Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học lê thế long, huyện đông sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.02 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
I. MỞ ĐẦU

Trang
2

1. Lý do chọn đề tài

2

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Đối tượng nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

3

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

1. Cơ sở lý luận

3


2. Thực trạng

4

3. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề

5

Biện pháp 1. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thông qua tiết Sinh hoạt dưới cờ.

6

Biện pháp 2. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thông qua các ngày kỉ niệm, các chủ đề chủ điểm.

10

Biện pháp 3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thông qua sinh hoạt Đội, Sao, chương trình phát thanh măng non.

12

Biện pháp 4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thơng qua mơ hình “Lịch sử quanh em”

15

Biện pháp 5. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thông qua việc tổ chức tham quan các di tích lịch sử.


17

Biện pháp 6. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thông qua việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

18

4. Hiệu quả của sáng kiến
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19
20

1. Kết luận

20

2. Kiến nghị

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

PHỤ LỤC

24


1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sứ mệnh cao cả của ngành giáo dục, giáo dục truyền thống cho học
sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đó là một phần khơng thể thiếu để
hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của học sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh
đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giáo dục truyền thống
dân tộc cho học sinh càng phải được coi trọng. Nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã xác định: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia
đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”[1]; “Giáo dục lý
tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến
lược, lâu dài, quan trọng, địi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng”[2].
Để thực hiện được mục tiêu này, giáo dục truyền thống trong nhà trường
phổ thông là một yêu cầu cần thiết. Giáo dục truyền thống trong nhà trường sẽ
góp phần bồi đắp tình u văn hóa dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của các
em phong phú, lành mạnh; trên cơ sở đó hình thành nhân cách sống cho mỗi học
sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh văn hóa truyền thống nói chung có nguy cơ bị văn
hóa hiện đại lấn át, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị qn lãng hoặc bị
thương mại hóa... thì việc giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các nhà
trường càng trở nên cấp thiết.
Hiện nay, giáo dục truyền thống trong nhà trường đang được thực hiện
thông qua việc tích hợp vào một số mơn học và hoạt động giáo dục ngồi giờ lên
lớp như sinh hoạt ngoại khóa, tham quan các di tích lịch sử, sinh hoạt chung
trong những ngày lễ lớn... Ngoài ra, các giá trị truyền thống cịn được giáo dục
thơng qua các kênh truyền thơng và lễ hội của địa phương. Việc giáo dục truyền
thống trong nhà trường đã được quan tâm nhưng việc tổ chức các hoạt động
nhằm khơi gợi và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống chưa thường xuyên

và chưa được kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, nội dung hoạt động giáo dục
truyền thống chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình cịn đơn điệu,
cứng nhắc. Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan
tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động ngoài giờ lên lớp, gần như
cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Chi đoàn và
Tổng phụ trách Đội. Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài
giờ lên lớp để giáo dục truyền thống cho học sinh ở một số trường chưa có sự
sáng tạo, lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, chưa có năng lực để
tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp, còn khá nhiều giáo viên thường dành thời
gian của hoạt động ngồi giờ lên lớp để ơn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các
phần việc về lĩnh vực dạy học. Có quan điểm cịn cho đây là hoạt động vui chơi
nên không quan trọng, không cần thiết. Thế nên cơ hội để đưa việc giáo dục
truyền thống cho học sinh vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất ít.
Là cán bộ quản lý của trường tiểu học, qua nhiều năm thực hiện phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và vận dụng sự
hướng dẫn chỉ đạo của Ngành, thực tế của địa phương, tôi đã tổ chức thực hiện
2


nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục truyền thống cho học sinh và
bước đầu có những hiệu quả nhất định. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Một số biện
pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh thơng qua hoạt động
giáo dục ngồi giờ lên lớp tại trường Tiểu học Lê Thế Long, huyện Đông Sơn”
để nghiên cứu và cùng chia sẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục truyền thống cho học sinh thơng qua hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, giúp các em hiểu, biết
được nội dung ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách
mạng, truyền thống Đội, truyền thống nhà trường. Từ đó, bồi đắp cho các em

tình cảm, lịng biết ơn thế hệ cha anh, ra sức học tập và phấn đấu rèn luyện bản
thân mình để trở thành những con ngoan, trò giỏi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Lê Thế
Long, huyện Đông Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có
nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất
của trẻ. Là bậc học phổ cập và phát triển, tạo tiền đề để thực hiện “Nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Giai đoạn hiện nay với những thời
cơ, vận hội lớn luôn song hành cùng thách thức, chúng ta càng phải quan tâm
đến nguồn lực con người. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ:
“Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam… bồi dưỡng các
giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống,
lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”.
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng xấu
tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam. Ngành giáo dục khơng thể
đứng ngồi cuộc. Có rất nhiều ý kiến mang nặng sự lo lắng, trăn trở về những
thách thức hiện nay mà ngành giáo dục đang phải đối mặt: Đâu đó vẫn cịn tình
trạng học sinh ham chơi, thờ ơ vô cảm với những truyền thống lịch sử văn hóa
dân tộc.
Việc giáo dục giáo dục truyền thống cùng những đạo lý về đền ơn đáp
nghĩa, uống nước nhớ nguồn… là vô cùng quan trọng trong nội dung giáo dục
3



của các nhà trường để hình thành nên phẩm chất cho những chủ nhân tương lai
của đất nước. Làm sao để sau này mỗi học sinh đều phải có lý tưởng đẹp, có tình
u Tổ quốc và lịng tự hào tự tơn dân tộc, phát triển về trí tuệ và thể chất, kỹ
năng sống tốt, năng động, sáng tạo, là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp
tích cực vào sự phát triển quê hương, đất nước, hướng tới công dân toàn cầu.
Việc lồng ghép giáo dục truyền thống vào những tiết học trải nghiệm thực
tế như giáo dục lịch sử qua thực tế; đưa học sinh đến thăm các khu di tích lịch
sử; nhiều hoạt động cụ thể hướng tới đền ơn đáp nghĩa bà mẹ Việt Nam anh
hùng, gia đình có cơng với cách mạng...Việc làm này cần thiết và là một hướng
đi đúng, phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay bởi cách giáo dục này không
biến nội dung giáo dục truyền thống thành một môn học nặng về lý thuyết, giáo
điều, khô cứng. Hoạt động trải nghiệm phải đến tận nơi “sờ, ngửi, nhìn, cảm
nhận” khơng khí “nóng hổi” mang hơi thở của đời sống thực tiễn. Nội dung giáo
dục truyền thống thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng thì sẽ hấp dẫn
được học trò. Và đặc biệt là phù hợp với tâm lí lứa tuổi, xua tan áp lực học tập,
phát huy tiềm năng học sinh.
Điều đó địi hỏi nhà quản lý, nhà giáo phải khơng ngừng tìm tịi sáng tạo,
dành nhiều tâm huyết tạo cơ hội cho học sinh được giáo dục truyền thống một
cách tự nhiên, thấm thía thơng qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Thực trạng
Hiện nay, ngành giáo dục, ngoài việc chỉ đạo giảng dạy theo nội dung
chuẩn kiến thức kỹ năng, bậc tiểu học còn phát động nhiều phong trào thi đua
“Dạy tốt, học tốt”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” với nhiều hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp rất bổ ích nhằm giáo dục
truyền thống cho học sinh. Tuy nhiên, để thực hiện một cách đồng bộ và mang
lại hiệu quả cao thì khơng phải trường tiểu học nào cũng làm được. Do điều kiện
cơ sở vật chất của các trường xây dựng chưa đồng bộ, trang thiết bị phục vụ cho
các hoạt động ngồi giờ lên lớp cịn thiếu nhiều. Một số ít trường ban giám hiệu

chưa thật sự quan tâm đến hoạt động ngoại khóa. Giáo viên làm cơng tác Đội
chưa được đào tạo chuyên môn bài bản, khả năng tổ chức các hoạt động phong
trào còn hạn chế. Các nội dung hình thức hoạt động của các trường cịn nghèo
nàn, đơn điệu, đơi khi mang tính hình thức chiếu lệ. Bên cạnh đó, nhiều nhà
trường, nhiều thầy cơ cho rằng cứ dạy hết các bài dạy trong sách giáo khoa,
trong chương trình học là đủ. Cịn “bỏ qn” việc giáo dục truyền thống cho học
sinh. Điều đó vơ cùng nguy hại cho tương lai của một dân tộc giàu truyền thống
yêu nước.
Thực tế tại trường tiểu học Lê Thế Long có những thuận lợi, khó khăn khi
thực hiện việc giáo dục truyền thống cho học sinh như sau:
- Thuận lợi:
Trường tiểu học Lê Thế Long đóng trên địa thị trấn Rừng Thông, huyện
Đông Sơn. Học sinh của nhà trường hầu hết là con em cán bộ cơng chức, có điều
kiện kinh tế ổn định, sống tại khu vực trung tâm huyện. Nhân dân có truyền
4


thống hiếu học, quan tâm đến việc học hành của con em. Là địa phương có bề
dày lịch sử, là nơi vinh dự được đón Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa tại
khu di tích Rừng Thơng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác giáo
dục truyền thống lịch sử của địa phương, của quê hương Đơng Sơn trung dũng
kiên cường.
- Khó khăn:
+ Đối với giáo viên: Trong những năm qua, công tác giáo dục truyền
thống truyền thống chưa thật sự có chất lượng, chưa đi vào chiều sâu. Những di
tích lịch sử rất có giá trị ở địa phương nhưng chưa phát huy tác dụng giáo dục.
Giáo dục các em chủ yếu qua sách vở, tài liệu lịch sử địa phương. Việc giáo
dục truyền thống cho học sinh thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp chưa được
coi trọng mà chủ yếu là giáo dục bằng lý thuyết, tuyên truyền miệng. Có những
giáo viên còn thờ ơ trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh.

Giáo viên còn lúng túng trong cách tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên
lớp, cịn “bí” trong việc xác định nội dung giáo dục truyền thống cho học sinh và
cũng như hình thức tổ chức thực hiện.
+ Học sinh: Hầu như học sinh còn mơ hồ khi được hỏi về truyền thống
lịch sử của địa phương. Học sinh chưa thực sự hứng thú trong việc tìm hiểu
truyền thống lịch sử và rất ít học sinh hiểu được: Vì sao cần phải biết, hiểu
những giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống quê hương? Bên cạnh đó, một số học
sinh được gia đình nng chiều nên sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm với bản thân,
với cộng đồng, chưa chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.
Từ thực trạng trên, tôi cảm thấy vô cùng lo lắng, trăn trở. Bởi hiện nay,
chúng ta cũng đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính báo động, đó là sự
tha hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận khơng nhỏ dân cư
trong đó có cả những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, những tệ nạn xã
hội đang len lỏi phá hoại nếp sống văn minh, đạo lý truyền thống tốt đẹp ngàn
đời của dân tộc. Chỉ có nhà trường với đặc trưng riêng của mình mới là nơi
thuận lợi nhất cho việc truyền dạy cho thế hệ trẻ hiểu, yêu, tự hào với các truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và biết cách phát huy nó. Và trong đó bậc Tiểu học là
bậc học nền tảng, quan trọng nhất. Có rất nhiều cách để các nhà trường giáo dục
truyền thống cho học sinh như lồng ghép giáo dục trong các hoạt động ngoại
khóa, hoạt động tập thể; lồng ghép giáo dục trong các tiết dạy, các môn học.
Trong đề tài này, tôi đề cập đến việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông
qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Và đây cũng là mơ hình điểm mà
Huyện ủy Đơng Sơn giao cho trường TH Lê Thế Long thực hiện trong năm học
2016-2017 (Phụ lục 1). Sau một năm rút kinh nghiệm, tôi đã tiến hành thực
nghiệm (năm học 2017-2018) và rút ra kinh nghiệm bản thân trong công tác
quản lý chỉ đạo.
3. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Qua một năm thực hiện mơ hình điểm về giáo dục truyền thống cho học
sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bước đầu đánh giá đã
5



có những chuyển biến đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc giáo dục truyền thống cho
học sinh tiểu học phải là cả một quá trình, phải được thực hiện một cách thường
xuyên, liên tục hàng năm. Có như vậy mới có thể ngấm dần trong tư tưởng, nhận
thức của giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh. Do đó, năm học 2017-2018,
tơi đã tiếp tục thực hiện và đã có những kết quả đáng mừng. Những biện pháp
mà tôi đã thực hiện trong quá trình chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục truyền thống cho học sinh được thực hiện như
sau:
Biện pháp 1. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thơng qua tiết Sinh hoạt dưới cờ.
Trong chương trình dạy học 2 buổi/ngày, theo quy định của Bộ GD&ĐT,
mỗi tuần các nhà trường đều có 3 tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp. Trong đó có
01 tiết sinh hoạt dưới cờ. Tôi đã chỉ đạo chuyên môn quan tâm đến tiết sinh hoạt
dưới cờ để thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh. Nội dung và hình thức
tổ chức do chuyên môn phối hợp Đội TNTP thống nhất thực hiện.
Việc tổ chức Chào cờ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cho học
sinh trân trọng với Quốc kỳ, bồi đắp lòng yêu nước, tự hào dân tộc; củng cố,
nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống; tạo cho học sinh thêm
gắn bó với trường lớp, thầy cô giáo, bạn bè; tạo tâm thế, động lực giúp các em
hào hứng bước vào tuần học mới.
Trong năm vừa qua, tôi đã chỉ đạo đổi mới tổ chức tiết Sinh hoạt dưới cờ
và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Ðể thực hiện có hiệu quả, tôi đã chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách xác
định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của tiết sinh hoạt dưới cờ, phải đảm bảo tính
trang nghiêm, sinh động, hấp dẫn, gần gũi với học sinh; đồng thời phải đổi mới
hình thức sinh hoạt dưới cờ như một hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp mang
tính giáo dục cao. Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các
hoạt động để tăng tính hấp dẫn, tạo được sự bất ngờ nhằm gây hứng thú cho học

sinh.
Tổ chức Lễ chào cờ theo nghi thức quy định; toàn thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh hát Quốc ca hào sảng (khơng dùng băng, đĩa có ghi sẵn lời
hát), thể hiện lòng tự hào dân tộc.
Sau nghi lễ chào cờ trang nghiêm, nhận xét hoạt động trong tuần, tùy
thuộc chủ đề chủ điểm của các tháng, tôi đã tiến hành lồng ghép các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị
sống, kiến thức về văn hóa, xã hội… , mời các nhân chứng lịch sử tham gia nói
chuyện theo chủ đề, chủ điểm hay giới thiệu sách hay, sách mới cho các em học
sinh.
Thay vì những lời giáo huấn cứng nhắc, báo cáo nhận xét, thì những câu
hỏi kiến thức mọi lĩnh vực, nhiều bài học nhân văn, ý nghĩa, nhẹ nhàng được
tryền tải đến các em. Giờ đây, học sinh không chỉ thụ động ngồi nghe mà trực
6


tiếp tham gia, đóng góp hay bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, thể hiện hiểu biết của
mình.
Chính nhờ sự đổi mới đó, chất lượng tiết sinh hoạt dưới cờ đã được nâng
lên, những hoạt động sinh động, phong phú đã tạo được khơng khí vui tươi, ấn
tượng, thu hút học sinh tham gia, mang tính giáo dục cao, tạo tâm lý phấn khởi
cho học sinh bước vào tuần học mới. Đây cũng là dịp để học sinh học hỏi thêm
được nhiều kiến thức bổ ích đồng thời giáo dục học sinh về cách nhìn nhận,
nhận diện những cái xấu, cái tốt trong cuộc sống.
Có nhiều mơ hình tiết chào cờ khác nhau. Mỗi mơ hình mang dáng vẻ
riêng của nó tùy thuộc vào nội dung và hình thức hoạt động. Từ thực tế năm học
vừa qua, tôi đã triển khai thực hiện như sau:
Tháng 9: Chào cờ - nhận xét thi đua tuần, tìm hiểu về truyền thống nhà
trường thơng qua hái hoa dân chủ.
Tháng 10 + 11: Chào cờ - nhận xét thi đua tuần qua và thi đố vui tìm hiểu

về truyền thống nhà trường, về ngày nhà giáo Việt Nam;
Tháng 12: Chào cờ - nhận xét thi đua, nghe nói chuyện truyền thống nhân
dịp 22-12;
Tháng 01: Chào cờ - nhận xét thi đua, phát động tinh thần tương thân
tương ái, giới thiệu sách mới với nội dung giúp đỡ bạn nghèo.
Tháng 3: Chào cờ - nhận xét thi đua - tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam
xưa và nay;
Tháng 4: Chào cờ - nhận xét thi đua - nghe nói chuyện truyền thống nhân
dịp 30-4, 01/5;
Tháng 5: Chào cờ - nhận xét thi đua, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, mỗi tháng, cán bộ phụ trách thư viện phải giới thiệu ít nhất được
hai quyển sách mới cho học sinh. Từ việc đọc những cuốn sách do nhà trường
giới thiệu giúp các em hứng thú hơn, từ đó mới phát triển văn hóa đọc cho học
sinh trong nhà trường.
Ví dụ 1: Giới thiệu mơ hình tiết Sinh hoạt dưới cờ tháng 9
a. Chuẩn bị:
Ban giám hiệu trường và tổng phụ trách Đội cùng nhau lập kế hoạch, xây
dựng chương trình chi tiết cho tiết sinh hoạt dưới cờ. Trong kế hoạch ghi rõ mục
tiêu nội dung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung, lực
lượng tham gia tổ chức điều khiển, xây dựng chương trình tiết chào cờ, xây
dựng hệ thống câu hỏi và câu trả lời.
Dự kiến các câu hỏi hái hoa dân chủ:
CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
7


Câu 1: Em hãy kể tên và nõi rõ chức vụ của các thầy cô giáo trong
trường em mà em biết?
TL: HS tự kể.

Câu 2: Ngôi trường em đang học mang tên là gì, em hãy nõi rõ địa chỉ
nơi trường em đóng?
TL: Trường TH Lê Thế Long. Địa chỉ: Khu phố 3, thị trấn Rừng Thông, huyện
Đông Sơn.
Câu 3: Tên trường em có ý nghĩa gì?
TL: Là tên Bí thư đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa, ơng là người xã Đông Tiến
(nay là thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn). Tên trường giúp các em luôn tự
hào về quê hương mình. Từ đó khơng ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện để
xứng đáng là học sinh của trường mang tên người chiến sĩ cách mạng kiên
trung.
Câu 4: Trường em thành lập năm nào?
Câu 5: Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp xanh-sạch-đẹp?
Câu 6: Em hãy đọc lời ghi nhớ và kể tên bài hát chính thức của nhi
đồng(nếu là nhi đồng), lời hứa bài hát chính thức của đội của đội viên (nếu là
đội viên)?
Lời ghi nhớ của nhi đồng: Vâng lời Bác Hồ dạy, chúng em hứa sẵn sàng,
là con ngoan trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Bài hát chính thức của nhi đồng là
bài: Nhanh bước nhanh nhi đồng- nhạc và lời Phong Nhã.
Lời hứa của đội: Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, Tuân theo điều lệ Đội,
Giữ gìn danh dự đội. Bài hát chính thức của đội là bài: Cùng nhau ta đi lên –
nhạc và lời Phong Nhã.
Trò chơi: Gió thổi
Cách chơi: Người quản trị hơ: “Gió thổi, gió thổi” - Học sinh hỏi: Thổi
ai, thổi ai? Người quản trị hơ: “Thổi những ai khơng đọc đúng họ và tên cô
Hiệu trưởng nhà trường” - Học sinh đọc to họ và tên cô Hiệu trưởng nhà trường.
Nếu học sinh đọc sai hoặc khơng đọc thì bị phạt. Tương tự: Thổi những ai
khơng nói đúng tên trường của mình, thổi những ai khơng đặt tay lên vai bạn
phía trước,...
Phổ biến kế hoạch: Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm
lớp. Giáo viên thông báo cho học sinh biết và phân công học sinh cùng nhau

chuẩn bị các nội dung hoạt động.
b. Bước tiến hành
- Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường.
- Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca, Đội ca; hô đáp khẩu hiệu đội.

8


- Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của tồn trường, cơng bố
lớp xuất sắc, trao cờ.
- Tổng phụ trách điều khiển cuộc thi tìm hiểu truyền thống nhà trường
theo hình thức Hái hoa dân chủ và thay đổi khơng khí bằng trị chơi ”Gió thổi”.
- Kết thúc cuộc thi tổng kết và đánh giá, nêu danh sách cá nhân, tập thể
đạt giải trong phần thi. Phát thưởng.
- Tuyên bố kết thúc tiết sinh hoạt dưới cờ.
c. Bước đánh giá
Đại diện lãnh đạo trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia của
học sinh trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Biểu dương những cá nhân, tập thể có ý
thức tốt trong tiết sinh hoạt dưới cờ.
Ví dụ 2: Giới thiệu mơ hình tiết Sinh hoạt dưới cờ tháng 12
a. Chuẩn bị
Ban giám hiệu trường và tổng phụ trách cùng nhau lập kế hoạch, xây
dựng chương trình chi tiết cho tiết sinh hoạt dưới cờ. Trong kế hoạch ghi rõ mục
tiêu nội dung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung lực
lượng tham gia tổ chức điều khiển, xây dựng chương trình.
Phổ biến kế hoạch nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm lớp; chuẩn
bị cơ sở vật chất và điều kiện thực hiện, chuẩn bị tham gia điều khiển, phân công
học sinh phát biểu cảm tưởng và tặng hoa cho đại biểu.
Làm tờ trình với Hội cựu chiến binh địa phương dự kiến mời đại biểu về
kể chuyện. Trao đổi về nội dung câu chuyện, thời gian kể, trang phục....

Chuẩn bị hoa tặng cho đại biểu.
b. Bước tiến hành
Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường.
Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca, đội ca; hô đáp khẩu hiệu đội.
Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của tồn trường, cơng bố
lớp xuất sắc, trao cờ.
Tổng phụ trách điều khiển, mời đại biểu lên nói chuyện.
Đại diện học sinh lên tặng hoa cho đại biểu và phát biểu cảm tưởng.
Tuyên bố kết thúc tiết sinh hoạt dưới cờ.
c. Bước đánh giá
Đại diện lãnh đạo nhà trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia
của học sinh trong tiết sinh hoạt. Cảm tạ đại biểu, Biểu dương những cá nhân,
tập thể có ý thức tốt trong việc tham gia tiết chào cờ.
Như vậy, muốn duy trì tốt tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, cần chủ động
xây dựng nội dung chương trình, thực hiện theo chủ đề từng tuần, tháng, gắn với
9


kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Hình thức tổ chức phải luôn đổi mới theo
hướng sinh động, hấp dẫn, lựa chọn những vấn đề các em quan tâm. Từ đó,
khuyến khích học sinh tham gia, bày tỏ quan điểm của mình trong các hoạt
động. Các thầy, cơ giáo cũng cần vào cuộc, gợi mở vấn đề hoặc chia sẻ khi cần
thiết. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức tiết Sinh hoạt dưới cờ như vậy sẽ góp
phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh.
Biện pháp 2. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thông qua các ngày kỉ niệm, các chủ đề chủ điểm.
Tổ chức tốt các ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày
lễ lớn của dân tộc; thơng qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào
dân tộc, ý chí quật cường và tình u q hương đất nước cho học sinh. Thông

thường mỗi tháng trong năm học đều có ngày lễ lớn chẳng hạn: Kỷ niệm cách
mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Ngày 15/10: Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng
cho ngành giáo dục - Đào tạo trước khi Bác ra đi, đồng thời cũng là ngày anh
Nguyễn Văn Trỗi hy sinh. Ngày 20/10: Thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam. Ngày 20/11: Ngày nhà giáo Việt Nam. Ngày 22/12: Ngày thành Quân đội
nhân dân Việt Nam, ngày quốc phịng tồn dân. Ngày 03/02: Ngày thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 08/3: Ngày Quốc tế phụ nữ và khởi nghĩa Hai
Bà Trưng. Ngày 26/3: Ngày thành lập Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngày 30/4: Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ngày 19/5: Kỷ
niệm ngày sinh của Hồ Chủ Tịch. Ngày 27/7: Ngày thương binh liệt sĩ… Ngồi
ra cịn nhiều ngày kỷ niệm khác nữa. Dựa vào các ngày lễ vừa nêu trên, nhà
trường có thể tổ chức cho các em sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung
phong phú chẳng hạn:
+ Tháng 9-10: Hãy viết và nói gì về kỷ niệm một ngày khai trường để lại
cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Hãy nói và kể những công việc em đã làm
để làm sạch đẹp trường lớp…;
+ Tháng 11: Trao đổi về tình thầy trị, ca hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu
phẩm nói về thầy giáo, cơ giáo;
+ Tháng 12: Hãy tìm tấm gương về người con anh hùng của đất nước, của
quê hương;
+ Tháng 01-02: Mùa xuân và ước mơ của các em; tìm hiểu lịch sử truyền
thống nhà trường, truyền thống văn hóa địa phương;
+ Tháng 3: Hãy nói tình cảm của mình với bà, với mẹ, cô giáo; hát những
bài hát về bà, mẹ, cô giáo, …; làm bưu thiếp tặng người phụ nữ mà em yêu quý.
+ Tháng 4: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Tháng 5: Trao đổi về thái độ học tập, về 5 diều Bác Hồ dạy, nói những
gì em biết về thời niên thiếu của Bác Hồ, …
Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình
bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó.
10



- Tổ chức cho học sinh tiếp xúc, giao lưu trò chuyện với người thật việc
thật. Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn tùy nội dung cần giáo dục thông qua các
ngày lễ ấy nhà trường mời các vị lão thành cách mạng, các anh hùng lực lượng
vũ trang, những người đạt thành tích cao trong lao động sản xuất, …về trường
gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu với học sinh.
- Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực phù hợp với lứa tuổi mang tính giáo
dục như:
+ Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao (yêu quê hương đất nước, mừng
Đảng mừng xuân, nhớ ơn Bác Hồ, hướng về ngày 20/11,…). Đây là loại hình
hoạt động khá hấp dẫn đối với học sinh Tiểu học, thu hút được nhiều em tham
gia.
+ Hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: Chăm sóc giúp đỡ gia đình thương
binh liệt sĩ, viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây nhớ ơn Bác, …
+ Hoạt động mang tính giáo dục lịng nhân ái như tham gia các đợt ủng hộ
đồng bào bị thiên tai, bão lụt, tham gia các chương trình vì người nghèo, phong
trào giúp bạn vượt khó, …
- Tổ chức các hoạt động tập thể trong phạm vi toàn trường tạo điều kiện để
các em được giao lưu, sống hòa đồng với tập thể, đoàn kết, biết giúp đỡ nhau
trong mọi hoạt động. Qua hoạt động tập thể, lịng nhân ái, tính vị tha, tinh thần
dũng cảm, trách nhiệm vì tập thể được thể hiện rõ và chính những hoạt động đó
đã đẩy mạnh phong trào học tập của các em hơn.
Để các hoạt động nêu trên được thực hiện có hiệu quả góp phần tích cực
trong cơng việc giáo dục truyền thống cho học sinh người giáo viên cần lưu ý:
Phát huy vai trò, chức năng của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường trong
đó giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng. Phối hợp tốt các tổ chức đoàn
thể ngoài nhà trường như: Hội cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương
trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh.
- Tổ chức Hội thi nhân ngày lễ lớn:

Đối với các em học sinh tiểu học tổ chức giáo dục truyền thống cách
mạng thông qua hình thức thi đua là một trong những hình thức giáo dục đạt
được hiệu quả cao. Bởi các em rất hiếu động và rất hiếu thắng. Qua các hội thi
các em được học mà chơi, chơi mà học, các em sẽ thi đua để đạt kết quả cao
trong hội thi.
Ví dụ: Để lập thành tích chào mừng 87 năm ngày thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam ( 3/2/1930 - 3/2/2017) tơi đã tổ chức Hội thi tìm hiểu về chủ đề
“Uống nước nhớ nguồn”. Tôi đã thực hiện như sau:
- Lập kế hoạch tham mưu với chi bộ, ban giám hiệu nhà trường.
(Phụ lục 2)

11


- Giới thiệu nội dung mục đích hội thi trong toàn trường, đối tượng, tiêu
chuẩn tham gia hội thi. Đồng thời triển khai cho Ban chỉ huy đội toàn bộ những
nội dung các em cần tìm hiểu để tham gia tốt hội thi.
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất: Ban tổ chức bàn bạc về địa điểm, thời gian,
nội dung và những cơ sở vật chất khác phục vụ hội thi: tăng âm, loa đài, ánh
sáng, nhạc cụ, trang trí, hoa, tặng phẩm lưu niệm cho những em tham gia và các
giải của hội thi; người dẫn chương trình đọc ráp.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để xen kẽ, để “bắc cầu” cho các nội
dung thi tạo nên khơng khí vui tươi, sơi nổi cho hội thi.
- Chuẩn bị các nội dung thi: Hệ thống câu hỏi (nội dung các câu hỏi xoay
quanh những hiểu biết của các em về lịch sử địa phương) – (Phụ lục 3)
- Thành lập ban giám khảo: Mời đại diện của Hội đồng đội huyện, Đồn
thị trấn ... những thầy cơ có kiến thức sâu, rộng về những nội dung thi của các
em.
- Lên chương trình hội thi.
- Phối hợp với đoàn thể và các bộ phận liên quan để tổ chức hội thi.

Thông qua các hội thi với các nội dung hình thức thi đua khác nhau sẽ bồi
đắp thêm cho các em những hiểu biết về truyền thống cách mạng của dân tộc.
Ngồi ra những hội thi cịn có tác dụng tuyên truyền to lớn, thúc đẩy phong trào
thi đua học tập của các em. Sau những giờ học văn hố căng thẳng thì các em có
những giờ phút vui chơi, học tập thật nhẹ nhàng và bổ ích.
Biện pháp 3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thơng qua sinh hoạt Đội, Sao, chương trình phát thanh măng non.
- Tổ chức thực hiện tốt việc đeo khăn quàng đỏ đối với đội viên.
Đeo khăn quàng đỏ đối với đội viên là một quy định bắt buộc đối với mỗi
đội viên khi tham gia các hoạt động Đội. Khăn quàng đỏ là một phần của lá cờ
Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đội viên
Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt
Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu trở
thành đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Để tổ chức tốt nội dung này tôi đã chỉ đạo tổ chức Đoàn - Đội thực hiện
như sau:
+ Cho các em hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc đeo khăn quàng đỏ trong
các hoạt động Đội. Hoạt động này được phối hợp với giáo viên. Cụ thể là trong
các buổi sinh hoạt Sao, các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt 15 phút
đầu giờ, trong các lớp dự bị đội viên để kết nạp Đội. Đối với các em đội viên thì
nội dung này được triển khai cụ thể trong các buổi sinh hoạt Đội.
Việc làm này là rất quan trọng bởi nó giúp cho các em hiểu rõ ý nghĩa của
chiếc khăn quàng. Qua đó, các em cảm thấy vinh dự, tự hào khi được được đeo
chiếc khăn quàng đỏ trên vai. Các em tự hào là những người đội viên Thiếu niên
12


tiền phong Hồ Chí Minh. Đối với các em nhi đồng thì cố gắng phấn đấu chăm
ngoan, học giỏi để trở thành những người đội viên tốt của Đội.
+ Hướng dẫn các em tháo, thắt khăn quàng đúng cách.

Việc hướng dẫn các em tháo thắt khăn quàng được thực hiện ngay khi các
em vào lớp ba. Các em học sinh lớp ba được các anh chị đội viên hướng dẫn
tháo thắt khăn trong các buổi sinh hoạt sao nhi đồng. Đồng thời được tổng phụ
trách kiểm tra trong các lớp bồi dưỡng kết nạp Đội.
+ Đưa nội dung đeo khăn quàng đỏ đối với đội viên là một nội dung thi
đua của các chi đội, là tiêu chí để xét cháu ngoan Bác Hồ cuối năm.
Từ những việc làm trên thì các em sẽ hiểu rõ ý nghĩa thiêng liêng của việc
đeo khăn quàng, các em thấy được trách nhiệm của người đội viên khi được
mang chiếc khăn quàng trên vai. Các em sẽ không ngừng phấn đấu để trở thành
những người đội viên tốt, những cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.
- Thăm viếng và dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ.
Thăm viếng và dọn dẹp, vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ là một hoạt động thực
tế, có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống “Uống
nước nhớ nguồn” cho học sinh. Các em được đến nơi thiêng liêng nhất, nơi an
nghỉ cuối cùng của những người chiến sĩ cách mạng đã không ngại hy sinh
xương máu của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Hoạt động này
có một ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, của dân tộc
ta cho các em.
Để thực hiện nội dung này, tôi căn cứ vào những ngày lễ quan trọng như
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng 3/2,
ngày giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước 30/4 ...; căn cứ theo
chủ đề, chủ điểm của từng tháng để lên kế hoạch thực hiện.
Ví dụ: Nhân ngày kỉ niệm 73 năm ngày truyền thống Quân đội nhân dân
Việt Nam ( 22/12/1944 - 22/12/2017), nhà trường tổ chức cho các em thăm
viếng nghĩa trang liệt sĩ của địa phương. Nhà trường đã phối hợp với Đội TNTP
Hồ Chí Minh thực hiện như sau:
Lập kế hoạch tổ chức và thông qua BGH, Chi bộ nhà trường. Trong kế
hoạch nêu rõ ngày tổ chức, nội dung và hình thức thực hiện.
Thành lập Ban tổ chức buổi thăm viếng nghĩa trang: GV chủ nhiệm, Ban
đại diện cha mẹ học sinh.

Liên hệ với Ban phụ trách nghĩa trang trình bày kế hoạch để Ban phụ
trách tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Triển khai đến toàn thể giáo viên chủ nhiệm lớp trong cuộc họp hội đồng,
ban chỉ huy Đội trong cuộc họp Ban chỉ huy Đội và toàn thể học sinh của trường
trong buổi lễ chào cờ.
Phân công giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài cảm nghĩ về ngày truyền
thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
13


Phối hợp cùng với chi đoàn, giáo viên phụ trách tổ chức cho các em thăm
viếng và quét dọn nghĩa trang. (Phụ lục 4)
Việc thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ là một trong những hoạt động quan
trọng cần được tổ chức thường xuyên nhất là trong những ngày lịch sử trọng đại
của đất nước. Hoạt động này có ý nghĩa giáo dục to lớn bởi chính những việc
làm thiết thực của các em đối với những liệt sĩ, những người có cơng lao to lớn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sẽ bồi đắp tình cảm, lịng kính u,
lịng biết ơn. Các em sẽ theo gương các thế hệ cha anh đi trước không ngừng
phấn đấu, học tập vươn lên để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thăm gia đình thương binh liệt sĩ.
Nhân dân ta có rất nhiều truyền thống quý báu, một trong những truyền
thống q báu đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Việc tổ chức cho các
em thăm, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có cơng với cách mạng
có một ý nghĩa giáo dục to lớn và là một hoạt động thiết thực để giáo dục các
em. Việc này cần được thực hiện thường xuyên nhất là vào những ngày lễ lớn
của dân tộc. Bởi qua những việc làm tuy nhỏ của các em như thăm, tặng quà,
dọn nhà cửa, vườn tược nhưng nó thật sự lại rất thiết thực, thể hiện sự kính
trọng, lịng biết ơn của các em đối với những thế hệ cha anh đi trước.
Tôi đã thực hiện nội dung này cụ thể như sau:
Cùng với Đoàn, Đội đưa nội dung thăm gia đình thương binh liệt sĩ vào

chỉ tiêu của chương trình “Về nguồn” và là một chỉ tiêu quan trọng mà các chi
đội cần thực hiện. Sau đó đưa ra đại hội liên đội để các em thống nhất đưa vào
nghị quyết của đại hội.
Phối hợp với Ban thương binh xã hội thị trấn Rừng Thông, nắm bắt danh
sách những gia đình thương binh liệt sĩ rồi lựa chọn, phân cơng các chi đội thăm
hỏi, giúp đỡ.
Tham mưu với Hiệu trưởng, Cơng đồn, chi đồn thống nhất hình thức và
cách tổ chức thực hiện.
Triển khai rộng rãi đến toàn thể giáo viên thông qua cuộc họp hội đồng sư
phạm; triển khai cho các em học sinh thông qua sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt
Đội.
Phối hợp với chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm thực hiện những nội dung đề
ra theo chủ đề chủ điểm của năm học. (Phụ lục 4)
Việc tìm địa chỉ đỏ, thăm hỏi giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ cần
được nhà trường quan tâm và có những hình thức tổ chức thực hiện cụ thể phù
hợp với lứa tuổi của các em. Việc làm này không những có ý nghĩa giáo dục to
lớn mà nó cịn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Do vậy khi thực hiện giáo dục truyền
thống cách mạng cho các em thì những nhà qản lý giáo dục cần đặc biệt chú ý
nội dung này.

14


- Tổ chức giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt sinh hoạt Đội, sinh
hoạt sao, chương trình phát thanh măng non.
Trong năm học, căn cứ vào từng tháng thì có rất nhiều các ngày lễ lớn gắn
với các ngày lễ đó là các sự kiện lịch sử và những nhân vật lịch sử tiêu biểu. Các
em cần phải biết và hiểu được ý nghĩa các ngày này, biết các nhân vật lịch sử
tiêu biểu, đồng thời có những hoạt động thiết thực để lập thành tích chào mừng.
Như ngày học sinh, sinh viên Việt Nam 9/1, gắn với ngày này là gương liệt sĩ

Trần Văn Ơn; ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, gắn với ngày này là
Bác Hồ kính yêu, Lê Thế Long - Bí thư đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa; ngày thành
lập Đồn 26/3, gắn với ngày này là Bác Hồ và những gương anh hùng liệt sĩ như
Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bá Ngọc.... Mỗi tháng thì tổng phụ trách
căn cứ vào các ngày lễ lớn để đưa ra các nội dung tuyên truyền giáo dục cho phù
hợp. Nội dung tuyên truyền giáo dục cụ thể là:
- Ngày lễ đó là ngày gì? ý nghĩa của ngày đó ra sao?
- Những sự kiện trọng đại, những nhân vật lịch sử quan trọng liên quan
đến những ngày lễ này?
- Hành động thiết thực của các em để chào mừng các ngày này là gì?
Ví dụ: Trong tháng ba có một ngày lịch sử trọng đại đó là ngày thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam 3/2.
Trong các buổi sinh hoạt Đội:
Đoàn - Đội sẽ lên kế hoạch tổ chức các hội thi nhỏ như thi “Đố em” với
nội dung câu hỏi là những hiểu biết sơ lược của các em về Đảng, về Bác Hồ; về
người Bí thư tỉnh ủy đầu tiên Lê Thế Long. Tổ chức cho các em thi kể chuyện
Bác Hồ, kể chuyện về gương các anh hùng liệt sĩ.
Trong sinh hoạt sao nhi đồng:
Đối với các em nhi đồng thì chỉ nên triển khai các nội dung đơn giản dễ
hiểu giúp các em dễ nhớ dễ thuộc. Ví dụ như đố em biết ngày 3/2 là ngày gì?
Các em có biết ai là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam không? ... đồng
thời cũng nêu ra những việc làm thiết thực các em cần thực hiện để lập thành
tích chào mừng.
Trong các buổi phát thanh măng non:
Đối với nội dung này tôi sẽ cùng với Tổng phụ trách Đội và đội phát
thanh măng non, ban chỉ huy liên đội cùng tìm đọc những bài báo, những quyển
sách, những mẩu chuyện ....nói về ngày lịch sử trọng đại này, về Bác Hồ kính
yêu, về các tấm gương anh hùng liệt sĩ tiêu biểu. Sau đó thống nhất lựa chọn
những nội dung phù hợp viết thành bài tuyên truyền rồi phát thanh nhân ngày
lịch sử trọng đại đó. (Phụ lục 5)

Biện pháp 4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thơng qua mơ hình “Lịch sử quanh em”
15


Để giáo dục truyền thống cho học sinh một cách hiệu quả, trong những
năm học qua, trường Tiểu học thị trấn Rừng Thông đã triển khai nhiều phong
trào hoạt động có ý nghĩa thiết thực được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Trong
đó có giáo dục truyền thống với mơ hình “Lịch sử quanh em” với những hình
ảnh, tài liệu trực quan sinh động nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho các em học sinh.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc bằng hình
ảnh trực quan:
Những hình ảnh và tiểu sử các các vị anh hùng dân tộc trên quê hương
Đông Sơn được đặt ở hành lang, dọc cầu thang, giúp các em dễ nhìn thấy.
Những giờ ra chơi, các em cùng nhau thảo luận sơi nổi về hình ảnh của các vị
anh hùng dân tộc như những buổi sinh hoạt ngoại khóa và cũng từ những hình
ảnh này nhen nhóm lên trong tâm hồn trẻ thơ về truyền thống cách mạng của
cha ông trong những bài học lịch sử. (Phụ lục 6)
Với những hình ảnh sinh động, trong năm học 2017-2018 mơ hình “Lịch
sử quanh em” đã thu hút học sinh thích thú tìm hiểu để nâng cao kiến thức lịch
sử và truyền thống cách mạng của q hương. Mơ hình này cũng đã được chi bộ
và phụ huynh học sinh đánh giá cao về tính giáo dục truyền thống cách mạng
cho học sinh, giúp các em học sinh chia sẻ, gắn bó, thêm u q hương, đất
nước.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc thông qua
truyện tranh lịch sử:
Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học thông qua truyện
tranh lịch sử Việt Nam là một vấn đề đáng được quan tâm. Giáo dục truyền
thống yêu nước sẽ trở nên sinh động hơn bao giờ hết với các bộ sách tranh

truyện lịch sử Việt Nam. Qua các bộ truyện tranh này, các nhân vật lịch sử Việt
Nam sẽ đến gần hơn với các em, khơi gợi niềm đam mê tìm hiểu của các em về
lịch sử dân tộc. Tác giả Nguyễn Quân xác định: Tư duy cao nhất là tư duy hình
tượng bởi mắt là cơ quan số một trong ngũ quan, khoảng 80% thông tin thu
nhận được hay các ký ức của con người cũng đều nhờ thị giác[3].
Chính vì lẽ đó nên nhà trường đã cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh xây
dựng thư viện xanh với nhiều đầu sách. Trong đó nhà trường chú trọng mua
truyện tranh lịch sử để các nhân vật lịch sử dễ dàng đến với các em. Kiến thức
lịch sử được chuyển tải cho các em nhẹ nhàng dễ nhớ, dễ thuộc hơn.
Và để phát huy việc đọc sách của học sinh, tôi đã cùng chuyên môn tổ
chức “Ngày hội đọc sách” vào 23/4 với nhiều nội dung như: triển lãm, trưng bày
sách; Kể chuyện về những nhân vật lịch sử; hùng biện về việc đọc sách; Giới
thiệu sách mới. Và ngày hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh từ khối 1
đến khối 5. (Phụ lục 5)
Từ những việc làm trên, các em đã hiểu, biết thêm nhiều nhân vật lịch sử.
Chính các nhân vật lịch sử ấy đã giáo dục cho các em lòng ngưỡng mộ, lòng tự
hào dân tộc, từ đó tăng thêm những hiểu biết của các em về những địa danh lịch
16


sử, những trận đánh, rút ra những bài học về tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường
dựa vào sức mạnh lòng dân.
Biện pháp 5. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thông qua việc tổ chức tham quan các di tích lịch sử.
Tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng thông qua việc tổ chức cho các
em tham quan viện bảo tàng, các khu di tích lịch sử sẽ có tác dụng và hiệu quả
rất lớn trong hoạt động giáo dục. Bởi khi tham quan nơi đây các em các em sẽ
thấy tận mắt những hình ảnh, những hiện vật, tranh ảnh thực tế mà cha anh đã
làm để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là những hình ảnh có thật chứ khơng
đơn thuần là những câu chuyện, những lời tuyên truyền nữa. Các em sẽ thấy

được thế hệ trước đã trải qua những khó khăn gian khổ như thế nào, trải qua
những gian nan mất mát như thế nào để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
tươi đẹp như ngày hôm nay.
Ví dụ: Tham quan di tích lịch sử Lam Kinh thì các em sẽ được tận mắt
chứng kiến Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha (huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm
lược, được biết về kinh thành xưa, nơi có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn
để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, được dâng hương tại lăng mộ
vua Lê Thái Tổ.
Tổ chức tham quan là một hoạt động lớn cần có sự chuẩn bị chu đáo thì
mới đạt được kết quả cao. Ta có thể tổ chức các chuyến thăm quan cho các em
nhân các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đồn 26/3, ngày giải phóng hồn toàn
miền Nam 30/4, ngày thương binh liệt sĩ 27/7 ... với những địa danh lịch sử như
thành nhà Hồ, di tích lịch sử Lam Kinh, di tích Hàm Hạ, di tích Rừng Thơng, ...
(Phụ lục 7)
Ví dụ: Để chào mừng 30/4-01/5/2017 nhà trường đã tổ chức cho các em
thăm khu di tích Lam Kinh, thành nhà Hồ. Tơi đã thực hiện như sau:
Bước 1:Chuẩn bị
- Tìm hiểu để nắm bắt tình hình thực tế.
- Lập kế hoạch sau đó tham mưu ban giám hiệu, phối hợp với Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
- Thành lập Ban tổ chức buổi tham quan: GV chủ nhiệm, đại diện cha mẹ
học sinh.
- Ban tổ chức cần liên hệ trước với Ban quản lý di tích hoặc thuê tua du
lịch.
- Lập nội dung cụ thể, chi tiết của chuyến tham quan (xe cộ, ăn uống, sinh
hoạt ...).
- Họp ban tổ chức để thống nhất các nội dung chi tiết cụ thể.

17



- Triển khai cho toàn thể giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan
nắm bắt trong cuộc họp hội đồng sư phạm.
- Triển khai cụ thể về hình thức, mục đích ý nghĩa, nội dung của chuyến
tham quan; vận động học sinh tham gia thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần,
sinh hoạt chủ nhiệm, chương trình phát thanh măng non.
Bước 2: Tiến hành tham quan
- GV giới thiệu lý do, mục đích của buổi tham quan.
- Giới thiệu hướng dẫn viên (tại điểm tham quan)
- Hướng dẫn viên giới thiệu điểm tham quan.
Bước 3: Giao lưu văn nghệ
- Kết thúc buổi tham, GV có thể tổ chức trò chơi, câu đố, bài thơ,.. tạo sự
thoải mái, thư giãn cho các em.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá
Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong buổi tham quan và những bài học
rút ra sau buổi tham quan.
Việc tổ chức cho các em tham quan các di tích lịch sử, viện bảo tàng có ý
nghĩa giáo dục to lớn vì từ những gì các em quan sát được từ thực tế sẽ khơi
dậy tình cảm của các em, khơi dậy lòng biết ơn, tự hào của các em đối với
những thế hệ cha anh đi trước, hình thành ở các em niềm tự hào mình là người
Việt Nam anh hùng, là thế hệ kế tục sự nghiệp của cha anh. Từ đó hình thành ở
các em lịng u nước, tự hào về dân tộc Việt Nam anh dũng. Các em sẽ cố gắng
học tập, vươn lên để xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước. Sẵn sàng hy sinh khi
đất nước bị xâm lược để bảo vệ những thành quả mà cha anh đã tốn biết bao
xương máu để xây dựng và bảo vệ.
Biện pháp 6. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh
thông qua việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
a.


Trong nhà trường

Nhà trường cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, mỗi giáo viên
chủ nhiệm cũng phải xây dựng kế hoạch riêng cho lớp mình, hướng dẫn tổ chức
thực hiện, kiểm tra đôn đốc thường xuyên.
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường nếu khơng duy trì, tổ
chức thường xun có tính liên tục thì sẽ khơng có kết quả. Vì thế, để tạo một
thói quen nề nếp ngay từ đầu thì nhà trường cần có những quy định hết sức cụ
thể từng ngày, từng buổi, từng khâu công việc cho từng cá nhân, tập thể lớp.
Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch cụ thể trong năm học, trong quá trình
thực hiện phải có kiểm tra giám sát thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh
cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
* Tổ chức các hoạt động vui chơi:
18


Các hoạt động vui chơi triển khai đồng loạt trong nhà trường bằng những
trò chơi dân gian, chẳng hạn như đá cầu, nhảy dây, ơ ăn quan,... Các hoạt động
có quy mơ lớn như: Thi đấu các trị chơi dân gian có nhiều thành viên tham gia
như kéo co, nhảy bao bố, cướp cờ. Nhà trường cần chủ động trang bị đầy đủ các
vật dụng phục vụ vui chơi và tổ chức thành nhiều đợt trong năm nhân chào
mừng các ngày lễ lớn như 20/ 11 ; 8 /3 và 26 / 3 …(Phụ lục 8)
* Về giáo dục đạo đức:
Việc giáo dục đạo đức không chỉ thực hiện trong các giờ học chính khóa
mà cần phải thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và mang tính kịp thời thường xuyên.
Vì thế mỗi giáo viên phải là một tấm gương mẫu mực trong giao tiếp, xưng hô
để học sinh noi theo. Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có thái độ kiên quyết với
những học sinh nói tục chửi bậy, đánh nhau. Học sinh tiểu học cịn bé ít có biểu
hiện xấu về đạo đức song cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nhất là thời gian
các em không đến trường cần có sự kết hợp giáo dục của gia đình.

* Về hoạt động Đội thiếu niên, nhi đồng:
Tổng phụ trách cần bám sát chủ đề, chủ điểm của hội đồng Đội huyện,
nhà trường đề ra để xây dựng kế hoạch phù hợp cho từng thời điểm, đồng thời
duy trì việc tổ chức thực hiện từ các chi đội, liên đội một cách thường xuyên.
Cần gắn thi đua của lớp với thi đua của giáo viên. Vì ở bậc tiểu học mỗi thầy cô
là một anh chị phụ trách và cũng là người trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện mọi
hoạt động của lớp. Hoạt động của sao nhi đồng ở các lớp 1,2,3, Tổng phụ trách
cần triển khai đến từng giáo viên chủ nhiệm. Ngoài ra, để nâng cao một số kĩ
năng sinh hoạt sao, tổng phụ trách cần có kế hoạch phân bổ mỗi lớp một thành
viên trong ban chỉ huy liên đội, phụ giúp cho giáo viên chủ nhiệm trong các buổi
sinh hoạt sao. Ngoài ra để các hoạt động phong trào của nhà trường thực hiện
một cách đồng bộ và gặp nhiều thuận lợi cần có sự phối hợp tích cực của các
ban ngành đồn thể như : Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đồn thanh
niên, Cơng đồn.
b. Ngồi nhà trường
Để việc phát triển năng khiếu, yếu tố về cộng đồng xã hội, truyền thống
yêu nước của dân tộc cho các em một cách thường xuyên. Nhà trường cần phối
hợp với chính quyền địa phương, chi đoàn thanh niên các khu phố, tổ chức cho
các em tham gia một số hoạt động nhóm ca khúc hồng, cơng trình măng non làm
sạch đẹp đường phố, chăm sóc người có cơng, di tích lịch sử địa phương…cũng
như nhờ cựu chiến binh nói chuyện truyền thống trong các ngày lễ lớn như 30/4
và 22/12.
Giáo viên chủ nhiệm nên chú trọng việc thành lập các nhóm học tập theo
từng khu vực khu phố nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin về sự chuyên cần
hay các biểu hiện tiêu cực của từng cá nhân học sinh. Từ đó có biện pháp phối
hợp với phụ huynh học sinh quản lý các em tốt hơn.
4. Hiệu quả của sáng kiến
19



Qua một năm thực hiện mơ hình điểm và một năm chính thức áp dụng tại
trường Tiểu học Lê Thế Long về “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục
truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ” tơi
đã áp dụng thực hiện những biện pháp nêu trên. Trong hai năm qua, chất lượng
giáo dục toàn diện của học sinh ngày càng được nâng cao. Truyền thống của
nhà trường, truyền thống dân tộc luôn được phát huy. Học sinh chăm ngoan, có
ý thức cao trong học tập và rèn luyện, cùng nhau nỗ lực phấn đấu để trở thành
con ngoan, trò giỏi, vượt khó vươn lên. Và điều quan trọng nhất là các em có
thêm vốn kiến thức, hiểu biết về lịch sử dân tộc, truyền thống cha anh. Mỗi buổi
hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em hào hứng, tham gia sơi nổi, tích cực.
Qua khảo sát 20 em học sinh, kết quả:
- 100% học sinh thích tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà
trường tổ chức.
- 100% học sinh thuộc và thực hiện tốt “Năm điều Bác Hồ dạy”, 100%
nhi đồng thuộc và thực hiện tốt “Lời hứa nhi đồng”; Trên 90% học sinh sống
chan hòa, đồn kết, biết bảo vệ giữ gìn của cơng.
- 100% đội viên thực hiện tốt việc đeo khăn quàng đỏ đến lớp và hiểu
được ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ.
- 100% học sinh có những việc làm thiết thực để lập thành tích chào mừng
các ngày lễ lớn của dân tộc.
- Trên 90% học sinh kể tên được các di tích lịch sử ở huyện Đơng Sơn và
những việc em đã làm để bảo tồn các di tích lịch sử địa phương.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ít có dân tộc nào trên thế giới lại có truyền thống lịch sử hào hùng với
những chiến công hiển hách như dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy được kết
tinh từ lịng u nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu
mưu trí, dũng cảm, ý chí vượt qua mọi khó khăn thử thách, ý thức tự tôn, tự hào
dân tộc của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam. Muốn con em của chúng ta phát
huy tốt truyền thống của dân tộc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, cần phải làm

tốt công tác giáo dục truyền thống trong thời gian các em còn ngồi trên ghế nhà
trường. Xuất phát từ thực tiễn, trong những năm qua, tơi đã nghiên cứu và tìm ra
những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giáo dục truyền thống cho học sinh thơng
qua những hoạt động ngồi giờ lên lớp. Trong 2 năm thực hiện (Từ năm học
2016-2017 đến năm học 2017-2018) đã thu nhận được những kết quả đáng
mừng. Những gì mà các em lĩnh hội được hơm nay đều là những hoạt động mà
chính các em được tham gia thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
như: hoạt động Đội, Sao; tham quan di tích lịch sử; học từ chính những biểu
bảng trang trí trong lớp, trong trường,…tất cả đều là những hoạt động sát thực,
gần gũi nhất với các em. Những hoạt động mang tính trực quan sinh động đã tạo
ra sự đam mê, rung động mạnh mẽ đến trái tim non trẻ. Sau thời gian áp dụng
20


sáng kiến kinh nghiệm, tất cả giáo viên, học sinh cho đến phụ huynh học sinh
đều đã thay đổi nhận thức và thấy rằng đây là việc làm mà các nhà trường cần
phải quan tâm, chú trọng. Từ việc quan tâm đến giáo dục truyền thống, học sinh
của trường đã trở nên mạnh dạn, tự tin, sống có trách nhiệm, đồn kết và ln có
ý thức trong rèn luyện, học tập. Nếu chúng ta giáo dục truyền thống cho học
sinh một cách thường xuyên thì chắc chắn thế hệ trẻ ngày mai sẽ là những người
có ích cho xã hội, biết yêu quê hương đất nước, sẵn sàng cống hiến vì sự trường
tồn của dân tộc.
2. Kiến nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài trên tơi có những kiến nghị như sau:
- Đối với các cấp quản lý giáo dục: Cần khuyến khích các nhà trường tăng
cường giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp.
- Đối với các nhà trường: Cần quan tâm giáo dục truyền thống cho học
sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trang bị đầy đủ các cơ sở
vật chất, điều kiện để tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp thành cơng. Tăng

cường công tác bồi dưỡng giáo viên về kiến thức xã hội, kĩ năng xây dựng kế
hoạch, kĩ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Đối với giáo viên: Khơng ngừng nâng cao vai trị, trách nhiệm trong việc
giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên
lớp.
Hiện nay, tơi đã chuyển cơng tác về trường Tiểu học Đông Thịnh, huyện
Đông Sơn từ 12/11/2018 nên chưa đủ thời gian để áp dụng sáng kiến này tại
trường. Vì vậy, tơi báo cáo những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng tại tại trường
Tiểu học thị trấn Rừng Thông (nay là trường Tiểu học Lê Thế Long) trong hai
năm học 2016-2017; 2017-2018 đạt hiệu quả. Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ
trong công tác quản lý của bản thân sẽ được phát triển rộng rãi trong toàn huyện,
toàn tỉnh với mong muốn các thế hệ học sinh của chúng ta hôm nay và mai sau
sẽ thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đông Sơn, ngày 06 tháng 3 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao
chép nội dung của người khác.

Người viết sáng kiến
Lê Thị Huệ
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG TH LÊ THẾ LONG

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
21



×