Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn sáng tạo mô hình chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.1 KB, 38 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 cấp Trung học Cơ sở, có một nội dung
bài học ở phân môn Tiếng Việt rất giống với nội dung trong môn học tiếng Anh
mà giáo viên có thể liên hệ vận dụng kiến thức để liên môn tương hỗ qua lại lẫn
nhau khi giảng dạy tiếng Việt cũng như giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Nhưng
qua nhiều năm quan sát và tham gia dự giờ các tiết học này, tôi nhận thấy hầu hết
giáo viên dạy phân môn Tiếng Việt chưa vận dụng liên môn Tiếng Anh trong giờ
dạy tiếng Việt và ngược lại giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường
hầu như cũng chưa thể hiện được nội dung bài dạy có vận dụng kiến thức liên
môn với tiếng mẹ đẻ. Khi dạy, hầu như giáo viên Ngữ văn chỉ bám vào nội dung
bài dạy ở sách giáo khoa mà chưa đào sâu tìm tòi kiến thức về bài học này. Thực
sự mà nói vẫn còn nhiều giáo viên chưa tìm hiểu kỹ, chưa hiểu chắc chắn về nội
dung bài học, vì vậy không khỏi những thiếu sót trong quá trình truyền đạt kiến
thức cho học sinh.
Là giáo viên Ngữ văn đã đứng trên bục giảng 12 năm lại đam mê tiếng
Anh nên bản thân tôi không ngừng nổ lực học tập và hiện tại tôi đã tốt nghiệp
thêm văn bằng hai (cử nhân tiếng Anh) với mong muốn sẽ trở thành một giáo
viên dạy song ngữ (dạy Ngữ văn được bằng cả hai thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ và
tiếng Anh). Không dừng lại ở đó, tôi mong muốn được hiểu sâu hơn, khám phá
được những điều hay, giàu đẹp, đặc sắc và phong phú của tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ
nên tôi phấn đấu học lên cao hơn (hiện tại bản thân tôi là học viên cao học ngành
Ngôn ngữ học của trường Đại học sư phạm TPHCM) để tìm hiểu về sự giàu đẹp
của tiếng mẹ thiêng liêng vừa để nâng cao trình độ của bản thân phục vụ cho
công tác chuyên môn của mình.
Từ những trải nghiệm trong dạy học, từ những nghiên cứu trong học tập
mà tôi nhận ra có rất nhiều điểm mà giáo viên Trung học cơ sở (THCS) khi giảng
1


dạy phân môn Tiếng Việt cần phải lưu ý. Để bài dạy được sâu sắc và có cái nhìn
toàn diện, đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu kỹ nội dung trước


khi truyền đạt cho học sinh của mình. Đặc biệt trong giảng dạy, có những nội
dung có thể tích hợp liên môn, giáo viên cũng cần có những thiết kế phù hợp để
vận dụng kiến thức liên môn làm sáng tỏ bài học của mình một cách tốt nhất. Có
như thế, giờ học mới trở nên lý thú, mới phát triển năng lực tư duy cho học sinh
trong điều kiện yêu cầu ngày càng cao của giáo dục nhất là như hiện nay.
Từ những thực tế trong dạy và học, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Vận
dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “Chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động” trong phần tiếng Việt - Ngữ văn 7. Đề tài không mới đối
với những người làm nghiên cứu trong lĩnh vực Ngôn ngữ học nhưng trong
phạm vi đề tài này, bản thân tôi vừa muốn góp phần để những giáo viên ở bậc
THCS có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn đồng thời bản thân cũng muốn đóng
góp thêm những cái mới khi vận dụng kiến thức liên môn vào dạy đơn vị bài học
“Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ở lớp 7 (Phân phối chương trình:
tiết 94 và tiết 99)”.
Hy vọng đề tài SKKN của tôi được các đồng chí đồng nghiệp quan tâm,
đón nhận và góp ý, xây dựng thêm để tôi có thêm nhiều phương pháp hay, mới,
tích cực góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.

Cơ sở lí luận của vấn đề:
Một là: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục của Nghị quyết Trung

ương 4 khóa XII xác định những nhiệm vụ chủ yếu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ,
đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học.”… bao gồm các phẩm chất chủ yếu, các năng lực
2


chung và các phẩm chất, năng lực riêng của từng học sinh, năng lực đặc thù môn

học… không chỉ đòi hỏi học sinh nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà
còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành, giải quyết các
tình huống trong học tập và cuộc sống... Với cách tiếp cận này, đòi hỏi tất cả các
khâu của quá trình dạy - học (nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức, cách kiểm tra, đánh giá...) phải được đổi mới.
Từ yêu cầu đổi mới giáo dục của Nghị quyết và từ thực tế của quá trình
dạy và học trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay đòi hỏi người dạy nói chung
và dạy Văn nói riêng cần phải có những đổi mới về mặt phương pháp dạy học
sao cho phù hợp với yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm. Do vậy, đổi mới
phương pháp giảng dạy Văn đang là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ nặng nề đối
với người thầy không chỉ để thực hiện những chỉ thị mà là nhằm đáp ứng được
nhu cầu chính đáng của người học và của công tác đào tạo trong tình hình hiện
nay.
Hai là: Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã đặt trọng tâm vào
việc đổi mới phương pháp dạy học. Như đã nói ở trên thì đổi mới phương pháp
dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết như NQTW4 khóa XII và được
thể chế hóa trong luật giáo dục, được cụ thể hóa các chỉ thị của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Luật giáo dục như: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học, ... đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Đặc biệt, thông tin đổi mới SGK trong năm 2020 với nhiều triển vọng mới
cho giáo dục được mở ra. Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa là một điểm
mới có lẽ chưa có từ trước tới nay trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Qua nhiều bộ
sách, giáo viên sẽ thu nạp thêm những tinh hoa từ các bộ sách khác nhau, học hỏi
và phát hiện những tư liệu hay trong quá trình giảng dạy của mình. Từ cơ sở này,
3


bộ môn Ngữ văn trong nhà trường cần phải có định hướng đổi mới để có thể phát
triển năng lực sáng tạo và hứng thú học tập cho HS theo đặc trưng của môn học.

Thứ ba: Thông qua việc nghiên cứu về kiến thức ngôn ngữ học về tiếng
mẹ đẻ cũng như tìm hiểu kiến thức ngôn ngữ của tiếng Anh, thì việc giảng dạy
một số cấu trúc câu như kiểu câu bị động là vấn đề hết sức phức tạp. Qua tìm
hiểu, bản thân tôi được biết vấn đề này còn rất nhiều ý kiến trái chiều, gây nhiều
tranh cãi giữa cái gọi là có hay không có câu bị động trong tiếng Việt. Tuy nhiên,
theo nhất quán kiến thức trong SGK Ngữ văn 7 của BGD&ĐT chấp nhận có câu
bị động trong tiếng Việt. Bản thân tôi không muốn chỉ đáp ứng đủ yêu cầu dạy
câu theo kiểu cung cấp kiến thức cấu trúc ngữ pháp cho học sinh một cách thụ
động, cũng không chỉ đơn thuần là so sánh đối chiếu để tìm điểm giống và khác
nhau giữa hai đơn vị kiến thức cần bàn mà qua bài học nhằm giúp học sinh của
mình phát triển được tư duy, phát triển năng lực giao tiếp một cách tốt nhất.
Những cơ sở đó đã giúp tôi có định hướng cho đề tài, bài viết của mình.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
2.1.1. Về phía học sinh:
- Học sinh có môi trường học tập thuận lợi; được sự quan tâm của nhà
trường và của quí thầy cô, gia đình và địa phương nơi cư trú.
2.1.2. Về phía giáo viên:
- Giáo viên được BGH tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động chuyên môn.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đáp ứng khá tốt với việc
giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
2.2. Khó khăn:
4


2.2.1. Về phía giáo viên:
- Nhiều giáo viên hạn chế về thời gian hoặc chưa chú trọng vào việc cập
nhật, nghiên cứu những kiến thức chuyên môn cũng như việc cập nhật kiến thức
ngoài sách vở như vấn đề xã hội liên quan còn hạn chế, chưa sâu rộng. Đây là
một khó khăn không nhỏ cho việc đầu tư vào giảng dạy giúp phát triển năng lực

tư duy cho HS phù hợp với yêu cầu của xã hội ngày càng phát triển.
- Tài liệu nghiên cứu, tham khảo chuyên môn ở phòng thư viện trường rất
sơ sài, không có sách nghiên cứu về vấn đề Ngôn ngữ học, chủ yếu là sách tham
khảo và các bài văn mẫu, song số lượng cũng rất hạn chế và chất lượng các sách
cũng không đáng tin cậy.
2.2.2. Về phía học sinh:
- HS chủ yếu là học sinh con em nông dân, điều kiện đi lại khó khăn, đời
sống kinh tế nhiều em còn hạn hẹp. Việc tiếp thu kiến thức của HS ở nhiều trình
độ khác nhau trong một lớp, không đồng đều.
- Học sinh còn nhiều thụ động, chưa mạnh dạn trong hoạt động học tập,
thảo luận, trình bày ý kiến.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Để giảng dạy liên môn đơn vị bài học “Chuyển đổi câu chủ động thành
câu bị động”, GV cần nhớ lại một số kiến thức về câu bị động trong tiếng Anh.
Kiến thức này đã được cập nhật trong trường phổ thông đối với những ai học
ngoại ngữ là tiếng Anh. Sau đây là một số tóm tắt ngắn gọn, cơ bản, dễ hiểu nhất
kiến thức về câu chủ động, câu bị động trong tiếng Anh.
3.1. Kiến thức cơ bản về câu chủ động, câu bị động trong tiếng Anh.
3.1.1. Khái niệm:
5


- Câu chủ động: Là dạng câu mà chủ từ của câu là người hoặc vật thực
hiện hành động - gây ra tác động lên người hoặc vật khác.
Hình thức của câu chủ động:
Chủ ngữ + Động từ + Túc từ (danh từ ): Subject + Verb + Object
Ex:

– Ann writes a letter. (Ann viết một lá thư.)
– Some farmers are working in the rice field. (Một vài bác nông dân


thì làm việc nơi cánh đồng lúa.)
- Câu bị động: là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà
ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác.
Hình thức của câu bị động là:
Chủ ngữ (Thực chất là Túc từ của CBĐ) + Động từ: Subject + Verb
Ex:

1. English is learnt at school by him. (Tiếng Anh được học tại

trường học của anh ấy.)
2. A hat was bought by her. (Cái mủ được mua bởi cô ấy)
Nhìn vào công thức trên ta có thể đoán nhanh câu chủ động và câu bị động thông
qua sự tồn tại của túc từ. (by him, by her)
3.1.2. Cách viết câu bị động trong tiếng Anh.
Công thức bị động: Tobe + V3/ V-ed
Trong đó Tobe chia theo thì của động từ chủ động, V3/V-ed là dạng quá
khứ phân từ của động từ chủ động.
Thể bị động của tiếng Anh thì phụ thuộc vào dạng (form) hay thì (tense)
của động từ đó:
6


1. Đối với Hiện tại đơn giản : S + am/is/are+P2
2. Đối với Hiện tại tiếp diễn : S +am/is/are+being+P2
3. Đối với Hiện tại Hòan thành: S + have/has+been+P2
4. Đối với Quá khứ đơn giản: S + was/were+p2
5. Đối với Quá khứ tiếp diễn: S + was/were+being+P2
6. Đối với Tương lai đơn giản: S + will+be+P2
7. Đối với Tương lai gần: S + to be+going to+Be+P2

8. Đối với Tương lai hòan thành: S + will have been+P2
9. Đối với Quá khứ hoàn thành: S + had been+P2
3.1.3. Cách chuyển từ thể chủ động sang bị động trong tiếng Anh:
- Xác định động từ đang ở dạng nào hay thì nào?
- Động từ này có dạng nguyên mẫu là gì?
- Sau đó chuyển sang thể bị động:
+ Chia động từ tobe theo dạng hoặc thì của thể chủ động.
+ Động từ thì đổi từ dạng nguyên mẫu sang dạng V3/Ved.
+ Sau đó ghép tobe (đã chia động từ) và V3/V-ed lại với nhau,
chúng ta có thể bị động.
Cách chuyển đổi này áp dụng cho tất cả các dạng và các thì động từ.
Ví dụ 1: writing
1.
2.

Động từ đang ở dạng V-ing
Động từ nguyên mẫu là write.
Chuyển sang thể bị động:

1.
2.
3.

Động từ tobe chia ở dạng V-ing: being
Động từ write đổi sang dạng v3/V-ed: Written.
Ghép lại với nhau: being written.
7


Ví dụ 2: was eating

1.
2.

Động từ đang ở thì quá khứ tiếp diễn (cho danh từ số ít)
Động từ nguyên mẫu là eat

Chuyển sang thể bị động:
1.
2.
3.

Động từ tobe chia ở thì quá khứ tiếp diễn: was being
Động từ eat đổi sang dạng v3/V-ed: eaten
Ghép lại với nhau: was being eaten.

Ví dụ 3: will have finished
1.
2.

Động từ đang ở thì tương lai hoàn thành.
Động từ nguyên mẫu là finish.

Chuyển sang thể bị động:
1.
2.
3.

Động từ tobe chia ở thì tương lai hoàn thành: will have been
Động từ finish đổi sang dạng v3/V-ed: finished
Ghép lại với nhau: will have finished.


Thực hiện từng bước một theo mô hình sau:
Bước 1: Tìm tân ngữ của câu chủ động, viết lại thành chủ ngữ
Bước 2: Xác định động từ chia ở thì (tense) của câu, rồi chuyển nó thành thể
bị động như đã học ở trên mục 1.
Bước 3: xác định chủ ngữ của câu chủ động, chuyển ra cuối câu và thêm by
vào phía trước.
Lưu ý: Có thể bỏ những chủ ngữ như by people, by someone, by him, …
Mô hình công thức:
Chủ ngữ

Động từ

8

Chủ ngữ mới

Động từ bị động

Tân ngữ


By Tân ngữ mới

VD1

ate

Anne


was eaten

The cheese cake

VD2

the cheese cake

Peter

is using

Tim’s computer

is being used

Mary

hasn’t read

His letter

hasn’t been read

He

will finish

by Anne


Tim’s computer

by Peter

VD3:

VD4:

his letter yet

(by Marry) yet.
the report soon.

9

The report

Will be finished

(by him) soon.


3.1.4. Công dụng của câu bị động trong tiếng Anh:
Lý do là bởi vì có 2 trường hợp mà câu chủ động không diễn đạt được:
Trường hợp 1: Dùng để nhấn mạnh vào đối tượng bị tác động bởi một hành
động, thay vì chủ thể gây ra hành động.
-

Chủ động: A dog bit my son.


Bị động: My son was bitten by a dog.
-

Chủ động: Mark has tricked me

Bị động: I have been tricked by Mark.
Trường hợp 2: Khi chủ thể gây ra hành động trong câu không rõ là ai,
không quan trọng hoặc không muốn đề cập đến.
-

My credit card has been stolen. (Thẻ tín dụng của tôi bị trộm.

-

biết ai là người lấy trộm.
A mistake was made. (Có một lỗi sai phạm





ta không

người nói không biết hoặc

không muốn chỉ rõ ai là người gây lỗi)
3.2. Kiến thức về câu chủ động, câu bị động trong sách giáo khoa ngữ văn
lớp 7, tập 2.
3.2.1. Khái niệm: Theo Ghi nhớ SGK/57 sách NV7, tập 2.
Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt

động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người,
vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
10


Ví dụ 1: Mọi người yêu mến em.  Câu chủ động (câu có chủ ngữ chỉ
người (Mọi người) thực hiện một hoạt động hướng vào người khác (em)
Ví dụ 2: Em được mọi người yêu mến.  Câu bị động (câu có chủ ngữ
chỉ người (Em) được hoạt động của người, vật khác hướng vào (mọi người).
3.2.2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi
câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong
đoạn thành một mạch văn thống nhất.
? Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong
đoạn trích dưới đây.
Ví dụ 1:
- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng,
là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay

(b)

…, tin này chắc làm cho bạn bè xao

xuyến.
(Theo Khánh Hoài - NV7, tập 2)
(a) Mọi người yêu mến em.
(b) Em được mọi người yêu mến.
Ví dụ 2: Đứa trẻ chạy xuống đường, một chiếc xe ô tô đâm phải nó.

Đứa trẻ chạy xuống đường, nó bị một chiếc xe ô tô đâm phải.
Hai câu trên, rõ ràng câu số 2 sử dụng cấu trúc dạng bị động, cho nên nó tạo
được sự liên kết chặt chẽ, logic về chủ đề của các vế câu.
11


3.2.3. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Theo ghi nhớ SGK/ 64
Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
-

Cách 1: Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu

-

và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng
thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ
phận không bắt buộc trong câu.
Lưu ý: Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

3.3. Vận dụng kiến thức liên môn (từ kiến thức bộ môn tiếng Anh) để tạo mô
hình chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Như đã trình bày ở phần trên 3.1.3 thì khi thực hiện chuyển đổi câu bị động
trong tiếng Anh ta thực hiện theo các bước và mô hình sau:
Bước 1: Tìm tân ngữ của câu chủ động, viết lại thành chủ ngữ
Bước 2: Xác định động từ chia ở thì (tense) của câu, rồi chuyển nó thành thể
bị động như đã học ở trên mục 1.
Bước 3: Xác định chủ ngữ của câu chủ động, chuyển ra cuối câu và thêm by
vào phía trước.

(Lưu ý: Có thể bỏ những chủ ngữ như by people, by someone, by him, …)
Mô hình công thức:
Subject

Subject

Verb

Verb (+ed)
12

Object


By + Subject
Ở lớp 7, học sinh chưa được học về câu bị động trong tiếng Anh.
Phần nội dung về câu bị động học sinh sẽ được học vào lớp 8 trong
chương trình tiếng Anh bậc THCS, vì thế phần kiến thức trên đây chủ yếu
là để giáo viên nghiên cứu vận dụng để hiểu và tạo mô hình cho bài giảng
của mình. Tuy nhiên, mô hình chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
trong môn tiếng Anh này, giáo viên có thể giới thiệu sơ qua cho học sinh
tiếp cận (nếu cần), cách giới thiệu sơ qua sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú,
tò mò. Hơn nữa, giới thiệu sơ lược chứ không phải kỹ lưỡng sẽ không mất
nhiều thời gian của tiết dạy nhưng khi ta giới thiệu cho học sinh sẽ tạo cho
học sinh có cái nhìn tin tưởng vào giáo viên, gợi hứng thú để học sinh
hăng hái tiếp thu bài, cách giới thiệu trước cũng có cái lợi là làm nền tảng
vững chắc cho học sinh khi lên lớp 8 học sinh được học bài học này ở môn
tiếng Anh thì các em sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. Có thể nói đây là cách vận
dụng ngược nhưng theo cá nhân tôi thì hoàn toàn có thể chấp nhận được
bởi vì vấn đề mà chúng ta vận dụng để dạy cho học sinh không phải là nội

dung kiến thức mà là vận dụng kiểu mô hình chuyển đổi của câu bị động.
Vì thế, người thầy có kiến thức về tiếng Anh có thể giới thiệu sơ lược cho
học sinh của mình. Còn nếu người thầy có vốn ngoại ngữ tiếng Anh hạn
chế thì hoàn toàn không cần cung cấp kiến thức tiếng Anh cho học sinh
cũng vẫn có thể áp dụng mô hình này vào giảng dạy một cách hiệu quả.
Mô hình công thức:
Chủ ngữ

Động từ

Chủ ngữ mới

Động từ bị động

13

Tân ngữ


By Tân ngữ mới

Tiếng Việt không có động từ ở dạng quá khứ phân từ. Nên khi xác định động từ ta
không có thay đổi hình thái của từ. Từ đó, áp dụng dạy cho HS cách chuyển trong tiếng
Việt từ câu chủ động sau sang câu bị động như sau:
Ví dụ: Con mèo cắn con chuột.
Nhắc lại ghi nhớ SGK/ 64
Theo Cách 1: Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu

và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. Để tạo mô hình chuyển đổi,
ta đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời. Từ đó hình thành các bước làm sau:

1.
2.
3.
4.

Xác định vế 1 (kí hiệu là D1: Con mèo - chủ thể hành động)
Xác định động từ/ cụm động từ chỉ hoạt động trong câu. (kí hiệu là Đ: cắn)
Xác định vế 2 (kí hiệu là D2: con chuột - đối tượng bị tác động)
Tìm thành phần trạng ngữ (nếu có) trong câu (kí hiệu là TrN. Có thể đặt thành

phần phụ trạng ngữ đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu cho phù hợp.)
5. Hoán đổi vị trí vế 2 lên đầu câu, sau đó thêm từ “bị” hoặc “được” vào sau
vế 2; đồng thời chuyển vị trí (vế 1 + động từ/ cụm động từ) chỉ hoạt động
trong câu xuống cuối câu (theo mô hình sau):
VD 1.

Con mèo cắn con chuột.

Đ

D1

D2

Con chuột bị con mèo cắn.

D1

D2




VD2. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

Đ

D1

D2

TrN

Con ngựa bạch bị/được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.

D2

14

D1 + Đ

TrN


Trạng ngữ “bên gốc đào” có thể đứng ở đầu câu.
VD2. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

Đ

D1


TrN

D2

Bên gốc đào, con ngựa bạch bị/được chàng kị sĩ buộc.

D1

D2

TrN



Trạng ngữ “bên gốc đào” có thể đứng ở giữa câu.
VD2. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

Đ

D1

TrN

D2

Con ngựa bạch bên gốc đào bị/được chàng kị sĩ buộc.

D1

TrN


D2



Cách 2: lấy lại ví dụ: Con mèo cắn con chuột.
1.
2.
3.
4.

Xác định vế 1 (kí hiệu là D1: Con mèo - chủ thể hành động)
Xác định động từ/ cụm động từ chỉ hoạt động trong câu. (kí hiệu là Đ: cắn)
Xác định vế 2 (kí hiệu là D2: con chuột - đối tượng bị tác động)
Tìm thành phần trạng ngữ (nếu có) trong câu (kí hiệu là TrN. Có thể đặt thành

phần phụ trạng ngữ đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu cho phù hợp.)
5. Hoán đổi vị trí vế 2 lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến vế 1 thành một
bộ phận không bắt buộc trong câu.
VD1: Con mèo cắn con chuột

D1

Đ

D2

Con chuột bị con mèo cắn.

D2


D1

Đ

(Vế 1 (Tức D1: con mèo/con mèo… có thể lược bỏ trong câu vì đây là bộ phận không
bắt buộc của câu. Nếu lược bỏ thì câu trên là: Con chuột bị con mèo cắn.
15

D2

D1

Đ


VD2. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

D1

Đ

TrN

D2

Con ngựa bạch bị/được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào.

D2


D1

Đ

TrN

 Lượt bỏ vế 1, câu trên sẽ là: Con ngựa bạch bị/được buộc bên gốc đào.

Lưu ý: Tương tự cách 1, ở cách 2, bộ phận trạng ngữ cũng linh động đứng ở vị trí đầu
câu hoặc giữa câu, cuối câu đều được.
Áp dụng từ hai cách chuyển trên ta có thể chuyển 1 câu theo 2 cách như sau:
VD3: Em lau cái bàn.

D1

Đ

D2

Cái bàn được em lau. (Cách 1);
D2
D1 Đ
A)

Cái bàn được lau. (Cách 2 – đã lược bỏ

Áp dụng mô hình này trong bài giảng, thiết nghĩ bất kỳ đối tượng học sinh
nào cũng dễ dàng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng. Chúng ta cần mô
hình hóa những kiểu công thức này để giảm bớt sự nhàm chán trong môn Ngữ
văn với đặc trưng chỉ toàn là chữ. Cái đích mà chúng ta hướng đến không chỉ là

cung cấp các mô hình kiến thức sáo rỗng. Biết công thức để làm gì, đó mới là
vấn đề của đề tài này. Mục đích cuối cùng mà nhà giáo chúng tôi muốn là giúp
học sinh thông qua môn Ngữ văn (như phân môn Tiếng Việt này) để giúp học
sinh vận dụng đọc tốt, viết tốt, giao tiếp tốt. Học sinh biết lựa chọn những cái
hay về câu bị động trong lời nói, bài viết của mình. Nhưng trước hết học sinh
học phải hiểu bài, nhờ hiểu bài học sinh mới có động lực và hứng thú cho mọi

16


hoạt động khác và mới tự tin áp dụng vào thực tiễn được. Qua thực tế, cách dạy
mô hình này tôi thấy học sinh rất hiểu bài.
3.4. Vận dụng kiểu mô hình vào thực hiện bài tập chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động trong sách giáo khoa.
Bài tập 1: SGK/65. Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị
động theo hai kiểu khác nhau.
Để giải quyết bài tập này, GV hoàn toàn có thể hướng dẫn cho HS dùng
mô hình công thức đã hình thành ở trên để làm bài tập. Nên cho học sinh làm
ngoài vở nháp từng bước theo mô hình. Sau đó viết đáp án chính xác về câu bị
động đã chuyển vào vở. Cách làm này giúp một số em tiếp thu chậm từ từ tự tin
và hứng thú cao trong luyện tập. Còn các em khá giỏi sẽ thực hiện nhanh hơn.
Các em khá giỏi có thể hướng dẫn cho những bạn khác theo cách dùng mô hình
này.
1.

a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

Cách 1. (Nhắc lại mô hình)
1.
2.

3.
4.

Xác định vế 1 (kí hiệu là D1: chủ thể hành động)
Xác định động từ/ cụm động từ chỉ hoạt động trong câu. (kí hiệu là Đ)
Xác định vế 2 (kí hiệu là D2: đối tượng bị tác động)
Tìm thành phần trạng ngữ (nếu có) trong câu (kí hiệu là TrN. Có thể đặt thành
phần phụ trạng ngữ đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu cho phù hợp.)

5. Hoán đổi vị trí vế 2 lên đầu câu, sau đó thêm từ “bị” hoặc “được” vào sau

vế 2; đồng thời chuyển vị trí (vế 1 + động từ/ cụm động từ) chỉ hoạt động
trong câu xuống cuối câu (theo mô hình sau):

Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
D2
TrN
Đ
D1
Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh đã xây từ thế kỉ XIII.
Đ
TrN
D1
D2
Có thể linh động: Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
17


Ngoài ra, như đã lưu ý ở trên, đối với câu có trạng ngữ thì trạng ngữ có thể đứng
các vị trí đầu câu, cuối câu, giữa câu cho phù hợp với nghĩa của câu.

Cách chuyển 2: (nhắc lại mô hình)
1.
2.
3.
4.

Xác định vế 1 (kí hiệu là D1: chủ thể hành động)
Xác định động từ/ cụm động từ chỉ hoạt động trong câu. (kí hiệu là Đ)
Xác định vế 2 (kí hiệu là D2: đối tượng bị tác động)
Tìm thành phần trạng ngữ (nếu có) trong câu (kí hiệu là TrN. Có thể đặt thành

phần phụ trạng ngữ đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu cho phù hợp.)
5. Hoán đổi vị trí vế 2 lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến vế 1 thành một
bộ phận không bắt buộc trong câu.

Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
D2
TrN
Đ
D1
Ngôi chùa ấy đã được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII.
Đ
D1
D2
Ngôi chùa ấy đã được xây từ thế kỉ XIII. = Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỉ XIII
b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
Đ
D1
D2

Cách 1. Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
D1 Đ
D2
Cách 2. Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
D2
= Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. (có thể lược bỏ từ được)
c) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
Đ
D1
D2
18


Cách 1.

Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.

Cách 2.

Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân.

D2

D1

Đ

D2
Đ

Bài tập 2: Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động –
một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng
từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.
a) Thầy giáo phê bình em.
Thầy giáo phê bình em.
D2
Đ
D1

Câu 1. Em được thầy giáo phê bình. (Tích cực)
Đ
D2
D1
Câu 2. Em bị thầy giáo phê bình. (Tiêu cực)
Đ
D2
D1
b) Người ta đã phá ngôi chùa ấy đi.
Người ta đã phá ngôi chùa ấy đi.
D2
Đ
D1

Câu 1.Ngôi chùa ấy đã được người ta phá đi.
D2
D1
Câu 2. Ngôi chùa ấy đã bị phá đi.
D2

c) Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Đ
D1
D2
19


1. Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
D2
D1
2. Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
D2
D1
 Kiểu câu bị động dùng được, bị có hàm ý đánh giá về tính tích cực/tiêu cực;
đáng mong muốn/ không mong muốn, … đối với sự việc được nói đến trong câu.
Khi đã tạo ta được mô hình chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động, ta có thể
quan sát từ các mô hình đã làm dường như có một công thức chung nào đấy.
Câu chủ động:
D1 Đ D2
Chuyển câu bị động: D2 Đ/B D1 Đ (cách 1)
D2 Đ/B Đ
(cách 2)
Ví dụ khác:
1. Mẹ chiều con gái. D1 Đ D2 (Câu chủ động.)
 Chuyển câu bị động: D2 Đ/B D1 Đ: Con gái được mẹ chiều. (cách 1)
D2 Đ/B Đ: Con gái được chiều. (cách 2)

2. Giặc tàn phá ngôi nhà. D1 Đ D2
Chuyển câu bị động: Ngôi nhà bị giặc tàn phá. D2 Đ/B D1 Đ (Cách 1)
Ngôi nhà bị tàn phá. D2 Đ/B Đ (Cách 2)

3. Người ta trồng hoa hồng trước nhà. D1 Đ D2 TrN
Chuyển: Hoa hồng được người ta trồng trước nhà. D2 Đ/B D1 Đ (Cách 1)
Hoa hồng được trồng trước nhà. D2 Đ/B Đ (Cách 2)
4. Cô ta đã may cái áo trắng này. D1 Đ D2
20


Chuyển câu BĐ: Cái áo trắng này đã được cô ta may. D2 Đ/B D1 Đ (Cách 1)
Cái áo trắng này đã được may. D2 Đ/B Đ (Cách 2)
5. Cái cây đè lên chân của nó. D1 Đ D2
Chuyển câu BĐ: Chân của nó bị cái cây đè. D2 Đ/B D1 Đ (Cách 1)
Chân của nó bị đè. D2 Đ/B Đ (Cách 2)
Từ những ví dụ, bài tập mà chúng ta thực hiện trong mục 3.3 và 3.4 như đã
trình bày ở trên là chúng ta chỉ đơn thuần áp dụng theo cấu trúc để dạy cho học
sinh cách chuyển câu chủ động thành câu bị động theo hai cách. Nghĩa là theo
cấu trúc thì cả hai cách đã được chuyển thành câu bị động như trên đều đúng.
Tuy nhiên, cái mục đích mà ta dạy phân môn tiếng Việt cho học sinh thì không
chỉ dạy lý thuyết, dạy cấu trúc câu mà thôi.
Mục đích cuối cùng ta hướng đến chính là mục đích giao tiếp, giúp học sinh
nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt là nói và viết tốt hơn trong thực tế. Chính vì vậy,
sau khi hướng dẫn học sinh cách chuyển đúng cấu trúc, ta cần lưu ý nói rõ cho
học sinh về nghĩa của câu bị động đã được chuyển. Thực tế ta không thể hoàn
toàn máy móc mà chuyển đúng theo cấu trúc câu bị động được. Một số trường
hợp khi ta lược bỏ vế 1 trong câu bị động thì nghĩa của câu sẽ không còn rõ và
sắc thái ý nghĩa sẽ thay đổi. Chính vì vậy ta nên xem xét để có sự linh hoạt trong
cách chuyển đổi. Chẳng hạn trong 5 trường hợp ví dụ đã dẫn ở trên thì:
Câu chủ động

Chuyển câu BĐ Chuyển câu BĐ
cách 1

cách 2
1. Mẹ chiều con Con gái được
Con gái được
gái.
mẹ chiều.
chiều.
2. Giặc tàn phá
ngôi nhà.

Ngôi nhà bị giặc Ngôi nhà bị tàn
tàn phá.
phá.
21

Nhận xét
Cách 2 không rõ
nghĩa, không biết ai
chiều.
Cách 2 không rõ
nghĩa, không rõ tội
ác của giặc


3. Người ta
trồng hoa hồng
trước nhà.
4. Cô ta đã may
cái áo trắng
này.
5. Cái cây đè

lên chân của
nó.

Hoa hồng được
người ta trồng
trước nhà.
Cái áo trắng này
đã được cô ta
may.
Chân của nó bị
cái cây đè.

Hoa hồng được
trồng trước nhà.

Cách 2 không rõ
nghĩa, không biết ai
trồng hoa hồng
Cái áo trắng này Cách 2 không rõ
đã được may.
nghĩa, không biết ai
may áo.
Chân của nó bị Cách 2 không rõ
đè.
nghĩa, không biết cái
gì đè lên chân của
nó.

Như vậy về cấu trúc, chúng ta có thể chuyển theo 2 cách để tạo được câu
bị động. Nhưng xét về nghĩa trong từng ngữ cảnh, tình huống thì nhiều trường

hợp khi lược bỏ chủ thể của hành động trong cách chuyển 2 sẽ làm mất đi sắc
thái ý nghĩa của câu hoặc nội dung của câu không được rõ. Giáo viên cần hướng
dẫn để học sinh nắm được đặc điểm này khi vận dụng trong thực tiễn (nói và
viết) để có sự lựa chọn và chuyển đổi cho thật phù hợp.
3.5. Vận dụng mô hình vào chuyển đổi những kiểu câu chủ động sang câu bị
động phức tạp hơn.
Những câu chủ động chuyển sang câu bị động trong SGK thực tế là những
câu cơ bản hết sức đơn giản. Trên thực tế khi giảng dạy, yêu cầu học sinh cho ví
dụ và với những câu nói trong thực tế đời sống thì ta thấy có nhiều câu phức tạp
hơn là các ví dụ và bài tập trong sách giáo khoa. Để đạt được mục tiêu giao tiếp
và sử dụng tốt kiểu câu này trong nói và viết thì giáo viên cần mở rộng, hướng
dẫn và cho thêm những ví dụ khác có tính phức tạp hơn (câu không chỉ có 2 vế
D1,D2 mà còn có cả vế 3 là D3). Các trường hợp này ta cũng làm như sau:
Mẹ tặng con gái quyển sách.
Nếu chuyển theo mô hình ta làm như sau:
Mẹ tặng con gái quyển sách. (D1 Đ D2 D3)
1.
-

D1 Đ

D2

D3

22


Con gái được mẹ tặng quyển sách. (D2 Đ/B D1 Đ D3)
-


Đ sách.
D3(D1 Đ D2 D3)
MẹD2
tặng con gáiD1
quyển
D2
D1 Đ
D3
Quyển sách được mẹ tặng con gái. (D3 Đ/B D1 Đ D2)
D1 viết
Đ bàiD2
D3 dạy các em
Thầy
văn này.
Thầy dạy các em bài văn này. (D1 Đ D2 D3)

2.
-

-

Đ D2
D3
D1
Các em được thầy dạy bài văn này. (D2 Đ/B D1 Đ D3)
Thầy dạy các em bài văn này. (D1 Đ D2 D3)
D3
D1 Đ
D2

D1 Đ D2
D3
Bài văn này được thầy dạy các em. (D3 Đ/B D1 Đ D2)
D3

D1 Đ

D2

3. Vào ngày 8 tháng 3, em tặng mẹ đóa hồng.
- Vào ngày 8 tháng 3, Nam tặng Lan đóa hồng này. (TrN, D1 Đ D2 D3)
D3
D1 Đ D2
TrN
(D1 Đ D2 D3, TrN) Lan được Nam tặng đóa hồng này vào ngày 8 tháng 3.
D1 Đ
D3
D2
TrN
- Vào ngày 8 tháng 3, Nam tặng Lan đóa hồng này. (TrN, D1 Đ D2 D3)
D1 Đ D2 D3
TrN
(D3 D2 Đ/B D1 Đ, TrN) Đóa hồng này Lan được Nam tặng vào ngày 8 tháng 3.
D3
TrN
D2
D1 Đ
3.6. Cách nhận diện những câu bình thường, câu chủ động và câu bị động.
3.6.1. Nhận diện câu chủ động và câu bị động.
23



Xét về mặt hình thức, một câu bị động điển hình của tiếng Việt có thể được nhận
diện và phân biệt với các chủ động dựa trên các tiêu chí sau:
Ví dụ: Nam tặng Lan đóa hồng này. (Câu chủ động)
D3
D1 Đ D2
Đóa hồng này Lan được Nam tặng. (câu bị động)
D3
D2
D1 Đ
- Chủ ngữ của câu bị động là bổ ngữ của câu chủ động tương ứng. (đóa hồng
này)
- Vị ngữ trong CBĐ tiếng Việt được cấu tạo trực tiếp từ vị ngữ của CCĐ tương
ứng bằng cách thêm trợ động từ được/bị vào trước động từ ngoại động. (tặng)
- Bổ ngữ của CBĐ chính là chủ ngữ trong CCĐ tương ứng (Nam). Bổ ngữ này
thường bị tỉnh lược trong bị động: “Đóa hồng này Lan được Nam tặng.”. Nếu
không bị tỉnh lược thì nó có thể đứng trước V: “Đóa hồng này Lan được Nam
tặng.” hoặc chuyển vị trí sau V với điều kiện nó có thêm giới từ bởi “Đóa hồng
này Lan được tặng bởi Nam.”
Trong bất kì ví dụ nào đã phân tích ở trên ta cũng thể hiện rõ qui tắt này.
3.6.2. Câu bình thường và câu chủ động.
Quan sát các ví dụ sau:
1. Nó rời sân ga (Không nói: Sân ga bị/ được nó rời.)
2. Nó vào nhà. (Không nói: Nhà được/bị nó vào.)
3. Nhà gần hồ (Không nói: Hồ được/bị gần nhà.)
4. Con đẹp giống mẹ. (Không nói: Mẹ được/bị đẹp giống con.)
5. Em bé ăn cơm. (Không nói: Cơm được/bị em bé ăn.)
24



6. Nó định về quê. (Không nói: Quê được/bị nó định về.)
…….
Những câu này cũng có cấu trúc và hình thức giống câu chủ động như đã bàn
luận ở trên. Nghĩa là cũng có D1 Đ D2. Tuy nhiên Nếu đây là câu chủ động thì ta
sẽ chuyển được thành kiểu câu bị động tương ứng: D2 Đ D1 nhưng vấn đề là qua
các ví dụ 1,2,3,4,5,6 … thì ta không thể chuyển được câu bị động tương ứng với
nó. Vậy những câu này là câu bình thường, không phải câu chủ động (câu chủ
động chỉ được xác định trong đối lập với câu bị động tương ứng). Vì thế, khi
biến đổi câu chủ động thành câu bị động, cần lưu ý từng trường hợp cụ thể, tránh
áp dụng một cách máy móc.
3.6.3. Nhận diện những câu có dùng được/bị nhưng không phải là câu bị
động.
Cần phân biệt các kiểu câu có dùng được/bị trong tiếng Việt tương tự với câu
bị động về mặt hình thức và ý nghĩa nhưng chúng không phải là câu bị động.
Phân biệt:
a) Kiểu câu chủ động – ngoại động từ. D1 được/bị Đ
Trong đó: D1: Chủ thể (hành thể, tác thể) của sự tình do Đ (động từ) biểu thị;
còn Đ: động từ nội động hoặc có thể là động từ ngoại động.
VD: - Tôi bị ngã. - Nó được nghỉ. (Đ ở đây là động từ nội động)
D1
Đ
Đ D1
- Tôi bị nghe lời phàn nàn. - Nó được xem phim. (Đ là động từ ngoại động)
D1
Đ
Đ
b) Kiểu câu bị động – ngoại động từ. D2 được/bị D1 Đ.

25



×