Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

VĨ ĐỘ NGỰA TRÊN TRÁI ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.16 KB, 1 trang )

Vĩ độ ngựa có tồn tại không? Nếu có thì nó ở đâu, và vì sao lại mang cái
tên kỳ lạ ấy? Một loạt câu hỏi có thể nảy sinh trong đầu bạn mỗi khi nghe
nhắc đến khái niệm này.
Đó là các vùng vĩ tuyến 30-35 độ trên hai bán cầu, nơi gió lặng và khí hậu khô nóng. Vĩ độ
ngựa ở bán cầu bắc đôi khi còn được gọi là “vùng lặng Bắc chí tuyến”, còn ở bán cầu nam thì
được gọi là “vùng lặng Nam chí tuyến”.
Tên gọi vĩ độ ngựa có lẽ hình thành từ thời người Tây Ban Nha chở ngựa đến Tây Ấn bằng
tàu buồm. Khi đến đây, tàu thường rơi vào tình trạng “ì ạch” vì không có gió, khiến chuyến đi
bị kéo dài ngoài ý muốn. Từ đó lại nảy sinh vấn đề thiếu nước. Thế là các thuỷ thủ đành phải
quẳng ngựa xuống biển vì hai mục đích: dành nước uống cho người và mau chóng ra khỏi
vùng lặng gió.
Có giả thuyết khác cho rằng nơi này mang tên gọi như vậy vì nó là "toạ độ chết" của ngựa.
Mỗi khi các lái buôn Tây Ban Nha đi qua đây, ngựa của họ đều bị chết hàng loạt vì nóng và
khát.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×