Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 148 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
--------------o0o-------------

NGUYỄN NGỌC HÀ

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CUNG ỨNG DỊCH
VỤ CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHIẾM THÍNH
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CAN THIỆP TẠI HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế
Mã số: 62 72 01 64
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng
2. PGS.TS. Võ Thanh Quang

HÀ NỘI – 2017


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc tiến


hành nghiêm túc và trung thực. Các kết quả nêu trong luận án chƣa đƣợc ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Ban Lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Khoa Đào tạo và Quản lý
khoa học cùng tập thể nhân viên Phòng Sau đại học;
- Ban Giám đốc và tập thể Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu trong bốn năm qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến:
PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng và PGS.TS. Võ Thanh Quang là những người thầy đã
tận tình chỉ bảo, động viên và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: các thầy cô
giáo, những nhà khoa học tại cơ sở đào tạo, các nhà khoa học trong Hội đồng chấm
luận án đã truyền thụ cho chúng tôi không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cả
phương pháp khoa học và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình
học tập cũng như quá trình hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ Bảo trợ trẻ em, Trường Khiếm thính, Bệnh
viện Trẻ em, Bệnh viện Phụ sản và Trung tâm Thính học Cát Tường Hải Phòng là
những đơn vị đã nhiệt tình phối hợp và tạo điều kiện giúp đỡ tôi triển khai hiệu quả
đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động –

Thương binh và Xã hội, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Chi cục dân số,
Đài Truyền hình và các cơ truyền thông tại Hải Phòng đã ủng hộ và hỗ trợ tôi trong
thực hiện các hoạt động can thiệp tại thực địa.
Luận án này không thể thành công nếu không có các giáo viên Trường Khiếm
thính Hải Phòng, các phụ huynh và trẻ khiếm thính, các nhà hảo tâm đã nhiệt tình
tham gia và hưởng ứng các hoạt động can thiệp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi luôn biết ơn sự giúp đỡ vô tư, tận tâm, tận tình của các anh chị đi trước và
bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người thân yêu trong gia đình đã luôn ở
bên, động viên, khích lệ và hết lòng giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Ngọc Hà


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN.........................................................................................3
1.1. Vấn đề can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính......................................................3
1.1.1. Khiếm thính và một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu........................3
1.1.2. Các nghiệm pháp chẩn đoán khiếm thính cho trẻ nhỏ...................................7
1.1.3. Các phƣơng pháp can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính..................................11

1.2. Hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính................. 16
1.2.1. Khái niệm hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm..................................16
1.2.2. Các thành tố của hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm........................16
1.2.3. Các nguồn lực cho hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm.....................18
1.2.4. Hệ thống cung cấp dịch vụ trên thế giới và tại Việt Nam........................... 21
1.2.5. Một số nghiên cứu về dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính..............33
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................39
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................39
2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................39
2.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................39
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................40
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................................40


v

2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu......................................................................................41
2.4.3. Công cụ nghiên cứu: ...................................................................................44
2.4.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin...................................................................44
2.4.5. Biến số nghiên cứu.......................................................................................45
2.4.6. Các bƣớc tổ chức thực hiện..........................................................................47
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu...............................................................................58
2.6. Hạn chế sai số...................................................................................................58
2.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu................................................................59
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................60
3.1. Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính
tại Hải Phòng năm 2012...................................................................................60
3.1.1. Thực trạng nguồn lực của các đơn vị và tính sẵn có của dịch vụ..............60
3.1.2. Thực trạng phát hiện và can thiệp sớm của nhóm trẻ trƣớc can thiệp.......67
3.1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng trẻ khiếm thính................. ........73

3.2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp hệ thống............ ..................77
3.2.1. Kết quả triển khai các nội dung can thiệp............ ............ ................. ......77
3.2.2. Những thay đổi về tính sẵn có của nguồn lực và dịch vụ........ .................81
3.2.3. Những thay đổi về thực trạng trẻ khiếm thính và nhu cầu sử dụng dịch
vụ...............................................................................................................86
Chƣơng 4: BÀN LUẬN...........................................................................................98
4.1. Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ CTS cho trẻ khiếm thính tại Hải
Phòng.......................................... ......................................................................98
4.2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp hệ thống.............................113
4.3. Cơ sở thực tiễn và tính hợp lý của các giải pháp can thiệp........................122
KẾT LUẬN.......................................... .................................................................136
KIẾN NGHỊ.............................................. ............................................................138
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABR

Auditory Brainstem Response - Đo đáp ứng thính giác thân não

ASSR

Auditory Steady State Response Đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác

ASHA


American Speech – Language - Hearing Association
Hiệp hội Thính học - Ngôn ngữ - Lời nói Mỹ

BTTE

Bảo trợ trẻ em

BV

Bệnh viện

CTS

Can thiệp sớm

EHDI
(program)

Early Hearing Detection and Intervention
(Chƣơng trình) Phát hiện và Can thiệp sớm khiếm thính

KT

Khiếm thính

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo


GDHN

Giáo dục hòa nhập

JCIH

The Joint Committee on Infant Hearing
Ủy ban Hợp nhất về thính lực trẻ sơ sinh Mỹ

LĐ-TB & XH

Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

OAE

Otoacoustic Emissions - Nghiệm pháp đo âm ốc tai

PHCN

Phục hồi chức năng

TB

Trung bình

TMH

Tai Mũi Họng

TT-GDSK


Truyền thông giáo dục sức khỏe


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng

Nội dung

Trang

1

2.1

Biến số/chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1

45

2

2.2

Biến số/chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2

46

3


3.1

Thông tin chung về các cơ sở cung cấp dịch vụ CTS

60

4

3.2

Thông tin nguồn nhân lực của các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ

60

5

3.3

Mô tả cơ sở vật chất của các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ CTS

61

6

3.4

Mô tả nguồn nhân lực của Trường Khiếm thính

62


7

3.5

Mô tả cơ sở vật chất của Trường Khiếm thính

63

8

3.6

Các loại hình dịch vụ CTS được cung ứng trong năm 2012

64

9

3.7

Phân bố trẻ khiếm thính theo giới và mức độ nghe kém

67

10

3.8

Tuổi phát hiện, chẩn đoán, đeo máy và can thiệp của trẻ KT


68

11

3.9

Sự khác biệt về tuổi nghiên cứu theo mức độ nghe kém của trẻ

69

12

3.10 Phân bố trẻ khiếm thính theo các nhóm tuổi

69

13

3.11 Thời gian chậm trễ giữa các mốc tuổi nghiên cứu của trẻ KT

71

14

3.12 Tình trạng bỏ đeo máy và mức độ khiếm thính của trẻ

72

15


3.13 Thay đổi về cơ sở vật chất của các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ

81

16

3.14 Thay đổi về nguồn nhân lực của Trường Khiếm thính

82

17

3.15 Thay đổi về phân bố các loại hình dịch vụ CTS của các đơn vị

83

18

3.16 Kế hoạch hoạt động cho công tác can thiệp sớm của các đơn vị

84

19

3.17 Phân bố nhóm trẻ sau can thiệp theo giới và mức độ KT

86

20


3.18 Các tuổi nghiên cứu của nhóm trẻ khiếm thính sau can thiệp

86

21

3.19 Sự khác biệt về các tuổi nghiên cứu theo khu vực địa lý

87

22

3.20 Sự khác biệt về tuổi nghiên cứu theo mức độ nghe kém khác nhau

87

23

3.21 Phân bố trẻ khiếm thính sau can thiệp theo các nhóm tuổi

88

24

3.22

25

3.23


26

4.1

Thời gian chậm trễ giữa các mốc tuổi nghiên cứu của nhóm trẻ
sau can thiệp
So sánh thời gian chậm trễ giữa các mốc tuổi nghiên cứu trước và
sau can thiệp
So sánh tuổi nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả khác

88
95
108


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu
đồ

1

3.1

Sự khác biệt về các tuổi nghiên cứu theo khoảng cách địa lý


68

2

3.2

Phân bố nơi chẩn đoán của trẻ khiếm thính

70

3

3.3

Tỉ lệ trẻ được đeo máy và các hình thức can thiệp trẻ nhận
được

71

4

3.4

Tỉ lệ trẻ được nhận bảo trợ xã hội

79

5

3.5


Tỉ lệ trẻ được đeo máy trợ thính và các hình thức can thiệp

89

6

3.6

So sánh tỷ lệ trẻ được phát hiện sớm bởi cán bộ y tế, giáo viên
trước và sau can thiệp

89

7

3.7

So sánh phân bố nơi chẩn đoán trước và sau can thiệp

90

8

3.8

Thay đổi về các tuổi nghiên cứu trước và sau can thiệp

90


9

3.9

Thay đổi về độ tuổi được phát hiện trước và sau can thiệp

91

10

3.10

Thay đổi về độ tuổi được chẩn đoán ban đầu trước - sau can
thiệp

91

11

3.11

Thay đổi về độ tuổi được chẩn đoán xác định trước - sau can
thiệp

92

12

3.12 Thay đổi về tỉ lệ trẻ được đeo máy lần đầu trước - sau can thiệp


93

13

3.13 Thay đổi về độ tuổi được đeo máy lần đầu trước - sau can thiệp

93

14

3.14 Thay đổi về độ tuổi được trị liệu ngôn ngữ trước - sau can thiệp

94

15

3.15

Thay đổi về tỉ lệ trẻ KT được trị liệu ngôn ngữ trước - sau can
thiệp

94

16

3.16

So sánh về tuổi nghiên cứu của nhóm trẻ sinh từ 2008-2010
trước can thiệp và nhóm trẻ sau can thiệp


95

17

3.17

So sánh về tuổi nghiên cứu của nhóm trẻ được và không được
sàng lọc thính lực sơ sinh sau can thiệp

96

Nội dung

Trang


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung

Trang

STT

Hình

1

1.1


Mức độ giảm thính lực

4

2

1.2

Đo sàng lọc thính lực sơ sinh bằng OAE tại BV trẻ em Hải
Phòng

9

3

1.3

Sơ đồ mô tả nội dung Can thiệp sớm

13

4

1.4

Mô hình cung cấp dịch vụ can thiệp sớm thuộc hệ thống y tế

28


5

1.5

Mô hình cung cấp dịch vụ can thiệp sớm thuộc hệ thống giáo
dục

30

6

2.1

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

40

7

2.2

Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu

47

8

2.3

Sơ đồ phối hợp liên ngành giữa các đơn vị


52

9

3.1

Sơ đồ phối hợp các đơn vị trong hoạt động truyền thông
can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại Hải Phòng

78

Bố cục luận án
Luận án gồm 138 trang: Đặt vấn đề: 2 trang
Tổng quan: 36 trang
Đối tƣợng và phƣơng pháp: 21 trang
Kết quả: 38 trang
Bàn luận: 38 trang
Kết luận: 02 trang
Kiến nghị: 01 trang
Luận án gồm có: 26 bảng, 17 biểu đồ và 9 hình.
Tài liệu tham khảo: 125 tài liệu: 62 tiếng Việt và 63 tiếng Anh.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khiếm thính ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tàn
tật ở trẻ em, do bị mất đi một phần hay toàn bộ sức nghe, có thể do những nguyên
nhân trƣớc, trong và sau khi sinh [83]. Tỉ lệ khiếm thính bẩm sinh dao động từ 0,10,5%, tùy theo báo cáo ở các nơi trên thế giới [66], [117].

Trẻ bị khiếm thính mức độ nặng và sâu nếu không đƣợc phát hiện sớm và
can thiệp sớm sẽ không chỉ ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói mà còn
có thể dẫn đến điếc câm, gây ảnh hƣởng nặng nề về nhiều mặt: thể chất, tâm lí, tình
cảm, nhận thức, giao tiếp xã hội…và nhân cách của trẻ [96], [104], [120]. Can
thiệp sớm đối với trẻ khiếm thính là một quá trình bao gồm việc phát hiện sớm,
chẩn đoán và thực hiện những hỗ trợ cần thiết một cách hiệu quả nhằm giúp trẻ
phát triển khả năng nghe-nói và giao tiếp hàng ngày, để trẻ có thể học tập và hoà
nhập xã hội tốt [45].
Hiện nay phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính đã và đang
đƣợc nhiều nƣớc quan tâm phát triển theo Công ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em và
gần đây hơn là Công ƣớc của Liên hợp quốc về Quyền của Ngƣời khuyết tật, tập
trung mọi nỗ lực nhằm đem lại cho trẻ khiếm thính một tƣơng lai tốt đẹp nhất [55].
Tuy nhiên do điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau giữa các nƣớc phát
triển và đang phát triển mà mô hình cũng khác nhau từ quy mô, nội dung, tổ chức
thực hiện đến chất lƣợng dịch vụ [71], [117].
Ở các nƣớc phát triển, can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính đã trở thành tiêu
chuẩn chăm sóc sức khỏe trẻ em và chƣơng trình mục tiêu quốc gia [117]. Tiêu
chuẩn phát hiện sớm và can thiệp sớm đƣợc Ủy ban Hợp nhất về Thính lực trẻ sơ
sinh Mỹ (The Joint Committee on Infant Hearing – JCIH) khuyến cáo là: Sàng lọc
phát hiện sớm cho trẻ sơ sinh trong vòng 01 tháng tuổi, chẩn đoán xác định trong
vòng 3 tháng tuổi và can thiệp cho trẻ khiếm thính trƣớc 6 tháng tuổi [89]. Ở Việt
Nam, can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính còn là một lĩnh vực non trẻ, vẫn phải đối
mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhƣ: chƣa hình thành hệ thống, chƣa có đủ
các dịch vụ để cung cấp cho nhu cầu của trẻ và gia đình [61]. Thực tế, việc phát
hiện trẻ khiếm thính chủ yếu bởi gia đình, thƣờng bị muộn và bị bỏ qua “giai đoạn
vàng” để phát triển ngôn ngữ. Do đó, hiệu quả can thiệp còn nhiều hạn chế, tỉ lệ trẻ


2


có thể theo học hoà nhập còn chƣa cao [3], [43]. Khác với một số dạng tật khác,
bằng việc phát hiện sớm và can thiệp sớm có thể thay đổi hẳn tƣơng lai của trẻ
khiếm thính, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, lời nói để học tập và hòa nhập xã hội nhƣ
trẻ bình thƣờng. Vấn đề đƣợc đặt ra là: Tại sao trẻ khiếm thính không được phát
hiện sớm và can thiệp sớm?
Trong xu thế phát triển giáo dục hòa nhập giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật hiện nay, việc sàng lọc phát hiện sớm và can thiệp sớm chính là điều kiện tiên
quyết cho hiệu quả can thiệp và là một khởi đầu sớm cho sự thành công của giáo dục
hòa nhập. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ dịch vụ can thiệp sớm đảm bảo tính sẵn có
để trẻ khiếm thính và gia đình dễ dàng tiếp cận có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy
nhiên, ở Việt Nam dịch vụ can thiệp sớm chƣa phát triển tƣơng xứng với nhu cầu và
cũng chƣa có nhiều chƣơng trình cụ thể để hỗ trợ sự phát triển dịch vụ này ở các cơ
sở mặc dù Đảng, Nhà nƣớc đã có những chính sách định hƣớng, khuyến khích. Can
thiệp sớm đòi hỏi có một đội ngũ chuyên gia phối hợp đa ngành cùng với trang thiết
bị sàng lọc, chẩn đoán cần thiết, nhƣng sự thiếu hụt trong đào tạo nguồn nhân lực và
đầu tƣ thiết bị cho việc cung cấp dịch vụ này vẫn chƣa đƣợc khắc phục và quan tâm
đúng mức. Bên cạnh đó, hoạt động phối hợp liên ngành và truyền thông giáo dục
sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng là yếu tố quan trọng góp phần thực
hiện tốt công tác can thiệp sớm cũng chƣa đƣợc triển khai đồng bộ, rộng rãi [55].
Một câu hỏi nữa là những giải pháp can thiệp nào có thể giúp trẻ khiếm
thính được phát hiện sớm và can thiệp sớm trong bối cảnh hiện nay?
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng hệ
thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và đánh giá hiệu quả
một số giải pháp can thiệp tại Hải Phòng’’ với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ
khiếm thính tại Hải Phòng năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp hệ thống cung ứng dịch
vụ cho trẻ khiếm thính tại Hải Phòng.
Hi vọng với kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần cung cấp một số bằng
chứng khoa học và thực tiễn cho giải pháp tăng cƣờng khả năng đáp ứng của hệ

thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ, nhằm giúp trẻ khiếm thính đƣợc phát
hiện sớm, can thiệp phù hợp, kịp thời.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Vấn đề can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính
1.1.1. Khiếm thính và một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Định nghĩa
Trong tài liệu “Đại cương về giáo dục trẻ ”, định nghĩa trẻ khiếm thính:
nhằm chỉ những trẻ em dƣới 16 tuổi bị mất hoặc giảm sút sức nghe ở những mức độ
khác nhau. Khái niệm này cũng đƣợc sử dụng tƣơng đƣơng với trẻ khuyết tật thính
giác hay trẻ điếc [62].
Trong “Tài liệu số 13- Phục hồi chức năng trẻ giảm thính lực (khiếm
thính )” hƣớng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng (PHCN) dựa vào cộng
đồng của Bộ Y tế, định nghĩa trẻ có khó khăn về nghe (nghĩa là bị nghe kém hoặc
điếc) là trẻ bị giảm ít nhiều hoặc toàn bộ sức nghe, khiến trẻ không nghe đƣợc ở
khoảng cách và với cƣờng độ âm thanh bình thƣờng [8] Định nghĩa này dựa trên
phân loại khuyết tật: Khiếm khuyết (impairment) là tình trạng mất một phần cơ thể
hay bất bình thƣờng về tâm lý, sinh lý, cấu trúc giải phẫu hoặc liên quan đến chức
năng của 1 phần thân thể. Trong tài liệu này cũng sử dụng đồng thời các thuật ngữ:
nghe kém, khó khăn về nghe, giảm thính lực, khiếm thính, điếc.
Trong tiếng anh, các thuật ngữ liên quan đến khiếm thính là: hearing loss,
hearing impairment, deaf, hard of hearing cũng thƣờng đƣợc sử dụng tƣơng đƣơng [83].
Có thể hiểu đây là những từ để chỉ cùng một khái niệm nhƣng ở các mức độ
khác nhau, vẫn đƣợc dùng song song trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng
và văn bản pháp quy. Việc sử dụng các thuật ngữ trên còn tùy thuộc vào các hoạt
động giao tiếp thông thƣờng, hoạt động chuyên môn và cả văn hóa của ngƣời Điếc.

Trẻ khiếm thính bị mất hoặc suy giảm về sức nghe kéo theo những hạn chế
về phát triển ngôn ngữ nói cũng nhƣ khả năng giao tiếp. Vì vậy, dù khiếm thính ở
mức độ nào thì điều quan trọng là cần xác định xem có tần số nào còn nghe đƣợc
một phần để làm cơ sở xây dựng kế hoạch can thiệp [30].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng từ khiếm thính (KT) vì thƣờng đƣợc


4

sử dụng nhiều trong giáo dục trẻ khuyết tật và các văn bản pháp quy.
Phân loại khiếm thính
Có rất nhiều cách phân loại KT, tùy theo tiêu chí khác nhau:

 Phân loại theo mức độ giảm thính lực: Dựa vào độ suy giảm thính lực, có
thể chia ra 4 mức độ KT [30], [62]:

Hình 1.1. Mức độ giảm thính lực
(Nguồn: />- Mức độ1: mức độ nhẹ, mất thính lực từ 20 dB – 40 dB. Trẻ còn nghe đƣợc
hầu hết những âm thanh, không nghe đƣợc tiếng nói thầm.
- Mức độ 2: mức độ trung bình, mất thính lực từ 41dB – 70 dB. Trẻ có thể
nghe đƣợc những âm thanh to, nhƣng không nghe hết đƣợc tiếng nói bình


5

thƣờng.
- Mức độ 3: mức độ nặng, mất thính lực từ 71dB- 90 dB. Trẻ chỉ nghe đƣợc
tiếng nói to, sát tai.
- Mức độ 4: mức độ sâu, mất thính lực trên 90 dB. Trẻ hầu nhƣ không nghe
đƣợc, trừ những âm thanh thật to nhƣ tiếng sấm, tiếng trống to.

Trẻ khiếm thính bẩm sinh thƣờng bị nghe kém mức độ nặng và sâu nên phải
sử dụng thiết bị trợ thính kết hợp trị liệu ngôn ngữ để PHCN.

 Phân loại theo kiểu giảm thính lực: Dựa vào vị trí bị tổn thƣơng (tai ngoài,
tai giữa hay tai trong) ngƣời ta chia làm 3 loại [65]:
- Nghe kém dẫn truyền: Bị tổn thƣơng ở tai ngoài và tai giữa.
- Nghe kém tiếp nhận: Bị tổn thƣơng ở tai trong và dây thần kinh thính giác.
- Nghe kém hỗn hợp: Kết hợp 2 loại trên.
Trẻ khiếm thính bẩm sinh thƣờng bị nghe kém tiếp nhận nên không thể điều
trị bằng thuốc hay phẫu thuật, mà phải can thiệp bằng thiết bị trợ thính và trị liệu
ngôn ngữ.

 Phân loại khiếm thính theo sự liên quan đến ngôn ngữ
- Khiếm thính trƣớc khi có ngôn ngữ: ở trẻ nhỏ, rất khó khăn để trẻ phát
triển kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng nói.
- Khiếm thính sau khi có ngôn ngữ: ở trẻ lớn và ngƣời lớn.
Trẻ khiếm thính bẩm sinh bị nghe kém trƣớc ngôn ngữ nên gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến sự phát triển ngôn ngữ, lời nói của trẻ.

 Phân loại theo vị trí tai bị tổn thƣơng
- Khiếm thính một bên tai
- Khiếm thính cả hai tai
Trẻ KT bẩm sinh có thể bị nghe kém 1 tai, nhƣng thông thƣờng bị cả 2 tai.


6

Nguyên nhân gây khiếm thính

 Nguyên nhân trƣớc khi sinh:

- Những bệnh do vi rút gây nên nhƣ: Bệnh quai bị, cúm,...
- Dị tật bẩm sinh: Mất hoặc giảm khả năng hoạt động của các bộ phận của tai
nhƣ dị dạng ống tai ngoài bị bịt kín, chuỗi xƣơng con bị xơ cứng...
- Nhiễm độc thuốc khi mẹ mang thai.
- Do di truyền: Tiền sử gia đình có ngƣời bị khiếm thính bẩm sinh.

 Nguyên nhân trong khi sinh: Đẻ ngạt; thai ngƣợc, khi đẻ phải dùng dụng
cụ trợ giúp (foóc-xét); đẻ thiếu tháng, nhẹ cân…

 Nguyên nhân sau khi sinh:
- Bệnh tật: Viêm màng não, sởi, bệnh do vi rút (cúm, quai bị, viêm tai giữa),
vàng da nhân, suy hô hấp…
- Chấn thƣơng: Tiếng động quá mạnh hay áp suất lớn tác động.
- Sử dụng thuốc gây độc cho thần kinh thính giác.
- Suy dinh dƣỡng…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 60% nguyên nhân gây KT ở trẻ em có
thể dự phòng đƣợc [116]. Vì vậy, công tác TT - GDSK đóng vai trò quan trọng, nhất
là trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên và phụ nữ mang thai.
Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
- Tuổi phát hiện (tháng): Lần đầu tiên trẻ đƣợc nhận thấy có biểu hiện nghe
kém.
- Tuổi chẩn đoán ban đầu (tháng): Lần đầu tiên trẻ đƣợc đƣa đi khám TMH
hoặc kiểm tra thính lực sau khi phát hiện nghe kém.
- Tuổi chẩn đoán xác định/ chẩn đoán cuối cùng (tháng): Khi trẻ chính thức
đƣợc xác định nghe kém thông qua đo thính lực.


7

- Tuổi đeo máy (tháng): Lần đầu tiên trẻ đƣợc đeo máy trợ thính và bắt đầu

sử dụng.
- Tuổi can thiệp: Khi trẻ bắt đầu nhận đƣợc chƣơng trình giáo dục và phục
hồi chức năng thính giác (tham gia chƣơng trình trị liệu ngôn ngữ).
Trong nghiên cứu này, trẻ đeo máy nhƣng không tham gia trị liệu ngôn ngữ
sẽ không đƣợc xếp vào nhóm trẻ có tính tuổi can thiệp, mặc dù thực tế, đeo máy
cũng đã là can thiệp. Điều này phù hợp với tiêu chuẩn khuyến cáo của JCIH (ghi
danh cho trẻ vào chƣơng trình can thiệp trƣớc sáu tháng tuổi [89]) và thống nhất với
tiêu chí của một số nghiên cứu khác sẽ đƣợc so sánh kết quả trong phần bàn luận.
1.1.2. Các nghiệm pháp chẩn đoán khiếm thính cho trẻ nhỏ
1.1.2.1. Nghiệm pháp hành vi
Các xét nghiệm hành vi đƣợc dựa trên việc tạo ra hay quan sát thấy một thay
đổi trong hành vi khi phản ứng lại với âm thanh. Các xét nghiệm này bao gồm phép
đo thính giác quan sát hành vi (BOA: behavioural observation audiometry), phép đo
thính giác tăng cƣờng thị giác (VRA: visual reinforcement audiometry) và phép đo
thính giác bằng trò chơi. Việc xét nghiệm hành vi có liên quan đến việc trẻ phản
ứng lại với âm thanh. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ hoặc ngƣời trực tiếp chăm sóc là ngƣời
có thể biết tốt nhất trẻ khả năng nghe của trẻ. Ở trẻ bình thƣờng, ở mỗi độ tuổi khác
nhau có những đáp ứng khác nhau với âm thanh. Dựa vào phản ứng của trẻ với các
cƣờng độ âm thanh khác nhau đƣợc phát ra, ta có thể xác định đƣợc trẻ có nghe kém
hay không [58]. Tuy nhiên các xét nghiệm này thƣờng chỉ có ở tuyến trung ƣơng.
1.1.2.2. Các nghiệm pháp khách quan
Những nghiệm pháp này đo đáp ứng của một bộ phận cụ thể trong hệ thống
thính giác và gần nhƣ không cần trẻ phải hợp tác. Các nghiệm pháp này bao gồm

[50], [58], [66]:
- Nghiệm pháp đo âm ốc tai (OAE: otoacoustic mission).
- Nghiệm pháp đo đáp ứng thính giác thân não (ABR: auditory brainstem response).
- Nghiệm pháp đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ASSR: auditory steady state
response).



8

- Xét nghiệm chức năng tai giữa là một xét nghiệm khách quan khác nhằm cung cấp
thông tin về chức năng của tai giữa nhƣ: Đo nhĩ lƣợng, đo phản xạ cơ bàn đạp...
Đo âm ốc tai (Otoacoustic Emission – OAE)
Nghiệm pháp OAE đƣợc sử dụng để đánh giá sự toàn vẹn của ốc tai và là
phƣơng pháp đo sinh lý đáp ứng của các tế bào lông ngoài của ốc tai với các
kích thích âm thanh. Đây là nghiệm pháp sàng lọc khách quan chức năng trƣớc
thần kinh ốc tai. Để đo OAE, dùng một nút dẻo đặt vào trong ống tai của trẻ và
đầu dò trong nút này sẽ tạo ra một loạt các âm "click" ngắn, dứt khoát với cƣờng
độ dƣới 30 dB. Âm này đƣợc truyền qua ống tai ngoài, màng nhĩ, chuỗi xƣơng con
vào tai trong gây chuyển động các tế bào lông ngoài. Sự chuyển động của các tế bào
lông ngoài của ốc tai gây nên một phản hồi âm thanh truyền ngƣợc ra ống tai ngoài và
đƣợc máy thu âm ở nút dẻo ghi lại và phân tích.
Âm ốc tai dùng để đánh giá: Tình trạng ốc tai, chức năng tế bào lông ngoài ở
tai trong; tầm soát thính lực ở trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh; chẩn đoán phân biệt giữa
nghe kém tiếp nhận (tổn thƣơng tế bào lông ngoài của tai trong) và nghe kém thần
kinh (tổn thƣơng tế bào lông trong, tổn thƣơng thần kinh thính giác thân não).
Ƣu điểm và hạn chế: OAE có kỹ thuật đơn giản, tiện sử dụng, độ nhạy và
độ đặc hiệu cao, thời gian đo ngắn và chi phí không cao. Vì vậy OAE hiện nay
đƣợc sử dụng rộng rãi để sàng lọc trong cộng đồng và trong lâm sàng, đo sàng lọc
cho tất cả trẻ sơ sinh trƣớc khi xuất viện. Đặc biệt những trẻ có nguy cơ cao bị
khiếm thính nhƣ: trẻ sinh non tháng, nhẹ cân, đẻ ngạt, suy hô hấp sau sinh, điều
trị dài ngày trong khoa hồi sức, dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có ngƣời bị
khiếm thính...cần đƣợc giới thiệu đi đo sàng lọc nếu tại cơ sở sản khoa không có
phƣơng tiện đo. Đồng thời những trẻ này vẫn cần đƣợc theo dõi khiếm thính khởi
phát muộn trong trƣờng hợp qua đƣợc sàng lọc ban đầu.



9

OAE là nghiệm pháp đo độ nhạy cảm thính giác ngoại vi ở tần số đặc thù,
nhanh và có giá trị. Với chức năng tai giữa bình thƣờng, nghiệm pháp OAE này
đánh giá chức năng ốc tai ở khoảng tần số âm thanh từ 500 - 6000 Hz. Kết quả có đáp
ứng với âm ốc tai kích thích chỉ ra khả năng nhạy cảm âm thanh ở ngƣỡng bình
thƣờng đến gần bình thƣờng. Tuy nhiên kết quả của nghiệm pháp cũng bị nhiễu bởi
tiếng ồn tần số thấp, ảnh hƣởng bởi dị hình ống tai, dáy tai, dịch trong tai, bệnh lý
tai giữa. OAE không phải là công cụ sàng lọc đầy đủ cho những trẻ có nguy cơ
khiếm thính sau ốc tai. Trong những trƣờng hợp này, chức năng ốc tai thƣờng bình
thƣờng nên nghiệm pháp OAE thƣờng cho kết quả bình thƣờng. Khi đó cần phải sử
dụng nghiệm pháp đo điện thế thân não hoặc đo thính lực khách quan.

Hình 1.2. Đo sàng lọc thính lực sơ sinh bằng OAE tại BV trẻ em Hải Phòng


10

Đo điện thế thân não (Auditory brainstem response – ABR)
ABR là nghiệm pháp đo điện sinh lý đƣợc dùng để đánh giá chức năng thính
giác sau ốc tai, từ dây thần kinh số VIII đến thính giác thân não. Đo ABR bằng cách
dán các điện cực bề mặt ở vị trí trên trán, xƣơng chũm và mặt sau cổ trẻ. Kích thích
âm thanh "click" (thƣờng đặt ở cƣờng độ 35 dB) đƣợc đƣa vào tai trẻ qua tai nghe
đƣợc thiết kế cho trẻ và có khả năng loại bỏ, giảm bớt các âm nền. Với kích thích
âm thanh là các tiếng “click” thì máy sẽ ghi lại đáp ứng chủ yếu của ốc tai tại các
vùng tần số cao 2000 – 4000 Hz. Với kích thích là các âm thanh dãi tần hẹp (tone
burst) tại các tần số 500 Hz, 1000Hz, 2000 Hz và 4000 Hz cho phép ghi lại đáp ứng
thính giác thân não với từng dải tần. Các thông số thu đƣợc khi đo đáp ứng thính
giác thân não là thời gian tiềm tàng của từng sóng, thời gian tiềm tàng giữa các sóng
và biên độ của các sóng. Đáp ứng của mỗi trẻ dƣới dạng sóng (đƣợc đánh theo số

La Mã theo thứ tự I, II, III, IV, V, VI và VII, trên lâm sàng các sóng thƣờng đƣợc
sử dụng là I, III và V) sẽ đƣợc so sánh với kết quả bình thƣờng đã đƣợc cài sẵn
trong máy và đƣa ra kết quả là “đạt” khi tai không bị khiếm thính (sóng V xuất
hiện ở ngƣỡng kích thính 35 dB), hoặc “nghi ngờ” nếu nghi ngờ tai bị nghe kém.
Trƣờng hợp “nghi ngờ” sẽ cần làm thêm các nghiệm pháp thăm dò khách quan
khác. Hầu hết các máy ABR có trên thị trƣờng đều có thể sử dụng nhƣ công cụ sàng
lọc hiệu quả cho trẻ dƣới 6 tháng tuổi.
Ƣu điểm: ABR thƣờng đƣợc dùng để sàng lọc cho nhóm trẻ có nguy cơ cao
nhằm phát hiện sớm các trƣờng hợp giảm thính lực cần theo dõi và xử trí tiếp.
Hạn chế: Kỹ thuật và chi phí đo ABR cao hơn so với OAE. Nghiệm pháp này
không xác định đƣợc mức độ và vị trí gây giảm thính lực, phụ thuộc nhiều vào tình
trạng của trẻ. Nếu trẻ không nằm yên thì sẽ xuất hiện nhiều yếu tố nhiễu và kết quả
sẽ thiếu chính xác. Ngoài ra khi ngƣỡng nghe của trẻ trên 90dB (nghe kém rất nặng)
thì rất khó đo đáp ứng thính giác thân não để xác định ngƣỡng nghe khách quan hay
đánh giá tổn thƣơng sau ốc tai.


11

Đo thính lực khách quan ASSR (Auditory Steady State Response )
ASSR là đáp ứng sinh lý điện đối với kích thích thính giác nhanh. Đáp ứng
đƣợc ghi nhận lại là các đáp ứng điện của sóng điện não thông qua các điện cực bề
mặt tƣơng tự nhƣ trong đo đáp ứng thính lực thân não (ABR). Mục đích của nó là
tạo ra một thính lực đồ tƣơng ứng với mức độ khiếm thính. ASSR cho phép tạo ra
một thính lực đồ có giá trị cho những ngƣời không thể hoặc không muốn hợp tác
trong các nghiệm pháp chủ quan. ASSR cho phép đánh giá sức nghe tại 4 tần số 500
Hz, 1000 Hz, 2000 Hz và 4000 Hz, đồng thời cả hai tai, hoặc từng tai tùy lựa chọn,
đồng thời nhanh chóng thu đƣợc kết quả dƣới dạng thính lực đồ. Các nghiệm pháp
đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng thính lực thân não (ABR) không thể đánh giá đƣợc
các trƣờng hợp nghe kém có mức độ từ nặng đến rất nặng (severe-to-profound

hearing loss) do không thể thu đƣợc các ngƣỡng tần số đặc hiệu. Nghiệm pháp đo
đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ASSR) cho phép đo độ nhạy của thính giác
ở các ngƣỡng nằm quá giới hạn của các nghiệm pháp khác do đó cho phép phát hiện
các trẻ khiếm thính ở mức độ từ nhẹ tới sâu (độ 1 tới độ 4, tối đa là 120dB), giúp
chẩn đoán triệt để.
Với các kỹ thuật đo khách quan trên, trẻ dù là mới sinh ra hay bị kèm các
bệnh khác nhƣ chậm phát triển tâm thần, tự kỷ… cũng có thể mau chóng xác định
đƣợc trẻ có bị khiếm thính hay không và nếu có thì ở mức độ nào vì thế trẻ sẽ đƣợc
trợ thính sớm hơn và có cơ hội hòa nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên những
thiết bị chuyên khoa sâu này chủ yếu có ở các cơ sở tuyến trung ƣơng và một vài
thành phố lớn.
1.1.3. Các phƣơng pháp can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính
1.1.3.1. Định nghĩa Can thiệp sớm
Can thiệp sớm (CTS) là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ
và gia đình trẻ khuyết tật trƣớc tuổi tiểu học nhằm kích thích và huy động sự phát
triển tối đa ở trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thƣờng và cuộc sống sau này

[46], [62]. Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch
vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ trƣớc tuổi tiểu học nhằm phát triển khả năng giao
tiếp ngay từ nhỏ. Can thiệp sớm là một quá trình bao gồm toàn bộ từ việc phát hiện
và chẩn đoán sớm cho đến can thiệp sớm; có liên quan đến cả trẻ, cha mẹ, gia đình


12

và một mạng lƣới rộng lớn [30], [45], [62].
1.1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của can thiệp sớm
Năm năm đầu trong sự phát triển của trẻ em là những năm rất quan trọng.
Trong khoảng thời gian đó, nền tảng cho cuộc sống sau này đƣợc hình thành. Vì
vậy can thiệp sớm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với trẻ KT trong việc phát triển

ngôn ngữ lời nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ; giảm thiểu ảnh hƣởng của KT đến sự phát
triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ, nhằm phát triển tối đa khả năng giao tiếp để trẻ có
đƣợc một cuộc sống càng bình thƣờng càng tốt. Can thiệp sớm không chỉ làm thay
đổi tƣơng lai của trẻ KT, mà còn làm giảm gánh nặng của gia đình và xã hội [62].
1.1.3.3. Nội dung can thiệp sớm
Nghiên cứu các chƣơng trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính trên thế giới
cũng nhƣ những chƣơng trình đang thử nghiệm ở Việt Nam, can thiệp sớm cho
trẻ KT có thể chia thành 3 nội dung chính nhƣ sau [45], [62]:
- Can thiệp về thính học: bao gồm sàng lọc, chẩn đoán và chăm sóc thính học.
- Hƣớng dẫn cha mẹ trẻ KT. Công việc này tập trung chính vào giai đoạn
trẻ từ 0 - 3 tuổi.
- Hỗ trợ trẻ trong môi trƣờng hoà nhập. Công việc này tập trung chính vào giai
đoạn trẻ từ 3 - 6 tuổi ở trong trƣờng mẫu giáo hoà nhập.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nội dung can thiệp sớm đƣợc đề cập bao
gồm can thiệp về thính học và hƣớng dẫn cha mẹ trẻ khiếm thính (Hình 1.3).
Can thiệp về thính học cho trẻ khiếm thính là toàn bộ quá trình phát hiện,
chẩn đoán và chăm sóc thính học nhằm tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội nghe tốt nhất
để phát triển ngôn ngữ nói, khả năng giao tiếp. Kết quả chẩn đoán là cơ sở quan
trọng nhất để chỉ định đeo máy trợ thính, vấn đề này có ảnh hƣởng rất lớn đến việc
giáo dục trẻ khiếm thính sau này.
Khi trẻ đƣợc chẩn đoán là khiếm thính thì công việc của ngƣời làm can
thiệp sớm là hướng dẫn cha mẹ (hay người thường xuyên chăm sóc trẻ) cách giúp
con của họ tiếp nhận ngôn ngữ và phát triển khả năng giao tiếp. Công việc này
có thể thực hiện đƣợc ở nhà, ở trung tâm can thiệp sớm hay ở cả hai nơi. Tuỳ theo


13

đặc điểm của từng trẻ và gia đình mà có kế hoạch hỗ trợ cho thích hợp.
Can thiệp thính học:

Phát hiện sớm: OAE
Chẩn đoán: ABR, ASSR
Chăm sóc thính học: chỉ định, hiệu chỉnh, duy trì bảo quản máy trợ thính, chăm sóc tai

0 tuổi

3 tuổi

6 tuổi

Hướng dẫn cha mẹ:

Hỗ trợ trẻ trong môi trường hoà nhập

- Hỗ trợ tâm lý

- Tiết cá nhân: phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

- Phát triển kĩ năng giao tiếp sớm

- Hỗ trợ tham gia đầy đủ các hoạt động mẫu

- Can thiệp ngôn ngữ

giáo

Hình 1.3. Sơ đồ mô tả nội dung Can thiệp sớm
Tổ chức dịch vụ phát hiện, can thiệp sớm
Tuy tất cả các chƣơng trình phát hiện và can thiệp sớm đều có sự khác biệt
nhƣng lại có chung một trình tự các bƣớc triển khai thực hiện. Các bƣớc này thƣờng

đƣợc đề cập một cách tổng quát là: Phát hiện - Chẩn đoán - Can thiệp. Việc hiểu
đƣợc các khía cạnh quan trọng của từng bƣớc nhằm giúp phát triển chƣơng trình
hiệu quả, hài hòa đƣợc tất cả các bên liên quan và cơ bản thỏa mãn các nhu cầu của
trẻ KT và gia đình.
Quy trình thực hiện phát hiện, CTS cần qua các bƣớc sau [45]:
Bƣớc 1. Phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ: Những trẻ bình thƣờng hoặc trẻ
có nguy cơ bị nghe kém đƣợc sàng lọc phát triển bằng công cụ sàng lọc.
Bƣớc 2. Xác định trẻ : Xác định trẻ có dấu hiệu khiếm thính đồng thời xác
định nhu cầu can thiệp y tế, giáo dục và xã hội. Việc xác định đƣợc thực hiện nhờ
các xét nghiệm chẩn đoán. Những trẻ bị nghi ngờ khiếm thính hoặc trẻ bình thƣờng
cần đƣợc hẹn để sàng lọc lại vào mốc phát triển kế tiếp sau.
Bƣớc 3. Can thiệp phù hợp: Mọi biện pháp can thiệp nhằm tác động trực tiếp
lên trẻ hoặc môi trƣờng xung quanh trẻ (gồm có biện pháp y tế - PHCN, giáo dục và
xã hội). Trong đó quan trọng là trị liệu ngôn ngữ: Là các kỹ thuật nhằm tăng cƣờng


14

khả năng giao tiếp của trẻ khuyết tật nhƣ tăng vốn từ, huấn luyện nghe nói và đọc
hình môi, dạy trẻ dùng dấu và các kỹ năng tổng hợp để giao tiếp. Bên cạnh đó, trẻ bị
KT còn đƣợc tƣ vấn đeo máy trợ thính, đƣợc huấn luyện nghe nói, hoặc cấy điện
cực ốc tai nếu khiếm thính mức độ sâu.
1.1.3.4. Các phương pháp can thiệp cho trẻ khiếm thính
Có nhiều giải pháp can thiệp cho trẻ KT. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể của từng trẻ có thể lựa chọn giải pháp phù hợp. Với những trẻ KT mức độ nhẹ,
trung bình và nặng cần sử dụng máy trợ thính kết hợp với trị liệu ngôn ngữ để
PHCN. Những trẻ KT mức độ nặng và sâu đeo máy trợ thính công suất cao nhất với
công nghệ tiên tiến nhất vẫn không mang lại hiệu quả trọn vẹn cần cấy điện cực ốc
tai kết hợp với trị liệu ngôn ngữ.
a) Thiết bị trợ thính

Máy trợ thính
Máy trợ thính là thiết bị điện tử có khả năng xử lý và khuếch đại âm thanh
giúp trẻ KT nghe rõ hơn. Máy trợ thính gồm có nhiều loại: máy hộp, máy đeo sau
tai, đeo trong tai và trong ống tai; khác nhau về hình dáng, công suất, công nghệ
(analog và kĩ thuật số); giá từ vài triệu cho tới vài chục triệu đồng. Máy trợ thính
tốt nhất là máy đáp ứng đƣợc khả năng nghe tối ƣu cho mỗi ngƣời dùng. Vì vậy, lựa
chọn máy trợ thính phù hợp với mức độ khiếm thính và nhu cầu nghe là điều quan
trọng nhất. Các thƣơng hiệu lớn của nƣớc ngoài nhƣ Siemens, Phonak, Bernafon &
Oticon hiện là lựa chọn tốt nhất hiện nay.
Điện cực ốc tai
Máy trợ thính giúp khuếch đại âm thanh và đƣa vào tai theo đƣờng truyền
dẫn thông thƣờng, do đó không vƣợt qua các tổn thƣơng của tai trong. Điện cực ốc
tai là một thiết bị điện tử đƣợc đƣa vào bên trong ốc tai giúp đƣa các tín hiệu âm
thanh vƣợt qua các phần bị tổn thƣơng của tai trong và truyền thẳng tới dây thần
kinh thính giác. Hệ thống điện cực ốc tai đƣợc phát minh ra nhằm giúp những bệnh
nhân bị nghe kém từ mức độ nặng cho đến mức độ sâu có thể giao tiếp dễ dàng, tự
tin. Trẻ khiếm thính bẩm sinh mức độ nặng, sâu đeo máy trợ thính tốt nhất sau 6


15

tháng không có kết quả nên xem xét cấy điện cực ốc tai. Lứa tuổi từ 12 – 24 tháng
là tốt nhất cho cấy điện cực ốc tai để đảm bảo cho trẻ có thể học nghe - nói, phát
triển các kỹ năng ngôn ngữ theo đúng lứa tuổi. Trẻ cũng cân đƣợc luyện tập với
máy trợ thính trong khoảng thời gian trƣớc khi cấy để kích thính dây thần kinh thính
giác hoạt động. Ở Việt Nam hiện nay có 2 hãng để lựa chọn là Cochlear và Medel.
b) Can thiệp ngôn ngữ
Một trong những nội dung quan trọng của PHCN cho trẻ KT là can thiệp trị
liệu ngôn ngữ nhằm hình thành, phát triển ngôn ngữ nói, đó chính là phƣơng tiện
của giao tiếp và tƣ duy. Có nhiều phƣơng pháp can thiệp ngôn ngữ cho trẻ KT dƣới

đây là những phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng nhất [62]:
1. Phƣơng pháp nghe – nhìn miệng (Auditory - Oral)
2. Phƣơng pháp nghe – nói (Auditory - Verbal)
3. Phƣơng pháp dùng dấu (Bilingual – Biculture)
4. Phƣơng pháp lời nói dấu hiệu (Cued speech)
5. Phƣơng pháp giao tiếp tổng hợp (Total communication)
Để giúp cho trẻ KT bẩm sinh có thể hòa nhập xã hội tốt thì phƣơng pháp ƣu
tiên là giao tiếp bằng nghe - nói hoặc kết hợp với phƣơng pháp giao tiếp tổng hợp.
Phƣơng pháp nghe - nói là một phƣơng pháp đặc biệt đƣợc thiết kế cho
trẻ KT đã có thiết bị hỗ trợ nghe (máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai) nhằm giúp
cho trẻ khiếm thính học cách lắng nghe để hiểu ý nghĩa của âm thanh, và tạo cơ hội
cho lời nói, ngôn ngữ phát triển theo cách tự nhiên, tuân theo các nấc thang hòa
nhập của sự phát triển bình thƣờng. Trẻ đƣợc dạy để phát triển kỹ năng nghe nhƣ là
một ý thức tích cực để mà sự lắng nghe trở thành tất yếu, vô thức và giúp trẻ tìm
thấy âm thanh của cuộc sống. Đây là phƣơng pháp giúp trẻ có thể hòa nhập xã hội
tốt nhất cùng với sự kết hợp của các thành tựu tân tiến trong lĩnh vực điện tử và
công nghệ âm thanh hiện nay. Một chƣơng trình PHCN và giáo dục phù hợp, toàn
diện sẽ làm tăng thêm nhiều lợi ích của việc phát hiện sớm cùng các thiết bị trợ
thính, và quan trọng hơn: góp phần thay đổi tƣơng lai của trẻ.


16

1.2. Hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính
1.2.1. Khái niệm hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm
Hệ thống cung ứng dịch vụ phát hiện và CTS cho trẻ khiếm thính (Early
Hearing Detection and Intervention (EHDI) systems) đƣợc hiểu là một hệ thống
dịch vụ phối hợp đa ngành làm nhiệm vụ phát hiện sớm trẻ khiếm thính và cung cấp
các dịch vụ can thiệp thính học, y tế và giáo dục thích hợp [98].
Có thể hiểu hệ thống cung ứng dịch vụ phát hiện và CTS cho trẻ khiếm thính

ở Việt Nam nhƣ sau: là các cơ sở thuộc hệ thống y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội,
cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc phát hiện và CTS cho trẻ KT [62].
Do lịch sử quá trình phát triển, do các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội và
khoa học công nghệ khác nhau nên hệ thống EHDI có sự khác nhau rất lớn giữa các
nƣớc trên thế giới. Điều này sẽ đƣợc đề cập rõ hơn trong phần 1.2.4.
1.2.2. Các thành tố của hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm
Theo Trung tâm quốc gia về đánh giá và quản lý thính lực Mỹ (National
Center for Hearing Assessment and Management - NCHAM) thì Hệ thống cung
ứng dịch vụ can thiệp cho trẻ KT sớm gồm có các thành tố chính sau [98]:

1) Sàng lọc thính lực sơ sinh
2) Sàng lọc thính lực tuổi mầm non
3) Chẩn đoán thính học
4) Can thiệp sớm
5) Hỗ trợ gia đình
6) Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà (Medical Home)
7) Quản lý dữ liệu
8) Tài chính và tiền bồi hoàn
9) Đánh giá chƣơng trình
Các thành tố này là các khâu trong một qui trình liên tục và liên quan chặt
chẽ với nhau. Sàng lọc sơ sinh là bƣớc quan trọng đầu tiên không thể thiếu trong qui
trình. Đó cũng là tiền đề để trẻ KT đƣợc chẩn đoán sớm và can thiệp sớm. Cũng
theo NCHAM, với mục đích đảm bảo rằng mọi trẻ KT đƣợc xác định trƣớc 3 tháng
tuổi và đƣợc can thiệp thích hợp trƣớc 6 tháng tuổi, có một số thành tố cần tiếp tục


×