Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng tại làng nghề tái chế nhựa minh khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.45 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÀI TẬP MÔN HỌC

SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG

Đề tài: Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường
đến sức khỏe cộng đồng tại khu vực làng nghề
tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
LỚP QH-2017-SIS-KHBV
Học viên: Nguyễn Hữu Mạnh

Hà Nội, năm 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................3
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................6
1.1. Khái niệm phát triển bền vững ........................................................................ 6
1.2. Quan niệm về sức khỏe .................................................................................... 6
1.3. Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường .............................................................. 6
1.4. Dây chuyền sản xuất của làng nghề ................................................................. 7
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 8
2.1. Giới thiệu làng nghề nhựa Minh Khai ............................................................. 8
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................8
2.1.2. Dân số ....................................................................................................8


2.1.3. Cảnh quan, môi trường ..........................................................................8
2.2. Hiện trạng tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực
làng nghề Minh Khai ....................................................................................................... 9
2.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực làng nghề Minh Khai ........9
2.2.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng
nghề Minh Khai ......................................................................................................12
2.3. Công tác quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa Minh Khai ................. 13
2.3.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 13
2.3.2. Điểm yếu .............................................................................................. 13
2.3.3. Cơ hội ...................................................................................................14
2.3.4. Thách thức............................................................................................ 14
2.4. Giải pháp giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng
khu vực đô thị Việt Nam hướng tới PTBV ................................................................... 14
2.4.1. Giải pháp quản lý .................................................................................14
2.4.2. Giải pháp quy hoạch ............................................................................16
2.4.3. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................16
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 19
2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

BVMT

Bảo vệ môi trường


BĐKH

Biến đổi khí hậu

ONKK

Ô nhiễm không khí

PTBV

Phát triển bền vững

QLMTKK

Quản lý môi trường không khí

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Quy trình sản xuất hạt nhựa kèm dòng thải………………………….. 7
Hình 2. Biểu đồ so sánh thông số TSP trong không khí qua các năm………… 8
Hình 3. Biểu đồ so sánh thông số SO2 trong không khí qua các năm…………. 11
Hình 4. Hệ thống xử lý nước thải làng nghề nhựa Minh khai (đề xuất)……….. 11
Hình 5. Súng phun sương……...……………………………………………… 17


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Tỉ lệ phát sinh nước thải của các nguồn……..…….…………………. 9
Bảng 2. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt ngày 23/12/2014…………… 11
Bảng 3. Kết quả quan trắc môi trường nước thải ngày 23/12/2014………….... 11
Bảng 4. Một số bệnh điển hình của người dân làng nghề tái chế nhựa Minh
Khai mắc phải do ô nhiễm môi trường………………………………………... 13

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển của làng nghề trong thời gian vừa qua đã và đang đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của
các làng nghề cũng kéo theo những mặt hạn chế, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường
đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Sự ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế
và sức khỏe cũng như đời sống của người dân và cần có những giải pháp giảm thiểu kịp
thời. Nằm trong xu hướng đó là làng nghề tái chế nhựa Minh Khai thị trấn Như Quỳnh,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Minh Khai một làng nghề tái chế nhựa đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ theo
mô hình công nghiệp hóa, góp phần phát triển nền kinh tế-xã hội của địa phương giải
quyết nhu cầu việc làm cho người lao động nâng cao đời sống cho nhân dân nhưng bên
cạnh đó, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường do còn hạn chế về quy mô,
công nghệ sản xuất, sự yếu kém trong khâu quản lý cũng như ý thức tự giác giữ gìn và
bảo vệ môi trường của người dân còn yếu kém. Do đó, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng
tới hoạt động sản xuất, cảnh quan môi trường và đặc biệt là sức khỏe của người dân nơi
đây.
Trước tình hình thực tế trên, việc phân tích tác động của ô nhiễm môi trường đến
sức khỏe cộng đồng tại khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai để có cơ sở đưa ra các

giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân nơi
đây, hướng tới phát triển bền vững là rất cấp thiết. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Phân tích
tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng tại khu vực làng nghề tái chế
nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” làm vấn đề nghiên
cứu cho môn học Sức khỏe và môi trường bền vững.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về sức khỏe và môi
trường bền vững.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho công việc nghiên
cứu và giả giảng dạy các vấn đề liên quan đến sức khỏe và môi trường bền vững ở các cơ
sở giáo dục và khoa học hiện nay; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong
việc hoạch định chính sách giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế nhựa
hướng tới phát triển bền vững trong tương lai.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện trạng và giải pháp khắc phục tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe
cộng đồng khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên Đề tài cần nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường làng nghề tái chế nhựa hướng tới phát triển bền vững.
- Hiện trạng tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng
nghề tái chế nhựa Minh Khai, tỉnh Hưng Yên;
4


- Giải pháp khắc phục tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng
khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, tỉnh Hưng Yên.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng

khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Thông tin, tài liệu, dữ liệu nghiên cứu tính đến thời điểm khảo sát
địa bàn;
+ Về không gian: Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
6. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Cách tiếp cận liên ngành;
- Cách tiếp cận Văn hóa;
- Cách tiếp cận Kinh tế;
- Cách tiếp cận Chính trị học;
- Cách tiếp cận Sử học.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đi từ lý luận đến thực tiễn và từ thực tiễn trở về với lý luận, phương
pháp phân tích - tổng hợp;
- Phương pháp đối chiếu - so sánh,
- Khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước;...
7. Câu hỏi nghiên cứu
Hiện trạng và giải pháp khắc phục tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe
cộng đồng khu vực làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, tỉnh Hưng Yên hướng tới PTBV
là gì?
8. Danh sách chương
Các chương chính:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Chương 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

5



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hộị nghị Rio – 92 và được bổ sung, hoàn
chỉnh tại Hội nghị Johannesburg – 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có
sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: Phát triển kinh
tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài ba mặt chủ yếu này, còn đề cập tới
những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc...
đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách
phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể để vượt qua những
thách thức khó khăn mà con người đang phải đối mặt.
1.2. Quan niệm về sức khỏe
Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội,
chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế (theo Tổ Chức Y tế Thế Giới WHO).
Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất: hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình
dục,… tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi.
Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần: Bình an trong tâm hồn, biết cách chấp nhận
và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống.
Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội: có nghề nghiệp với thu nhập đủ sống, an sinh
xã hội được đảm bảo.
Không có bệnh tật hay tàn phế: là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh
liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội.
1.3. Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật.
- Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện

trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.
- Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm
đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một
quá trình sản xuất khác.
6


1.4. Dây chuyền sản xuất của làng nghề

Hình 1. Quy trình sản xuất hạt nhựa kèm dòng thải
Thuyết minh:
- Thu gom nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu này được nhập từ mọi nơi trên cả nước.
Hàng ngày,trong thôn có đến hàng tram xe tải, xe công nông chở phế liệu là túi nilon bỏ,
vỏ chai nhựa, túi nhựa, tấm nhựa...vào trong thôn
- Phân loại nguyên liệu: Sau khi được thu mua, phế liệu được tập trung đổ về các
xưởng sản xuất. Tại đây, những nguồn nguyên liệu sẽ được phân loại thành các loại khác
nhau như vỏ nilon, nhựa dẻo, nhựa cứng...
- Giai đoạn sàng và gia công cơ học: Sau khi phân loại, chúng được cung cấp nước
rửa sạch để sàng và chọn lọc. Tiếp theo, chúng được gia công cơ học (xay, nghiền) để đạt
được kích thước phù hợp đối với từng loại nhựa. Nhựa sau khi nghiền được phơi khô qua
công đoạn tạo hạt bằng phương pháp đùn. Sau đó, chúng được kéo sợi và đưa vào máy
cắt để tạo ra các sản phẩm khác nhau như các loại túi nilon, dây nilon, ống nhựa…

7


CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Giới thiệu làng nghề nhựa Minh Khai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh HưngYên cách Hà Nội
20km về phía Bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 1km.
Vị trí địa lý của thôn nằm ở phía Tây Nam của thị trấn Như Quỳnh,có ranh giới cụ
thể là:
- Phía Bắc giáp với xã Dương Quang - Gia Lâm - Hà Nội
- Phía Nam giáp thôn Ngô Xuyên - Văn Lâm - Hưng Yên.
- Phía Đông giáp xã Lạc Đạo - Văn Lâm - Hưng Yên.
- Phía Tây giáp xã Tân Quang - Văn Lâm - Hưng Yên.
Vị trí của thôn rất thuận lợi cho giao thông góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh
tế - xã hội và giao lưu văn hóa của thôn với các địa phương khác trong vùng của tỉnh và
trong cả nước. Đặc biệt lại gần thủ đô Hà Nội nên rất thuận lợi trong quá trình buôn bán,
vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm ra thị trường.
b. Điều kiện khí hậu
- Nhiệt độ: Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai thị trấn Như Quỳnh nằm trong huyện
Văn Lâm thuộc vùng châu thổ Sông Hồng nên khí hậu thời tiết của làng mang đặc trưng
khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ dao động từ 25-280C.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ dao động từ 15-210C. Trong
đó, tháng nắng nhất là tháng 6 nhiệt độ lên tới 300C có ngày lên tới 370C.
- Lượng mưa: Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa trong
những mùa mưa đạt từ 1200mm- 1300mm còn mùa khô đạt từ 200mm- 300mm
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm khoảng từ 85%. Độ ẩm cao nhất trong năm xuất
hiện vào tháng 2. Độ ẩm nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12.
2.1.2. Dân số
Thôn Minh Khai có 1000 hộ dân 4200 nhân khẩu. Minh khai có số dân thuộc loại
khá đông của thị trấn Như Quỳnh. Minh Khai có lực lượng lao động khá dồi dào, bao
gồm cả lao động trong thôn và lao động ngoài thôn, toàn thôn ở độ tuổi lao động chiếm
khoảng 67% dân số thôn (theo số liệu thống kê của UBND thị trấn Như Quỳnh năm 2014)

2.1.3. Cảnh quan, môi trường
Cùng với công trình di tích lịch sử (đình, đền, chùa) có kiến trúc cổ độc đáo, xen
lẫn các công trình xây dựng mới nên diện mạo của thôn Minh Khai ngày càng được đổi
thay. Tuy vậy,vấn đề môi trường sinh thái chung cần phải được quan tâm đúng mức, nhất
là trong các hoạt động sản xuất nhựa trong khu dân cư đã ảnh hưởng đến môi trường cũng
như vấn đề sức khỏe của nhân dân, mặc dù đã có nhiều biện pháp xử lý nhằm giảm thiếu
sự ô nhiễm môi trường, nhưng những hệ quả tất yếu của quá trình sản xuất chưa được xử
8


lý bằng công nghệ phù hợp đó là: Ô nhiễm không khí do bụi khói công nghiệp, do các
hóa chất độc hại trong quá trình luyện xay nhựa các chất thải rắn đặc thù ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái trong khu vực đến mức phải cảnh báo nghiêm trọng. Mặt khác, lượng
rác thải, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình không được thu gom, xử lý kịp thời, đã
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất và nguồn nước ngầm mạch nông. Thực trạng
trên đòi hỏi phải có sự chuyển biến sâu rộng về nhận thức trong mọi tầng lớp dân cư, sự
quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí và giải pháp công nghệ phù hợp của các cấp chính
quyền và mọi người dân trên địa bàn.
2.2. Hiện trạng tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu
vực làng nghề Minh Khai
2.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực làng nghề Minh Khai
a. Đặc trưng chất thải tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
Hiện nay, làng nghề có 1000 hộ dân với 4000 nhân khẩu, có khoảng 900 hộ số hộ
tham gia hoạt động tái chế nhựa còn lại 100 số hộ trong thôn tham gia hoạt động kinh
doanh và dịch vụ và các lĩnh vực khác.
Các loại sản phẩm chính tại làng nghề rất đa dạng bao gồm: Móc áo, ống nhựa PVC,
túi xách, túi nilon, chai nhựa đồ chơi trẻ em… Khoảng 350 hộ sản xuất hạt nhựa, 300 hộ
sản xuất túi bóng, 250 hộ sản xuất ống nhựa PVC.
Quá trình sản xuất tại làng nghề phát sinh lượng lớn nước thải chủ yếu là nước làm
mát và các chất ô nhiễm không khí. Do đặc thù công nghệ sản xuất cũ và lạc hậu; thêm

vào đó chất thải không được xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí của
làng nghề và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
- Tiếng ồn: Sinh ra chủ yếu trong quá trình vận hành máy (máy nghiền, máy ép,
máy cắt..)
- Khí thải: Thành phần bụi được sinh ra trong quá trình vận chuyển các phương tiện
giao thông và bụi trong quá trình sản xuất như chọn lọc,phân loại và sản xuất ra các sản
phẩm nhựa như: VOC, CO2, SO2, NO2.
- Nước thải: Lượng nước thải chủ yếu từ hoạt động tái chế nhựa, sản xuất nông
nghiệp (chủ yếu là chăn nuôi) và sinh hoạt của người dân.
Bảng 1. Tỉ lệ phát sinh nước thải của các nguồn
STT

Nguồn

1

Hoạt động tái chế
nhựa

Thành phần gây ô nhiễm

Tỉ lệ (%)

Nước thải từ các công đoạn
rửa,

50,8%

xay, nghiền phế liệu, làm mát


2

Sản xuất nông
nghiệp

Chủ yếu nước thải chăn nuôi

2,2%

3

Sinh hoạt

Nước thải từ quá trình sinh
hoạt

47%

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên 2013
9


b. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh
Trong vài năm gần đây, hàm lượng TSP, SO2, CO, NO2 đang có xu hướng tăng
mạnh, đặc biệt hiện nay hàm lượng TSP, SO2 đã vượt ngưỡng cho phép. Hàm lượng các
chất này tăng mạnh như vậy do quy mô sản xuất tại làng nghề ngày càng tăng nhưng lại
không có hệ thống xử lý khí thải tại làng nghề. Điều này, đang báo động mức độ ô nhiễm
hàm lượng TSP tại làng nghề ngày càng cao gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của
người dân trong làng.


Hinh 2. Biểu đồ so sánh thông số TSP trong không khí qua các năm [1]

Hình 3. Biểu đồ so sánh thông số SO2 trong không khí qua các năm [1]
b. Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Hầu hết các chỉ tiêu đều bị ô nhiễm nặng và vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
và ngày càng có xu hướng tăng mạnh do quy mô sản xuất tại làng nghề ngày càng tăng
nhưng lại không có hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề cũng như việc quản lý và ý
thức của người dân không tốt đã ảnh hưởng tới môi trường nước. Điều này, đang báo
động mức độ ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề ngày càng cao gây ảnh hưởng không
tốt tới sức khỏe của người dân trong làng cũng như cảnh quan môi trường.

10


Bảng 2. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt ngày 23/12/2014 [1]
QCVN
08:2015/BTNMT

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

NM1

1

pH


mg/l

8.5

2

DO

mg/l

1,65

1,5

≥4

3

TSS

mg/l

316

370

50

4


COD

mg/l

500

566

30

5

BOD5

mg/l

301

250

15

6

NH4+-N

mg/l

12,2


15,2

0,9

7

PO4 3 -P

mg/l

1,15

1,45

0,3

8

Fe3+

mg/l

2,71

3,35

1,5

9


Zn

mg/l

0,93

2,15

1,5

10

Pb

mg/l

0,079

0,098

0,05

11

Cu

mg/l

0,694


0,65

0,5

12

coliform

MPN/100 ml

10000

19890

7500

13

E.coli

MPN/100ml

12000

19100

100

NM2
8,10


5,5-9,0

Bảng 3. Kết quả quan trắc môi trường nước thải ngày 23/12/2014 [1]
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

NT1

NT2

QCVN
40:2011/BTNMT

1

pH

mg/l

7,51

8,03

5,5-9,0

2


DO

mg/l

2,2

2,0

-

3

TSS

mg/l

405

354

100

4

BOD5

mg/l

255


285

50

5

COD

mg/l

510

754

150

6

NH4+-N

mg/l

12,1

10,9

10

7


mg/l

1,59

1,35

-

8

PO4 3 -P
Fe3+

mg/l

7,25

6,95

5

9

Zn

mg/l

0,923


1,95

3

10

Pb

mg/l

0,192

0,136

0,5

11
12

Cu
Coliform

mg/l
MPN/100ml

0,451
16200

0,712
19100


2
5000

13

E.coli

MPN/100ml

19400

22000

-

11


2.2.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng
nghề Minh Khai
Làng nghề ngày càng phát triển thì môi trường làng nghề ngày càng bị ô nhiễm.
Nguyên nhân chủ yếu là do rác thải của các hộ làng nghề tái chế trong làng đổ bừa
bãi ra môi trường,nước thải của các hộ làm nghề không được quy hoạch vào khu tập trung
để xử lý mà đổ trực tiếp ra các lòng sông,ao hồ,mương máng, đường làng, không có hệ
thống xử lý khí thải cho làng nghề điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của nhân
dân trong làng nghề. Hiện nay, toàn bộ số cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư,các
xưởng sản xuất nằm tại các hộ gia đình. Các chất thải trong quá trình sản xuất đã làm ô
nhiễm nguồn nước, không khí, gây tiếng ồn, bụi.
- Về không khí

Do làng nghề tái chế nhựa Minh Khai phải thu mua phế liệu từ các nơi khác nên
quá trình vận chuyển vào trong làng của các xe cơ giới đã sinh ra một lượng bụi đáng kể
cho môi trường không khí xung quanh của làng nghề. Bên cạnh đó, bụi được sinh ra nhiều
trong các khâu phân loại và sàng lọc. Hơn nữa, một số hộ vẫn còn dùng than để nung nên
các khí thải có thể phát sinh bao gồm bụi than,VOC,NOx... đặc biệt quá trình nung chảy
nhựa để rót khuôn có thể phát sinh các hơi hữu cơ độc hại như THC, hơi hữu cơ… nó đã
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động.
Ví dụ:
Bụi tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm
thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên,
phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Bụi khi thâm nhập vào phổi
gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp: ho ra đờm, ho ra máu,
khó thở,…
Khí H2S gây thiếu oxy đột ngột, có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở.
Khí NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng, hệ hô hấp.
Khí CO khi kết hợp với Hb trong máu thành HbCO làm cho máu giảm khả năng
vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu oxy trong máu,…
Khí NO2 làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp.
Khí SO2 là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh. SO2 ảnh hưởng tới chức
năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn
cảm ở những người mắc bệnh hen,… Khi hít thở phải khí SO2 (thậm chí ở nồng độ thấp)
có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản.
- Về nguồn nước
Hiện nay trong làng nghề Minh Khai hầu hết chưa có nguồn nước máy để dùng,
người dân thường dùng nước giếng khoan để sinh hoạt, sản xuất. Nhưng do các hộ trong
quá trình sản xuất phải dùng hóa chất để tẩy rửa các phế liệu nước thải sản xuất lại thải
trực tiếp ra cống rãnh, ao hồ trong làng làm cho mạch nước ngầm cũng bị ô nhiễm tới mỹ
quan và đặc biệt nguồn nước ngầm ở làng nghề là hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ
đối với sức khỏe.
Ví dụ:

+ Bệnh đường ruột: Vi sinh E.coli, Coliforms có thể gây ra các bệnh đường ruột,
12


tiêu chảy cấp, một số trường hợp có gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết…
+ Bệnh đường ruột: Nước bẩn gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh ngoài da, ghẻ lở,
ngứa, viêm da... Bệnh có thể do vi khuẩn, vi rút lan truyền qua đường nước thiếu an toàn,
tiếp xúc và kí sinh lên da của bệnh nhân dẫn tới ghẻ lở, mụn nhọt, cũng có thể do các kim
loại nặng và chất hoá học trong nước tác động trực tiếp lên da, làm thay đổi cấu trúc da,
khiến cho da mất đi các thuộc tính ban đầu, gây bong tróc, nứt nẻ, thậm chí là ung thư
da…
+ Ung thư: Với các nguồn nước ô nhiễm từ kim loại nặng, các hợp chất vô cơ, vi
khuẩn trong nước… không chỉ gây ngộ độc cho con người mà còn là tác nhân gây nhiều
bệnh nguy hiểm như ung thư, đột biến.
- Sức khỏe người dân
Hiện trạng môi trường nước và không khí tại làng nghề không được xử lý đã ảnh
hưởng trực tiếp lên súc khỏe của người dân trong làng. Nhóm người chịu tác động mạnh
mẽ bởi yếu tố môi trường đó là người già, trẻ nhỏ, người đang mắc bệnh và một số bệnh
điển hình của người dân đó là bệnh về đường hô hấp chiếm 60%, các bệnh về tai, mắt,
họng chiếm 15%, bệnh phụ khoa chiếm 20%, ung thư tại làng nghề chiếm 0,5%, một số
bệnh về da chiếm 3%, một số bệnh khác chiếm 1,5%.
Bảng 4. Một số bệnh điển hình của người dân làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
mắc phải do ô nhiễm môi trường
TT

Bệnh

Tỉ lệ (%)

1


Hô hấp

60

2

Tai, mắt, họng

15

3

Phụ khoa

20

4

Ung thư

0,5

5

Da liễu

3

6


Bệnh khác

1,5

(Điều tra mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề Tỉnh Hưng Yên 2011)
2.3. Công tác quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
2.3.1. Điểm mạnh
- Nhiều người dân đã quan tâm đến ô nhiễm môi trường và đóng góp tiền để trả cho
việc thu gom rác thải
- Chính quyền đã quan tâm đến việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước và đường
giao thông thôn, xóm.
- Chính quyền địa phương đã bước đầu quan tâm đến công tác quy hoạch làng nghề.
2.3.2. Điểm yếu
- Nhận thức của người dân trong quản lý môi trường còn thấp.
13


- Hệ thống thoát nước kém và thiếu quy hoạch.
- Làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; rác thải
chưa được phân loại tại từng hộ gia đình.
- Nguồn tài trợ cho quản lý môi trường còn ít.
- Cán bộ quản lý môi trường chưa có kinh nghiệm.
- Thiếu sự hợp tác giữa các đoàn thể trong quản lý môi trường.
2.3.3. Cơ hội
- Các viện nghiên cứu, các tổ chức bắt đầu nghiên cứu ô nhiễm môi trường tại các
vùng nông thôn, ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức thiết với chính quyền, người
dân.
- Kinh tế phát triển, mức sống của người dân được cải thiện, người dân có những
điều kiện tốt hơn để tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

2.3.4. Thách thức
- Bệnh tật ngày càng tăng, hoạt động sản xuất ngày càng bị đe doạ bởi ô nhiễm môi
trường.
- Nguồn nước ngầm bị đe doạ bởi ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm nguồn nước mặt tại các ao, hồ ngày càng nghiêm trọng
- Tăng sự khác biệt giữa hoạt động sản xuất làng nghề và suy thoái môi trường.
- Đầu tư không hiệu quả trong môi trường nông thôn.
2.4. Giải pháp giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng
đồng khu vực đô thị Việt Nam hướng tới PTBV
Để làng nghề phát triển bền vững vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế vừa
đảm bảo việc bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân thì vấn đề khắc phục ô nhiễm
môi trường là rất cần thiết và quan trọng trong quá trình sản xuất. Từ việc phân tích, đánh
giá hiện trạng tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng khu vực làng
nghề Minh Khai cho thấy tình hình ô nhiễm môi trường nước và không khí đã đến mức
báo động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động và người dân sống trong khu vực
làng nghề. Nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng,
khắc phục mức độ suy thoái môi trường, từng bước cải thiện chất lượng môi trường sống
của cộng đồng dân cư, cần phải thực hiện và áp dụng đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:
Giải pháp quy hoạch, giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật.
2.4.1. Giải pháp quản lý
a. Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT
Việc xử lý môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng tại làng nghề sản xuất
nhựa rất khó khăn do khó quản lý được nguồn phát thải. Để thực hiện được cần có chế
tài chặt chẽ, quyết liệt nhằm đưa làng nghề ra khỏi danh sách đen, những hoạt động bao
gồm:
- Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn
thải: Sở TNMT tỉnh Hưng Yên cần xây dựng kế hoạch giám sát môi trường tại làng nghề
định kỳ đặc biệt đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Sở cần tiến
14



hành kiểm kê số nguồn thải và quy mô nguồn thải tại làng nghề đồng thời lên danh sách
những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng để thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác
BVMT. Kinh phí hoạt động này có thể lấy từ ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp môi
trường của địa phương và do các chủ cơ sở sản xuất đóng góp.
- Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế như thu phí BVMT đối với nước thải, khí
thải, chất thải rắn: Sở Tài nguyên & Môi trường cần hướng dẫn bằng văn bản cho huyện
Văn Lâm, thị trấn Như Quỳnh cách lập biểu thống kê các nguồn thải và thải lượng các
chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn của các làng nghề ở địa phương theo
phương pháp tính trung bình lượng sản xuất/ngày. Từ đó, tính phí BVMT đối với nước
thải, chất thải rắn và hướng tới tính phí BVMT đối với khí thải.
- Tăng cường cưỡng chế thực thi pháp luật trong BVMT làng nghề:
+ Đối với cơ sở mới, chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho cơ sở có bản cam kết BVMT,
đánh giá tác động môi trường… Không cấp phép cho các dự án có công nghệ sản xuất
lạc hậu. Đối với cơ sở đã đi vào hoạt động, phải lập đề án bảo vệ môi trường.
+ Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
bằng các hình thức: Phạt tiền đối với các cơ sở vi phạm lần 1 (mức phạt theo quy định
của nhà nước). Đình chỉ sản xuất đối với các cơ sở vi phạm lần 2 (Áp dụng các biện pháp
cắt điện, rút vốn ngân hàng, rút giấy phép kinh doanh).
b. Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức
Tăng cường sự phối kết hợp của các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần
chúng trong công tác giáo dục truyền thông môi trường – bảo vệ sức khỏe thông qua các
hoạt động tuyên truyền vận động, phát huy có hiệu quả hệ thống các phương tiện truyền
thông đại chúng, biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt.
- Thực hiện nội quy vệ sinh môi trường đối với từng làng nghề có gắn kết với các
tiêu chí bình xét, công nhận làng văn hoá và gia đình văn hoá.
- Các thôn làng phải thành lập tổ, nhóm làm công tác vệ sinh môi trường trong phạm
vi hoạt động và tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và khu công
nghiệp.
c. Khuyến khích việc xã hội hóa công tác BVMT làng nghề

Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến lồng
ghép nội dung BVMT trong hương ước của làng xã.
Lập hương ước cho làng nghề với các điều về bảo vệ môi trường. Lực lượng tham
gia chủ yếu phải là chính những người dân trong làng nghề ở các hộ sản xuất, các hộ dân
cư.
Các nội dung cần phổ biến bao gồm:
- Luật BVMT, các chính sách, văn bản liên quan tới BVMT làng nghề và các quy
chuẩn môi trường của Việt Nam.
- Hoạt động sản xuất của làng nghề, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm so với
quy chuẩn môi trường.
- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề tới sức khỏe cộng đồng, sản xuất
nông nghiệp, cảnh quan…
15


- Các loại phí môi trường bắt buộc: Phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn, khí
thải và các quy định xử phạt hành chính.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường áp dụng cho làng nghề: sản xuất
sạch hơn, xử lý chất thải và những kinh nghiệm tốt ở các làng nghề tương tự.
- Cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động liên quan đến
đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải trong sản xuất.
2.4.2. Giải pháp quy hoạch
Để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân thì biện
pháp cơ bản nhất đối với làng nghề Minh Khai là cần thực hiện quy hoạch quản lý sản
xuất sao cho thích hợp. Giải quyết tốt quy hoạch tổng thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong
việc giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và môi
trường đất do sản xuất gây nên.
Có 2 loại hình quy hoạch chính là quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ
và quy quy hoạch phân tán tại chỗ:
- Quy hoạch tập trung: Hiện tại thôn Minh Khai đã quy hoạch tập trung làng nghề

về khu làng nghề tập trung với diện tích là 12 ha. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy hoạch
vẫn còn những tồn tại: Cụm công nghiệp làng nghề tuy được quy hoạch nhưng việc vận
động các hộ sản xuất xen lẫn trong khu dân cư ra cụm công nghiệp tập trung còn gặp
nhiều khó khăn. Các hộ sản xuất tiếp tục mở rộng sản xuất tại vị trí mới mà không chuyển
ra khu vực được quy hoạch, việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại khu làng nghề tập
trung không được các chủ đầu tư thực hiện.
- Quy hoạch phân tán: Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện
điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối
đa việc cơi nới, mở rộng đường đối với cơ sở ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các
cơ sở này cũng cần phải có các biện pháp xử lý nước thải, khí thải sơ bộ trước khi thải ra
môi trường.
2.4.3. Giải pháp kỹ thuật
Tới nay, làng nghề tái chế nhựa Minh Khai vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất không được xử lý mà thải trực tiếp
ra các ao, mương gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Làng nghề mặc dù đã có dự án đầu
tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuy nhiên, hệ thống này vẫn chưa được triển khai.
Do vậy, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tập trung là cần thiết.
Với mục đích làm giảm chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí vận hành hệ thống
xử lý nước thải sau này mà vẫn đạt hiệu quả xử lý triệt để nguồn nước thải của làng nghề,
tôi đề xuất áp dụng mô hình xử lý nước thải sau cho trạm xử lý nước thải tập trung (Hình
4).

16


Hình 4. Hệ thống xử lý nước thải làng nghề nhựa Minh khai (đề xuất)
Thuyết Minh: Ta sử dụng kết hợp giữa phương pháp sinh học và phương pháp hóa
lý để làm giảm ô nhiễm nước tại làng nghề.
Trong quá trình sản xuất các hộ sẽ thải ra nước thải. Tại đây, ta cho xây dựng các
hố ga trong mỗi gia đình để nước thải sẽ được lọc sơ bộ ở khâu này. Sau đó,từ các hố ga

gia đình sẽ thải ra một cống rãnh chung. Trong cống rãnh chung này,ta phải có vật liệu
lọc mang tính kiềm cao để giảm bớt nồng độ các chất ô nhiễm trong khâu này trước khi
đưa vào hố ga chung. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học trước
khí, thải bỏ ra môi trường còn một phần bùn sẽ được tách riêng để thu gom tái chế.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện; Không tốn nhiều công sức cho quá trình vận hành;
Tận dụng được mương thu nước thải hiện có thành mương xử lý nước thải; Kinh phí đầu
tư thấp.

17


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Minh Khai một làng nghề tái chế nhựa đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ góp
phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao
động nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhưng bên cạnh đó, thì môi trường làng nghề tái
chế nhựa này càng bị ô nhiễm gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường và sức khỏe của
người dân.
Kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường nước và không khí bị ô nhiễm
nặng. Báo động tới sức khỏe của người dân và cảnh quan môi trường làng nghề. Từ đó,
đưa ra các giải pháp sau để cải thiện chất lượng môi trường
- Các giải pháp quản lý
- Các giải pháp quy hoạch
- Các giải pháp kỹ thuật
Kiến nghị
- Đầu tư sớm hệ thống xử lý nước thải tập trung tại làng nghề.
- Đầu tư hệ thống xử lý khí thải tại làng nghề
- Cần tuyên truyền giáo dục vận động người dân tham gia trong việc ý thức bảo vệ
môi trường làng nghề.


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Thị Tươi (2015). Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ
môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai,thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Khoa học môi trường, Khoa học Nông
nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
[2] Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam (2018). Ô nhiễm làng nghề tái chế nhựa ở
Hưng Yên: Cần sớm kiểm soát và có phương án cụ thể
[3] Báo Tài nguyên và Môi trường (2018). Bộ trưởng Trần Hồng Hà thị sát làng
nghề tái chế nhựa ô nhiễm tại thị trấn Như Quỳnh.
[4] UBND tỉnh Hưng Yên (2017). Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên.
Quyết định 28/2017/QĐ-UBND. Hưng Yên.
[5] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh
[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
[7] Bộ Tài nguyên và môi trường (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
[8] Bộ Tài nguyên và môi trường (2011). Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT quy
định về bảo vệ môi trường làng nghề.
[9] Bộ Tài nguyên và môi trường (2011). Báo cáo về việc thực hiện chính sách,
pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề.
[10] Đặng Kim Chi, Trần Đức Viên và Nguyễn Thanh Lâm (2011). Cơ sở khoa
học và thực tiễn trong lập kế hoạch và quản lý môi trường tại Việt Nam. NXB: Nông
nghiệp

19




×