Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt bằng phương pháp đo trực tiếp trên người kinh và người mường trong nhóm tuổi 18 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

CHU VĂN TUỆ BÌNH

NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC ĐẦU-MẶT
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO TRỰC TIẾP

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

CHU VĂN TUỆ BÌNH

NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC ĐẦU-MẶT
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO TRỰC TIẾP
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Nghĩa
Cho đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu-mặt bằng
phương pháp đo trực tiếp trên người Kinh và người Mường
trong nhóm tuổi 18-25”
Chuyên ngành : Giải phẫu người


Mã số

: 62720104

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2018
MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


5

ĐẠI CƯƠNG
Nghiên cứu nhân trắc đầu mặt đã được tiến hành từ những năm trước
công nguyên với mục đích đưa ra được những tiêu chuẩn để phân biệt về
chủng tộc hay ứng dụng trong điêu khắc, hội họa. Ngày nay, nghiên cứu nhân
trắc học vẫn là một vấn đề rất quan trọng vì đưa ra các con số có giá trị với
ngành thiết kế, ngành sản xuất ra những bộ phận ứng dụng trên cơ thể (may
mặc, bảo hộ lao động, an toàn giao thông…), ngành phẫu thuật tạo hình và
thẩm mỹ, đặc biệt là trong điều trị các bất thường, các bệnh lý, dị tật vùng
đầu-mặt, cũng như theo dõi sự phát triển của đầu-mặt . Các yếu tố ảnh hưởng
nhiều đến nhân trắc đầu-mặt là di truyền, chế độ dinh dưỡng, bệnh lý tại chỗ
và toàn thân. Do vậy, trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau
về đặc điểm nhân trắc đầu-mặt để xác định các đặc điểm, số đo đầu mặt của

các chủng tộc khác nhau dựa trên ba phương pháp chính đó là: đo trực tiếp
trên cơ thể sống, phân tích gián tiếp qua ảnh chuẩn hóa, phân tích gián tiếp
qua phim chụp XQ từ xa. Trong 3 phương pháp này, phương pháp đo trực tiếp
trên cơ thể ra đời từ rất sớm, có thể phân tích được cả mô cứng và mô mềm và
đo được tại những vùng khó bị bao phủ bởi mái tóc.
Trên thế giới, dựa vào các phương pháp nghiên cứu trên, các tác giả đã
thống nhất về việc có sự khác biệt giữa chủng tộc, giới như trong các nghiên cứu
của E. Nagle [1], S. Gupta [2]. Theo Uysal, có sự khác biệt về nhân trắc đầu-mặt
giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người dân Arập [3]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
các chỉ số cho một chủng tộc này không thể giống một chủng tộc khác.
Khi ứng dụng trong lĩnh vực Y học nói chung và răng hàm mặt, ngoại
khoa, phẫu thuật tạo hình hàm mặt nói riêng, các số đo, chỉ số đầu mặt…là
những thông tin rất quan trọng trong việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị
để phục hồi lại các chức năng cơ bản cũng như thẩm mỹ đã mất do bệnh lý
thông do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Khuôn mặt có thể bị tàn phá,


6

mất tổ chức không thể nhận dạng được khi bệnh nhân có các bệnh lý như ung
thư hoặc khi bị tai nạn, các bác sỹ không thể tái lập lại một khuôn mặt phù
hợp cho riêng từng ca lâm sàng nếu như không biết được các số đo bình
thường của họ ở chính thời điểm đó là như thế nào. Hiện nay các bác sỹ đã và
đang sử dụng các tiêu chí của người Cáp-ca (chủng tộc Mongoloide) để áp đặt
cho người Việt Nam. Việc áp dụng một cách áp đặt này theo nhiều nghiên cứu
là không phù hợp, đặt biệt là trong lĩnh vực nắn chỉnh răng-hàm, phẫu thuật
thẩm mỹ, một yêu cầu ngày càng tăng cao của người dân để nâng cao hơn
chất lượng cuộc sống.



7

I. Phương pháp đo trực tiếp
Nhà nhân trắc học người Đức Rudolf Martin đã dành nhiều thời gian
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đo đạc, mô tả nhân trắc. Năm 1925 ông
cho xuất bản cuốn “Lí thuyết nhân chủng học”. Năm 1929 ông lại cho xuất
bản cuốn “Phương pháp mô tả có hệ thống trong nhân chủng học”, trong đó
trình bày tương đối hoàn chỉnh về các đặc điểm của cơ thể, đặc biệt là ở vùng
đầu và mặt. Cuốn sách đã thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu nhân
trắc học suốt một thời gian dài (dẫn theo [11]).
Sau khi hoàn chỉnh hai cuốn sách về nghiên cứu nhân chủng học, năm
1957, Rudolf Martin tiếp tục hoàn thiện phương pháp nghiên cứu nhân trắc
của mình bằng cuốn “Mô tả hệ thống trong nhân trắc học” [29]. Năm năm
sau, cùng với K. Saller và cộng sự, ông lại cho tái bản lần thứ 3 cuốn “Lí
thuyết về nhân trắc học” [3]. Trong cuốn sách này ông đã mô tả rất chi tiết về
các mốc đo, các kích thước và chỉ số đầu mặt.
Tư thế đầu: Martin và Saller nhấn mạnh tầm quan trọng của tư thế đầu
để xác định được các điểm mốc chính xác nhất, theo đó tư thế đầu khi đo là
mắt nhìn thẳng, đầu ở tư thế sao cho mắt và tai cùng nằm trên một mặt phẳng
ngang. Về sau tư thế này đã được mô tả chi tiết và rõ ràng hơn bởi tác giả
người Đức – Virschov, ông đã đề xuất tại Hội nghị Nhân trắc Quốc tế ở
Frankfurt và được chọn là mặt phẳng chuẩn của tư thế đầu. Theo đó, đường
nối điểm thấp nhất của bờ dưới hốc mắt (điểm orbitale) với điểm cao nhất của
bình tai (điểm tragion) phải luôn luôn nằm trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng
này được gọi là mặt phẳng ngang Frankfurt kí hiệu FH.


8

Hình 1. Mặt phẳng ngang Frankfurt

Nguồn: L.G.Farkas (1994) [6].

Các mốc đo: Martin đề xuất các mốc giải phẫu vùng đầu mặt dựa vào các
đặc điểm bên ngoài và một số mốc giải phẫu của xương sọ mặt, cho đến ngày
nay các mốc đo ấy vẫn được sử dụng trong các nghiên cứu nhân trắc đầu mặt.
Một số mốc đo được Martin đề xuất như sau:
Điểm cao đầu (vertex): Là điểm cao nhất của đầu trên đường giữa.
Điểm bên đầu (eurion): Điểm nhô sang bên nhất của vùng thái dương- đỉnh.
Điểm sau đầu (opisthocranion): Điểm sau nhất vùng chẩm trên đường
giữa đầu theo chiều trước-sau.
Điểm chân tóc (trichion): Điểm giữa đường chân tóc vùng trán.
Điểm trên gốc mũi (glabella): Điểm nhô nhất của đường giữa trán.
Điểm lõm mũi (nasion): Nơi lõm nhất của phần gốc mũi.
Điểm góc mắt trong (endocanthion): Nơi gặp nhau của mí trên và mí
dưới ở phía trong.


9

Điểm giữa đồng tử (pupil): Điểm chính giữa đồng tử khi mắt nhìn thẳng
và đầu ở tư thế mặt phẳng Frankfurt.
Điểm góc mắt ngoài (excanthion): Nơi gặp nhau của mí trên và mí dưới
ở phía ngoài.
Điểm gò má (zygion): Điểm ngoài cùng của phần mềm cung gò má.
Điểm tai trên (supraurale): Điểm cao nhất của vành tai.
Điểm tai dưới (subaurale) Điểm thấp nhất của vành tai.
Điểm ống tai ngoài (porion): Nơi cao nhất của lỗ ống tai ngoài.
Điểm trước mũi (pronasal): Điểm nhô ra trước nhất của đỉnh mũi.
Điểm cánh mũi (alare): Điểm ngoài nhất của cánh mũi.
Điểm dưới mũi (subnasale): Điểm trên đường giữa chân mũi, nơi gặp

nhau của mũi và môi trên.
Điểm môi trên (labiale su¬perius): Điểm trước nhất của viền môi trên
trên đường giữa.
Điểm nhú lợi hàm trên (prosthion): Điểm ở mặt trước dưới của nhú lợi
giữa hai răng cửa giữa hàm trên.
Điểm góc miệng (cheilion): Nơi gặp nhau của môi trên và môi dưới ở
góc miệng.
Điểm gian môi (stomion): Nơi gặp nhau của môi trên và môi dưới trên
mặt phẳng dọc giữa.
Điểm môi dưới (labiale inferius): Điểm trước nhất của viền môi dưới
trên đường giữa.
Điểm cằm trước (pogonion): Điểm nhô ra trước nhất của cằm.
Điểm trước-dưới cằm (gnathion): Điểm nằm giữa bờ dưới XHD (giữa
cằm), ngay dưới cằm.
Điểm góc hàm (gonion): Điểm sau nhất và dưới nhất của góc hàm.


10

Hình 2: Các điểm mốc khi đo trực tiếp
Bảng 1: Các chỉ số thường được sử dụng khi đo nhân trắc trực tiếp
STT Các kích thước

Định nghĩa

Ký hiệu

1

Chiều rộng đầu


Khoảng cách giữa hai điểm bên đầu

eu-eu

2

Chiều dài đầu

Khoảng cách giữa điểm sau đầu và điểm
trên gốc mũi

gl-op

3

Chu vi vòng đầu

Chu vi vòng đầu đo qua điểm sau đầu và
điểm trên gốc mũi

cvvđ

4

Chiều rộng mắt

Khoảng cách giữa điểm góc mắt trong
và góc mắt ngoài


ex-en

5

Khoảng cách giữa
hai mắt

Khoảng cách giữa hai điểm góc mắt
trong trái- phải

en-en

6

Chiều rộng mặt

Khoảng cách giữa hai điểm gò má

zy-zy

7

Chiều rộng mũi

Khoảng cách giữa điểm ngoài nhất cánh
mũi trái-phải

al-al

8


Chiều rộng hàm dưới

Khoảng cách giữa hai điểm góc hàm
trái-phải

go-go

9

Chiều rộng miệng

Khoảng cách giữa hai điểm góc miệng
trái-phải

ch-ch

10

Chiều cao trán II

Khoảng cách giữa điểm chân tóc và điểm
lõm mũi trên mặt phẳng dọc giữa

tr-n

11

Chiều cao mặt hình thái


Khoảng cách giữa điểm lõm mũi và

n-gn


11

điểm trước -dưới cằm
12

Chiều dài mũi

Khoảng cách giữa điểm lõm mũi và điểm
dưới mũi trên mặt phẳng dọc giữa

n-sn

13

Chiều dài tai

Khoảng cách giữa điểm cao nhất và thấp
nhất của vành tai

sa-sba

14

Chiều dài môi trên


Khoảng cách giữa điểm dưới mũi và
điểm gian môi

sn-sto

15

Chiều dài môi dưới và
cằm

Khoảng cách giữa điểm gian môi và
điểm trước-dưới cằm

sto-gn

16

Khoảng cách po-pr

Khoảng cách giữa điểm ống tai ngoài và
điểm nhú lợi hàm trên

po-pr

17

Khoảng cách n-pr

Khoảng cách giữa điểm lõm mũi và
điểm nhú lợi hàm trên


n-pr

18

Chiều cao tầng mặt trên

Khoảng cách giữa điểm chân tóc và
điểm trên gốc mũi

tr-gl

19

Chiều cao tầng mặt giữa

Khoảng cách giữa điểm trên gốc mũi và
điểm dưới mũi

gl-sn

20

Chiều cao tầng mặt dưới

Khoảng cách giữa điểm dưới mũi và
điểm trước-dưới cằm

sn-gn


Hình 3. Các chỉ số thường đo trực tiếp


12

Dụng cụ đo: Kết quả đo phụ thuộc rất nhiều vào dụng cụ đo. Đây cũng
là vấn đề chuyên môn nảy sinh nhiều tranh cãi. Tại các Hội nghị Nhân trắc
học Quốc tế, những vấn đề này là tiêu điểm của các cuộc tranh luận, cuối
cùng các nhà nghiên cứu cũng tìm được tiếng nói chung của mình. Nhiều nhà
nhân trắc học đã đồng ý với các thước đo của Martin đề xuất và cải tiến [3]

Hình 4. Bộ thước đo nhân trắc Martin
Nguồn: Rudolf Martin (1962) [3]
Các thước đo này được gọi là bộ thước đo nhân trắc Martin. Ngoài ra,
tuỳ theo mục đích nghiên cứu còn có thêm các thước đo chuyên dụng như
thước đo góc, thước đo độ cong, thước đo bề dầy lớp mỡ dưới da...
Các kích thước và chỉ số đầu mặt [3]:
-

Các kích thước và chỉ số đầu
Để khảo sát hình thái đầu, Martin đo 3 kích thước là chiều dài đầu, chiều
rộng đầu, và chu vi vòng đầu. Trong đó để đánh giá tương quan giữa chiều
rộng và chiều dài đầu ông đã đưa ra chỉ số đầu. Dựa vào chỉ số đầu, ông phân
loại thành những loại đầu khác nhau như: đầu rất ngắn, đầu ngắn, đầu trung
bình, đầu dài và đầu rất dài. Chỉ số đầu càng lớn thì đầu càng ngắn.

-

Các kích thước và chỉ số vùng mặt
Martin phân tích các đặc điểm khuôn mặt dựa vào các kích thước: chiều

rộng mặt, chiều cao mặt, chiều cao mặt hình thái, chiều cao trán vv. và ông


13

đưa ra chỉ số mặt toàn bộ để phân loại thành những loại mặt khác nhau, theo
Martin và Saller, mặt có thể được chia thành 5 loại: mặt rất rộng, mặt rộng, mặt
trung bình, mặt dài, mặt rất dài. Chỉ số mặt toàn bộ càng lớn thì mặt càng dài.
-

Các kích thước và chỉ số mũi
Đặc điểm mũi được đánh giá qua các kích thước chiều rộng mũi, chiều
cao mũi. Martin cũng đưa ra chỉ số mũi để đánh giá hình thái mũi, theo chỉ số
mũi, ông phân loại thành 7 loại mũi là: mũi cực hẹp, rất hẹp, hẹp, trung bình,
rộng, rất rộng và cực rộng. Chỉ số mũi càng lớn thì mũi càng rộng.

-

Độ vẩu
Độ vẩu cũng là một đặc điểm để đánh giá sự khác biệt giữa các chủng
tộc trên thế giới. Nguyên tắc của việc đánh giá độ vẩu là so sánh tương quan
giữa một điểm thuộc xương hàm trên với một điểm thuộc sọ là chuẩn phía
sau. Bằng phương pháp đo trực tiếp, độ vẩu được đánh giá bằng chỉ số vẩu.
Theo Martin, độ vẩu được chia thành các mức độ là: không vẩu, vẩu, rất vẩu.
Chỉ số vẩu càng lớn thì độ vẩu càng cao.
- Kích thước và chỉ số hàm dưới
Chỉ số hàm dưới đánh giá sự tương quan giữa chiều rộng hàm dưới và
chiều rộng mặt, Martin chia hàm thành 3 loại là: hẹp, trung bình và rộng.
Theo đó, chỉ số hàm dưới càng rộng thì hàm càng rộng.



14

II. Phân tích các tỷ lệ và hình dạng khuôn mặt
Dựa vào ba điểm đánh giá khuôn mặt: điểm gốc mũi (nasion), điểm dưới
mũi (sn) và điểm lõm giữa môi dưới và cằm (b). Khuôn mặt hài hoà thì đường
nối 3 điểm này là một đường cong lồi ra ngoài. Còn ở khuôn mặt kém hài hoà
hơn thì đường này là một đường thẳng và ở khuôn mặt không hài hoà thì là
một đường cong lõm vào trong giống như khuôn mặt hình đĩa lõm hay bộ mặt
của phù thuỷ. Khi còn trẻ, khuôn mặt đẹp là khuôn mặt nằm trong một hình
tam giác có đỉnh quay xuống dưới. Khi già đi, đỉnh tam giác sẽ quay lên trên,
má sẽ sệ xuống và tạo thành cạnh của tam giác. Sẽ rất có ích khi chúng ta
khuyến khích bệnh nhân mang ảnh của họ chụp lúc còn trẻ khi đến khám.
Làm như vậy có thể đưa ra một kế hoạch đúng đắn cho quá trình phẫu thuật
để tạo hình lại khuôn mặt lúc trẻ.

Hình 5. đường đỏ: mặt phẳng F,

Hình 6.a Lúc trẻ - hình tam giác ngược

màu xanh: tứ giác Leonardo, màu

xuống dưới; b lúc già hình tam giác quay

xanh: mặt nghiêng

ngược lên trên

Chiều cao mặt thường được đánh giá bằng một hoặc hai phương pháp.
Phương pháp thứ nhất là chia mặt thành 3 tầng mặt bằng nhau (hình 5) như

minh họa của da Vinci. Các phép đo được thực hiện trên đường giữa từ
trichion tới glabella, từ glabella đến subnasale và từ subnasale đến menton.
Phương pháp thứ hai không xét tầng mặt trên bởi vì vị trí của đường chân tóc
thường rất thay đổi. Các phép đo được thực hiện từ nasion tới subnasale và từ
subnasale đến menton. Với phương pháp thứ hai, tầng mặt giữa chiếm 43%
chiều cao và tầng mặt dưới chiếm 57%.


15

Theo nghiên cứu của Werli và cộng sự năm 2003 ở sinh viên trường mỹ
thuật tạo hình Strasbourg, khuôn mặt nam lý tưởng thường thẳng hơn, cằm lồi
hơn trong khi đó những khuôn mặt nữ được thu hút nhất có môi lồi hơn, các
khuôn mặt quá lồi được đánh giá xấu nhất.

Hình 7. Mặt được chia thành năm phần bằng nhau
Celébie và Jerolimov dựa vào mối tương quan giữa ba kích thước ngang
của mặt: chiều rộng giữa 2 xương thái dương (ft-ft), chiều rộng giữa 2 xương
gò má (zy-zy) và chiều rộng hàm dưới (go-go) để xác định hình dạng khuôn
mặt. Theo ông mặt hình vuông nếu go = zy = ft hoặc ft = zy hoặc zy = go, mặt
hình ovale nếu zy > ft và zy > go, mặt hình tam giác nếu ft > zy > go hoặc ft <
zy < go (nếu 2 kích thước chênh nhau khoảng 2mm thì coi như là bằng nhau.
William theo tư thế mặt nghiêng chia khuôn mặt ra làm ba loại bao gồm:
mặt thẳng, mặt nhô, mặt lõm căn cứ vào tương quan giữa mặt phẳng Gl’-Sn
và Sn-Pg’.Theo mặt thẳng được chia ra thành ba loại: Mặt được coi là hình
vuông khi zy-zy = go-go; hình ô van (hình trái xoan) khi zy-zy > go-go mức


16


độ chênh lệch ít; hình tam giác khi zy-zy > go - go sự chênh lệch lớn, đỉnh
tam giác ở dưới.

Hình 8. Cách xác định hình dạng khuôn mặt theo phương
pháp của Celébie và Jerolimov . 1-5: mặt hình vuông, 68: mặt ovale, 9-10: mặt tam giác.


17

Khuôn mặt nhô

Khuôn mặt vuông

Khuôn mặt thẳng

Khuôn mặt tam giác

Khuôn mặt lõm

Khuôn mặt oval

Hình 9. Các dạng khuôn mặt
Nelson đã tập hợp những dấu hiệu nêu rõ mối liên quan hình thái của
cung răng, khuôn mặt và thân răng cửa và gọi đó là bộ ba Nelson.


18

Hình 10. Bộ ba nelson
Leon Williams quan sát thấy đường viền của khuôn mặt khi xoay ngược

có thể tương đối trùng khớp với hình dạng răng cửa giữa hàm trên tạo nên
tính thẩm mỹ cao cho tổng thể khuôn mặt đặc biệt là nụ cười. Thuyết hình học
của ông nói về sự phù hợp của hình dáng khuôn mặt với hình dạng của răng
cửa giữa hàm trên. Mặc dù thuyết này được đưa ra từ đầu thế kỷ 20 nhưng nó
vẫn là thuyết phổ biến nhất được áp dụng khi lựa chọn hình dạng răng của
phục hình thay thế.

Hình 11. Tương quan hình dạng răng và khuôn mặt [29].
Bên cạnh tương quan răng – mặt thì tương quan giữa răng và cung răng
cũng được cân nhắc trong chọn lựa điều trị. Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tương
ứng giữa một cung răng hẹp với răng cửa giữa hàm trên có dạng hình nón,
hay một cung răng dạng vuông với một răng cửa giữa hàm trên có dạng
vuông. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác lại cho rằng mối tương quan này khá
lỏng lẻo, thậm chí nhiều tác giả còn cho rằng hầu như không có sự tương
quan giữa hình thái cung răng và hình dạng của răng cửa giữa hàm trên.


19

Hình 12. Tương quan hình dạng răng cửa với hình dạng cung răng [35].
Trong nhiều nghiên cứu được tiến hành, kết quả cho thấy cung răng và
khuôn mặt có một sự tương quan về hình dạng khá rõ. Nhiều bác sĩ chỉnh nha
coi hình dạng khuôn mặt là một gợi ý để đưa ra lựa chọn hình dạng dây cung
trong điều trị chỉnh nha.
Chỉ số vàng và các tỷ lệ khuôn mặt
Năm 1509, Fra Paccioli di Borgio xuất bản một cuốn sách viết về các tỷ
lệ thẩm mỹ, trong quyển sách này ông ta đã nhấn mạnh đến “chỉ số vàng”.
“Chỉ số vàng” là một tỷ lệ vô tỷ: tỷ lệ giữa phần lớn nhất và phần nhỏ nhất
của hai phần cũng bằng tỷ lệ của cả hai phần đó với phần lớn nhất,
b/a+b=a/b,a

0.618 và đoạn lớn là 1, cả đoạn là 1.618. Núi theo cách khác, nếu chúng ta
chia một đoạn thẳng AC thành hai phần không bằng nhau sao cho tỉ lệ giữa
đoạn nhỏ AB/BC cũng bằng BC/AC: điều này chỉ có thể nếu AB = 0.618 và
BC = 1 (AB/BC=BC/AC= 61.8%). Khi chia như thế chúng ta sẽ được một


20

dãy số sau: 0,618; 1; 1,618; 2,618. Số tiếp theo có thể tính được bằng cách:
nhân hoặc chia cho 1,618 hoặc là cộng hoặc cho tổng của hai số đứng trước
nó (hoặc trừ cho số đứng sau nó).
Qui luật này được nhà toán học Luca Pacioli và hoạ sĩ Leonard De Vinci
mô tả thành một công thức chính xác trong tác phẩm Da Divine Proportione
thời Phục hưng. Và từ đó, tỷ lệ vàng được sử dụng rất nhiều trong hội hoạ,
kiến trúc cũng như là phân tích thẩm mỹ khuôn mặt.

Hình 13. Đầu được xây dựng theo

Hình 14. Khuôn mặt có tỉ lệ xấp xỉ

tỉ lệ vàng của Luca Pacioli
tỷ lệ vàng 61%-62.1%
Ricketts năm 1982 đã tiến hành một nghiên cứu trên 10 khuôn mặt người
mẫu có các chủng tộc khác nhau trên ảnh thẳng kết quả nhận thấy có các tỷ lệ
vàng giữa chiều rộng mũi và miệng, miệng và mắt, giữa 2 mắt và chiều rộng
mặt [29].


21


Hình 15. có tỷ lệ vàng
giữa các phép đo 2 và 4,
3 và 5, 5 và 8, 6 và 7…

Nhìn nghiêng Rickett và Baud cũng tìm thấy trên các khuôn mặt hài hòa
cũng có các kích thược theo tỷ lệ vàng.

Hình 16. Khuôn mặt nhìn nghiêng

Hình 17. Theo Baud Tỷ lệ III/(I+II)

có các kích thước theo tỷ lệ vàng

và (I+II)/(I+II+III) là 62% tức

theo Ricketts

khoảng 61,8%.


22

III. Đánh giá về thẩm mỹ khuân mặt
Tiêu chuẩn tân cổ điển
Một phong trào trí thức ở châu Âu cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII
được khởi xướng bởi những cá nhân xuất chúng, những người đã nhấn mạnh tri
thức khoa học thay thế cho những lý lẽ giáo điều, lý do dẫn đến sự bắt đầu thay
đổi những tư tưởng mê tín tồn tại trước đó hàng thế kỷ. Trường phái tân cổ điển
ở châu Âu, bắt nguồn từ La Mã, giữa thế kỷ XVIII, đặc trưng bởi sự hồi sinh
vào các tiêu chuẩn cổ điển từ thời kỳ Hy Lạp-La Mã. Giai đoạn này viết

nhiều về các khái niệm về cái đẹp trong quan hệ với các ý tưởng trừu tượng
của tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, một vài nghệ sĩ của thời đại này cũng bắt đầu
xem xét lại tiêu chuẩn cổ điển và những tiêu chuẩn của thời kỳ Phục Hưng,
tạo nên tiêu chuẩn tân cổ điển. Hầu hết những tiêu chuẩn này là sự kết hợp
tính cổ điển và những quan điểm, nguyên tắc của thời kỳ Phục Hưng.
Để định nghĩa tiêu chuẩn tân cổ điển, các học viện nghệ thuật ở thế kỷ
XVII đã bắt đầu đo đạc các bức tượng Hy Lạp-La Mã cổ đại để tìm kiếm
công thức của vẻ đẹp cổ điển. Những nghệ sĩ này tìm kiếm mọi mối liên hệ
giữa các tỉ lệ mà họ có thể tìm thấy. Nhà điêu khắc người Pháp Gérard
Audran (1640-1703) đã nghiên cứu ở La Mã trong khoảng 3 năm và viết
một cuốn sách về tỉ lệ trên cơ thể người với tựa đề “Les Proportions du
Corps Humain mesurés sur les plus belles fgures de l’Antiquité (1683)”
dựa trên mối liên hệ giữa các tỉ lệ trên các bức tượng cổ đại. Cuốn sách đã
nghiên cứu trong các học viện nghệ thuật châu Âu trong suốt thế kỷ XVII
và XIX, trong nỗ lực tìm kiếm vẻ đẹp lý tưởng.
Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm này bắt đầu thực sự trở nên khoa học hơn
với sự đóng góp của nhà điêu khắc người Đức Johann Gottfried Schadow
(1764-1850). Ông rất thích nghiên cứu các bức tượng cổ đại, đặc biệt là các
tác phẩm của Polycleitos, chưa dừng lại ở đó, ông cũng nghiên cứu đo đạc
trên cơ thể người, đặt nền móng cho Nhân trắc học ngày nay. Trong giai
đoạn này và xa hơn nữa, dù không nghiên cứu về các tỉ lệ trên khuôn mặt


23

nhưng có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hiểu biết về phức hợp sọ mặt –
craniometry (phép đo sọ), khoa học nghiên cứu về sọ người.
Nhân trắc học hiện đại, Leslie G Farkas (1915 - 2008) được cho là cha
đẻ của nhân trắc học sọ mặt hiện đại, cũng rất chú tâm nghiên cứu về thẩm
mỹ khuôn mặt, trong đó nổi bật là các nghiên cứu về các chuẩn tân cổ điển, ở

người châu Âu, châu Mỹ cũng như châu Á [17].
Trong nghiên cứu này chúng tôi đo đạc so sánh các tỷ lệ dựa theo chuẩn
tân cổ điển gồm các tiêu chuẩn sau:


Chiều cao ba tầng mặt bằng nhau.



Chiều dài mũi bằng chiều dài tai.



Khoảng gian góc mắt trong bằng chiều rộng mũi.



Khoảng gian góc mắt trong bằng chiều rộng mắt.



Chiều rộng mũi bằng 2/3 chiều rộng miệng.



Chiều rộng mũi bằng 1/4 khoảng gian gò má.



Chiều dài mũi bằng 0,43 khoảng cách từ chỗ lõm nhất mũi đến điểm nằm

giữa bờ dưới xương hàm dưới.



Khoảng cách từ mũi đến góc mép ngoài bằng khoảng cách từ góc mép ngoài
đến đồng tử.


24

Hình 18. Một số chuẩn tân cổ điển [4]


25

KẾT LUẬN
Đánh gía đặc điểm hình thái nhân trắc đầu-mặt bằng phương pháp đo
trực tiếp là một phương pháp đã có từ lâu đời.
Đây là một phương pháp có ưu điẻm rẻ tiền, dễ tiến hành, tuy nhiên
người tiến hành phải nắm vững về các điểm mốc cũng như kỹ năng thuần
thục thì mới hạn chế được cái sai số.
Tuy đã có từ rất lâu đời và hiện đã có các phương pháp đo gián tiếp hiện
đại, thì, phương pháp đo trực tiếp vẫn có giá trị của nó, đặc biêj là trong phân
tích thẩm mỹ khuôn mặt với việc có thể đưa ra được các chuẩn tân cổ điển