Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phát triển bền vững ngành điện gió Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.29 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÀI TẬP MÔN HỌC

NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU

Đề tài: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH ĐIỆN GIÓ
TẠI VIỆT NAM
LỚP QH-2017-SIS-KHBV
Giảng viên: PGS. TS Lưu Đức Hải
Học viên: Nguyễn Hữu Mạnh

Hà Nội, năm 2018


MỤC LỤC

2


3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PTBV : Phát triển bền vững
UBND : Ủy ban nhân dân
GP

: Giải pháp


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình
1.

hình
PTBV
1990………………………….

theo

Hình
2.1.
Vị
trí
các
dự
Nam………………………………

án

Hình
2.2.
Lắp
dựng
……………………………

cánh

Jacobs
điện



gió

Sadler, 6
tại

Việt
9

tuabin

đường

kính

84m
14

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiềm năng kỹ thuật năng lượng gió tại Việt Nam……….………… 9

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một nước đông dân và đang trong thời kỳ phát triển. Với quy mô
kinh tế hiện nay và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng trên dưới 7% năm,
nhu cầu năng lượng nói chung và điện nói riêng của Việt Nam trong thời gian tới là rất

lớn. Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế thế giới, giai đoạn 2020-2030, Việt Nam là
một trong những quốc gia có tốc độ phát triển về điện cao nhất thế giới. [1]
Với nhu cầu năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, Việt Nam từ một nước xuất
khẩu tịnh năng lượng đã trở thành một nước nhập khẩu tịnh về năng lượng và ngày
càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu các nguồn than và khí hóa lỏng từ nước ngoài.
Trước những biến đổi về khí hậu toàn cầu, nhu cầu bảo vệ môi trường cho con
người và giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu các nguồn năng lượng hóa thạch từ
nước ngoài, để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, việc đẩy mạnh phát triển
năng lượng gió tương xứng với tiềm năng và theo hướng bền vững là rất cần thiết, do
đó tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Phát triển bền vững ngành điện gió tại Việt Nam”
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về phát triển bền vững
ngành điện gió và thực tiễn phát triển ngành điện gió Việt Nam hiện nay
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho công việc nghiên
cứu và giả giảng dạy các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ngành năng lượng
điện gió ở các cơ sở giáo dục và khoa học hiện nay; là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan chức năng trong việc hoạch định chính sách phát triển năng lượng điện gió trong
tương lai.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành điện gió tại Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên Đề tài cần nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển bền vững
ngành điện gió.
- Phân tích hiện trạng ngành điện gió Việt Nam.
- Giải pháp phát triển bền vững ngành điện gió Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngành điện gió Việt Nam.

5


- Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu hiện trạng ngành điện gió Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp PTBV ngành điện gió Việt Nam trong
thời gian tới.
6. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Cách tiếp cận liên ngành
- Cách tiếp cận Văn hóa
- Cách tiếp cận Kinh tế
- Cách tiếp cận Chính trị học
- Cách tiếp cận Sử học
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đi từ lý luận đến thực tiễn và từ thực tiễn trở về với lý luận,
phương pháp phân tích - tổng hợp;
- Phương pháp đối chiếu - so sánh,
- Khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước;...
7. Câu hỏi nghiên cứu
Hiện trạng và giải pháp PTBV điện gió tại Việt Nam?
8. Danh sách chương
Các chương chính:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Chương 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm phát triển bền vững

Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hộị nghị Rio – 92 và được bổ sung,
hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg – 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là:
Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài ba mặt chủ yếu này,
còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa,
tinh thần, dân tộc... đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến
lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ
thể để vượt qua những thách thức khó khăn mà con người đang phải đối mặt.

PHÁT TIỂN
XÃ HỘI

PTBV
PHÁT TRIỂN
KINH TẾ

BẢO VỆ
HỆ TỰ NHIÊN

Hình 1.1. Mô hình PTBV theo Jacobs và Sadler, 1990
1.2. Quan niệm phát triển ngành điện gió bền vững
Phát triển bền vững ngành điện gió là phát triển ngành điện gió tương xứng với
tiềm năng, đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, mà không làm tổn hại đến hệ tự
nhiên môi trường.
1.3. Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái
Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Năng lượng
của gió có thể được khai thác bằng một nhà máy điện.
Sự hình thành gió: Ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất không đồng
đều làm cho khí quyển, nước và không khí nóng lên không đều nhau. Kết quả là,

không khí nóng sẽ di chuyển lên trên, không khí lạnh sẽ di chuyển xuống dưới. Sự
7


chuyển đổi vị trí giữa không khí nóng và không khí lạnh sẽ tạo thành gió.

8


CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Tình hình phát triển điện gió trên thế giới và ở Việt Nam
Điện gió được phát triển ở nhiều quốc gia, phân bố khắp các châu lục nhưng chủ
yếu ở các quốc gia tại châu Âu. Trong số các nước phát triển điện gió trên thế giới thì
Đức, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Đan Mạch và Ấn Độ là những quốc gia sử dụng năng
lượng điện gió nhiều nhất. Cụ thể, năm 2010 tỉ lệ điện gió tại Đức chiếm khoảng 7,7%,
nhưng đến cuối năm 2012 con số này là 9,8%. Hiện nay, Đức đã có kế hoạch đến năm
2020 lắp đặt khoảng 1200 tuabin điện gió trên biển với công suất dự tính là 10GW và
tăng lên 25GW vào năm 2030. Tại Hoa Kỳ, ngành công nghiệp điện gió đã nhảy vọt
từ sản lượng 6GW năm 2004 thành 60GW vào cuối năm 2012. Ngoài ra, kế hoạch
phát triển điện gió của Bộ năng lượng Hoa Kỳ vào năm 2030 là 300GW. Giá trị này
tương đương khoảng 20% lượng điện tiêu dùng của toàn nước. Tại Đan Mạch, tỉ lệ
điện gió hiện nay là 26% và theo chính phủ Đan Mạch thì tỉ lệ này sẽ là 50% vào năm
2020 [2]. Các con số thống kê trên cho thấy tiềm năng và sự nhận thức đúng đắn của
các quốc gia tiên tiến về ngành công nghiệp mũi nhọn này trong tương lai.
Việt Nam có lợi thế rất lớn về gió, với bờ biển dài hơn 3000km và nhiều hải đảo
với vận tốc gió thổi trung bình quanh năm từ 5m/s trở lên. Tuy nhiên, sự phát triển
công nghệ điện gió vẫn chưa tương xứng với tiềm năng này. Hiện nay trên cả nước có
khoảng trên dưới 50 dự án về điện gió. Các dự án tiêu biểu bao gồm:
+ Dự án điện gió Tuy Phong - Bình Thuận: Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo
Việt Nam (REVN) phát triển với tổng mức đầu tư khoảng 1.450 tỷ đồng và công suất

120MW bao gồm 80 tuabin điện gió 1,5MW. Giai đọan 1 đã hoàn thành vào năm
2011 với 20 tuabin hiện đang hoạt động khá tốt.
+ Dự án điện gió Bạc Liêu: Công ty TNHH Xây Dựng – Thương mại & Du Lịch
Công Lý phát triển với tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng và công suất 99.2MW.
Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án với 10 turbin gió, công suất mỗi tuabin
là 1.6MW. Giai đoạn 2 đã bắt đầu khởi công vào tháng 8/2013 với tổng cộng 52
turbin gió.
+ Dự án điện gió Phú Quý - Bình Thuận: Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt
Nam đầu tư với công suất 6MW sử dụng tuabin loại 2,0MW.
+ Dự án điện gió Phương Mai: Công ty cổ phần Phong điện Phương Mai đầu tư
đã được chính thức khởi công tại Bình Định vào đầu tháng 4 năm 2012. Công suất giai
đoạn 1 là 30MW gồm 12 tuabin điện gió loại 2,5MW, công suất giai đoạn 2 là 75MW
và công suất giai đoạn 3 là 100 MW.
+ Dự án điện gió Phú Lạc: Công ty Bình Thuận Wind Power JSC đầu tư với công
suất 24MW gồm 16 tuabin 1,5MW.
+ Dự án điện gió An Phong: Công ty Thuận Phong Energy Development JSC đầu
tư với tổng công suất 180MW.
Hình 2.1 thể hiện vị trí các dự án điện gió đã/đang/sẽ thực hiện tại Việt Nam.
Dựa vào hình vẽ cho thấy các dự án điện gió hiện đang tập trung chủ yếu ở các tỉnh
miền Trung và Nam bộ.
9


Hình 2.1. Vị trí các dự án điện gió tại Việt Nam [3]
2.2. Những thuận lợi trong phát triển điện gió tại Việt Nam
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về năng lượng gió. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu đánh giá về tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam. Mỗi công
trình cho ra kết quả nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung các công trình đều khẳng
định Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về năng lượng gió. Kết quả nghiên cứu có thể

tin cậy hàng đầu hiện nay là đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): “Đánh
giá tài nguyên gió cho sản xuất điện”. Vì nghiên cứu này dùng phương pháp áp dụng
là lựa chọn một số điểm để đo đạc gió sau đó sẽ ngoại suy lên thành dữ liệu gió mang
tính đại diện khu vực. Những người thực hiện nghiên cứu đã tính toán, loại bỏ các yếu
tố ảnh hưởng tới tốc độ gió như độ nhám bề mặt, sự che khuất do các vật thể như tòa
nhà, địa hình... Dữ liệu gió mang tính khu vực này sau đó được sử dụng để tính toán
dữ liệu gió tại điểm khác bằng cách áp dụng quy trình tương tự nhưng theo chiều
10


ngược lại. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng quan tâm tới các điều kiện khác để xây dựng
các nhà máy điện gió như khoảng cách đấu nối với hệ thống điện, địa hình, khả năng
vận chuyển thiết bị, sự chấp nhận của cộng đồng và các vấn đề liên quan đến sử dụng
đất và môi trường... Kết quả nghiên cứu cho ra tiềm năng kỹ thuật gió tại Việt Nam
(xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tiềm năng kỹ thuật năng lượng gió tại Việt Nam
(tính tại các điểm có vận tốc trung bình hằng năm tương đương hoặc lớn hơn
6m/s ở độ cao 60m so với mặt đất)
T
T

Miền

Tiềm năng kỹ thuật (MW)

1

Bắc

50


2

Trung

880

3

Nam

855

Tổng cộng

1.785

Nguồn: EVN (Báo cáo Tiềm năng kỹ thuật năng lượng gió tại Việt Nam năm
2007)
Những khu vực có thể khai thác năng lượng gió gồm có Bình Thuận, Ninh
Thuận, Tây Nguyên, dãy núi Hoàng Liên Sơn, đảo Phú Quý, Trường Sa, Bạch Long
Vĩ… Tuy nhiên, khi xét cả điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu thì miền Trung là nơi
thích hợp với sản xuất điện gió tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Bình, Bình Định,
Ninh Thuận, Bình Thuận… Như vậy, điều kiện tự nhiên về cơ bản cho phép nước ta
xây dựng và phát triển các dự án điện gió. Đây là tiền đề quan trọng nhất cho sự phát
triển điện gió.
2.1.1. Về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió
Hiện nay, các quy định về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió được quy định tại
Quyết định số37/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế
hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo đó, các dự án điện gió được

hưởng cơ chế ưu đãi gồm:
a) Mua điện từ các dự án điện gió
Điện được sản xuất ra từ các dự án điện gió sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam
mua. Tại mỗi địa phương đều có đơn vị ủy quyền của Tập đoàn Điện lưc Việt Nam.
Chủ thể này có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng sản xuất từ các nhà máy điện gió
nối lưới thuộc địa bàn do mình quản lý. Thời gian hợp đồng mua bán là hai mươi (20)
năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.614 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá
trị gia tăng, tương đương 7,8 UScents/kWh). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến
động của tỷ giá đồng/USD. Nhà nước hỗ trợ giá điện cho Bên mua điện đối với toàn
bộ sản lượng điện mua từ các nhà máy điện gió là 207 đồng/kWh (tương đương 1,0
11


UScents/kWh) thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Bộ Công Thương theo dõi
để đề xuất hiệu chỉnh mức giá mua điện tại điểm giao nhận và mức hỗ trợ giá điện
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên nguyên tắc giảm dần, tiến tới xóa
bỏ trợ giá khi giá bán điện thực hiện theo giá thị trường. [4]
b) Ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí cho các dự án điện gió
Một là, về huy động vốn đầu tư:
Nhà đầu tư vào các dự án điện gió có quyền huy động vốn dưới các hình thức
pháp luật cho phép từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các
dự án điện gió. Bên cạnh đó, tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của
Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước có quy định dự án
điện gió thuộc danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư [5]. Như vậy, các chủ
đầu tư dự án điện gió có thể vay vốn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để
tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hai là, về thuế nhập khẩu:
Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án điện gió, hàng hóa nhập
khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu

để phục vụ sản xuất của dự án điện gió được miễn thuế nhập khẩu theo quy định pháp
luật thuế.
Ba là, thuế thu nhập doanh nghiệp:
Dự án sản xuất năng lượng từ sức gió thuộc danh mục các dự án được ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư số 212/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của
Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo
vệ môi trường quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CPngày 14/02/2015. [6]
Trường hợp bình thường, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư
điện gió được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm. Thu nhập của doanh nghiệp từ
thực hiện dự án đầu tư điện gió được miễn thuế 04 năm, được giảm 50% số thuế phải
nộp trong 09 năm tiếp theo. [6]
c) Ưu đãi về hạ tầng đất đai
Triển khai các dự án điện gió cần một diện tích đất khá lớn. Theo quy định pháp
luật đầu tư đây là lĩnh vực được ưu đãi đầu tư [7]. Dự án điện gió và công trình đường
dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc
lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giao đất để
chủ đầu tư thực hiện các dự án điện gió.
Những ưu đãi nói trên áp dụng đối với dự án điện gió có nối lưới. Dự án điện gió
không nối lưới được hưởng các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí và ưu đãi về hạ tầng đất
đai như trình bày ở trên. Chủ đầu tư xây dựng đề án giá điện và xác định tổng mức hỗ

12


trợ từ ngân sách nhà nước trình Bộ Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
2.2. Các khó khăn, thách thức và giải pháp PTBV ngành điện gió tại Việt
Nam
Điện gió là một trong những ngành công nghiệp tiềm năng và phát triển bền

vững trong tương lai. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này tương đối mới mẻ tại Việt
Nam. Vì vậy, sẽ có những khó khăn và rủi ro nhất định cho việc thành công của một
dự án điện gió. Chúng ta có thể liệt kê các ý chính và các giải pháp thực hiện như sau:
2.2.1. Về kinh tế:
- Thường một dự án điện gió thành công đòi hỏi phải đầu tư công suất khá lớn.
Tuy nhiên, giá thành đầu tư vào điện gió hiện nay cũng còn khá cao (trung bình xấp xỉ
khoảng 2.500USD/kW, nghĩa là hơn 50 triệu đồng/kW). Điển hình như dự án Điện gió
Bạc Liêu có tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng với tổng công suất khoảng
99.2MW do công ty TNHH Xây Dựng - Thương mại & Du Lịch Công Lý thực hiện từ
năm 2010 đến nay. Dự án này được sự hỗ trợ từ một Ngân hàng Hoa Kỳ thông qua sự
bảo lãnh cho vay từ Chính phủ. Do đó, giải pháp thực hiện một dự án điện gió thành
công thì cần phải có sự hỗ trợ kịp thời về tài chính của các tổ chức tín dụng uy tín
trong nước/quốc tế và của Chính phủ.
- Dòng đời dự án: Các tuabin hầu hết được làm bằng vật liệu thép, phần công
nghệ như máy phát điện, hệ thống cơ và trục trong tuabin cũng như cánh quạt được
thiết kế bằng các vật liệu và có độ bền trong quá trình hoạt động khoảng 20 năm. Do
đó, thường một dự án điện gió được quy hoạch phát triển trong khoảng thời gian 20-30
năm. Vì vậy, dòng đời dự án là một yếu tố quan trọng trong việc tính toán điểm hòa
vốn chi phí. Hiện nay, các dự án điện gió cần phải được hỗ trợ để tạo động lực phát
triển cho ngành công nghiệp này. Các giải pháp mà chính phủ có thể áp dụng như: hỗ
trợ hơn nữa trong việc cho thuê/mua đất giá rẻ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và
thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp đầu tư dự án…
2.2.2. Về xã hội:
- Nhân lực: Tại Việt Nam hiện chưa có trường nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh
vực năng lượng “xanh” nên sự thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành là điều tất yếu. Vì
vậy, Chính phủ cần chú trọng việc phát triển chương trình đào tạo lĩnh vực này trong
các trường đại học và viện nghiên cứu. Bước ban đầu có thể khuyến khích sự ra đời
của các Hiệp hội, Tổ chức chuyên ngành năng lượng. Ví dụ Hiệp hội điện gió Việt
Nam, Tổ chức năng lượng tái tạo… các chủ thể và cơ quan này sẽ có bề dày kinh
nghiệm và tư vấn ngược lại cho Chính phủ trong các hoạch định chính sách, thủ tục,

công nghệ… nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển ngành công nghiệp điện gió tại Việt
Nam.
- Lắp đặt cối xay gió phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ những người sống
trong khu vực lân cận, nơi mà các nhà máy điện gió đã được dự kiến xây dựng do gây
13


ô nhiễm tiếng ồn. Vì vậy, các yếu tố như tốc độ của gió và tần số của nó cần được đưa
vào để tính toán trước khi lựa chọn nơi để lắp đặt một cối xay gió.
2.2.3. Về môi trường:
Các dự án điện gió phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Nếu chế độ gió
không ổn định thì tuabin gió hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, địa hình xây dựng các
tuabin gió cũng rất quan trọng, nếu đó là khu vực vùng biển hoặc gần vùng biển thì
các tuabin dễ bị hơi muối biển phá hủy. Bên cạnh đó, việc triển khai một dự án điện
gió có thể làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên, thẩm mỹ của một thành phố và ngành công
nghiệp du lịch, ảnh hưởng đến hoạt động sinh sống, đường bay của loài chim, địa bàn
dự án điện gió chồng lấn với dự án khác…
Điển hình tại Bình Thuận, theo các quyết định quy hoạch dự án điện gió, Bình
Thuận hiện có 16 dự án với tổng công suất là 1.242MW nhưng hiện lại có tới 9 dự án
đã “vướng” vào vùng quy hoạch khai thác titan nên chưa thể triển khai [8]. Bên cạnh
đó, Bình Thuận còn có loài chim yến là một nguồn lợi kinh tế lớn từ sản xuất đặc sản
“yến sào” từ tổ của loài chim yến, tuy nhiên việc vận hành các tuanbin gió đã làm ảnh
hưởng xấu đến hoạt động, sinh sống, đường bay của loài chim này.
Để khắc phục tình trạng trên cần lập quy hoạch phát triển điện gió bởi đây là
định hướng đầu tiên cho việc xây dựng các dự án điện gió. Về nguyên tắc, việc lập quy
hoạch phải là việc làm trước khi tiến hành dự án. Tuy nhiên, với thực trạng phát triển
điện gió của Việt Nam hiện nay, chúng ta giải quyết theo phương án, đánh giá ngay
các dự án điện gió đang triển khai có phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
hội của địa phương hay không; có bị chồng lấn lên hoạt động kinh tế - xã hội khác
hay không; nếu có thì tìm các xử lý hợp lý nhất, ít tổn thất nhất. Sau đó, chúng ta phải

tiến hành lập quy hoạch phát triển điện gió trong phạm vi cả nước. Quy hoạch phát
triển điện gió phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ môi trường. Đặc biệt, quy hoạch phát triển điện
gió phải dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy về địa hình, chế độ
gió. Khu vực xây dựng các nhà máy điện gió phải cách xa khu dân cư, khu du lịch...
Nhà nước còn cần phải có chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với việc nghiên
cứu ra các giải pháp về khoa học kỹ thuật cho dự án điện gió: chúng ta có nhiều khu
vực có tiềm năng năng lượng gió nhưng ở khu vực biển, ven biển nên cần phải nghiên
cứu vật liệu làm tuabin gió chịu được mặn, chịu được phèn.
2.2.4. Về cơ chế, chính sách:
- Các thủ tục hành chánh và rào cản pháp lý: Đây có thể nói là một trong những
rào cản lớn nhất. Hiện nay, các chính sách về thủ tục đầu tư, hợp đồng/giá cả mua bán
điện giữa chủ đầu tư dự án và Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn chưa được
ban hành một cách đầy đủ. Sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ quyết định rất lớn đến
yếu tố thành công của dự án. Đồng thời, các thủ tục, hành lang pháp lý cần phải được
minh bạch rõ ràng, tạo cơ chế đặc thù cho sự phát triển của ngành năng lượng xanh
này.
14


- Dữ liệu không đầy đủ về địa lý, hải triều, tốc độ gió tại các vùng: Hiện nay
chưa có độ tin cậy cao, sự đồng bộ và thống nhất về dữ liệu gió tại các vùng, miền của
Việt Nam. Dẫn đến gây khó khăn và sai lệch cho bước đánh giá ban đầu (tiền khả thi)
của một dự án điện gió. Do đó, Chính phủ cần sớm hỗ trợ các đơn vị liên quan tổ chức
thực hiện các đề tài nghiên cứu có chất lượng, qui mô và khả năng ứng dụng cao.
Đồng thời, đây cũng là cơ sở để tạo ra các Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế, thi công,
nghiệm thu chất lượng một công trình điện gió.
2.2.5. Về công nghệ:
Hầu hết các dự án điện gió tại Việt Nam đều nhập khẩu công nghệ tuabin từ nước
ngoài (Hoa Kỳ, Châu Âu,…). Tại Việt Nam, chủ yếu thi công phần đế móng và các

phần kết nối với tuabin (đường xá, cống, hệ thống điện, cầu dẫn, thiết bị giao
thông…). Do đó, chúng ta lệ thuộc vào nước ngoài hoàn toàn về mặt công nghệ điện
gió. Điển hình như quá trình vận chuyển, lắp dựng các trang thiết bị của tuabin gió có
đặc điểm là trọng tải cao, kích thước lớn… dẫn đến không ít khó khăn cho các nhà
thầu thi công. Ví dụ tại dự án Điện gió Bạc Liêu, để lắp dựng các thân và cánh tuabin
có tổng chiều cao khoảng 80m, đường kính thân tuabin khoảng 4m thì phải cần các
cần cẩu chuyên dụng có trọng tải 600T được thuê từ công ty Tat Hong của Singapore
(Hình 2.2). Song song đó, quá trình vận hành các tuabin trong và sau khi thi công là cả
một vấn đề lớn cần giải quyết.

Hình 2.2. Lắp dựng cánh tuabin
(Nguồn: Lương Văn Hải)

Giải pháp: Cần tăng cường hợp tác
quốc tế trong phát triển điện gió. Nhiều quốc
gia trên thế giới đã nghiên cứu phát triển
khoa học kỹ thuật trong lĩnh điện gió đạt
hiệu quả cao như Mỹ, Đức, Trung Quốc... Vì
vậy, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của
các quốc gia đi trước đó. Hình thức hợp tác
chủ yếu là nhận chuyển giao công nghệ về
điện gió; xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài
hạn với các tổ chức quốc tế trong việc đào
tạo và tập huấn cho đội ngũ những người
làm công tác phát triển điện gió… Tuy nhiên,
việc hợp tác quốc tế cũng cần phải thận
trọng để tránh tình trạng chúng ta bị phụ
thuộc quá nhiều vào các tổ chức, cá nhân
nước ngoài hoặc Việt Nam phải nhận chuyển
giao những công nghệ lạc hậu, không đủ

điều kiện cho tăng trưởng xanh và phát triển
bền vững.

15


KẾT LUẬN
Thông qua các phân tích ở trên, các kết luận cơ bản có thể được rút ra như sau:
- Điện gió là một trong những nguồn năng lượng sạch và xanh trong tự nhiên và
hiện đang được phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Theo thời gian thì điện gió sẽ
đủ khả năng để dần thay thế các nguồn năng lượng truyền thống như hạt nhân, thủy
điện, nhiệt điện… vốn đã tồn tại nhiều bất cập và rủi ro cho môi trường cũng như xã
hội.
- Tiềm năng về nguồn năng lượng điện gió tại Việt Nam là rất lớn và theo dự báo
sẽ còn tăng trưởng khá mạnh trong thời gian sắp tới.
- Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều khó khăn thách thức đối với ngành
điện gió. Việc phát triển bền vững ngành điện gió phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm,
hỗ trợ của Chính phủ và ý thức của người dân Việt Nam trong việc phát triển nguồn
năng lượng bền vững này.
Mong rằng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp điện gió, giá
thành công nghệ giảm và chiến lược phát triển năng lượng quốc gia tốt thì chúng ta sẽ
thoát được khỏi sự lệ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu,
khí đốt và điện hạt nhân./.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Thành (2018). Báo cáo tại Hội nghị “Điện gió Việt Nam: Cơ
hội và thách thức”, Hà Nội, ngày 7/6/2018

[2] Nguyễn Ngọc (2013). Điện gió & quạt gió bơm nước. Hà Nội: NXB Bách
khoa Hà Nội.
[3] Phan Thanh Tùng, Vũ Chi Mai và Angelika Wasielke (2012). Tình hình
phát triển điện gió và khả năng cung ứng tài chính cho các dự án ở Việt Nam, Bản
nghiên cứu Dự án Năng lượng Gió GIZ, Hà Nội.
[4] Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2011). Điều 14, Quyết định số
37/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011 về về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió
tại Việt Nam.
[5] Chính phủ (2011). Phụ lục I, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về Tín dụng
đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
[6] Bộ Tài chính (2015). Điều 3, Thông tư số 212/2015/TT-BTC hướng dẫn
chính sách thuế thu nhập doanh n ghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy
định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
[7] Quốc hội (2014). Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Luật Đầu tư năm 2014.
[8] Hội dầu khí Việt Nam, (2013). Điện gió đang “chờ gió”. Truy cập tại trang
web: />[9] Lương Văn Hải, (2013). Điện gió Việt Nam: hiện trạng, cơ hội và sự thách
thức phát triển
[10] Doãn Hồng Nhung và Nguyễn Thị Bình (2017). Một số ý kiến đánh giá
về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển điện gió tại Việt Nam. Tạp chí
Công thương

17



×