MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
I. MỞ ĐẦU:........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:..............................................2
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ......................................................2
2. Thực trạng của vấn đề ....................................................................................3
2.1. Thực trạng về nội dung chương trình SGK hiện nay ...................................3
2.2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn .....................3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................4
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường. ...................................................................17
III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT ............................................................................18
1. Kết luận .........................................................................................................18
2. Đề xuất ..........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự phát triển của xã hội, luôn cần đến những con người có tri thức,
năng động, sáng tạo,...điều này càng trở cấp thiết hơn khi chúng ta đang sống ở
thế kỉ XXI, thế kỉ của hội nhập và phát triển, con người được tiếp cận với sự tiến
bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi trên cơ sở hệ thống tri thức khoa học,
cần phải nhạy bén, năng động trước hoàn cảnh với những động cơ, nhu cầu và
khát vọng lành mạnh…Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,
phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học
tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học...”
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm, tiếp thu nhiều lần đổi
mới phương pháp dạy học (PPDH), song bản thân nhận thấy những phương
pháp đổi mới ấy vẫn chưa gây hứng thú học tập cho học sinh. Trăn trở về vấn đề
này, tôi đã tích cực nghiên cứu nội dung SGK các môn học khác, tài liệu đổi mới
PPDH, tham gia các đợt học chuyên đề, sinh hoạt cụm chuyên môn, tổ chuyên
môn, đặc biệt tích cực dự giờ các đồng nghiệp, kể cả cùng ban và trái ban. Tôi
nhận thấy, trong mỗi môn học, ngoài những kiến thức của môn học đó, còn có
kiến thức liên quan đến môn học khác. Nếu không sử dụng kiến thức tổng hợp
liên môn của nhiều môn học thì khó có thể giải thích, truyền thụ một cách đầy
đủ cho học sinh.
Có thể nói dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ
hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách
sáng tạo vào thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong
thực tiễn. Đồng thời giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và học tập
độc lập.Tuy nhiên hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn rất mới
mẻ và gặp nhiều khó khăn. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng hình thức dạy học
này ở nhiều nhà trường còn rất ít.
Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học qua tôi đã thử nghiệm và thực
hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới PPDH đúc rút
thành kinh nghiệm "Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong tiết luyện tậpgiải bài toán bằng cách lập phương trình- đại số 8, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học ở trường THCS Nga Thủy”
1
2. Mục đích nghiên cứu
- Hiểu được ý nghĩa của dạy học tích hợp liên môn để từ đó vận dụng vào quá
trình giảng dạy.
- Giúp giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác
nhau để có một phông kiến thức sâu rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày
càng cao của dạy học hiện nay.
- Giúp học sinh hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung
bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong vận dụng kiến
thức, kỹ năng vào thực tiễn, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tài liệu dạy học tích hợp liên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chương trình Toán THCS.
- Học sinh khối 8 Trường THCS Nga Thủy năm học 2018-2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm, thu thập thông tin theo nhóm.
- Phương pháp vấn đáp, trò chuyện, quan sát.
- Phương pháp khảo sát thực nghiệm, tổng hợp.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là một quan niệm dạy học hiện đại,
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo
dục trong các nhà trường. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức
tìm tòi những nội dung, khái niệm, tư tưởng chung, những chủ đề giao
thoa giữa các môn học với nhau, tức là con đường tích hợp những nội
dung từ một số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học
trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt
động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn
Vinh Hiển cho biết: "Dạy học liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học
sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm
kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ
học tập tích cực đối với học sinh”
Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong
chương trình giáo dục phổ thông” được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012.
Phương án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục
phổ thông Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp học. Đối với cấp trung học cơ sở,
2
tương tự như chương trình hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học
Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, Sinh học … và lồng
ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống,… vào các môn
học và hoạt động giáo dục. Hai môn học mới được phát triển: Một là môn Khoa
học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong
chương trình hiện hành; Hai là môn Khoa học xã hội được xây dựng trên cơ sở
các môn học Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn
đề xã hội.
Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo
chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả
năng tự học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành
trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT
đã tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn dành cho học sinh trung học và Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp
dành cho giáo viên trung học.
Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn là một trong những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả
cao cho người học và người dạy.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng về nội dung chương trình SGK hiện nay
SGK thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến
sự trùng lắp một số kiến thức giữa các cấp học, môn học.
Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng
vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nhiều bài học khô khan, một
số kiến thức hàn lâm không gắn liền với thực tiễn đời sống.
2.2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường
THCS Nga Thủy trong những năm học qua
Đối với nhà trường
Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học tích hợp liên môn còn thiếu
thốn: Tài liệu về liên môn cho giáo viên chưa có; phòng học chức năng không
đủ, lại đã xuống cấp.
Do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan
đến dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên nhà trường còn lúng
túng trong khâu chỉ đạo chung.
Các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn xây dựng thành chuyên đề, hoặc đề
xuất phương pháp tổ chức hình thức dạy học này trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn cấp trường, liên trường, cụm trường.
3
Đối với giáo viên
Tích hợp liên môn là nội dung cơ bản trong đề án thay đổi SGK hiện nay.
Sự thay đổi này quá lớn, đòi hỏi người dạy cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu
nhiều môn học. Trong khi đó giáo viên lại chưa được chuyên sâu, bao quát toàn
chương trình. Nên khi vận dụng hình thức dạy học đổi mới này còn nhiều lúng túng.
Do thói quen còn ảnh hưởng bởi phương pháp truyền thụ kiến thức một
chiều, cùng với tính bảo thủ, độc tôn một PPDH theo phân môn, nên một bộ
phận nhỏ giáo viên khó thay đổi và bắt kịp.
Chưa có sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cụ thể về dạy học tích hợp liên
môn nên giáo viên khó thoát ra khỏi thời khóa biểu thường nhật được lên theo
khung chương trình của Bộ GD-ĐT.
Trình độ đào tạo giáo viên không đồng đều, sự nhạy cảm và cách vận
dụng tích hợp liên môn của mỗi giáo viên khác nhau, nên có sự tranh luận nhiều
về kiến thức trong các lần góp ý, rút kinh nghiệm từ các giờ thao giảng.
Giáo viên chưa được tham gia lớp tập huấn chuyên đề về tổ chức PPDH
theo chủ đề tích hợp liên môn do đó việc vận dụng giảng dạy theo hình thức này
còn nhiều lúng túng, chưa có hiệu quả.
Đối với học sinh
Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với hình thức dạy học đổi mới
này. Song bên cạnh đó một bộ phận học sinh có thái độ thờ ơ, ngại trau dồi kiến
thức, học đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ lại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách
tham khảo, điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Từ kết quả này, tôi nhận thấy rằng việc quyết định đưa ra" Dạy học theo
chủ đề tích hợp liên môn trong tiết luyện tập - giải bài toán bằng cách lập
phương trình- Đại số 8, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
Nga Thủy” là điều rất cần thiết, hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội dung
SGK hiện nay.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn
3.1.1. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy
học, không phải là phương pháp dạy học. Chúng tôi xác định các
nguyên tắc dạy học như sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo
mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ
năng cho từng môn học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
4
- Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Không làm tăng nội dung
chương trình, không tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu
học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn Toán với các môn liên
quan phải tương đồng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên môn phải
gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh...Đồng thời phù hợp với năng lực của học sinh, với điều
kiện khách quan của từng trường.
3.1.2. Tìm hiểu các bước xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Để xây dựng được một chủ đề, sử dụng kiến thức tích hợp với
môn học khác một cách chính xác, đảm bảo đúng nguyên tắc, thì điều
quan trọng và cần thiết đầu tiên là tìm hiểu kĩ các bước xây dựng chủ đề.
Bước 1: Xác định chủ đề tích hợp liên môn: Rà soát và phân tích
nội dung chương trình của từng môn để tìm ra những nội dung chung
có liên quan, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhưng lại được trình bày
riêng biệt ở mỗi bộ môn.
Bước 2: Xác định mục đích tích hợp liên môn: Đảm bảo đúng mục
tiêu trong chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác.
Bước 3: Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với
thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời
đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
Bước 4: Xác định mức độ, Nội dung đạt được, thời lượng bao
nhiêu? Có phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương, năng lực của
học sinh...
Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự
giờ, rút kinh nghiệm, có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm.
3.2. Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong môn đại số 8
Để đảm bảo đúng nguyên tắc và các bước xây dựng chủ đề tích
hợp liên môn. Đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương
trình Đại số 8 (thời lượng 2 tiết/tuần) và các môn học khác khi liên
môn. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất dạy tích hợp liên môn trong tiết
luyện tập – giải bài toán bằng cách lập phương trình đại số 8 như sau:
- Củng cố các kiến thức của các môn học:
+ Môn Toán:
Đại số: Tính toán, biến đổi với các biểu thức số.
Hình học: Công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật.
5
+ Môn Vật lý: Công thức biểu thị mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc
và thời gian (S = v.t)
+ Môn Hóa học: Viết phương trình phản ứng hóa học. Tìm ra nguyên tố
hóa học khi biết nguyên tử khối của nó.
+ Môn Tin học: Hàm tính giá trị trung bình (AVERAGE).
+ Môn Thể dục: Luật thi đấu bóng đá, hình thức thi đấu và cách tính điểm
của mỗi trận đấu.
+ Môn Ngữ văn: Văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ.
+ Môn Lịch sử: Sự kiện 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị.
Lịch sử địa phương: Ngày công bố bức thư của Bác Hồ ghi nhận sự ra đời
ngày Thương binh liệt sĩ ở nước ta.
+ Môn Giáo dục công dân: Tuần văn hóa du lịch – Biển đảo Việt Nam,
Chủ quyền biển đảo Việt Nam. Lòng yêu Tổ quốc, quyết tâm giữ gìn chủ quyền
của đất nước.
3.3. Dạy thử nghiệm
Trong đề tài này tôi xin được trình bày một giáo án dạy thử nghiệm
cụ thể:
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức:
- Học sinh vận dụng các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình vào các
bài toán thực tế (Chú ý: Tìm điều kiện thích hợp cho ẩn).
- Củng cố các kiến thức của các môn học:
+ Môn Toán: Đại số: Tính toán, biến đổi với các biểu thức số. Hình học:
Công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật.
+ Môn Vật lý: Công thức biểu thị mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc
và thời gian (S = v.t)
+ Môn Hóa học: Viết phương trình phản ứng hóa học. Tìm ra nguyên tố
hóa học khi biết nguyên tử khối của nó.
+ Môn Tin học: Hàm tính giá trị trung bình (AVERAGE).
+ Môn Thể dục: Luật thi đấu bóng đá, hình thức thi đấu và cách tính điểm
của mỗi trận đấu.
+ Môn Ngữ văn: Văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ..
+ Môn Lịch sử: Sự kiện 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị.
6
Lịch sử địa phương: Ngày công bố bức thư của Bác Hồ ghi nhận
sự ra đời ngày Thương binh liệt sĩ ở nước ta.
+ Môn Giáo dục công dân: Tuần văn hóa du lịch – Biển đảo Việt Nam,
Chủ quyền biển đảo Việt Nam. Lòng yêu Tổ quốc, quyết tâm giữ gìn chủ quyền
của đất nước.
2. Kĩ năng:
- Giải thành thạo phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích.
- Giải thành thạo một bài toán bằng cách lập phương trình.
- Biết vận dụng kiến thức của các môn Đại số, Hình học, Vật lí, Hóa học, Tin
học, Thể dục, Ngữ văn, Lịch sử, GDCD để giải quyết những vấn đề do bài toán
đặt ra …
- Trình bày bài khoa học.
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác xây dựng bài.
- Tuân thủ các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- Có thái độ hợp tác.
- Trình bày bài cẩn thận, sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bài giảng, giáo án, các video, tư liệu phục vụ giờ học, Máy chiếu, máy
tính, máy quay camera, máy chiếu vật thể.
- HS: Biết trình bày các bước của giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Chuẩn bị nội dung bài tập theo phiếu học tập nhóm, giáo viên giao trong
buổi học lí thuyết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV: Em hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?
- HS: Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?
Bước 1: Lập phương trình.
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết;
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng;
7
Bước 2: Giải phương trình.
Bước 3: Kết luận: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm
nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không rồi kết luận.
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
- HS đọc đề bài.
Bài toán 1: Một ô tô đi từ Hà Nội đến
- GV: Có mấy đối tượng tham gia vào bài Thanh Hóa với vận tốc 40km/h .Sau 2h
nghỉ lại ở Thanh Hóa , ôtô lại từ Thanh
toán? Có mấy đại lượng trong bài?
Hóa về Hà Nội với vận tốc
- HS: Trả lời:...
30km/h.Tổng thời gian cả đi cả về là
- GV: Có 1đối tượng (ô tô), có 3 đại 10h45 phút (kể cả thời gian nghi lại ở
lượng (Quãng đường, vận tốc và thời gian) Thanh Hóa). Tính Quãng đường Hà
Nội – Thanh Hóa.
- Biểu diễn bài toán bằng sơ đồ.
- GV: Lập bảng
Yêu cầu HS điền những yếu tố đã biết
trong bài vào bảng.
Yêu cầu HS chọn ẩn và biểu thị các đại
lượng chưa biết thông qua ẩn và các đại
lượng đã biết vào bảng: (HS điền trực
tiếp trên bảng trình chiếu Powerpoint)
.
40km/h
Hà Nội
.
30km/h
S=?
Thanh Hóa
Giải:
Ôtô
Vận
tốc
Thời
(h)
(km/h)
gian Quãng
đường
(km)
Lúc 40
đi
s
40
s
Lúc 30
về
s
30
s
- Gọi quãng đường Hà Nội - Thanh
Hóa là S (km) Đk: 0 < S < 175.
Khi đó, thời gian ôtô đi từ Hà Nội
đến Thanh Hóa là:
s
40
thời gian ôtô về từ Thanh Hóa đến Hà
Nội là:
s
30
Vì tổng thời gian cả đi lẫn về, không
- GV: Từ đó yêu cầu 1 HS lên bảng trình kể thời gian nghỉ lại tại Thanh Hóa là:
bày lời giải của bài toán.
10giờ 45 phút – 2 giờ = 8 giờ 45 phút
3
- GV: Yêu cầu HS nhận xét bài làm của = 8 4 giờ .
bạn.
8
- HS: Nhận xét
- GV: Sửa chữa sai lầm (nếu có).
- GV: Ngoài cách chọn ẩn như trên còn
có thể chọn ẩn là quãng đường được
không?
- HS:…
- GV: Yêu cầu HS về nhà tìm cách khác
để giải bài toán trên.
- GV: Để giải quyết bài toán 1 em đã vận
dụng kiến thức nào?
- HS: …
Theo bài ra có phương trình:
s
s
3
+
= 8 giờ
40
30
4
�
30 s 40s 35
= � 70s = 35
30.40
4
1200
4
� s=
1200.35
= 150 km
70.4
Vậy quãng đường từ Hà Nội đến
Thanh Hóa dài: 150km
- GV: Chốt lại:…
- HS đọc đầu bài.
Bài toán 2:
- GV: Cho HS quan sát hình vẽ.
Một hình chữ nhật có chu vi bằng 300 m.
Nếu tăng chiều dài 15m, tăng chiều rộng
25m thì diện tích tăng 3525m2. Tính mỗi
chiều của hình chữ nhật đó?
15
x
C =x300m
1
1
0
6
S = 3525m
25
0 2
- 0
- xGV: Hãy nêu công thức tính chu vi và
diện tích hình chữ nhật (Chu vi bằng 2
lần tổng hai kích thước; diện tích bằng
tích hai kích thước)?
2
Giải:
- Gọi chiều dài ban đầu của hình chữ
nhật là x(m). Điều kiện x > 0
Chiều rộng ban đầu của hình chữ nhật
là:
300
-x =150 -x
2
- GV: Viết công thức:
Diện tích ban đầu của hình chữ nhật là:
C=(chiều dài + chiều rộng).2
x(150 – x) = 150x – x2
S = chiều dài.chiều rộng
Chiều dài sau khi tăng của hình chữ nhật là
- GV: Khi biết chu vi, vậy ta có tính được x + 15 (m).
nửa chu vi (chiều dài + chiều rộng)?
Chiều rộng sau khi tăng của hình chữ
- GV: Nếu chọn x là chiều dài ban đầu nhật là: ( 150 - x ) + 25 = 175 -x
của HCN thì chiều rộng ban đầu của Diện tích của hình chữ nhật sau khi
HCN?
tăng chiều dài và chiều rộng là:
- GV: Chiều dài và chiều rộng của hình (15 + x)(175 -x ) = 2625+ 160x – x2
chữ nhật sau khi tăng là bao nhiêu?
Theo bài ra ta có phương trình:
- 1HS lên bảng tình bày, dưới lớp làm bài
(2625+160x – x2)–(150x – x2) = 3525
vào vở.
9
- Giải phương trình
(2625+ 160x – x2) –(150x – x2) = 3525
10x + 2625 = 3525
10x = 900 x =
90
- Giá trị này phù hợp với điều kiện của
ẩn.
Vậy chiều dài ban đầu của hình chữ nhật
là 90m, chiều rộng ban đầu của hình chữ
nhật là 150 – 90 = 60 (m).
- HS đọc đề bài.
Bài toán 3: Hội khỏe phù đổng Tỉnh
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu kĩ nội dung Thanh Hóa năm học 2018 -2019, giải
bài toán, từ đó sắp xếp các câu cho hợp lí. bóng đá thiếu niên nhi đồng có 7 đội
tham gia thi đấu theo hình thức vòng
tròn. Kết thúc giải đấu đội bóng đá
nam huyện Nga Sơn được 16 điểm và
đạt giải nhất. Hỏi đội bóng Nga Sơn đã
thắng mấy trận và hòa mấy trận, biết
trong cả giải đấu đội bóng Nga Sơn
không thua trận nào?
- HS: Đứng tại chỗ tình bày cách sắp xếp. Hãy sắp xếp các câu sau một cách hợp
lí để dược lời giải của bài toán:
(5; 4; 1; 3; 6; 2)
- GV: Di chuyển theo cách sắp xếp của 1. Do thi đấu theo hình thức vòng tròn
nên mỗi trận thắng được 3 điểm, mỗi
HS để được lời giải bài toán.
trận hòa được 1 điểm.
- GV: theo em hình thức thi đấu vòng tròn 2. Giá trị này phù hợp với điều kiện
của ẩn. Vậy đội bóng đá nam huyện
thì mỗi đội sẽ phải đấu bao nhiêu trận?
Nga Sơn đã tháng 5 trận và hòa 1 trận.
- HS: 6 trận.
3. Theo bài ra ta có phương trình:
3.x + 1.(6 – x) = 16
4. Điều kiện: 0 �x �6 ; x �Z .
5. Gọi số trận đội bóng đá nam huyện
Nga Sơn số trận thắng là x, số trận hòa
là 6 – x.
10
6. Giải phương trình:
3.x 1. 6 – x 16
� 3 x 6 x 16
� 2 x 10
� x5
- HS đọc đầu bài.
Bài toán 4: Điểm kiểm tra một số môn
- GV: Công thức trong ô I4 là trong học kì I của Quỳnh được cho
“AVERAGE(E4:H4) cho ta biết điều gì? trong chương trình bảng tính Excel
dưới đây
- HS: Giá trị 9 trong ô I4 là trung bình
cộng của giá trị trong ô E4; F4; G4; H4.
- GV: Hướng dẫn HS chọn ẩn, đặt điều
kiện cho ẩn từ đó thiết lập phương trình
để tìm lời giải cho bài toán. Yêu cầu HS
hoạt động nhóm trên bảng phụ
- HS: Hoạt động nhóm.
Biết ô I4 có giá trị 9 và công thức tính
- GV: Treo và kiểm tra bài làm của nhóm trong ô I4 là “=AVERAGE(E4:H4)”.
nhanh nhất lên bảng, các nhóm khác đổi Hãy tính điểm của môn Toán.
bài kiểm tra chéo lẫn nhau.
Giải:
Gọi x là điểm môn Toán.
(ĐK: 0 �x �10 )
Ô I4 được tính bởi hàm AVERAGE
hay chính là hàm tính trung bình cộng,
ta có phương trình:
- Giải phương trình:
x 8 10 9
9
4
x 8 10 9
9
4
� x 9.4 (8 10 9) 9
- Giá trị này phù hợp với điều kiện của
ẩn: Vậy điểm môn Toán là 9.
11
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ đề và tìm hiểu đề Bài toán 5: Tỉ lệ đồng trong loại
(Máy chiếu).
quặng thứ nhất nhỏ hơn tỉ lệ đồng
trong loại quặng thứ hai là 15%. Trộn
hai loại quặng ấy được một hỗn hợp có
50% đồng, khối lượng loại quặng thứ
GV: Hãy chọn ẩn số?
nhất trong hỗn hợp là 25kg, khối lượng
loại quặng thứ hai trong hỗn hợp bằng
HS: chọn ẩn số.
nửa khối lượng quặng thứ nhất. Tính tỉ
GV: Hãy biểu diễn các đại lượng chưa lệ phần trăm đồng trong từng loại
quặng .
biết khác của bài toán?
GV: Dựa vào đâu để thiết lập pt?
Gọi tỉ lệ % đồng có trong loại quặng thứ Giải: Gọi tỉ lệ % đồng có trong loại
quặng thứ nhất là x%(x>0). Thì tỉ lệ
nhất là x%(x>0) .
HS biểu diễn các đại lượng chưa biết đồng có trong loại quặng thứ hai là
(x+15)%
khác của bài toán:
Tỉ lệ đồng có trong loại thứ hai: (x+15%)
Khối lượng loại quặng thứ nhất trong
Hỗn hợp của hai loại quặng khi đem trộn hỗn hợp là 25kg, biết khối lượng loại
quặng thứ hai trong hỗn hợp bằng nửa
là 37,5kg.
khối lượng của loại quặng thứ thứ
nhất nên khối lượng loại quặng thứ hai
là 12,5 kg. Vậy khối lượng hỗn hợp
của hai loại quặng khi đem trộn là
37,5kg.
Theo bài ra ta có phương trình:
25x + 12,5(x+15) = 37,5.50
Giải pt này ta được x = 45(TMĐK)
Vậy: Tỉ lệ % đồng trong loại quặng thứ
nhất, thứ hai là 45%; 60%.
- GV: Trên cơ sở các bài tập vừa chữa,
yêu cầu đại diện của 4 nhóm trình bày
hướng giải quyết cũng như kết quả của
bài toán sau khi đã nghiên cứu tìm hiểu,
tham khảo các tài liệu, khai thác mạng
Internet, cũng như giáo viên các bộ môn
liên quan. Các nhóm khác quan sát, đặt
câu hỏi vấn đáp để nhóm trình bày trả lời.
Giáo viên chuẩn bị sẵn phương án nếu
12
các nhóm có sai sót trong lời giải bài toán
cũng như một số thông tin liên quan để
cung cấp thêm cho HS.
* Đại diện nhóm 1(ĐDN1):
Trình bày bài toán 6
ĐDN1: Để biết được đây là tác phẩm nào
thì ta cần phải biết được năm viết tác
phẩm. Nhóm 1 đã chọn ẩn, đặt điều kiện
cho ẩn và thiết lập phương trình để tìm lời
giải cho bài toán như sau:
Bài toán 6: Đây là tác phẩm văn học
nào?
Tác phẩm này đã thể hiện những ý tứ
sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một
vị Vua và được viết vào năm abab .
Nếu viết thêm số 20 vào sau số trăm
thì được số mới gấp 101 lần số ban
đầu.
ĐDN1: Dựa vào hình ảnh đi kèm, kiến
thức văn học và thời gian sáng tác, cũng Giải:
như khai thức mạng Internet nhóm 1 đã - Gọi số ab là x. Điều kiện: x �10 ;x �
tìm được đó là văn bản – Chiếu dời đô.
N.
- GV: Gợi ý nếu nhóm 1 có vướng mắc.
Số ban đầu là: 100x + x = 101x
- Các nhóm khác: Đưa ra các câu hỏi để Số sau khi thêm 20 sau số trăm là:
nhóm 1 giải đáp.
10000x + 2000 + x = 10001x + 2000
- GV: Yêu cầu HS nêu một số hiểu biết về
Theo bài ra ta có phương trình:
văn bản – Chiếu dời đô.
10001x + 2000 = 101.101x
- GV: Giới thiệu qua về hoàn cảnh ra đời
cũng như ý nghĩa của “Chiếu dời đô”. - Giải phương trình:
Cho học sinh xem bản dịch “Chiếu dời 10001x + 2000 = 101.101x
đô”.
10001x + 2000 = 10201x
200x = 2000
x = 10
- Giá trị này phù hợp với điều kiện của
ẩn. Vậy năm cần tìm là 1010.
13
Tác phẩm văn học thể hiện những ý tứ
sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một
vị vua viết vào năm 1010 chính là
Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu do
vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa
xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của
nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh
Bình) ra thành Đại La (Hà Nội)
* Đại diện nhóm 2 (ĐDN2):
Trình bày bài toán 7
Bài toán 7. Đây là sự kiện Lịch sử
nào? Biết rằng sự kiện đó diễn ra vào
năm 1972, số ngày diễn ra sự kiện là
một số có hai chữ số. Trong đó chữ số
hàng chục gấp 8 lần chữ số hàng đơn
vị và tổng hai chữ số của nó là 9.
ĐDN3: Để biết được đây là sự kiện Lịch
sử nào, cần biết được sự kiện trên diễn ra
trong bao nhiêu ngày.
Để tìm được con số đó nhóm 2 đã chọn
ẩn, đặt điều kiện cho ẩn và thiết lập
phương trình để tìm lời giải cho bài toán
như sau:
- ĐDN3: Dựa vào kết quả của bài toán,
hình ảnh đi kèm cũng như tự tìm
hiểu, khai thác mạng nhóm 3 đã có
câu trả lời: Đó chính là sự kiện
Thành Cổ Quảng Trị trong cuộc tấn
công chiến lược 1972 và trận chiến
81 ngày đêm lịch sử từ 28/6 đến Giải:
16/9.
Gọi chữ số hàng đơn vị là x. ĐK
0 x �9 ; x � N.
14
- GV: Gợi ý nếu nhóm 2 có vướng mắc.
Suy ra chữ số hàng chục là: 8x
- Các nhóm khác: Đưa ra các câu hỏi để Tổng hai chữ số bằng 9, ta có phương
nhóm 2 giải đáp.
trình;
- GV: Yêu cầu HS nêu một số hiểu biết về x + 8x = 9
Thành cổ Quảng Trị.
- Giải phương trình:
- GV: Giới thiệu qua về thành cổ Quang x + 8x = 9 x = 1
Trị, cho HS xem tư liệu về thành cổ
Quảng Trị trong 81 ngày đêm, qua đó - Giá trị này phù hợp với điều kiện
giáo dục HS lòng yêu nước, biết ơn các của ẩn. Chữ số hàng chục là 8.1 = 8.
anh hùng liệt sĩ đã hi sinh giành độc lập sự kiện Lịch sử này diễn ra trong 81
ngày đêm vào năm 1972. Đó chính
tự do cho Tổ quốc.
là sự kiện Thành Cổ Quảng Trị
trong cuộc tấn công chiến lược 1972
và trận chiến 81 ngày đêm lịch sử từ
28/6 đến 16/9.
* Đại diện nhóm 3 (ĐDN3):
Trình bày bài toán 8
ĐDN3: Để biết được đây là oxit nào thì ta
cần phải tìm ra nguyên tử khối và tên kim
loại. Trước tiên cần viết được phương
trình hóa học. Kết hợp với kiến thức của
môn hóa học nhóm 3 chọn ẩn, đặt ĐK
cho ẩn, dựa vào đầu bài thiết lập phương
trình như sau:
Bài toán 8. Hòa tan 2,4 g oxit của một
kim loại hóa trị II vào 21,9g dung dịch
HCl 10% thì vừa đủ. Oxit đó là oxit
nào?
Giải:
- Gọi X là kí hiệu hóa học của kim loại
hóa trị II và y nguyên tử khối của kim
loại. Điều kiện y > 0
Ta có phương trình hóa học:
XO + 2 HCl XCl2
(y+16)
2,4
+
H2O
2.36,5
21,9.10
100
Ta có phương trình:
2,4.2.36,5 = 2,19(y + 16)
ĐDN3: Sau khi tìm ra giá trị của ẩn - Giải phương trình:
(nguyên tử khối) là 64, tra bảng nguyên tố
2,4.2.36,5 = 2,19(y + 16)
hóa học tìm được đó chính là nguyên tố
175,2 = 2,19y + 35,04 y = 64
đồng. Vậy oxit cần tìm là đồng oxit.
15
- Giá trị này phù hợp với điều kiện của
ẩn. 64 là nguyên tử khối của đồng.
- Các nhóm khác: Đưa ra các câu hỏi để Vậy oxit đó là đồng II oxit. Công thức
nhóm 3 giải đáp.
hóa học là CuO.
- GV: Gợi ý nếu nhóm 3 có vướng mắc.
* Đại diện nhóm 4 (ĐDN4):
Bài toán 9. Đây là sự kiện nào? Biết
sự kiện đó diễn ra vào tháng 11 năm
Trình bày bài toán 9
2014 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa
nghệ thuật Việt Nam (số 2, Hoa Lư,
Hai Bà Trưng, Hà Nội). Biết ngày bắt
đầu diễn ra sự kiện là ngày 21 và số
ngày diễn ra sự kiện trên là một số mà
ĐDN4: Để biết được đây là sự kiện nào khi bình phương lên rồi trừ đi chính nó
thì cần biết được ngày, tháng, năm diễn ra thì được kết quả là 6.
sự kiện.
Giải:
- Gọi số ngày diễn ra sự kiện là x.
Trước tiên cần tìm được số ngày diễn ra
Điều kiện 0 x ; x �N
sự kiện.
Theo bài ra ta có phương trình:
Nhóm 4 chọn ẩn, đặt ĐK cho ẩn, dựa vào
đầu bài thiết lập phương trình như sau: x2
–x=6
Giải phương trình trên tìm được số ngày
diễn ra sự kiện là 3 ngày, từ 21/11/2014
đến 24/11/2014 kết hợp với kiến thức
thực tế, thông tin đại chúng, khai thác
mạng Internet nhóm 4 có câu trả lời: Đó
chính là sự kiện “Tuần Văn hóa - Du lịch
biển đảo Việt Nam - Hà Nội 2014”.
x2 – x = 6
- Giải phương trình:
x2 – x = 6 x2 – x – 6 = 0
(x – 3)(x + 2) = 0
x = 3 hoặc x = - 2
- Giá trị x = 3 thỏa mãn điều kiện của
ẩn, giá trị x = -2 không thỏa mãn.
Sự kiện trên diễn ra trong 3 ngày từ
21/11/2014 đến 24/11/2014 tại Trung
- GV: Gợi ý nếu nhóm 4 có vướng mắc.
tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt
- Các nhóm khác: Đưa ra các câu hỏi để Nam (số 2, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà
Nội).
nhóm 4 giải đáp.
- GV: Yêu cầu HS nêu một số hiểu biết Đó chính là sự kiện “Tuần Văn hóa về “Tuần Văn hóa - Du lịch biển đảo Việt Du lịch biển đảo Việt Nam - Hà Nội
2014”.
Nam - Hà Nội 2014”.
- GV: Cho HS xem câu chuyện hình ảnh
về các mốc sự kiện của quần đảo Trường
16
sa, Hoàng sa, Những việc chúng ta đã và
đang làm để bảo vệ chủ quyền biển đảo
của Việt Nam.
GV: Yêu cầu HS xem lại các bài tập đã
chữa trong giờ học.
GV: Tổng kết lại kết quả giờ học: Những
kiến thức học sinh đạt được ngoài môn
toán trong các buổi học. Tuyên dương các
nhóm tích cực, tự giác nghiên cứu bài
học, kết hợp với khai thác mạng Internet
và tham khảo ý kiến của giáo viên bộ
môn để tìm ra câu trả lời cho bài toán.
Yêu cầu HS về xem lại các bài tập đã
chữa. Làm bài tập trong SGK, SBT.
3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của học sinh với các nội dung chính
+ Qua chuyên đề em đã nắm được những nội dung kiến thức nào?
+ Kiến thức của những môn học nào đã được vận dụng trong quá trình
giải quyết bài tập?
+ Khi giải các bài tập toán có phải ta chỉ cần tới kiến thức của môn toán
hay không?
+ Toán học có gắn liền với cuộc sống hàng ngày xung quanh chúng ta
không?
+ Em thấy chuyên đề này có bổ ích với mình không?
Kiểm tra sự chuẩn bị cũng như bài làm của các nhóm.
Một số sản phẩm của học sinh (Tham khảo ở phần phụ lục)
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, với đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi thực hiện giảng dạy bài học Luyện tập giải bài toán bằng cách lập
phương trình trong đại số 8, trong năm học 2018-2019 bằng phương pháp dạy
học theo chủ đề tích hợp liên môn, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra lại mức độ
hiểu biết, khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp các môn học của HS, và đã
nhận thấy có sự chuyển biến tích cực từ học sinh.
17
Để thấy rõ được kết quả này, sau khi học xong tiết Luyện tập, tôi cũng tiến
hành kiểm tra lại mức độ nhận thức và vận dụng của HS thông qua việc làm bài
kiểm tra.
Kết quả như sau:
Biết sử dụng kiến
Vận dụng tổng hợp kiến
Tổng số HS
Thông hiểu
thức môn học
thức nhiều môn học
SL
%
SL
%
SL
%
76
10
13,1
23
30,3
43
56,6
Như vậy rõ ràng so với PPDH cũ thì “ Dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn” đã góp phần phát triển tư duy, năng lực nhận thức, năng lực hành động và
năng lực làm việc sáng tạo của học sinh. Đặc biệt kỹ năng vận dung kiến thức
tổng hợp để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Từ kết quả của quá trình thực hiện, tôi rút ra một số kết luận sau đây:
Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đang là chủ trương chính
trong đề án thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT năm 2015
Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề dạy học tích hợp liên môn ở
trường THCS Nga Thủy nói riêng, tôi đã thực hiện nhóm giải pháp cơ bản, mang
lại hiệu quả cao. Đó là:
+ Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn
+ Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong môn đại số 8
+ Dạy bài thử nghiệm một chủ đề
Tuy nhiên, các giải pháp trên mới chỉ là một trong những giải pháp nhỏ góp
phần đổi mới phương pháp dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học về lâu dài, cần
hướng tới nhiều giải pháp khác: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong các giờ
ngoại khóa, dạy học theo dự án....
2. Đề xuất
2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT:
- Trong đề án thay SGK, nên chọn và biên soạn SGK theo hướng giảm
nội dung lý thuyết hàn lâm ở bộ môn, tăng cường nội dung ứng dụng thực hành.
- Cần đưa nội dung chủ đề liên môn là chủ đề tự chọn bắt buộc trong
chương trình các môn khoa học tự nhiên.
- Cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp
liên môn. Cung cấp các tài liệu tham khảo, các hội thảo, giáo án mẫu … đồng
thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong việc triển khai và
thực hiện các chủ đề tích hợp liên môn.
2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn:
18
Đào tạo và bồi dưỡng chuyên gia nhằm quán triệt quan điểm dạy học tích
hợp liên môn và có khả năng xây dựng được các chủ đề tích hợp liên môn.
2.3. Đối với nhà trường:
Cần tăng cường đào tạo GV cốt cán có khả năng xây dựng nội dung bài học
thành các chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời mạnh dạn đề xuất lên cấp trên phân
phối chương trình riêng theo chủ đề đã xây dựng, phù hợp với thực trạng của nhà
trường trường, hoàn cảnh từng địa phương.
Chắc chắn kinh nghiệm của tôi trình bày trên đây còn có những thiếu sót.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT
Trần Thị Thu Phương
19