Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn toán lớp 6 ở trường THCS đông tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.09 KB, 18 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính trừu tượng cao,
tính logíc đồng thời môn toán còn là bộ môn công cụ hỗ trợ cho các môn học
khác, có tính thực tiễn phổ dụng. Những tri thức và kỹ năng toán học cùng với
những phương pháp làm việc trong toán học trở thành công cụ để học tập những
môn khoa học khác và nó là cầu nối các ngành khoa học với nhau đồng thời nó
có tính thực tiễn rất cao trong cuộc sống xã hội và với mỗi cá nhân. Môn toán có
khả năng tư duy lôgic, phát huy tính linh hoạt, sáng tạo trong học tập và môn
toán là một trong những môn học khó nhất.
Hiện nay mục tiêu giáo dục cấp THCS đã được mở rộng, các kiến thức và
kỹ năng được hình thành và củng cố để tạo ra 4 năng lực chủ yếu:
+Năng lực hành động.
+Năng lực thích ứng.
+Năng lực cùng chung sống và làm việc.
+Năng lực tự khẳng định mình.
Trong đề tài này tôi quan tâm để đi khai thác đến 2 nhóm năng lực chính
là "năng lực cùng chung sống và làm việc" và "năng lực tự khẳng định mình" vì
kiến thức và kỹ năng là một trong những thành tố của năng lực HS.
Qua quá trình giảng dạy thực tế tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt
động trò chơi thông qua các bài toán trong giờ học toán luôn gây được hứng thú
cho các em và các em làm việc, học tập rất sôi nổi. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài
“Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học
môn Toán lớp 6 tại trường THCS Đông Tiến”
Qua sáng kiến này tôi muốn đưa ra một số cách thức tổ chức các trò chơi
trong tiết dạy và các trò chơi trong môn Toán 6 từ đó hình thành cho học sinh các
kỹ năng như hoạt động nhóm, kỹ năng trình bày, năng lực chung sống, làm việc
và qua các hoạt động trò chơi đó học sinh có cơ hội tự khẳng định mình trước bạn
bè và thầy cô.
Qua sáng kiến này tôi cũng tự đúc rút cho bản thân mình những kinh


nghiệm để làm luận cứ cho phương pháp dạy học mới của tôi những năm tiếp
theo.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đổi mới phương pháp dạy học.
- Nâng cao chất lượng dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi
Cụ thể là :


+Tìm hiểu thực trạng học sinh
+Những phương pháp đã thực hiện
+Những chuyển biến sau khi áp dụng
+Rút ra bài học kinh nghiệm
+Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GV và HS để phát hiện trình độ
nhận thức, phương pháp và chất lượng hoạt động nhằm tìm giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục.
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang
nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy nhằm tìm ra nguyên nhân những sai lầm mà
học sinh thường mắc phải khi giải toán. Từ đó tổ chức có hiệu quả hơn trong các
giờ dạy tiếp theo.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy
học môn Toán lớp 6 tại trường THCS Đông Tiến
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp, điều tra, khảo sát, thu thập và xử lý số liệu.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đối chiếu so sánh


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm.

- Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và các nghành khoa
học khác. Đặc điểm về môn toán nội dung nhiều, công thức tính nhiều, bài tập
thì đa dạng (có khó, có dễ, có phức tạp). Vì thế nếu không tìm cách tổ chức một
giờ dạy sao cho hợp lý, sinh động hấp dẫn thì rất khó có thể lôi cuốn được học
sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất công thức khô khan.
- Trong những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống
nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức hướng
dẫn của GV: Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ
nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã
thu nhận được.
Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định:"Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên".
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách
học, tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đến cách dạy
của thầy. Mặt khác, cũng có trường hợp HS mong muốn được học theo phương
pháp dạy học tích cực nhưng GV chưa đáp ứng được. Do vậy, GV cần phải được
bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các
hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói
quen cho học sinh. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò,
sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả. Phương pháp dạy
học tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học.
- Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
a. Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tính tích cực, chủ động, sáng
tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
b. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học
của HS.
c. Dạy học phân hóa kết hợp với học tập hợp tác.
d. Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.

e. Tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng vào thực tế, phù hợp với điều
kiện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV


Vấn đề cần quan tâm ở đây là chất lượng dạy và học của GV và HS như
thế nào là hiệu quả, nên chúng ta cần bàn đến.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đối với đặc thù môn Toán, việc phủ nhận những phương pháp dạy học
truyền thống là điều thiếu thoả đáng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa chúng
ta có quyền “ khư khư ” với những gì đã có. Một học sinh đã quá nhàm chán với
kiểu học thầy giảng, trò nghe, ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày ý
kiến theo gợi ý của thầy… nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí
chán học bộ môn.
a. Đối với giáo viên
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn toán và tham khảo ý kiến của các đồng
nghiệp nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy: Để giờ Toán đạt được kết quả tốt
hơn, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của người học sinh
người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ
chức dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết
hợp tổ chức các trò chơi trong giờ học Toán. Hiện nay, việc đổi mới phương
pháp dạy học cũng đã được nhiều giáo viên quan tâm, giờ học Toán là một
môn khoa học có tính thực tế cao, việc xây dựng các trò chơi học tập phù
hợp với nội dung bài học trong môn Toán THCS cũng không phải là một vấn
đề quá khó.
Đối với hoạt động trò chơi chỉ cần từ 5 đến 7 phút là giáo viên có thể tổ
chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt (hoạt động khởi động) hoặc củng cố
kiến thức đã học (hoạt động tìm tòi mở rộng. Từ đó giáo dục được thái độ của
học sinh trong việc học tập môn Toán học cũng như thúc đẩy việc tự học, tự
nghiên cứu của học sinh, gây hứng thú học tập bộ môn, hình thành thói quen
nghiên cứu trước bài học, nghiên cứu thông tin liên quan đến nội dung bài học

trước ở nhà qua internet, sách, báo và người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh
chị ...) từ đó đem lại thành công cho tiết dạy Toán.
b. Đối với học sinh
Học sinh lớp 6 luôn ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn thể hiện
mình và khẳng định mình, muốn tham gia vào các hoạt động một cách độc lập,
muốn thử sức mình, thích học mà chơi, chơi mà học từ đó việc tổ chức các hoạt
động trò chơi trong dạy học Toán chắc chắn sẽ gây hứng thú học tập của học
sinh, hình thành và phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa kiến thức, khả năng suy luận, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và
kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh.


c. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh
Năm học 2018 – 2019, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 6A.Tôi
nhận thấy kĩ năng ghi chép chắt lọc của học sinh còn hạn chế, cứ đến tiết thứ 4
của buổi học, không khí của lớp học trầm hẳn xuống, dáng vẻ mệt mỏi bộc lộ rõ
trên khuôn mặt của mỗi học sinh. Vậy làm thế nào để tiết học nhẹ nhàng mà vẫn
hiệu quả, gây hứng thú học tập cho học sinh? Tôi đã trăn trở tìm ra giải pháp
khắc phục.
Trước hết tôi phân loại đối tượng học sinh qua khảo sát chất lượng đầu
năm. Cụ thể như sau:
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL (%)
SL
TL (%) SL

TL (%) SL
TL (%)
học sinh
42
5
11,9
10
23,8
22
52,4
5
20
Số liệu điều tra được ở bảng trên cho thấy học sinh khá giỏi ở lớp 6A ít.
Điều đó phải chăng hoàn toàn do năng lực của học sinh ? Xuất phát từ những
vấn đề nêu trên và để góp phần hoàn thiện và nâng cao các phương pháp dạy
học tích cực trong hoạt động dạy học môn Toán của mình tôi đã nghiên cứu
“Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học
môn Toán lớp 6A tại trường THCS Đông Tiến”. Tôi thiết nghĩ sáng kiến được
áp dụng vào thực tế là một điều hết sức cần thiết.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm
- Góp phần nâng cao chất lượng môn Toán, thông qua các trò chơi giúp
học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của bài học, có thể làm được các bài tập
vận dụng thông qua hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức mới học (hoặc đã học
ở những tiết trước, lớp trước)
- Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo và
khả năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh.
- Giáo dục học sinh tính tự giác, trung thực, sự kiên trì, tính kỷ luật, cẩn
thận và tinh thần đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
3.1. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
a. Mục tiêu của trò chơi

- Trò chơi là một hoạt động của con người với mục đích trước tiên là vui
chơi giải trí, thư giãn sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng. Thông qua trò
chơi trong giờ học toán, người học được rèn luyện thể lực (thông qua việc đi
lại), trí lực, rèn luyện các giác quan tạo cơ hội giao lưu và hợp tác với bạn bè,
đồng đội trong cùng nhóm, tổ.
Đối với hoạt động trò chơi, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Đối
với mỗi tiết học hoặc chương bài, nhóm chương bài, giáo viên phải tìm trò chơi


có tác dụng phát huy trí sáng tạo, tích cực của học sinh, nhằm tạo ra những thế
hệ năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn trong mọi lĩnh vực.
Các trò chơi cần khắc sâu được kiến thức vừa học của học sinh. Giáo dục
được đạo đức, thái độ của học sinh. Các câu hỏi của trò chơi phải đảm bảo tính
vừa sức đối với học sinh, không dễ quá, cũng không khó quá. Nội dung đưa ra
phù hợp với nhận thức của học sinh.
Hoạt động trò chơi có thể tổ chức ở đầu giờ học hoặc cuối giờ học, thời
gian của trò chơi phải phù hợp, không làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy,
lấn át thời gian chính của giờ học.
Giáo viên không nên chỉ tập trung vào một số đối tượng học sinh khá giỏi,
mà cần tập trung cả vào các đối tượng học sinh yếu. Thông thường trên lớp, tôi
sẽ tự chọn 1 em học sinh bất kỳ và yêu cầu em học sinh đó thành lập đội và có
quy ước với “người quản trò” phải chọn cả các bạn có nhận thức yếu để tạo điều
kiện cho các bạn rèn luyện tác phong và hòa đồng với tập thể.
b. Phương pháp tổ chức trò chơi
- Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn quan trọng trong hoạt động trò chơi trong giờ dạy Toán,
giáo viên phải thiết kế trò chơi sao cho đảm bảo được các mục tiêu của bài học.
Giáo viên cần xác định số nhóm chơi, số người chơi trong nhóm, các đồ
dùng, dụng cụ cần thiết như mô hình, tranh ảnh, phấn viết (phấn màu), bìa hoặc
bảng phụ, hệ thống câu hỏi

- Giai đoạn thực hiện
Trình bày trò chơi: Nêu rõ luật chơi ngắn gọn, dễ hiểu, dẫn dắt người chơi
từng bước để tạo sự hấp dẫn.
GV có thể hướng dẫn mẫu (làm mẫu) hoặc chơi thử để giảng luật chơi đối
với những trò chơi có tính phức tạp.
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiêm túc khi tham gia trò chơi, các thành
viên không được tham gia chơi làm “khán giả” quan sát trò chơi, giải nháp để
nhận xét bài làm của các đội chơi, cổ vũ các đội chơi tuy nhiên đảm bảo trật tự,
không hò reo gây ảnh hưởng tới việc học tập của lớp học khác.
Giáo viên công bố rõ thời gian cho mỗi trò chơi (quy định thời gian chơi).
-Điều khiển trò chơi
+Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn, trung thực, chơi “đẹp”
+Thông thường với mỗi trò chơi tôi sẽ tìm ra một bạn học sinh khá – giỏi
trong lớp làm “trọng tài” để bắt lỗi của các đội chơi.
+Yêu cầu dừng trò chơi đúng lúc khi học sinh có dấu hiệu mệt mỏi chán
nản hoặc khi đội chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng hoặc vi phạm thời gian
quy định của trò chơi.


+Khi chơi, giáo viên cần quan sát học sinh chơi để biết thái độ, cử chỉ,
phong cách của từng học sinh từ đó điều chỉnh phong cách cho phù hợp. Đôi khi
trong quá trình chơi, giáo viên cũng có thể chuyển hướng với những dự kiến để
làm không khí lớp học sôi nổi.
-Giai đoạn kết thúc
+Giai đoạn này tôi để “trọng tài” làm việc. Trọng tài sẽ yêu cầu các bạn
học sinh là “khán giả” nhận xét kết quả của các đội chơi, phân xử thắng thua.
+Giáo viên là người đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động trò
chơi, phải xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không dễ dãi.
+Giáo viên công bố kết quả chung cuộc chơi, có hình phạt đội thua nhẹ
nhàng, thoải mái, khen thưởng các thành viên của đội thắng cuộc bằng quà tặng

hoặc khen thường bằng điểm (mang tính chất khích lệ học sinh).
3.2.Các trò chơi trong dạy học môn Toán 6
a. Trò chơi “Tiếp sức”
Dùng để dạy một phần kiến thức mới hoặc củng cố cuối bài
- Mục đích: Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, biết vận dụng linh
hoạt, sáng tạo kiến thức đã học vào trò chơi.
Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên
trong nhóm.
Giáo dục ý thức tích cực, tinh thần hợp tác trong các hoạt động của tập thể.
Rèn tính chính xác, cẩn thận trong giải toán. (vì nếu làm sai sẽ ảnh hưởng
tới thành tích của đội)
- Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi
Học sinh được phân công làm trưởng nhóm có trách nhiệm tìm tổ
viên của đội chơi.
Học sinh được chọn vào đội chơi thì nhanh chóng vào vị trí của ðội, vui
vẻ và nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ
- Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội khoảng 4-5
thành viên
Chia phần bảng, phấn viết cho các nhóm trưởng.
Quy định thời gian chơi: 3 phút (hoặc 4 phút). Trò chơi kết thúc khi có 1
đội chơi hoàn thành phần thi của mình hoặc hết giờ.
Học sinh xếp thành 2 hàng dọc
- Luật chơi: Khi trọng tài hô “Bắt đầu” lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội
lên bảng làm bài, sau đó về giao phấn cho học sinh số 2 và về vị trí cuối hàng
đứng, cứ vậy làm tiếp cho đến khi hết thời gian quy định hoặc hoàn thành hết
các bài tập.


Khi học sinh làm sai, học sinh tiếp theo được phép sửa bài, tuy nhiên lần
sửa bài được tính là 1 lần chơi, sau khi sửa bài xong không được làm tiếp mà

phải trở về vị trí của đội chơi.
- Tiến hành: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh làm trọng tài. Trọng tài làm việc:
Đội nào hoàn thành với số lượng nhiều hơn trong khoảng thời gian đã cho
hoặc hoàn thành hết các câu hỏi thì sẽ dừng cuộc chơi.
Các thành viên trong đội chơi về chỗ ngồi. Trọng tài yêu cầu các bạn
“khán giả” nhận xét bài làm của hai đội chơi, thành viên của đội này có thể nhận
xét bài làm của đội kia. Trọng tài xác định đội thắng thua, báo cáo với giáo viên
Giáo viên chốt, nhận xét và cho điểm đội thắng (hoặc thưởng bằng
tràng pháo tay…)
Ví dụ: Trò chơi “tiếp sức” khi dạy ôn tập dạng toán tìm x ở chương I.
- Đồ dùng : GV chuẩn bị 2 bảng phụ
Bảng 1
Bảng 2
Tính số tự nhiên x, biết

Tìm số tự nhiên x, biết

(3x - 24).73=2.74

163- 52.(x+4)=38

- Giới thiệu trò chơi:
+ GV nêu tên trò chơi tiếp sức
+ GV hướng dẫn cách chơi: Hai đội xếp thành 2 hàng mỗi đội 5 học sinh.
- Mỗi học sinh làm 1 bài , sau đó quay về trao phần cho người thứ 2 , cứ
như thế cho đến khi hoàn thành bài giải , người sau có thể sửa cho người trước
sai. Đội nào hoàn thành trước chính xác đội đó sẽ thắng cuộc.
+ GV có thế cho học sinh chơi thử trước khi chơi thật.
+ GV nhận xét kết quả trò chơi, thái độ người tham dự:
Nhận xét:

- Trò chơi này cũng có thể thay thế các nội dung 1 cách linh hoạt, nội
dung kiến thức cần củng số, ôn luyện cũng như để phù hợp với từng đối tượng
học sinh, lưu ý các bài toán của 2 đội chơi phải tương đương về độ khó, độ dài,
tránh sự chênh lệch.
- Trò chơi trên ngoài việc củng cố kiến thức cho học sinh còn có tác dụng
rèn luyện về thể chất (HS được vận động) và rèn luyện các phẩm chất đạo đức
như: Tôn trọng kỷ luật hăng say chơi hết mình gắn bó giúp đỡ với đồng đội.
b.Trò chơi hái hoa dân chủ (kiến thức chương 2- số nguyên)
- Trò chơi thường được dùng trong các kiến thức ôn tập chương
- Đồ dùng: GV chuẩn bị các câu hỏi để củng cố kiến thức trong chương
- Giới thiệu trò chơi:
+ GV nêu tên trò chơi hái hoa dân chủ “kiến thức chương 2 – số nguyên”


+ GV hướng dẫn trò chơi
+ Đồ dùng: GV chuẩn bị các câu hỏi để củng cố các kiến thức trong chương
+ GV giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi
- Mỗi dãy cử ra một đội chơi, học sinh 2 đội lần lượt lên bốc thăm và trả
lời. GV đánh giá điểm sau mỗi câu và ghi điểm trên bảng.
- Tổng điểm của đội nào sau khi hoàn thành cao hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét kết quả trò chơi, thái độ người tham dự.
Nhận xét:
- Trò chơi này nhằm củng số các kiến thức trong chương trình, thông qua trò
chơi các em có thể ôn tập 1 cách tính cực các kiến thức trong chương.
- Cũng như trò chơi 2, trò chơi này cũng giúp các em rèn luyện thêm các
phẩm chất đạo đức như: Ý thức trách nhiệm cao, gắn bó với đồng đội, tích cực
hoạt động vì danh dự đội nhóm.
c. Trò chơi: “Giải ô chữ”; “Trò chơi ô chữ”
-Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết học, tiết ôn tập để củng cố hoặc tái
hiện kiến thức. Trong các tiết học ôn tập chương có thể dùng trò chơi này cũng

sẽ mang lại hiệu quả cao.
Mục đích: Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, của chương, từ đó
giáo dục ý thức, thái độ học tập của học sinh.
Rèn kỹ năng ghi nhớ, vận dụng linh hoạt các kiến thức Toán học đã học
của học sinh.
Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh
Chuẩn bị: Bảng ô chữ, các câu hỏi và đáp án tương ứng
Thiết kế trò chơi trên power point để trình chiếu.
Cách xây dựng ô chữ:
Trong mỗi tiết, mỗi chương đều có kiến thức trọng tâm. Từ đó ta lấy kiến
thức đó làm chủ đề, từ hàng dọc hoặc từ khóa.
Chọn các từ, thuật ngữ, các nhân tố để làm từ hàng ngang, các từ hàng
ngang phải cô đọng, xúc tích, thể hiện được nội dung của bài toán hoặc liên
quan đến kiến thức toán học.
Có thể chia nhóm hoặc cả tập thể lớp cùng tham gia, học sinh nào dựa vào
từ khóa tìm được từ khóa hàng dọc là bạn dành chiến thắng.
Tiến hành: Giáo viên nêu cách tổ chức trò chơi.
Nếu là đội: Mỗi đội được trả lời một lần và lựa chọn từ hàng ngang, sau
đó thảo luận 30s, nếu không có câu trả lời thì quyền dành cho đội khác, nếu trả
lời đúng thì GV lật ô chữ. Mỗi từ hàng ngang giải đúng được 10 điểm, giải được
từ hàng dọc (từ chủ đề) được 20 điểm. Nếu giải được từ khóa hàng dọc (từ chủ
đề) mà chưa cần mở hết các ô chữ sẽ được 40 điểm. Nhóm nào đưa ra tín hiệu


trước sẽ được trả lời trước. Các nhóm tiếp tục chơi, nếu các nhóm không trả lời
được từ khóa hàng ngang thì từ khóa đó sẽ bị đóng.
Sau khi ra từ khóa hàng dọc (từ chủ đề). Giáo viên tổng kết điểm, nhận
xét, khám phá các từ khóa chưa được mở, từ đó nhấn mạnh lại từ khóa và mục
đích đưa ra từ khóa …
Ví dụ 1: Tiết dạy ôn tập chương III – Số học 6 tôi có thể cho các em học

sinh cùng chơi trò trơi ô chữ để củng cố kiến thức của học sinh, cũng là nhắc
nhở lại một số tên kiến thức đã được học trong chương trình toán 6
Từ hàng dọc:
Có 9 chữ cái, là tên gọi cũ của thủ đô Hà Nội
Đáp án: THĂNG LONG
Hàng ngang:
Số 1: Có 6 chữ cái: Gồm 6 chữ cái. là một tính chất mà cả phép toán nhân
và phép toán cộng phân số đều có.
Đáp án: Kết hợp
Số 2: Có 7 chữ cái: Là phép toán ngược của phép toán cộng
Đáp án: Phép trừ
Số 3: Có 6 chữ cái. Là cụm từ còn thiếu trong quy tắc sau: “Muốn chia
một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số
nghịch đảo của …”
Đáp án: Số chia
Số 4: Có 11 chữ cái. Là quan hệ của hai số có tích bằng 1.
Đáp án: Số nghịch đảo
Số 5: Có 6 chữ cái. Kết quả của phép chia hết được gọi là gì?
Đáp án: Thương
Số 6: Có 4 chữ cái: Là một cụm từ được viết tắt bởi 4 chữ cái này. Khi
chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một số ta được phân số tối giản.
Vậy số đó có quan hệ như thế nào với tử số và mẫu số của phân số đã cho.
Số 7: Có 8 chữ cái: Công thức sau thể hiện tính chất nào của phép nhân
phân số:

a c c a
. = .
b d d b

(với a; b; c; d ∈ Z; b; c; d khác 0)


Đáp án: Giao hoán
Số 8: Có 8 chữ cái, là một tính chất của phép nhân phân số có liên quan
đến phép cộng phân số
Đáp án: Phân phối
Số 9: Có 8 chữ cái. Tên một tập hợp mà tử số và mẫu số của phân số đều
thuộc tập hợp số này.
Đáp án: Số nguyên


*GV tích hợp với môn Lịch sử để mở rộng kiến thức:
Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến
đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay
"rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong
văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật"...
Năm 2010, là kỷ niệm 1 thiên niên kỷ của Thăng Long – Hà Nội.
Mở rộng thêm (có thể sau tiết học hoặc yêu cầu học sinh
tìm hiểu thông tin trên Internet:
Nguồn: />“Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là
Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô.
Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên
là Đông Kinh, vì có kinh đô thứ 2 là Tây Kinh tại Thanh Hoá. Vào
khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất,
có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu
gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng
Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000
nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy
cũng có một số nhà xây bằng gạch và lợp ngói. [1] Hoàng cung
được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ. [2]
Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt

kinh đô tại Phú Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để
xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp
giúp đỡ. Đồng thời vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng
Long 昇昇, với nghĩa là "rồng bay lên" thành ra từ đồng âm Thăng
Long 昇 昇 , nhưng mang nghĩa là "thịnh vượng" [3]khác nghĩa với
thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không


còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng,
linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng
Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ
Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long 昇昇 tồn tại cho đến thời
vua Minh Mạng khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh
Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12.[4]
Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng
thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng
Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở Hà Nội), các nhà khảo
cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19
nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích-di vật rất phong phú, đa
dạng từ La Thành-Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế
kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19).”
Ví dụ 2: Trò chơi “khám phá ô chữ”.
+ Mục đích: củng cố tính chất cơ bản của phân số
+ Đồ dùng: 2 bảng phụ có nội dung như sau:
Đại dương nào lớn nhất trên hành tinh của chúng ta ?
B. 4
…..
A.
5
…..

7
28
8
40
U. 4
20
N.
-5
…...
11
….
13
39
G. -3
-15
D.
4
20
17
….
16
…...
T. 7
28
H.
1
…...
21
….
5

55
I. 6
…..
O.
5
15
13
26
25
…..
84

11
25
-12 16
-12 -15 11
80
85
75
-15 85
+ Luật chơi: đội tìm ra trước là đội chiến thắng
+ Số người chơi: 10 học sinh
+ cách chơi: Chia thành 2 đội , mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc .
- Người thứ nhất tìm ra kết quả đầu tiên sẽ điền chữ tương ứng vào ô có
kết quả ấy sau đó quay trở lại chuyển phần cho đồng đội của mình, cứ tiếp tục
như vậy cho đến khi hình thành ô chữ .
- Lưu ý: Người sau có thể sửa lại cho người trước nếu người trước sai.
- Trò chơi kết thúc khi 2 đội cùng hoàn thành ô chữ , đội nào hoàn thành
sớm hơn sẽ là đội thắng cuộc.



- Các cách phát triển trò chơi:
- Tăng hoặc giảm
+ Dùng để củng cố: rút gọn phân số, phép cộng, trừ, nhân chia phân số.
d. Trò chơi “Lật mảnh ghép” “Lật tranh”, “Đi tìm kho báu”
GV: Chuẩn bị thiết kế 1 bức tranh về chủ đề muốn đề cập tới với nhiều
mảnh ghép nhỏ che khuất tranh. (có thể sử dụng các màu khác nhau hoặc các số
để học sinh lựa chọn mở mảnh ghép)
Cách chơi: HS chọn lựa màu (hoặc con số tương ứng), lật từng mảnh ghép
sẽ ra các câu hỏi, trả lời đúng câu hỏi thì sẽ mảnh ghép biến mất làm xuất hiện
một góc bức tranh. Trả lời sai thì không được điểm và không tiết lộ hình ảnh
phía sau.
Khi học sinh lựa chọn giải được bức tranh, chính xác nhất sẽ được điểm.
Thời gian suy nghĩ cho mỗi mảnh ghép là 30s. Đội nào giành tín hiệu trả
lời trước đội đó được quyển trả lời.
Có thể chơi theo nhóm hoặc tập thể lớp cùng chơi.
Đối với chơi theo nhóm: Mỗi mảnh ghép trả lời đúng được 10 điểm, trả
lời sai đội bạn được quyền trả lời.
Đối với chơi tập thể lớp: Học sinh ra tín hiệu trả lời sớm nhất được gọi trả
lời, trả lời sai học sinh khác có quyền trả lời. Học sinh nào tìm được chủ đề (tên
nhà toán học, tên chủ đề…) thì học sinh đó chiến thắng trong trò chơi.

e. Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”
Luật chơi: Nhiệm vụ của người chơi là nhìn vào một hình vẽ và liên tưởng
đến một từ, một cụm từ, một câu (ca dao, tục ngữ, tên danh nhân, bài hát …)
Các chơi: Giáo viên nêu luật chơi, chiếu hình và học sinh dưới lớp giơ tay
phát biểu.


Thời gian: 3 phút.

Ví dụ: Khi học sinh bắt đầu vào học chương III: Phân số - Toán 6. “Mở
rộng khái niệm phân số” tôi có thể sử dụng trò chơi “đuổi hình bắt chữ” tạo
hứng thú cho các em học sinh trước khi bước vào tiết học.
Hình
Đáp số

Mẫu số

Tử số

Phân số

Phần thưởng của học sinh tìm ra đáp án là những tràng pháo tay.
g. Trò chơi xếp hình
Sử dụng khi dạy một nội dung mới hoặc củng cố bài học
Mục đích: Học sinh xác định được kết quả ứng với mỗi hình, từ đó có
cách sắp xếp đúng.
Rèn kỹ năng quan sát tranh, mô hình, tác phong nhanh nhẹn của học sinh.
Chuẩn bị: Tranh, đề toán,
Các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích, đáp án có dán băng dính ở mặt sau


Hai đội chơi, mỗi đội 3-5 học sinh (tùy nội dung ít hay nhiều). Mỗi đội
xếp thành 1 hàng đứng phía trước lớp. Giáo viên chiếu hình lên máy chiếu, học
sinh quan sát, ghi nhớ và khi có hiệu lệnh bắt đầu thì HS lên gắn vào tranh.
Thời gian: 2-3 phút.
h. Trò chơi “Ai nhanh hơn ?”
- Đồ dùng: 2 bảng phụ
Bảng1
Bảng 2

1
-25 20 -42 30 14 -13
10
6
-4 -42
5 -12 8
19
19 19 -19 19 19 19
130 30 70 -19 80 30 30
10
9
19
30

7
19

2
30

- GV nêu tên trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Hãy sắp xếp các phân số tên vào các ô trống sao cho trong mỗi hàng các
phân tử tăng dần từ trái sang phải và trong mỗi cột các phân số tăng dần từ trên
xuống dưới.
+ GV chọn 2 đội chơi: mỗi đội 3 học sinh
+ HS 1 chạy bên điền vào ô trống đầu tiên.
3.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Tiến hành dạy học thực nghiệm ở các lớp tại trường THCS Đông Tiến đối

với học sinh lớp 6A môn Toán tôi thu được như sau:
- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái
-Nâng cao năng lực tuy duy, nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn, có kỹ
năng hợp tác.
-Học sinh tỏ ra hào hứng, chờ đợi tới tiết học và yêu thích bộ môn Toán
-Tạo thái độ hợp tác nhóm, chuẩn bị cho sự phân công lao động hợp tác
trong công việc
-Bồi dưỡng, giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các em học sinh
trong học tập
-Kết quả đạt được:
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
học sinh
42
10
23,8
15
35,7
17

40,5
0
0


Qua kết quả trên cho thấy rõ việc đưa các trò chơi vào dạy học đã góp
phần nâng cao chất lượng học sinh. Chất lượng bài kiểm tra của học sinh đã có
sự tiến bộ so với kết quả khảo sát đầu năm. Học sinh tự giác, tích cực, chủ động
trong việc tìm tòi kiến thức. Một số học sinh đã say mê với môn học và từ đó
chăm học, học tốt hơn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiêm tôi đã thường xuyên đưa vào hoạt động
giảng dạy của bản thân. Tôi nhận thấy các tiết học có tổ chức trò chơi, các em
hứng thú học tập hơn nhiều, kiến thức đã được các em ôn tập, củng cố lại một
cách nhẹ nhàng không gò bó. Thông qua các trò chơi các em không chỉ nhận về
các kiến thức mà còn có cả các khả năng giao tiếp, phân công, giúp đỡ nhau, rèn
khả năng tư duy, hoạt động nhanh, nhạy, chính xác,… và chính những điều đó là
ưu điểm lớn nhất mà có lẽ là tất cả các nhà hoạt động giáo dục quan tâm.
Theo tôi nghĩ để chuẩn bị, tổ chức các trò chơi này rất đơn giản, sử dụng
được nhiều lần và hiệu quả lại rất cao nên tôi cũng xin đưa ra sang kiến kinh
nghiệm này để các đồng nghiệp cùng nghiên cứu, trao đổi, áp dụng và rút kinh
nghiệm giúp cho học sinh thân yêu của chúng ta được học tập và vui chơi bổ
ích. Xin chân thành cảm ơn.
2. Kiến nghị
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thiết nghĩ bậc THCS cần tổ chức
chuyên đề cho giáo viên THCS thường xuyên được tiếp cận và trao đổi học hỏi
lẫn nhau với phương pháp dạy học tích cực này.
Bởi việc dạy cho học sinh các lớp 6 khi sử dụng phương pháp dạy học
tích cực này các em dễ dàng tiếp cận với cách học của bậc THCS.

Cần phải tăng cường cơ sở vật chất và tạo điều kiện để nhiều tiết học được
áp dụng phương pháp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Đông Tiến, ngày 10 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Hợi



MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm.............................................................3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................4
3. Các sáng kiến kinh nghiệm................................................................................5
3.1. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.......................................5
a. Mục tiêu của trò chơi......................................................................................5
b. Phương pháp tổ chức trò chơi........................................................................6
3.2.Các trò chơi trong dạy học môn Toán 6..........................................................7
a. Trò chơi “Tiếp sức”.........................................................................................7
c. Trò chơi: “Giải ô chữ”; “Trò chơi ô chữ”......................................................9
d. Trò chơi “Lật mảnh ghép” “Lật tranh”, “Đi tìm kho báu”......................13
e. Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”......................................................................13
g. Trò chơi xếp hình...........................................................................................14

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................16



×