PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA TÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG TRONG GIẢNG
DẠY NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU
BƯỚC QUA CHO LỚP 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA
TÂN
Người thực hiện: Phạm Quốc Hoàn
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Tân
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Thể dục
NGA SƠN, NĂM 2019
1
MỤC LỤC
Nội dung
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trang
2
2
3
3
3
3
3
5
kinh nghiêm
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
3.1. Lựa chọn một số trò chơi vận động phát triển sức
7
mạnh chân trong dạy học nhảy cao.
3.2. một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển sức mạnh, nâng cao
14
thành tích môn nhảy cao kiểu bước qua
3.3. Kế hoạch thực nghiệm:
16
3.4. Kiểm tra sau thực nghiệm:
16
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh,
17
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
19
* Tài liệu tham khảo
20
* Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm
21
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thể dục thể thao là bộ môn quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là
một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng
cường sức khoẻ cho nhân dân lao động góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh
thần cho con người.
2
Như vậy, có thể nói rằng vai trò của TDTT là rất to lớn trong việc củng cố,
giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho mọi người, mọi lứa tuổi khác nhau mà đặc biệt
là thế hệ trẻ. Những người xây dựng, làm chủ và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa
trong tương lai.
Mà mục đích của giáo dục thể chất ở nước ta là: "Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở
thành những con người toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng và
có dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống một
cuộc sống vui tươi lành mạnh". Để đảm bảo nhiệm vụ to lớn ấy, ngành Giáo dục
- Đào tạo đó phối hợp với các bộ ngành liên quan đưa môn thể dục là một môn
học bắt buộc cho tất cả các bậc học từ mầm non đến đại học.
Trong các phương pháp tổ chúc tập luyện của môn thể dục thì phương
pháp Trò chơi là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả trong giờ
học. Vì phương pháp này làm cho học sinh phấn khởi hào hứng tập luyện, đồng
thời cũng đánh giá được một cách khách quan kết quả học tập của học sinh.
Trong giờ một học thể dục mà có nội dung trò chơi thì luôn phát huy được tính
chủ động - tích cực tập luyện của học sinh bởi các em được:
- Vui chơi giải trí, thoả mãn nhu cầu về mặt tinh thần.
- Giáo dục, giáo dưỡng thể chất (góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, hình
thành và phát triển các tố chất, kỹ năng, kỹ sảo cần thiết trong cuộc sống).
Trò chơi vận động là một phương tiện hỗ trợ cho việc phát triển các tố chất
sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, hỗ trợ trực tiếp cho các môn thể
thao, làm rút ngắn quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ sảo vận động
cần thiết cho một môn thể thao nhất định.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Thể dục ở trường nhiều năm nay, tôi
thấy thành tích của các môn nhảy đặc biệt là môn nhảy cao còn rất thấp so với
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và mặt bằng chung của huyện. Vì vậy tôi rất băn
khoăn và chăn trở, mặc dù đó có nhiều cải tiến trong giảng dạy và luôn dạy theo
đúng phân phối chương trinh nhưng thành tích của học sinh chưa được tăng lên
rõ một.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất, là một giáo viên đã
có nhiều năm công tác, tôi luôn trăn trở có những cải tiến cụ thể để nâng cao
hiệu quả trong giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Điền kinh của trường. Xuất
phát từ tình hình thực tiễn của học sinh trường THCS Nga Tân và những năm
được nhà trường giao nhiệm vụ huấn luyện đội tuyển điền kinh cấp trường dự
thi các giải thi học sinh giỏi TDTT cấp huyện, cấp tỉnh. Tôi đã rút ra được nhiều
kinh nghiệm bổ ích. Từ đó tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: “Sử dụng một số trò
chơi vận động trong giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu
bước qua cho học sinh lớp 9 Trường THCS Nga Tân”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy
nội dung nhảy cao có tác dụng để rèn luyện, phát triển sức bật và sức mạnh chân
từ đó nâng cao thành tích cho học sinh lớp 9 Trường THCS Nga Tân.
3. Đối tượng nghiên cứu
3
Với đề tài “Sử dụng một số trò chơi vận đông trong giảng dạy nhằm nâng
cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh lớp 9 Trường THCS Nga
Tân”. Tôi đã lựa chọn 30 em học sinh lớp 9A làm nhóm đối chứng và 30 em học
sinh lớp 9B làm nhóm thực nghiệm. Hai lớp có số lượng học sinh bằng nhau để
vận dụng vào trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu
bước qua.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phương pháp này chúng tôi tìm hiểu cơ sở lý luận của việc hình thành phát
triển các tố chất thể lực, đặc biệt là sức mạnh, đồng thời xây dựng tổng quan, xử
lý và phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phương pháp thực nghiêm:
+ Nhóm thực nghiệm: Chọn ngẫu nhiên 30 em học sinh lớp 9A.
+ Nhóm đối chứng: Chọn ngẫu nhiên 30 em học sinh lớp 9B.
4.3. Phương pháp toán học thống kế.
Để xử lý các số liệu của quá trình nghiên cứu.
Sử dụng toán học thống kê để tính giá trị trung bình kết quả kiểm tra.
4.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Kiểm tra thành tích học sinh trước, trong và sau khi áp dụng đề tài.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi lớp 9 này là quá trình phát triển mạnh mẽ.
Các tuyến nội tiết (tuyến hạ não, tuyến giáp trạng) tăng cường hoạt động, kích
thích cơ thể lớn lên nhanh mà chủ yếu do chân tay dài ra, đồng thời kích thích
tuyến sinh dục (buồng trứng ở con gái, tinh hoàn ở con trai) bắt đầu hoạt động
mạnh mẽ theo kiểu cách của sinh lý người trưởng thành.
Hằng năm các em cao thêm 7 - 10cm, chân tay lều khều, động tác vụng về,
tăng trao đổi chất, xuất hiện các giới tính phụ. Các em muốn làm người lớn, biết
lo lắng trách nhiệm, hăng hái nhiệt tình, hăm hở đi tìm cái mới nhưng chưa có
kinh nghiệm tự lượng sức mình, thường đánh giá cao khả năng, dễ lẫn lộn giữa
dũng cảm với liều lĩnh, giữa khiêm tốn với nhu nhược, giữa tình cảm đúng với
tình cảm sai.
Khi tuyến sinh dục đã hoạt động đủ mạnh, đủ làm xuất hiện giới tính chính
thì trở lại kiềm hãm sự hoạt động của hai tuyến hạ não và giáp trạng. Bởi thế,
chiều cao phát triển chậm dần, ít năm nữa sẽ dừng hẳn, trái lại các chiều ngang,
các vòng cơ thể cùng với sức lực tăng lên rõ rệt.
Nói chung, cơ thể học sinh đang trên đà phát triển mạnh. Những sự mất
cân đối giữa các mặt đặt yêu cầu cho các nhà giáo dục phải biết chăm sóc các
em thật chu đáo. Thiếu luyện tập thể dục, ý thức giữ vệ sinh kém, nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí không hợp lý sẽ đưa đến những tác hại không nhỏ cho sức khỏe.
Nhưng nếu hiểu biết rõ đặc điểm và sử dụng đúng năng lực của các em thì tuổi
này có nhiều đóng góp tốt, có nhiều tài năng đang độ nảy nở, kể cả tài năng về
TDTT.
4
Để hiểu rõ hơn đặc điểm nói trên, cần biết thêm một số hệ thống cơ quan
dưới đây:
Hệ thần kinh: đã hoàn thiện về cơ cấu tế bào, nhưng chức năng sinh lý vẫn
đang phát triển mạnh. Hưng phấn vẫn chiếm ưu thế, khả năng phân tích tổng
hợp mặc dù còn thấp nhưng sâu sắc hơn tuổi nhi đồng. Dễ thành lập phản xạ,
song cũng dễ phai mờ, cho nên tiếp thu nhanh nhưng cũng chóng quên. Thần
kinh thực vật yếu ớt ở mức độ nhất định, các dấu hiệu về kích thích cảm giác
tăng lên, 14% trai và 26% gái xuất hiện trạng thái đau đầu vô cớ, chóng mệt, hồi
hộp, đôi khi có biểu hiện đau ở vùng dạ dày, dể bị chấn thương tinh thần khi rối
loạn giấc ngủ, hoặc khi giáo dục sai phương pháp, khi công việc nặng nhọc, tập
luyện quá sức.
Hệ vận động: phát triển đáng chú ý cả về số lượng và chất lượng. Xương
đang cốt hóa mạnh mẽ, dài ra rất nhanh, Các xương nhỏ ở cổ tay, cổ chân đã
thành xương nhưng chưa vững vàng, lao động, học tập nặng nề dễ gây đau kéo
dài ở các khớp đó. Mãi đến 15 - 16 tuổi cột sống mới tương đối ổn định các
đường cong sinh lý. Nếu đi, đứng ngồi sai tư thế vẫn có thể bị cong vẹo cột
sống. Đặc biệt đối với nữ do các xương chậu chưa cốt hóa đầy đủ nên nếu tập
luyện không đúng sẽ dễ bị méo, lệch, ảnh hưởng đến chức năng sinh đẻ sau này.
Thể dục thể thao đã phân môn và nâng cao kỹ thuật cho từng đối tượng
nam, nữ tập theo hình thức và khối lượng khác nhau. Cần bồi dưỡng năng khiếu
thể thao đang bộc lộ. Trên cơ sở tập luyện toàn thân, toàn diện mà ưu tiên phát
triển các chiều dài trong cơ thể (ở tuổi tiền dậy thì) hoặc ưu tiên phát triển các
chiều ngang và chiều vòng (từ khi hết tiền dậy thì), ưu tiên phát triển sức nhanh,
khéo léo và sức mạnh, có chú ý phát triển sức bền chung (ở cả tiền dậy thì và
dậy thì, đặc biệt từ khi dậy thì chính thức).
Thực tế giáo dục hiện nay với yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục
tích cực đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển giáo dục toàn diện thì
bên cạnh đó TDTT nói chung bộ môn thể dục nói riêng cũng phải được nâng cao
phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và mục tiêu giáo dục thể chất trong
nhà trường. Do đó việc nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành
tích cho học sinh là phù hợp với mục tiêu, yêu cầu trên và là vấn đề cần thiết .
Nhằm tìm hiểu hiệu quả việc sử dụng các bài tập thể lực chuyên môn để nâng
cao thành tích nhảy cao cho học sinh. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy môn nhảy cao cho học sinh bậc trung học cơ sở tạo
một nền tảng vững chắc cho các em bước qua cấp trung học phổ thông.
- Ở lớp 9 môn nhảy cao được tiến hành giảng dạy trong 6 tuần của học kỳ
1 và được phân bổ trong 12 tiết. Trong một tiết học 45 phút có 3 môn học là
chạy ngắn, bài thể dục và chạy bền. Thời lượng để học 3 môn này chỉ chiếm
khoảng 32 - 35 phút. Do vậy lượng vận động chưa cao nên chưa phát huy hết
khả năng của học sinh.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những cuộc thi TDTT do Tỉnh tổ chức, có thể nói môn nhảy cao là
một trong những môn mà huyện Nga Sơn luôn có thành tích khá thấp so với
5
những huyện khác. Thực trạng thành tích nhảy cao trong kiểm tra thành tích
cuối năm và thi đấu Hội khỏe phù đổng cấp huyện, tỉnh của Trường THCS Nga
Tân còn rất hạn chế, nhất là thành tích nhảy cao. Một phần do môn nhảy cao
chưa thực sự được quan tâm đúng mức, một phần do tố chất thể lực và ý thức
luyện tập của VĐV chưa cao nên dẫn tới kết quả không được tốt trong các cuộc
thi TDTT.
Nhận xét về tình hình dạy và học môn nhảy cao: Ở lớp 9 môn nhảy cao
được tiến hành giảng dạy trong 6 tuần của học kỳ 1 và được phân bổ trong 12
tiết. Trong một tiết học 45 phút có 3 môn học là chạy ngắn, bài thể dục và chạy
bền. Thời lượng để học 3 môn này chỉ chiếm khoảng 32 - 35 phút. Do vậy lượng
vận động chưa cao nên chưa phát huy hết khả năng của học sinh.
Việc lựa chọn và áp những bài tập thể lực chưa hợp lý cũng ảnh hưởng rất
nhiều đến việc nâng cao thành tích nhảy cao của các em.
Giáo viên luôn quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học. Với mỗi
tiết học, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn và tổ chức
những hình thức tập luyện sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó,
giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí tưởng tượng, óc
sáng tạo nhằm kích thích được sự tìm tòi ham học hỏi ở học sinh, hình thành
thói quen học tập tốt môn Thể dục.
Học sinh trung học cơ sở bắt đầu và đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ
thể các em phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái, tố chất thể lực cũng
như chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Điều kiện sân bãi chưa tốt, phạm vi hẹp làm ảnh hưởng đến quá trình tập
luyện của học sinh.
Thiết bị đồ dùng luyện tập còn hạn chế.
Học sinh chưa nghiêm túc tiếp thu, áp dụng phương pháp luyện tập và bài
tập phù hợp với thể trạng cơ thể mình.
Phụ huynh, học sinh và một số ngoại cảnh khác tác động đã làm cho các
em có một suy nghĩ, một cái nhìn khác đối với bộ môn, các em còn coi nhẹ các
nội dung của môn học thể dục đặc biệt là môn nhảy cao .
Ngoài ra tài liệu hướng dẫn gần như không có. Đặc biệt là tình trạng học
sinh không đáp ứng được yêu cầu về lượng vận động ngày càng tăng do ý thức
kém của các em trong tập luyện thể dục thể thao ở trường cũng như ở nhà.
Từ những vần đề trên có thể thấy việc ý thức rèn luyện các bài tập thể lực
của đại đa số học sinh là rất kém, các em thường không có tinh thần cố gắng
quyết tâm, hoặc khi tập luyện thì chỉ vận động sơ sài, đôi khi không đúng tần số
và biên độ động tác, chỉ cần gặp một khó khăn là sẵn sàng bỏ luyện tập.
Cụ thể kết quả kiểm tra ban đầu của các em học sinh lớp 9 trường THCS
Nga Tân như sau:
Cụ thể để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi cho kiểm tra thực trạng ban
đầu cả hai lớp 9A và 9B nội dung nhảy cao kiểu bước qua. Qua quá trình kiểm
tra tôi thu được kết quả như sau.
6
Bảng 1. Thực trạng ban đầu
Thành tích Lớp 9A (tổng số học sinh: 30)
ST Họ và tên ( Nam )
T
1
Phạm Tuấn Anh
2
Mai Duy Đức Anh
3
Mã Tiến Anh
4
Đào Trọng Anh
5
Lê Ngọc Ánh
6
Mai Phi Đại
7
Vũ Văn Hiện
8
Mai Phạm Hoàng
9
Phạm Văn Huy
10 Đào Xuân Lực
11 Mai Văn Quân
12 Lê Xuân Sơn
13 Mai Văn Sơn
14 Phạm Văn Tuân
15 Đào Trọng Anh
16 Dương Đức Đạt
X
T/ Tích STT Họ và tên ( Nữ )
1,00m
1,10m
1,05m
1,15m
1,15m
1,00m
1,00m
1,15m
1,10m
1,10m
1,15m
1,20m
0,95m
1,10m
1,10m
1,15m
1,15m
Lớp 9B (tổng số học sinh: 30)
STT Họ và tên ( Nam ) T/ Tích
1
Mai Thế An
1,05m
2
Hoàng Minh Chiến 1,15m
3
Phạm Văn Đức
1,00m
4
Đào Trọng Dũng
1,05m
5
Trịnh Xuân Dương 1,20m
6
Nguyễn Hữu Hậu
1,15m
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đào Thị Lan Anh
Phạm Lan Anh
Trương Thị Dung
Mai Thị Hằng
Mã Thị Thúy Hiền
Mai Thị Thu Huệ
Nguyễn Thị Lê Na
Mai Thị Năm
Trịnh Thu Phương
Nguyễn Thị Thư
Đào Thị Tuyến
Mai Thị Tuyến
Mai Ngọc Quyên
Trương Thị Ánh
X
STT
1
2
3
4
5
6
T/ Tích
0,90m
1,00m
1,05m
0,95m
1,00m
1,15m
0,90m
0,85m
1,10m
1,00m
1,00m
0,85m
0,95m
0,85m
0,98m
Họ và tên ( Nữ )
Mai Thị Anh
Thiệu Thị Hằng
Mai Thị Hiền
Lê Khánh Linh
Đào Thị Phương Linh
Phạm Thị Ngát
T/ Tích
1,00m
0,90m
0,95m
1,10m
0,85m
1,00m
7
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Nguyễn Đức Hùng
Đinh Văn Huy
Phạm Minh Khôi
Mai Bá Lâm
Nguyễn Đức Long
Dương Đình Lực
Nguyễn Hữu Nghĩa
Phạm Quốc Huy
Mã Văn Thắng
Phạm Tuấn Thành
Lương Thế Tiến
Phạm Văn Tuân
X
1,00m
0,90m
0,95m
1,00m
0,95m
1,10m
1,10m
1,20m
1,20m
1,00m
1,10m
1,25m
1,10m
7
8
9
10
11
12
Ngô Thị Ngoan
Mai Kiều Anh
Dương Thị Phương
Phạm Thị Sen
Lê Anh Tuyết
Mai Thị Vân
X
1,10m
1,00m
0,95m
0,80m
1,15m
1,05m
0,99m
Qua kết quả kiểm tra thực trạng ban đầu cho thấy, thành tích nhảy cao của
học sinh 2 lớp 9A và 9B là tương đương nhau, tuy nhiên thành tích của các em
đạt được là tương đối thấp. Sức bật của chân giậm nhẩy là chưa nhanh và mạnh,
Đặc biệt là lớp 9A số học sinh nữ thành tích đạt được của các em còn rất thấp,
có em không chịu nhảy hoặc nhảy mấy lần mới qua ở mức xà thấp.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Lựa chọn một số trò chơi vận động phát triển sức mạnh chân trong
dạy học nhảy cao
Trò chơi 1. Bật xa tiếp sức
Mục đích tác dụng
Thông qua trò chơi để giáo dục sức mạnh chân, giáo dục tính tích cực, tinh
thần đồng đội phối hợp nhịp nhàng.
Công tác chuẩn bị
Kẻ vạch xuất phát (XP), cách vạch XP 8m cắm 2 lá cờ làm chuẩn. Tập hợp
lớp thành hai hàng dọc với số học sinh bằng nhau đứng sau vạch XP, thẳng
hướng với cờ. Mỗi đội em số 1 (đứng trên cùng) cầm một quả bóng.
Phương pháp tiến hành
Hai em số 1 kẹp hai quả bóng vào đùi. Khi có lệnh, bật nhảy bằng hai chân
từ vạch XP đến cờ, bật nhảy vòng qua cờ về vạch XP, đưa bóng cho người số 2.
số 2 kẹp bóng vào giữa hai đùi và bật nhảy như người số 1, lần lượt như vậy cho
đến hết. Đội nào xong trước, ít phạm quy, hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng.
Các trường hợp vi phạm
- Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn bật nhảy trước.
Không bật xa mà chay.
- Khi để bóng rơi,lúc nhặt lên lại ăn bớt đường (rơi bóng chỗ nào, thì lúc
nhặt bóng lên thì phải tiếp tục bật xa từ chỗ đó
8
Trò chơi 2. Lò cò tiếp sức
Mục đích tác dụng
Thông qua trò chơi để giáo dục sức mạnh chân trụ, giáo dục cho học sinh
tinh thần đoàn kết, tính đồng đội, ý thức tổ chức kỷ luật.
Công tác chuẩn bị
Kẻ vạch xuất phát (XP), cách vạch XP 10m cắm 2 lá cờ làm chuẩn. Tập
hợp lớp thành hai hàng dọc với số học sinh bằng nhau đứng sau vạch XP, thẳng
hướng với cờ. Mỗi đội, em số 1(đứng trên cùng) cầm một khăn quàng.
9
Phương pháp tiến hành
Hai em số 1 khi có lệnh bật nhảy bằng một chân từ vạch XP đến cờ (có thể
đổi chân), bật nhảy vòng qua cờ về vạch XP, trao khăn quàng cho người số 2. Số
2 cầm khăn quàng rồi bật nhảy như số 1, lần lượt như vậy cho đến hết. Đội nào
xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng.
Các trường hợp vi phạm
- Khi cò không được cả hai chân chạm đất, phải vòng qua cờ mới được
vòng về.
- Không được xuất phát khi đồng đội chưa chạm tay vào người. Nếu vi
phạm sẻ bị mất điểm,
10
Trò chơi 3. Nhảy vượt “rào” tiếp sức
Mục đích tác dụng
Thông qua trò chơi để giáo dục sức mạnh chân, khéo léo, nhanh nhẹn, giáo
dục cho học sinh tinh tích cực, tính đồng đội.
Công tác chuẩn bị
Kẻ vạch xuất phát ( XP), chia số học sinh trong lớp thành hai nhóm. Trong
mỗi nhóm cử ra 6 – 10 em tiến về trước cách vạch XP 1m và lần lượt ngồi theo
từng cặp, mặt quay vào nhau, một tay chống sau, tay kia đưa về trước cao ngang
ngực sao cho đầu ngón tay chạm đầu ngón tay người đối diện với mình tạo
thành một “rào”. Như vậy 6 – 10 em em sẽ tạo thành 3 – 5 “rào” . “Rào” nọ cách
11
“rào” kia 1 – 2m, số học sinh của mỗi tổ tập hợp thành từng hàng dọc sau vạch
xuất phát thẳng hướng vuông góc với “rào”. Số người của hai nhóm ngang
nhau,nên phân đều tỉ lệ nam với nam, nữ với nữ.
Chú ý: có thể hạ thấp độ cao của tay làm rào cho phù hợp với thể lực học
sinhcos thể thay rào bằng dây hoặc vật chứng ngại.
Phương pháp tiến hành
Khi có lệnh, 2 em số 1 của 2 đội chạy về trước, bật nhảy bằng một chân
qua lần lượt các “rào”, sau số quay ngược lại và cũng lần lượt bật nhảy qua các
“rào”, rồi đưa tay chạm bạn số 2, đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 sau khi
chạm tay số 1 cũng lần lượt thực hiện như số 1 và trò chơi cứ tiếp tục như vậy
cho đến hết, đội nào song trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
Các trường hợp vi phạm
- Xuất phát trước lệnh hoặc khi chưa cham tay bạn trước mình.
- Không nhảy qua rào mà chạy né sang bên cạnh.
Chú ý: Có thể nhảy một chân hoặc hai chân qua rào khi chạn “rào” vẫn
được chơi bình thường, nhắc học sinh không được nâng “rào” khi bạn nhảy.
12
Trò chơi 4. Nhảy vào vòng tròn tiếp sức
Mục đích tác dụng
Thông qua trò chơi để giáo dục sức mạnh, sức bật của chân, sự khéo léo
chính xác, giáo dục cho học sinh tinh tích cực, tính đồng đội.
Công tác chuẩn bị
Kẻ vạch xuất phát ( XP ), cách vạch XP 1m, kẻ 4 dãy vòng tròn, mỗi vòng
tròn có đường kính 0,4m, tâm vòng tròn này cách tâm vòng tròn kia 1m. Các
dãy vòng tròn cách nhau 1,5m. Tập hợp lớp thành hai hàng dọc với số học sinh
bằng nhau đứng sau vạch XP, thẳng hướng với các dãy vòng tròn đó chuẩn bị.
Phương pháp tiến hành
Khi có lệnh, 2 em số 1 của 2 đội bật nhảy bằng hai chân vào vòng tròn 1
sau đó bật nhảy lần lượt vào các vòng số 2, 3, 4 rồi chạy vòng về chạm tay bạn
số 2, đi vòng về tập trung ở cuối hàng. Số 2 tiếp tục bật nhảy và chạy như số 1.
Trò chơi cứ tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm
quy là thắng cuộc.
Các trường hợp vi phạm
- Xuất phát trước lệnh hoặc khi chưa chạm tay bạn trước mình.
- Không nhảy vào các vòng tròn.
13
Trò chơi 5. Lò cò “chọi gà”
Mục đích tác dụng
Thông qua trò chơi để giáo dục học sinh kỹ năng thăng bằng trên một chân,
sức mạnh của chân, giáo dục cho học sinh tinh tích cực, tính đồng đội.
Công tác chuẩn bị
Tổ chức lớp thành 4 vòng tròn. Những người chơi đứng thành từng cặp có
sự tương ứng về thể lực, cùng giới tính, cặp nọ cách cặp kia 1,5 - 3m, một chân
co, tay cùng bên nắm lấy cổ chân hoặc co chân một cách tự nhiên không cần
nắm tay vào cổ chân.
Phương pháp tiến hành
Khi có lệnh, các em vừa nhảy lò cò, vừa dùng một tay họăc vai (theo quy
định riêng của từng cặp) để “chọi” nhau. Ai để mất thăng bằng, đặt cả hai chân
chạm đất là thua điểm. Sau đó trò chơi lại tiếp tục trong một khoảng thời gian
nhất định, ai được nhiều điểm là thắng cuộc.
Các trường hợp vi phạm
- Không lò cò khi “chọi” để hai chân chạm đất.
14
3.2. một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển sức mạnh, nâng cao thành tích
môn nhảy cao kiểu bước qua
* Bài tập1: Bài tập1: Bật nhảy bằng hai chân tay với vật chuẩn trên cao.
Đứng hai chân cách nhau một khoảng nhỏ hơn vai mũi hai bàn chân hơi xoay
vào trong, thân người thẳng, hai tay buông tự nhiên. Điểm rọi của vật trên cao
chiếu thẳng xuống mặt đất cách nửa bàn chân trên0,2 - 0,3m.
- Bài tập này sau khi bật cao tại chỗ chúng ta có thể cho các em chạy một bước
đà, ba bước đà giậm nhảy bật cao chạm vào vật bằng một tay hoặc hai tay.
- Bài tập này có tác dụng phát triển tốt sức bật của hai chân cùng một lúc đồng
thời phải có sự phối hợp của hai tay một cách đồng bộ nhằm tạo ra được một lực
rât mạnh để nâng cơ thể lên cao.
15
* Bài tập2: đà 1 bước, 3 bước, 5bước giậm nhảy đá lăng
Bài tập này giúp học sinh thực hiện chạy đà 1 bước, 3 bước, 5 bước nhịp điệu
vừa phải, biết cách thực hiện chạy đà 1-3-5 bước giậm nhảy - đá lăng, đà cuối
đưa đặt chân giậm vào điểm giậm nhẩy. Động tác này giúp học sinh xác định
được chân giậm nhẩy và chân lăng.
* Bài tập 3: chạy đà chính diện giậm nhảy chân lăng duỗi thăngr qua xà.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định điểm giậm nhảy cho phù hợp, đứng tại
chỗ tập động tác của chân lăng qua xà. Bật nhảy tại chỗ rơi xuống chạm đất
bằng chân giậm, tập 3-5 bước giậm nhảy qua xà.
16
Bài tập này sẽ giúp học sinh xác định được điểm giậm nhảy cho học sinh.
3.3. Kế hoạch thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của các trò chơi nhằm phát triển sức bật và sức mạnh
của chân cho học sinh lớp 9 Trường THCS Nga Tân, tôi sử dụng hai lớp 9A và
9B để thực nghiệm.
Lớp 9A là nhóm thực nghiệm tập kỹ thuật cùng với các trò chơi đó được
lựa chọn ở trên trong các giờ dạy nội dung nhảy cao.
Lớp 9B đối chứng, dạy nội dung nhảy cao theo phân phối chương trình.
Tổng thời gian thực nghiệm: 5 tuần, từ ngày 31/10/2018 đến 05/12/2018
với số tiết là 10 tiết theo phân phối chương trình.
Bảng 2: KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN TRONG 5 TUẦN – Lớp 9A
STT
Tuần
Tên trò chơi
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Bật xa tiếp sức
X
X
Lò cò tiếp sức
X
X
Nhảy vượt rào tiếp sức
X
X
Nhảy vòng tròn tiếp sức
X
X
Lò cò chọi gà
X
X
3.4. Kiểm tra sau thực nghiệm
Sau quá trình thực nghiệm. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng
trò chơi vận động trong giảng dạy nội dung nhảy cao, tôi tiến hành kiểm tra và
thu được kết quả như sau.
Bảng 3. Kết quả sau thực nghiệm
Thành tích Lớp 9A (tổng số học sinh: 30)
STT Họ và tên ( Nam ) T/ Tích STT Họ và tên ( Nữ )
T/ Tích
1
Phạm Tuấn Anh
1,20m
1
Đào Thị Lan Anh
0,90m
2
Mai Duy Đức Anh 1,20m
2
Phạm Lan Anh
0,95m
3
Mã Tiến Anh
1,25m
3
Trương Thị Dung
1,00m
4
Đào Trọng Anh
1,30m
4
Mai Thị Hằng
1,20m
17
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Lê Ngọc Ánh
Mai Phi Đại
Vũ Văn Hiện
Mai Phạm Hoàng
Phạm Văn Huy
Đào Xuân Lực
Mai Văn Quân
Lê Xuân Sơn
Mai Văn Sơn
Phạm Văn Tuân
Đào Trọng Anh
Dương Đức Đạt
1,20m
1,25m
1,25m
1,30m
1,15m
1,25m
1,30m
1,30m
1,20m
1,20m
1,25m
1,25m
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Mã Thị Thúy Hiền
Mai Thị Thu Huệ
Nguyễn Thị Lê Na
Mai Thị Năm
Trịnh Thu Phương
Nguyễn Thị Thư
Đào Thị Tuyến
Mai Thị Tuyến
Mai Ngọc Quyên
Trương Thị Ánh
X
1,15m
1,05m
1,25m
1,10m
1,15m
1,00m
1,05m
1,20m
1,20m
1,15m
1,10m
1,25m
X
Thành tích Lớp 9B (tổng số học sinh: 30)
STT Họ và tên ( Nam ) T/ Tích STT
1
Mai Thế An
1,20m
1
2
Hoàng Minh Chiến 1,25m
2
3
Phạm Văn Đức
1,15m
3
4
Đào Trọng Dũng
1,35m
4
5
Trịnh Xuân Dương 1,10m
5
6
Nguyễn Hữu Hậu
1,15m
6
7
Nguyễn Đức Hùng 1,25m
7
8
Đinh Văn Huy
1,15m
8
9
Phạm Minh Khôi
1,20m
9
10
Mai Bá Lâm
1,20m
10
11
Nguyễn Đức Long
1,25m
11
12
Dương Đình Lực
1,15m
12
13
Nguyễn Hữu Nghĩa 1,30m
14
Phạm Quốc Huy
1,30m
15
Mã Văn Thắng
1,10m
16
Phạm Tuấn Thành
1,05m
17
Lương Thế Tiến
1,20
18
Phạm Văn Tuân
1,25m
1,20m
X
Họ và tên ( Nữ )
Mai Thị Anh
Thiệu Thị Hằng
Mai Thị Hiền
Lê Khánh Linh
Đào Thị Phương Linh
Phạm Thị Ngát
Ngô Thị Ngoan
Mai Kiều Anh
Dương Thị Phương
Phạm Thị Sen
Lê Anh Tuyết
Mai Thị Vân
X
T/ Tích
1,15m
0,90m
1,00m
1,15m
0,90m
1,15m
1,15m
1,10m
1,05m
0,90m
1,20m
1,05m
1,07m
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
* Kết quả so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Nhóm
Kiểm tra lần 1
(trước thực nghiệm)
Kiểm tra lần 2
(sau thực nghiệm)
Kết quả
(Tăng)
18
Lớp 9A
Thực
nghiệm
Lớp 9B
Đối
chứng
Nam
X
= 1,10 m
= 1,25 m
15 cm
Nữ
X
= 0,98 m
X
= 1,10 m
12 cm
Nam
X
= 1,10 m
X
= 1,20 m
10 cm
Nữ
X
= 0,99 m
X
= 1,07 m
8 cm
X
+ Sau khi đã hoàn thành chương trình giảng dạy hết nội dung nhảy cao, tôi đã
kiểm tra thành tích của các em lớp 9A. Kết quả thu được so với đầu năm rất khả
quan tổng số 30 học sinh trong đó học sinh nam tăng 15cm, học sinh nữ tăng
12cm ở nội dung nhảy cao.
+ Còn kết quả học tập của học sinh lớp 9B (nhóm đối chứng) không có áp dụng
một số trò chơi, kết quả so với đầu năm không cao, tổng số 30 học sinh trong
đó học sinh nam tăng 10cm, học sinh nữ tăng 8cm ở nội dung nhảy cao.
Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy kết quả học tập của học sinh lớp 9A so với kết
quả của lớp 9B năm học 2018 – 2019 là có sự tiến bộ rõ ràng.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu và sử dụng một số trò chơi trong giảng dạy
nội dung nhảy cao, kết quả cho thấy, thành tích của các em học sinh lớp 9A tăng
lên rõ rệt, mặc dù ở lần kiểm tra ban đầu thành tích lớp 9A có thấp hơn thành
tích lớp 9B. Tuy nhiên sau 5 tuần áp dụng lồng ghép một số trò chơi trong khi
giảng dạy (vừa dạy kỹ thuật vừa tổ chức trò chơi), kết quả cho thấy thành tích đó
được tăng lên nhiều. Lớp 9A: Nam tăng bình quân là 15 cm, nữ tăng bănh quân
là 12cm. Trong khi đó lớp 9B (đối chứng) nam tăng bình quân 10 cm, nữ tăng
bình quân là 8cm.
Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng đề tài “Sử dụng một số trò chơi vân
động trong giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua đối với
học sinh lớp 9 Trường THCS Nga Tân” bản thân đã thu được kết quả đáng phấn
khởi, nhưng điều đáng nói hơn là học sinh đã biết thực hiện một cách dễ dàng,
tự tin môn Nhảy cao “kiểu bước qua”, nắm được kỹ thuật một cách chắc chắn,
các em hào hứng luyện tập, tiết học trở nên sôi động, hứng thú. Một số học sinh
đã có thành tích cao được chọn vào đội tuyển điền kinh của nhà trường đang tập
luyện để tham gia học sinh giỏi cấp huyện.
Trong các tiết giảng dạy có sử dụng trò chơi vận đông, tôi thấy học sinh
tích cực, hứng thú tập luyện hơn. Đồng thời là một phương tiện hỗ trợ cho việc
phát triển các tố chất sức nhanh , sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, hỗ trợ trực tiếp
cho các môn thể thao, làm rút ngắn quá trình hình thành và phát triển kỹ năng,
kỹ xảo vận động cần thiết cho một môn thể thao nhất định.
Kết quả trên cho thấy thành tích của học sinh không chỉ phụ thuộc vào hình
thái chức năng của cơ thể, sự cố gắng nhiệt tình của học sinh mà còn phụ thuộc
rất nhiều vào phương pháp giảng dạy, sự khéo léo lựa chọn và thay đổi các hình
19
thức học tập cũng như các trò chơi trong buổi học. Đây là một vấn đề cực kỳ
quan trọng và cần thiết đối với giáo viên khi dạy học.
2. Kiến nghị
Đối với phòng giáo dục đào tạo huyện tăng cường hơn nữa tổ chức các
chuyên đề, các đợt hội giảng cụm, hội giảng huyện hàng năm để giáo viên được
học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Hằng năm cần phải tổ chức các hội thi thể dục thể thao hoặc hội khỏe phù
động cấp huyện để các em được cọ sát thi đấu nhiều hơn.
Đối với nhà trường chú trọng đầu tư sân bãi, cơ sở vật chất, trang thiết bị
tập luyên từ đó nâng cao hiệu quả cũng như an toàn trong tập luyên nhảy cao.
Đối với giáo viên phải thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các
đồng nghiệp, phải đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn.
Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
ở nhà trường THCS (nhất là vấn đề nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước
qua) trong quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay, là giáo viên trực tiếp giảng dạy
bộ môn thể dục tôi đã dành thời gian trăn trở và tìm tòi để cố gắng hoàn thành
đề tài “Sử dụng một số trò chơi vân động trong giảng dạy nhằm nâng cao thành
tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh lớp 9 Trường THCS Nga Tân”. Tuy
nhiên do điều kiện cũng như năng lực còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những sai sót nhất định. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và
sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục tại trường THCS Nga Tân
cũng như các trường trong huyện Nga Sơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Phạm Quốc Hoàn
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên thể dục lớp 6 - Nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách giáo viên thể dục lơp 7 - Nhà xuất bản giáo dục.
3. Sách giáo viên thể dục lớp 9 – Nhà xuất bản giáo dục
4. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Sách giáo khoa sinh học 8, NXB giáo dục năm 2015.
6. Tài liệu bồi dường thường xuyên cho giáo viên THCS. Module 1 Đặc điểm
tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở (THCS) của các tác giả: Đỗ Thị Hạnh
Phúc.
21
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Quốc Hoàn
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Nga Tân, huyện Nga Sơn
TT
Tên đề tài SKKN
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
Năm học đánh
xếp loại
(Phòng, Sở,
giá xếp loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Sử dụng phương pháp trò
chơi nhằm kích thích hứng
1.
thu tập luyện môn đá cầu cho
Phòng
B
2016-2016
Phòng
B
2014 - 2015
Phòng
C
2012 - 2013
học sinh khối 8, 9 trường
THCS Nga Thiện
Áp dụng một số trò chơi vận
2.
động vào giảng dạy chạy cự
ly ngắn cho học sinh khối 9
trường THCS Nga Thiện
Sử dụng một số phương pháp
dạy bài tập chạy ngắn vào
3.
giảng dạynhằm nâng cao chất
lượng môn TD trường THCS
Nga Thiện
----------------------------------------------------
22