi giáo viên dạy trong 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), giáo viên sử
dụng bộ phim tư liệu “Việt Nam - Cuộc chiến 10.000 ngày” của Michaei
Maclear.[9] Qua bộ phim này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh có cái nhìn bao
quát về 2 cuộc chiến ác liệt của cha ông ta. Và các em cũng thấy được sự mất
mát, hy sinh quá lớn của ông cha ta, sự tàn khốc của chiến tranh.
Tuy nhiên khi sử dụng phim tư liệu, giáo viên cần chọn lọc những tài liệu
tin cậy, có giá trị để ghép vào bài giảng tăng thêm tính hiệu quả. Những tài liệu
đó chủ yếu được lấy mạng Internet (phần tư liệu Lịch Sử), thông qua các đài

truyền hình hay từ Công ty sách và thiết bị trường học. Tùy vào lượng kiến thức
bài học đó nhiều hay ít để đưa vào những đoạn phim tư liệu phù hợp, vừa hỗ trợ
tăng tính hấp dẫn cho bài học vừa có tác dụng giáo dục lòng yêu nước cho học
sinh.
2.3.2.5. Sử dụng văn thơ.
Trong chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam, cha ông ta đã biết sử dụng
vũ khí rất hiệu quả là chiến tranh tâm lí, cụ thể qua thơ văn, thư từ để khích lệ
tinh thần yêu nước của quân sĩ, gây hoang mang cho kẻ thù. Trong cuộc kháng
chiến chống Tống, Lí Thường Kiệt đã đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” vào một
hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, tạo nên một tác dụng to lớn góp phần vào chiến thắng
giặc Tống hay Quang Trung đọc bài “Hịch” trước khi tiến quân ra Thăng Long
diệt quân Thanh, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc trong
lòng mỗi chiến binh.
Thời hiện đại, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, giới văn
nghệ sĩ luôn theo sát cuộc chiến, sáng tác những tác phẩm văn học phản ánh
chân thực, sinh động cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Không chỉ có tác dụng
14


to lớn trong động viên tinh thần quân dân lúc bấy giờ mà những tác phẩm văn
học đó còn giúp cho thế hệ trẻ sau này có cái nhìn toàn diện về những gì lịch sử
đã diễn ra, giúp các em được sống lại một thời quá khứ hào hùng của dân tộc.
VD1: Bài 27 - Lịch sử 9: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp kết thúc (1953 - 1954). Sau khi khái quát về kết quả của chiến dịch Điện
Biên phủ, ta có thể trích dẫn mấy câu thơ của Tố Hữu như sau:
“… 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn…”
Những câu thơ đó đã mô tả về sự gian khổ của người lính khiến học sinh rất
xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý nghĩa rất

lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi
trước. Đồng thời, cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương, đất nước
trong nhận thức của các em.
VD2: Bài 29 - Lịch sử 12: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước.
(1965 - 1973).
Khi dạy phần miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương và chi viện cho miền
Nam, giáo viên có thể đọc một đoạn thơ trong bài thơ “Đường ra mặt trận” của
Chính Hữu.
“Có những ngày vui sao cả nước lên đường.
Xao xuyến bờ tre từng hồi trốn dục.
Xóm dưới làng trên con trai, con gái
Cơm nắm xôi đùm ríu rít theo nhau.
Súng nhỏ, súng to chiến trường chật chội
Tiếng cười hăm hở đầy sông, đầy cầu”.[9]
Đây không giống với không khí ra trận đối mặt với hi sinh, chết chóc mà
đây đúng là một ngày hội tòng quân, mọi người hăm hở, vui vẻ tiến ra mặt trận.
Qua đây, các em sẽ thấy được tinh thần phơi phới, thái độ lạc quan đi thẳng ra
chiến trường của những thanh niên miền Bắc trong công cuộc chi viện cho miền
Nam ruột thịt. Với tinh thần yêu nước, khát vọng được sống hòa bình, tinh thần
lạc quan trước mọi khó khăn đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc “cả nước lên
đường” đánh bại kẻ thù.
2.3.2.6 . Giáo dục qua di tích lịch sử
Đặc trưng cơ bản nhất của Lịch sử Việt Nam là đấu tranh chống ngoại xâm
bảo vệ độc lập. Vì vậy, trên lãnh thổ Việt Nam, ở nơi nào cũng có các di tích
Lịch sử gắn liền với sự phát triển của đất nước như Đền Hùng, địa đạo Nhơn
Trạch, đồi A1, nghĩa trang Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị, Ngã Ba Đồng Lộc,
địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo…. Trong quá trình dạy học lịch sử, giáo viên
khai thác các di tích này phục vụ cho bài học (có thể nội khóa hoặc ngoại khóa).
Khi đến với di tích lịch sử, các em được cụ thể hóa một cách sống động nhất,
góp phần tích cực trong việc gắn liền nhà trường và đời sống xã hội.

Khi dạy bài 27: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm
lược kết thúc (1953 - 1954)” - Lịch Sử 9. Trong diễn biến của chiến dịch Lịch sử
Điện Biên Phủ, sau khi chiếm được nửa đồi A1, quân đội ta đã tiến hành đào
hầm bí mật và đặt quả bộc phá nặng 960 kg.
15


Qua đó, học sinh thấy được sức chiến đấu, tinh thần quả cảm và tài trí của
con người Việt Nam. Và đó là lí do không có bất kì thế lực xâm lược nào có thể
chiến thắng.
Để có thể làm tốt việc giảng dạy qua di tích Lịch sử cách mạng, giáo viên
lựa chọn những di tích phù hợp với bài học, tốt nhất là tại địa phương để thuận
tiện cho quá trình di chuyển đến thực địa của giáo viên và học sinh.
2.3.2.7. Giáo dục học sinh qua hậu quả mà chiến tranh để lại.
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, nhưng hậu quả mà nó để lại còn rất
lớn. Khi dạy bài 30 - Lịch sử 9: “Hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống
nhất đất nước ( 1973 - 1975). Giáo viên có thể nhấn mạnh về hậu quả của cuộc
kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) như khối lượng bom mìn và ảnh hưởng của
chất độc da cam trong chiến tranh việt Nam của Đế quốc Mĩ, để các em có thể
hình dung được sự khốc liệt của cuộc chiến như thế nào.
Cho dù 44 năm đã đi qua, việc khắc phục hậu quả chiến tranh vẫn là điều
mà những bên tham chiến đều phải quan tâm giải quyết. Việt Nam đã nỗ lực hàn
gắn vết thương chiến tranh, cải tạo môi trường, rà phá bom mìn, chăm lo thực
hiện các chính sách xã hội... Nhưng vấn đề vẫn còn ở phía trước. Tuy Chính phủ
và nhân dân Việt Nam không yêu cầu bất cứ một chính phủ nào phải xin lỗi vì
đã đưa lực lượng quân sự tới Việt Nam và gây ra những hậu quả chiến tranh
nghiêm trọng đối với đất nước này, nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập, nhất là khi tính tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia dân tộc ngày càng
tăng, trong điều kiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã và đang được hoà giải, từ
chỗ là kẻ thù không đội trời chung trở thành đối tác toàn diện và còn tiếp tục

phát triển theo hướng trở thành đối tác chiến lược toàn diện, thì với lương tâm,
trách nhiệm, đạo lý và pháp lý, với tinh thần nhân văn, tình thương yêu, quý
trọng cuộc sống con người, vấn đề hậu quả chiến tranh Việt Nam, một vấn đề do
quá khứ để lại nhưng không bị lãng quên, có thể và cần phải được sự quan tâm
giải quyết tích cực hơn nữa từ nhiều phía, nhất là từ Chính phủ Hoa Kỳ.
Để tăng tính thuyết phục, giáo viên cung cấp cho học sinh những số liệu
về lượng vũ khí ta và Mĩ đẫ sử dụng. Trong 21 năm, tổng lượng vũ khí mà Quân
đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng nếu
quy đổi thành tiền là khoảng 3,5 tỉ USD [10]. Trong khi đó, tổng lượng vũ khí mà
quân đội Mỹ sử dụng có giá trị khoảng 141 tỷ USD, cùng với 16 tỷ USD vũ khí
được Mỹ viện trợ cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tổng cộng là 157 tỷ USD
(chưa kể khoản chiến phí của Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Thái
Lan cũng do Mỹ chi trả)[11]. Ngày 2/4/2019 tại Hà Nội, Bộ lao động thương binh
- xã hội tổ chức cuộc họp báo về tình hình ô nhiễm bom mìn và công tác khắc
phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Bá Hoan, Chánh Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH, hơn
800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh đã và đang làm ô nhiễm, nghi
ngờ ô nhiễm cho khoảng 6,13 triệu ha, chiếm 18,71 % tổng diện tích của cả
nước. “Để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, Việt Nam cần kinh phí hàng
chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm. Ngoài ra, Việt Nam còn cần tới
16


hàng tỷ USD cần thiết cho việc tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội” - ông
Nguyễn Bá Hoan cho biết.
Theo Bộ LĐ - TB & XH, từ 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ làm
hơn 40.000 người bị chết, 60.000 người bị thương. Thống kê của Trung tâm
Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), số bom mìn, vật liệu chưa
nổ hiện còn nằm rải rác tại 63/63 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, khu vực các tỉnh
miền Trung là nơi có nhiều bom đạn tồn dư nhất trong cả nước. Ngoài ra, một

trong những hậu quả vô cùng lớn trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam đó là ảnh
hưởng của chất độc da cam.
Bom mìn trong lòng đất ở Việt Nam
Chất độc da cam (viết tắt: CĐDC, tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da
cam), là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội
Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand, một phần
của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất
này không có màu và được chứa trong các thùng màu da cam (do vậy trong vụ
kiện hậu quả của nó được gọi nhầm là chất độc màu da cam). Chất này đã được
Hoa Kỳ sử dụng quy mô lớn trong những năm từ 1961 đến 1971, khiến nhiều
vùng ở Việt Nam bị nhiễm độc nghiêm trọng. Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước
tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra
bị dị dạng, dị tật [12] bởi chất độc hóa học này. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước
lượng khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật [13] vì chất
độc da cam.
Chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ
cũng như các binh lính đồng minh của Mỹ (Úc, Hàn Quốc, New Zealand, quân
lực Việt Nam Cộng hòa) đã có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ.
Tính đến nay, các tổ chức cựu binh Mỹ, Úc, Hàn Quốc đã khởi kiện và được bồi
thường, nhưng các nạn nhân chất da cam tại Việt Nam thì bị xử thua kiện.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của chất
độc da cam là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi ẩn náu.
Ngay tại địa phương - nơi các em đang ở cũng có rất nhiều cựu chiến binh đã
bị nhiểm chất độc quái ác đó. Từ đó, học sinh sẽ cảm nhận được sự hy sinh quá
lớn của cha ông đối với sự tồn vong của dân tộc và tự các em sẽ thấy được trách
nhiệm của mình đối với quê hương, Đất nước.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với học sinh

Sau quá trình thực hiện các giải pháp tôi nhận thấy các em có sự chuyển
biến rõ rệt về tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với gia đình, quê
17


hương, đất nước trong giai đoạn hiện tại. Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy,
vô cảm, thờ ơ với mọi người giảm hẳn, các em đã biết quan tâm, chia sẻ hơn.
Khi các tổ chức, đoàn thể tổ chức phát động phong trào “Vì người nghèo”,
“Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam”,... các em tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình.
Tôi đã rất vui vì các em đã có sự sự thay đổi trong nhận thức tư tưởng, đạo đức
để trở thành những con người biết “sống vì mọi người”.
Vào dịp Tết Nguyên Đán, khi nhà trường và Đội phát động “Tết yêu
thương” cho các bạn học sinh trong trường, ủng hộ bạn Nguyễn Duy Niên học
sinh lớp 9A bị bệnh nặng, bố bị ung thư, mẹ ốm yếu, gia đình cực kì khó khăn.
Hoặc mới đây, chị của bạn Nguyễn Duy Niên bị tai nạn giao thông, người gây
tai nạn chết tại chỗ, bản thân chị của bạn bị chấn thương sọ não, mắt có nguy cơ
bị hỏng, các em đã nhiệt tình tham gia và kết quả ngoài sự mong đợi của nhà
trường.
Có thể số tiền không lớn, nhưng đó là cách để các em thể hiện ý thức trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình với non sông, đất nước, với những người xung quanh.
Tôi hết sức rất xúc động vì các em đã trưởng thành, đã biết vượt lên mọi khó
khăn, phát huy được tinh thần lá lành đùm lá rách ngàn đời của dân tộc để sống
cho xứng đáng với với các thế hệ cha anh, như câu hát: “Đừng hỏi Tổ quốc đã
làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Để kiểm tra kết quả của việc giáo dục lòng yêu nước của học sinh trong
bài học Lịch sử, tôi đã tổ chức tìm hiểu học sinh các khối lớp mà tôi trực tiếp
giảng dạy.
Kết quả cụ thể như sau:
Bảng : Thay đổi về nhận thức, tư tưởng của học sinh khi tham gia các
phong trào sau khi thực hiện đề tài giáo dục lòng yêu nước cho học

sinh (cuối năm học : 2018 - 2019) như sau:
Lớp

Sĩ số

9A
9B
9C

39
38
38

Tự giác
SL
%
31
79
29
76
30
79

Phải nhắc nhở
SL
%
8
21
9
24

8
21

Không tham gia
SL
%
0
0
0
0
0
0

Qua đó, chứng tỏ tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Đặc biệt, các
em đã hứng thú hơn với bộ môn Lịch Sử. Các em biết chia sẻ, cảm thông trước
những cảnh đời khó khăn, biết quý trọng những giá trị Lịch Sử. Và biết yêu quê
hương, Đất nước.
2.4.2. Với bản thân: khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào công tác
giảng dạy, bản thân tôi thấy bài dạy trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, học
sinh tiếp thu bài hứng thú hơn. Và tôi không chỉ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
khi dạy chương trình Lịch Sử lớp 9, mà tôi còn sử dụng nó để dạy ở các khối lớp
khác.
Có thể nói, điều làm cho tôi yêu nghề hơn, cảm động trước rất nhiều em
học sinh khi các em nới với tôi: “Em phải cố gắng để sau lên lớp 9 em được vào
đội tuyển Lịch Sử và đạt giải nhất”. Hay mỗi khi dạy về các cuộc chiến tranh,
18


các em lại hỏi: “Tại sao lúc nào Việt Nam mình cũng bị xâm lược vậy cô?”.Hay
khi nói về chiến thắng của cha ông ta, các em lại trầm trồ, thán phục những điều

mà cha ông ta đã làm được… Và đó, là món quà lớn nhất của giáo viên bộ môn
Lịch sử.
2.4.3. Với đồng nghiệp: Với đề tài này cũng đã tích cực động viên các
đồng nghiệp ngoài bộ môn chính của mình còn hứng thú tìm hiểu thêm kiến
thức của môn Lịch Sử. Và đặc biệt, giáo viên các bộ môn khác cũng lồng ghép
giáo dục tinh thần dân tộc cho học sinh.
2.4.4.Với nhà trường: Kết hợp với cuộc thi tìm hiểu về Lịch Sử dân tộc.
Chú trọng đến việc giáo dục các em tinh thần yêu nước qua các buổi sinh hoạt
tập thể: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đội, ngoài giờ lên lớp …
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trong giai đoạn hiện nay, có nhiều người cho rằng: Vấn đề phát triển kinh
tế quan trọng hơn truyền thống, việc của hôm nay cần thiết hơn chuyện ngày
hôm qua…Tư tưởng này rất nguy hiểm, nếu không chấn chỉnh kịp thời sẽ khiến
cho một thế hệ người Việt quên mất cội nguồn, đánh mất bản sắc dân tộc. Vì vậy
việc giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân hết sức quan trọng, bởi vũ khí
lòng yêu nước còn có sức mạnh gấp bội những phương tiện quân sự hiện đại,
bởi đây là sức mạnh của cả một dân tộc hơn 90 triệu người mang trên mình lịch
sử 4000 năm.
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, qua kết quả nghiên cứu và
thực nghiệm sư phạm tôi đã chứng minh và khẳng định được giả thuyết khoa
học của Sáng kiến kinh nghiệm nêu ra và hoàn toàn có tính khả thi. Từ đó, tôi
rút ra một số kết luận sau:
Một là: Trong dạy học Lịch Sử, để cho học sinh không cảm thấy đây là
môn học khô khan, khó hiểu, khó nhớ, phát huy tinh thần tự tôn dân tộc, thì nhất
thiết người giáo viên phải chọn tư liệu phù hợp để cung cấp cho các em. Giáo
viên cũng cần chú ý đến từng đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp hiệu
quả nhất.
Hai là: Kiến thức Lịch sử việt Nam trong chương trình Lịch Sử lớp 9 rất
nhiều vấn đề để cho giáo viên giáo dục lòng yêu nước của học sinh

Ba là: Vận dụng phương pháp nghiên cứu, kết hợp với thực nghiệm sư
phạm, Sáng kiến kinh nghiệm khẳng định: nếu xác định chính xác nguồn tư liệu
phù hợp với từng nội dung trong bài, từng đối tượng học sinh và sử dụng công
nghệ thông tin phù hợp thì chắc chắn giáo viên sẽ phát huy được tính dân tộc và
kích thích được tinh thần yêu nước của học sinh. Kết quả là, học sinh đã lĩnh hội
được tri thức, kỹ năng Lịch Sử một cách vững chắc hơn, đa dạng và phong phú
hơn so với phương pháp dạy học truyền thống.
Bốn là: việc xây dựng mô hình thiết kế bài học theo hướng giáo dục tinh
thần yêu nước thông qua các bài học Lịch Sử và được thiết kế trên giáo án điện
tử, giáo viên có thể định hướng mục đích của bài học tạo ra hình ảnh cụ thể, sinh
động về các sự kiện lịch sử. Và tôi tin chắc rằng: mỗi chúng ta đều làm tốt
19


nhiệm vụ của mình, chắc chắn các em sẻ trở thành một thế hệ vừa có “Đức” vừa
có “Tài”.
3.2. Kiến nghị.
Để việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh được thực hiện một cách
thường xuyên, có hiệu quả, phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong giai đoạn đất
nước ta đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới, tôi có một số kiến nghị
kiến nghị sau:
* Đối với giáo viên: cần phải luôn chú trọng đến việc giáo dục tinh thần
yêu nước trong các giờ học Lịch Sử. Phải xem đó là nhiệm vụ cần phải hoàn
thành. Và phải có các hình thức tuyên truyền khác nhau để cho học sinh hiểu
thêm về Lịch sử dân tộc.
* Đối với nhà trường:
- Các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất trong trường học phải được
được trang bị đầy đủ, phù hợp.
- Nhà trường nên tổ chức cho học sinh đi tham quan các bảo tàng, di tích
lịch sử ít nhất mỗi năm một lần.

- Tổ chức các trò chơi dưới hình thức các cuộc thi cho học sinh toàn
trường để tăng thêm hiểu biết lịch sử, chẳng hạn như trò chơi “Dân ta phải biết
sử ta”.
- Thông qua Đoàn thanh niên, kịp thời tuyên truyền, định hướng đúng đắn
cho học sinh trước sự biến động của tình hình, phát động các phong trào bảo vệ
chủ quyền biển đảo như “Góp đá xây Trường Sa”, “Nghĩa tình Hoàng Sa,
Trường Sa”, “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông”…để các em thể hiện
trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước.
* Đối với các cơ quan quản lí giáo dục:
- Đề thi, kiểm tra cần hạn chế những câu hỏi có tính chất yêu cầu học sinh
học thuộc như trình bày diễn biến, nội dung các văn kiện. Đồng thời, tăng thêm
các câu hỏi có tính chất tư duy, suy luận và liên hệ thực tiễn.
- Có những chính sách khuyến khích hơn nữa đối với học sinh đạt giải cao
trong cuộc thi về Lịch sử.
- Biên soạn lại sách giáo khoa Lịch sử phổ thông với phương pháp tư duy
khoa học, bằng cách khái quát các sự kiện lịch sử thành những mốc lớn sao cho
dễ nhớ, dễ hiểu, trọng tâm là đi sâu khai thác, làm rõ ý nghĩa của các sự kiện
Lịch sử thành các bài học để bồi dưỡng nhân cách, kích thích tinh thần yêu
nước, yêu quê hương cho học sinh phổ thông, giúp các em hiểu và nắm vững
Lịch sử dân tộc, các sự kiện trọng đại của đất nước, đặc biệt là cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Chỉ có như vậy mới kích thích được tinh thần, sự hứng thú trong học tập
của học sinh. Và góp phần làm thay đổi cái nhìn, quan niệm và đề cao bộ môn
Lịch Sử trong các gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Để từ đó, mỗi người
dân đất Việt có ý thức hơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay như Bác Hồ đã từng nói:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
20



Xác nhận của Hiệu Trưởng

Tôi xin cam đoan:
Đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Thanh Hóa, Ngày 20/4/2019
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập 3, tr216.
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Quốc gia H2011, tr216.
[3]
Hồ Chí Minh toàn tập, sdd, tập 3, tr221.
[4]
Tô Vĩnh Diện - Nguồn Wikipedia
[5]
Phan Đình Giót - Nguồn Wikipedia
[6]
Bế Văn Đàn - Nguồn Wikipedia
[7]
Nhạccuatui - Nguồn Youtube
[8]
Nhạccuatui - Nguồn Youtube
[9]
Michaei Maclear, Phim tư liệu: “Việt Nam - Cuộc chiến 10.000 ngày” Nguồn Youtube

[10]
Đặng Phong, Năm đường mòn Hồ Chí Minh, NXB Tri Thức, tr120.
[11]
Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, tập 3, tr276.
[2]

[12]

Ork,Geoffrey; Mick, Hayley; "Last Ghost of the Vietnam War", The
Globe and Mail.
[13]

Jessica King, “U.S. in first effort to clean up Agent Orange in
Vietnam”.CNN.

21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Quảng Ngọc

TT

1.
2.


3.

4.

Tên đề tài SKKN

Sử dụng tranh, ảnh để dạy bài 4:
“Cách mạng tư sản Pháp (17891794) - Lịch Sử 8.
Phát huy tính tích cực học tập của
học sinh khi dạy bài 27: “Cuộc
kháng chiến toàn quốc chống Thự
dân pháp xâm lược kết thúc
(1953- 1954)”- Lịch Sử 9.
Phát huy tính tích cực học tập của
học sinh khi dạy bài 30: “Hoàn
thành giải phóng Miền Nam,
thống nhất đất nước (1973-1975)
-Lịch Sử 9.
Phát huy tính tích cực học tập của
học sinh khi dạy bài 30: “Hoàn
thành giải phóng Miền Nam,
thống nhất đất nước (1973-1975)
Lịch Sử 9.

Cấp đánh
giá
xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;

Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Huyện

C

2007- 2008

Huyện

C

2009-2010

Huyện

B

2011-2012


Tỉnh

C

2011-2012

22


5.

Phát huy tính tích cực học tập của
học sinh khi dạy tiết 41: “Khởi
Huyện
C
2013-2014
nghĩa Hương Khê - Bài 26 - Lịch
Sử 8.
6 Sử dụng kiến thức liên môn để
dạy bài 14: “Ba lần kháng chiến
Huyện
B
2015-2016
chống quân xâm lược Mông Nguyên (Thế kỉ XIII) - Lịch Sử 7.
7 Sử dụng kiến thức liên môn để
dạy bài 14: “Ba lần kháng chiến
Tỉnh
2015-2016
C
chống quân xâm lược Mông Nguyên (Thế kỉ XIII) Lịch Sử 7.

PHỤ LỤC
Phụ lục 01:
Vài nét về anh hùng Tô Vĩnh Diện
Anh hùng Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện
Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hoá. Anh sinh trưởng trong
một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, phải chịu bao cảnh áp
bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, anh
xung phong vào bộ đội.
Tháng 5 năm 1953, Quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn
bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng pháo cao xạ, thuộc
Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Trong quá trình hành quân cơ động
trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện
Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu, đảm nhiệm những công việc khó khăn
nặng nề nhất.
Khi bộ đội ta kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh
xung phong giữ càng lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Kéo pháo vào đã
gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc
đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo,
xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những
nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm,
Tô Vĩnh Diện cùng pháo thủ Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt,
pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng
đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh,
đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện
hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên
phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo
dừng lại.
Ngày 01/02/1954, anh Tô Vĩnh Diện đã hi sinh tại rừng Pá Có, sườn phía
tây Pha Sung, thuộc xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tấm gương


23


hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn
đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà trao tặng Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương chiến
công hạng Nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân. Anh đã trở thành anh hùng Pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ta ngã xuống
trên mặt trận Điện Biên Phủ, sự hi sinh của anh đã đi vào lịch sử như một huyền
thoại - quên mình cứu pháo

Phụ lục 02:
Vài nét về anh hùng Phan Đình Giót
Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã
Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy
đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ
trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình
Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.Kháng chiến chống Pháp
bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến
năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực.
Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng
Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng
tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các
chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám.
Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong
đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận
địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai
quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh
sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô
cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và
đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn
rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích
mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này.
Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét
to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi rướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh
xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập
tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam,
24


giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình
Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày
31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428,
Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được
tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Phụ lục 03:
Vài nét về Anh hùng Bế Văn Đàn
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, ở xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao
Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm
thợ mỏ, mẹ mất sớm, tham gia hoạt động du kích từ ngày còn nhỏ tuổi. Năm
1948 anh xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc chiến tranh Đông Dương đang
diễn ra quyết liệt.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta lúc bấy giờ đang
ở giai đoạn quyết liệt, Đảng cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch

Đông Xuân 1953 – 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, anh được phân công
làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây
giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó khi thấy lực lượng của Việt Minh ít, quân Pháp
tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần
chúng đều bị quân Việt Minh đánh bại. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và
quyết liệt, quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn
chốt giữ.Nhận lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào,
tạo điều kiện các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của
chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy
thông báo, anh đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ.
Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị
thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương,
nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn
được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng không bắn được vì
không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, anh không ngần ngại
chạy lại cầm hai chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù
còn do dự thì Bế Văn Đàn nói: “Kẻ thù trước mắt, đồng chí có thương tôi thì bắn
chết chúng nó đi”. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, anh bị thêm hai vết
thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Sự hy sinh
25


×