Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 14 địa lí 8 đông nam á đất liền hải đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.77 KB, 19 trang )

THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và đào tạo quận Hoàng Mai
- Trường THCS Trần Phú
- Địa chỉ: Phường Trần Phú- Quận Hoàng Mai- Hà Nội
ĐT: Email:
- Thông tin về giáo viên:
- Họ và tên: Trần Thị Huế
- Ngày sinh: 12.10.1987
- Môn Địa Lí
- Điện thoại: 0977231841
- Mail:
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên dự án:
Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 14- Địa lí 8:
TIẾT 20 – BÀI 14:
ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO
2. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS phải::
*Kiến thức:
Môn Địa lí:
- Biết lãnh thổ, vị trí khu vực Đông Nam Á.
- Hiểu và giải thích được một số đặc điểm tự nhiên của khu vực: địa hình đồi
núi là chính, đồng bằng châu thổ màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới ẩm gió
mùa, đa số sông ngắn, có chế độ nước theo mùa, rừng rậm thường xanh chiếm
phần lớn diện tích.
Môn Lịch sử: Biết được vài thông tin về chuyến đi vòng quanh thế giới của
Magenlang, các nước ĐNA từng là thuộc địa của các nước đế quốc.
Môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau trong khó khăn thiên tai.
*Kĩ năng:
- Đọc bản đồ, phân tích biểu đồ khí hậu, xác định kiểu khí hậu thông qua biểu


đồ.
- Liên hệ với các kiến thức đã học để giải thích một số đặc điểm tự nhiên
(khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, chế độ nước sông và rừng rậm nhiệt đới)
của khu vực.
*Thái độ:
- Học sinh có cách nhìn tổng thể về đặc điểm tự nhiên khu vực ĐNA, làm cơ
sở cho học địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Thấy rõ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong khu vực.
3. Đối tượng dạy học: Lớp 8A
4. Ý nghĩa: Kết hợp kiến thức của các bộ môn phù hợp vào dạy học là việc
làm hết sức cần thiết: giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức các môn học
khác để để tổ chức hướng dẫn HS giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra
một cách hiệu quả. Đồng thời, giúp HS phát huy được khả năng suy nghĩ tìm
tòi, tư duy sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
5. Phương tiện dạy học:
GV: Bài giảng powerpoint
- Bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Tranh ảnh cảnh quan tự nhiên Đông Nam Á.
- Clip về thiên tai và ảnh hưởng của thiên tai
6. Các phương pháp dạy học tích cực:
- Vấn đáp
- Động não
- Thảo luận nhóm
- Trò chơi
7. Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra: Kết hợp bài mới
- Bài mới: Ở các tiết học trước chúng ta đã cùng nghiên cứu các khu vực của
Châu Á đó là Tây Nam Á, Đông Á, Nam Á. Hôm nay Cô và các em sẽ cùng
tìm hiểu một khu vực mà có đất nước Việt Nam của chúng ta, nơi có dòng

sông Mêkông chảy dài qua 5 nước, nơi gắn liền với nền văn minh lúa nước từ
bao đời, nơi có đất nước chùa vàng, có quốc đảo sư tử đó chính là khu vực
Đông Nam Á. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vị trí và đặc điểm
tự nhiên của khu vực này: Tiết 20, bài 14: Đông Nam Á – đất liền và hải đảo.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và giới hạn khu vực
Đông Nam Á:
- Hoạt động: cá nhân
- Thời gian: 12 phút
- Phương tiện: Lược đồ Châu Á, Lược đồ Đông Nam Á
GV treo bản đồ Châu Á, giới thiệu vị trí của KV ĐNÁ.
Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ trên bản đồ:
? Đông Nam Á tiếp giáp với các châu lục và khu vực
nào?
- GV chiếu lược đồ ĐNÁ và yêu cầu:
? Xác định trên bản đồ các điểm cực Bắc, Nam,
Đông, Tây của ĐNA và cho biết các điểm cực này
nằm ở những nước nào?
1. Vị trí và giới hạn khu vực
Đông Nam
- Tiếp giáp: Đông Á, Nam Á và
Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Hs trả lời kết hợp với chỉ bản đồ, Gv chốt kiến thức:
- Điểm cực Bắc: 28,5
0
B (thuộc đất nước Mi-a-ma).
- Điểm cực Tây: 92
0
Đ (thuộc đất nước Mi-a-ma).
- Điểm cực Nam: 10,5

0
N (thuộc đất nước In-đô-nê-xi-
a).
- Điểm cực Đông: 140
0
Đ (thuộc đất nước In-đô-nê-xi-
a).
? Dựa vào nội dung SGK cho biết Đông Nam Á gồm
mấy bộ phận và tại sao các bộ phận lại có tên gọi
như vậy?
HS dựa vào kiến thức SGK trả lời, GV chốt kiến thức
(Kể tên các biển và đảo trong khu vực?)
? ĐNA là cầu nối giữa các châu lục và đại dương
nào?
Gv:
+ Vị trí “cầu nối ” vì phần đất liền kéo dài và các đảo
của quần đảo Mã Lai tạo thành cây cầu không liền
mạch nối 2 châu lục
+ Giáo viên tích hợp môn Lịch sử: bài 2 lớp 7: Sự
suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành
chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
? Các em đã học về các cuộc phát kiến địa lí trong
chương trình Lịch sử lớp 7, các em biết gì về chuyến
đi vòng quanh thế giới của Magienlang?
- HS trả lời dựa vào kiến thức hiểu biết của mình
- GV kết hợp thuyết trình kèm chỉ bản đồ:
Có nhiều tuyến đường thủy trong lịch sử và cả hiện tại
nối các châu lục và đại dương đi qua khu vực này:
Chuyến vượt biển vòng quanh thế giới đầu tiên của
Magenlang năm 1521 đã qua các biển của khu vực và

eo biển Malacca để đi sang Ấn Độ Dương Trong một
cuộc chiến với dân cư trong vùng, Magenlang đã bị giết
tuy nhiên người Tây ban Nha vẫn chiếm được một số
đảo, biến chúng thành thuộc địa và đặt tên Philippin để
tỏ lòng kính trọng tới vị vua Philip II của nước này.
- Giới hạn:
Từ 10,5
0
N- 28,5
0
B
92
0
Đ- 140
0
Đ
- Gồm 2 bộ phận:
+ Phần đất liền: bán đảo Trung
Ấn.
+ Phần hải đảo: quần đảo Mã
Lai.
- Là cầu nối giữa Châu Á và
Châu Đại Dương, giữa TBD và
ÂĐD
Tên nước Philippin vẫn được giữ nguyên đến ngày nay.
Quần đảo này và quần đảo Inđonexia có tên chung là
quần đảo MaLaya (Mã Lai)
? Vị trí của khu vực có ý nghĩa như thế nào đối với
tự nhiên và KTXH?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức

GV: Quy định nền NN ĐNA là nền nông nghiệp nhiệt
đới với các sản phẩm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,
lúa gạo
GV mở rộng: Singapo phát triển dựa trên lợi thế về vị
trí địa lí
GV chiếu hình ảnh các thiên tai.
Mở rộng: Bão Hayan là siêu bão mãnh nhất thế giới đổ
bộ vào biển Đông năm 2013, đã gây ra những hậu quả
vô cùng nặng nề không chỉ về tài sản mà về tính mạng.
Ước tính con số người dân thiệt mạng tại Philippin lên
tới 10000 người và khiến cho khoảng gần 10 triệu
người bị ảnh hưởng. Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của
bão cũng đã có 9 người dân bị thiệt mạng, gây thiệt hại
cho khoảng 500 ngôi nhà
Tích hợp nội dung môn Giáo dục công dân: bài 7
lớp 7: Tinh thần tương trợ
Qua các hình ảnh trên, chúng ta đã thấy được sức mạnh
tàn phá khủng khiếp của thiên tai đối với tài sản và con
người. Vậy chúng ta cần phải có tinh thần tương trợ
giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn khi có thiên tai
như thế nào? Các em đã làm gì để thực hiện điều đó
chưa?
HS trả lời: ví dụ: xây dựng quỹ tương trợ, quyên góp
quần áo, sách vở ủng hộ đồng bào bão lụt
GV nhận xét, khen ngợi và khích lệ tinh thần tương trợ
của HS
(Mở rộng: Biện pháp góp phần phòng chống và giảm
=> Ảnh hưởng:
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa

- Thuận lợi cho giao lưu kinh tế
xã hội
- Khó khăn: Thiên tai (bão, lũ
lụt, động đất, núi lửa, sóng
thần )
nhẹ thiên tai? )
Chuyển y: Chúng ta vừa tìm hiểu phần vị trí địa lí và
giới hạn lãnh thổ KV ĐNA, vậy vị trí này ảnh hưởng
đến các đặc điểm tự nhiên như thế nào -> phần 2. Đặc
điểm tự nhiên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên
- Hoạt động: thảo luận nhóm
- Thời gian: 25 phút
- Phương tiện: phiếu học tập, phiếu phản hồi thông tin
+ GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm 5 hoặc 6 học
sinh, hai nhóm chuẩn bị cùng một nội dung
Nhóm 1, 2: Địa hình, khoáng sản
Dựa vào bản đồ trang 16 Tập bản đồ địa lí 8 và nội
dung SGK.47, 48 nêu đặc điểm địa hình, khoáng sản
KV ĐNÁ.
Nhóm 3, 4: Khí hậu
Dựa vào hình 2.1 Lược đồ các đới khí hậu Châu
Á(SGK trang 7) và hình 14.2 Biểu đồ nhiệt độ
lượng mưa (SGK trang 48), hãy xác định kiểu và
đặc điểm khí hậu khu vực Đông Nam Á.
Nhóm 5, 6: Sông ngòi, cảnh quan
Dựa vào nội dung SGK trang 50 và hình 14.1
SGK trang 48 nêu đặc điểm sông ngòi và cảnh quan
khu vực Đông Nam Á.
+ Thời gian hoạt động nhóm: 3p

+ Gọi 1 HS đại diện cho các nhóm đọc yêu cầu thảo
luận
+ Các nhóm thảo luận
+ GV gọi đại diện 3 nhóm lên trình bày, các nhóm còn
lại bổ sung
+ Gv nhận xét, chốt kiến thức.
- Phần địa hình, khí hậu:
2. Đặc điểm tự nhiên
(Thông tin phản hồi phiếu học
tập)
Liên hệ Việt Nam: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn
diện tích, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa
khá sâu sắc giữa các mùa nên ở VN cũng như 1 số
nước trong khu vực ĐNA thường có tết té nước – một
nét văn hóa đẹp và phản ánh được điều kiện tự nhiên
của khu vực.
- Phần Sông ngòi, cảnh quan:
+ Xác định các con sông lớn trên bản đồ
+ Sông Mê Kông (Chảy qua mấy nước? bắt nguồn
từ đầu? chảy theo hướng nào? đổ vào biển nào?)
+ Tích hợp nội dung giáo dục môi trường:
Sông Mêkông là một trong những con sông lớn
trên thế giới, chảy qua lãnh thổ của 6 nước trong đó có
5 nước thuộc khu vực ĐNA, có khoảng 70 triệu dân
sống nhờ vào việc khai thác lợi ích từ con sông này.
Hiện nay vấn đề sử dụng hợp lí và hiệu quả, đồng thời
khai thác tối đa lợi ích từ sông Mêkông đang được rất
nhiều nước quan tâm bởi các quốc gia ở thượng lưu đã,
đang và sẽ xây dựng các nhà máy thủy điện phục vụ
cho như cầu năng lượng trong nước và xuất khẩu. Điều

này đã làm thay đổi dòng chảy và chế độ nước sông,
giảm lượng phù sa dưới hạ nguồn, ảnh hưởng đến kế
sinh nhai, gây thiệt hại cho ngư nghiệp , ảnh hưởng đến
an ninh lương thực của nhiều nước, ngoài ra còn làm
suy giảm các hệ sinh thái, môi trường, biến đổi khí
hậu Các quốc gia có liên quan cần phải có sự hợp tác
đồng thuận và ứng xử đúng đắn để cân đối lợi ích riêng
của từng nước và lợi ích chung của cả khu vực, đảm
bảo sự phát triền bền vững cho các con sông.
Hoạt động 3: Đánh giá thuận lợi khó khăn của vị trí
địa lí và điều kiện tự nhiên
- Hoạt động : cặp đôi theo kĩ thuật 333
- Thời gian : 1p
- Yêu cầu: Trong 1 phút kể ít nhất 3 thuận lợi, 3
khó khăn về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu
vực ĐNA
GV gọi 1 số cặp đôi trình bày, GV nhận xét, bổ sung,
chuẩn kiến thức
+ Thuận lợi: gần biển thuận lợi cho giao lưu phát triển
KTXH, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiều đồng
bằng phù sa màu mỡ, nhiều sông lớn, khoáng sản
phong phú và đa dạng
+ Khó khăn: gần biển nên có nhiều bão, đồi núi chiếm
phần lớn diện tích, núi lửa, động đất,
Tổng kết:
ĐNA gồm 2 bộ phận: bán đảo Trung Ấn và quần đảo
Mã Lai, có vị trí cầu nối giữa 2 lục địa và 2 đại dương,
địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên phong phú đa
dạng Với vị trí địa chính trị quan trọng và nguồn tài

nguyên thiên nhiên dồi dào nên trong lịch sử nơi đây đã
trở thành khu vực bị các nước lớn tranh giành ảnh
hưởng Vị trí và điều kiện tự nhiên đó đem lại nhiều
thuận lợi nhưng cũng gây ra rất nhiều khó khăn. Đông
Nam Á đã sử dụng những điều kiện đó để phát triển
kinh tế xã hội như thế nào, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu
ở các bài học tiếp theo: bài 15 đặc điểm dân cư, xã hội
Đông Nam Á.
(Có thể tích hợp nội dung lịch sử: Kể tên các quốc
gia ĐNA đã từng là thuộc địa của các nước đế quốc
trong lịch sử phát triển?).
8. Củng cố
- Học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
GV cho các đặc điểm, yêu cầu trong 1p HS dán các đặc điểm, nội dung vào
phần kiến thức tương ứng
- Trò chơi ô chữ
9. Hướng dẫn học bài về nhà .
- Hoàn thành sơ đồ tư duy
- Trả lời các câu hỏi cuối SGK
- Đọc trước bài 15
PHỤ LỤC:
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP:
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Đặc điểm Bán đảo Trung Ấn Quần đảo Mã Lai
Địa hình
- Chủ yếu núi, cao nguyên. Núi hướng B-N,
TB - ĐN. Các cao nguyên thấp.
- Bị cắt xẻ mạnh bởi các thung lũng sông
- Đồng bằng phù sa sông tương đối rộng
- Chủ yếu núi, núi lửa. Hướng

Đ-T, ĐB-TN
- Đồng bằng rất nhỏ hẹp ven
biển.
Khí hậu
- Nhiệt đới gió mùa:
+ Mùa hạ: Nóng ẩm mưa nhiều
+ Mùa đông: lạnh, khô, ít mưa
- Chủ yếu XĐ và nhiệt đới gió
mùa : Nhiệt độ và lượng mưa
phân bố đều quanh năm.
Sông ngòi
- Nhiều sông lớn, bắt nguồn từ núi phía Bắc,
hướng chảy Bắc – Nam.
- Chế độ nước theo mùa
- Sông ngắn, dốc, chế độ nước
điều hòa
Cảnh quan
- Rừng nhiệt đới ẩm.
- Rừng thưa, rụng lá vào mùa khô, xa van
- Rừng rậm thường xanh quanh
năm
Khoáng sản - Phong phú, đa dạng: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng, thiếc, niken
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1, 2
Dựa vào bản đồ trang 16 - tập bản đồ địa lí 8 và nội dung SGK trang 47,
48 nêu đặc điểm địa hình, khoáng sản khu vực Đông Nam Á.
Đặc điểm Bán đảo Trung Ấn Quần đảo Mã Lai
Địa hình
- Núi (tên, hướng núi):
- Cao nguyên (kể tên):
- Đồng bằng (đặc điểm, phân bố):

- Núi (tên, hướng núi):
- Đồng bằng (đặc điểm, phân bố):
Khoáng sản - Đặc điểm:
- Kể tên:
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 3, 4
Dựa vào hình 2.1 Lược đồ các đới khí hậu Châu Á(SGK trang 7) và
hình 14.2 Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa (SGK trang 48), hãy xác định kiểu
và đặc điểm khí hậu khu vực Đông Nam Á.
Đặc điểm Bán đảo Trung Ấn Quần đảo Mã Lai
Khí hậu
- Kiểu khí hậu:
- Đặc điểm khí hậu:
- Khó khăn:
- Đới khí hậu:
- Đặc điểm khí hậu:
- Khó khăn:
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 5, 6:
Dựa vào nội dung SGK trang 50 và hình 14.1 SGK trang 48 nêu đặc
điểm sông ngòi và cảnh quan khu vực Đông Nam Á.
Đặc điểm Bán đảo Trung Ấn Quần đảo Mã Lai
Sông ngòi
- Các con sông lớn:
- Hướng:
- Chế độ nước:
- Giá trị:
- Đặc điểm:
- Chế độ nước:
- Giá trị:
Cảnh quan
- Tên các cảnh quan: - Tên các cảnh quan:

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

×