MỤC LỤC
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM
I. Cơ sở lý luận:
1. Vai trò của lúa gạo:
Lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chính của thế giới. Đặc biệt
với các nước châu Á đây là lương thực chính để tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục
vụ đời sống. Chính vì lý do trên lúa gạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung
cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Với đặc điểm dân số ở Việt Nam thì lúa
gạo còn là sản phẩm đóng góp lớn trong quá trình xóa đói giảm nghèo. Với dân số
85,789 triệu người dân tính đến ngày 1/4/2009 thì vấn đề đảm bảo an ninh lương thực
phụ thuộc rất nhiều vào việc sản xuất lúa gạo vì thế ngành lúa gạo có vai trò rất lớn
trong việc cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội. Một vai trò nữa của lúa gạo không thể
không kể đến đó là lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp của đại đa số người nông dân vì
thế việc sản xuất lúa gạo đã không chỉ cung cấp lương thực cho dân cư mà còn giải
quyết việc làm cho người dân. Với một nước nông nghiệp như Việt Nam hiện nay thì
ngành trồng lúa gạo vẫn còn là ngành chủ lực trong phần trăm cơ cấu cây trồng và
phân công lao động xã hội. Việt Nam có một thế mạnh về sản xuất lúa gạo và là nước
xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới vì thế lúa gạo còn có vai trò to lớn trong việc
thu ngoại tệ về cho đất nước. Nói tóm lại lúa gạo là sản phẩm có vai trò vô cùng to
lớn đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là Việt Nam.
2. Các khái niệm cơ bản:
2.1. Các khái niệm phát triển bền vững:
Định nghĩa phát triển bền vững xuất hiện lần đầu vào năm 1980 trong ấn phẩm
Chiến lược bảo tồn Thế giới ( công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế- IUCN) nội dung sau: “Sự phát triển của nhân loại
không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất
yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.
Năm 1987 theo báo cáo của Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới – WCED
nêu rõ: “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…”
Khái niệm trên được phổ biến rộng rãi và nó vẫn có giá trị tới ngày nay.
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
1
Theo định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD): “Nông
nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay,
mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau”.
2.2. Khái niệm sản xuất lúa gạo bền vững:
Sản xuất lúa gạo bền vững là việc khai thác sử dụng nguồn lực hiện tại để tạo
ra sản phẩm lúa gạo của thế hệ hiện nay không làm ảnh hưởng tới khả năng sử dụng
nguồn lực đó của thế hệ tương lai. Khái niệm này rút ra từ khái niệm phát triển bền
vững. Sản xuất lúa gạo bền vững hiện nay có nhiều quan điểm một trong số đó có
quan điểm sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn GAP ( Good Agricultural Practices ). Sản
xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn GAP là thỏa thuận những tiêu chuẩn và thủ tục nhằm
phát triển nền sản xuất lúa gạo an toàn, bền vững với mục đích đảm bảo: An toàn cho
người tiêu dùng, An toàn cho người lao động, An toàn cho môi trường.
3. Các quan điểm về phát triển bền vững:
Các quan điểm về phát triển bền vững xoay quanh mối quan hệ của ba vấn đề
đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường.
Quan điểm 1: Phát triển bền vững đặt trong mối quan hệ phát triển kinh tế
nhanh và nâng cao hiệu quả xã hội.
Quan điểm này xuất phát từ bối cảnh trước đây khi việc khai thác tài nguyên
của con người chưa gây hiệu quả nghiêm trọng tới môi trường. Và nó chỉ đúng trong
một giai đoạn lịch sử nhất định. Hiện nay quan điểm này đã không còn nữa mà đã
thay đổi theo tiến trình thời gian.
Quan điểm 2: Phát triển bền vững phải đảm bảo đủ ba mặt là phát triển kinh tế,
đảm bảo quan hệ xã hội và môi trường tự nhiên không bị ảnh hưởng.
Quan điểm này hiện nay rất phổ biến và đó cũng là mục đích của việc phát triển
bền vững hướng tới. Phát triển bền vững là việc sử dụng các yếu tố nguồn lực hiện
tại không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các yếu tố đó của thế hệ tương lai. Vì vậy
phát triển bền vững phải đảm bảo đủ những mặt tích cực của nó như phát triển kinh
tế ổn định lâu dài, đời sống xã hội được cải thiện và môi trường không bị ảnh hưởng
nặng nề.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Cơ sở pháp lý về phát triển bền vững ngành lúa gạo:
Hiện nay với thực tế là sản xuất lúa gạo thường cho thu nhập thấp, nông dân
trồng lúa nghèo, giá trị thu nhập trên 1 ha thường thấp hơn so với các cây trồng khác,
giá cả không ổn định phụ thuộc vào biến động của giá lúa gạo tren thế giới, đặc biệt ở
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
2
vùng sản xuaatsluas gạo lúa hàng hóa lớn như ĐBSCL. Để giúp nông dân giảm giá
thành sản xuất lúa, đảm bảo lãi suất đạt trên 30% chính phủ có một số chính sách mới
cho nông dân đầu tư phát triển lúa gạo và phát triển lúa gạo bền vững như sau:
1. Quyết định 115/2008/NĐ-Cp ngày 14/11/2008 về việc miễn giảm thủy lợi
phí trong sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
2. Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ và
Thông tư số 02/2009/TT-NHNN hướng dẫn thi hành việc hỗ trợ lãi suất choc ac tổ
chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất-kinh doanh. Múc lãi suất hỗ trợ cho
khách hàng vay là 4%/năm.
3. Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của Thủ tướng chính phủ về
việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân, vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để
thực hiện đầu tư mới, để phát triển sản xuất kinh doanh.
4. Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc
hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và
vật tư xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Ngoài một số chính sách mới thì các chính sách khác như chính sách ruộng đất,
chính sách khuyến nông, chính sách trợ giá,… nhiều chính sách khác đều là cơ sở
pháp lý để phát triển lúa gạo bền vững.
2. Kinh nghiệm của các nước về phát triển bền vững ngành lúa gạo.
2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng và dấn số đông nhất thế giới. Trong
quá khứ cũng như hiện tại, quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc có
nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa,
nền nông nghiệp và kinh tế đã đạt được những thành tựu nhất định, trong đó có sự
đóng góp không nhỏ của khoa học công nghệ. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay,
các khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hiện đại hóa nông nghiệp…
được xây dựng ở hầu hết các tỉnh, thành phố và sử dụng công nghệ cao để cải tạo
nông nghiệp truyền thống. Trung Quốc đã chọn công nghệ cao làm khâu đột phá
trong phát triển nông nghiệp.Hiện nay, trình độ chung nền nông nghiệp Trung Quốc
khá cao. Tỷ lệ tiến bộ khoa học – công nghệ nâng cao đã đóng góp quan trọng cho sự
phát triển ổn định liên tục của nền kinh tế nông thôn và nông nghiệp Trung Quốc.Sản
lượng một số nông sản phẩm của Trung Quốc đã và đang đứng đầu thế giới: Lương
thực đứng vị trí số 1 (lúa gạo, lúa mỳ); ngô đứng thứ 2: đậu tương đứng thứ 3; bông,
cây có dầu, các loại thịt, thức ăn gia cầm và các loại thủy sản đều đứng ở top đầu thế
giới. Trung Quốc chỉ sử dụng 7% đất canh tác của thế giới nhưng đã nuôi sống 22%
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
3
dân số thế giới.
Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, Trung Quốc đã lần lượt ban
hành Cương yếu kế hoạch nghiên cứu phát triển công nghệ cao và kế hoạch phối hợp
đồng bộ với Chương trình bó đuốc, đã chọn được 7 lĩnh vực nông nghiệp của công
nghệ sinh học, công nghệ thông tin làm trọng điểm, tổ chức lực lượng khoa học –
công nghệ nòng cốt thúc đẩy khoa học - công nghệ nông nghiệp cao trong toàn quốc
và giành được những tiến triển quan trọng và đột phá:
Lĩnh vực công nghệ sinh học đã xây dựng được công nghệ sản xuất của hơn
60 loại hoa, lúa gạo, lúa mỳ, khoai tây, táo …đã được áp dụng thành công trên diện
rộng về kỹ thuật cấy mô khử virut vào sản xuất theo kiểu công xưởng hóa, hiện nay
đã thực hiện được thương phẩm hóa công nghệ này. Đã nhân bản vô tính gen hàng
trăm loại, ứng dụng công nghệ chuyển nghép di truyền và thu được nhiều loại gen có
các tính trạng khác nhau, sản xuất thử nghiệm điểm trình diễn hoặc trên đồng ruộng
nhiều giống mới, và đã thành công đưa vào thị trường thương phẩm hóa.
Lĩnh vực công nghệ thông tin đã xây dựng được nhiều ngần hàng dự trữ thông
tin nông nghiệp như ngần hàng dự trữ nông nghiệp, ngân hàng tài nguyên giống cây
trồng, ngân hàng dữ liệu kết quả khoa học công nghệ nghề cá, ngân hàng dữ liệu
thống kê kinh tế nông nghiệp. Các ngân hàng này đã được lưu giữ và khái thác mang
tính hiệu quả kinh tế cao. Theo đà phát triển nhanh chóng của mạng Internet, Trung
Quốc đã khởi động chương trình: Kim nông, Mạng thông tin nông nghiệp Trung
Quốc, Mạng thông tin khoa học công nghệ nông nghiệp Trung Quốc và đã bắt đầu
cung cấp những thông tin có liên quan để phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn.
Lĩnh vực vật liệu, phân hóa học, thuốc trừ sâu mới. Các loại phân bón, thuốc
trừ bệnh sinh vật và các hóa chất loại mới đã phát triển khá mạnh. Loại phân bón hỗ
hợp do Trung Quốc tự chế tạo đã chiếm 20% số lượng phân bón hóa học, các loại
phân bón hữu cơ dùng trong sản xuất rau, cây ăn quả, cây cảnh đã khá phổ biến:
phân hóa học nồng độ cao, phân hóa học hiệu quả lâu dài và phân tan chậm.. sẽ dần
thay thế loại phân đơn nguyên tố, nồng độ thấp. Phương pháp bón phân theo bài phối
chế, bón phân cần bằng, bón phân ưu hóa đã mở rộng tái chế, bón phân cân bằng, bón
phân ưu hóa mở rộng tới 1/3 tổng diện tích trồng cây lương thực. Nói chung so với
biện pháp bón phân đơn giản hiện nay thì sản lượng tăng từ 8-15%, có nơi lên đến
20%.
Lĩnh vực thiết bị nông nghiệp. Diện tích ứng dụng thiết bị đồng bộ phù hợp với
các cấu trúc, kỹ thuật trồng trọt, khống chế môi trường khác nhau, tiết kiệm năng
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
4
lượng và sử dụng ánh sáng mặt trời.
Những kết quả đã đạt được thông qua các chương trình phát triển trên là hết sức
to lớn. Trung Quốc bên cạnh việc đảm bảo an ninh lương thực cho trên 1,2 tỷ người
của mình thì đã và đang tham gia mạnh mẽ vào thị trường các sản phẩm nông nghiệp
trên thế giới.
Những kinh nghiệm trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung
Quốc giúp cho Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững.
2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan:
Thai Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có điều kiện tự
nhiên, kinh tế – xã hội gần giống như Việt Nam. Việc Thái Lan phát triển mạnh mẽ
ngành nông nghiệp đang là một bài học kinh nghiệm rất quý báu đối với Việt Nam
trong tiến trình đổi mới đất nước, phát triển ngành nông nghiệp. Xét về điều kiện tự
nhiên, Thái Lan là một quốc gia có đất đai màu mỡ, diện tích canh tác lớn (chiếm
khoảng 40% diện tích cả nước), mưa thuận gió hòa là điều kiện thuận lợi để phát
triển cây lúa nước, cây ăn quả và cây công nghiệp nhiệt đới. Thái Lan đang phát triển
một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự da dạng hóa, chuyên môn hóa nhiều loại vật
nuôi, cây trồng, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa đảm bảo xuất khẩu.
Sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong mấy thập kỷ qua phát triển tương đối ổn
định. Thái Lan đã chuyển sang cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp nhưng phần đóng
góp của nông nghiệp trong GDP của Thái Lan vẫn rất quan trọng Năm 2006, Thái
Lan xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn, mang về cho đất nước trên 9 Tỉ USD. Có được
những thành công trên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, Thái Lan đã
xây dựng cho mình một chiến lược phát triển ngành nông nghiệp đúng đắn. Nội dung
của chiến lược bao hàm rất nhiều vấn đề, song tập trung nhất vào các việc xây dựng
một số ngành nông nghiệp với kỹ nghệ cao và bền vững.
Các chiến lược phát triển nông nghiệp của Thái Lan:
Thứ nhất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiến lược xây dựng cơ cấu kinh
tế toàn diện và ổn định. Ngay từ năm 1999, chính phủ Thái Lan đã đưa ra chương
trình phát triển nông nghiệp, trong đó tập trung vào một số giải pháp như:
Đẩy mạnh tốc độ giao đất cho nông dân thông qua cải cách đất đai. Kể từ
năm 1998 đến nay, Thái Lan đã tiến hành cải cách đất đai trên diện tích khoảng
200.000 Rai (1 hécta = 0,5Rai)
Phân vùng sản xuất nhằm giải quyết tình trạng sản xuất không ổn định, xây
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
5
dựng vùng chuyên canh sản xuất, phân canh diện tích đất nhất định cho một số loại
cây đòi hỏi tưới tiêu tốt.
Cung cấp cho nông dân các loại giống cây khác nhau để cải thiện chất lượng
cây trồng.
Quản lý sau thu hoạch một cách hiệu quả. Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã tìm
vốn vay từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để tài trợ cho việc mua sắm phương
tiện và xây dựng các kho chứa thóc ở mỗi huyện.
Thúc đẩy và công bố các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp,
theo đó Chính phủ Thái Lan thiết lập Uỷ ban chuyên trách về việc xây dựng, phối
hợp với các ngần hàng dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu đối với các cơ quan
của Nhà nước và tư nhân. Thông qua Uỷ ban này sẽ tạo điều kiện tư vấn nông nghiệp
cho nông dân sản xuất.
Cấp tín dụng cho người nghèo và hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất với các
chính sách lãi suất ưu đãi.
Thứ hai, thực hiện chiến lược lúa gạo quốc gia 5 năm 2004-2008. Thái Lan tập
trung nâng cao sản lượng thóc gạo thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật
mới tăng năng suất, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, quảng bá thị trường thóc gạo, tăng
giá trị xuất khẩu, nâng cao đời sống cho nông dân. Theo chiến lược này, sản lượng
thóc sẽ tăng từ 25,88 triệu tấn (17,20 triệu tấn gạo) niên vụ 2002-2003 lên 33 triệu
tấn thóc (21,8 triệu tấn gạo) vào niên vụ 2007-2008. Thái Lan tăng cường xuất khẩu
gạo chất lượng cao sang các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Singapor, Liên
minh châu ÂU, tăng khả năng cạnh tranh gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế.
Thứ ba, phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị. Thái Lan là nước có
kinh nghiệm trong việc phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị. Điều kiện tự
nhiên và kinh tế – xã hội của thủ đô Băng Cốc cho phép hình thành các vùng sản xuất
vệ tinh chuyên môn hóa xen kẽ với các khu công nghiệp và dân cư, cách thủ đô từ
40km đến 100 km. Các nông sản sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát
triển. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp
đồng giữa các công ty chế biến nông sản của Băng Cốc và các hộ nông dân ở các
vùng sản xuất vệ tinh. Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan rất quan tâm tới các chính sách
tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết ô nhiễm..
nhằm thúc đẩy phát triển các vùng nông nghiệp bền vững.
Kết luận chương I:
Nông nghiệp Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp đặc biệt là
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
6
phát triển lúa gạo. Chính vì thế nhiệm vụ của bài nghiên cứu này từ thực trạng của
nền sản xuất lúa gạo trong nước tìm ra những biện pháp thiết thực nhất để Việt Nam
áp dụng trong giai đoạn sắp tới nhằm mục đích phát triển ngành lúa gạo Việt Nam
ngày càng bền vững.
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
7
PHẦN II
THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO VIỆT NAM
I. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong việc
sản xuất lúa gạo.
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên:
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương vem biển Thái Bình
Dương. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550km tiếp giáp với Trung Quốc
ở phía Bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây, phía Đông giáp biển Đông. Với
chiều dài 1.650 km theo hướng bắc nam Việt Nam có địa hình rất đa dạng: Đồi núi,
đồng bằng, bở biển và thềm lục địa. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ chủ yếu là
đồi núi thấp. Tuy nhiên ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng tương đối rộng lớn, phì
nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ ( lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2 ) và đồng bằng
Nam bộ ( lưu vực sông Mêkông, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đố là
một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải Miền Trung, từ động bằng
thuộc lưu vực sông Mã ( Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc tới Hà Tiên ở phía
Tây Nam. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất
liền. Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ
ẩm lớn, phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính chất
khí hậu lục địa. Do ảnh hưởng của biển Đông nên khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí
hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa theo vùng từ thấp lên cao,
từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Do chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc
nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác
cùng vĩ độ ở Châu Á.
Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc ( từ đèo
Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt ( xuân-hạ-thu-đông ),
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ( từ lục địa châu Á tới) và gió mùa Đông
Nam ( thổi qua Thái Lan- Lào và biển Đông), có độ ẩm cao. (2) Miền Nam ( từ đèo
Hải Vân trở vào ) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều
hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt ( mùa khô và mùa mưa )
Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
8
hậu. Có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa,tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có
nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La. Đây là những địa điểm lý tưởng cho
du lịch nghỉ mát.
Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21
o
C đến 27
o
C và tăng dần từ bắc
vào nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25
o
C ( Hà Nội 23
o
C, Huế 25
o
C, thành phố Hồ Chí Minh 26
o
C). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất
vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc, như SaPa, Tam Đảo,
Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0
o
C, có tuyết rơi.
Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 – 3.000
giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí
trên dưới 80%. Do ảnh hưởng của gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam
thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán ( trung bình một năm có 6 – 10
cơn bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán đe dọa ).
Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển Nông, Lâm
nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng ( khoảng 14.600 loài thực vật).
Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưu sáng, nhiệt độ lớn
và độ ẩm cao.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc ( 2.360 con sông dài trên 10
km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Hai con sông
lớn nhất là sông Hồng và sông Mêkông tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì
nhiêu. Hệ thống canh tác sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ mét khối nước.
Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiến tới 70-80%
lượng nước cả năm và thường xảy ra lũ lụt.
Việt Nam có hai đồng bằng lớn phù hợp với điều kiện phát triển lúa gạo:
Đồng bằng sông hồng ( đồng bằng Bắc Bộ )
Rộng khoảng 16.700 km
2
được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn đó là
sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ và cũng là nơi
hình thành nên văn minh lúa nước.
Như đã nêu ở trên vùng đồng bằng sông Hồng có đủ 4 mùa trong năm: xuân,
hạ, thu, đông. Mùa khô từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá
lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 tới tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng vì là thời tiết Xuân
nên có mưa nhẹ ( mưa xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Từ tháng 5 tới
tháng 9 là mùa nóng, có mưa to và bão. Nhiệt độ trung bình mùa Đông 17,2
o
C ( lúc
xuống thấp tới 2,7
o
C ) Nhiệt độ trung bình mùa Hạ 29,2
o
C ( cao nhất lên tới 39
o
C).
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
9
Nhiệt độ trung bình cà năm 23,2
o
C lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm.
Đồng bằng sông Cửu Long ( đồng bằng Nam Bộ)
Rộng 40.000 km
2
là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi và đây là vựa lúa lớn
nhất của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình là 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 27,5
o
C không có mùa đông. Hoạt
động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do phù sa
thượng nguồn của sông Đồng Nai, Cửu Long và nwocs biển bồi đắp cho nên đất đai
thấp,bằng phẳng, nhiều sông rạch và rất phì nhiêu. Diện tích đất tự nhiên của ĐBSCL
chiến 12% diện tích đất cả nước, trong đó 3 triệu ha đất canh tác, chiếm 33% của
tổng diện tích đất, trong đó 48,8% đất trồng lúa và 51% diện tích nước dành cho thủy
sản. Đây là vùng có điều kiện thuận lợi để chuyên môn hóa sản xuất lúa để tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu trên thị trường thế giới.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Đặc điểm kinh tế:
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và
đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là
nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp
Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế
giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với
các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật
Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương. Theo dự báo trong một báo cáo tháng
12-2005 của Goldman-Sachs thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở
thành nền kinh tế lớn thứ 17 trong số những nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kinh tế
thế giới với GDP danh nghĩa đạt 436 tỉ USD và GDP bình quân đầu người là 4.357
USD.
Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu
lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo.
Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích
nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
10
hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt
đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế
dần dần.
Tháng 6 năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đó là "Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Cương lĩnh này sau đó liên
tục được bổ sung và điều chỉnh trong các kỳ họp của Ban Chấp hành trung ương
Đảng và Đại hội Đại biểu toàn quốc tiếp theo. Cương lĩnh này và các văn kiện có tính
chất sửa đổi nó tuyên bố rằng nhiệm vụ trung tâm của xây dựng cơ sở vật chất của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” “gắn liền
với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện”. Các văn kiện này nêu phương hướng:
"thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình
thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" và "phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Thời kỳ 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát
đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2
năm 1998-1999. Tuy bắt đầu tăng tốc dần từ năm 2000, nhưng nền kinh tế có lúc rơi
vào tình trạng giảm phát và thiểu phát. Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và
hàng năm đều ở mức 2 chữ số.
Thập niên 1990 và 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà
đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và hiệp định đối
tác kinh tế song phương với Nhật Bản.
Năm 2009, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu
đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên
thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả
năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt
38,9 triệu tấn, tăng 165.700 tấn so với năm 2008. Cân đối kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn
định.
Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm sút, nhưng đầu tư trong nước đã
được khơi thông nên tính chung vốn đầu tư phát triển cả năm đạt 7 042 000 tỷ đồng,
tăng 15,3% so với năm 2008.
Thu ngân sách đạt dự toán cả năm và bội chi ngân sách bảo đảm được mức
Quốc hội đề ra là không vượt quá 7% GDP. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
11
tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục
tiêu 7% Quốc hội thông qua; chỉ số giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong
6 năm gần đây.
Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 13,4% năm 2008 xuống còn 12,3%. Văn hóa, giáo
dục, y tế và nhiều lĩnh vực xã hội khác cũng đạt được những thành tích vượt trội. Cơ
cấu kinh tế của Việt Nam tuy bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và
tích cực, nhưng vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương đối
cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
nói riêng.
Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất cảu nông nghiệp bình quân
đạt gần 5,5%/năm, Trong giai đoạn gần đây, mặc dù trung bình mỗi năm giảm đi
khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp, trên 100 nghìn lao động, tỷ trọng trong đầu tư xã
hội giảm, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nông, lâm, thủy sản vẫn duy
trì tốc độ tăng trưởng GDP 3,8%/năm.
Cơ cấu sản xuất nông, lâm thủy sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp
(bao gồm cả nông, lâm, thủy sản) trong tổng GDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000
xuống còn 20,3% năm 2007, tăng trở lại 22,1% năm 2008 và năm 2009 là 20,66%.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thủy sản
giảm tỷ trọng trồng trọt trong giá trị sản lượng. Trong giai đoạn 2000-2008 tỷ trọng
thủy sản tăng từ 16% lên 23% trong khi trồng trọt giảm từ 65% xuống còn 57%.
Đặc điểm xã hội:
Vì đề tài là nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nội dung chính của
đặc điểm xã hội chỉ tập trung vào đặc điểm xã hội của vùng nông thôn. Việt Nam với
dân số 85.789.573 người ( tính đến 1/4/2009 ) trong đó có 75% dân số sống ở nông
thôn. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động là 52 triệu người,trong đó phần lớn vẫn
tham gia sản xuất nông nghiệp. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
cải thiệt rõ rệt. Về cơ bản, Việt Nam đã xóa được đói, công tác giảm nghèo được tập
trung đẩy mạnh, hướng vào các đối tượng khó khăn vùng sâu vùng xa, đồng bào dân
tộc. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ giảm nhanh từ 19% năm 2000 ( 3,1
triệu hộ) xuống còn 7% năm 2005 ( 1,2 triệu hộ), trung bình mỗi năm giảm 2- 2,5%.
Tuy vậy nếu so với chuẩn mới thì số hộ nghèo vẫn còn cao, khoảng 12% năm 2008
trogn đó khu vực nông thôn là 16,2%. Thu nhập bình quân đầu người hộ nông dân từ
2,7 triệu đồng/người năm 1999 lên khoảng 7,8 triệu đồng/ người năm 2007 tính theo
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
12
giá hiện hành.
Năm 2007, 12,2% xã có hệ thống thoát nước thải chung, 28,4% xã có tổ chức
thu gom rác thải, 54% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh. Đến năm 2006, 38% cư dân
nông thôn được khám chữa bệnh, gần 52% cư dân nông thôn có bảo hiểm y
tế.Chương trình bảo hiểm xã hội cho nông dân đã được triển khai tại một số điểm. Tỷ
lệ cư dân trên 10 tuổi biết chữ ở nông thôn đã lên đến 92% năm 2006.
Kết cậu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường làm thay đổi bộ mặt nông
thôn. Đầu tư thủy lợi đang hướng sang phục vụ đa mục tiêu. Đến năm 2008 tổng diện
tích lúa được tưới chủ động là 6,92 triệu ha ( đạt 84,8% ), rau màu và cây công
nghiệp là 1,5 triệu ha ( đạt 31,3% ); đảm bảo tiêu thoát nước cho 1,72 triệu ha đất
nông nghiệp; ngăn mặn 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; góp phần đáng
kể vào việc tăng năng suất, sản lượng và chất lượng các loại cây trồng. Tăng khả
năng cung cấp nước sinh hoạt nông thôn và đô thị, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về cấp thoát nước phục vụ công nghiệp và phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng
cao. Hệ thống quản lý, vận hành hệ thống thuỷ lợi được củng cố và tăng cường năng
lực. Hệ thống thuỷ lợi cả nước được vận hành do hơn 100 công ty thuỷ nông với tổng
số 22.569 cán bộ công nhân viên và 12.000 HTX, tổ hợp tác. Nhiều công trình thuỷ
lợi kết hợp với phòng chống, tránh lũ được đầu tư xây dựng góp phần tích cực vào
công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giao thông nông thôn có
bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 1999 đến nay làm mới được
24.167 km đường; sửa chữa, nâng cấp 150.506 km đường. Năm 2007 có tới 96,7% xã
có đường ôtô đến khu trung tâm, trong đó 42,6% xã có đường liên thôn được nhựa,
bê tông hoá trên 50%. Năm 2007, 98% huyện, 96,8% xã và 93,3% hộ nông thôn có
điện lưới quốc gia.
Điện lưới quốc gia đã cấp điện cho 525/536 huyện, đạt 98%, 10.522 xã phường,
đạt 97%; và 93% hộ. Hầu hết các xã (98,9%) có giá điện thấp hơn 700 đ/kwh. Cả
nước có 47 tỉnh, thành phố có 100% số xã có điện; 6 tỉnh, thành phố có 100% số
thôn, bản có điện lưới (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh
Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang).
Đến nay, hầu hết các huyện, cụm xã và nhiều xã xây dựng được chợ. Từ 2001
đến 2006 đã xây mới và nâng cấp 1.016 chợ, nâng tổng số chợ cả nước có 9.266
chợ/10.522 xã, phường; riêng địa bàn nông thôn có 6.940 chợ, chiếm 74,9% số chợ
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
13
trong cả nước.
Đến năm 2006 có 99,3% số xã có trường tiểu học, 90,8% số xã có trường trung
học cơ sở, có 54,5% số thôn có lớp mẫu giáo, 16,1% số thôn có nhà trẻ.
Đến nay cả nước có 45% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. 99,3% xã có trạm
y tế. Khu vực nông thôn có 44% trạm y tế xây dựng kiên cố. Đến năm 2006 có 36,9%
xã có cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. 55,6% xã có cửa hàng dược phẩm.
Tính đến năm 2006 lắp được hơn 2.848 tổng đài bưu điện tại vùng nông thôn,
91% số xã có báo đến trong ngày, 100% xã có điện thoại cố định, bình quân 6,67
máy/100 dân; 85,5% xã có điểm bưu điện văn hóa.
Đến năm 2008, tỷ lệ số hộ nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh lên tới 75%.
Từ 2006- 2008 tổng đầu tư cho chương trình nước sạch là 7.127 tỷ đồng; trong đó
vốn dân đóng góp khoảng 47,1%, ngân sách 17%, tài trợ của quốc tế 14%.
Chương trình 135 đã tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cơ bản
phục vụ dân sinh cho các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Mặc dù chất lượng của
các công trình kết cấu hạ tầng ở nông thôn còn thấp so với đô thị nhưng những nỗ lực
của Nhà nước và nhân dân thời gian qua đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
3. Thuận lợi khóa khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
3.1. Thuận lợi:
Từ đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên thì Việt Nam có rất
nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất lúa gạo. Thứ nhất trong điều kiện tự nhiên
Việt Nam có điều kiện thuận lợi về đất đai với tổng diện tích gieo trồng lúa đạt
7.247.900 ha, trong đó 3.056.900 ha lúa đông xuân, 2.179.800 ha lúa hè thu và
2.247.900 ha lúa mùa. Đây là diện tích tương đối lớn để phát triển sản xuất chuyên
canh lúa ở Việt Nam.Đặc biệt đất nông nghiệp Việt Nam do phù sa bồi đắp nên chất
đất màu mỡ giàu dinh dưỡng tạo môi trường tốt cho cây lúa phát triển. Đặc điểm tự
nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển đặc biệt là cây lúa nữa là khí
hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa quanh năm tương đối lớn phù hợp với đặc điểm sinh
trưởng phát triển của cây lúa.
Thuận lợi thứ hai về điều kiện kinh tế - xã hội, Việt Nam với 75% dân số sống ở
nông thôn nên lực lượng tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và
sản xuất lúa gạo nói riêng dồi dào. Với lao động kinh nghiệp truyền thống trong nghề
trồng lúa tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi tận dụng lượng lao động này. Việt
Nam hiện nay có nhiều chuyển biến trong chính sách và những hỗ trợ cần thiết tạo
điều kiện thuận lợi phát triển ngành lúa gạo trong nước. đây cũng là thuận lợi cho
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
14
Việt Nam trong ngành lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như
đẩy mạnh xuất khẩu.
3.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt
Nam trong quá trình sản xuất lúa gạo thì còn có rất nhiều khó khăn thách thức với
Việt Nam trong những năm gần đây. Đầu tiên phải nói tới điều kiện tự nhiên của Việt
Nam trong quá trình sự thay đổi khí hậu thế giới. Theo thống kê những năm gần đây
sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang diễn ra rất phức tạp, trái đất đang dần nóng
lên. Nếu nhiệt độ trái đất tăng tăng hơn 2°C, mực nước biển dâng 1m thì có thể làm
tan biến những núi băng ở Himalaya vốn là nguồn cung cấp nước và lương thực cho
hơn hai tỷ người, các rạn san hô ở Inđônêxiasẽ bị tan vỡ, các quốc đảo nhỏ như Phigi,
Samoa và Vanuatu sẽ bị thiệt hại hàng năm lên tới 7% GDP, một số quốc gia có thể
mất đi hoàn toàn. Riêng Việt Nam, 22 triệu người phải di dời, khoảng 1/5 dân số sẽ
mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long bị phá hủy.
Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một thách thức lớn đối với nền nông nghiệp Việt
Nam nói chung với ngành lúa gạo nói riêng. Cũng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu thế giới trong những năm gần đây Việt Nam thường xảy ra những trận lũ lụt lịch
sử gây thiệt hại to lớn cho ngành sản xuất lúa gạo. Đặc biệt là trong thời gian vừa
qua miền Trung Việt Nam chịu ảnh hưởng của trận lũ lịch sử gây thiệt hại 100% cây
lương thực chìm trong biển nước mà cho đến nay chưa thống kê được hết tổng thiệt
hại của lũ lụt gây ra.
Khó khăn thứ hai của điều kiện tự nhiên, kinh tê – xã hội đến với ngành lúa
gạo đó là sự tác động của quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. CNH-HĐH là
một xu hướng tất yếu cho nên kinh tế của một đất nước đang phát triển. Tuy nhiên sự
tác động không đúng phương pháp khoa học của nó đang là một vấn đề lớn đối với
ngành nông nghiệp Việt Nam. Do sự tác động của quá trình này hiện tại diện tích đất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Công nghiệp
ngày càng phát triển nên cần rất nhiều diện tích để xây dựng nhà xưởng, khu công
nghiệp vì thế diện tích đất nông nghiệp ngày càng bịt hu hẹp. Đây là khó khăn và
thách thức lớn đối với nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sản xuất lúa gạo
nói riêng.
Một khó khăn nữa là hiện trạng lao động sử dụng trong nông nghiệp ngày càng
giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp là
khó khăn, vất vả, rủi ro cao, thu nhập thấp nên ngành nông nghiệp hiện nay không
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
15