Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu tinh trùng ở người nam giới trong các cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.72 KB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của
các Thầy - Cô, các anh chị kỹ thuật viên trong Bộ môn Y sinh học - Di truyền
và bệnh nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PSG. TS. Trần Đức Phấn - Chủ
nhiệm bộ môn Y sinh hoc - Di truyền - Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn, nghiêm khắc dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới các anh, chị, bạn bè và gia
đình đã chia sẻ những khó khăn, động viên khích lệ và giúp đỡ tôi để tôi có
được kết quả ngày hôm nay.
Bản khóa luận này được hoàn thành với sự nỗ lực hết sức của người
viết, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong muốn nhận được
những ý kiến chỉ bảo quý báu của các Thầy - Cô để bản khóa luận này được
hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 2011
Vũ Thị Hồng Luyến
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả khóa luận
Vũ Thị Hồng Luyến
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. TNSS: Thiểu năng sinh sản
2. GIFT: Chuyển phôi và vòi trứng (Gamete intra fallopian transfer)
3. ICSI: Tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn
(Intracytoplasmic sperm injection)
4. IUI: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intra-
Uterine Insemination).
5. IVF: Thụ tinh trong ống nghiệm (Invitro Fertilization)
6. WHO: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có một tồn tại khách quan vừa mang tính xã hội, nhưng chưa được xã
hội quan tâm thật đúng mức là: Bên cạnh những gia đình đẻ nhiều vẫn còn có
những gia đình không sinh được con. Theo quan điểm của Tổ chức y tế thế
giới, quyền được sinh sản là quyền bình đẳng của mỗi con người. Đặc biệt là
ở nước ta, hệ tư tưởng Á Đông đòi hỏi việc sinh con nối dõi tông đường vẫn
còn rất đậm trong mỗi gia đình. Ở Việt Nam có hàng triệu con người đang
phải chịu áp lực từ gia đình và xã hội vì không thể sinh con.
Những cặp vợ chồng không thể sinh con được có thể bị vô sinh
(sterility), hoặc có thiểu năng sinh sản (infertility) (TNSS).

Những cặp vợ chồng vô sinh là trường hợp hoặc vợ, hoặc chồng, hoặc cả
hai không có tuyến sinh dục hoặc tuyến sinh dục không có tế bào sinh dục.
Những cặp vợ chồng TNSS là trường hợp người vợ và người chồng đều
có tuyến sinh dục, nhưng vì lí do nào đó chức năng sinh sản không được tốt
như người bình thường, cần có sự can thiệp của y tế [3],[4].
Tỉ lệ TNSS theo thống kê trên thế giới xấp xỉ 15% [8],[2]. Ở Việt Nam,
theo những số liệu điều tra dân số, tỉ lệ này vào khoảng 7-10% ở những cặp
vợ chồng độ tuổi sinh đẻ .Trong các cặp vợ chồng TNSS thì nguyên nhân do
nam giới chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50% [30]. Điều đó cho thấy việc chẩn đoán và
điều trị TNSS là một vấn đề lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Đối với TNSS ở nam giới, nguyên nhân phổ biến nhất là sự bất thường
về tinh dịch, trong đó chủ yếu là những bất thường về số lượng và chất lượng
tinh trùng [1], [2]. Hình thái tinh trùng là yếu tố cơ bản và quan trọng, không
thể thiếu trong phân tích mẫu tinh dịch, để đánh giá chức năng tinh trùng, góp
phần tiên lượng và đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp [2].
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
1
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây lĩnh vực nam học đã bắt đầu phát
triển. Một số công trình khoa học đã đưa ra tỉ lệ nguyên nhân TNSS ở nam
giới, được phân tích theo từng vấn đề như tinh dịch đồ, nội tiết… Tuy nhiên
cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu sâu nào đề cập tới đặc điểm hình
thái đầu tinh trùng và mối liên quan với các thông số khác trong tinh dịch
như: mật độ, khả năng di động…
Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn góp phần vào công tác
chăm sóc sức khỏe nói chung, cho nam giới nói riêng đặc biệt là vấn đề chẩn
đoán và điều trị TNSS ở nam giới, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm hình thái đầu tinh trùng ở người nam giới trong các cặp vợ chồng
thiểu năng sinh sản”.
Mục tiêu của đề tài là:

1. Xác định đặc điểm hình thái đầu tinh trùng ở những người
nam giới TNSS.
2. Bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm hình thái đầu tinh
trùng với tuổi, nghề nghiệp và một số thông số của tinh dịch đồ.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
2
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cấu tạo hình thái và quá trình sinh tinh trùng người
1.1.1 Hình thái tinh trùng bình thường
Tính đa dạng của tinh trùng người gây không ít khó khăn để nhận dạng và
phân loại chúng. Quan sát có lựa chọn những tinh trùng tồn tại ở đường sinh
dục nữ (đặc biệt là niêm dịch cổ tử cung sau giao hợp) (WHO 1992, 1999)
[49],[50] hoặc tinh trùng trên bề mặt của vùng trong suốt (của noãn bào)
(WHO 1999) [50] đã giúp cho việc xác định hình thể của tinh trùng bình
thường. Việc phân loại hình thái tinh trùng người thường được thực hiện dưới
kính hiển vi trường sáng ở các phiến đồ tinh dịch đã được cố định và nhuộm
màu, hoặc ở các mẫu tinh dịch ướt dưới kính hiển vi tương phản pha có chất
lượng cao (WHO-1992) [49]
1.1.1.1 Cấu tạo vi thể
Tinh trùng là tế bào có đuôi dài. Nhờ có đuôi, tinh trùng có thể di động
trong môi trường thích hợp (âm đạo, tử cung, vòi trứng) với tốc độ di động từ
2 - 4 mm/phút.
Một tinh trùng được coi là bình thường về hình thái: đầu, cổ, đoạn trung
gian và đuôi tinh trùng phải trong giới hạn bình thường (WHO 1999) [50].
- Đầu: hình bầu dục, hơi dẹt (khi nhìn mặt bên), có chiều dài từ 4-5 μm,
rộng 2 μm. Khu vực chứa nhân nằm ở đoạn sau phình to, bắt màu đậm trên
tiêu bản nhuộm màu. Phía trước đầu là túi cực đầu, bắt màu nhạt. Túi cực đầu
chiếm 40-70% diện tích vùng đầu. Đầu tinh trùng có thể có không bào. Tuy

nhiên, chỉ coi tinh trùng bình thường khi không bào < 20% vùng đầu.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
3
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
- Cổ: Là đoạn ngắn, hẹp, gắn thẳng với trục đầu.
- Đoạn trung gian: Tiếp nối với đoạn cổ, chiều này khoảng 1μm, có bao
ti thể. Cổ và đoạn trung gian được định ranh giới với đuôi bởi vòng Zensen,
đây là nơi màng bào tương dày lên. Chiều dài của cổ và đoạn trung gian gấp
1,5 lần chiều dài đầu.
- Đuôi gồm hai đoạn: Đoạn chính và đoạn cuối. Đoạn chính dài khoảng
45μm, thẳng, thon, nhỏ hơn phần cổ, không cuộn. Đuôi có một dây trục nằm
ở trung tâm, vây quanh bởi một bao sợi xơ và bọc ngoài bởi màng tế bào. Ở
đoạn cuối, đuôi vuốt nhỏ lại chỉ gồm dây trục ở giữa và bọc ngoài bởi màng tế
bào.
Tinh trùng có thể có bào tương. Thường bào tương nằm ở phần cổ và
đoạn trung gian của tinh trùng, cũng có khi nằm ở đuôi. Diện tích bào tương
bình thường <1/3 diện tích đầu.
Tinh trùng bình thường có chiều dài từ 50-60μm
Hình 1: Cấu tạo vi thể tinh trùng người.
1.1.1.2 Cấu tạo siêu vi
Đầu tinh trùng có chứa nhân nằm sát đoạn cổ, 2/3 trước của nhân được
chụp bởi túi cực đầu. Túi cực đầu chiếm phần lớn bào tương ở phía trước đầu
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
4
Đoạn trung gian
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
tinh trùng. Thành túi cực đầu có cấu tạo màng kép gồm 2 lá: lá ngoài và lá
trong, trong lòng có chứa nhiều enzym có vai trò quan trọng trong phản ứng
cực đầu: hyaluronidase, neuramidase, arysulfatase và protease. Những
enzyme này có tác dụng tiêu hủy màng trong suốt của trứng. Ở lá ngoài của

túi cực đầu và phần bào tương phía trước lá này có tồn tại một loại protein đặc
hiệu: protein gắn vào noãn nguyên phát (primary egg binding protein) có tác
dụng kết dính giữa đầu tinh trùng với màng trong suốt bọc noãn. Ở lá trong
của túi cực đầu có một loại protein đặc hiệu khác: protein gắn vào noãn thứ
phát (secondary egg binding protein) có tác dụng gắn màng kép của túi cực
đầu với màng trong suốt bọc noãn khi lớp bào tương mỏng ở phía trước túi
cực đầu đã bị tiêu hủy và lá ngoài của túi cực đầu bị rách trong quá trình tiếp
xúc với màng trong suốt. Những protein này mang tính đặc hiệu cho loài, do
đó sự gắn kết giữa tinh trùng và màng trong suốt của noãn chỉ xảy ra ở động
vật cùng loài [5].
Cổ tinh trùng là đoạn ngắn, gắn giữa đầu với đoạn trung gian. Ở đoạn cổ
có tấm đáy, hố cắm, tiểu thể trung tâm và 9 cột chia đoạn xếp thành hình ống.
Dây trục nằm ở chính giữa cổ chạy suốt từ cổ đến chỗ tận cùng của đuôi. Có 9
sợi đặc nối tiếp với 9 cột chia đoạn và tiến về phía đuôi tinh trùng. Những ti
thể hình que dài, xếp thành một hàng nằm ở phía bên ngoài và song song với
cột chia đoạn ở đoạn trên cổ và sợi đặc ở đoạn đuôi [5],[26].
Đoạn trung gian có dây trục ở chính giữa, 9 sợi đặc bao xung quanh. Bao
ti thể được cấu tạo bởi những ti thể xếp với nhau theo kiểu xoáy ốc, cuốn
quanh dây trục, được bọc bởi màng tế bào [5],[26].
Ở ranh giới giữa đoạn trung gian và đuôi, màng tế bào dày lên tạo thành
một vòng đặc gọi là vòng Zensen [5].
Đoạn chính của đuôi từ trung tâm ra ngoại vi được cấu tạo bởi [5],[14],[26]:
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
5
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Dây trục: Trên thiết đồ cắt ngang, dây trục được cấu tạo bởi một đôi ống
trung tâm và 9 nhóm ống ngoại vi xếp thành hình vòng 9 sợi đặc.
Bao xơ: Cấu tạo bởi xơ xoắn lại với nhau, hai bên dày lên tạo thành
hai cột dọc. Càng về phía đuôi thon lại, chỉ gồm dây trục bọc ngoài bởi
màng tế bào.

1.1.2 Quá trình sinh tinh trùng
Tinh trùng được tạo ra từ các tế bào sinh tinh, nằm trong các ống sinh
tinh thuộc hai tinh hoàn.
1.1.2.1. Ống sinh tinh
Tinh hoàn được bọc ngoài bởi màng trắng, từ màng trắng phát sinh
những vách xơ tiến sâu vào tinh hoàn, ngăn tinh hoàn thành những tiểu thùy.
Mỗi tiểu thùy chứa 3-4 ống sinh tinh. Ống sinh tinh là loại ống hình quai xoắn
không chia nhánh, hai đầu mở vào lưới tinh. Mỗi ống sinh tinh có đường kính từ
150-200μm, dài khoảng 30-70 cm. Từ ngoài vào trong, thành ống sinh tinh có
chứa vài hàng tế bào sợi sát với màng đáy. Biểu mô tinh cách vỏ xơ bởi màng
đáy. Mô liên kết nằm xen kẽ giữa các ống sinh tinh chứa tuyến kẽ gồm các mạnh
máu và các tế bào kẽ tổng hợp và chế tiết hormone testosterone [5],[26].
1.1.2.2. Biểu mô tinh và quá trình sinh tinh trùng
- Biểu mô tinh:
Biểu mô tinh là biểu mô tầng gồm hai loại tế bào: Tế bào Sertoli và tế
bào dòng tinh.
Tế bào Sertoli là những tế bào lớn, sáng màu, nhân nằm gần màng đáy.
Dưới kính hiển vi quang học ranh giới giữa tế bào Sertoli và các tế bào xung
quanh không phân biệt rõ. Dưới kính hiển vi điện tử cho thấy giữa các tế bào
Sertoli nằm cạnh nhau có các phức hợp liên kết. Những phức hợp liên kết này
ngăn những khoảng gian bào trong biểu mô tinh thành hai ngăn: ngăn ngoài
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
6
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
nằm giáp với màng đáy chứa những tế bào dòng tinh chưa tiến triển (tinh
nguyên bào), ngăn bên trong chứa những tế bào dòng tinh đang tiến triển. Ở
tinh hoàn có hàng rào máu- tinh hoàn. Cơ sở cấu trúc của hàng rào máu- mô
này là những mối liên kết dải bịt (occoluding junctions) giữa các tế bào
Sertoli. Các mao mạch máu ở tinh hoàn thuộc loại mao mạch máu có cửa sổ,
chúng cho phép các chất có phân tử lượng lớn đi qua và chỉ có thể tới được

ngăn ngoài của biểu mô tinh hoàn, nhưng bị ngăn lại bởi các dải bịt giữa các
tế bào Sertoli. Ý nghĩa quan trọng của hàng rào máu-mô này là bảo vệ cho các
tế bào dòng tinh đang phát triển và biệt hóa thành tinh trùng ở ngăn bên trong
hướng về lòng ống của biểu mô tinh [13],[26].
Ngoài chức năng cấu tạo nên hàng rào máu- tinh hoàn, các tế bào Sertoli
còn có chức năng bảo vệ, vận chuyển các tế bào dòng tinh, tổng hợp và bài
xuất một số chất tham gia vào điều tiết quá trình sinh tinh [5].
Các tế bào dòng tinh là những tế bào có khả năng sinh sản, biệt hóa, tiến
tiển để tạo ra các tế bào dòng tinh và tinh trùng. Các tế bào dòng tinh bao
gồm: tinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tiền tinh trùng và tinh trùng.

Hình 2: Cơ quan sinh dục nam.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
7
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Tinh nguyên bào: Là tế bào đầu dòng tinh, có kích thước nhỏ (9 - 15
µm), nằm sát màng đáy của biểu mô tinh, ở ngăn ngoài của biểu mô tinh.
Tinh bào 1: Là tế bào lớn, đường kính khoảng 25μm, cách màng đáy bởi
một hàng tinh nguyên bào, có bộ nhiễm sắc thể 2n. Tinh bào 1 có nhân hình
cầu, cá bào quan khác khá phong phú.
Tinh bào 2: Có kích thước nhỏ, gồm hai loại: Một loại mang NST X, một
loại mang NST Y. Trên tiêu bản mô học của tinh hoàn hầu như không tìm
thấy tinh bào 2 bởi tinh bào 2 ngay sau khi hình thành đã bước vào lần phân
chia thứ 2 của quá trình giảm phân để tạo tiền tinh trùng.
Tiền tinh trùng: Nằm gần lòng ống sinh tinh, có hình hơi dài, nhân sáng,
bào tương có các bào quan: Bộ Golgi, ti thể. Tiền tinh trùng qua một quá trình
biệt hóa phức tạp để tạo thành tinh trùng.
- Quá trình sinh tinh trùng.
Ở biểu mô tinh của người trưởng thành thường xuyên diễn ra quá trình
sinh tinh trùng, tế bào giao tử đực có thể nhiễm sắc đơn bội (n=22+X) hoặc

(n=22+Y). Quá trình sinh tinh trùng trải qua một loạt các thời kì kế tiếp nhau:
Tạo tinh bào, phân bào giảm nhiễm và tạo tinh trùng [44].
Ở thời kì tạo tinh bào, tinh nguyên bào (2n= 44+XY) trải qua nhiều lần
gián phân để sinh ra các tinh nguyên bào khác và các tế bào sẽ biệt hóa để trở
thành tinh bào 1 (2n=44+XY). Ở người, có thể nhận biết 3 loại tinh nguyên
bào căn cứ vào đặc điểm nhân và bào tương của chúng, đó là : tinh nguyên
bào loại A sẫm màu ( Ad-typ A dark), tinh nguyên bào loại A nhạt màu (Ap-
the typ A pale) và tinh nguyên bào loại B. Như vậy, tinh nguyên bào Ad là
những tế bào nguồn của các tế bào dòng tinh, chúng thực hiện gián phân
nhiều lần để sinh ra các tinh nguyên bào Ad khác và các tế bào Ap. Tinh
nguyên bào Ap tiếp tục gián phân qua các tinh nguyên bào trung gian để trở
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
8
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
thành tinh nguyên bào loại B. Tinh nguyên bào loại B tiếp tục gián phân sinh
ra các tế bào loại B khác và trở thành tinh bào 1. Tinh bào 1 hình thành, đánh
dấu sự kết thúc thời kì tạo tinh bào [14].
Thời kì phân bào giảm nhiễm: ngay sau khi hình thành, tinh bào 1 đã
hoàn thành việc sao chép để nhân đôi số lượng ADN (4n ADN). Tinh bào 1
bước ngay vào kì đầu của sự phân chia lần thứ nhất để trưởng thành, kéo dài
khoảng 22 ngày (qua các giai đoạn: sợi mỏng, sợi gióng đôi, sợi dày, sợi đôi
và đạt tới giai đoạn hướng cực). Vì tinh bào 1 mang hai thể nhiễm sắc X và Y
đã kết đôi, khi phân ly sẽ phân bố cho hai tinh bào 2. Kết quả của lần giảm
phân thứ nhất là tạo ra tinh bào 2, kích thước nhỏ, có 23 NST (n= 22+X hoặc
n=22+Y). Vừa được hình thành, tinh bào 2 lập tức hoàn thành lần phân chia
thứ 2 để trưởng thành: Mỗi tinh bào 2 sinh ra hai tiền tinh trùng ( n=22+X và
n=22+Y) [5]
Ở thời kì tạo tinh trùng, diễn ra quá trình của các tiền tinh trùng chuyển
dạng thành tinh trùng. Quá trình nay gồm 4 giai đoạn, xảy ra khi các tiền tinh
trùng đang được vùi trong các khoảng trống ở mặt tự do phía lòng ống sinh

tinh của các tế bào Sertoli [26].
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
9
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Hình 3: Quá trình tạo tinh trùng.
Giai đoạn Golgi: Xuất hiện những hạt trong những túi của bộ Golgi (hạt
này có phản ứng PAS (Periodic Acid Schiff) dương tính- còn gọi là hạt tiền
cực đầu). Sau đó những túi của bộ Golgi hợp với nhau tạo thành một túi duy
nhất gọi là không bào cực đầu, túi này nằm ngay ở cực trước của nhân và là
dấu hiệu để xác định cực trước của tinh trùng [14].
Giai đoạn mũ: Không bào cực đầu dần dần trải rộng ở cực trên của nhân,
những hạt tiền cực đầu trở thành một chất đồng nhất. Lúc này không bào cực
đầu trở thành một túi bao phủ nửa trước của nhân, gồm có hai lá: lá ngoài và
lá trong. Ở nơi tiếp giáp với túi cực đầu, màng nhân dày lên, chất nhiễm sắc
đậm đặc hơn [14].
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
10
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Giai đoạn túi cực đầu: Nhân dẹt lại, dài ra, cực trước nhân được che phủ
bởi túi cực đầu. Bào tương ở phía đầu chuyển dần về phía sau. Hai trung thể
chuyển tới cực sau (đối diện với cực trước của tinh trung). Trung thể ở phía
ngoài, thẳng góc với màng bào tương tế bào sẽ phát triển dài ra tạo nên phức
hợp trục của đuôi tinh trùng. Ti thể cũng di chuyển dần về phía sau: Ở đoạn
tương ứng với cổ tinh trùng, ti thể thưa thớt, xếp song song với dây trục, ở
đoạn bào tương xa hơn, ti thể nối tiếp với nhau tạo thành vòng xoắn cuốn
quanh dây trục gọi là bao ti thể [14].
Giai đoạn trưởng thành: Các mảnh bào tương tạo thành những khối nhỏ,
thường ở cổ và đoạn trung gian phình lên gọi là giọt bào tương. Giọt bào
tương này sau đó rụng đi và được tế bào Sertoli thực bào [14].
Giới hạn giữa đoạn trung gian và đuôi màng bào tương dày lên, tạo

thành vòng Zensen.
Tinh trùng non sau đó tách khỏi bề mặt tế bào Sertoli và nằm tự do trong
lòng ống sinh tinh, đánh dấu sự kết thúc của quá trình sinh tinh trùng. Tinh
trùng non ( tế bào sinh dục đực chưa trưởng thành) sau đó được hoàn thiện
dần về cấu trúc và chức năng khi chúng đi qua các đoạn của đường dẫn tinh
[5], [14].
Quá trình sinh tinh trùng từ tinh nguyên bào loại Ad để thành tinh trùng
non dài khoảng 70 ngày.
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh trùng
Nội tiết:
Các hormone có ảnh hưởng đến sự sinh tinh trùng được chia ra các
nhóm:
Nhóm hormone điều khiển quá trình sinh tinh:
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
11
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
- FSH (Follicle Stimulating Hormon) tác động vào tế bào Sertoli, kích
thích tế bào Sertoli tổng hợp và bài xuất: transferin tinh hoàn, protein gắn vào
androgen và một loại peptit dạng LH-RH (Luiteinizing Hormon- Releasing
Hormon) và Inhibin [30].
- LH (Luiteinizing Hormon) tác động vào tế bào Leydig, kích thích
chúng sản xuất testosterol [6].
- Prolactin làm giảm khả năng tích lũy ester cholesteron (một tiền sản
phẩm của testosterol của tế bào Leydig [5].
Nhóm hormone có tác dụng phản hồi ngược tới tuyến yên và vùng dưới
đồi như testosterol, inhibin [6],[31]. Lượng LH tiết ra chịu ảnh hưởng của
nồng độ testosterol, sự chế tiết FSH chịu ảnh hưởng bởi inhibin. Với nồng độ
cao các hormone này sẽ ức chế sự sản sinh LH và FSH [6], [31] (đó là nguyên
nhân WHO đã cấm dùng testosterol trong điều trị vô sinh nam).
Ngoài ra, sự hoạt động của tinh hoàn còn phụ thuộc và gonadotropin và

các hormone khác (hormone kích tế bào Leydig: ICSH- Intertial Cell
Stimulating Hormon) [5].
Yếu tố di truyền:
Một số gen nằm trên đoạn dài của NST Y qui định quá trình sinh tinh
[17]. Các rối loạn NST có thể gặp trong hội chứng Klinfelter, hội chứng
Tuner nam.
Dinh dưỡng:
Sự tạo tinh trùng đòi hỏi cung cấp đủ về chất và lượng các protein thích
hợp. Thiếu vitamin A gây thoái hóa tinh trùng. Thiếu vitamin E gây tổn
thương tinh trùng [5].
Nhiệt độ:
Nhiệt độ cao gây chết tinh trùng, không thích hợp cho quá trình sinh tinh.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
12
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Tác động của nhiệt độ có thể từ bên ngoài như nơi làm việc, nơi ở quá nóng
hoặc bên trong như sốt, bệnh tăng chuyển hóa, tinh hoàn không xuống bìu…
thường dẫn đến vô sinh [5],[6],[7].
Các tia [5]:
Các tia, đặc biệt là các tia song ngắn có thể ảnh hưởng tới số lượng và
chất lượng tinh trùng.
Các hóa chất và kim loại nặng:
- Các hóa chất có thể gây bất thường hình thái tinh trùng như: chì,
carbondisulphide, organophosphate, DDT, dibromochloropropan, cadmium,
boric acid, mercury.
- Một số loại thuốc: salazopyrin, phenintoin, colchidin, cimetidin,
nitrofurantoin có thể làm giảm số lượng tinh trùng. Một số thuốc dùng để điều
trị ung thư như cyclophosphamid có thể gây vô sinh vĩnh viễn khi dùng liều
lượng lớn [6].
- Các chất gây nghiện: Rượu, cocain, thuốc lá [5],[6]. Morphin và

heroin có thể làm giảm chế tiết FSH, LH gây vô sinh [6].
Tiếng ồn:
Tiếng ồn cường độ cao có ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng
Sự phát triển của công nghiệp, sự ô nhiễm môi trường:
Sự phát triển của công nghiệp, sự ô nhiễm môi trường cũng góp phần
làm chất lượng tinh dịch suy giảm và ức chế khả năng sinh tinh [45].
Sự cấp máu cho tinh hoàn:
Quá trình biệt hóa và tiến triển của tế bào dòng tinh đòi hỏi tinh hoàn
phải được cung cấp máu đầy đủ. Khi động mạch tinh bị tổn thương hoặc
xoắn, các ống sinh tinh sẽ hoại tử hoặc teo đi [5]. Một số yếu tố khác ảnh
hưởng tới chất lượng tinh dịch [6]: Tắc ống dẫn tinh, rối loạn chức năng có
tuyến phụ trợ, các viêm nhiễm đường sinh dục…
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
13
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
1.2 Tình hình nghiên về thiểu năng sinh sản trên thế giới và trong nước
1.2.1 Thiểu năng sinh sản
Những cặp vợ chồng không sinh con được có thể bị vô sinh (sterility)
hoặc TNSS (infertility). Những cặp vợ chồng vô sinh là trường hợp hoặc vơ,
hoặc chồng, hoặc cả hai không có tuyến sinh dục hoặc tuyến sinh dục không
có tế bào sinh dục. Những cặp vợ chồng TNSS là trường hợp người vợ và
người chồng đều có tuyến sinh dục nhưng vì lí do nào đó chức năng sinh sản
không được tốt như người bình thường, cần có sự can thiệp của y tế [3], [4].
Lee và cộng sự (1997) nghiên cứu trên 717 cặp vợ chồng TNSS thấy tỉ lệ
TNSS nguyên phát là 78%, TNSS thứ phát là 22% . Hull M.G. và cộng sự
(1985), Templeton và cộng sự (1991), khi thống kê ở quần thể những người
TNSS đến khám và điều trị cho thấy tỉ lệ TNSS nguyên phát chiểm khoảng
67-71%, TNSS chiếm 29-33%. Ngược lại, Larsen và cộng sự (2000) khi
nghiên cứu ở 10 trong số 28 quốc gia Châu Phi đã công bố tỉ lệ TNSS thứ
phát thì cao hơn nhiều.

Ở Việt Nam, Phan Văn Quý khi thống kê các cặp TNSS đến khám và
điều trị cũng cho kết quả số cặp TNSS nguyên phát là 84,5%, TNSS thứ phát
là 15,5%. Phan Hoài Trung (2003) khi thống kê các cặp TNSS đến khám và
điều trị cũng thấy tỉ lệ TNSS nguyên phát là 80,18%, TNSS thứ phát là
19,82%. Trần Xuân Dung (2000) lại công bố con số ngược lại, tỉ lệ TNSS
nguyên phát là 1,4%, tỉ lệ TNSS thứ phát chiếm đến 13,4% các cặp vợ chồng
ở lứa tuổi sinh đẻ (như vậy là tỉ lệ TNSS thứ phát cao hơn nhiều so với
nguyên phát) [10].
Về tỉ lệ TNSS, các tác giả nghiên cứu ở các nơi khác nhau công bố các
con số khác nhau, tỉ lệ này còn phụ thuộc vào từng thời điểm, cùng một nước,
ở các thời điểm khác nhau tỉ lệ TNSS cũng khác.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
14
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Nares S. (1995) điều tra ở các cặp vợ chồng đã có con thấy khi muốn có
con 85% sinh con trong năm đầu, 10% trong năm thứ 2 và 5% trong năm thứ
3. Điều này tương ứng với xác suất có thai mỗi tháng là 15% [25]. Theo Tan
S. L. (1999), với những cặp vợ chồng trẻ không dùng các biện pháp tránh
thai, khả năng có thai là 25-36% cho một chu kì kinh
Theo Tan S. L. (1999) [17], tỉ lệ TNSS ở các nước nói chung khá cao, tỉ
lệ này có sự khác nhau tùy theo từng nơi. Tỉ lệ chung cho các nước tính ở thời
điểm 1991 là khoảng 10-18%, có nơi đặc biệt lên tới 40% các cặp vợ chồng
là TNSS, tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng. Ở những cặp TNSS, cơ hội có
khả năng có thai trong một chu kì kinh là dưới 5%.
Ở Pháp cứ khoảng 6 cặp vợ chồng lại có 1 cặp có vấn đề về khả năng có
thai [10].
Ở Việt Nam, cũng đã có một số công bố về tỉ lệ vô sinh, các nghiên cứu
cho thấy, tỉ lệ TNSS có xu hướng tăng. Năm 1980 cho thấy tỉ lệ TNSS ở Việt
Nam là 7-10% các cặp vợ chồng trong lứa tuổi sinh đẻ, số liệu điều tra dân số
năm 1982, tỉ lệ TNSS ở Việt Nam là 13%. Theo Trần Thị Phương Mai (2000)

[11] tỉ lệ TNSS ở Việt Nam là 10%, tỉ lệ này theo Phan Văn Quyền năm 2010
là 10-15%.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Phượng tỉ lệ TNSS ở Việt Nam ngày càng tăng có
thể co phụ nữ ngày nay lập gia đình muộn hơn, trong khi tuổi có thai dễ nhất là
từ 20 - 24, lí do thứ hai liên quan đến vấn đề vệ sinh, việc sử dụng hóa chất và
ô nhiễm môi trường làm cho phụ nữ Việt Nam hay bị viêm nhiễm đường sinh
dục, viêm đường sinh dục ở nữ thường tiến triển tiềm tàng qua thời gian, viêm
nhiễm dễ lan lên vòi trứng làm tắc vòi trứng gây bệnh.
1.2.2. Thiểu năng sinh sản ở nam giới
Theo Bensey và cộng sự (1979), trong những cặp vợ chồng TNSS,
nguyên nhân do nam chiếm khoảng 49,4%. Theo Mark Sigman tỉ lệ do nam
giới gần 50%.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
15
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Năm 1981 Mathews T., Mati J. K., Fomula J. N. đã nghiên cứu trong 2
năm trên 397 trường hợp tại Nairobi-Kenya cho thấy nguyên nhân trực tiếp
do người chồng là 26,7%, kết hợp cả hai giới là 27%, không xác định được
nguyên nhân là 9,57% mà theo khuynh hướng thế giới hiện nay những trường
hợp chưa rõ nguyên nhân được xếp loại vào nhóm nguyên nhân nam giới.
Theo Lee Hy trong 717 trường hợp TNSS ở nam giới thì nguyên phát
chiếm tỉ lệ 78%, thứ phát chiếm tỉ lệ 22%.
Theo Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự, nghiên cứu trên 1000 trường hợp
TNSS trong các năm 1993-1997 tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh thấy, tỉ
lệ TNSS nữ chiếm 54%, TNSS do nam chiếm 36%, chưa rõ nguyên nhân
chiếm 10% [10].
Theo Ngô Gia Hy, TNSS do người chồng chiếm khoảng 40%, do vợ
50%, do cả hai là 10% [9].
Nguyễn Thị Xiêm, Ngô Phương Lan công bố, TNSS do nam chiếm 30%,
cả nam và nữ là 20%, như vậy nam giới chịu trách nhiệm trong 50% trường

hợp TNSS.
1.3 Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái tinh trùng và đầu tinh
trùng trên thế giới và trong nước
Làm thế nào để nhận biết được một tinh trùng có khả năng thụ tinh? Một
số tác giả đã coi hình thái trinh trùng là tiêu chuẩn chính để đánh giá chức
năng tinh trùng. Chính vì vậy đã có nhiều nghiên cứu về hình thái tinh trùng:
Các tác giả Coetzee K., Kruger T. F. (1998) [32] trong các nghiên cứu
chỉ ra phương pháp phân tích nghiêm ngặt hình thái tinh trùng của Kruger
đánh giá được chính xác hình thái tinh trùng. Kết quả từ phương pháp phân
tích này có thể dùng để tiên lượng sự thành công của các kĩ thuật hỗ trợ
sinh sản.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
16
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu thấy rằng phương pháp của WHO
có giá trị hơn trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị. Các tác giả Host E.,
Lindenberg S., Ernst E., Christensen F. [23] cho rằng: phương pháp phân tích
hình thái tinh trùng của WHO có ý nghĩa tiên lượng tốt hơn phương pháp
phân tích của Kruger.
Lượng giá hình thái tinh trùng là khâu quan trọng để đánh giá khả năng
sinh sản của nam giới (Boersma A., Braun J.)
Kruger T. F., Coetzee K. (1999) [33] nghiên cứu vai trò của hình thái
tinh trùng trong kĩ thuật hỗ trợ sinh sản nhận thấy: hình thái tinh trùng phản
ánh chức năng của nó. Dựa vào hình thái tinh trùng, có thể tiên lượng sự
thành công của IVF. Hình thái tinh trùng là yếu tố dẫn đường cho các nhà lâm
sàng đưa ra phương hướng điều trị.
Khi so sánh 93 trường hợp vô sinh nam với 99 người bình thường
Gunalp S. và cộng sự [25] thấy có sự khác biệt đáng kể về hình thái, độ di
động của tinh trùng giữa 2 nhóm. Các tác giả này cũng rút ra kết luận: cần tới
sự hỗ trợ của các kỹ thuật sinh sản khi tỉ lệ tinh trùng hình thái bình thường

<5% (theo phương pháp đánh giá hình thái của Kruger).
Kruger T. F. và Coetzee K. [38] khi phân tích hình thái tinh trùng trên
máy tính nhận thấy có sự liên quan giữa hình thái tinh trùng và khả năng có
thai. Khi tỉ lệ tinh trùng có hình thái bình thường lớn hơn 15% thì tỉ lệ có thai
là 63%. Nếu tỉ lệ tinh trùng có hình thái bình thường nhỏ hơn 4% thì tỉ lệ trên
chỉ còn 7.6%.
Hình thái tinh trùng có vai trò quan trọng tiên lượng tỉ lệ thành công của
kĩ thuật IUI, nghiên cứu của Hauser R. và cộng sự [21] chỉ ra: tỉ lệ có thai cai
hơn ở nhóm có tỉ lệ hình thái tinh trùng bình thường cao.
Việc phân tích hình thái tinh trùng còn có thể tiên lượng được tỉ lệ thành
công của kĩ thuật chuyển phôi vào vòi trứng (Gamete intrafallopian transfer-
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
17
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
GIFT). Kruger T. F. và Coetzee K. [33] còn nhận thấy ở nhóm có tỉ lệ tinh
trùng hình thái bình thường lớn hơn 5% (sử dụng máy phân tích hình thái tinh
trùng) thì tỉ lệ thành công là 35,6% trong khi ở nhóm có tỉ lệ tinh trùng hình
thái bình thường từ 0-4% thì tỉ lệ thành công chỉ còn 15,4%.
Cũng ở một nghiên cứu tương tự được tiến hành trên 207 người bệnh,
Coetzee K., De-Villiers A., Kruger T. F., Lombard C. T. Nhận xét khi tỉ lệ hình
thái tinh trùng bình thường <5% thì tỉ lệ thành công của GIFT là 15,15% và khi
tỉ lệ hình thái tinh trùng bình thường >5% thì tỉ lệ thành công của GIFT là
37,36%.
Szczygiel M., Kurpisz M. [46] tổng kết ảnh hưởng của những trường
hợp tinh trùng dị dạng (teratozoospermia) nên khả năng có thai nhận thấy
trong kĩ thuật IVF, hình thái tinh trùng là yếu tố rất tốt để tiên lượng khả năng
có thai, trong đó túi cực đầu có vai trò quan trọng.
Công trình nghiên cứu của Osawa Y. và cộng sự [40] khi làm ICSI ở
nhóm có tỉ lệ tinh trùng có hình thái bình thường nhỏ hơn 4% nhận thấy: tỉ lệ
có phôi ở nhóm có đầu hình nến thấp hơn tỉ lệ có phôi ở nhóm các dị dạng

khác. Dị dạng túi cực đầu không ảnh hưởng đến thành công của ICSI.
Theo Esterhuizen A. D., Fanken D. R., Lourens J. G., Van Rooyen L. H.
Xét nghiệm đánh giá phản ứng cực đầu của tinh trùng có ý nghĩa trong việc
tiên lượng khả năng thành công của IVF và chỉ định ICSI.
Harison S., Hull G., Pillai S. [20] nhận thấy có sự liên quan chặt chẽ.
Kidd S. A., Eskenazi B., Wyrobek A. J. [28] nhận thấy: Ở nhóm nam giới 50
tuổi so với 30 tuổi : thể tích tinh dịch giảm từ 4-18%, trong khi đó mật độ
không có sự khác nhau giữa 2 nhóm tuổi. Cũng trong một nghiên cứu tương
tự Plas E., Berger P., Hermann M., Pfluger H. [42] lại có nhận xét về sự tăng
về tuổi dẫn đến giảm về độ di động, thể tích, mật độ tinh dịch nhưng hình thái
tinh trùng lại không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
18
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Gonadotropin khôn những có ảnh hưởng tới hình thái tinh trùng mà còn
ảnh hưởng tới một số các thông số khác của mẫu tinh dịch (Malmgren L.,
Andresen O., Dalin A. M.) [37]: Khi tiêm gonadotropin lên động vật 2
lần/tuần, thấy trong huyết tương có sản xuất ra kháng thể kháng
gonodotropin, nồng độ testosterol trong máu giảm. Sau 14 tuần, mật độ tinh
trùng giảm từ 8,6.109/ml xuống còn 3,7.109/ml, độ di động giảm từ 59%
xuống dưới 10%, hình thái tinh trùng bình thường giảm từ 60% xuống 14%.
Mita P., Piatti E., Romano A., Margro B. [38] khi theo dõi mật độ, di
động và hình thái tinh trùng của 3203 mẫu trong 10 năm nhận thấy chất lượng
tinh trùng tốt nhất vào mùa xuân và mùa thu, giảm vào mùa đông và những
tháng nóng.
Steward Irvine [45] tổng kết nhiều quan sát ở những nước khác nhau
nhận thấy chất lượng tinh trùng (đặc biệt là mật độ) có xu hướng giảm theo
thời gian.
Nghiên cứu của Trần Đức Phấn và cộng sự đã đưa ra nhận xét: ở nhóm
tiếp xúc với nhiệt độ cao tỉ lệ không có tinh trùng trong tinh dịch cao hơn so

với các nhóm khác. Trong số các cặp vợ chồng hiếm muộn, 56% những người
chồng có chất lượng tinh dịch dưới mức bình thường. Nguyên nhân gây bất
thường sinh sản ở nam giới do bất thường hình thái tinh trùng là 14,05%.
Wen R. Q., Li S. Q., Wang C. X., Liu M. Y. [48] xem xét sự thay đổi
hình thái tinh trùng ở ống dẫn tinh sau thủ thuật thắt ống dẫn tinh nhận thấy tỷ
lệ tinh trùng hình thái bất thường tăng ở những thay đổi rõ rệt nhất ở các
dạng: bất thường đuôi, đầu tròn, dạng tinh trùng bất định.
Troiano và cộng sự [37] nhận thấy ở những mẫu tinh trùng ít và yếu
(oligoasthenozoopermia), tỉ lệ tinh trùng non tăng.
Huaijin C., Junyan Z., Naiguan C. [24] đã nghiên cứu 106 trường hợp
thấy khi có nhiều bạch cầu trong tinh dịch thì chất lượng tinh trùng giảm.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
19
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Tác giả Hofmann (1986) [18] có nhận xét tham số hình thái ít khi
thay đổi một cách riêng rẽ. Singer (1980) [18] cũng nhận thấy những mẫu
tinh dịch có tỉ lệ hình thái tinh trùng bất thường cao thường kèm theo tinh
trùng ít và di động kém.
Một nhóm tác giả ở Học viện Quân Y (2000) [12] khi nghiên cứu số
lượng, chất lượng tinh trùng của 100 thanh niên khỏe mạnh đã nhận thấy các
tham số: thể tích tinh dịch, tỉ lệ tinh trùng di động nhanh và tỉ lệ tinh trùng
hình thái bình thường cao hơn ở nhóm có mật độ tinh trùng cao.
WHO (1999) [50] chia bất thường đầu thành các dạng: bất thường túi
cực đầu, dạng bất định, không bào, nến, lê, tròn to, tròn nhỏ, hai đầu, hoặc
sự phối hợp của các dạng trên. Bất thường cổ và đoạn trung gian gồm: cổ
cong, cổ lệch, đoạn trung gian dày và không đều, cỏ mảnh. Bất thường đuôi
có các dạng: Đuôi ngắn, nhiều đuôi, đuôi gập, đuôi cuộn, đuôi gãy, đuôi có
bào tương.
Theo Kurpisz M., Szczygiel M. [46] thì rất có thể có sự sai khác về NST
ở tinh trùng dị dạng.

Để nghiên cứu sự tương quan giữa hình thái đầu tinh trùng và
karyoptype ở chuột các tác giả Kishikawa H., Tateno H., Yanagimachi R.[29]
đã tiêm tinh trùng hình thái đầu bình thường và bất thường vào trứng chuột,
sau đó đánh giá karyotype của phôi ở gian kì của lần phân chia lần thứ nhất:
Karyotype bất thường ở trúng có tiêm tinh trùng bất thường đầu cao hơn so
với trứng có tiêm tinh trùng bình thường (với các tỉ lệ tương ứng là 36-38%
và 15-21%). Bất thường karyotype thường gặp là bất thường NST hơn là bất
thường số lượng NST (dạng thường gặp nhất là đứt, gãy NST).
Khi xét nghiệm tinh dịch trước khi thắt ống dẫn tinh trên 25 người nam
giới có yêu cầu thắt ống dẫn tinh (chứng tỏ rằng những người này có khả
năng sinh sản). Babbo C. J. và cộng sự [16] kết luận: tỉ lệ tinh trùng có hình
thái bình thường là 30,5 + 7,3%.
SV: Vũ Thị Hồng Luyến Lớp: Y6C
20

×