Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa của nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại quận đống đa và huyện ba vì thành phố hà nội, 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.82 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

NGUYỄN THÀNH QUÂN

THỰC TRẠNG VÀ CÁCH
PHÒNG BỆNH CÚM MÙA
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS.Lê Thị Thanh Xuân
2. PGS.TS.Nguyễn Minh Sơn
Thuộc đề tài: Thực trạng tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa của nữ
tuổi sinh đẻ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại quận Đống Đa
và huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, 2016 - 2018
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ
Chuyên ngành

: Y tế công cộng

Mã số

: 62720301

HÀ NỘI - 2018


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ARN


Axít Ribonucleic

ADN

Axit đêoxiribonucleic (deoxyribonucleic acid)

CDC

Trung tâm Kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ
(Centers for Disease Control and Prevention)

ELISA

Enzyme-linked immunosorbent assay (thử nghiệm hấp phụ
enzyme)

ICD

Hệ thống phân loại các bệnh tật theo quốc tế (International
Classification Diseases)

RT-PCR

Phản ứng chuỗi trùng hợp (Reverse transcriptase polymerase
chain reaction)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

2. PHƯƠNG PHÁP
3. NỘI DUNG

2

3

3.1. Giới thiệu về bệnh cúm mùa...........................................................................3
3.1.1. Định nghĩa bệnh cúm mùa...........................................................................3
3.1.2. Tác nhân gây bệnh.......................................................................................3
3.1.3. Triệu chứng..................................................................................................5
3.1.3.1. Giai đoạn ủ bệnh.....................................................................................5
3.1.3.2. Giai đoạn khởi phát.................................................................................5
3.1.3.3. Giai đoạn toàn phát.................................................................................5
3.1.3.4. Giai đoạn lui bệnh...................................................................................6
3.1.4. Chẩn đoán bệnh [5]

6

3.1.4.1. Chẩn đoán ca bệnh..................................................................................6
3.1.4.2. Chẩn đốn mức độ bệnh..........................................................................7
3.2. Tình trạng mắc bệnh cúm mùa.......................................................................8
3.2.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa 8

3.2.2. Lịch sử bệnh cúm mùa và các đại dịch

9

3.2.3. Tình hình bệnh cúm mùa trên Thế giới

10

3.2.4. Tình hình bệnh cúm mùa tại Việt Nam

13

3.3. Cách phòng bệnh cúm mùa...........................................................................16
3.3.1. Kế hoạch sử dụng vaccine toàn cầu

16

3.3.2. Kế hoạch sử dụng vắc xin cúm toàn cầu

18

3.3.3. Sử dụng vắc xin cúm mùa tại Việt Nam

19

3.3.3. Các biện pháp phòng bệnh khác
4. KẾT LUẬN

21


23

4.1. Thực trạng mắc bệnh cúm mùa.....................................................................23
4.1. Cách phòng bệnh cúm mùa...........................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24


1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hơ hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên.
Bệnh có biểu hiện của viêm đường hơ hấp, có thể dẫn đến viêm phổi nặng và tử
vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Bệnh có thể xảy ra hàng năm
theo mùa hoặc bùng phát thành đại dịch trên quy mơ tồn cầu. Hàng năm, trên
thế giới có khoảng 20-30% trẻ em và 5-10% người lớn mắc bệnh cúm mùa.
Trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500-800 triệu người/năm,
trong đó khoảng 5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử
vong. Bệnh cúm mùa chủ yếu do các chủng vi rút cúm A (H3N2), cúm A
(H1N1), cúm B và cúm C. Vi rút cúm mùa lưu hành khắp thế giới, dễ lây lan từ
người sang người và có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Mang
thai là một yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở nữ độ tuổi sinh đẻ khi
mắc cúm. Nguy cơ tăng được cho là liên quan đến một số thay đổi sinh lý và
miễn dịch xảy ra trong thai kỳ. Sự thay đổi này có thể làm cho phụ nữ mang
thai dễ bị, hoặc bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi một số vi rút gây bệnh bao gồm
cả vi rút cúm . Do đó việc mẹ nhiễm cúm trong thời kỳ mang thai cũng gây ảnh
hưởng nhất định đến thai nhi. Bệnh cúm mùa là một trong những nguyên nhân
gây tử vong cao tại nhiều quốc gia và là vấn đề sức khỏe toàn cầu .
Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận từ 1,5 đến 1,8 triệu người mắc bệnh,
bệnh luôn đứng đầu trong số các bệnh truyền nhiễm có số mắc lớn nhất. Phần
lớn các trường hợp mắc bệnh ở nhóm 5-14 tuổi (29,1%) và nữ ở độ tuổi sinh đẻ

15-24 tuổi (23,3%) .
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về tình trạng bệnh cúm mùa và các biện pháp
phòng bệnh hiện nay đang được áp dụng trên Thế giới và tại Việt Nam, chúng
tôi tiến hành chuyên đề: “Thực trạng và cách phòng bệnh cúm mùa” nhằm
mục tiêu cung cấp các kiến thức cơ bản về bệnh cúm mùa, thực trạng mắc và
cách phòng bệnh cúm mùa trên thế giới và Việt Nam.


2

2. PHƯƠNG PHÁP

 Tổng hợp các kiến thức cơ bản về bệnh cúm mùa từ các tài liệu Y văn
(giáo trình, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới,
Bộ Y tế....).
 Tổng hợp tình hình mắc bệnh cúm mùa và các biện pháp phịng bệnh trên
Thế giới và Việt Nam từ các tài liệu nghiên cứu, báo cáo, bài báo trong
nước và ngoài nước (bao gồm tài liệu online và tài liệu offline tra cứu thủ
công tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội).


3

3. NỘI DUNG
3.1. Giới thiệu về bệnh cúm mùa
3.1.1. Định nghĩa bệnh cúm mùa
Bệnh cúm được ký hiệu trong phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 là J10,11 ,
và là bệnh thuộc nhóm B trong Luật phịng chống bệnh truyền nhiễm của Việt
Nam .
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hơ hấp cấp tính do virus cúm gây nên.

Tại Việt Nam các vi rút gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2,
A/H1N1 và cúm B. Khởi đầu sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi kèm đau
họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường
tiêu hóa (buồn nơn, nơn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn
biến nhẹ và có thể hồi phục trong vịng 2-7 ngày. Ở phụ nữ có thai, trẻ em,
người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa,
thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn
như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não dẫn đến tử vong ,.
3.1.2. Tác nhân gây bệnh
Bệnh cúm mùa do vi rút cúm gây ra. Vi rút cúm thuộc họ
Orthomyxoviridae và được chia thành 3 typ A, B, C. Trong 3 typ vi rút cúm thì
chỉ có cúm typ A gây bệnh cho cả người và động vật và thường lưu hành phổ
biến trên gia cầm, người và các động vật khác như lợn, ngựa..., gây đại dịch với
chu kỳ 10-15 năm, còn cúm typ B thường chỉ gây ra các vụ dịch nhỏ với chu kỳ
5-7 năm. Riêng vi rút cúm typ C chỉ gây bệnh nhẹ và tản phát.
Vi rút cúm hình cầu có đường kính 80-100nm. Ba typ cúm giống nhau về
mặt hình thái, cũng như một số tính chất sinh học căn bản, nhưng khác nhau về
các kháng ngun chính và khơng gây miễn dịch chéo. Nhân của vi rút chứa 8
đoạn ARN có chức năng sao chép, tổng hợp các thành phần của vi rút. Tiếp theo


4
là lớp protein cơ bản (Matrix protein M) gồm M1 và M2 chức năng chưa rõ
ràng. Ngoài cùng là lớp vỏ lipid có hai kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên
ngưng kết hồng cầu H (Haemaglutinin) và kháng nguyên trung hịa N
(Neuraminidase)

Hình 1.1. Cấu trúc phân tử vi rút cúm

Hình 1.2. Cấu trúc hạt virus cúm A.

Về kháng nguyên vi rút cúm có 4 loại kháng ngun chính. Kháng ngun
nhân và kháng nguyên M (Matrix) là hai kháng nguyên ổn định dùng để định
typ cúm A, B, C. Hai kháng nguyên bề mặt H và N được dùng để xác định phân


5
typ cúm A. Cho tới nay người ta phát hiện ra 16 loại kháng nguyên H và 9 loại
kháng nguyên N. Các vi rút cúm có sự biến đổi và chuyển đổi cấu trúc kháng
nguyên gây nên sự thay đổi phân typ vi rút. Hiện tượng này là nguồn gốc gây
nên các đại dịch trên toàn cầu .
Vi rút cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh đặc biệt khi thời tiết lạnh
và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 00C đến 40C vi rút sống được vài tuần, ở -200C và
đông khô vi rút sống được hàng năm .
3.1.3. Triệu chứng
Bệnh cúm mùa có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ thể khơng có triệu
chứng hoặc chỉ sốt nhẹ cho đến những bệnh cảnh nặng trong các vụ dịch.
3.1.3.1. Giai đoạn ủ bệnh
Thông thường từ 24-48 giờ, có thể kéo dài đến 3 ngày.
3.1.3.2. Giai đoạn khởi phát
Bệnh nhân có các triệu chứng tồn thân khởi phát cấp tính như sốt cao
đột ngột 39-40 0C, tăng nhanh trong 24h đầu, có thể kèm theo rét run hoặc chỉ
ớn lạnh, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi. Bệnh nhân có ho cơn ngắn, khơng có
đờm.
3.1.3.3. Giai đoạn tồn phát
Thời kỳ này có 3 biểu hiện chính.
- Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao liên tục 39-40 0C, mặt đỏ bừng, mạch
nhanh, biếng ăn, lưỡi trắng, tiểu ít, nước tiểu vàng. Chảy máu cam hiếm xảy ra
nhưng là triệu chứng quan trọng. Bệnh nhân mệt lả.
- Biểu hiện đau: đau đầu tăng từng đợt khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức,
thường đau nhiều ở vùng trán và trên nhãn cầu. Cảm giác đau gia tăng khi cử

động nhãn cầu. Ngoài ra cịn đau ở các bắp cơ tồn thân, đặc biệt khu trú ở
ngực, thắt lưng, chi dưới và vùng thắt lưng cùng, vùng trên xương ức.


6
- Hội chứng hô hấp: là triệu chứng nổi bật xuất hiện ngay từ các ngày đầu
với các mức độ
+ Hắt hơi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô đau
rát họng.
+ Triệu chứng viêm thanh khí quản: ho khan, khàn tiếng.
- Ngồi ra, cịn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy có thể gặp ở trẻ
em hiếm gặp ở người lớn.
- Một số dấu hiệu hiếm gặp khác như: viêm não - màng não, viêm đa thần
kinh, liệt thần kinh sọ não, điếc, liệt nửa người, rối loạn tâm thần, hạ huyết áp,
viêm cơ tim…
3.1.3.4. Giai đoạn lui bệnh
Sốt thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày rồi giảm đột ngột. Nếu khơng có biến
chứng phần lớn bệnh nhân tự hồi phục trong vịng một tuần dù những biểu hiện
hơ hấp có thể cịn kéo dài nhiều tuần. Ở người cao tuổi có thể có triệu chứng mệt
mỏi, chán ăn, mất ngủ kéo dài nhiều tuần trước khi hồi phục hoàn tồn.
3.1.4. Chẩn đốn bệnh
3.1.4.1. Chẩn đốn ca bệnh
Ca bệnh nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ: Sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm mùa lưu hành
hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm mùa.
- Lâm sàng có sốt (thường trên 38 0C), đau nhức cơ tồn thân và có một
trong số các biểu hiện về hơ hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước
mũi, ho, khó thở.
- Hình ảnh chụp X-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương thâm nhiễm
lan tỏa ở phổi.

- Xét nghiệm cơng thức máu bạch cầu bình thường hoặc giảm.


7
Ca bệnh xác định:
- Có các tiêu chuẩn của ca bệnh nghi ngờ.
- Xét nghiệm dương tính với vi rút cúm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc real
time RT-PCR hoặc nuôi cấy vi rút dương tính đối với các bệnh phẩm là dịch
ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản.
3.1.4.2. Chẩn đốn mức độ bệnh
Cúm chưa có biến chứng (cúm nhẹ):
- Lâm sàng có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần.
Cúm có biến chứng (cúm nặng):
- Là ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định kèm theo một trong các biểu hiện sau:
+ Có tổn thương ở phổi với biểu hiện suy hơ hấp trên lâm sàng (thở nhanh,
khó thở, SpO2 giảm, PaO2 giảm) và/hoặc:
+ Có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi
khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
+ Có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi,
bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu)
- Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:
+ Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy
giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
+ Người già trên 65 tuổi
+ Phụ nữ có thai
+ Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như đã nêu trên)
+ Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư,
HIV/AIDS)



8
3.2. Tình trạng mắc bệnh cúm mùa
3.2.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Tỷ
lệ mắc bệnh cúm là 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh
cúm ở phụ nữ mang thai là 11% theo số liệu nghiên cứu ở Anh quốc năm 2000 .
Trong các vụ dịch cúm hàng năm, 5-15% dân số bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên. Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao
trong đó có phụ nữ có thai .
Vi rút cúm typ A có khả năng gây nhiễm cho người, các lồi động vật có
vú (như lợn và ngựa), các lồi chim và gia cầm. Trong đó, vi rút cúm B và C chỉ
gây bệnh ở người. Tất cả các typ vi rút cúm A tồn tại trong quần thể chim hoang
dã. Nhìn chung, các vi rút cúm động vật khơng có khả năng gây bệnh cho người
trừ khi nó đã thích ứng với người hoặc tái tổ hợp với typ vi rút cúm gây bệnh ở
người . Người bệnh (thể nhẹ và thể nặng) là ổ chứa vi rút của bệnh cúm mùa với
thời gian ủ bệnh ngắn thường từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày. Thời kỳ lây bệnh
khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm
sàng. Phương thức lây truyền qua đường hô hấp bằng đường tiếp xúc trực tiếp
với dịch tiết mũi họng của bệnh nhân hoặc có thế lây truyền qua các giọt nhỏ
nước bọt của bệnh nhân được khuyếch tán trong khơng khí. Bệnh cúm có tính
lây truyền cao. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc
biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện. Trong điều
kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương,
làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh . Mọi người đều có thể cảm nhiễm với vi rút
cúm. Phụ nữ trong thời kỳ có thai rất dễ bị mắc cúm và thường bị ở thể cúm có
biến chứng gây những ảnh hưởng xấu tới thai nhi như gây sảy thai, chết lưu . Trẻ
em sẽ bị mắc bệnh sau khi đã hết kháng thể của mẹ truyền cho qua rau thai. Tính
miễn dịch sau khi mắc bệnh tự nhiên không bền vững. Kháng thể đặc hiệu xuất
hiện cao nhất vào cuối tuần thứ 2 của bệnh, giữ mức đó khoảng một tháng rồi



9
giảm dần. Khơng có miễn dịch chéo giữa các typ và phân typ vi rút cúm. Có thể
gây miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vắc xin phòng cúm thường niên. Trẻ sơ
sinh có kháng thể mẹ thường được bảo vệ 6 tháng tùy thuộc vào số lượng kháng
thể mẹ truyền qua rau thai.
3.2.2. Lịch sử bệnh cúm mùa và các đại dịch
Trong lịch sử, bệnh cúm lần đầu tiên được Hippocrates mô tả vào năm
412 trước công nguyên. Các ổ dịch giống như dịch cúm từ năm 1173 trước công
nguyên cũng đã được Hirsch tổng hợp. Năm 1931, Richard Schope phân lập
được vi rút cúm A ở lợn. Đến năm 1933, nhóm nghiên cứu y tế Anh quốc do
Patrick Laidlaw đã phát hiện ra vi rút cúm A ở người .
Đại dịch đầu tiên với chứng bệnh giống cúm xuất hiện năm 1580, đây
được coi là dịch cúm đầu tiên mà con người biết tới .
Đại dịch cúm A/H1N1 năm 1918-1919 là một thảm họa, người ta ước tính
khoảng 20-40% dân số thế giới đã mắc bệnh và 40 triệu người tử vong . Đại
dịch cúm này được giới nghiên cứu y học xem ngang hàng với đại dịch dịch
hạch làm chết hai phần ba dân Châu Âu giữa thế kỷ 14. Một đặc điểm của dịch
cúm này là tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất ở người lớn từ 20-50 tuổi . Tỷ lệ
tử vong ở phụ nữ mang thai dường như là cao bất thường. Trong số 1.350 trường
hợp mắc cúm ở phụ nữ mang thai đã báo cáo trong đại dịch năm 1918, tỷ lệ tử
vong đã được báo cáo là 27% .
Vài năm sau, Frank Macfarlane Burnet khám phá ra vi rút cúm bị giảm
khả năng gây bệnh nếu được nuôi cấy trong trứng gà . Năm 1944, nhóm nghiên
cứu của Thomas Francis tại đại học Michigan được quân đội Hoa Kỳ bảo trợ
nghiên cứu thành cơng vắc-xin phịng cúm đầu tiên .
Những trận dịch cúm sau đó gồm dịch cúm Châu Á năm 1957 (cúm
A/H2N2 và dịch cúm Hồng Kông (cúm A/H3N2). Tuy không gây đại dịch
nhưng cũng gây tổn thất lớn về người và của tại các nước xảy ra dịch.



10
3.2.3. Tình hình bệnh cúm mùa trên Thế giới
Cúm mùa lây lan dễ dàng, lây lan nhanh ở những khu vực đông người.
Khi một người bị ho hoặc chảy mũi, những giọt nhỏ chứa vi rút (các giọt truyền
nhiễm) được phân tán vào trong khơng khí và lan truyền đến những người gần
những người hít thở những giọt này. Vi rút cũng có thể lây lan bằng tay bị nhiễm
vi rút cúm . Hàng năm trên tồn thế giới có khoảng 3 triệu đến 5 triệu trường
hợp mắc cúm mùa nặng phải nhập viện trong đó có 250.000 đến 500.000 trường
hợp tử vong .
Có 3 loại vi rút cúm theo mùa, loại A, B, và C. Vi rút cúm loại A được
phân loại thành các phân nhóm khác dưới sự kết hợp của 2 loại protein khác
nhau, haemagglutinin (H) và neuraminidase (N) nằm trên bề mặt của virus. Các
phân typ của vi rút cúm A đang lưu hành trong quần thể người là các chủng phụ
cúm A/H1N1 và A/H3N2. Cúm A/H1N1 lưu hành cũng được viết là A/H1N1
pdm09 do nó gây ra đại dịch trong năm 2009 và sau đó thay thế vi rút cúm theo
mùa A/H1N1 đã lây lan trước năm 2009. Cho tới nay, chỉ có vi rút cúm loại A
mới gây ra đại dịch.
Việc lưu hành vi rút cúm B có thể được chia thành 2 nhóm chính (dịng
họ), được gọi là dịng B / Yamagata và B / Victoria. Virus cúm B không được
phân loại thành các phân typ.
Vi rút cúm A và B lưu hành và gây ra dịch bệnh. Vì lý do này, các chủng
cúm A và B có liên quan được đưa vào trong vắc xin cúm theo mùa.
Loại vi rút cúm loại C được phát hiện ít hơn nhiều và thường gây nhiễm
trùng nhẹ, do đó có ít liên quan đến sức khoẻ cộng đồng.
Cúm A/H3N2 với tác nhân gây bệnh là vi rút cúm A/H3N2, được hình
thành do trao đổi tích hợp giữa vi rút cúm người và vi rút cúm gia cầm . Đại dịch
cúm này cũng bắt nguồn từ Trung Quốc vào tháng 7 năm 1968 sau đó lan sang
Hồng Kơng và nhanh chóng đạt đỉnh trong vịng 2 tuần. Đến tháng 8 năm 1968,
dịch lan sang Đài Loan, Philippin, Singapore và Việt Nam và tháng 9 xuất hiện ở



11
Úc, Ấn Độ và Iran. Cũng vào thời gian này, dịch xâm nhập vào California, Mỹ do
lính Mỹ từ Việt Nam mang theo dịch bệnh trở về Mỹ. Tại Mỹ dịch đạt đỉnh vào
tháng 12 năm 1968. Đại dịch này gây nhiễm cho khoảng 30-50% dân số thế giới .
Năm 2009, xuất hiện dịch bệnh mới nổi là cúm A/H1N1, trường hợp đầu
tiên được thông báo tại Mêhicô vào tháng 03/2009, sau 4 tháng dịch nhanh
chóng lan rộng ra khắp thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố một đại
dịch mới sau hơn 40 năm. Đến ngày 20/12/2009, dịch đã được ghi nhận tại 208
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11.516 trường hợp tử vong. Theo thơng
báo của WHO ngày 06/8/2010, tồn thế giới đã ghi nhận 214 quốc gia và vùng
lãnh thổ có xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1, trong đó 18.449 trường
hợp tử vong. Ngày 10/8/2010, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra thơng báo: Thế
giới khơng cịn trong giai đoạn đại dịch cúm (giai đoạn 6), đã chuyển sang giai
đoạn sau đại dịch và khẳng định tình hình dịch cúm A/H1N1 bước vào giai đoạn
thoái lui. Theo nhận định của các chuyên gia quốc tế, vi rút cúm A/H1N1 gây
đại dịch năm 2009 sẽ diễn biến như cúm mùa và tiếp tục lưu hành. Hiện chưa
phát hiện sự biến đổi gen của vi rút cúm A/H1N1 gây đại dịch năm 2009, trẻ em
và phụ nữ có thai nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị bệnh nặng do vi rút cúm
A/H1N1 .
Năm 2011, tác giả Nair H cùng cộng sự thực hiện năm nghiên cứu phân
tích tổng quan về gánh nặng bệnh tật trên trẻ em < 5 tuổi do bệnh cúm mùa gây
ra. Kết quả tổng quan được phân tích dựa trên 43 nghiên cứu được xuất bản giai
đoạn 1995 đến 2010, số liệu được quy đổi về năm 2008. Nghiên cứu cho thấy,
hàng năm trên toàn thế giới, có khoảng 90 triệu trẻ <5 tuổi mắc cúm mùa
(95%CI: 49-162 triệu), 20 triệu ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới liên quan tới
cúm, khoảng 1 triệu ca nhiễm khuẩn đường hơ hấp nặng có liên quan tới bệnh
cúm mùa. Nhiên cứu cũng ước tính, trong năm 2008 có khoảng 28.000 đến 111.
trẻ < 5 tuổi tử vong là do các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp dưới liên quan tới

cúm mùa, trong đó 99% số trường hợp tử vong sinh sống tại các nước đang phát
triển .


12
Trong một nghiên cứu tình hình mắc cúm mùa 2013-2014 tại Hàn Quốc
do tác giả Choi WS cùng cộng sự thực hiện cho thấy tỷ lệ người trưởng thành
>20 tuổi đến khám tại bệnh viện viện và có kết quả xét nghiệm dương tính với
vi rút cúm mùa là 242,8/100.000 dân, tỷ lệ nhập viện do có kết quả dương tính
với vi rút cúm là 57,9/100.000 dân, tỷ lệ tử vong và có xét nghiệm dương tính
với cúm là 3,1/100.000 dân. Ước tính, số tiền chi của Hàn Quốc liên quan tới
bệnh cúm mùa năm 2013-2014 là 125 triệu đô la Mỹ .
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2014 và những tháng đầu
năm 2015, dịch cúm diễn biến phức tạp với sự xuất hiện và tái bùng phát của
nhiều chủng cúm mới như A (H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3,
H5N8…). WHO cảnh báo sự gia tăng gần đây của vi rút gây bênh mới nổi như
một dấu hiệu cho thấy các vi rút cúm cùng lưu hành đang nhanh chóng trao đổi
vật liệu di truyền để tạo thành chủng vi rút mới và đã tạo ra một nguồn gen đa
dạng tạo nên những biến đổi đặc biệt do sự trao đổi gen giữa các chủng vi rút
cúm khác nhau. Do vậy, những hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe con người là
khơng thể dự đốn được và rất đáng lo ngại .
Một nghiên cứu thuần tập nhằm tìm hiểu về tỷ lệ mắc cúm ở phụ nữ đang
mang thai và mức độ ảnh hưởng đến những đứa trẻ khi đẻ ra tiến hành trên
86.779 phụ nữ mang thai tại Úc từ năm 2012 đến năm 2014. Tổng số 192 trường
hợp mắc cúm được xác định ( với tỉ lệ 2,2 phụ nữ trên 1000 phụ nữ mang thai),
14,6% số phụ nữ này đã phải nhập viện. Phụ nữ có nhiều khả năng nhiễm vi rút
cúm B so với cúm A/H3N2 và cúm A/H1N1 (tỷ lệ tương ứng là 41,3%, 23,6%,
33,3%). Trẻ sinh ra từ những phụ nữ mắc vi rút cúm B trong quá trình mang thai
bị nhẹ cân hơn so với các bà mẹ không bị mắc cúm (p=0,03) .
Một nghiên cứu sử dụng nhiều nguồn số liệu để xác định số ca nhập viện

do cúm trên phụ nữ mang thai tại Canada từ năm 1994 đến năm 2000. Kết quả
cho thấy tỷ lệ nhập viện liên quan đến cúm là 150 phụ nữ (95%CI: 140 – 170)
trên 100,000 phụ nữ mang thai trong mỗi mùa cúm . Tỷ lệ này cao hơn 10 lần so


13
với báo cáo ở 3 nghiên cứu thực nghiệm ở Mỹ năm 2009 về tỷ lệ nhập viện do
cúm được xác nhận trong phịng thí nghiệm ở phụ nữ mang thai . Một nghiên
cứu khác xác định các trường hợp nghi ngờ mắc cúm và xác định mắc cúm trên
phụ nữ mang thai trong thời điểm đại dịch cúm năm 2009 trên đảo Reunion. Kết
quả cho thấy 3.568 ca mắc trong số 100.000 phụ nữ mang thai (95% CI: 3,267 –
3,868) , tỷ lệ này tương tự như nghiên cứu của Madhi và các cộng sự tiến hành
nghiên cứu tại Nam Phi năm 2014 .
3.2.4. Tình hình bệnh cúm mùa tại Việt Nam
Từ năm 2006 đến nay, Việt nam đã triển khai và duy trì hệ thống giám sát
trọng điểm cúm Quốc gia trên khắp cả nước. Đối tượng đưa vào giám sát là
bệnh nhân đến khám tại các phòng khám và bệnh viện khu vực. Hàng năm nước
ta vẫn ghi nhận khoảng 1,5 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Trong
năm 2013, cả nước ghi nhận 1.252.220 trường hợp mắc hội chứng cúm, 19
trường hợp tử vong .
Tại Việt Nam, năm 2009 xảy ra đại dịch cúm A/H1N1, cả nước ghi nhận
11.305 trường hợp có xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 tại 63 tỉnh, thành
phố, trong đó 61 trường hợp đã tử vong phân bố ở cả 4 khu vực: Miền Bắc, miền
Trung, miền Nam, khu vực Tây Nguyên. Còn tại Hà Nội, theo số liệu của Trung
tâm Y tế dự phòng Hà Nội tỷ lệ nữ độ tuổi sinh đẻ (18-49 tuổi) mắc cúm trong
đại dịch cúm năm 2009 là 1.215 trường hợp trên tổng số 5.202 ca bệnh được ghi
nhận, chiếm tỷ lệ 23,4%, trong đó có một trường hợp tử vong .
Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ đến
cơ sở y tế khám trong thời gian 5 tháng từ 4/8/2009-31/12/2009 tại tỉnh Quảng
Trị cho thấy: có 191 trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm, trong đó có 75 trường hợp

xét nghiệm dương tính (39,3%). Số ca có xét nghiệm dương tính ở nam giới
nhiều hơn nữ giới 1,3 lần. Độ tuổi thường gặp nhất là từ 10-19 tuổi (52,8%) và
20-29 (39,1%) .


14
Tác giả Phan Công Hùng và cộng sự nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học hội
chứng cúm qua hệ thống giám sát trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 đến 2012
đã chỉ ra rằng: Số ca hội chứng cúm dương tính thường xuất hiện cao nhất vào
tháng 5-6 và tháng 10-11 hàng năm và xảy ra ở khắp 20 tỉnh thành phía Nam.
Chủng vi rút cúm lưu hành song song qua các năm với tỷ lệ khác nhau. Chủng vi
rút cúm A/H1N1 pdm2009 xuất hiện đã thay thế hoàn toàn chủng cúm A/H1N1
trước đó. Trong số các ca dương tính với vi rút cúm, thường gặp nhất là ở nhóm trẻ
nhỏ 0-9 tuổi chiếm 57%, tiếp đến là nhóm 10-19 tuổi (22%), nhóm tuổi trung niên
chiếm tỷ lệ thấp dao động từ 2,1%-4,2% .
Một nghiên cứu dịch tễ học mô tả, nhằm đánh giá đặc điểm dịch tễ và sự
lưu hành vi rút cúm mùa giai đoạn 2006-2013, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Bệnh cúm là bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao (tỷ lệ dương tính 20,8%) trong
tổng số bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cúm. Bệnh xuất hiện quanh năm
và thường có 2-3 đỉnh dịch/năm, với đỉnh cao nhất thường thấy từ tháng 6 đến
tháng 9. Vi rút cúm phổ biến nhất là cúm typ B và các phân typ A/H3N2 và
A/H1N1 đồng thời lưu hành quanh năm và lần lượt thay nhau chiếm ưu thế.
Cúm B có tỷ lệ dương tính nhiều nhất ở nhóm tuổi 5-14 tuổi, nhưng cúm
A/H1N1/2009 có tỷ lệ dương tính cao ở nhóm trong độ tuổi sinh đẻ (15-24 tuổi).
Các tác giả đi đến kết luận cúm mùa là bệnh phố biến và chiếm tỷ lệ cao trong
tổng số ca mắc hội chứng cúm .
Tại Sơn La, kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu các trường hợp
mắc cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2010 tại 11
huyện cho thấy: Có 94 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1. Trong đó tập
trung nhiều nhất ở lứa tuổi từ 10-19 (51%). Theo giới tính, số nữ mắc chiếm

53%. Theo nghề nghiệp, số ca mắc tập trung chủ yếu ở học sinh (59,6%). Tỷ lệ
ca bệnh xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 là 47,8%. Kết quả cũng cho
thấy tỷ lệ người bệnh đã từng tiêm vắc xin phòng cúm trong vòng 1 năm trước
khi mắc bệnh chiếm tỷ lệ thấp (5,3%) .


15
Tác giả Lê Thị Thanh Xuân cùng cộng sự thực hiện nghiên cứu mơ tả hồi
cứu số liệu có sẵn các trường hợp mắc hội chứng cúm được ghi nhận tại Trung
tâm Y tế dự phịng tỉnh Hồ Bình theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nhằm mô tả một
số đặc điểm dịch tễ học hội chứng cúm tại Hoà Bình từ năm 2006-2015. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tại Hồ Bình, hội chứng cúm có tỷ lệ mắc cao trong cộng
đồng, trong giai đoạn từ 2006-2015 ghi nhận trung bình 16.043,4 trường hợp
cúm/100.000 dân. Hội chứng cúm có tính chu kỳ hàng năm theo mùa kéo dài từ
năm 2008-2014. Số trường hợp mắc cúm ghi nhận nhiều vào mùa Hè – Thu
(tháng 6 đến tháng 11) và ít xuất hiện hơn vào mùa Đông- Xuân (tháng 12 đến
tháng 5 năm sau). Một năm thường có 2 đỉnh dịch vào tháng 6 và tháng 9. Hội
chứng cúm xuất hiện ở tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Hịa Bình và phân
bố tương đối ổn định theo thời gian và địa dư. Hội chứng cúm tập trung chủ yếu
ở khu vực các huyện, thành phố gần hồ Sông Đà như Đà Bắc, Mai Châu, Tân
Lạc, TP Hịa Bình, khu vực xa hồ Sơng Đà có tỷ lệ mắc cúm thấp hơn .
Tại Hà Nam, theo kết quả giám sát giai đoạn 2012-2016 cho thấy: Vi rút
cúm mùa là căn nguyên gây dịch viêm đường hơ hấp trên cấp tính và có khả
năng bùng phát thành dịch. Nghiên cứu theo dõi dọc trên cộng đồng dân cư tại
xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam trong thời gian 5 năm (20122016) nhằm giám sát phát hiện trường hợp có hội chứng cúm (HCC) và xác định
căn nguyên vi rút. Các trường hợp HCC được phát hiện và ghi nhận theo
Thường qui Giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế. Mẫu bệnh phẩm dịch
họng được thu thập và xét nghiệm bằng kỹ thuật Real time RT-PCR phát hiện vi
rút cúm. Kết quả nghiên cứu cho thấy vi rút cúm phân týp A/H3N2, phân týp A/
H1pdm09 và cúm týp B lưu hành chiếm tỷ lệ 14,3% trong tổng số bệnh nhân

HCC. Vi rút cúm A/H3N2 xuất hiện trong toàn bộ các năm nghiên cứu và chiếm
ưu thế tại các năm 2012, 2014 và 2015, trong khi các chủng A/H1pdm09 và cúm
B có tần số nhiễm thấp với thời gian ngắn hơn .
Còn tại Hà Nội, theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tỷ lệ nữ
độ tuổi sinh đẻ (18-49 tuổi) mắc cúm trong đại dịch cúm năm 2009 là 1215


16
trường hợp trên tổng số 5202 ca bệnh được ghi nhận, chiếm tỷ lệ 23,4%, trong
đó có một trường hợp tử vong.
Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ đến
cơ sở y tế khám trong thời gian 5 tháng từ 4/8/2009-31/12/2009 tại tỉnh Quảng
Trị cho thấy: có 191 trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm, trong đó có 75 trường hợp
xét nghiệm dương tính (39,3%). Số ca có xét nghiệm dương tính ở nam giới
nhiều hơn nữ giới 1,3 lần. Độ tuổi thường gặp nhất là từ 10-19 tuổi (52,8%) và
20-29 (39,1%) .
Tác giả Phan Công Hùng và cộng sự nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học hội
chứng cúm qua hệ thống giám sát trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 đến 2012
đã chỉ ra rằng: Số ca hội chứng cúm dương tính thường xuất hiện cao nhất vào
tháng 5-6 và tháng 10-11 hàng năm và xảy ra ở khắp 20 tỉnh thành phía Nam.
Chủng vi rút cúm lưu hành song song qua các năm với tỷ lệ khác nhau. Chủng
vitrut cúm A/H1N1 pdm2009 xuất hiện đã thay thế hồn tồn chủng cúm A/H1N1
trước đó. Trong số các ca dương tính với vi rút cúm, thường gặp nhất là ở nhóm trẻ
nhỏ 0-9 tuổi chiếm 57%, tiếp đến là nhóm 10-19 tuổi (22%), nhóm tuổi trung niên
chiếm tỷ lệ thấp dao động từ 2,1%-4,2% .
3.3. Cách phịng bệnh cúm mùa
Nhằm kiểm sốt và đối phó với bệnh cúm mùa, Tổ chức Y tế Thế giới đã
xây dựng các chính sách, kế hoạch chiến lược giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi
rút cúm trong cộng đồng dân cư. Trong đó đáng chú ý nhất là Kế hoạch sử dụng
vắc xin toàn cầu và Kế hoạch sử dụng vắc xin cúm mùa toàn cầu.

3.3.1. Kế hoạch sử dụng vắc xin toàn cầu
Kế hoạch này đã được đưa ra trong cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới
tháng 5/2012, trong đó có mục tiêu đưa ít nhất một loại vắc xin mới (ví dụ như
vắc xin cúm mùa) vào chương trình tiêm chủng quốc gia ở tất cả các nước có


17
thu nhập thấp và trung bình vào năm 2020. Vắc xin mới là những vắc xin mà
trước đó chưa có trong chương trình tiêm chủng quốc gia.
Kế hoạch này gồm các nội dung cụ thể như sau:
Nguyên tắc:
- Các quốc gia có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý tốt nhằm cung cấp
dịch vụ tiêm chủng có chất lượng cho cộng đồng.
- Tiêm chủng là trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng và Chính phủ các nước.
- Sự cơng bằng: tiếp cận với tiêm chủng một cách bình đẳng là yếu tố quan
trọng về quyền sức khỏe của con người.
- Hệ thống tiêm chủng vững mạnh là một phần trong hệ thống y tế và gắn kết
chặt chẽ với các chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu khác là rất cần
thiết để đạt được mục tiêu tiêm chủng.
- Tính bền vững: các quyết định ban hành và chiến lược triển khai, đầu tư tài
chính thích hợp và tăng cường quản lý tài chính là những yếu tố quan trọng
để đảm bảo tính bền vững của chương trình tiêm chủng.
- Sự đổi mới: Tiềm năng của tiêm chủng được phát triển đầy đủ thông qua
nghiên cứu, cải tiến và đổi mới, tăng cường chất lượng trên tất cả các lĩnh
vực của tiêm chủng.
Mục tiêu:
- Đạt mục tiêu Thanh toán bại liệt toàn cầu vào năm 2020
- Đạt các mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh toàn cầu vào năm 2015 và loại trừ
bệnh sởi và rubella toàn cầu vào năm 2020
- Đạt tỷ lệ tiêm chủng cao tại các khu vực, các quốc gia và cộng đồng. Đưa ít

nhất một loại vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng quốc gia ở tất cả các
nước thu nhập thấp và trung bình vào năm 2020 ví dụ như vắc xin cúm
mùa.
- Phát triển, triển khai các vắc xin và công nghệ mới
6 chiến lược nhằm đạt mục tiêu của Thập kỷ vắc xin:


18
- Tất cả các quốc gia cam kết coi tiêm chủng là vấn đề ưu tiên
- Các cá nhân và cộng đồng hiểu được giá trị của vắc xin và coi tiêm chủng là
quyền lợi và trách nhiệm của bản thân
- Quyền được tiêm chủng là bình đẳng cho tất cả mọi người
- Hệ thống tiêm chủng là thành phần không thể thiếu của một hệ thống y tế
vững mạnh
- Chương trình tiêm chủng có kinh phí ổn định, cung ứng chất lượng và áp
dụng các công nghệ tiên tiến
- Các quốc gia, khu vực và các nghiên cứu và phát triển tồn cầu cần đổi mới
nhằm tối đa hóa lợi ích của tiêm chủng.
3.3.2. Kế hoạch sử dụng vắc xin cúm toàn cầu
Vắc xin cúm mùa được chứng minh an toàn, hiệu quả, tỷ lệ bảo vệ của vắc
xin tương đối cao đạt từ 70%-90% . Kế hoạch sử dụng vắc xin cúm toàn cầu
(GAP) là một chiến lược toàn diện để giảm sự thiếu hụt toàn cầu vắc xin cúm
cho dịch bệnh theo mùa và cúm đại dịch ở tất cả các nước trên thế giới. Kế
hoạch này được đưa ra trong cuộc họp tham vấn vào năm 2006, tiếp tục hoàn
thiện vào năm 2011 và 2016 với 3 mục tiêu chính :
- Tăng sử dụng vắc xin cúm mùa:
+ Giám sát gánh nặng bệnh tật của cúm mùa.
+ Đánh giá nhu cầu và kế hoạch sử dụng vắc xin theo mùa và đại dịch.
+ Tăng cường các ban cố vấn tiêm chủng quốc gia.
+ Đánh giá và tăng cường năng lực quốc gia để triển khai vắc xin đại dịch.

+ Thiết lập một kho dự trữ vắc xin cúm A/H5N1.
+ Thúc đẩy các hoạt động để đảm bảo tiếp cận bình đẳng cho tất cả các
nước thành viên với vắc xin cúm đại dịch.


19
- Tăng năng lực sản xuất vắc xin: 14 nước đang phát triển đã được WHO tài
trợ để triển khai sản xuất vắc xin cúm trong đó có Việt Nam.
- Nghiên cứu và phát triển: các hoạt động nghiên cứu và phát triển vắc xin
phù hợp mục tiêu chiến lược 6 “Các quốc gia, khu vực và các nghiên cứu
phát triển tồn cầu cần đổi mới nhằm tối đa hóa lợi ích của tiêm chủng” và
mục tiêu 5 của Kế hoạch sử dụng vắc xin toàn cầu “ Phát triển, triển khai
các vắc xin và cải tiến công nghệ”.
Mặc dù vậy, tính đến năm 2016, theo kết quả điều tra tại 74 nước khu vực
nhiệt đới và cận nhiệt đới đại diện cho 60% dân số thế giới vẫn chưa có chiến
lược quốc gia về vắc xin phịng bệnh cúm mùa. Khảo sát cho thấy có 46 quốc
gia đã hướng tới đối tượng ưu tiên là trẻ em và 57 quốc gia hướng tới đối tượng
ưu tiên là người già. Mặc dù số lượng vắc xin cúm được cung ứng tăng lên gấp 2
lần so với thời gian trước đây, nhưng độ bao phủ của vắc xin này vẫn thấp hơn
con số 5/1000 dân. Tỷ lệ bao phủ vắc xin cúm đối với người cao tuổi dao động
từ 0-42%, 20%-77% ở trẻ em và 50%-59% đối với người khỏe mạnh bình
thường. 50% bà mẹ mang thai và 49%-63% trẻ em dưới 6 tháng tuổi được tiêm
vắc xin phòng cúm mùa .
3.3.3. Sử dụng vắc xin cúm mùa tại Việt Nam
Trong vòng 10 năm trở lại đây, Bộ Y tế đã quan tâm tới việc dự phòng
bệnh cúm mùa. Cụ thể là Bộ Y tế đã có các văn bản chính sách nhằm tăng cường
độ bao phủ của vắc xin cúm mùa trong cộng đồng. Đáng chú ý nhất là Quyết
định số 1950/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 6/6/2013 về kế hoạch phát
triển và sử dụng vắc xin cúm giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến 2030 trong đó
nêu rõ định hướng đến năm 2021 “Xem xét đưa vắc xin cúm mùa vào tiêm

chủng mở rộng cho nhóm đối tượng nguy cơ cao” .
Bộ Y tế cũng đã quy định cúm là bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng
vắc xin, sinh phẩm y tế đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại
vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch . Theo khuyến cáo của WHO, những người


20
nên tiêm vắc xin cúm hàng năm là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và
nguy cơ có biến chứng cao như: Những người sống trong các nhà dưỡng lão,
người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính (bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen
suyễn, bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch); phụ
nữ có thai trong mùa xảy ra bệnh dịch cúm, cán bộ y tế, trẻ em từ 6 tháng - 2
tuổi. Tiêm phòng vắc xin cúm cho tất cả phụ nữ đang hoặc sẽ mang thai đã được
chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh ở cả mẹ và trẻ sơ sinh và là biện pháp
phòng bệnh cúm mùa hiệu quả nhất [33]. Cả CDC và WHO đều khuyến cáo phụ
nữ mang thai nên đi tiêm phòng vắc xin cúm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai
kỳ. Tại Việt Nam vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm dự phòng cho phụ nữ trước
khi mang thai 1 tháng? và tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ có thai khi có dịch xảy
ra [7].
Vắc xin cúm bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam vào năm 2001 (Vaxigrip),
cho tới nay có khá nhiều loại vắc xin cúm mùa được sử dụng như: Vaxigrip
(Sanofi Pasteur), Fluarix (GSK), Influvax (Abbot) và Inflexal (Berna). Các loại
vắc xin này được sử dụng trong hệ thống tiêm chủng dịch vụ cho những người
có nhu cầu.
Đối với mùa cúm năm 2017-2018, WHO khuyến nghị vắc xin cúm mùa 3
thành phần bao gồm: chủng vi rút tương đương chủng cúm A/Michigan/45/2015
(H1N1)pdm09; chủng vi rút tương đương chủng A/Hong Kong/4801/2014
(H3N2) và chủng vi rút tương đương chủng B/Brisbane/ 60/2008. Đối với vắc
xin cúm mùa 4 thành phần sẽ có thêm chủng vi rút tương đương chủng
B/Phuket/3073/2013 .

Bảng 1.1. Tình hình sử dụng vắc xin cúm trong tiêm chủng dịch vụ từ
năm 2006-2013 tại Việt Nam
Năm
2006
2007

Fluarix

Inflexal V

Influvax

Vaxigrip

Tổng

(liều)
3.644
4.559

(liều)
298
1.996

(liều)
605
6.086

(liều)
25.237

29.044

(liều)
29.784
41.685


21
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng

5.966
4.959
12.660
14.253
13.291
18.457
77.789

1.508
7.337
3.701
6.358
4.431
7.522

33.151

5.483
17.085
8.612
7.554
11.565
14.183
71.173

37.200
98.779
78.693
121.492
75.278
123.109
588.832

50.157
128.160
103.666
149.657
104.565
163.271
770.945

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, tổng số liều vắc xin cúm mùa sử
dụng trên phạm vi cả nước trong tiêm chủng dịch vụ qua các năm 2006- 2013 là
tương đối thấp so với số lượng mắc trung bình 1,5-1,8 triệu trường hợp hàng
năm tại Việt Nam . Lí do chính khiến cho tỷ lệ tiêm phịng vắc xin cúm mùa

thấp là do nhận thức của người dân về bệnh truyền nhiễm và các biện pháp
phòng chống bệnh truyền nhiễm ở một số vùng còn hạn chế. Điều kiện kinh tế
còn thấp, ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân chưa cao, việc sử dụng vắc
xin còn dựa chủ yếu vào sự bao cấp của nhà nước, đặc biệt là vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa. Vắc xin cúm sử dụng chủ yếu là vắc xin nhập khẩu và sử
dụng dưới hình thức tiêm chủng dịch vụ, vì vậy việc cung ứng vắc xin phụ thuộc
vào nguồn cung ứng và giá thành .
3.3.3. Các biện pháp phịng bệnh khác
Bên cạnh đó, các biện pháp khác phòng bệnh cúm được Bộ Y tế khuyến
cao như sau:
 Giáo dục kiến thức phòng ngừa bệnh cúm mùa cho nhân viên y tế và
người dân.
 Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay
với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
 Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
 Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ
mắc bệnh khi không cần thiết.


22
 Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ
sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.


×