Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Nghiên cứu xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời tiếng việt, ứng dụng vào việc đo sức nghe lời cho trẻ em tuổi học đường (6 15 tuổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.4 KB, 38 trang )

BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM TIẾN DŨNG

SỨC NGHE LỜI

BỘ Y TẾ


CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ


HÀ NỘI - 2018BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM TIẾN DŨNG

SỨC NGHE LỜI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Minh Thành

Cho đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời
Tiếng Việt, ứng dụng vào việc đo sức nghe lời cho trẻ em
tuổi học đường (6-15 tuổi)”
Chuyên ngành : Tai - Mũi - Họng
Mã số

: 62720155



CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ


HÀ NỘI – 2018
MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức nghe lời (SNL) hay thường gọi là thính lực lời là khả năng nghe
nhận và nghe hiểu lời nói của con người. Để có được SNL chúng ta cho người
cần đánh giá SNL nghe các chất liệu lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
các thiết bị ghi lời nói, có thể dưới các dạng từ 1 âm tiết, 2 âm tiết, câu nói
hoặc các dạng lời nói phức tạp khác sau đó đánh giá khả năng nghe nhận,
nghe hiểu của người nghe.
Sức nghe đơn âm chỉ đánh giá về mặt ngưỡng cảm nhận âm đơn không
đánh giá được khả năng nghe lời nói để giao tiếp của con người. SNL có tầm
quan trọng để xác định tính chính xác của sức nghe đơn âm, cung cấp thông
tin về khả năng hiểu lời trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày, cung cấp thông
tin định hướng chẩn đoán vị trí tổn thương và trợ giúp trong hiệu chỉnh máy
trợ thính, điện cực ốc tai, phục hồi chức năng nghe nói.
SNL ở trên thế giới đã được đề cập đến từ những năm 1920-1930 tại cơ
sở nghiên cứu Bell (Bell Lab) của Mỹ khi nghiên cứu về sức nghe của các

cựu chiến bị nghe kém do chiến tranh thế giới thứ II gây ra, sau đó được phát
triển ở nhiều trung tâm và nhiều nước khác nhau. Ở Việt Nam từ những năm
1966 Giáo sư Trần Hữu Tước và Phạm Kim đã đề xuất bản SNL 1 âm tiết và
2 âm tiết rồi đến các nghiên cứu của các tác giả Ngô Ngọc Liễn, Nguyễn Hữu
Khôi nhưng ứng dụng thực tế của SNL còn hạn chế, chủ yếu dừng lại ở các
nghiên cứu chưa được áp dụng thường quy, rộng rãi tại các cơ sở thính học
nói riêng và tai mũi họng nói chung trừ các trung tâm lớn do nhiều nguyên
nhân khác nhau.
Chuyên đề về SNL nhằm mục đích trước tiên là để phục vụ cho đề tài
nghiên cứu sinh “Nghiên cứu xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời tiếng
Việt, ứng dụng vào việc đo sức nghe lời cho trẻ em tuổi học đường (6-15


7

tuổi)” và hệ thống lại những hiểu biết về mặt lý thuyết cũng như thực hành áp
dụng trong lâm sàng để có một cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò của SNL
qua đó có điều kiện đưa vào áp dụng trong thực tế phục vụ công tác chẩn
đoán và điều trị bệnh.
Chuyên đề này sẽ đề cập các vấn đề sau:
+ Lịch sử SNL.
+ Giải phẫu, sinh lý ứng dụng trong đo SNL.
+ Cơ sở ngôn ngữ dùng đo SNL.
+ Yêu cầu về con người và máy móc cho phép đo SNL.
+ Các phép đo SNL, hiển thị kết quả, sử dụng kết quả trong lâm sàng.


8

I. LỊCH SỬ SỨC NGHE LỜI

1.Tình hình trên thế giới [1], [2], [3],[4], [5], [6]
Phương pháp để đánh giá sức nghe đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau
từ sử dụng tiếng nói thường, tiếng nói thầm, âm thoa, thính lực đơn âm, thính
lực lời và các phương pháp thăm dò khách quan khác.
Cho đến cuối thế kỷ XIX thì việc dùng tiếng nói thường và tiếng nói
thầm để đánh giá khả năng nghe vẫn là phương pháp phổ biến nhất nhưng
phải đến những năm 1920-1930 sau chiến tranh thế giới thứ II với sự nghiên
cứu của tác giả Fletcher Harvey tại trung tâm nghiên cứu Bell Lab tại Mỹ đã
đạt được những kết quả như sau:
+ 1929: Fletcher H đã nghiên cứu về lời nói sử dụng trong đánh giá
sức nghe.
+ 1929 Fletcher H; Steinberg JC có nghiên cứu về phương pháp đánh
giá cấu âm (Articulation testing method) mà kết quả là chỉ số cấu âm
(Articulation Index), là cơ sở của phương pháp sử dụng 100 điểm trên biểu đồ
thính lực đơn âm sau đó vẽ đường biểu diễn thính lực đồ, đếm các điểm ở
dưới đường khí để biết được phần trăm hiểu lời.
1940-1950: Davis H, Hirsh I, Davis S, Silverman, Hudgins CV, Hawkins
JE, Karlin JE & Stevens SS và cộng sự nghiên cứu tại khoa tâm lý âm học
(Psychoacoustics Laboratory) trường đại học Harvard đã cho ra đời các kết
quả nghiên cứu về thính lực lời đơn giản bằng cách đếm các điểm dưới đường
khí trên thính lực đơn âm đến các chất liệu ngữ âm được ghi lại và đánh giá
khả năng nghe lời.
Năm 1947 Hudgins và cộng sự tại khoa Tâm lý âm học (Psychoacoustic
Laboratory) trường đại học Harvard đã xây dựng 2 danh sách từ thử 2 âm tiết.
Năm 1948 Egan tại khoa Tâm lý âm học (Psychoacoustic Laboratory)
trường đại học Harvard đã xây dựng danh sách từ thử 1 âm tiết.


9


Năm 1952 thì Hirsh và cộng sự tại viện điếc trung tâm của Mỹ đã sửa
đổi các từ 2 âm tiết của tác giả Hudgins để thành 36 từ thử 2 âm tiết vẫn còn
dùng đến ngày nay, ông cũng cho chỉnh sửa danh sách từ thử 1 âm tiết.
Tiếp theo là thời kỳ của Carhart R đưa các thăm dò thính giác gồm: đo
đơn âm đường khí, đường xương, đo ngưỡng nghe lời, chỉ số hiểu lời, ngưỡng
khó chịu.
Ngày nay tại Mỹ hiện đang sử dụng các từ thử 1 âm tiết, 2 âm tiết, câu
thử, từ thử trong môi trường ồn của viện điếc trung tâm của Mỹ, trường đại
học Northwestern và một số các cơ sở khác.
Tại Pháp: Falconnet N, Lafon JC và Fournier JF (1954) đã xây dựng các
bản từ đo SNL theo 2 thể loại 1 âm tiết và 2 âm tiết; trong đó bản từ thử 2 âm
tiết của Fournier được sử dụng rộng rãi như bản chuẩn.
Tại Đức: Trong những năm 1953-1954 có các bản SNL của K.Schubert
và của Weister. Đến 1957 K.H.Hehlbrock đã xây dựng thể loại mới Freiburg
với 1 bản từ thử 1 âm tiết và 1 bản số thử 2 âm tiết .Thể loại này được sử
dụng cho đến ngày nay.
Từ những năm 1960 thì Jerger J được coi là cha đẻ của ngành thính học
chẩn đoán đã phát triển thính lực lời lên một tầm cao mới.
- Tại Trung Quốc
+ 1966 Cheng JY có nghiên cứu về danh sách từ thử trong đo SNL.
+ 1983 Shen Y và Wang SX nghiên cứu về các chất liệu ngôn ngữ trong
đo SNL.
+ 2006 Zhang và cộng sự phát triển danh sách từ thử đơn âm tiết.
+ 2010 Ji F, Chen AT, Zhao Y, Xi X, & Han DY nghiên cứu bảng từ thử
các âm vị.
- Tại Thái Lan:
+ 1979 Komalarajun xây dựng danh sách từ thử 1 âm tiết RAMA.SD1,
RAMA.SD2.
+ 2002 Wissawapaisal xây dựng các câu thử.



10

2. Việt Nam
- 1966 Trần Hữu Tước và Phạm Kim đã đề xuất việc dùng thính lực lời [7].
- 1976 Phạm Kim đã cộng tác cùng Vũ Bá Hùng và Trần Công Chi xây
dựng bản từ thử thể loại hỗn hợp âm tiết [8].
- 1977 Ngô Ngọc Liễn xây dựng bản từ SNL theo thể loại Freiburger với
bản tử thử 1 âm tiết để xác định khả năng nghe nhận lời và một bản số thử để
tìm ngưỡng nghe lời tiếng Việt [9].
- 1986 Nguyễn Hữu Khôi xây dựng bản từ thử 1 âm tiết và 2 âm tiết trên
cơ sở cho là tiếng Việt cũng có cấu trúc hỗn hợp âm tiết [10].
- 2017 Nguyễn Thị Hằng nghiên cứu xây dựng bảng câu thử thính lực lời
tiếng Việt và ứng dụng trong nghe kém tuổi già [11].
II. GIẢI PHẪU, SINH LÝ ỨNG DỤNG
1. Đường dẫn truyền thính giác [12]
Các sợi thần kinh hướng tâm đi từ hạch xoắn vào thân não theo nhánh
ốc tai của dây thần kinh VIII (dây ốc tai-tiền đình). Ở hành não, các sợi trục
phân nhánh và kết nối (hình thành synap) với các nơron thuộc nhân ốc tai
lưng (dorsal cochlear nucleus) và nhân ốc tai bụng (ventral cochlear nucleus)
cùng bên với tai trong nguyên ủy của các sợi trục này.
Đường đi: Từ loa đạo ở tai trong, xung thần kinh thính giác được đưa về
vỏ não bằng con đường khá phức tạp. Nó phải đi qua 3 chặng.


11

Võ não thính giác

Thể gối giữa

Đồi thị
Củ não sinh tư dưới

Liềm bên

Nhân ốc tai

Nhân trám trên
Thần kinh thính giác

Hạch xoắn
Ốc tai

Hình 1. Đường dẫn truyền thính giác [13].
Chặng thứ 1: Từ loa đạo đến hành não cụ thể là từ hạch xoắn đến nhân
ốc tai. Từ các hạch xoắn trong các mảnh xoắn của ốc tai các tế bào hướng tâm
hai cực cho sợi đi ra tới các tế bào lông trong và lông ngoài để nhận cảm âm
thanh, còn sợi đi vào tạo thành các dây nhỏ qua trụ ốc tai tới đáy ống tai trong
tạo thành nhánh ốc tai của dây thần kinh số VIII.

Nhân trám cầu

Ốc tai


12

Nhánh thần kinh ốc tai hợp với nhánh thần kinh tiền đình tạo thành dây
sọ não số VIII đi trong ống tai trong rồi chạy vào hành não qua rãnh hành cầu
dừng lại ở nhân ốc tai cùng bên.

Khu biệt về tần số thể hiện rõ ở cấu trúc ốc tai đến vùng nhân ốc tai.
Ốc tai

Đỉnh

Trước

Tế bào lông

Màng đáy

Đáy

Hạch xoắn Thần kinh ốc tai

Ốc tai
Sau

Hình 2: Khu biệt tần số âm thanh trên màng đáy và nhân ốc tai [13].
Chặng thứ 2: Từ hành não đến đồi thị cụ thể từ nhân ốc tai đến thể gối
giữa, chia làm 3 chặng nhỏ:
+ Nhân ốc tai đến phức hợp nhân trám trên
+ Nhân trám trên đến củ não sinh tư dưới
+ Củ não sinh tư dưới đến thể gối giữa đồi thị.
Chặng này phức tạp, từ nhân ốc tai có các nơron ngắn tới phức hợp nhân
trám trên cùng bên và nơron dài hơn bắt chéo sang bên đối diện tới phức hợp
nhân trám trên bên đối diện.
Từ phức hợp nhân trám trên sẽ cho các sợi đi tới củ não sinh tư dưới theo
dải Reil bên hay còn gọi là liềm bên.
Từ củ não sinh tư dưới cho các sợi trục chạy tới thể gối giữa đồi thì cùng bên

Mỗi nhân gối giữa đều tiếp nhận xung thần kinh đến từ cả hai tai và nó
đóng vai trò trung khu thính giác dưới vỏ não, có khả năng lĩnh hội những tín
hiệu đơn giản thay cho vỏ não.


13

Chặng thứ 3: từ đồi thị đến vỏ não cụ thể là từ thể gối giữa lên vùng
thính giác sơ cấp ở thuỳ thái dương vỏ não (vùng 41, 42), vùng này ở dọc
theo đáy và bờ trong của rãnh Sylvius.
2. Phân khu thính giác trên vỏ não và mối liên hệ với các phân khu khác
Ở vỏ não các trung tâm thính giác rất phức tạp và nằm sâu trong rãnh
Sylvius của thùy thái dương 2 bên, hiện nay biết đến các vùng thính giác gồm
vùng 41, 42 và vùng 22.

Mặt ngoài bán
cầu
não

Mặt
trong
bán
cầu
não
Vùng thính giác sơ cấp (41), Vùng thính giác thứ cấp (42), Vùng Wernicke (22)

Hình 3: Phân khu chức năng vỏ não[13]

Hình 4. Khu biệt tần số âm thanh ở vỏ não[13]
(a) Vỏ não thính giác sơ cấp (màu tím- vùng 41,42) và vỏ não thính giác thứ cấp (màu

vàng- vùng 22- Vùng Wernicke) ở thùy thái dương trên. (b) Khu biệt tần số âm thanh.


14

Phần phía trước của vùng thính giác sơ cấp sẽ tiếp nhận âm thanh có tần
số thấp, còn phần phía sau sẽ tiếp nhận các âm thanh cao tần. Vùng thính giác
sơ cấp cho ta cảm giác tiếng động thô sơ. Tổn thương một bên vùng thính
giác có thể làm nghe kém một phần cả hai tai nhưng nặng hơn cho tai đối diện
vì vùng thính giác sơ cấp tiếp nhận nhiều nơron thần kinh có nguyên uỷ từ các
tế bào Corti phía đối diện.
Vùng thính giác thứ cấp (Vùng 22) nằm sau vùng thính giác sơ cấp. Nó
nhận các tương tác thần kinh từ vùng thính giác sơ cấp và thông tin từ đồi thị
cùng bên. Đây là vùng thính giác được cho là rất cần thiết cho sự tiếp nhận
âm thanh và liên kết âm thanh đầu vào với các thông tin giác quan khác như
thị giác, xúc giác. Khi tổn thương vùng này bệnh nhân không phân biệt được
âm thanh loại gì.
Vùng Wernicke hội tụ tất cả các vùng chi phối thính giác, thị giác và cảm
giác cơ thể (xúc giác), nên nó được coi là vùng rất quan trọng và giúp con
người có khả năng thấu hiểu ngôn ngữ ở dạng nói hay viết hay chữ nổi cho
người khiếm thị, cho phép chúng ta đọc câu, hiểu nó và diễn đạt nó bằng lời.
Khi tổn thương vùng này làm mất khả năng hiểu nhận ngôn ngữ nói và viết.
Nhờ có hiểu nhận được các tín hiệu nên chúng ta mới phân biệt được những
cường độ, trường độ, âm sắc, tần số, mới phân biệt được tiếng động với tiếng
nói, mới nhận ra được giọng người quen, người lạ, giọng vui, giọng buồn.
Trong quá trình học, hình thành và tích lũy vốn từ ở vỏ não là sự liên
quan chặt chẽ từ phân khu 41, 42 là khu vực nghe nhận rồi liên kết đến vùng
Vernicke phân khu 22, sự liên kết với các phân khu lân cận như phân khu thị
giác vùng trẩm, thái dương, vùng đỉnh để có thể nhìn chữ viết mà chúng ta
hiểu được. Sự liên kết vời vùng cảm giác xúc giác ở thùy đỉnh giúp người

khiếm thị có thể hiểu được, đọc được qua chữ nổi bằng cảm giác xúc giác qua
các ngón tay. Sự tích lũy và hình thành kho từ vựng ở vỏ não là mối liên hệ


15

phức tạp với các phân khu chức năng lân cận cũng như các phân khu ở xa
hơn. Kết quả của quá trình tích lũy vốn từ vựng và ngôn ngữ tạo ra một khu
vực phía sau vùng Vernicke nơi chứa các vốn từ mà sẽ đối chiếu và xác nhận
từ, câu chúng ta nghe được là gì.
Vùng sau ngôn ngữ

Nghĩa của các từ

Vùng Broca
Vùng Wernicke

Nghĩa của các từ

Hình 5: Mối liên hệ giữa các khu vực của vỏ não trong việc nghe hiểu,
tích lũy từ vựng và nghe nói [13]
Tuy nhiên các phân khu của não không bao giờ làm việc độc lập và đơn
độc như vậy, chúng có sự liên kết và ngày càng hoàn thiện trong việc thực
hiện các chức năng mà một trong các chức năng nghe hiểu- nói là chức năng
quan trọng và phức tạp của con người.
Với đường liên hợp phía trên từ vùng Vernicke và khu vực ngôn ngữ
phía sau của nó các tín hiệu lời nói nghe được sẽ được truyền tín hiệu tới
vùng trán khu nhận thức, thông qua một loạt các suy nghĩ sẽ quyết định phải
nói gì sau đó tín hiệu sẽ dẫn tới vùng Broca để ra thông tin nói như thế nào và
điểm thực thi là nhân dây X chi phối các hoạt động cơ của thanh quản giúp



16

chúng ta nói được. Mặt khác có sự liên kết trực tiếp về thông tin trực tiếp
phản hồi giữa vùng Broca và vùng Vernicke để vùng Vernicke có thể cảm
nhận được những gì sắp nói ra khi thông tin tới nhân dây X và diễn đạt bằng
lời nói qua thanh quản.
Vùng Wernicke và Vùng Broca phân bố không đều ở 2 bán cầu. Ở người
thuận tay phải hai vùng này phát triển rất rộng bên bán cầu trái, bán cầu phải
không đáng kể và bán cầu trái được gọi là bán cầu ưu thế. Ở người thuận tay
trái ưu thế bán cầu như nhau, số người ưu thế bán cầu phải rất ít.
Các tín hiệu ở mỗi tai đều truyền về cả 2 bên bán cầu não, bán cầu não
đối diện nhận được nhiều thông tin hơn so với bán cầu não cùng bên.
Chỉ có dẫn truyền phía trước nhân ốc tai là tiếp nhận đơn thuần thông tin
từ ốc tai cùng bên còn các đường dẫn truyền từ nhân ốc tai trở nên đều tiếp
nhận thông tin cùng bên và đối bên.
3. Sinh lý quá trình nghe hiểu, tích lũy vốn từ, nghe-nói [14].
Tất cả các từ của một ngôn ngữ mà chúng ta biết được được lưu trữ trong
kho từ vựng của não bộ. Nghiên cứu về sinh lý ngôn ngữ ở trên não bộ mô tả
cách thức các từ vựng được lưu trữ như thế nào và chúng được tiếp cận và sử
dụng ra sao khi cần tới.
Việc chúng ta nhận ra các từ chúng ta nghe được có nhiều cơ chế và giả
thuyết khác nhau nhưng có 3 điểm chung:
+ Các từ gần giống với các từ chúng ta nghe được được kích hoạt trong
kho dữ liệu từ vựng.
+ Sự đối chứng giữa các từ nghe được và các từ vựng được kích hoạt về
mặt cấu trúc ngữ âm, âm vị đoạn tính và siêu đoạn tính.
+ Tìm ra được từ chính xác từ mà chúng ta nghe được.



17

Quá trình xử lý thông tin được phân làm 2 cấp từ vựng và cấu tạo chi tiết
của từ. Đặc biệt trong tiếng Việt thì mỗi âm tiết là một từ độc lập, khác với
một số ngôn ngữ khác từ có thể là 1 ,2, 3 âm tiết.
Thời kỳ trước đây các thuyết nhận biết từ được phát triển dựa trên cơ sở
các dữ liệu có được khi thực hiện kỹ năng đọc- nhận biết từ và áp dụng sang
nghe- nhận biết từ. Sau đó từ những năm 1980 thì các thuyết phát triển dựa
trên thông tin dữ liệu có được từ việc nghe- nhận biết từ.
Phương thức khác nhau nghiên cứu nhận biết tiếng nói chủ yếu khác
nhau ở 2 khía cạnh về mặt lý thuyết:
+ Phương thức để loại bỏ các từ có liên quan đến nhau về mặt cấu trúc
để lựa chọn ra từ đúng nhất.
+ Phương thức về cách xử lý thông tin của não bộ ở cấp thấp là âm thanh
và âm vị (acoustic-phonetic processing) và ở cấp cao hơn liên quan đến từ vựng.
Với phương thức mang tính tương tác thì thông tin có thể xử lý từ thấp
đến cao hoặc từ cao xuống thấp nhưng với thuyết đơn hướng thì chỉ có luồng
thông tin 1 chiều từ thấp lên cao.
Các phương thức không chỉ khác nhau về mặt lý thuyết nêu trên mà còn
là cách thức để nhận biết lời nói khi tiến hành nghiên cứu:
+ Cách nhận biết lời nói theo lối nói ra các từ nghe được
+ Cách nhận biết lời nói thông qua nắm bắt quá trình xử lý nhận biết lời
nói bằng công thức toán học.
+ Cách nhận biết lời nói thông qua phương thức xử lý nhận thức
(cognitive proscesses) thông tin để hiểu lời nói (speech comprehension) là
phương thức mô phỏng.
Hai phương thức sau được thực hiện trên máy tính là phương thức phổ
biến hiện nay.
Sơ lược qua các thuyết nhận biết lời nói [15], [16]:



18

+ Thuyết Cohort là thuyết sinh lý ngữ âm đầu tiên về sự nhận biết lời
nói từ những năm 1978 của các tác giả Marlsen- Wilson và Welsh. Cốt lõi của
thuyết này là phân tích theo thời gian thực thông tin về âm thanh và ngữ âm
(acoustic- phonetic information) gọi là thông tin âm ngữ qua 3 giai đoạn tiếp
cận- lựa chọn và tích hợp. Giai đoạn tiếp cận thông tin ngữ âm của lời nói sẽ
kích hoạt những từ có cấu âm tương tự trong kho từ vựng ví dụ sau 150200ms khi có thông tin của 2 âm vị đầu tiên của lời nói sẽ kích hoạt tất cả các
từ trong kho từ vựng có cùng các âm vị đó. Giai đoạn lựa chọn khi các âm vị
tiếp theo xuất hiện sẽ loại bỏ các từ vựng không chứa các âm vị đó. Giai đoạn
tích hợp là giai đoạn cú pháp và ngữ nghĩa của từ được kích hoạt sẽ tính đến
để có thể tích hợp trong ngữ cảnh phù hợp. Thuyết Cohort này có hạn chế là
chưa giải thích được việc người nghe có thể nhận biết các từ không có sự
tương thích về ngữ âm cũng như phù hợp với ngữ nghĩa, cú pháp. Chưa tính
đến tần suất các từ khác nhau thì khả năng nhận biết cũng sẽ khác nhau, từ
thông dụng tần suất sử dụng thường xuyên hơn sẽ dễ nhận biết hơn các từ ít
được sử dụng.
+ Tiếp đến là các thuyết mô phỏng dùng đến sự trợ giúp của máy tính
TRACE, shorlist, Fine- tracker, NAM (Neighborhood Activation Model),
Minerva, Cohort cải biên và một số thuyết khác.
Hiện nay thuyết NAM (thuyết kích hoạt các từ lân cận) [17] nghiên cứu
sự kích hoạt các từ có cấu trúc gần giống với từ chúng ta nghe được, cũng như
tần suất các từ đó được sử dụng hàng ngày khắc phục hạn chế của các thuyết
trước đây trong việc giải thích khả năng nhận biết lời nói và nó được sử dụng
phổ biến để nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau. Trong tiếng Anh và tiếng
Pháp và một số ngôn ngữ khác nghiên cứu chỉ ra rằng các từ nằm ở khu vực
có mật độ dày đặc do tính chất của cấu trúc từ gần giống nhau thì khả năng
nhận biết ra các từ này chậm hơn so với khu vực có mật độ thưa hơn do cấu

trúc của các từ ít giống nhau. Mặt khác các từ có tần suất sử dụng thường
xuyên hơn sẽ được nhận biết nhanh hơn các từ ít được sử dụng thường xuyên.


19

Thuyết NAM đề cập đến các thông tin về ngữ âm (acoustic-phonetic
information) thông tin từ vựng (lexical information) và thông tin cao hơn từ
vựng như thông tin về tần suất các từ.
Các yếu tố tác động đến quá trình xử lý từ vựng
+ Từ ngắn hay dài, một hay nhiều âm tiết
+ Tính khu biệt do âm vị cấu tạo nên âm tiết, từ có sự khác biệt như thế nào.
+ Tần suất sử dụng các từ.
+ Kích thước và mật độ khu vực chứa các từ có cấu âm tương tự với từ
nghe được.
+ Ngữ nghĩa, cú pháp và các thông tin khác liên quan.
Hệ thống trên cao thùy trán

Liên hợp trên

Khu
Hệ thống
vực tiếp
cấugiáp
âm vận động cảm giác (vùng đỉnh- thái dương- trên cùng rãnh bên)- Ưu thế bán cầu não trái
(Vùng sau hồi trán dưới vùng trước thuỳ đảo)- Ưu thế bán cầu trái
Thông tin từ các giác quan khác

Phân tích phổ âm- thái dương (vùng
Mạng

trên lưới
hồi thái
âm dương
vị, âm tiết
trên)(vùng
Ưu thế
giữa2 và
bênsau rãnh thái dương trên)- Ưu thế 2 bên
Hệ thống nhận thức
(Phân bố rộng rãi)

Liên hợp dưới

Hệ thống phức hợp
Khu vực từ vựng (vùng sau hồi thái dương giữa, phần sau rãnh thái dương dưới)
(vùng trước hồi thái dương giữa, vùng trước khe thái dương dưới)- Ưu thế trái

Sơ đồ 1: Xử lý thông tin lời nói và mối liên hệ[14]
Giai đoạn sớm nhất xử lý lời nói ở vỏ não liên quan đến phân tích phổ
âm lời nói vùng thái dương liên quan cụ thể đến vùng trên thùy thái dương.
Sự phân tích phổ âm này diễn ra ở 2 bán cầu nhưng khác nhau ở hai bên.
Mức độ cao hơn là xử lý các âm vị liên quan đến phần giữa và phần sau của
rãnh thái dương trên ở hai bên mặc dù bên phải ưu thế hơn bên trái


20

Giai đoạn tiếp theo được phân làm 2 con đường chính:
+ Đường liên hợp trên (hay lưng) truyền thông tin về ngữ âm dưới dạng
âm thanh hay cảm giác ngôn ngữ (với chữ nổi) tới cơ quan liên quan đến thần

kinh vận động liên quan đến cấu âm.
+ Đường liên hợp dưới (hay bụng) sẽ truyền thông tin về ngữ âm dưới dạng
âm thanh hay cảm giác ngôn ngữ (với chữ nổi) tới khu vực từ vựng để hiểu.

Hình 6: Đường liên hợp trên và dưới liên quan đến nghe và nói[14]
- Phần màu xanh liên quan đến hồi thái dương trên, có chức năng phân tích phổ âm. Là vùng thính
giác sơ cấp (vùng 41, 42).
- Phần màu vàng ở phần nửa sau của rãnh thái dương trên liên quan đến phân tích âm vị, âm tiết.
- Phần màu tím là đường liên hợp dưới hiện diện ở 2 bên nhưng ưu thế bên phải hơn:
+ Phần sau của đường liên hợp dưới (phần sau của hồi thái dương giữa, phần sau của rãnh thái
dương dưới) liên quan đến từ vựng.
+ Phần trước của đường liên hợp dưới (phần phía trước của hồi thái dương giữa, phần trước rãnh
thái dương dưới) liên quan đến mạng phức hợp.
- Màu xanh da trời liên quan đến đường liên hợp trên, ưu thế bán cầu não trái:
+ Phần sau của bó liên hợp trên là khu vực khe bên (khe Sylvius) nơi tiếp giáp thùy đỉnh và thùy thái
dương, nơi có sự tương tác giữa cảm giác và vận động
+ Phần trước của bó liên hợp trên liên quan Vùng sau hồi trán dưới vùng trước thuỳ đảo liên quan
đến vùng Broca và vùng vỏ não tiền vận động tương ứng với mạng lưới cấu âm.

III. CẤU TRÚC TIẾNG VIỆT [18], [19], [20], [21]
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập âm tiết điển hình.
Các âm tiết được phát âm tách bạch với nhau rất rõ với nguyên tắc âm
tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của tiếng nói.
Mỗi âm tiết thường có nghĩa, mang một tín hiệu, một ý nghĩa của lời nói,
nên tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết; tuy hiện nay trong quá trình phát triển
cũng hình thành các từ hai, ba và nhiều âm tiết nhưng theo những thống kê về
ngôn ngữ học tiếng Việt hiện nay, đặc biệt trong hội thoại sinh hoạt hàng ngày


21


các từ đơn âm tiết vẫn chiếm tỷ lệ đến trên 90%,các từ hai và nhiều âm tiết
chủ yếu là các từ phiên âm hóa, ngoại nhập trong các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, triết, khoa học ...
1. Cấu trúc ngữ âm
Cấu trúc của âm tiết có thể thấy trong bảng lược đồ sau:
Thanh điệu
Âm đầu

Vần
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Cấu trúc ngữ âm, âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần, mỗi thành phần được
coi là 1 âm vị.
Trong 5 thành phần âm vị trên thì âm đệm và âm cuối có thể không có mặt;
trái lại 3 thành phần còn lại bao giờ cũng có, chúng được coi là những âm vị có
nội dung tích cực. Nói cách khác 3 thành phần cơ bản của âm tiết tiếng Việt là:
âm đầu – âm chính của vần và thanh điệu
2. Thanh điệu[22]
Trong tiếng Việt thanh điệu là biểu hiện về thanh tính của âm tiết.
Về số lượng thanh điệu có khác biệt giữa các địa phương, vùng miền; ngay
trong một vùng với thổ ngữ cũng có số lượng và chất lượng thanh điệu khác
nhau. Nếu lấy tiếng Việt chuẩn vùng Bắc bộ ta có 6 thanh điệu:
Thanh điệu là sự biến thiên của tần số F0 theo thời gian phát âm.

Biểu đồ 1. Biểu đồ diễn tiến F0 của 6 thanh điệu tiếng Việt (Bắc Bộ)[22]

3. Phụ âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu (theo phiên âm quốc tế International
Phonetic Alphabet), nhưng chữ viết có nhiều hơn theo bảng dưới.


22

Bảng 1: Phụ âm đầu

Ghi chú:
Kí hiệu in nghiêng, đậm là kí tự chữ Quốc Ngữ.
Kí hiệu in đứng, không đậm là kí hiệu phiên âm quốc tế (IPA).
3 phụ âm quặt lưỡi, gi,s,tr không có trong phương ngữ Hà Nội.


23

Âm đầu: Âm đầu là thành tố bắt buộc, luôn là phụ âm, có chức năng mở
đầu âm tiết tiếng Việt.
Phụ âm đầu là đơn vị độc lập, sự kết hợp phụ âm đầu với vần khá lỏng lẻo.
Tác giả Hoàng Cao Cương nhận xét rằng, đoạn chuyển tiếp giữa phụ âm
đầu và nguyên âm có trường độ lớn, ổn định (thường lớn hơn 15 ms), cường độ
lớn và ổn định (tăng hay giảm từ 3 dB đến 5 dB).
Dựa trên việc phân tích các đặc trưng phổ âm của các phụ âm đầu tiếng
Việt, Nguyễn Văn Lợi [22] phân các phụ âm đầu tiếng Việt thành 3 nhóm âm
sắc thấp, trung, cao sẽ được bàn đến phần chuyên đề ngữ âm tiếng Việt.
4. Âm đệm[23]
Ở vị trí âm đệm, chỉ có bán nguyên âm /w/, chữ viết, âm đệm /w/ được
ghi bằng con chữ o hoặc u.
Âm đệm là thành tố không bắt buộc của vần; khi xuất hiện trước nguyên

âm có âm sắc cao, âm sắc trung âm đệm có chức năng trầm hóa âm sắc của
vần, không kết hợp với nguyên âm có âm sắc thấp.
Khi có âm đệm phát âm phải tròn môi.
Âm đệm có liên kết chặt chẽ với nguyên âm chính trong cấu trúc của vần.
5. Âm chính
Do nguyên âm đảm nhiệm.
Là thành tố bắt buộc của vần.
Âm tiết có thanh tính thuộc giải tần của nguyên âm chính.
Gồm các nguyên âm đơn và nguyên âm kép
+ 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i.
+ 6 nguyên âm kép: ua, uô , ưa, ươ, ia, iê.


24

Qua các phân tích ngữ âm tiếng Việt, theo ngữ âm học các nguyên âm
được phân nhóm theo giải tần sau [24]:
Bảng 2: Phân nhóm nguyên âm theo giải tần

Nguyên âm

Âm sắc

i, e, ê, iê, ia

Cao

a, ă, â, ơ, ư, ưa, ươ

Trung


u, o, ô, ua,uô

Trầm

Bảng 3: Các nguyên âm cơ bản theo vị trí cấu âm của lưỡi
và độ mở của miệng

Ghi chú: Ký hiệu in đứng (phiên âm quốc tế)
Ký hiệu in nghiêng (chữ Quốc ngữ)
Nguyên âm a đi với ă, â đi với ơ
6. Âm cuối


25

Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối (tương ứng với 12 chữ
viết trong đó có 8 phụ âm và 4 bán nguyên âm )


×