Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Công Thương Đồng Nai: luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

NGUYỄN THÀNH BỰ

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ĐỒNG NAI – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

NGUYỄN THÀNH BỰ

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG

ĐỒNG NAI – NĂM 2017



LỜI CẢM ƠN
Với những lời đầu tiên, tác giả xin dành sự cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
Thầy PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong quá trình
hoànthành luậnvăn.
Tác giả cũng xin cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Lạc Hồng đã tận tình
truyền dạy kiến thức trong quá trình tác giả học tập tại trường, những kiến thức đó là
hành trang giúp em rất nhiều trong việc học tập và nghiên cứu sau này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công
chức Sở Công Thương Đồng Nai, những người thân trong gia đình và bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt trong quá trình làm luận văn.
Trân trọng.
Đồng Nai, ngày 09

tháng 10 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thành Bự


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá
nhân, là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu khoa học độc lập. Trong toàn bộ
nội dung của luận văn, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được
tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng
và được trích dẫn hợppháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật theo quy định cho lời
cam đoan của mình.
Trân trọng.

Đồng Nai, ngày 09

tháng 10 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thành Bự


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của đề tài của tác giả là hệ thống KSNB tại Sở
Công Thương tỉnh Đồng Nai với mục đích nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp
phần hoàn thiện hơn hệ thống KSNB tại đơn vị. Trong quá trình nghiên cứu và khảo
sát tác giả lần lượt đưa ra các vấn đề và cách thức giải quyết nhằm mang lại những mục
tiêu cụ thể của đề tài như sau:
1. Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ.
2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai .
• Thực trạng KSNB.
• Ưu điểm và hạn chế của thực trạng KSNB.
• Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.
3. Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Sở Công Thương tỉnh
Đồng Nai. Việc hoàn thiện dựa trên các quan điểm: kế thừa, tiếp cận hệ thống, hiện
đại, tình hình thực tế và phù hợp với KSNB của tổ chức INTOSAI tại Sở Công Thương
tỉnh Đồng Nai.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan

Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, hình và sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do thực hiện đề tài: ......................................................................................................1
2.Các nghiên cứu có liên quan : ...........................................................................................2
3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: .......................................................................................4
4.Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu:...................................................................................4
5.Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................................4
6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................................. 4
7. Bố cục của đề tài ..............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KSNB TRONG KHU VỰC CÔNG .. 6
1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hệ thống KSNB ..............................................6
1.1.1.Giai đoạn sơ khai ..................................................................................................6
1.1.2.Giai đoạn hình thành.............................................................................................6
1.1.3.Giai đoạn phát triển ..............................................................................................7
1.1.4.Giai đoạn hiện đại .................................................................................................8
1.2.Định nghĩa và mục tiêu của hệ thống KSNB ...............................................................10
1.2.1.Theo INTOSAI 1992 ..........................................................................................10
1.2.2. Theo INTOSAI 2004 .........................................................................................11
1.2.3.Theo INTOSAI 2013 ..........................................................................................12
1.3.So sánh INTOSAI 1992, 2004, 2013 ...........................................................................13
1.3.1. Điểm giống nhau ..............................................................................................13
1.3.2 Sự khác nhau ......................................................................................................13


1.4.Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB trong khu vực công ......................................13
1.4.1.Môi trường kiểm soát ........................................................................................13
1.4.1.1.Tính chính trực và các giá trị đạo đức ......................................................13

1.4.1.2.Tư duy quản lý và phong cách điều hành của cấp lãnh đạo .....................14
1.4.1.3.Năng lực đội ngũ nhân viên trong tổ chức ................................................14
1.4.1.4.Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu14
1.4.1.5.Chính sách nhân sự ...................................................................................15
1.4.2.Đánh giá rủi ro ....................................................................................................15
1.4.2.1.Nhận dạng rủi ro .......................................................................................16
1.4.2.2.Đánh giá rủi ro ..........................................................................................16
1.4.2.3.Đối phó rủi ro ............................................................................................16
1.4.3.Hoạt động kiểm soát ..........................................................................................17
1.4.3.1.Xét theo mục đích của hoạt động kiểm soát .............................................17
1.4.3.2.Xét theo chức năng của hoạt động kiểm soát ...........................................17
1.4.4.Thông tin và truyền thông ..................................................................................19
1.4.5.Giám sát .............................................................................................................20
1.5.Lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB .......................................................................20
1.5.1.Lợi ích ................................................................................................................20
1.5.2.Hạn chế ..............................................................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI SỞ
CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐỒNG NAI ............................................................................24
2.1. Giới thiệu tổng quan về Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai ..........................................24
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai ....24
2.1.1.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................24
2.1.1.2. Quá trình phát triển .................................................................................25
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai .................26
2.1.2.1. Chức năng ................................................................................................26
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ..........................................................................27


2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai ..............................27
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy...............................................................................27

2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ..............................28
2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai ....................37
2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển tại Sở Công Thương tỉnh Đồng
Nai ......................................................................................................................................42
2.2. Thực trạng hệ thống KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai ...............................44
2.2.1. Giới thiệu về quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu..........................................44
2.2.1.1. Mục đích khảo sát và thu thập dữ liệu .....................................................44
2.2.1.2. Đối tượng khảo sát và thu thập dữ liệu ...................................................45
2.2.1.3. Phương pháp khảo sát và thu thập dữ liệu ...............................................45
2.2.2. Thực trạng về hệ thống KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai ................46
2.2.2.1. Thực trạng về môi trường KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai ...47
2.2.2.2. Thực trạng về đánh giá rủi ro KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng
Nai ......................................................................................................................................54
2.2.2.3. Thực trạng về hoạt động kiểm soát tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai 55
2.2.2.4. Thực trạng về thông tin và truyền thông KSNB tại Sở Công Thương
tỉnh Đồng Nai .....................................................................................................................57
2.2.2.5. Thực trạng về giám sát KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai .......59
2.2.3. Kết quả đạt được và những hạn chế trong hệ thống KSNB tại Sở Công
Thương tỉnh Đồng Nai .......................................................................................................60
2.2.3.1. Môi trường kiểm soát ...............................................................................60
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro .........................................................................................62
2.2.3.3. Hoạt động kiểm soát ................................................................................63
2.3.2.4. Thông tin truyền thông.............................................................................63
2.3.2.5. Giám sát ...................................................................................................64
2.3.3. Nguyên nhân chung của những tồn tại hạn chế: .............................................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................66


CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI SỞ CÔNG
THƯƠNG TỈNH ĐỒNG NAI .........................................................................................67

3.1. Quan điểm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai ............ 67
3.2. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai ...............................68
3.2.1. Hoàn thiện về môi trường KSNB tại Sở Công Thương tỉnh

Đồng

Nai ..................................................................................................................................... 68
3.2.2. Hoàn thiện về đánh giá rủi ro KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai.....71
3.2.3. Hoàn thiện về hoạt động kiểm soát KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng
Nai ......................................................................................................................................74
3.2.4. Hoàn thiện về thông tin và truyền thông KSNB tại Sở Công Thương tỉnh
Đồng Nai ...........................................................................................................................76
3.2.5. Hoàn thiện về hoạt động giám sát KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng
Nai ......................................................................................................................................77
3.2.6. Những kiến nghị để hoàn thiện KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai .78
3.2.6.1. Sở Công Thương Đồng Nai .....................................................................78
3.2.6.2. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ..............................................................78
3.2.6.3. Bộ Công Thương......................................................................................79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................80
KẾT LUẬN ......................................................................................................................81
Danh mục tài liệu tham khảo
Phục lục 1: Danh sách đối tượng đượ khảo sát
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát
Phục lục 3: Kết quả khảo sát
Phụ lục 4: Quyết định ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các
phòng thuộc Sở Công Thương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AAA

: Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ

AICPA

: Hiệp hội kế toán viên chông chứng Hoa Kỳ

CAP

: Ủy ban thủ tục kiểm toán

CBCC

: Cán bộ công chức

COSO

: Committee of Sponsoring Organization

FEI

: Hiệp hội quản trị viên tài chính

FTA

: Hiệp định thương mại dự do

GDP


: Tổng sản phẩm trong nước

GLOBALL GAP

: Thực hành sản phẩm nông nghiệp tốt toàn cầu

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

HCSN

: Hành chính sự nghiệp

HĐND

: Hội đồng nhân dân

IMA

: Hiệp hội kế toán viên quản trị

INTOSAI

: International Organization of Supreme Audit Institutions

KSNB

: Kiểm soát nội bộ


SAP

: Báo cáo về thủ tục kiểm toán 29

SAS

: Chuẩn mực kiểm toán

SEC

: Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ

TPP

: Hiệp định đôi tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

UBND

: Ủy ban nhân dân

VIETGAP

: Thực hành sản phẩm nông nghiệp tốt ở Việt Nam


1. DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất công nghiệp năm 2016 ..................................................... 38
Bảng 2.2: Kết quả doanh thu bán lẻ năm 2016 ............................................................ 39
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động xuất khẩu năm 2016 ...................................................... 40
Bảng 2.4: Số lượng, đối tượng được khảo sát tại Sở Công Thương Đồng Nai ........... 46

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về môi trường kiểm soát chung của “sự liêm
chính và gái trị đạo đức” .............................................................................................. 47
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về môi trường kiểm soát chung của “năng
lực nhân viên” .............................................................................................................. 49
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về môi trường kiểm soát chung của “triết lý
quản lý và phong cách lãnh đạo” ................................................................................. 50
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về môi trường kiểm soát chung của “cơ cấu
tổ chức” ........................................................................................................................ 52
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về môi trường kiểm soát chung của “chính
sách nhân sự” ................................................................................................................ 53
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về “đánh giá rủi ro” ................................. 54
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về “hoạt động kiểm soát” ........................ 55
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về “thông tin truyền thông” .................... 58
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về “giám sát” ........................................... 59
2. DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hình ảnh tòa nhà Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ...................................... 24
3. DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Công Thương Đồng Nai .................................... 28


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài:
Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát
hiện và xử lý các sai sót, gian lận trong quá trình hoạt động của các tổ chức; Hệ thống
kiểm soát nội bộ là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội
quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó
hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý.
Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đã và đang là một công cụ hỗ trợ tích cực

trong việc giảm thiểu và kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động của
đơn vị, hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thoát tài sản.
Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về công nghiê ̣p và thương ma ̣i (go ̣i tắ t là Công Thương) trên địa bàn tỉnh,
bao gồm: Cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; hóa chất; vật
liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây
dựng); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; an
toàn thực phẩm; lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý
thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại, hội nhập kinh
tế quốc tế; quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng; khuyến công, quản lý cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; quản lý
và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của sở theo quy định của pháp luật; thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật
trong phạm vi ngành Công Thương và tổ chức thực hiện công tác pháp chế quy định tại
Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày
14/5/2013 của Chính phủ.
Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Công Thương tương đối đồng bộ,
tuy nhiên để hệ thống kiểm soát đạt hiệu quả cao thì các bộ phận tham gia vào hệ thống
phải giám sát được hoạt động của nhau để nhằm phòng ngừa rủi ro, phát hiện sai sót
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.


2

Qua quá trình công tác, bản thân nhận thấy Sở Công Thương Đồng Nai nhận thức
được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ, nhưng việc triển khai để đưa hệ
thống vận hành chưa phát huy hết tác dụng các thành phần của hệ thống. Với những
kiến thức được các thầy cô trang bị trong thời gian học cao học tại Trường Đại học Lạc
Hồng, với mong muốn tìm hiểu thực trạng và có ý kiến hoàn thiện công tác kiểm soát

nội bộ của một đơn vị hành chính, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát
nội bộ tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai” là thiết thực. Việc nghiên cứu này đưa ra
những giải pháp và các kiến nghị phù hợp góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại,
hạn chế, giảm thiểu những rủi ro, sai sót có thể xảy ra nhằm hoàn thiện công tác kiểm
soát nội bộ tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai được tốt hơn.
2. Các nghiên cứu có liên quan :
Trong thời gian gần đây đã có khá nhiều luận văn nghiên cứu về hệ thống KSNB
tại khu vực công. Tuy nhiên, các luận văn nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các đơn vị
HCSN còn khá ít. Nhìn chung tác giả của chúng ta đã vận dụng lý luận khoa học từ lý
thiết vào thực tiễn nhằm phân tích, nêu ra những quan điểm mạnh và những vấn đề còn
thiết soát trong KSNB, từ đó đề ra một số giải pháp khắc phục nhằm đạt được hiệu quả
cao hơn trong KSNB tại đơn vị cụ thể như:
Luận văn thạc sĩ kế toán, tác giả Diệp Quang Huy (2013), Trường Đại học Qui
Nhơn, “Các giải pháp năng cao kiểm soát nội bộ các khoản thu qua kho bạc nhà nước
Bình Định”. Luận văn này đã sử dụng lý thuyết Intosai 1992 làm nền tảng và dùng
phương pháp thống kê mô tả để xử lý các bảng khảo sát thực trạng về kiểm soát nội bộ
các khoản thu ngân sách nhà nước tỉnh Bình Định. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao
KSNB các khoản thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bình Định.
Luận văn thạc sĩ kế toán, tác giả Mai Thị Kiều Oanh (2014), Trường Đại học Lạc
Hồng, “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thành phố
Biên Hòa”. Luận văn này đã sử dụng lý thuyết INTOSAI 1992 làm nền tảng và dùng
phương pháp thống kê mô tả để xử lý các bảng khảo sát thực trạng về kiểm soát nội bộ
tại cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thành phố Biên Hòa tại cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thành
phố Biên Hòa. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao KSNB tại cơ quan Bảo hiểm Xã


3

hội Thành phố Biên Hòa. Mục tiêu của luận văn đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại
cơ quan ảo hiểm xã hội Thành phố Biên Hòa, mà đặc biệt là tìm ra nguyên nhân của

những hạn chế còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình thu và chi bảo
hiểm xã hội. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện và những kiến nghị.
Luận văn thạc sĩ kế toán, tác giả Đậu Thị Thu Hằng (2015), Trường Đại học Lạc
Hồng “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tạiTrường Cao đẳng giao thông vận tải
III”. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ và kiểm soát khu vực
công, dùng phương pháp so sánh và tổng hợp, nhằm khảo sát đánh giá thực trạng hệ
thống KSNB tại Trường, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB tại Nhà trường đưa ra các quy trình, biểu mẫu mới, hoàn thiện quy trình, biểu
mẫu còn thiếu sót và bất cập; Tuy nhiên, tác giả cần chú trọng thêm đến nội dung khảo
sát liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ mà Nhà trường cần phải quan tâm hơn;
Luận văn thạc sĩ kế toán, tác giả Vũ Thị Hồng Thắm (2016), Trường Đại học Lạc
Hồng, “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tạiTrường Cao đẳng Thống Kê II”. Luận
văn nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết kiểm soát nội bộ, thông qua việc đánh giá thực
trạng năm bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ : môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin –truyền thông, giám sát tại đơn vị. Từ đó, đưa
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị, giúp đơn vị
quản lý tốt các nguồn lực, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị; Tuy
nhiên quy mô khảo sát chưa rộng, chưa có các quy trình mô tả chi tiết hoạt động của
đơn vị.
Luận văn thạc sĩ kế toán, tác giả Đỗ Đức Thắng (2014), Trường Đại học Lạc
Hồng “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Đồng Nai”. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ và kiểm soát
khu vực công, dùng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp suy diễn, nhằm khảo sát
đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Sở Tài nguyên và Môi trường, từ đó đưa ra
những giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Tài nguyên và Môi
trường.
Luận văn thạc sĩ kế toán, tác giả Đặng Đình Hải (2015), Trường Đại học Lạc


4


Hồng “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình thanh tra tại Sở Tài
chính tỉnh Đồng Nai”. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ và kiểm
soát khu vực công, dùng phương pháp so sánh và tổng hợp, thống kê mô tả nhằm khảo
sát đánh giá thực trạng hệ thống KSNB đối với quy trình thanh tra tại Sở Tài chính tỉnh
Đồng Nai, từ đó đề ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB đối với quy trình
thanh tra tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Công Thương Đồng Nai.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộtại Sở Công Thương tỉnh Đồng
Nai.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội tại Sở Công Thương
tỉnh Đồng Nai.
4.Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động kiểm soát nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai.
+ Về mặt thời gian: Năm 2016
5.Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp định tính nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề
tài cụ thể như sau:
- Luận văn sử dụng phương pháp thu thập, phân loại, phân tích và tổng hợp các
tài liệu về kiểm soát nội nộ trong khu vực công, trên cơ sở đó để hệ thống hóa những
vấn đề cơ bản về KSNB tại đơn vị.
- Luận văn thực hiện phương pháp khảo sát, thống kê để đánh giá được thực trạng
về công tác KSNB tại Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai.
- Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận để đưa ra những
giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Sở Công Thươngtỉnh Đồng Nai.
6. Đóng góp mới của đề tài



5

Kế thừa các nghiên cứu của các tác giả trước có liên quan đến đề tài, vận dụng lý
luận về kiểm soát nội bộ và thực trạng kiểm soát nội bộ tại Sở Công Thương
tỉnhĐồng Nai, luận văn sẽ trình bày được các nội dung cơ bản như sau:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Công Thương
tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Sở Công Thương.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Công Thương
gắn liền với các quy trình hoạt động của Sở và các kiến nghị để triển khai vận dụng
thành công một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu hơn.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày kết cấu 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công.
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Công Thương tỉnh Đồng
Nai.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Công
Thương tỉnh Đồng Nai.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KSNB TRONG KHU VỰC CÔNG
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hệ thống KSNB
1.1.1.Giai đoạn sơ khai
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà kiểm toán viên đã dần quan tâm đến
kiểm soát nội bộ khi họ nhận thức được rằng không cần thiết phải kiểm tra tất cả các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ cần họ chọn mẫu để kiểm tra dựa vào hệ thống kiểm
soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, vào thời điểm này, khái niệm kiểm

soát nội bộ chỉ được nhắc đến như là một công cụ bảo vệ tiền khỏi sự biển thủ của
nhân viên.
Năm 1936, trong một công bốcủa Hiệp hội Kếtoán viên công chứngHoa Kỳ
(AICPA-American Institute of Certified Accountants), khái niệm này đã được mở
rộng: Kiểm soát nội bộ là “… các biện pháp và cách thức được chấp nhậnvà được thực
hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính
xác trong ghi chép sổ sách”
1.1.2.Giai đoạn hình thành
Năm 1949, Hiệp hội kếtoán viên công chứng Hoa Kỳ(AICPA) công bốcông trình
nghiên cứu với nhan đề “Kiểm soát nội bộ, các nhân tốcấu thành và tầmquan trọng đối
với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”. Trong báo cáo này,
AICPA đã định nghĩa kiểm soát nội bộ là “…cơ cấu tổchức vàcác biện pháp, cách thực
hiện liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm
tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả,
khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”.
Năm 1958, Ủy ban thủtục kiểm toán(CAP–Committee on AuditingProcedure)
trực thuộc AICPA ban hành Báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP-Stantement on
Auditing Procedure) về phạm vi xem xét kiểm soát nội bộ của kiểmtoán viên độc lập,
trong đó lần đầu tiên phân biệt kiểm soát nội bộvềquản lý vàkiểm soát nội bộ về kế
toán;
Năm 1962, CAP tiếp tục ban hành Báo cáo vềthủtục kiểm toán 33 (SAP)nhằm
làm rõ khái niệm về kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý;


7

Năm 1972, CAP tiếp tục ban hành Báo cáo vềthủtục kiểm toán 54(SAP54) “Tìm
hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ”, trong đó đưa ra tuyên bố thủ tục kiểm soát kế toán
đúng đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm kê.
Năm 1973, AICPA ban hành chuẩn mực kiểm toán 1 (SAS-Statement onAuditing

Standard) duyệt xét lại SAP 54 và đưa ra các định nghĩa về kiểm soát quản lý nghiệp
kiểm toán đối với các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ.
1.1.3.Giai đoạn phát triển
Đặt biệt vào năm 1977, khái niệm kiểm soát xuất hiện trong mộtvăn bản Luật –
Luật về phòng chống nước ngoài. Trong đó nhấn mạnh vai trò của kiểm soát nội bộ
nhằm ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp. Luật này ra đời xuất phát từ
việc ngày càng có nhiều vụ gian lận gây tổn thất cho nền kinh tế, đáng kể là vụ tai tiếng
chính chị Watergate. Theo đó, Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đưa ra bắt buộc đòi
hỏi các công ty phải báo cáo về kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán ở đơn vị
mình cho công chúng. Yêu cầu này gây ra làn sóng phản đối đòi hỏi phải có các tiêu
chuẩn đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Vì thế, Ủy ban COSO thuộc Hội
đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận trên báo cáo tài chính được thành lập năm
1985 dưới sự bảo trợ của năm tổ chức nghề nghiệp:
- Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA);
- Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA-American Accounting Association);
- Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI-Financial Executies Institute)
- Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA-Instiute of Management Accountants).
Năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo. Báo cáo COSO năm 1992 là tàiliệu
đầu tiên trên thế giới đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy
đủ và có hệ thống. COSO đã định nghĩa đầy đủ về Kiểm soát nội bộ và dùng từ Kiểm
soát nội bộ thay vì kiểm soát nội bộ kế toán. Báo cáo COSO năm1992 đưa ra 5 bộ phận
của kiểm soát nội bộ bao gồm:
- Môi trường kiểm soát;
- Đánh giá rủi ro;
- Hoạt động kiểm soát;


8

- Thông tin và truyền thông;

- Giám sát;
1.1.4.Giai đoạn hiện đại
Sau báo cáo COSO 1992, hàng loạt các nghiên cứu phát triển về kiểm soát nội bộ
trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời:


Phát triển theo hướng công nghệ thông tin

Năm 1996, Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin ban hành bản
tiêu chuẩn “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên
quan”(CoBIT–Control Objectives for Information and Related Technology) nhấn mạnh
đến việc kiểm soát trong môi trường tin học.


Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể

Năm 1998, Báo cáo Basel của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa ra
công bố về khuôn khổ kiểm soát nội bộ trong ngân hàng (Framework for Internal
Control System in Banking Organisations).


Phát triển về phía quản trị

Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp
(ERM –Enterprise Risk Management Framework) trên cơ sở Báo cáo COSO 1992.
Năm 2004, ERM chính thức được ban hành bổ sung thêm 3 yếu tố của Kiểm soát
nội bộ, theo đó, ERM được định nghĩa gồm 8 yếu tố:
- Môi trường nội bộ;
- Thiết lập mục tiêu;
- Nhận diện sự kiện;

- Đánh giá rủi ro;
- Đối phó rủi ro;
- Hoạt động kiểm soát;
- Thông tin truyền thông;
- Giám sát.


Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ


9

Năm 2006, COSO nghiên cứu và ban hành hướng dẫn “Kiểm soát nội bộ đốivới
báo cáo tài chính – Hướng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ” (gọi tắtlà
COSO Guidance 2006). Hướng dẫn này vẫn dựa trên nền tảng của báo cáo COSO năm
1992 và giải thích về cách thức áp dụng kiểm soát nội bộ trong các công ty đại chúng
quy mô nhỏ.


Phát triển về giám sát hệ thống Kiểm soát nội bộ

Năm 2008, COSO cũng đã đưa ra Dự thảo Hướng dẫn về giám sát hệ thống kiểm
soát nội bộ (Exposure Draft, COSO 2008) dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 nhằm giúp
các tổ chức giám sát chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hướng dẫn này (COSO
Guidance 2008) gồm 3 phần:
- Hướng dẫn;
- Ứng dụng;
- Thí dụ.
Năm 2009, phần 1 –Hướng dẫn đã chính thức được ban hành.
Ở khu vực công, Kiểm soát nội bộ cũng rất được quan tâm với một số các nghiên

cứu như:Hướng dẫn vềKiểm soát nội bộ của Tổ chức Quốc tế các cơ quankiểm toán tối
cao (International Organization of Supreme Audit Institutions – INTOSAI) ban hành
năm 1992, Chuẩn mực vềKiểm soát nội bộtrong chính quyềnliên bang của Cơ quan
Kiểm toán Nhà nước Hoa Kỳ(Government AccountabilityOffice –GAO) được ban
hành năm 1999 nhằm đưa ra các quan điểm và hướng dẫn về Kiểm soát nội bộ trong
các đơn vị thuộc khu vực công.
Năm 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực Kiểm soát nội bộ củaINTOSAI đã
hình thành tài liệu cập nhật đến việc nâng cấp các chuẩn mực Kiểm soát nội bộ đã hỗ
trợ cho việc thực hiện và đánh giá Kiểm soát nội bộ.
Năm 2013, mặc dù chưa có văn bản hướng dẫn của INTOSAI nhưng trong
INTOSAI 2013 vẫn dựa trên nền tảng của INTOSAI 1992 và vận dụng 17 nguyên tắc
công bố trong báo cáo COSO 2013.
Trong năm 2016, trong Đại hội XXII INTOSAI, tiêu chuẩn mới đã được thông
qua và Quốc hội đã thông qua đổi mới quan trọng trong việc thiết lập tiêu chuẩn


10

INTOSAI, đây là một dự án nhằm hoàn thiện khuôn khổ ISSAI. Khung tuyên bố
chuyên

nghiệp

của

INTOSAI

(IFPP)

“INTOSAI


Framework

of

ProfessiolalPronouncements (IFPP)”. Cấu trúc gồm 3 phần sau:
Nguyên tắc INTOSAI (INTOSAI –P);
Tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức kiểm toán tối cao (ISSAIS); và
Hướng dẫn INTOSAI (GUID).
Các dự án sửa đổi sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019, và được dự kiến vào
Đại hội XXIII INCOSAI phê duyệt khung mới.
Trong phạm vi đề tài, người viết nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường
Đại học Thủ Dầu Một dựa trên Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của Tổ chức Quốc tế
các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI). Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của
INTOSAI là tài liệu tích hợp các lý luận chung về Kiểm soát nội bộ của Báo cáo
COSO. Nó ban hành đầu tiên vào năm 1992 (INTOSAI 1992) và cập nhật năm 2001,
công bố năm 2004 (INTOSAI 2004).
1.2. Định nghĩa và mục tiêu của hệ thống KSNB
1.2.1.Theo INTOSAI 1992
Theo tài liệu hướng dẫn của INTOSAI (1992) khái niệm kiểm soát nội bộ được
định nghĩa như sau: “Kiểm soát nội bộ là cơ cấu của tổchức, bao gồm nhậnthức,
phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý
để đạt được các mục tiêu của tổ chức”.
Trong đó, mục tiêu của tổ chức bao gồm:
- Thúc đẩy các hoạt động của đơn vị diễn ra có trình tự, đạt được tính hữu hiệu và
hiệu quả nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhiệm vụcủa đơn vị;
- Bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên tránh thất thoát, lãng phí, tham ô và sử
dụng sai mục đích;
- Tôn trọng pháp luật có liên quan;
- Thiết lập và báo cáo các thông tin quản lý và thông tin tài chính đáng tincậy và

đảm bảo tính kịp thời.


11

1.2.2.Theo INTOSAI 2004
Định nghĩa về kiểm soát nội bộ theo INTOSAI (2004) như sau: “Kiểm soát nội
bộ là một quá trình bị chi phối bởi nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị, nó được
thiết lập để đối phó với các rũi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được
các mục tiêu chung của tổ chức”. Theo đó, có 5 đặc điểm quan trọng cần làm rõ đó là:
- Kiểm soát nội bộ là một quá trình. Kiểm soát nội bộ không phải là từng hoạt
động riêng rẽ mà là một chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong
đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Quá trình này là phương
tiện giúp đơn vị đạt được mục tiêu của mình.
- Kiểm soát nội bộ chịu sự chi phối của con người. Kiểm soát nội bộ được thiết kế
và vận hành bởi con người. Vì vậy, muốn hệ thống kiểm soát nội bộ thực sự hữu hiệu
và hiệu quả, tạo thành sức mạnh tổng hợp thì từng thành viên trong tổ chức phải hiểu
được trách nhiệm, quyền hạn của mình và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu
chung của tổ chức.
- Kiểm soát nội bộ được thiết lập để đối phó với rủi ro. Hoạt động của tổ chức
phải luôn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Kiểm soát nội bộ có thể giúp tổ chức nhận
diện, chủ động phòng ngừa và đối phó với những rủi ro này, qua đó tối đa hóa khả
năng đạt được mục tiêu.
- Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý. Trong tổ chức luôn có
những rủi ro tiềm tàng và trong bản thân hệ thống kiểm soát nội bộ cũng tồn tại những
hạn chế tiềm tàng. Đó là sự phức tạp trong hoạt động của đơn vị, sự thông đồng của
các cá nhân hay lạm quyền của nhà quản lý... Do đó, kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung
cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị chứ không thể đảm
bảo tuyệt đối.
Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ. Hoạt động của tổ chức luôn hướng về mục

tiêu đề ra. Ở khu vực công, mục tiêu thường liên quan đến các dịch vụ công cộng và lợi
ích cộng đồng, bao gồm:
+ Mục tiêu hoạt động: Nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động
của đơn vị.


12

+ Mục tiêu về báo cáo: Báo cáo cung cấp các thông tin tài chính và phi tài chính
kịp thời, phù hợp cho các đối tượng sử dụng.
+ Mục tiêu tuân thủ: Tuân thủ công ước quốc tế, pháp luật của quốc gia và các
quy định có liên quan.
+ Mục tiêu về quản lý nguồn lực: Mục tiêu này là phần chi tiết hóa mục tiêu về
hoạt động của đơn vị, nhưng do đặc thù của khu vực công nên INTOSAI muốn nhấn
mạnh thêm tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, tránh lạm dụng,
lãng phí nguồn lực của quốc gia.
1.2.3.Theo INTOSAI 2013
Theo hướng dẫn của INTOSAI (2013): “Kiểm soát nội bộ giống như hướng dẫn
của INTOSAI (2004), tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản Kiểm toán đã được phê duyệt và
đã tạo thành “cấp 3” của khung hiện hành”.
Về mục tiêu của báo cáo INTOSAI có thay đổi theo hướng dẫn về quản trị rủi ro,
kiểm soát nội bộ và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt
động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức.
• Một số vấn đề được bổ sung trong INTOSAI năm 2013:
- Các nguyên tắc: nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm;
nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn; KSNB theo quy định của khuôn mẫu, nguyên tắc
kết nối.
- Hướng dẫn cụ thể KSNB trong môi trường tin học.
- Các phương pháp KSNB: Sự phân chia nhiệm vụ, lưu dữ liệu, giám sát hoặc
theo dõi, xử lý thông tin, xét duyệt giao dịch, soát xét của ban lãnh đạo, an ninh điện

tử, bảo vệ vật chất.
- Mục tiêu báo cáo có thay đổi theo hướng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và biện
pháp để giảm thiểu gian lận. Từ đó, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng
cường sự giám sát của tổ chức.


13

1.3. So sánh INTOSAI 1992, 2004, 2013
1.3.1. Điểm giống nhau:
- Xác định kiểm soát nội bộ là một quá trình không thể thiếu của tổ chức nhằm
đạt được các mục tiêu về: tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị;
Tôn trọng pháp luật và các quy định có liên quan; Thiết lập và báo cáo các thông tin
quản lý và thông tin tài chính đáng tin cậy và đảm bảo tính kịp thời; Bảo vệ nguồn lực
không thất thoát, hư hỏng, sử dụng sai mục đích.
- Xác định kiểm soát nội bộ gồm 5 yếu tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
1.3.2 Sự khác nhau:
• INTOSAI 1992: Chưa có yếu tố đạo đức khi thực hiện các hoạt động tại đơn vị.
• INTOSAI 2004: Làm rõ 5 đặc điểm quan trọng trong KSNB.
• INTOSAI 2013: Vận dụng 17 nguyên tắc.
1.4.Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB trong khu vực công
Dựa trên sự hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI đưa ra 5 yếu tố của hệ
thống kiểm soát nội bộ.
1.4.1.Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối ý thức
kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của
kiểm soát nội bộ.
Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát bao gồm:
+ Sự trung thực và các giá trị đạo đức;

+ Tư duy quản lý và phong cách điều hành của các cấp lãnh đạo;
+ Năng lực của đội ngũ nhân viên trong tổ chức;
+ Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó;
+ Chính sách nguồn nhân lực.
1.4.1.1.Tính chính trực và các giá trị đạo đức
- Tính chính trực và các giá trị đạo đức là nhân tố quan trọng của môi trường
kiểm soát, tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác của kiểm


14

soát nội bộ. Nó chính là văn hóa của tổ chức, là những quy tắc ứng xử, những hành vi
gian lận, thiếu đạo đức... ảnh hưởng xấu đến tổ chức. Để đạt được điều này, cấp quản
lý trước tiên phải làm gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các điều lệ, các quy định về
cách ứng xử của CBCC và cần phổ biến những quy định này đến mọi thành viên bằng
các thể thức thích hợp.
- Ngoài ra, các đơn vị thuộc khu vực công còn phải cho công chúng thấy được
tinh thần nhân văn và giá trị đạo đức trong nhiệm vụ và sứ mạng của mình.
1.4.1.2.Tư duy quản lý và phong cách điều hành của cấp lãnh đạo
Triết lý quản lý và phong cách điều hành thể hiện thông qua thái độ, quan điểm
của cấp quản lý đối với hoạt động của đơn vị. Sự khác biệt về triết lý quản lý và phong
cách điều hành của các cấp quản lý có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường kiểm soát và
tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Nếu cấp quản lý của đơn vị ý thức
được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ thì các thành viên còn lại có thể
cảm nhận được điều đó thông qua hành động, thái độ của nhà quản lý và sẽ theo đó mà
tận tâm xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ; ngược lại, nếu các thành viên trong đơn vị
cảm thấy rằng kiểm soát nội bộ không phải là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản lý
thì điều đó đồng nghĩa với việc mục tiêu kiểm soát của đơn vị có thể sẽ không đạt được
một cách hữu hiệu.
1.4.1.3.Năng lực đội ngũ nhân viên trong tổ chức

Đảm bảo về năng lực là đảm bảo cho các nhân viên trong tổ chức có được những
kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Muốn vậy, cấp quản lý cần xác
định rõ yêu cầu về năng lực cho một công việc nhất định và cụ thể hóa nó thành các
yêu cầu về kiến thức và kỹ năng để cá nhân có thể được bố trí công việc thích hợp.
Ngoài ra, cấp quản lý cần nâng cao nhận thức cho các cá nhân giúp họ hiểu được tầm
quan trọng của mình trong việc vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu
hiệu, từ đó, có kế hoạch phát triển các kỹ năng đủ để xử lý các tình huống gặp phải.
1.4.1.4.Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ
cấu
Cơ cấu tổ chức là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong


×