Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

THỰC TRẠNG dư LƯỢNG THUỐC bảo vệ THỰC vật TRONG một số THỰC PHẨM RAU QUẢ và mức THÂM NHIỄM ở PHỤ nữ NUÔI CON BẰNG sữa mẹ tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DŨNG

THỰC TRẠNG DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM RAU
QUẢ VÀ MỨC THÂM NHIỄM Ở PHỤ NỮ NUÔI CON
BẰNG SỮA MẸ TẠI HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀNỘI - 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
======

NGUYN VN DNG

THựC TRạNG DƯ LƯợNG THUốC BảO Vệ THựC VậT
TRONG MộT Số THựC PHẩM RAU QUả Và MứC
THÂM NHIễM
ở PHụ Nữ NUÔI CON BằNG SữA Mẹ TạI Hà NộI


Chuyờn ngnh : Y t cụng cng
Mó s

: 62727301

LUN N TIN S Y T CễNG CNG

H NI - 2019



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự
hỗ trợ hiệu quả, tạo điều kiện nghiên cứu, làm việc của nhiều đơn vị, các
thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, giảng viên,
cán bộ các phòng, khoa của Trường Đại học Y Hà Nội luôn tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Duy
Tường và PGS.TS Trần Như Nguyên, những người thầy giúp tôi lựa chọn,
định hướng, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Y
tế quận /huyện, Trạm Y tế xã, phường trên địa bàn thành Phố Hà Nội nơi đề
tài triển khai đã tích cực ủng hộ và phối hợp với cán bộ tham gia nghiên cứu
trong quá trình thu thập số liệu tại thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và toàn thể cán bộ,
công chức Thanh tra Bộ Y tế đã luôn quan tâm động viên và chia sẻ công việc
trong quá trình tôi triển khai, tổng hợp số liệu và hoàn thành luận án, xin gửi

tấm lòng ân tình đến gia đình: Thân mẫu của tôi, anh chị em trong gia đình;
vợ và các con yêu quý là nguồn động viên giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Dũng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Văn Dũng, Nghiên cứu sinh khóa 29 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Y tế Công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS. Phạm Duy Tường.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, Ngày 22 tháng 03 năm 2019
Người viết cam đoan

Nguyễn Văn Dũng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP
BYT
DDT
EPA
FAO

HACCP
LD50
LOD
LOQ
MRLs
NN&PTNT
PNNCSM

An toàn thực phẩm
Bộ Y tế
Dichloro diphenyl trichloroethane
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ
Tổ chức Nông Lương Thế giới
Chương trình kiểm soát chặt chẽ và phân tích các tác hại
Liều gây chết 50%
Giới hạn phát hiện
Giới hạn định lượng
Dư lượng hóa chất tối đa cho phép
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phụ nữ nuôi con sữa mẹ

QPPL
SXKD
TBVTV
VSATTP
WHO

Quy phạm pháp luật
Sản xuất kinh doanh
Thuốc bảo vệ thực vật

Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................4
1.1. Giới thiệu về thuốc bảo vệ thực vật........................................................4
1.1.1. Định nghĩa.......................................................................................4
1.1.2. Phân loại........................................................................................14
1.1.3. Tác hại của TBVTV......................................................................15
1.2. Thực trạng dư lượng TBVTV trong rau quả trên thế giới....................16
1.3. Thực trạng dư lượng TBVTV trong rau quả ở Việt Nam.....................22
1.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng thâm nhiễm TBVTV trong sữa và
nước tiểu..............................................................................................29
1.5. 05 loại TBVTV trong danh mục đã được ban hành ở Việt Nam..........33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............43
2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................43
2.1.1. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội..........................................................43
2.1.2. Huyện Thanh Trì, Hà Nội..............................................................43
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................44
2.2.1. Nhóm thực phẩm rau quả và TBVTV...........................................44
2.2.2. Thuốc bảo vệ thực vật để xác định dư lượng:...............................45
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................46
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu......................................................46
2.4.1. Cỡ mẫu..........................................................................................46
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu và lấy mẫu:.............................................47
2.5. Phương pháp thu thập số liệu và kỹ thuật định lượng TBVTV............51
2.5.1. Điều tra, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi.............................................51
2.5.2. Kỹ thuật định lượng dư lượng TBVTV.........................................51

2.6. Xử lý, phân tích số liệu.........................................................................57
2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................58


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................59
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................59
3.2. Đặc điểm của rau quả bày bán ở chợ và người bán rau quả.................61
3.3. Tình trạng sử dụng rau quả tại hộ gia đình...........................................64
3.4. Tình trạng tiêu thụ rau quả tại hộ gia đình trong 24 giờ qua................66
3.5. Tình hình sức khỏe của hộ gia đình và PNNCSM................................69
3.6. Kết quả phân tích khẩu phần của PNNCSM........................................70
3.7. Thực trạng dư lượng TBVTV trên các mẫu rau quả và mẫu nước tiểu,
sữa PNNCSM......................................................................................71
3.8. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm TBVTV........................81
3.8.1. Trong mẫu nước tiểu của PNNCSM.............................................81
3.8.2. Trong mẫu sữa của PNNCSM.......................................................83
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................85
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................85
4.1.1. Về độ tuổi......................................................................................85
4.1.2. Về giới tính....................................................................................86
4.1.3. Một số đặc điểm của PNNCSM....................................................87
4.2. Kiến thức, thực trạng sử dụng TBVTV................................................88
4.3. Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các mẫu rau quả.......92
4.4. Thực trạng dư lượng TBVTV trong mẫu nước tiểu và sữa................100
4.5. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm TBVTV trong mẫu nước tiểu và
mẫu sữa..............................................................................................105
4.6. Những hạn chế nghiên cứu.................................................................105
KẾT LUẬN..................................................................................................107
KIẾN NGHỊ.................................................................................................108
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Phân loại TBVTV theo độc tính..................................................8

Bảng 1.2.

Một số nhóm thuốc trừ sâu........................................................12

Bảng 1.3.

Dư lượng tối đa cho phép TBVTV............................................14

Bảng 2.1.

Bảng chỉ số nội chuẩn................................................................53

Bảng 2.2.

Giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ của
TBVTV trong rau, quả...............................................................54

Bảng 2.3.


Giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ của
TBVTV trong nước tiểu, sữa của PNNCSM.............................55

Bảng 2.4.

Hiệu suất thu hồi của các TBVTV trong sữa.............................56

Bảng 2.5.

Hiệu suất thu hồi các chất chuyển hóa nhóm Phospho hữu cơ
trong nước tiểu...........................................................................57

Bảng 3.1.

Giới và độ tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu.........59

Bảng 3.2.

Đặc điểm của nhóm PNNCSM..................................................60

Bảng 3.3.

Nguồn gốc rau quả được bán ở chợ...........................................61

Bảng 3.4.

Lý do sử dụng TBVTV tại vườn rau hộ gia đình.......................63

Bảng 3.5.


Tỷ lệ trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc TBVTV.................64

Bảng 3.6.

Nguồn gốc rau quả được sử dụng trong hộ gia đình..................64

Bảng 3.7.

Lý do hộ gia đình lựa chọn mua rau quả tại chợ gần nhà..........65

Bảng 3.8.

Lý do hộ gia đình lựa chọn mua tại quầy rau sạch ở chợ..........65

Bảng 3.9.

Biện pháp làm sạch rau quả.......................................................67

Bảng 3.10.

Số lần làm sạch rau quả dưới vòi nước trước khi chế biến........68

Bảng 3.11.

Thời gian ngâm rau quả trước khi rửa.......................................68

Bảng 3.12.

Kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe thành viên hộ gia đình...........69


Bảng 3.13.

Tiền sử bệnh tật của PNNCSM tại hộ gia đình..........................69

Bảng 3.14.

Tần suất tiêu thụ rau trong 24 giờ trên đối PNNCSM...............70


Bảng 3.15.

Tần suất tiêu thụ các củ, quả trong 24 giờ trên đối PNNCSM.........70

Bảng 3.16.

Tỷ lệ mẫu rau quả nhiễm và vượt ngưỡng TBVTV...................71

Bảng 3.17.

Tỷ lệ mẫu rau quả có dư lượngTBVTV cao hơn mức giới hạn
cho phép theo mùa.....................................................................73

Bảng 3.18.

Tỷ lệ rau quả nhiễm TBVTV theo địa điểm nghiên cứu...........74

Bảng 3.19.

Tỷ lệ mẫu rau quả nhiễm TBVTV theo số loại TBVTV...........75


Bảng 3.20.

Hàm lượng trung bình TBVTV trên các mẫu rau quả...............76

Bảng 3.21.

Dư lượng TBVTV trên mẫu rau, quả sau khi rửa......................77

Bảng 3.22.

Hàm lượng trung bình chất chuyển hóa trong mẫu nước tiểu của
PNNCSM dưới 12 tháng tuổi....................................................78

Bảng 3.23.

Hàm lượng TBVTV trong mẫu sữa của PNNCSM...................79

Bảng 3.24.

So sánh các yếu tố liên quan đến tình trang thâm nhiễm TBVTV
trong mẫu nước tiểu...................................................................81

Bảng 3.25.

Mối quan hệ giữa ăn rau quả và thâm nhiễm TBVTV trong nước tiểu....82

Bảng 3.26.

So sánh các yếu tố liên quan đến tình trạng TBVTV trong mẫu sữa.........83


Bảng 3.27.

Mối quan hệ giữa ăn rau, quả và tình trạng có mặt của TBVTV
trong sữa của PNNCSM............................................................84


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ sử dụng TBVTV trên vườn rau tại hộ gia đình............61

Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn sử dụng TBVTV..........................62

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ rửa rau quả sau khi thu hoạch và trước khi bán...........62

Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ người bán biết về nguồn gốc rau quả mua để bán.......63

Biểu đồ 3.5.

Tỷ lệ dùng các loại rau tại hộ gia đình trong vòng 24 giờ....66

Biểu đồ 3.6.

Tỷ lệ dùng các loại quả tại hộ gia đình trong vòng 24 giờ....67


Biểu đồ 3.7.

Tần suất sử dụng một số loại rau củ quả phổ biến ở quận Hai
Bà Trưng và huyện Thanh Trì...............................................71

Biểu đồ 3.8.

Tỷ lệ mẫu rau quả nhiễm TBVTV theo địa điểm lấy mẫu........72

Biểu đồ 3.9.

Tỷ lệ nhiễm TBVTV vượt quá mức cho phép theo loại rau. 75

Biểu đồ 3.10.

Tỷ lệ thâm nhiễm TBVTV trên mẫu nước tiểu của bà mẹ
đang cho con bú dưới 12 tháng tuổi......................................78

Biểu đồ 3.11.

Tỷ lệ thâm nhiễm TBVTV trong sữa mẹ..............................80


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau quả là một trong những nguồn thực phẩm chủ yếu cung cấp các
loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ và một số chất dinh
dưỡng quan trọng khác cho cơ thể con người [1],[2]. Tại châu Âu việc tiêu

thụ rau vào khoảng 160 kg/bình quân đầu người/năm, ở châu Á lượng rau
được tiêu thụ còn nhiều hơn nữa [3]. Chế độ ăn với nhiều rau quả đã được
chứng minh là một trong những yếu tố bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất,
vitamin và làm giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm như đái đường, tim
mạch, ung thư [4]. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cũng cho thấy rằng tiêu thụ
rau quả không an toàn cũng có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe
con người do có chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại như kim loại
nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…[5]. Đảm bảo nguồn rau quả sạch là
một trong những ưu tiên của nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên, ở các quốc
gia đang phát triển thì ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả đã trở
thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất cần được quan tâm [6],[7],[8].
Thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) là những chất hóa học, thường được
dùng trong các hoạt động nông nghiệp hiện đại để bảo vệ cây trồng khỏi sâu
bệnh [7],[9]. Các loại rau quả bị tấn công bởi sâu bệnh trong quá trình sản xuất,
bảo quản dẫn đến thiệt hại và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Để bảo
vệ cây trồng, việc sử dụng TBVTV có xu hướng tăng lên và xu hướng này tăng
nhanh ở các nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp nhưng kiểm soát sử dụng
TBVTV chưa tốt [10]. Theo ước tính của ngành công nghiệp, lượng thuốc trừ
sâu được sử dụng tăng cao ở nhiều khu vực: 0,54 kg/ha ở ấn Độ, 3,7 kg/ha ở Mỹ,
2,7 kg/ha ở Châu Âu. Lượng TBVTV được sử dụng ở Ấn Độ tăng từ 154 tấn
năm 1954 đến 88.000 tấn trong năm 2000-2001 sau cuộc cách mạng xanh của
nước này [11]. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy các mẫu


2

rau quả bán ở chợ được phát hiện có dư lượng TBVTV lớn như nhóm pyrethroid
trong đó có insecticides cyflutthrin, cypermethrin and deltamethrin....
Ở nước ta hiện nay, người trồng rau đã và đang sử dụng TBVTV để
phun tưới cho rau quả với mục đích đảm bảo năng suất cây trồng mà chưa có

hiểu biết đầy đủ về tác hại của TBVTV. Nếu như trước những năm 80 của thế
kỷ XX, khối lượng TBVTV dùng hàng năm trung bình khoảng 8.000 tấn thì
trong những năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 đến
khoảng 100.000 tấn TBVTV phục vụ trong nông nghiệp [12]. Do vậy, Việt
Nam là một trong số những nước có lượng tiêu thụ TBVTV lớn, đã và đang tác
động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Theo báo cáo năm 2015 của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và
Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) gửi Thanh
tra Bộ NN&PTNT cho thấy, trong tổng số 63 mẫu rau quả tại Hà Nội thì có
tới 14 mẫu (chiếm 22,2%) chứa dư lượng TBVTV vượt mức giới hạn cho
phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam [13]. Kết quả kiểm tra trên 35 mẫu rau tại
các tỉnh phía Nam cũng đã phát hiện có 8,6% mẫu rau có hàm lượng TBVTV
đủ khả năng gây ngộ độc cho người ăn [14].
Tình trạng thâm nhiễm TBVTV trong các mô, dịch cơ thể con người đã
được nhiều nghiên cứu trên thế giới tiến hành. Kết quả cho thấy nhiều mẫu
sữa, nước tiểu, máu của những người sống trong vùng nông thôn có thâm
nhiễm TBVTV với nồng độ cao hơn những khu vực thành thị [15]. Nhiều
nghiên cứu khác cũng chứng minh được mối liên quan nhân quả giữa phơi
nhiễm TBVTV ở trẻ em hoặc bà mẹ nuôi con với việc chậm phát triển của trẻ
em. Các yếu tố liên quan đến quá trình thâm nhiễm TBVTV hoặc tình trạng
thâm nhiễm TBVTV cũng được nghiên cứu để tìm ra các yếu tố cho các can
thiệp cộng động hiệu quả như tuổi bà mẹ, nghề nghiệp, số con, tình trạng kinh


3

tế xã hội, nguồn thức ăn...[16],[17]. Hiện nay, ít có nghiên cứu ở Việt Nam
được tiến hành để xác định mức thâm nhiễm của TBVTV qua sữa mẹ, mẫu
nước tiểu của của phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Do vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số

thực phẩm rau quả và mức thâm nhiễm ở phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ tại
Hà Nội” nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng dư lượng 05 loại thuốc bảo vệ thực vật thường sử
dụng trong một số thực phẩm rau quả và mô tả liên quan trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2013.
2. Xác định tỷ lệ thâm nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong mẫu sữa, nước
tiểu của nhóm phụ nữ nuôi con sữa mẹ tại 02 xã/phường trên địa bàn
nghiên cứu.
Qua kết quả nghiên cứu này, việc hiểu rõ thực trạng dư lượng TBVTV
và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe này giúp cho công tác quản lý an toàn
thực phẩm được thực hiện tốt hơn trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và
hai quận/huyện được chọn trong nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu cũng có
kiến nghị, đề xuất những phương hướng, biện pháp tăng cường công tác quản
lý về an toàn thực phẩm đối với các cơ quan quản lý góp phần trong công tác
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.


4

Chương 1
TỔNG QUAN
Có hơn 1.000 loại TBVTV được sử dụng trên toàn thế giới để bảo vệ mùa
màng, thực phẩm khỏi bị hỏng do sâu bệnh gây hại. Mỗi một loại thuốc có độc
tính khác nhau. Nhiều thuốc thế hệ cũ, giá rẻ chẳng hạn như DDT
(Dichlorodiphenyltrichloroethane) và lindane (Gama-Hexachlorocy chlohexane)
có thể tồn dư trong đất và nước trong nhiều năm, những thuốc này đã bị cấm sử
dụng ở nhiều quốc gia thành viên khi các quốc gia này đã ký công ước
Stockholm năm 2001 – công ước nhằm loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng các thuốc
này [18].
Độc tính của các TBVTV phụ thuộc vào đặc tính của thuốc và các yếu tố

khác, ví dụ, thuốc diệt sâu bọ có xu hướng độc hơn thuốc diệt cỏ. Cùng một
thuốc nhưng tác dụng có thể khác nhau do liều lượng khác nhau. Không có
bất kỳ thuốc nào được phép sử dụng cho thực phẩm trong giao dịch thương
mại quốc tế. Tác dụng không mong muốn từ các thuốc chỉ xuất hiện trên mức
phơi nhiễm an toàn. Khi con người tiếp xúc với một lượng TBVTV có thể gây
ra độc cấp tính hoặc các ảnh hưởng lâu dài, chẳng hạn như ung thư và các ảnh
hưởng bất lợi sức khỏe khác [18].
1.1. Giới thiệu về thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV)
1.1.1. Định nghĩa
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp hóa học được dùng để phòng ngừa hoặc diệt trừ sinh vật gây hại cây
trồng và nông sản. TBVTV gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm
sinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu bọ gây hại cho cây trồng
và nông sản. Ngoài ra, có nhiều định nghĩa khác nhau về TBVTV.
Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 1986
định nghĩa TBVTV là bất kỳ một chất nào đó hay hỗn hợp các chất nào đó


5

được dùng để phòng, phá hủy hay diệt bất kỳ một vật hại nào kể cả véc-tơ
bệnh của người hay súc vật, những loại cỏ dại hoặc các động vật gây hại hoặc
can thiệp trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hoặc tiếp thị thực
phẩm, thức ăn gia súc. Khái niệm này bao hàm các chất được dùng để điều
chỉnh sự phát triển, làm rụng lá hoặc làm khô thực vật hoặc là các chất được
sử dụng cho mùa màng trước hoặc sau khi thu hoạch nhằm bảo quản hàng hóa
khỏi hư hỏng trong quá trình cất giữ vận chuyển [7],[19].
Theo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 thì TBVTV là
chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng
ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hặc kiểm soát vi sinh vật gây hại

thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng bảo quản thực vật; làm
tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. TBVTV là loại hàng hóa kinh
doanh có điều kiện và phải được quản lý theo danh mục. Hằng năm, Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành “Danh mục TBVTV được
phép sử dụng tại Việt Nam” và “Danh mục TBVTV cấm sử dụng tại Việt Nam”.
Các tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc
có trong “Danh mục TBVTV được phép sử dụng tại Việt Nam”.
Như vậy, ta thấy TBVTV thường là những chế phẩm có nguồn gốc hóa
học hay sinh học và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ dịch hại hay điều
khiển quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Các chế phẩm này thường
có nguồn gốc hóa học là chủ yếu và thường là những chất độc gây độc cho
con người và gia súc. Các chế phẩm có nguồn gốc sinh học ít độc hơn, ít gây
hại cho người và gia súc nhưng giá thành lại cao nên cũng ít được sử dụng.
TBVTV là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và
cỏ dại có hại cho cây trồng. TBVTV được phân thành hai loại chính là thuốc
trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ vi khuẩn, thuốc nhện, thuốc trừ chuột, thuốc
trừ ốc và thuốc trừ cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ


6

dại…. nhanh, sử dụng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng
TBVTV cũng có rất nhiều tác hại như là độc với người, gia súc, gia cầm và
sinh vật có ích khác; gây ra ô nhiễm môi trường; tác động xấu đến hệ quần thể
sinh vật; tăng dư lượng TBVTV trên nông sản nếu sử dụng không đảm bảo
đúng thời gian cách ly.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp
dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều
loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử
dụng, nhất là những người có trình độ văn hoá hạn chế. Nhiều người chỉ thích

mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có
người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa
tích đọng trong đất và nước.
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt
được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có
ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim
ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng
thiên địch (có lợi như các loài nhện, bọ rùa…) của nhiều loại sâu cũng giảm.
Ðiều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc,
một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt
trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ
độc tức thời đến chết hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, đa phần người dùng TBVTV không tuân
thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc, có người cất thuốc vào
chạn, vào tủ quần áo đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết
thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.


7

Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu,
mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng
ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.
Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ làm cho sâu hại chống thuốc. Vì thế
mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Ðể hạn
chế sâu hại chống thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần
nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài
do không thể tăng mãi nồng độ được. Mặt khác, nó làm nhiễm môi trường
mạnh hơn, do lượng dư lượng trong môi trường nhiều lên.

Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ,
nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có
thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người.
Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán
tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được
dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác
hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.
Nói tóm lại, TBVTV không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng,
mà còn gây nên nhiều hệ quả về môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ
sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải
dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
TBVTV có thể được phân loại theo nhiều cách như theo đối tượng phòng
trừ (thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc, thuốc trừ nhện,
thuốc trừ tuyển trùng, thuốc điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ chuột) hoặc phân
loại theo nguồn gốc hóa học (nhóm thuốc thảo mộc, nhóm clo hữu cơ, nhóm
lân hữu cơ, nhóm carbamete, nhóm pyrethoid, nhóm pheromone, nhóm trừ
sâu vi sinh (Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng
Bộ NNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật).


8

Theo cấu tạo hóa học, TBVTV được chia làm 4 nhóm chính: Cacbamat
(nguồn gốc vô cơ); nhóm clo hữu cơ; nhóm lân hữu cơ; nhóm Pyrethroit
(nguồn gốc sinh học) [20],[21]. Theo đối tượng tác động, TBVTV được chia
thành các nhóm chính sau [22]: thuốc trừ sâu hại; thuốc trừ bệnh hại cây
trồng; thuốc trừ cỏ; thuốc trừ chuột; thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng;
thuốc dụ côn trùng; thuốc trừ ốc sên; chất hỗ trợ.
Theo độc tính TBVTV được WHO phân nhóm [23]: Loại thuốc nào có
LD50 nằm trong khoảng 500-2000 thì cảnh báo mức “nguy hiểm” Loại thuốc

nào có LD50 >2000 cảnh báo mức “cẩn thận”.
Những ký hiệu và biểu tượng nêu trong bảng trên đây được áp dụng
trong việc trình bày các bao bì, các nhãn TBVTV lưu thông và sử dụng ở Việt
Nam. Với những TBVTV thuộc nhóm I, nếu vô ý nuốt phải vài giọt hoặc một
nhúm nhỏ, cho tới 1 thìa cà phê là có thể gây chết người. Với nhóm II, nếu
nuốt phải một lượng nhiều (30/450ml) thì mới gây chết người.
Bảng 1.1. Phân loại TBVTV theo độc tính
LD50 (chuột) – mg/kg thể trọng
Phân loại

Hình tượng

Vạch
màu

Qua tiêu hóa

Qua da

Thể
rắn

Thể
lỏng

Thể
rắn

Thể
lỏng


Rất độc

Đầu lâu xương
chéo

Đỏ

≤50

≤200

≤100

≤400

Độc
Ib tính cao

Chữ thập chéo
trong hình thoi
vuông

Vàng

>50500

>2002000

>1001000


>4004000

Đường chéo hình
thoi vuông không
liền nét

Xanh
nước
biển

>5002000

>20003000

>1000

>4000

Không biểu tượng

Xanh
lá cây

>2000

>3000

>1000


>4000

Ia

II

Độc
tính vừa

Độc
III tính nhẹ


9

Kỹ thuật 4 đúng trong việc dùng TBVTV gồm đúng thuốc, đúng liều
lượng, đúng lúc và đúng cách, cụ thể như:
Đúng thuốc: Trước khi chọn mua thuốc, nông dân cần biết loại sâu,
bệnh, cỏ dại gây hại mà mình cần phòng trừ. Không nên sử dụng cùng một
loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại
thuốc ít độc nhất, ưu tiên chọn mua loại thuốc có thời gian cách ly ngắn nhất.
Nên ưu tiên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu
bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích).
Đúng liều lượng: Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia
tăng nguy cơ bị ngộ độc của người đi phun thuốc, người sống ở gần vùng
phun thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc. Ngoài ra còn có nguy
cơ cây trồng bị hại do thuốc liều lượng cao gây ra.
Đúng lúc: Đối với dịch hại đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà
dịch hại mẫn cảm thuốc dễ bị chết (ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ). Đối với
thuốc trừ cỏ thì phải tuỳ theo đặc điểm của từng loại thuốc và sử dụng vào lúc

thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít có nguy cơ gây hại cho cây
trồng. Phun đúng lúc điều kiện ngoại cảnh cho phép như không có mưa,
không có gió to để thuốc bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun thuốc.
Phun đúng lúc là không phun vào quá gần ngày thu hoạch nông sản, không
còn đủ thời gian cách ly. Phải tuỳ loại thuốc mà ngừng sử dụng trước khi thu
hoạch một thời gian nhất định.
Đúng cách: Dùng thuốc đúng cách thể hiện trước hết ở khâu pha
thuốc. Pha thuốc đúng cách là làm thế nào để làm cho chế phẩm sử dụng được
hoà thật đồng đều vào nước, như vậy khi phun thuốc sẽ được trang trải thật đều
trên vật phun (lá cây, mặt đất…). Khâu tiếp theo của việc dùng thuốc đúng cách
là phun rải thuốc trên đồng ruộng cho đúng cách. Phun rải thuốc đúng cách là
làm sao cho TBVTV tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Có những loại sâu


10

hại chỉ tập trung phá ở gốc (ví dụ rày nâu), có những loài chuyên sống trên lá,
trên ngọn, lại có những loài chỉ sống ở mặt dưới lá, … Do vậy khi phun thuốc
phải hướng sao cho tia tập trung vào nơi quy định phun.
Dùng TBVTV đúng cách còn có nghĩa là không tự ý trộn hỗn hợp nhiều
loại TBVTV với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 02 hay nhiều
loại TBVTV cũng có trường hợp do phản ứng với nhau mà hỗn hợp sẽ giảm
hiệu lực trừ dịch hại, hoặc dễ gây cháy lá cây, hoặc dễ gây độc cho người sử
dụng. Do vậy chỉ thực hiện việc trộn hỗn hợp nếu như điều đó có hướng dẫn
trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu khoa học kỹ thuật hướng dẫn dùng
TBVTV.
TBVTV có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường sau:
qua đường hô hấp, TBVTV đi vào phổi khi hít phải hơi, bụi của TBVTV và
vào máu; qua da khi tiếp xúc trực tiếp với TBVTV thường gây mẩn đỏ hoặc
kích ứng, một số làm hư da, nếu thuốc thấm qua da sẽ đi vào máu đến các cơ

quan của cơ thể. Các thuốc dễ hoà tan trong dầu thấm sâu vào da hơn các
thuốc để hoà tan trong nước; qua đường tiêu hoá khi ăn hoặc uống phải
TBVTV. Thuốc được thấm vào máu qua niêm mạc của miệng, dạ dày,
ruột; qua mắt: Gây nên những tổn hại nghiêm trọng khi TBVTV vào mắt và
từ đó thuốc có thể vào máu.
Để đảm bảo an toàn cho người, không để TBVTV xâm nhập vào cơ thể
con người, cần hiểu biết về TBVTV và thực hiện triệt để các nội dung sau:
phải rửa tay chân mặt mũi trước khi ăn uống hoặc hút thuốc; phải cất giữ
TBVTV ở nơi khô ráo, xa hồ ao, giếng và các nguồn nước sinh hoạt khác.
Phải để xa nguồn thực phẩm không để ánh sáng mặt trời rọi vào trực tiếp và
được khoá cẩn thận; để xa tầm tay với của trẻ em và các chất dễ cháy, không
để TBVTV phía trên chuồng trại chăn nuôi; phải có đầy đủ bảo hộ lao động
khi đi phun thuốc như áo mưa, kính, khẩu trang, mặt nạ, găng tay, ủng, …


11

thay quần áo tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi phun TBVTV xong. Không dùng
bình phun rò rỉ, không để TBVTV tiếp xúc lên da; không di chuyển ngược với
hướng gió trong khi phun TBVTV; không ăn uống hoặc hút thuốc khi đang
làm việc với TBVTV; không sử dụng các chai chứa TBVTV để chứa nước
uống, không dùng bình chứa nước để đựng TBVTV; không mua bán, vận
chuyển thùng TBVTV bị nứt vỡ hoặc bị rò rỉ, các loại TBVTV đã bị cấm sử
dụng, TBVTV không có nhãn mác hoặc có nắp đậy không kín; không để
TBVTV ở cạnh thức ăn, quần áo thuốc men, thức ăn gia súc, đồ chơi; cấm
vận chuyển TBVTV trên xe chở khách và hàng hoá khác [7],[20].
TBVTV đang sử dụng hiện nay trên thế giới có tới hàng nghìn chế phẩm,
do vậy người ta phải phân chia nhiều loại, theo nhiều cách khác nhau tùy
thuộc vào sâu, bệnh, cấu trúc hóa học và hợp chất được sử dụng hoặc mức độ
và hình thức tác động nguy hại cho sức khỏe .

FAO (1991) đã định nghĩa dư luợng TBVTV trong thực phẩm là lượng
rất nhỏ TBVTV hoặc dẫn xuất, đồng phân của chúng có trong thực phẩm và
lượng này được đem so sánh với giới hạn dư lượng tối đa cho phép [20],[24].
Mức dư lượng tối đa cho phép là lượng tối đa một loại TBVTV được
chấp nhận cho phép tồn tại trong nông sản, thực phẩm hay thức ăn gia súc mà
không gây độc hại cho người và vật nuôi. Mức dư lượng tối đa cho phép được
biểu thị bằng miligam TBVTV trong một kilôgam nông sản hàng hoá. Mức
dư lượng tối đa cho phép có thể quy định khác nhau ở mỗi nước, tuỳ theo đặc
điểm sinh lý, sinh thái và đặc điểm dinh dưỡng của người dân nước đó.
Hầu hết dư lượng TBVTV đều là rất nhỏ nên phải dùng những phương
pháp phân tích hiện đại mới phát hiện được. Dư lượng TBVTV là một vấn đề
mà rất nhiều tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu như: FAO, WHO...[25].
Tuy nhiên, chưa có một tiêu chuẩn quốc tế nào về giới hạn dư lượng TBVTV


12

trong thực phẩm được đưa ra mà chỉ là những khuyến cáo về giới hạn dư
lượng tối đa cho phép. Các khuyến cáo này thay đổi ở từng quốc gia và ở từng
thời gian khác nhau [20].
Bảng 1.2. Một số nhóm thuốc trừ sâu [7],[26]
Nhóm

Một số hoạt chất
Aldrin
Dieldrin
Endrin
Endosulfan

NHÓM THUỐC

TRỪ SÂU CLO HỮU CƠ

Heptachlor
Methocychlor
α – BHC
β – BHC
θ – BHC
o,p – DDT
Diazinon

NHÓM THUỐC
TRỪ SÂU LÂN HỮU CƠ

Dichlorvos
Fenitrothion
Malathion
Cypermethrin

NHÓM THUỐC
TRỪ SÂU HỌ CÚC

Deltamethrin
Fenvalerate
Permethrin
Aldicard sulfoxide
Aldicard sunfone
Aldicard
Propoxur

NHÓM THUỐC

TRỪ SÂU CACBAMAT

Methiocarb
Methomyl
Oxamyl
Carbaryl
Carbofuran
3 – hydroxyl carbofuran


13

Dư lượng và thời gian tồn tại của dư lượng TBVTV thay đổi rất nhiều
phụ thuộc vào các yếu tố: Loại TBVTV có thời gian phân hủy lâu; loại
TBVTV được dùng sai liều lượng, nồng độ; thời gian cách ly sau phun
TBVTV không phù hợp; thời tiết, khí hậu, thời gian phun TBVTV [27].
Dư lượng của TBVTV biểu thị tình trạng nguy hại của thuốc đối với môi
trường và sức khỏe con người [7, 27]. Nhiều năm nay, FAO đã tập trụng vào
việc giảm dư lượng TBVTV trong thực phẩm bằng cách tăng cường các nghiên
cứu về dư lượng, đưa ra việc sử dụng TBVTV hợp lý theo hệ thống IPM
(Intergrated Pest Management) [28]. Do vậy cần phải xác định dư lượng
TBVTV trong thực phẩm, đất, nước, không khí… và nghiên cứu giới hạn cho
phép của dư lượng TBVTV trong từng loại thực phẩm [20].
Tình trạng lạm dụng và sử dụng TBVTV không đúng quy định sẽ dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng đối với người tiếp xúc với TBVTV [29], gây ô
nhiễm rau quả và môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử
dụng thực phẩm bị nhiễm TBVTV [30].
TBVTV có khả năng gây hại cho người và động vật. Mỗi cơ thể đều có
một giới hạn nhất định chịu đựng lượng TBVTV gọi là giới hạn chịu đựng
của cơ thể. Nếu như loại thuốc đó xâm nhập vào cơ thể với một lượng thấp

hơn lượng giới hạn nói trên thì chưa gây hại cho cơ thể. Loại TBVTV nào có
độc tính càng cao thì giới hạn chịu đựng của cơ thể càng thấp và ngược lại
loại TBVTV nào có độc tính càng thấp thì giới hạn chịu đựng của cơ thể càng
cao. Song quá trình hấp thu lương thực, thực phẩm của cơ thể thì việc tích lũy
TBVTV lâu dài cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Những lương thực, thực phẩm chứa dư lượng TBVTV ít hơn mức tối đa
cho phép thì được xem như là vô hại đối với sức khỏe người tiêu dùng. Ngược
lại, những nông sản chứa dư lượng TBVTV vượt quá dư lượng tối đa cho phép
thì không được dùng làm lương thực thực phẩm cho người tiêu dùng [31].


×