Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 2 trường tiểu học thị trấn nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.13 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của việc dạy và học môn Tự nhiên và xã hội
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Một số biện pháp tổ chưc trò chơi tạo hứng thú học tập cho
học sinh trong môn tự chiên và xá hội lớp 2:

2.3.1. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình, phân ra các
dạng bài trong môn Tự nhiên và xã hội.
2.3.2.Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn TNXH
lớp2:
2.3.3. Xác định mục tiêu của trò chơi, xây dựng và thiết kế trò
chơi
2.3.4. Vận dụng các trò chơi vào trong từng dạng bài cụ thể.
2.4. Kết quả khảo sát tại thời điểm tháng đầu tháng 4 - 2019:
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2


3
3
3
5

6
7
8
9
21
21
21
21

1


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong
trường Tiểu học đang được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng. Việc sử dụng
các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt được coi trọng. Vì chỉ có phương
pháp dạy học tích cực mới tạo ra những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng
với mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển chung của đất
nước.
Mỗi môn học có một sắc thái riêng, môn Tự nhiên và Xã hội cũng vậy. Nội
dung kiến thức được phát triển nguyên tắc từ gần đến xa. Tuy bản chất là cung
cấp những kiến thức Tự nhiên - Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách
giáo khoa lớp 2 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống
các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn

chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa.
Vậy một giờ học Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2 được tiến hành ra sao?
Hiện nay, trong mỗi nhà trường, mặc dù giáo viên đã có ý thức tích cực đổi
mới phương pháp dạy học thì một giờ Tự nhiên - Xã hội vẫn diễn ra trầm lắng
với các hoạt động cho học sinh đó là quan sát, đàm thoại và tổng hợp. Với rất
nhiều tranh ảnh đẹp, giàu màu sắc, các em được lôi cuốn vào xem một cách rất
hồn nhiên. Nhưng yêu cầu quan sát tập trung đưa ra một vấn đề trọng tâm, nhằm
đạt được mục tiêu của bài học thì các em rất dễ nản. Nếu tiết Tự nhiên - Xã hội
nào cũng lặp lại các lệnh: quan sát, đàm thoại, mô tả...thì rất nhàm chán dễ làm
các em mệt mỏi. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh hoạt các hình
thức tổ chức dạy học.
Đối với học sinh lớp 2, ở lứa tuổi này các em rất hồn nhiên, sự chú ý chưa
cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè
vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng
giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của
các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và
tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt kết quả cao. Dạy học bằng phương
pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có
nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh
thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức
của bài học. “Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học tự rèn luyện, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”[1].
Trong thời kì đổi mới và hội nhập, nhiệm vụ học của học sinh không chỉ
đơn thuần tiếp thu kiến thức cơ bản mà hầu hết tâm lý phụ huynh muốn con
mình có được kĩ năng giao tiếp thành thạo, tính cách tự nhiên, hòa đồng với tập
2



thể thông qua việc vui chơi và học tập trên lớp. Từ đó các em tự tin hơn trong
cuộc sống.
Cũng chính vì thế, áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự
nhiên - Xã hội là đưa học sinh vào thế giới tự nhiên các em được khám phá và
lĩnh hội tri thức trong từng giờ học.
Là người giáo viên đứng lớp tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để giờ học Tự
nhiên và Xã hội ở Lớp 2 đạt hiệu quả cao nhất? Từ những suy nghĩ trên tôi đã
mạnh dạn chọn kinh nghiệm này áp dụng vào thực tế ở lớp 2A: "Một số biện
pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập trong phân môn Tự nhiên - Xã
hội ở lớp 2".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tự nhiên và xã hội, hệ thống
thành các dạng bài, từ đó lựa chọn một số trò chơi phù hợp vào giảng dạy, nhằm
tạo hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng học tập giúp học
sinh có khả năng chiếm lĩnh kiến thức về tự nhiên và xã hội một cách vững vàng
nhằm áp dụng vào thực tế đời sống của mỗi học sinh.Từ mỗi trò chơi học sinh
còn chiếm lĩnh kiến thức như một công cụ giao tiếp, học tập.
- Tạo phong trào đổi mới PPDH trong nhà trường, góp phần nang cao chất
lượng giảng dạy trong nhà trường.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực tế giảng dạy và học tập phân môn Tự nhiên và xã hội
khối 2 trường tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
- Nghiên cứu về các trò chơi, cách vận dụng các trò chơi trong dạy học Tự
nhiên và xã hội lớp 2.
- Thực trạng học môn TNXH lớp 2A trường Tiểu học Thị Trấn
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài: Sách hướng dẫn giảng dạy Tự nhiên
và xã hội lớp 2.
- Nghiên cứu chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 2, tài liệu hướng dẫn về

đổi mới nội dung - phương pháp dạy học ở Tiểu học, chương trình bồi dưỡng
thường xuyên.
- Tài liệu hướng dẫn trò chơi Tự nhiên và xã hội lớp 2.
- Nghiên cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, nghị quyết số 29 của TW về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Dự giờ đồng nghiệp .
- Sinh hoạt chuyên môn
- Khảo sát chất lượng học sinh.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm:

3


- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá của
việc vận dụng đổi mới nội dung - phương pháp dạy học vào lớp 2A trường Tiểu học
Thị Trấn.
- Quan sát việc học tập Tự nhiên và xã hội của học sinh.
- Thống kê: Qua báo cáo chất lượng cuối kì, cuối năm của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy và học môn Tự nhiên và xã hội:
2.1.1. Vị trí, vai trò của môn Tự nhiên và xã hội
Ở lớp 2, môn tự nhiên và xã hội là môn học chính khóa trong chương trình.
Tuy số tiết học không nhiều nhưng đây là môn học nhằm đưa các em làm quen
và chiếm lĩnh dần kiến thức khoa học của đời sống. Chính vì đó ngoài việc dạy
học kiến thức đơn thuần Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của
con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này. Bởi vậy: Tổ chức trò chơi học tập trong
môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2 trường Tiểu học Thị trấn"được đánh giá cao
trong giảng dạy.

2.1.2. Trò chơi học tập: Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua
trò chơi Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường
sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phương pháp tổ chức trò
chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó
còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy,
tưởng tượng của học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo
viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới: Con
người xã hội chủ nghĩa.
2.1.3. Môi trường học tập: Môi trường học tập có một vai trò rất lớn trong
mỗi tiết học vì:
+ Chơi làm thay đổi không khí lớp học.
+ Chơi làm cá nhân, tập thể lớp có được bầu không khí vui vẻ, thân ái,
thông cảm.
+ Chơi làm cho quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
+ Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn, tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn.
+ Học sinh được hệ thống và củng cố kiến thức đã học thông qua các trò chơi.
+ Chơi là được hóa trang và đạo cụ đơn giản đẻ tăng tính hấp dẫn của trò
chơi đóng vai.[2]
Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp
học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện,
làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần
hợp tác. Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà mỗi trường
Tiểu học cần hình thành ở người học.
2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2. 2.1. Về việc dạy của giáo viên.
Trường Tiểu học Thị Trấn là một trường luôn dẫn đầu về phong trào dạy tốt
trong khối tiểu học của huyện Nga Sơn. Trường có đội ngũ giáo viên vững về
chuyên môn, nghiệp vụ, trường có100% giáo viên của nhà trường có trình độ
4



trên chuẩn, có rất nhiều đồng chí có năng lực vững vàng, phương pháp dạy học
linh hoạt đã lôi cuốn được học sinh vào học tập.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, qua dự giờ thao giảng, kiến tập của giáo
viên trong trường, đặc biệt là giáo viên khối 2 (qua một số tiết TNXH) bản thân
tôi và đồng nghiệp vẫn còn một số tồn tại:
- Một số tiết dạy chưa có sự đầu tư: đổi mới PPDH chưa triệt để, các hình
thức tổ chức hoạt động trong giờ học Tự nhiên và xã hội còn đơn điệu, nghèo
nàn, phương tiện, đồ dùng dạy học chuẩn bị thiếu chu đáo.
- Nhiều tiết dạy Tự nhiên và xã hội giáo viên đã sử dụng phương pháp : trò
chơi học tập, tuy nhiên chủ yếu chỉ ở những tiết thao giảng, dự giờ. Còn những
tiết dạy hàng ngày trên lớp giáo viên còn ngại tổ chức trò chơi cho học sinh.
Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học chưa thực sự được chú trọng
và chưa mang lại hiệu quả. Sở dĩ có tình trạng trên là do mỗi đồng chí giáo viên
chưa thấy hết ý nghĩa tác dụng của trò chơi trong giờ học Tự nhiên và xã hội, lệ
thuộc nhiều vào hướng dẫn của sách giáo viên.
- Do quan niệm phân môn Tự nhiên và Xã hội là môn phụ trong chương
trình nên ngại dạy, hoặc dạy cắt xén thời gian, việc lựa chọn các phương pháp và
hình thức dạy học còn đơn điệu chưa có sự đầu tư nhiều đặc biệt là trò chơi học
tập.
- Tài liệu nói về hình thức tổ chức trò chơi học tập còn hạn chế, một số tài
liệu có đưa ra các hình thức trò chơi phong phú song chưa sát thực, không mang
tính khả thi.
2.2.2. Về việc học tập của học sinh.
Trường tiểu học Thị Trấn là một trong những trường chuẩn quốc gia mức
độ 2 tốp đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Học sinh Trường Tiểu học Thị Trấn vốn
có truyền thống hiếu học và có bề dày trong thành tích về học tập. Học sinh chủ
yếu là con gia đình cán bộ, được các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện về
vật chất, tinh thần cho các em học tập tốt. Vì vậy đai đa số học sinh của nhà
trường tự tin, giao tiếp tốt, chất lượng học tập khả quan.

Bên cạnh những học sinh chăm học, vẫn còn một số em đang còn rất thờ ơ
với việc học Tự nhiên và xã hội vì có rất nhiều học sinh cho rằng đây là môn
học phụ không cần đầu tư học nhiều, chỉ cần giỏi Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh
mà không chú ý đến học phân môn Tự nhiên và Xã hội. Một số học sinh đến tiết
Tự nhiên và xã hội còn không mang sách học cũng như đồ dùng học tập điển
hình ở lớp 2A như em (Hưng, Lộc, Chi, Minh) điều này ảnh hưởng lớn đến chất
lượng học tập của các em nói chung.
- Một số phụ huynh còn coi môn học Tự nhên và xã hội là môn phụ,
không kiểm tra đánh giá bằng điểm số cuối kì nên nhiều phụ huynh còn xem nhẹ
đôi khi mua sách vở, đồ dùng học tập cho con em chưa đầy đủ như vở bài tập,
chuẩn bị đồ dùng, vật thật trong mỗi tiết học cho học sinh cònchưa đầy
đủ( không quan trọng) nên kết quả học tập chưa cao.
2. 2.3. Khảo sát hứng thú của học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội.
Sau 2 tuần nhận lớp và giảng dạy trực tiếp tại lớp 2A hai tiết Tự nhiên và
xã hội, tôi nhận thấy rằng, số học sinh nắm được bài, tích cực xây dựng bài và
5


hoàn thành bài tập hạn chế. Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh và thu được kết
quả sau:

Kết quả đạt được:
Kếtquả

Số bài
29

Hứng thú học và chuẩn
bị bài đầy đủ.


Bình thường Không hứng thú

SL

%

SL

%

SL

%

7

24,1

16

55,2

6

20,7

Qua bảng khảo sát trên cho thấy chất lượng phân môn Tự nhiên và Xã hội
chưa có gì khả quan, số học sinh không hưng thú học tập vẫn còn 20,7 %, làm
gì để tăng hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học tập, bản
thân tôi đã trăn trở, lựa chọn một số trò chơi học tập sau và đưa vào giảng dạy.

2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ
HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG MÔN TNXH LỚP 2:
Việc áp dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú vào giờ dạy TNXH
chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập, tạo không khí
sôi nổi cho một giờ học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu cầu đạt.
Trên cơ sở đó xác định cần lựa chọn trò chơi gì? đưa trò chơi vào lúc nào? bài
tập nào? Cách tổ chức ra sao? Nếu giáo viên không tổ chức tốt thì trò chơi
không gặt hái được kết quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự mất
trật tự trong giờ học. Chính vì vậy việc giảng dạy một tiết TNXH ở lớp 2 được
tiến hành ra sao để học sinh chủ động, hào hứng lĩnh hội tri thức, đó là điều tôi
đã nghiên cứu, nhận biết và tìm hiểu được một số kinh nghiệm về vận dụng một
số trò chơi vào tiết dạy TNXH ở lớp 2A trường tiểu học thị Trấn mà tôi đang
đảm nhiệm:
Tập thể học sinh lớp 2A trường Tiểu học Thị Trấn

6


2.3.1. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình, phân ra các loại
hình trò chơi trong môn Tự nhiên và xã hội:
Nắm vững nội dung, chương trình giúp giáo viên có cái nhìn tổng quát và xác
định rõ được mục tiêu cần đạt của môn học. Thông quan hệ thống bài học, giáo
viên giúp học sinh hệ thống, khái quát hóa kiến thức trong từng dạng trò chơi áp
dụng cho từng bài cụ thể trong môn tự nhiên xã hội lớp 2 như sau:
- Dạng trò chơi nhằm khởi động để giới thiệu bài áp dụng dạy các bài:
Bài 1: Cơ quan vận động
Bài 15: Trường học
Bài16; Các thành viên trong nhà trường
Bài18: Giữ trường học sạch đep
- Dạng trò chơi nhằm khai thác nội dung kiến thức bài học áp dụng dạy

các bài:
Bài 6: Tiêu hóa thức ăn
Bài 24: Cây sống ở đâu?
Bài 10: Ôn tập : Con người và sức khỏe
Bài 12:Đồ dùng trong gia đình
Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn
Bài 19: Đường giao thông
Bài 26: Một số loài cây sống dưới nước
bài 21- 22:Cuộc sống xung quanh
Bài 27: Loài vật sống ở đâu?
Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn
Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước
Bài 32: Mặt trời và phương hướng
Bài 33: Mặt trăng và các vì sao
- Dạng trò chơi nhằm củng cố nội dung bài áp dụng dạy các bài:
Bài 2: Bộ xương
Bài 3: Hệ cơ
Bài 5: Cơ quan tiêu hóa
Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?.
Bài 7: Ăn uống đầy đủ
Bài 8: Ăn uống sạch sẽ
Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường
Bài 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
Bài 30: Nhận biết cây cối và các con vật
Vậy việc áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập, yêu cầu bài
dạy cần đạt. Trên cơ sở đó xác định cần đưa trò chơi vào lúc nào? Nếu giáo viên
không tổ chức tốt thì trò chơi không những không gặt hái được kết quả như
mong muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự hỗn độn không cần thiết. Đặc biệt

đối với việc giảng dạy phân môn Tự nhiên và Xã hội trong nhà trường có đối
tượng và nội dung khá phong phú để có thể biên soạn và tổ chức trò chơi. Tuy
vậy việc sử dụng các trò chơi không đúng mục đích đôi khi còn có tác động
ngược lại gây ồn và mất thời gian của giáo viên.
7


Giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của phương pháp trò chơi trong quá trình
dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng. Phải
hiểu rõ mục tiêu của từng bài, từng phần, từng mảng kiến thức và toàn bộ
chương trình môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2. Vậy cần sử dụng những trò chơi gì
trong dạy các bài Tự nhiên và Xã hội lớp 2 và vận dụng chúng như thế nào để
nâng cao hiệu quả dạy - học, tôi đã vận dụng một số trò chơi sau:
a. Trò chơi nhằm khởi động để giới thiệu bài:
Tổ chức cho HS các trò chơi nhằm giới thiệu bài gây sự chú ý hấp dẫn cho
học sinh tạo sự liên hệ nhẹ nhàng giữa bài cũ vào bài mới.
Khi dạy dạng bài này học sinh có một sức lôi cuốn mạnh mẽ vào bài học
mà không cứng nhắc đơn điệu . Tôi đã lựa chọn và tổ chức cho học sinh chơi
trong trò chơi sau:
*Trò chơi: Hoa và nhụy hoa nói gì?
Trước khi chưa vận dụng các trò chơi vào dạy học, giờ học Tự nhiên và Xã
hội thông thường giáo viên chỉ cho học sinh quan sát tranh và trả lời
b, Trò chơi nhằm khai thác nội dung kiến thức bài học:
Trò chơi nhằm khai thác kiến thức bài học là trò chơi tránh sự nhàm chán
sự chiếm lĩnh kiến thức trọng tâm bài bằng các câu hỏi trong SGK đại thể như:
- Bạn ở huyện (quận) nào?
- Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì?
Với hệ thống các câu hỏi vấn đáp như vậy HS trả lời thông qua việc quan
sát tranh, không khí lớp học trầm lắng, học sinh thiếu tập trung, ít theo dõi vào
nội dung bài học vì thế các kiến thức khó nhớ, không khắc sâu nội dung sau mỗi

bài học. Chính vì thế tôi đã vận dụng một số trò chơi trong học tập trên để khai
thác nội dung bài học đồng thời giúp các em dễ nhớ bài học, khắc sâu được kiến
thức và ham thích môn học Tự nhiên và Xã hội.
Trò chơi nhằm khai thác nội dung kiến thức bài học tôi sử dụng trong các
trò chơi sau :
b.1Trò chơi: Tôi cần đến đâu?
b.2Trò chơi: Đóng vai- kể về sự vật.
b.3 Trò chơi: Đông, Tây, Nam, Bắc
c. Trò chơi nhằm củng cố nội dung bài:
Khi dạy xong một bài Tự nhiên va xã hội để giúp các em khắc sâu về nội
dung kiến thức bài học song không mang tính chất tự luận, giảng giải hay nhắc
lại, tạo không khí nhẹ nhàng, gây sự tập trung chú ý hơn cho HS, các trò chơi
này sẽ có tác dụng giúp cho các em hiểu sâu bài học, nhớ lâu, khó quên bài. Tôi
đã lựa chọn và tổ chức cho học sinh chơi trong trò chơi sau:
*Trò chơi: Phân nhóm nhanh.

2.3.2.Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn TNXH lớp2:
Trước đây khi chưa có CNTT đại chúng,việc dạy học rất đơn thuần ở
người dạy và người học đó là quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK giáo
viên đưa ra câu hỏi, giảng giải học sinh quan sát,trả lời,nhận xét kết
luận.Một hình thức dạy học truyền thống thiếu sự hấp dẫn.
Trong những năm gần đây CNTT rộng rãi, việc dạy học ứng dụng
công nghệ thông tin là một thiết yếu vô cùng quan trọng, ở cấp độ cao hơn
8


so với các phương tiện trực quan khác, tạo điều kiện để thực hiện những
đổi mới căn bản về nội dung phương pháp dạy học nhằm hình thành ở học
sinh các năng lực làm việc học tập và thích ứng được với môi trường xã
hội hiện đại

Việc ứng dụng CNTT vào dạy họclà hình thức đưa các thông tin như
văn bản,kí hiệu,hình ảnh...theo chủ định nhằm tạo hứng thú cho người học.
Những hình ảnh đẹp, rõ ràng, nhiều màu sắc sinh động học sinh sẽ vô cùng
thích thú gây chú ý cao trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.
Từ những ưu thế trên, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi đã
không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao chất lượng giờ học cho học sinh
nhất là môn TNXH lớp 2 mà năm học này tôi đang trực tiếp giảng dạy. Từ
việc nghiên cứu kĩ chương trình môn học và học cách thiết kế bài dạy ứng
dụng CNTT. Tận dụng nguồn tư liệu sẵn có trên giáo án điện tử nguồn
violet. Tôi đã áp dụng dạy học ứng dụng CNTT vào một số bài học cụ thể
trong chương trình như sau:
Bài 1: Cơ quan vận động
Bài 15: Trường học
Bài16: Các thành viên trong nhà trường
Bài18: Giữ trường học sạch đep

Bài 19:
Bài 34:
Bài 35:
2.3. 3. Xác định mục tiêu của trò chơi, xây dựng và thiết kế trò chơi:
Trong thực tế dạy học, giáo viên đã sử dụng trò chơi học tập chủ yếu ở
phần củng cố bài. Trong quá trình sử dụng trò chơi đôi khi giáo viên chưa xác
định rõ mục tiêu của trò chơi, chưa biết cách xây dựng và thiết kế trò chơi nên
hiệu quả của trò chơi học tập chưa cao.
Việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ
năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài
học mới.Và để trò chơi học tập thực sự mang ý nghĩa “ chơi mà học” khi sử
dụng trò chơi học tập người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của trò chơi:
- Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng
cố kiến thức, kỹ năng đã học.

- Phát triển tư duy, rèn các kĩ năng: giao tiếp, xử lí tình huống; ứng phó,
thao tác, phản xạ nhanh.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ; tính trung thực trong thi đua,
học tập. Tạo môi trường và không khí học tập vui tươi, thân thiện.
Bên cạnh đó , việc xây dựng và thiết kế trò chơi học tập phải đảm bảo cấu
trúc và được tiến hành theo đúng quy trình các bước:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn luật chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
9


- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy
đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, tranh ảnh, thẻ từ, cờ, mũ ,vật thật…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian
chơi, những điều người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi.
(nếu có)
Bước 3: Làm mẫu
Bước 4: Thực hiện trò chơi
Bước 5: Đánh giá - Nhận xét sau cuộc chơi.
Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng
cho đội đoạt giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Nhiều giáo viên đã quan niệm trò chơi học tập chỉ để giải trí, thay đổi không
khí nên thường tổ chức qua loa, ngẫu hứng mà không thực hiện tuân thủ các bước
dẫn đến trò chơi không đảm bảo mục tiêu, học sinh không nắm rõ luật chơi, khi thực

hiện thì lúng túng,mất trật tự, trọng tại đánh giá không đúng…
2.3.4. Vận dụng các trò chơi vào trong từng bài cụ thể:
a. Trò chơi nhằm khởi động để giới thiệu bài:
Thông thường khi dạy học chuyển tiếp từ kiến thức bài cũ sang bài mới đại
đa số giáo viên thường vào bài trực tiếp hoặc có chăng cũng dùng lời chuyển ,
các câu hỏi ,các tranh ảnh để vào bài mới và ngay bản thân tôi những năm về
trước cũng thường áp dụng phương pháp này. Cách vào bài dạng này học sinh
thường không tập trung chú ý, không hứng thú cho một bài học mới vì vậy bản
thân nhận thấy điều đó và năm học này tôi đã áp dụng cách vào bài bằng phương
pháp tổ chức trò chơi để tạo sự chư ý cũng như hứng thú học tập cho học sinh
trò chơi được áp dụng cụ thể như sau:
+Trò chơi: Hoa và nhụy hoa nói gì?
Tổ chức trong hoạt động1: Tìm hiểu về các thành viên trong nhà trường.
* Mục tiêu: Nhằm giới thiệu bài học để biết được( Ví dụ: các thành viên
trong nhà trường, các cơ quan trong cơ thể.)
* Chuẩn bị:
- Một bông hoa các cánh hoa và nhụy hoa ghi tên các hoạt động hoặc bộ
phận của sự vật có trong bài cần giới thiệu.
- Nhụy hoa ghi: Một số thành viên trong nhà trường,một số cơ quan trong
cơ thể người... (tuỳ nội dung mỗi bài).
10


- Giáo viên nêu vấn đề: Hoa và nhụy hoa nói gì ? Là trò chơi yêu cầu các
em dựa vào lời gợi ý của giáo viên, hãy đoán từ ẩn trong mỗi cánh hoa và nhụy
hoa.
* Tổ chức trò chơi: Giáo viên đưa bông hoa, học sinh chọn cánh hoa để
giáo viên đưa câu gợi ý. Sau khi có câu gợi ý học sinh nói cánh hoa ẩn chứa từ
gì. Đúng cánh hoa mở - sai cánh hoa vẫn khép kín. Bạn khác lại tiếp tục đoán ...
Cứ thế tiếp tục cho đến hết. Học sinh chỉ được yêu cầu mở nhuỵ hoa khi đã mở

hết cánh hoặc mở được hơn

3
5

số cánh.

- Kết quả cuộc chơi: Học sinh sẽ được 1 bông hoa với toàn thể nội dung
kiến thức giới thiệu bài học.
* Trò chơi này áp dụng cho các bài:
Bài 1: Cơ quan vận động
Bài 15: Trường học
Bài16: Các thành viên trong nhà trường
Bài18: Giữ trường học sạch đep
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài16: " Các thành viên trong nhà trường "
Chuẩn bị:
- Một bông hoa 5 cánh (các từ được che lại bởi 5 màu khác nhau)
Xanh - Cánh 1: Hiệu trưởng.
Hồng - Cánh 2: Cô giáo (Thầy giáo)
Đỏ - Cánh 3: Bảo vệ
Tím - Cánh 4: Học sinh.
Vàng - Cánh 5: Cô thư viện.
- Một nhụy hoa ghi: Các thành viên trong nhà trường
Thời gian chơi: 5 phút.
Tổ chức trò chơi:
- Sau phần kiểm tra bài cũ giáo viên đưa tranh bông hoa vẽ phóng to.( các
câu hỏi và gợi ý trong giáo án điện tử ( màn hình)
- Gv cho HS quan sát và nêu: Bông hoa gồm mấy cánh?
- Giáo viên nêu yêu cầu: Trò chơi nhụy hoa nói gì yêu cầu các em chọn
cánh hoa. Sau câu gợi ý của cô các em sẽ đoán từ ẩn chứa ở mỗi cánh hoa: Cánh

hoa chỉ được mở ra khi các em đoán đúng. Nếu cánh hoa chưa mở các em khác
có quyền đoán tiếp. Khi số cánh mở được lớn hơn 3 cỏnh các em có quyền đoán
nhụy hoa. Trò chơi bắt đầu:
- Học sinh chọn cỏc cánh hoa.
Ví dụ:
- Giáo viên gợi ý:
+ Học sinh trả lời: Người có chức vụ cao nhất trong trường
Cánh
hoa màu xanh mở.
11


- Giáo viên gợi ý: Người thường giảng dạy kiến thức các môn học cho học
sinh.
+ HS trả lời: Cô giáo (Thầy giáo)
Cánh hoa màu hồng mở.
+ HS trả lời: ý: Người trông coi cơ sỏ vật chất trong nhà trường.
+ HS trả lời: Bảo vệ
Cánh hoa màu đỏ mở.
- Giáo viên gợi ý: Người có nhiệm vụ học tậpvà hoạt động trong trường.
+ HS trả lời: Học sinh
Cánh hoa màu tím më.
- Giáo viên gợi ý: Người cho học sinh muợn sách để đọc.
+ HS trả lời: Cô thư viện
Cánh hoa màu vàng mở.
Sau khi đã mở hết 5 cánh hoa.
- Giáo viên gợi ý nhụy hoa: Đây là mét từ gồm 6 tiếng nói về trường học
+ Học sinh trả lời: Các thành viên trong nhà trường. Học sinh đọc đồng
thanh từ khóa
- Giáo viên kết thúc bài, tuyên dương các tổ và cá nhân thực hiện tốt trò

chơi.
Hiệu quả: Trò chơi này giúp học sinh được khởi động vào bài học một
cách nhẹ nhàng lôi cuốn sự chú ý tập trung vào bài mới
+ Tất cả học sinh trong lớp đều hứng thú tham gia tích cực vào hoạt động
chơi này.
+ Tinh thần các em vui vẻ, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần
đồng đội. Thông qua trò chơi còn có ý nghĩa giáo dục các em biết tôn trọng các
thành viên trong nhà trường.
(Ảnh minh họa trò chơi Hoa và nhụy hoa nói gì ? của lớp 2A)

b. Trò chơi nhằm khai thác nội dung kiến thức bài học:
12


Việc chiếm lĩnh kiến thức bài học trong giờ học là thât sự cần thiết .Thông
thường khi khai thác nội dung kiến thức mới đại đa số giáo viên thường dùng
các câu hỏi ,các tranh ảnh, gợi ỷ trong SGK để quan sát hỏi đáp,giảng giải điều
này gây sự nhàm chán và thiếu tập trung ở học sinh. Cách dạy này học sinh tham
gia xây dựng bài rất ít. Đa số chỉ những em khá giỏi thường xung phong phát
biểu còn lại đối tượng học sinh yếu hơn các em thường thiếu tự tin,rụt rè và
không hứng thú học tập. Qua việc dự giờ các đồng nghiệp cũng như bản thân tôi
các năm trước còn hay sử dụng phương pháp này dẫn đến hiệu quả giờ dạy
không cao. Từ những hạn chế trên tôi nhận thấy cần thay đổi cách dạy kiến thức
mới nhằm nâng cao chất lượng giờ học và tôi đã áp dụng cách khai thác nội
dung bài học bằng phương pháp tổ chức trò chơi để tạo sự chú ý và lôi cuốn
nhiều học sinh được học để các em nắn vững nội dung bài đồng loạt tôi áp dụng
tổ chức các trò chơi dạy học cụ thể như sau:
b. 1 Trò chơi: Tôi cần đến đâu? (Trò chơi này được sử dụng cho bài 2122:Cuộc sống xung quanh).
Tổ chức trong hoạt động2: Nói về cuộc sống ở địa phương
Mục tiêu:

- Nhận biết và chỉ được các cơ quan hành chính cấp Tỉnh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh.
- Ứng xử nhanh trong học tập và giao tiếp, có ý thức gắn bó, yêu quê
hương, đất nước.
Thời gian chơi: 5 phút.
Chuẩn bị:
- Tranh bài 21- 22 (trang 44-45, 46-47) SGK phóng to.
- Các câu hỏi và đáp án trên giáo án điện tử (trình chiếu màn hình).
Cách chơi:
- Giáo viên nêu yêu cầu chơi: "Tôi cần đến đâu?". Đây là trò chơi yêu cầu
các em quan sát kĩ bức tranh cụ đã phóng to trên màn chiếu và lắng nghe câu hỏi
của cô giáo hoặc của bạn. Nhiệm vụ của các em là nói được tên nơi mà cô hoặc
bạn cần đến sau đó lên chỉ nơi đó ở bức tranh trên màn hình
Tổ chức trò chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A, B, mỗi nhóm khoảng 10 em tham gia.
- Giáo viên nêu câu hỏi, chỉ định 1 học sinh bất kì ở nhóm A chỉ đường.
Học sinh chỉ được thì được phép yêu cầu một học sinh khác ở nhóm B chỉ
đường đến nơi khác... cứ thế cho đến hết lượt các địa điểm có trong tranh... Nếu
học sinh được chỉ định không nói được nơi đến hoặc chỗ đến sai thì em đó sẽ
nói "chuyển" để học sinh cùng nhóm với mình bên cạnh tiếp sức. Cứ mỗi lần
nhóm nào có một học sinh nói từ "chuyển" thì ở nhóm đó sẽ bị trừ 1 điểm.
Nhóm nào nhiều điểm trừ hơn là nhóm thua cuộc.
- GV đưa các câu hỏi gợi ý trờn màn hỡnh để yêu cầu học sinh chỉ đường
là:
+ Tôi đau đầu quá, tôi cần đi tới đâu?
+ Tôi muốn thăm một bạn học sinh học lớp 2.
+ Tôi muốn gọi điện cho mẹ thỡ đi đến đâu ?
13



+ Tôi muốn mua một bộ quần áo và một đôi giầy thể thao.
+ Tôi muốn hỏi đường đến một khu vực nào đó trong huyện (Quận)
- Kết thúc cuộc chơi giáo viên hỏi: Các em đã đi đến những địa chỉ nào?
(HS nêu lại các địa chỉ đã đến. GV chốt các địa chỉ mà em vừa đến là các cơ
quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế...để điều hành công việc, phục vụ đời
sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân)
Hiệu quả: Sau trò chơi này học sinh nắm rất chắc và nêu được một số cơ
quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của huyện (Quận) nơi các em đang
sống. Từ đó các em có ý thức gắn bó giữ gìn, yêu quê hương mình. Thông qua
trò chơi này tất cả các em được làm việc, được chơi và giao lưu với bạn bè trong
lớp, làm cho không khí lớp học sôi nổi và thi đua học tập trong lớp, các em ham
thích học kể tên và khắc sâu tên các cơ quan hành chính không những về tên các
cơ quan mà còn nắm được một số đặc điểm nổi bật, tác dụng của các cơ quan
đó, rèn luyện kỹ năng đọc và làm việc với tranh ảnh, giúp các em có thêm tính
tò mò về kiến thức, ham tìm hiểu thêm các cơ quan khác ví dụ như: Viện Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội, Công viên Hồ Tây, các trường Đại Học trong
nước…
( Tranh minh họa trò chơi ở bài 21, 22 trang 44- 45, 46-47 SGK)
b.2. Trò chơi: Đóng vai- kể về sự vật.
Đóng vai là trò chơi kể về một sự vật nào đó, nhằm giúp các em suy nghĩ
sâu sắc về một vấn đề mà các em quan sát được thông qua thể hiện cách ứng xử
của chính các em và bạn trong lớp trong một tình huống được đặt ra.
Khi chưa vận dụng các trò chơi đóng vai vào dạy học, giờ học Tự nhiên và
Xã hội học sinh ngại nói, không tự tin trong giao tiếp, không dám bọc lộ cảm
xúc của mình, các em không tự suy nghĩ và tự ra quyết định trong những tình
huống học tập. Chính vì thế tôi đã vận dụng một số trò chơi đóng vai trong học
tập sau để giúp các em có các kỹ năng giao tiếp, các em mạnh dạn bọc lộ cảm
xúc của mình, biết tự mình đưa ra suy nghĩ và tự ra quyết định, đồng thời giúp
các em tính tự tin trong giao tiếp, ứng xử tập thể.
Mục tiêu:

- Học sinh biết mượn lời của sự vật để mô tả, giới thiệu về sự vật mình đã
và đang được quan sát. Từ đó khái quát ra đặc điểm chung của một loại sự vật.
- Rèn kĩ năng giao tiếp,nói câu đầy đủ mạch lạc.
- Kĩ năng sống: Vận dụng hiểu biết áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
Cách chơi:
- Giáo viên yêu cầu: Quan sát tranh (ảnh, vật thật).
- Hãy đóng vai: Mượn lời sự vật vừa quan sát để nói về sự vật đó.
Tổ chức trò chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi. Học sinh 1 của
nhóm A nói giới thiệu, mô tả về sự vật mình quan sát sau đó chỉ định học sinh
một ở nhóm B nói tiếp. Học sinh đó nói xong lại được quyền chỉ định học sinh 1
ở nhóm C nói... Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết lượt lớp. Nếu học sinh 1 ở
nhóm B không nói được sẽ nói: "Em cần sự trợ giúp của cô giáo và các bạn".
Giáo viên gợi mở giúp học sinh mô tả tiếp.
- Mỗi lần 1 nhóm có 1 học sinh cần sự hỗ trợ của giáo viên hay của cỏc bạn
thì nhóm đó sẽ bị 1 điểm trừ. Nhóm nào nhiều điểm trừ hơn là nhóm thua cuộc.
14


* Trò chơi này được vận dụng cho các bài sau:
Bài 6: Tiêu hóa thức ăn
Bài 27: Loài vật sống ở đâu?
Bài 10: Ôn tập : Con người và sức khỏe
Bài 33: Mặt trăng và các vì sao
Bài 24: Cây sống ở đâu?
Bài 12:Đồ dùng trong gia đình
Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn
Bài 19: Đường giao thông
Bài 26: Một số loài cây sống dưới nước
Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn
Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước

Bài 32: Mặt trời và phương hướng
* Ví dụ: Dạy bài 24: Cây sống ở đâu?
Tổ chức trong hoạt động 2: Triển lãm cây
Mục tiêu:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ảnh hoặc cõy thật mà em vừa
đem tới sau đó các em hãy đóng vai mượn lời cây đó để mô tả, giới thiệu về màu
sắc, hình dạng kích thước của cây mà em quan sát được.
+ Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về hình dạng, kích thước của
một số loại cây. Kể tên được các bộ phận thường có của quả. Nêu được nơi sống
và ích lợi của cây.
+ Rèn tính nhanh nhẹn, tự tin trong giao tiếp.
Thời gian chơi: 5 phút.
Chuẩn bị: Tranh các loại cây và một số cây thật.
Tổ chức tro chơi: Sau khi giáo viên giới thiệu vào bài 24: Cây sống ở
đâu?
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và điều khiển cuộc chơi.
+ Ví dụ: Học sinh một ở nhóm A đứng dậy nó
Tôi là cây cau
Mỗi khi có đám
Tôi mọc trong vườn
Tôi cùng chịn trầu
Thân tôi cao vút
Thêm chút vôi tươi
Là mọc từng tàu
Tô đẹp cho đời
Tỏa bóng che
Làn môi đỏ thắm.
Quả tôi nhỏ tròn
- Khi học sinh một nói xong chỉ định một học sinh ở nhóm B "nói về mình".
+ Ví dụ:

Tôi là cây nhãn
Tôi nở nhụy hoa
Tôi cũng giống bạn
Ong thợ kéo đàn
Mọc ở trong vườn
Về đây hút mật
Làm ô che mát
Trái chín vào hề
Những buổi trưa hè
Ăn thì ngọt mát
Khi mùa xuân đến
Nhà nhà đều khen.
-Khi học sinh một nhóm B nói xong chỉ định 1 học sinh ở nhóm C "nói về
mình".
+ Ví dụ:
Tôi là cây sen
Nở ra từng cánh
Tôi khác các bạn
Xòe bàn tay xinh.
Tôi mọc dưới nước
Mỗi khi ngày lễ
15


3
Những nơi bùn lầy.
Hoa tôi đi cùng
Thân tôi có gai
Mùi thơm dìu dịu
Lá to tròn vạnh

Không nồng nàn đâu.
Giống như cái ô
Đài hoa khép lại
Đội đầu khi nắng.
Búp xanh mọc liền
Hoa tôi đẹp lắm
Ăn bổ và thơm
Đỏ hồng cánh sen
Là sen tôi đó.
- Học sinh cứ thế tiếp tục chơi cho tới hết lượt lớp. Học sinh ở nhóm nào
nêu được nhiều loại hoa hơn thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Hiệu quả:
+ Thông qua trò chơi đóng vai này học sinh nắm rất chắc được sự khác
nhau về nơi sống, hình dạng, ích lợi của một số loại cây.
+ Các em thích thú đóng vai kể được rất nhiều loại cây, nêu được hình
dạng,
Kích thước cá bộ phận thường có và ích lợi của cây.
+ Từ việc các em hiểu biết nhiều loại cây các em còn thích thú tìm hiểu và
kể một cách rất tự nhiên được về nhiều loài cây, loài động vật, noiư sống và ích
lợi của chúng.
* Lưu ý:
Trong trò chơi đúng vai kể về sự vật này, giáo viên tôn trọng tuyệt đối sự tự
giới thiệu về sự vật của học sinh. Cho dù học sinh đó nói không đúng về hình
dáng hoặc kích thước và nơi sống của cây thì khi chốt kiến thức giáo viên mới
sửa sai cho học sinh.Tránh chê học sinh khi nói sai làm các em mất tự tin xấu hổ
trước lớp.
(Ảnh minh họa trò chơi đóng vai kể về sự vật của lớp 2A)

b. 3. Trò chơi: Đông, Tây, Nam, Bắc
* Mục tiêu:

- Cung cấp một số kiến thức về mặt trời, phương hướng. Cách tìm phương
hướng bằng mặt trời.
16


- Thông qua trò chơi học sinh có kĩ năng xác định phương hướng dựa vào
mặt trời mọc, mặt trời lặn.
* Chuẩn bị: - Mỗi nhóm 7 học sinh.
- 1 học sinh là Mặt trời ,4 học snh là 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đội
mũ ghi tên theo biểu tượng , một học snh đứng làm trục và một học sinh làm
quản trò.
* Cách chơi:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Đông, Tây, Nam, Bắc là trò chơi mà các em có
nhiệm vô đứng đúng vị trí của mình dụa vào mặt trời và lệnh của quản trò hô.
* Tổ chức trò chơi:
- Học sinh lắng nghe cô phổ biến luật chơi. Khi có hiệu lệnh của trưởng
nhóm (Quản trò) hô thi lập tức phải chạy nhanh vào vị trí của mình sau 2 phút
khi quản trò hô hết giờ. Bạn nào đứng sai vị trí bạn đó phải ra ngoài cho bạn
khác thay thế.
- Trò chơi được tiếp tục theo khẩu lệnh của quản trò .
- Giáo viên cùng học sinh cổ vũ cho học sinh xác định đúng phương hướng
của mình.
- Sau trò chơi giáo viên phát vấn tìm hiểu nội dung bài.
* Trò chơi này được vận dụng vào bài 32: Mặt trời và phương hướng
*Ví dụ: Dạy bài 32: Mặt trời và phương hướng
Tổ chức trong hoạt động 2: Tìm phương hướng
Mục tiêu:
- Trò chơi giúp HS củng cố về cách tìm phương hướng bằng mặt trời.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, mạnh dạn trong học tập,ham hiểu biết và
khám phá thế giới tự nhiên.

Có kĩ năng tìm đường bằng mặt trời khi cần thiết.
Thời gian chơi: 5 phút.
Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm 6 học sinh.
- 1 học sinh là gà trống,1hs là Mặt trời, 4 học snh là 4 hướng Đông, Tây,
Nam, Bắc đội mũ ghi tên theo biểu tượng, một học sinh đứng làm trục và một
học sinh làm quản trò.
Tổ chức trò chơi:
- GV phổ biến luật chơi: Sau một phút bạn nào không xác định được hướng
của mình bạn đó thua phải ra ngoài cho bạn khác vào chơi tiếp.
- Cách chơi:
+ Khi người đóng vai gà trống gáy “Ò.ó.o...o”, bạn học sinh làm mặt trời sẽ
ra đứng một chỗ nào đó, lập tức bạn làm trục sẽ chạy theo và đứng dang tay như
hình vẽ trang 67.
+Các bạn còn lại ai đội mũ phương nào sẽ đứng đúng vị trí của phương đó.
Bạn đứng sai vị trí là thua, sẽ phải ra ngoài để bạn khác vào chơi.
+Cuộc chơi sẽ được lặp lại lần chơi sau quản trò hô:” Mặt trời lặn”...
+ Học sinh sẽ xác định các phương còn lại.
- Sau thời gian 1 phút giáo viên hô hết giờ. Bạn đứng sai vị trí là thua, sẽ
phải ra ngoài để bạn khác vào chơi.
17


-Cuộc chơi sẽ được lặp lại lần chơi sau quản trò hô:”Mặt trời lặn”
- GV đưa một số các câu hỏi tham khảo trên màn hình như sau:
+ Hằng ngày mặt trời mọc vào lúc nào? (Vào buổi sáng khi em vừa ngủ
dậy...)
+ Em thường làm gì vào lúc đó?(Em thường đánh răng rửa mặt rồi đến
trường...)
+ Mặt trời mọc ở phương nào? (Phương Đông)

+ Mặt trời lặn ở phương nào? (Phương Tây)
+ Khi mặt trời lặn em thường làm gì? (Em đi ngủ)
Hiệu quả: Sau khi kết thúc trò chơi học sinh nắm vững chắc được hướng
Đông - Tây-Nam-Bắc.
- Mặt trời mọc ở phương đông lặn ở phương tây.
+ Thông qua trò chơi mang tên:“ Đông, Tây, Nam, Bắc” này HS học tập
trung, hăng hái thay nhau được phát biểu về những gì các em hiểu biết qua bài
học:
Mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây. Biết rõ khi nhìn thấy mặt
trời mọc thì tay phải đưa về phía mặt trời mọc ,tay trái là phương mặt trời lặn,
trước mặt là phía Bắc, sau lưng là phía Nam.
+ Trò chơi giúp các em nhớ lâu, củng cố được nhiều nội dung kiến thức
khó nhớ trong bài học. Tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, không căng thẳng, gò bó.
Các em được chơi, khám phá những điều kỳ thú trong thiên nhiên như khi hỏi
đến kiến thức về phương hướng.

( Ảnh minh họa trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc của lớp 2A )

18


Như vậy việc tổ chức các trò chơi học tập gắn với hoạt động học tập của
học sinh, nhằm khai thác nội dung kiến thức bài học mở ra cho các em một khả
năng phát triển lớn như:
+ Các em được tiếp cận với hoàn cảnh và nhiệm vụ chơi, hoạt động vui
chơi, luật chơi, được giao lưu với thầy cô, bạn bè trong lớp.
+ Học sinh thú vị khi được tham gia chơi, làm thay đổi hình thức học tập.
+ Các em thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở, tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn
trước. Từ đó các em củng cố, khắc sâu được kiến thức sống động phong phú về
cuộc sống xung quanh các em, giúp các em dễ nhớ bài học, hiểu biết hơn về thế

giới con người, động, thực vật trong thiên nhiên.
c. Trò chơi nhằm củng cố nội dung bài:
Củng cố kiến thức bài học là việc kiểm tra kiến thức sau một bài học cho
mỗi học sinh.Vậy làm thế nào để thực hiện được điều này một cách nhanh nhất
mà số học sinh được kiểm tra nhiều nhất? Thông thường cuối tiết học đại đa số
các giáo viên đều dùng một vài câu hỏi đơn thuần chẳng hạn như cây sống ở
đâu?...loài vật sống ở đâu?... và một vài em được trả lời giáo viên chốt thế là
xong . Làm như vậy sẽ không kiểm tra được nhiều học sinh và ít học sinh chú ý
vào câu hỏi của cô (thầy). Học sinh tự kết thúc giờ học một cách dửng dâng.
Chính vì nhận thấy điều đó trong các năm học trước , năm học này tôi đẫ dành
nhiều thời gian để chuẩn bị đồ dùng học tập cho việc tổ chức trò chơi trong việc
củng cố bài nhiều hơn. Các trò chơi tôi thực hiện cụ thể như sau:
Trò chơi: Phân nhóm nhanh.
* Mục tiêu: Nhận ra các loài cây sống trên cạn ,loài cây sống dưới
nước,loài cây vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước ; các loài vật sống trên cạn,
loài vật sống dưới nước, loài vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước ; việc
nên và không nên làm.
19


* Chuẩn bị: Phiếu ghi sẵn tên các loài cây , con vật (tranh ảnh) về một số
cây ,con vật việc nêu và không nên làm, có gắn sẵn băng dính hoặc nam châm.
- Kẻ sẵn bảng ghi đặc điểm cấu tạo, những việc cần phân loại.
* Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 3(hoặc 4) nhóm. Phát phiếu cho mỗi nhóm, số
lượng học sinh chơi bằng số lượng phiếu.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Phân nhóm nhanh là trò chơi yêu cầu các em phân
loại những việc nên và không nên làm.
* Tổ chức trò chơi: Khi giáo viên hô bắt đầu học sinh 1 lên gắn phiếu, vào
bảng kẻ sẵn, học sinh 1 gắn xong về cuối hàng để học sinh 2 gắn ... cứ thế tiếp

tục cho đến hết lượt...
- Giáo viên làm trọng tài để phân nhóm thắng thua. Nhóm nào gắn nhanh,
chính xác là nhóm thắng cuộc.
* Trò chơi này được vận dụng dạy ở các bài.
Bài 2: Bộ xương
Bài 7:Ăn uống đầy đủ
Bài 3: Hệ cơ
Bài 5: Cơ quan tiêu hóa
Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?.
Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường
Bài 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
Bài 8: Ăn uống sạch sẽ
Bài 30: Nhận biết cây cối và các con vật
* Ví dụ: Dạy bài 30: Nhận biết cây cối và các con vật
Mục tiêu: - Chỉ và nói tên các loài cây sống trên cạn, loài cây sống dưới
nước, loài cây vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước; các con vật sống trên cạn,
các con vật sống dưới nước, các con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.
- Biết xếp các các loại cây, loài vật vào mỗi nhóm trong bảng. Biết nêu ích
lợi của chúng.
- Rèn tính nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự ra quyết định đúng đắn.
Chuẩn bị:
- Sưu tầm ảnh các loài cây, các loài vật.
- 3 - 4 Rổ đựng 3 - 4 nhóm cây,nhóm con vật.
- Giáo viên chuẩn bị 3 - 4 nhóm phân loại những tranh ảnh các loài cây,các
con vật sưu tầm được.
Thời gian chơi: 5 phút.
Tổ chức cách chơi:
- Trò chơi tổ chức vào cuối tiết học.
- Giáo viên chia lớp thành 3 - 4 nhóm mỗi nhóm 3 em.

- Giáo viên phổ biến luật chơi.
- Giáo viên làm trọng tài điều khiển cuộc chơi.
- Học sinh các nhóm lên trưng bày bộ sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm thi: “diễn thuyết” về cách phân loại của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét chữa bài theo nhóm kẻ bảng ở trên.
20


Hiệu quả: Trò chơi phân nhóm nhanh, giúp học sinh được củng cố và khắc
sâu kiến thức về thế giới loài cây và loài vật.
+ Thông qua trò chơi nhiều em được làm việc hơn,trò chơi giúp các em
mạnh dạn, tự tin nhanh nhẹn hơn trong giao tiếp tập thể, gây hứng thú trong học
tập, kết thúc tiết học mà các em còn thấy tiếc.
+ Trò chơi này còn có ý nghĩa giáo dục các em yêu thiên nhiên yêu các loài
vật.
( Hình ảnh minh họa trò chơi phân nhóm các loài cây và loài vật của lớp 2A)

Ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, tôi đã áp dụng: “Các trò chơi học tập”
nêu trên vào việc giảng dạy phân môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 kết quả là:
* Học sinh:
- So với năm trước, tôi nhận thấy các em HS có hứng thú, say mê và ham
thích học môn Tự nhiên và Xã hội hơn. Sau mỗi bài học, học sinh có được kiến
thức vững vàng, sâu rộng hơn, chính vì vậy mà khi học môn này các em đã sưu
tầm được nhiều tư liệu học tập, tìm hiểu thêm rất nhiều điều xung quanh.
- Giờ học mà giáo viên dạy vận dụng phương pháp trò chơi đã đem đến cho
học sinh sự say mê học tập, mất hẳn sự trầm lắng.
- 100% số học sinh đều thích học môn Tự nhiên - Xã hội.
- Chất lượng lớp thực nghiệm đi lên rõ rệt.
* Giáo viên:
- Nhờ việc biết vận dụng đưa các trò chơi vào trong công tác giảng dạy, nên

các giờ dạy tự Nhiên và Xã hội đã trở nên sôi nổi, tạo được hứng thú cho học
sinh, các em hăng hái xây dựng bài, tìm tòi và phát hiện kiến thức, điều đó là
cho chất lượng giờ dạy được nâng cao.
- GV và HS có sự phối hợp nhịp nhàng, giữa dạy học và học tập. Từ đó các
em hứng thú hơn và thuộc bài ngay tại lớp.
- Để kiểm tra kết quả thực nghiệm tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài
kiểm tra về giờ học và chất lượng đạt được khi học phân môn này như sau:

21


2.4. Kết quả khảo sát tại thời điểm đầu tháng 4 - 2019:
Kết quả

Hứng thú học và
chuẩn bị bài đầy đủ.

Bình thường

Không hứng thú

SL

%

SL

%

SL


%

24

82,8

5

17,2

0

0

Số bài
29

Từ kết quả trên tôi có thể khẳng định rằng giáo viên vận dụng phương pháp
trò chơi vào dạy học là một hướng đúng mở ra triển vọng tốt đẹp cho phương
pháp dạy Tự nhiên - Xã hội nói chung và dạy các môn học ở Tiểu học nói riêng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Trước hết người giáo viên phải tâm huyết với nghề luôn tìm tòi học hỏi
cập nhật vấn đề mới của xã hội. Khơi dậy lòng say mê thích học hỏi của học
sinh làm cho học sinh cảm thấy thực sự yêu trường, yêu thích học tập không nên
gò ép các em theo một khuôn thước nhất định. Biết trân trọng sự sáng tạo của
học sinh.
- Phối hợp tốt các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống vào dạy
học. Ưu tiên cho phương pháp trò chơi song khi sử dụng phương pháp này mỗi

giáo viên cần lưu ý sau:
+ Trò chơi phải góp phần thực hiện mục tiêu bài dạy.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị kĩ phù hợp với đối tượng học sinh cả về
thẩm mĩ và nội dung.
+ Không nên tổ chức kéo dài trò chơi sẽ ảnh hưởng tới mạch kiến thức.
Cần biết tổ chức cho khéo trò chơi học tập cần mang đúng nghĩa học mà chơi,
chơi mà học.Tránh sự thái quá.
+ Trò chơi chỉ áp dụng với mỗi bài 1 lần. Nếu là trò chơi khám phá kiến
thức nội dung bài cần được

3
số lượng học sinh tham gia.
4

+ Tránh hiện tượng chỉ có một nhóm học sinh khá, giỏi tham gia.
- Trong quá trình giảng dạy cần đa dạng hoá các hoạt động học tập để gây
sự hứng thú trong học tập của mỗi học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một
cách chủ động và thoải mái, không khô khan, nhàm chán.
- Coi trọng giờ học tăng buổi và sinh hoạt ngoại khoá. Trong quá trình
giảng dạy giáo viên vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy môn Tự nhiên - Xã
hội, tôi nhận thấy đây là phương pháp đặc biệt quan trọng bởi nó phù hợp với
tâm lí của học sinh. Nó là con đường giúp các em đến với tri thức ngắn nhất.
Vì:"Chơi mà học - Học mà chơi" là một hoạt động mang tính tự nguyện không
gò ép tạo cho các em được sống là chính mình được tìm tòi, được khám phá.
3.2. Kiến nghị.
22


Từ những kết luận trên, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
- Người giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức yêu cầu của mỗi

bài dạy, từ đó lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp
mình. Phải có kiến thức chắc về kiến thức Tự nhiên và Xã hội.
- Đề nghị các nhà trường mua sắm thêm tài liệu cho giáo viên tham khảo
thêm kiến thức có liên quan đến bài dạy để giúp học sinh học tốt hơn phân môn
Tự nhiên và Xã hội.
- Tổ chức những buổi chuyên đề môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có sử
dụng đến phương pháp Trò chơi học tập để chúng tôi được học hỏi kinh
nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua quá trình giảng dạy và thực
nghiệm tại trường ở lớp tụi chủ nhiệm. Với trình độ, năng lực có hạn, thời gian
vận dụng chưa dài nên có thể kinh nghiệm của tôi chưa thực sự sâu rộng, không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự bổ sung góp ý của các cấp Lãnh
đạo, các bạn đồng nghiệp chỉ đạo chuyên môn ở các trường để kinh nghiệm của
tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Cam kết không coppy
Người viết

Mai Thị Oanh

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách hướng dẫn tự nhiên và xã hội lớp 2.
2. Sách giáo khoa tự nhiên và xã hội lớp 2.

3. Module TH1: Một số vấn đề tâm lý học sinh dạy học ở Tiểu học. (Bồi
dưỡng thường xuyên)
4. Chương trình học mà chơi - chơi mà học trên truyền hình.
5. Phương pháp trò chơi trong đổi mới PPDH ở Tiểu học (Theo Tiểu học. vn)
[1] Module TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học (Bồi
dưỡng thường xuyên) (Trang 1)
[2] Module TH 16: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học (Bồi
dưỡng thường xuyên) (Trang 8)
6.Nguồn intenet

24


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN,
TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên: Mai Thị Oanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học

đánh giá
xếp loại

1

Thiết kế một số trò chơi góp phần
đổi mới phương pháp dạy học
môn Tiếng Việt lớp 3.

Ngành GD
cấp tỉnh

C

2007 -2008

2

Dạy học phát huy tính tích cực
của học sinh khi dạy tiết trả bài
TLV lớp 4.

Ngành GD
cấp huyện

B

2009 -2010

3


Hướng dẫn quan sát đối tượng
trong việc dạy văn miêu tả cây cối
cho học sinh lớp 4.

Ngành GD
cấp huyện

C

2011 -2012

4

Một số biện pháp giúp học sinh
lớp 2 nâng cao năng lực giải toán
có lời văn.

Ngành GD
cấp huyện

B

2012 -2013

5

Một số kinh nghiệm giúp học sinh
lớp 2 viết đoạn văn ngẳntong giờ
giò tập làm văn.


Ngành GD
cấp huyện

B

2013 -2014

6

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng
nói ,viết đoạn văn ngắn trong
phân môn tập làm văn lớp 2 ở
trường tiểu học Nga Yên.

Ngành GD
cấp huyện

B

2014 -2015

Một số biện pháp giúp học sinh
lớp Hai nâng cao năng lực giải
toán có lời văn.

Ngành GD
cấp huyện

B


2015 -2016

25


×