Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn kể chuyện cho HS lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU :..........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài :..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu :....................................................................................2
1.3. Đội tượng nghiên cứu:....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:......................................................3
2.2.Thực trạng của vấn đề:....................................................................................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh:.. .... .....5
2.3.1 Nắm bắt lại chương trình phân môn kể chuyện ...................................... ..5
2.3.2 Tăng cường khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh ......... ................... 5
2.3.3.Thực hiện nghiêm túc đầy đủ quy trình dạy từng bài trong giờ kể chuyện 8
2.3.4 Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin
tron tiết dạy .........................................................................................................16
2.4. Hiệu quả của sáng
kiến:...............................................................................18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: ............................................................................
19
3.1 Kết luận .......................................................................................................19
3.2. Kiến nghị ...................................................................................................19


1. MỞ ĐẦU:
1.1.Lý do chọn đề tài :
Kể chuyện là một phân môn của Tiếng Việt góp phần thực hiện mục tiêu
dạy học ,là hình thành và phát triển bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết để các
em tiếp tục học lên bậc học cao hơn và cung cấp cho các em hiểu biết sơ giản về
hệ thống Tiếng việt, sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp. Kể chuyện còn giúp học
sinh củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy lôgic cho
học sinh, nâng cao hiểu biết của các em về đời sống và phát triển kĩ năng giao


tiếp, đây là một kĩ năng rất quan trọng và đang được quan tâm. Đồng thời còn
cung cấp cho các em những hiểu biết về xã hội, con người, tự nhiên và văn hóa
Việt Nam và nước ngoài.
Kể chuyện giúp cho vốn từ ngữ của các em được trau rồi, vận dụng vốn
từ ngữ của bản thân kết hợp với vốn từ ngữ đã học để dùng từ chính xác, rõ
ràng; diễn đạt mạch lạc nội dung cần kể, được luyện phát âm tròn vành rõ chữ
để thu hút người nghe, hỗ trợ nhiều cho phân môn tập đọc và nói chuyện với
mọi người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Kể chuyện không chỉ mở rộng
tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em mà còn chắp cánh cho trí
tưởng tượng của các em bay bổng. Cùng với ý tưởng, óc tưởng tượng sẽ là bệ
phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống.
Sống với các nhân vật trong chuyện, tư duy hình tượng của các em được mở
rộng và có điều kiện phát triển cùng với cảm xúc thẩm mĩ. Qua từng câu chuyện,
các em biết cảm nhận được cái hay, cái đep, phân biệt được tốt, xấu. Do đó, kể
chuyện là miếng đất màu mỡ để phát triển tư duy hình tượng của các em.
Nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và
vốn văn học, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm
nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt
bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện
hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói - tập kể chuyện và phát triển ngôn
ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). Qua
mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú,
cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích... nhưng điều
quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn, để diễn đạt một
ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài.
Những câu chuyện kể lớp 1 có nội dung giản dị, dễ hiểu và có ý nghĩa, bài
học sâu sắc vì vậy giáo viên biết liên hệ, giáo dục đạo đức cho các em học tập
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hướng dẫn các em những kĩ năng sống để các
em học tập noi theo trở thành con ngoan trò giỏi. Học sinh Tiểu học nói chung
và học sinh lớp 1 nói riêng rất thích được nghe chuyện và đặc biệt là được nghe

cô giáo kể chuyện. Nhưng các em chưa tự tin khi kể chuyện, chưa biết cách kể
câu chuyện vì các em rất sợ kể lại câu chuyện trước lớp cho cô và các bạn
nghe... Làm thế nào để các em có thể kể được câu chuyện hay và hấp dẫn nên tôi
đã tìm tòi và đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn
kể chuyện cho học sinh lớp Một”
1


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn kể chuyện cho học sinh lớp 1,
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và tăng
cường hoạt động cá nhân.- Góp phần gây hứng thú học tập môn kể chuyện - một
môn học được coi là khó diễn đạt và thiếu tự tin trong khi học
Giúp học sinh có kĩ năng nói tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho các môn học nói
chung và phân môn kể chuyện nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các kỹ năng kể chuyện đối với yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1 theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Nghiên cứu kỹ các giải pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp1 ở
trường Tiểu học Minh Lộc 2, huyện Hậu Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:

2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến
Kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn
ngữ. Mặc dù đã có những thông tin đại chúng hiện đại như ti vi, đài phát
thanh,...nhưng con người vẫn thích nghe nói chuyện bằng miệng. Khi xã hội
càng hiện đại thì kể chuyện không chỉ dừng lại ở mức độ thông tin nữa mà nó
mang chức năng giải trí hay cao hơn nữa là chức năng nghệ thuật. Những truyện
kể, truyện dân gian là một trong những nhận thức thế giới của các em, giúp các
em chính xác hóa những biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từng
bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho
các em.
Truyện cổ tích gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển các cảm xúc thẩm
mĩ mà thiếu chúng không thể có tâm hồn cao thượng, lòng mẫn cảm chân thành
trước nỗi bất hạnh, đau đớn, khổ ải của con người. Nhờ có truyện cổ tích, trẻ
nhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng trái tim. Và trẻ em
không phải chỉ có nhận thức mà còn đáp ứng lại sự kiện và hiện tượng của thế
giới xung quanh, tỏ thái độ của mình với những điều thiện và ác. Truyện cổ tích
cung cấp cho trẻ những biểu tượng đầu tiên về chính nghĩa và phi nghĩa. Giai
đoạn đầu tiên của giáo dục lí tưởng cũng diễn ra nhờ có truyện cổ tích. Truyện
cổ tích là một nguồn phong phú và không gì thay thế được để giáo dục tình yêu
Tổ quốc.
Phân môn kể chuyện phát triển các kĩ năng Tiếng Việt cho các học sinh.
Trước hết phát triển kĩ năng nói trước đám đông dưới dạng độc thoại thành đoạn
bài theo phong cách nghệ thuật; giúp học sinh tiếp xúc với tác phẩm văn học có
giá trị của Việt Nam và thế giới, từ truyện cổ tích đến truyện hiện đại. Nhờ đó,
vốn văn học của học sinh được tích lũy dần. Đồng thời, các kĩ năng nghe, đọc,
ghi chép cũng được phát triển trong quá trình kể lại truyện đã nghe, đã đọc.
Cùng với sự rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, tư duy cũng được phát triển. Đặc
biệt sống trong thế giới các nhân vật, thâm nhập vào các tình tiết của truyện, tiếp
xúc với nghệ thuật ngôn từ kể chuyện tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ ở
học sinh cũng được phát triển. Kể chuyện còn góp phần tích lũy vốn sống, vốn

văn học cho các em, là hành trang quý sẽ theo các em trong suốt cuộc đời mình.
Qua từng câu chuyện, thế giới muôn sắc màu mở rộng trước các em. Truyện kể
còn làm tăng vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa đến nay, chắp
cánh cho trí tưởng tượng và mơ ước của học sinh, thúc đẩy sự sáng tạo của các
em.
Truyện kể lớp 1 đơn giản, dễ hiểu, có giá trị thẩm mĩ và tác dụng giáo dục rõ
rệt cho các em học sinh. Các em được nghe và kể lại được câu chuyện, tập phát
biểu cảm nghĩ của mình đối với các nhân vật (Yêu nhân vật nào? Tại sao?), bài
học rút ra từ câu chuyện. Vậy làm thế nào để đạt được điều đó, là cán bộ quản lý
trực tiếp chỉ đạo chuyên môn của trường, tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở mỗi
3


khi giờ giáo viên tôi bắt gặp có nhiều bất cập trong giảng dạy phân môn kể
chuyện do đó tôi mới chọn nghiên cứu đề tài này.
2.2.Thực trạng
*. Đối với giáo viên:
Khi dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy: Giáo viên chưa chuẩn bị các
đồ dùng dạy học thường xuyên, để minh hoạ cho câu chuyện
thêm sinh động. Giáo viên còn phải gọi các em học sinh hay rụt
rè, ngại nói và diễn đạt kém lên để kể chuyện. Chưa có tranh
phóng to minh họa cho các bài kể chuyện, giáo viên sử dụng
tranh thì cũng chỉ dùng tranh phô tô ở trong sách giáo khoa cho
nên không có tính khoa học và thẩm mỹ.
Giáo viên thường coi trọng những môn học khác như: Học vần (Tập đọc),
Toán còn phân môn Kể chuyện có phần bị giảm nhẹ. Khi giới thiệu vào đề câu
chuyện bằng giọng tẻ nhạt, thiếu hình ảnh, thái độ hờ hững. Hoặc khi kể cho
rằng cần phải trung thành với văn bản truyện, không được sai lệch một câu, một
từ. Vì vậy, lời kể của giáo viên chưa hấp dẫn, lôi cuốn, nên làm giảm sự chú ý
của các em. Việc vận dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt, sáng tạo nên

lớp học còn trầm, Giáo viên còn chưa rèn cho học sinh nhiều về kĩ năng kể
chuyện nên học sinh chưa biết cách kể chuyện hay, hấp dẫn. Hoặc do giáo viên
chưa chuẩn bị tốt phần kể chuyện ở nhà nên khi kể giáo viên mắt không rời khỏi
quyển sách hay còn tuỳ tiện cắt xén nội dung tiết kể chuyện.
Chuẩn bị đồ dùng của giáo viên còn hạn chế chưa giành nhiều thời gian
nghiên cứu, tìm tòi để làm đồ dùng, ít quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực
quan đã có sẵn mà mới dừng lại ở tranh vẽ sách giáo khoa. Khi kể chưa nghiên
cứu khai thác hết nội dung trong tranh làm cho câu chuyện kể chưa lôi cuốn, hấp
dẫn học sinh.
*Đối với học sinh:
Các em học sinh rất yêu thích môn học này, luôn háo hức, chờ đợi đến tiết
kể chuyện và say sưa nghe cô kể chuyện. Nhưng trong quá trình dạy kể chuyện
tôi thấy còn có một số tồn tại như: Thời gian đầu nhiều học sinh chưa biết cách
kể lại câu chuyện vì đa số các em mới học (ở giai đoạn đầu còn đánh vần) nên
chưa tự mình đọc được văn bản chuyện hoặc khi nghe cô giáo kể chuyện các em
không nhớ hết được cốt truyện dẫn đến khi kể còn quên cốt truyện, một số chi
tiết chính và kể không đúng trình tự câu chuyện. Một số em khác thuộc truyện
nhưng khi kể lại câu chuyện như đọc, hoặc kể rất lúng túng, nét mặt căng thẳng
chưa mạnh dạn và tự tin đứng trước lớp, trước đám đông. Các em thích nghe cô
kể, thấy được câu chuyện hay, hấp dẫn nhưng chưa hiểu rõ được nội dung câu
chuyện hoặc giáo dục các em điều gì, học tập được điều gì qua câu chuyện. Vì
vậy mà khi kể các em chưa thể hiện được nội dung câu chuyện, chưa biết biến
câu chuyện thành của riêng mình dẫn đến giờ học nhạt nhẽo, chưa đạt được mục
tiêu giờ kể chuyện.
* Kết quả thực trạng:
4


Ngay từ đầu năm (năm học: 2018 – 2019), sau quá trình tìm hiểu thực
tế tôi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 1A trường Tiểu học

Minh Lộc 2, tôi nhận thấy:

Học sinh biết kể
chuyện hay và

nêu ý nghĩa câu
số
chuyện
SL
TL
30
1
3.3

Học sinh biết
kể chuyện và
nêu ý nghĩa
câu chuyện.
SL
TL

Học sinh biết kể
chuyện

Học sinh kể
chuyện chưa đạt
yêu cầu

SL


TL
SL
TL
36.
3
9.9
11
15
50.0
3
2.3 .Các giải pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh.
2.3.1.Nắm bắt lại chương trình phân môn Kể chuyện.
Phân môn kể chuyện ở lớp 1 được chia làm hai dạng ở hai giai đoạn khác
nhau:
*Giai đoạn học vần: Kể chuyện ở trong các bài Ôn tập của tiết Học vần trong
phần Luyện nói (Từ tuần 1 đến tuần 24). Ở giai đoạn học vần, kể chuyện dạy
vào các bài Ôn tập sau phần luyện đọc, luyện viết (tiết 2) là phần kể chuyện theo
tranh nhằm giúp cho nội dung học tập thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn,
tên truyện gắn với những âm, vần học sinh đã học. Sau khi nghe giáo viên kể
mẫu học sinh chủ yếu nhìn tranh minh họa trong sách giáo khoa để kể lại câu
chuyện có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Thời gian giành cho kể chuyện từ
10 đến 15 phút.
*Giai đoạn Luyện tập thực hành: Kể chuyện trong phần Luyện tập tổng hợp,
cuối mỗi tuần học(Từ tuần 25 đến tuần 34).Ở giai đoạn này, phân môn kể
chuyện được tách riêng thành một tiết học. Nội dung câu chuyện dài hơn, chi tiết
hơn, thời gian thực hành kể chuyện cũng dài hơn nhằm phát triển khả năng sáng
tạo của học sinh. Vì giai đoạn này học sinh đã đọc được văn bản ngắn. Mỗi câu
chuyện được gắn với từng chủ đề trong tuần và cứ mỗi tuần một chủ đề (Nhà
trường - Gia đình - Thiên nhiên, Đất nước) và sau hai tuần lại lặp lại chủ đề đó.
2.3.2. Tăng cường khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

2.3.2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
a.Đọc truyện, tìm hiểu thâm nhập truyện.
Để có thể kể được truyện, kể có nghệ thuật, hấp dẫn, hơn ai hết, tôi hiểu:
Trước tiên, giáo viên phải thuộc truyện, nắm vững tình tiết, cốt truyện, hiểu cặn
kẽ nội dung, ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện. Lúc đầu, tôi đọc thầm toàn bộ
truyện kể cả phần hướng dẫn ở sách giáo viên. Sau đó, tôi đọc to thành tiếng có
kết hợp ngữ điệu phù hợp để tìm giọng điệu chuẩn vì khi phát âm vang bên tai,
tôi mới có thể nuôi cấy truyện kể đó trong kí ức của mình và giúp tôi tự kiểm tra
khả năng nghệ thuật phát âm thực tế, để tôi biểu hiện được sắc thái ngôn ngữ
của các nhân vật khác nhau, ngôn ngữ đối thoại theo tâm trạng nhân vật.
5


Khi đọc truyện, tôi chú ý dừng ở những chỗ cần thiết để tìm hiểu rõ từng
tình tiết, từ ngữ của truyện. Tôi lược ghi ra nháp những tình tiết chính để ghi
nhớ. Cũng trong quá trình đọc truyện, tôi tìm hiểu những chú giải về từ ngữ, địa
danh, tên nhân vật, ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện. Phần ý nghĩa toát ra trực
tiếp từ cốt truyện, còn phần tổng kết rút ra bài học có tính chất nâng cao, khái
quát hơn.
b.Tập kể chuyện
Đọc và thâm nhập truyện là bước đầu làm quen với truyện kể. Như vậy là
tôi mới thuộc nội dung truyện và văn bản truyện. Tôi đã tập kể một mình đó là
quá trình tập kể chuyển ngôn ngữ từ văn bản in ấn sang ngôn ngữ của bản thân
mình. Tôi tập kể theo nhiều cách thể nghiệm khác nhau sao cho bộc lộ được tâm
lí nhân vật trong truyện một cách sâu sắc nhất. Tôi đã thoát li sách để kể bằng
ngôn ngữ, bằng giọng điệu hàng ngày của mình, tất nhiên là có cách điệu hoá đi
một chút nhưng tôi không biến mình thành người biểu diễn nghệ thuật và tiết kể
chuyện không phải là tiết xem nghệ thuật nên việc tập kể chuyện chỉ dừng ở
mức: Kể có nghệ thuật diễn cảm, kể rành mạch các tình tiết, ngôn ngữ trong
sáng, dễ hiểu. Kể lại được toàn bộ truyện nghĩa là giáo viên đã thuộc truyện đó

cũng là cơ sở để người tôi chủ động trong tiết lên lớp. Khi đã kể lại được truyện,
tôi chú trọng luyện kể kết hợp hài hòa giữa ánh mắt với động tác, cử chỉ, điệu
bộ. Ánh mắt của người kể có vai trò rất quan trọng trong kể chuyện, nó là yếu tố
cơ bản để làm cho người kể tạo dựng được câu chuyện có hồn. Nếu biết kết hợp
hài hòa giữa ánh mắt với động tác, điệu bộ, cử chỉ thì câu chuyện mới sinh động,
mới thu hút được học sinh. Muốn làm được điều này đòi hỏi người kể phải nhập
vai, hòa mình vào câu chuyện. Vì vậy, người kể phải hiểu rõ tâm trạng vui buồn,
hay tức giận động tác cho phù hợp với ngôn ngữ kể chuyện đó là biện pháp sư
phạm có hiệu quả.
Ví dụ: Tôi sẽ không bắt chước tiếng cười, tiếng khóc, tiếng chó sủa, tiếng
gà gáy một cách dễ dãi hay tự nhiên chủ nghĩa bởi nó sẽ gây ra hiện tượng cười
đùa vô nguyên tắc.Vì tôi hiểu người giáo viên dù kể bất kì truyện nào cũng nên
biết mình chỉ là người kể chứ không phải là người trực tiếp ở trong truyện đó.
c.Xác định rõ mục tiêu tiết kể chuyện.
Mục tiêu mỗi bài học kể chuyện phải đảm bảo ba mặt: Kiến thức, kĩ năng,
thái độ. Trong đó, chú trọng mục tiêu rèn luyện kĩ năng thực hành nghe và nói,
rèn luyện khả năng tư duy, phát triển khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong
phú.
Mục tiêu của bài học phải được xác định rõ ràng, phù hợp với trình độ
học sinh. Nghĩa là làm sao để sau khi nghe giáo viên kể chuyện, học sinh nhớ lại
được nội dung chính của câu chuyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ truyện,
trong giờ kể chuyện đảm bảo tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều được
thực hành và có những em kể được thật hay, hấp dẫn câu chuyện vừa học.
Ví dụ: Mục tiêu tiết học bài “Thỏ và Sư tử”.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể.
- Giáo dục học sinh yêu quý và bảo vệ những con vật có xung quanh mình.
6


Ví dụ: Mục tiêu tiết học bài “Bông hoa cúc trắng”

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.(Học
sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh).
- Hiểu nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm
động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
d.Chuẩn bị đồ dùng trực quan:
Đồ dùng trực quan là một đồ dùng dạy học không thể thiếu được để
hướng dẫn học sinh thực hành kể chuyện. Vì học sinh Tiểu học nói chung và học
sinh lớp 1 còn nhỏ nên nhận thức của các em đi từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng. Do đó, việc hướng dẫn học sinh kể được câu chuyện thông qua
trực quan cụ thể là rất cần thiết. Đồ dùng trực quan đóng một vai trò vô cùng
quan trọng, có tác dụng đối với kết quả giờ học cũng như tác động lớn đến tư
duy nhận thức của học sinh để thể hiện nội dung câu chuyện, kích thích sự suy
nghĩ, sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy mà đồ dùng dạy học phải đẹp, phù hợp
với nội dung bài học, đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ và mang tính giáo dục cao.
Mỗi dạng bài kể chuyện tôi sử dụng đồ dùng khác nhau. Khi dạy kể
chuyện ở các bài Ôn tập học vần trong phần Luyện nói đa số tôi dùng tranh
minh họa các đoạn của truyện. Còn đối với dạng kể chuyện trong phần Luyện
tập tổng hợp, cuối mỗi tuần học tôi phân loại các bài để sử dụng các đồ dùng
trực quan khác nhau phù hợp với dạng bài dạy. Tôi phân loại các loại đồ dùng
dạy học cho từng dạng kể chuyện,từng câu chuyện như sau:
+Tranh minh hoạ các đoạn của câu chuyện
.Loại thứ nhất tranh phẳng: đây là các tranh hiện nay đã được cấp trên
trang bị đầy đủ với kích thước đủ lớn để tất cả học sinh trong lớp đều có thể
nhìn thấy với màu sắc rực rỡ, kích thích sự háo hức, tò mò ở trẻ. Hơn nữa chất
liệu tranh dày, cứng, bóng, đảm bảo tính thẩm mĩ cao.
.Loại thứ hai tranh nổi: là tranh phẳng được cắt ở những điểm thật khéo
léo để có thể dựng lên như một sân khấu nhỏ nhằm thể hiện rõ từng nhân vật
trong truyện giúp các em hình dung một cách trực quan hơn.
.Loại thứ ba là tranh động: Đối với học sinh lớp 1, mỗi câu chuyện đều
có sức hấp dẫn các em. Các bức tranh minh hoạ cho từng đoạn truyện đã lôi

cuốn rồi nhưng khi các nhân vật trong tranh lại còn hoạt động được thì các em
lại càng ngạc nhiên, thích thú. Đây chính là cách kích thích rất lớn đến niềm
hứng thú của các em và đặc biệt để lại ấn tượng sâu đậm trong các em về nội
dung câu chuyện. Vì vậy, nếu có câu chuyện nào có thể làm tranh động được thì
tôi đều tìm cách thể hiện.
Ví dụ: Câu chuyện “Tre ngà”, tôi chuẩn bị tranh động cho các chi tiết: Chú bé
Gióng lên ba vươn vai thành tráng sĩ, chi tiết: Gióng nhổ tre bên đường, chi tiết
ngựa và Gióng bay về trời.
Hoặc câu chuyện “Cây khế”, các chi tiết có thể “động” được là: Chim bổ
quả khế ăn, cánh chim vẫy vẫy, chim bay trên biển chở người em đi lấy vàng,
chim hất người anh cùng túi vàng rơi xuống biển.
+Đồ dùng hoá trang:
7


Đồ dùng hóa trang là những phục trang minh hoạ cho các nhân vật trong
câu chuyện, là đồ dùng không thể thiếu trong phần hướng dẫn học sinh kể toàn
bộ truyện. Đặc biệt là trong phần hướng dẫn học sinh kể theo cách phân vai.
Ví dụ: Câu chuyện “Rùa và Thỏ”, tôi chuẩn bị mặt nạ (hoặc mũ) Rùa và Thỏ
Câu chuyện “Trí khôn”, tôi chuẩn bị mặt nạ (hoặc mũ) Trâu, Hổ, một chiếc
khăn để quấn đầu khi đóng vai bác nông dân.
Với bài: “Bông hoa cúc trắng”, phục trang chuẩn bị là: khăn, quần áo đóng
vai bà mẹ; gậy, râu trắng, quần áo đóng vai cụ già.
Hoặc với bài:“Con Rồng cháu Tiên”để giúp học sinh hình dung ra trang phục
của những con người ngày xưa là tổ tiên của người Việt chúng ta, tôi chuẩn bị:
quần áo,vòng đội đầu có lông chim hạc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
+Vật thật:
Đối với những câu chuyện có thể sử dụng vật thật tôi đều chuẩn bị. Vật
thật dùng để minh hoạ, giải nghĩa cho học sinh hiểu những chi tiết, từ ngữ khó
của câu chuyện. Hơn nữa, nó mang ý nghĩa trực quan rất tốt nhằm gây ấn tượng

mạnh cho học sinh
Ví dụ: Với bài: “Bông hoa cúc trắng”, tôi chuẩn bị một bông hoa cúc trắng đại
đoá để minh hoạ cho chi tiết: Hoa cúc là loài hoa có rất nhiều cánh, mỗi cánh
hoa sẽ là một ngày mẹ cô bé được sống thêm. Cô bé mong mẹ được sống dài và
lâu hơn nữa.
+Ảnh chụp:
Có những câu chuyện mà sử dụng vật thật là rất khó nên tôi sử dụng ảnh
chụp. Đây cũng là một trực quan cụ thể có tác dụng đối với các em.
Ví dụ: Với bài: “Trí khôn”, tôi chuẩn bị bức ảnh chụp một con Hổ và một con
Trâu để học sinh quan sát nhằm dẫn dắt các em vào câu chuyện.
+Bảng phụ, thẻ từ:
Đây cũng là đồ dùng được sử dụng thường xuyên trong các tiết học kể
chuyện song khi sử dụng bảng từ tôi ghi sẵn các câu hỏi dưới mỗi tranh hoặc ghi
“Tiêu chí đánh giá” khi học sinh kể chuyện hoặc ghi nội dung mỗi đoạn của câu
chuyện, ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện.
e.Chuẩn bị dự định trước về phân vai, soạn kịch bản
+Về phân vai:
Khi kể những câu chuyện có nhiều nhân vật cần phân vai kể tôi để cho
học sinh tự chọn các vai mà mình yêu thích. Sau đó cho các em thảo luận nhóm
rồi chủ động nhận vai để tập dượt. Như vậy, các em sẽ hào hứng và đóng tốt vai
của mình. Giáo viên cũng có thể chủ động chọn một nhóm học sinh khá, giỏi,
giao vai cụ thể cho từng em. Song khi phân vai tôi phải lựa chọn tính cách,
giọng nói, đặc điểm ngoại hình … của em mà phân vai cho phù hợp.
Ví dụ: Bài “Bông cúc trắng”
Phân vai nhân vật: Người dẫn chuyện: Một em sắm vai Cụ già: 1em nam
(nữ) sắm vai em bé:
+ Về soạn kịch bản
8



Khi xây dựng kịch bản cho phân vai để kể chuyện học sinh phải biết được
câu chuyện đó có mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào, ngoài ra còn phải có
người dẫn chuyện, cần phải phân định rõ lời dẫn chuyện và lời thoại. Lời thoại
cần ngắn gọn, đủ ý, tránh rườm rà để học sinh mau thuộc, dễ nhớ. Từ ngữ trong
lời thoại cần phù hợp với không gian, thời gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
Trong kịch bản tôi gợi ý cụ thể từng cử chỉ điệu bộ và ngữ điệu để học sinh dễ
hình dung vai mình sẽ đóng.
Ví dụ: Xây dựng kịch bản với nội dung câu chuyện “Dê đen nghe lời mẹ”
Nhân vật:
Một em sắm vai sói, Một em nữ sắm vai dê mẹ
Năm em vừa nữ vừa nam sắm vai dê con
Một em dẫn chuyện
Cảnh 1: Người dẫn chuyện: Dê con nghe lời mẹ với sự tham gia của các
bạn...xin bắt đầu.
- Người dẫn chuyện: sắp đi kiếm cỏ Dê mẹ dặn các con.
- Dê mẹ: Các con ơi! Nhanh lại đây mẹ dặn.
- Dê con: Chạy lại vây quanh Dê mẹ.
- Dê mẹ: Mẹ đi vắng, các con đóng chặt cửa. Ai gọi các con không được
mở nghe chưa?
- Dê con: Dạ! Chúng con nghe rồi ạ!
- Người dẫn chuyện: Khi trở về, Dê mẹ gõ cửa và cất tiếng hát:
- Dê mẹ: Cốc! Cốc! Cốc! (gõ cửa). Các con ngoan ngoãn....
- Dê con: Mở cửa để mẹ vào cho các con bú.
- Dê mẹ: Dê mẹ lại ra đi.
Cảnh 2: Người dẫn chuyện: Có một chú Sói đứng rình nghe trộm và học thuộc
lời bài hát. Dê mẹ, vừa bước đi. Sói rón rén đến trước cửa, gõ cửa vừa hát:
- Sói: Các con ngoan ngoãn (Giọng ồm ồm)..............
- Dê con: Lắng nghe tiếng hát và nói với nhau không phải tiếng hát của
mẹ mình nên không mở cửa.
- Sói: Chờ mãi không thấy mở, Sói đành bỏ đi.

Cảnh 3: Người dẫn chuyện: Dê mẹ về gõ cửa và hát:............
2.3.2.2 Chuẩn bị của học sinh
Một tiết học không thể thành công được nếu không có sự chuẩn bị bài của
học sinh. Với phân môn kể chuyện thì nó đặc biệt cần thiết và càng đặc biệt hơn
vì câu chuyện chỉ có ở trong sách giáo viên vì thế mà trước mỗi bài học, tôi đều
yêu cầu các em chuẩn bị những nội dung cụ thể như: Xem trước tranh vẽ của
mỗi câu chuyện, kết hợp tìm hiểu qua các câu hỏi gợi ý (nếu có), phỏng đoán
diễn biến câu chuyện đây là điều rất cần thiết cho việc học kể chuyện của các
em. Có như vậy, các em mới biết được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Khi được
quan sát kĩ các bức tranh và đọc kĩ các câu hỏi gợi ý dưới tranh để xem mỗi bức
tranh “nói” gì, mới biết được các nhân vật hành động ra sao? Diễn biến câu
chuyện như thế nào? Để sau khi nghe tôi kể mẫu các em tiếp thu kể lại câu
9


chuyện một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng và tìm hiểu được nội dung, ý nghĩa
câu chuyện.
Đối với những câu chuyện cần đạo cụ, trang phục tôi yêu cầu các em
chuẩn bị cùng với tôi như: những bông hoa bằng giấy, khăn, gậy của ông bụt, áo
bà cụ, vẽ mặt nạ hổ, sói, thỏ… phục vụ cho giờ kể chuyện, học sinh cũng rất hào
hứng chuẩn bị. Với học sinh lớp 1, khâu chuẩn bị này tự các em chưa làm được
nhưng nếu có thể tôi cũng đều giao cho các em bởi nếu tự tay làm được và thỏa
sức trang trí cho dụng cụ của mình thì các em sẽ rất thích thú, nâng niu sản
phẩm của mình và để lại trong các em những ấn tượng sâu sắc.
Ví dụ: Câu chuyện “Trí khôn”, trước khi dạy, tôi cho các em tự chuẩn bị
mặt nạ (hoặc mũ) của nhân vật nào mà các em yêu thích (Trâu, Hổ) hoặc chuẩn
bị khăn của bác nông dân….
Qua việc chuẩn bị chu đáo cho tiết học, tôi thấy hiệu quả đem lại trong
mỗi tiết học rõ ràng như học trò có hứng thú hơn trong học tập, các em có ý thức
và học tập sôi nổi, chủ động hơn trong tiết học, tiếp thu bài tốt hơn. Qua mỗi câu

chuyện các em rút ra những bài học cho bản thân mình để trở thành con ngoan
trò giỏi.
2.3.3 .Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình dạy từng dạng bài trong giờ
kể chuyện.
2.3.3.1.Kể chuyện ở trong các bài Ôn tập của tiết Học vần trong phần Luyện
nói.
Dạng này được học từ tuần 2 đến tuần 24 ở các bài ôn tập phần vần, sau
phần luyện đọc, luyện viết là phần kể chuyện theo tranh. Tên truyện gắn với
những âm, vần học sinh đã học từ tuần 2 đến tuần 24. Dù thời gian dành cho kể
chuyện ngắn (khoảng 10- 15 phút) thì giờ kể chuyện phải đủ quy trình, đặc biệt
là phải tạo ra sự tò mò và hứng thú ngay từ đầu vì thế tôi lần lượt thực hiện theo
quy trình sau:
a. Giới thiệu câu chuyện kể:
Vì thời gian ngắn nên sau khi tôi viết tên câu chuyện kể lên bảng sau đó
yêu cầu học sinh nhắc lại tên câu chuyện và tôi dẫn dắt luôn vào phần giới thiệu
bài một cách ngắn gọn, cô đọng nhất. Giới thiệu câu chuyện một cách khéo léo,
tài tình trong từng câu chữ nhằm tạo hứng thú, kích thích trí tò mò, muốn khám
phá nội dung câu chuyện ngay từ phút đầu tiên ở các em. Có nhiều cách giới
thiệu bài như qua tranh vẽ, qua lời dẫn dắt của giáo viên …
+Ví dụ: Truyện “Thỏ và Sư tử” tôi đã giới thiệu truyện như sau:Tôi treo hai bức
ảnh chụp về con Thỏ và Sư tử cho học sinh quan sát rồi hỏi: Các em có biết đây
là những con vật gì? (Học sinh chỉ tranh và nêu tên con vật: Thỏ và Sư tử).
Mở lời dẫn chuyện, tôi nói: Thỏ là con vật nhỏ bé. Sư tử là con vật to lớn
và hung dữ. Nhờ thông minh và mưu trí, Thỏ đã thắng Sư tử bằng cách nào và
cứu được muôn loài trong rừng không phải nộp mạng cho Sư tử ra sao. Chúng ta
cùng lắng nghe cô kể chuyện nhé.
b. Giáo viên kể chuyện
10



- Giáo viên kể mẫu lần 1: Ở phần này, tôi sử dụng lời kể ngắn gọn, đơn
giản, kết hợp hài hoà với các yếu tố ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh
mắt…) để diễn đạt lại một cách sáng tạo và truyền cảm nội dung câu chuyện.
Hoạt động kể chuyện đòi hỏi người kể vừa phải đảm bảo tính chính xác của cốt
truyện vừa phải thể hiện sự sáng tạo trong lời nói của bản thân người kể. Đặc
biệt là chú trọng tới việc xác lập kĩ thuật kể chuyện diễn cảm của một văn bản
được xác lập dựa trên ba phương diện cơ bản sau:
+Giọng kể: vui hay buồn, hào hùng hay êm ả…
+Nhịp điệu: nhanh hay chậm, dồn dập, gấp gáp hay hiền hoà, khoan thai…
+Ngắt giọng tâm lí: ngắt giọng (dù không có dấu câu) với chú ý gây ấn tượng.
Ngoài ra, biết thêm bớt hợp lí một số từ ngữ vào văn bản truyện vốn cô
đọng, hàm xúc sẽ làm cho lời kể thêm sinh động, hấp dẫn.
Ví dụ: Bài “Sói và Cừu”
+ Lời người dẫn chuyện: Lúc đầu kể thong thả ở đoạn đầu, nhanh đoạn hai và
chậm rãi ở đoạn ba.
+Giọng Cáo: chủ quan, kiêu căng
+Giọng Cừu: Bình tĩnh, nhanh trí, khôn ngoan.
Ví dụ: Bài “Gà trống khôn ngoan”
+ Lời người dẫn chuyện: Giọng vui, dí dỏm.
+Giọng Cáo: Giả giọng thân thiện rồi sợ hãi.
+Giọng Gà Trống: Ngọt ngào, thông minh, hù dọa.
Khi kể mẫu lần 1, tôi yêu cầu giáo viên nên thêm từ ngữ vào văn bản truyện
làm cho câu chuyện thêm sinh động và hấp dẫn nhưng không làm thay đổi nội
dung ý nghĩa câu chuyện.
Ví dụ: Chi tiết chú bé Gióng xin được đi đánh giặc:
Nguyên văn
Giáo viên kể
“Có một em bé lên ba tuổi Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
vẫn chưa biết cười nói. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ
Bỗng một hôm có người giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé

rao: Vua đang cần người đi nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ
đánh giặc. Chú bé liền bảo giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu
với người nhà ra mời sứ vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và
giả vào, rồi chú nhận lời đi một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
đánh giặc.”
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về
tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp
những vật chú bé dặn.
Hay như chi tiết chú bé bỗng lớn nhanh như thổi:
Nguyên văn
Giáo viên kể
Từ đó chú bỗng lớn nhanh Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn
như thổi
nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo
vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm
ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử
phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui
11


lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng
mong chú giết giặc, cứu nước.
- Giáo viên kể lần 2:
Ở lần kể thứ hai, cần kết hợp sử dụng tranh kể từng đoạn của câu chuyện.
Để dẫn dắt học sinh theo dõi trình tự, diễn biến câu chuyện từ tranh nọ sang
tranh kia tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn học sinh, tôi đặt ra những câu hỏi tu từ nhằm
chuyển ý như sau:
+ Sau khi kể xong đoạn 1 (theo tranh 1) để chuyển tiếp sang đoạn 2 (theo
tranh 2), tôi hỏi:
- Điều gì xảy ra với cậu bé lên ba tuổi khi có người rao vua cần người

đánh giặc. Chúng ta cùng tiếp tục theo dõi tiếp bức tranh thứ hai nhé.
Giáo viên treo tranh 2 và kể đoạn 2, tôi đặt câu hỏi chuyển ý: Từ đó chú
bé lớn nhanh như thế nào chúng ta cùng theo dõi sang bức tranh thứ ba nhé.
Tương tự với cách hởi tu từ gợi mở tranh tiếp theo khi chuyển ý với các
tranh còn lại của câu chuyện.Với cách kể mẫu như vậy, tôi thấy tất cả học sinh
trong lớp đều rất háo hức nghe và chờ đón diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
c.Học sinh kể chuyện
Khi hướng dẫn học sinh kể chuyện tôi thường lưu ý luôn khuyến khích,
động viên, hướng dẫn học sinh kể chuyện. Tác phong của giáo viên là yếu tố
quan trọng trong việc tiếp xúc tổ chức học tập và truyền thụ kiến thức cho học
sinh. Tôi luôn gần gũi, nhẹ nhàng và trực tiếp theo dõi, giúp đỡ theo dõi các em
với thái độ niềm nở vì trong mỗi tiết kể chuyện thường có không ít em có thói
quen rụt rè, ngại nói sẽ nói nhỏ và ấp a ấp úng, diễn đạt kém. Nhưng nếu lúc này
nếu tôi có nét mặt nhăn nhó, khó chịu thì lại càng cho các em rụt rè hơn và thậm
chí còn hoảng sợ không nhớ đến nội dung chuyện và lần sau sẽ không dám nữa.
Nếu khi kể chuyện nối tiếp đoạn trong nhóm những học sinh trung bình không
nhớ được nội dung thì tôi nhẹ nhàng gợi mở cho học sinh những câu hỏi gợi ý,
dặn dò học sinh về nhà đọc kĩ bài và tìm hiểu tính cách của từng nhân vật để
chuẩn bị cho tiết học kể chuyện.
Sau khi kể chuyện lần 2, tôi hướng dẫn học sinh kể chuyện:
Các em quan sát các tranh trong sách giáo khoa để các em nhớ cốt truyện,
không bỏ qua tình tiết cơ bản, khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo của các em,
nhằm gợi mở, dẫn dắt để các em kể lại được câu chuyện, chú ý luyện cách diễn
đạt: phát âm tốt, lời nói gọn gàng, dùng từ chính xác. Công việc đó, tôi dã thực
hiện đúng theo trình tự sau:
- Học sinh kể chuyện theo từng đoạn kết hợp với tranh minh họa truyện.
Ví dụ: Học sinh kể từng đoạn trong truyện “Tre ngà”.Tôi treo toàn bộ tranh thể
hiện đầy đủ nội dung câu chuyện. Sau đó, tôi chia lớp làm 6 nhóm (2 bàn là một
nhóm) học tập, tiếp theo tôi giao việc cho học sinh thảo luận nhóm nội dung câu
chuyện dưới mỗi tranh minh họa, học sinh thảo luận. Sau thời gian thảo luận, tôi

yêu cầu các nhóm lần lươt kể lại truyện theo gợi ý của giáo viên từ đầu đến hết
câu chuyện. Kể xong tôi nhận xét, tuyên dương và khuyến khích các em kể toàn
12


b cõu chuyn v bc cui cựng tụi hng dn hc sinh rỳt ra ý ngha cõu
chuyn.
Trong gi k chuyn, vic hng dn hc sinh k chuyn ó quan trng
thỡ vic giỳp hc sinh hiu ý ngha ca cõu chuyn cng khụng kộm phn quan
trng. Vỡ hc sinh cú hiu ý ngha cõu chuyn thỡ gi k chuyn mi hon thnh
nhim v nõng cao hiu bit, gúp phn hỡnh thnh nhõn cỏch con ngi mi.
Vic phõn tớch ý ngha cõu chuyn cn th hin khộo lộo. Tụi t cõu hi d
hiu, giỳp hc sinh tr li c d dng, i sõu vo ni dung chớnh ca cõu
chuyn, rỳt ra bi hc nh nhng m gn gi vi cỏch suy ngh c th ca tr.
Nờn cú nhng cõu hi gn vi thc t cỏc em cú th liờn h vi bn thõn
nhm giỏo dc tr theo hng tớch cc.
Vớ d: Truyn Tre Ng. Trong cõu chuyn ny em thớch nhõn vt no?
Vỡ sao?(Thỏnh Giúng vỡ Thỏnh Giúng ó ỏnh ui c quõn gic...)
Tụi cht li ý ngha chuyn: Tinh thn yờu nc v truyn thng ỏnh
gic cu nc ca nhõn dõn ta.
- Sau ú tụi liờn h:+ Nhõn vt Thỏnh Giúng cú yờu nc khụng? (Cú,...)
+ Em hc tp c gỡ qua nhõn vt Thỏnh Giúng? (Lũng yờu nc, tinh
thn ỏnh ui gic ngoi xõm.)
2.3.3.2 K chuyn trong phn Luyn tp tng hp, cui mi tun hc.
i vi dng bi k chuyn trong phn Luyn tp tng hp tụi t chc
dy theo hng phỏt huy tớnh tớch cc ch ng sỏng to ca hc sinh bt u
dy t tun 25 n tun 34. õy l dng c bn ca tit k chuyn vỡ nú c b
trớ, sp xp vi thi gian ca mt tit hc, giỏo viờn v hc sinh khụng
nhng nm c ct truyn m cũn phỏt trin c k nng k chuyn tin ti
k chuyn hay v hp dn. Khỏc vi giai on k chuyn trong phn Hc vn

ni dung cõu chuyn ngn gn, ớt li thoi ch mang tớnh cht k (ch yu l ct
truyn) thỡ giai on k chuyn trong phn Luyn tp tng hp yờu cu k
chuyn ca giỏo viờn v hc sinh mc cao hn vỡ hc sinh ó c c
thnh tho cỏc cõu hi gi ý di mi tranh. Giai on ny ni dung cõu chuyn
di hn, mi tranh cú nhiu tỡnh tit hn do ú yờu cu hc sinh phi tng
tng phỏt hin cỏc tỡnh tit di mi tranh mt cỏch c th, sinh ng, hp dn
hn,cỏc em phi khai thỏc ni dung mt cỏc chi tit, trit .
* Vớ d hng dn hc sinh k tng on cõu chuyn theo tranh trong bi
Nim vui bt ng (Trang 99 SGK TV1 - tp 2)

Tụi hng dn hc sinh quan sỏt tranh 2 phúng to Sỏch giỏo khoa treo
lờn bng v yờu cu hc sinh nờu li cõu hi gi ý di tranh 2. Vỡ cõu hi di
tranh theo tụi l rt khú tr li i vi hc sinh lp1 (iu bt ng gỡ sy ra?).
Vỡ th, khi dy, tụi ó chia ra thnh nhng cõu hi nh nh sau:
- Khi cụ giỏo ang lỳng tỳng trc cng Ph Ch tch thỡ ai ó ra mi cụ
giỏo v cỏc chỏu vo thm nh Bỏc?
13
ẹieu baỏt ngụứ gỡ xaỷy ra ?


- Các cháu đã nhìn thấy ai đang đứng đón trong cổng Phủ Chủ Tịch?
- Khi thấy Bác Hồ, các cháu đã làm gì ?
Đại diện 2 hoặc 3 em lên kể chuyện trước lớp.
Sau đó tôi hướng dẫn các em cách nhận xét bạn kể chuyện: Bạn kể đã
đúng nội dung đoạn truyện chưa? Bạn đã khai thác hết nội dung tranh chưa? Bạn
kể đã hay chưa? Nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động… có phù hợp vói nội dung
đoạn truyện hay không ? Sau mỗi lần các em kể tôi đều khen ngợi, động viên tất
cả các em đã mạnh dạn lên kể dù các em kể thành công hay chưa để kích thích
sự thi đua giữa các em trong các lần kể.
Tiếp theo tranh 3: Tiến hành như tranh 2 tôi cũng đưa ra một số câu hỏi

gợi ý:
+ Bác Hồ đã nói gì với các cháu?
+ Các cháu trả lời Bác ra sao?
+ Các cháu đã được Bác dẫn đi thăm những gì?...........................
Với các tranh còn lại tôi cũng tiến hành tương tự như trên.Sau khi cho các
em thi kể hết cả 3 đoạn của câu chuyện, để mở rộng, tôi cho các em xem một số
đoạn phim tư liệu (lấy từ Đài truyền hình Việt Nam hoặc trên mạng Internet)
một số hình ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi: Bác Hồ ôm hôn, bế, chia kẹo….cho
các cháu thiếu nhi.
(Một số hình ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu nhi)
Việc đưa các đoạn phim, một số hình ảnh tư liệu như vậy vào tiết học vừa
giúp các em hứng thú, vừa giúp các em khắc sâu về tình cảm của Bác Hồ đối với
các cháu thiếu nhi và ngược lại.
Với cách dạy như trên, tôi thấy học sinh rất nhớ các tình tiết của từng
đoạn truyện. Đặc biệt là các em rất nhớ lời thoại của các nhân vật. Nhờ có sự
hướng dẫn, sửa chữa trong từng chi tiết nhỏ như: lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành
động của từng nhân vật mà các em dễ dàng kể được đoạn truyện mà tôi yêu cầu
một cách tự nhiên và thoải mái. Trên cơ sở đó, khi chuyển tiếp sang phần kể cả
câu chuyện, nhiều em nhập vai và kể rất tốt.
* Tiếp theo phần kể từng đoạn theo tranh tôi hướng dẫn học sinh kể toàn
bộ câu chuyện( HS lần lượt dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện)

3

4

14


Hướng dẫn cá nhân kể chuyện:


Ở phần này, tôi thường gọi 2 học sinh (khá, giỏi) lên kể lại toàn bộ câu
chuyện.
+ Dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Không nhìn tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện có thể hiện cử chỉ, điệu bộ,
hành động sao cho phù hợp vói nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật.
Sau đó, tôi cùng học sinh nhận xét, tuyên dương các bạn kể.
- Hướng dẫn học sinh cùng tham gia đóng vai kể chuyện.
Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi học kể chuyện,
tôi đã tổ chức cho các em tham gia các trò chơi như: kể chuyện tiếp sức (theo
đoạn), kể truyện phân vai, đóng vai, dựng hoạt cảnh… nhằm thay đổi các hình
thức hợp tác thực hiện một nhiệm vụ học tập ở mỗi tiết học để tạo sự hấp dẫn.
Ví dụ : Bài “ Cô bé trùm khăn đỏ” (Trang 63- SGK TV1 - tập 2)
Trước hết, tôi khuyến khích học sinh nhận vai mà mình thích, vì có thích,
các em mới nhập vai tốt và kể mới tự nhiên. Sau đó, học sinh nhận phục trang
để sắm vai: mặt nạ Sói (hoặc mũ Sói ), một khẩu súng (giả), một con dao (giả),
quần áo, mũ cho bác thợ săn, một chiếc khăn trùm màu đỏ, một chiếc giỏ đựng
bánh cho cô bé, một chiếc kính và quần áo cho bà.
Khi cho học sinh thực hành kể, tôi tăng dần yêu cầu với mỗi nhóm:
+ Lần thứ nhất: Tôi là người dẫn chuyện, học sinh 1 vai Sói, học sinh 2
vai cô bé, học sinh 3 vai bà ngoại cô bé, học sinh 4 vai bác thợ săn. Các học sinh
có thể nhìn tranh và câu hỏi gợi ý để kể cho đúng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành
động của các nhân vật.
+ Lần thứ hai: Tôi tăng dần mức độ khó: học sinh 1 vai người dẫn truyện,
học sinh 2 vai Sói, học sinh 3 vai cô bé, học sinh 4 vai bà ngoại cô bé, học sinh
5 vai bác thợ săn. Người dẫn truyện giới thiệu câu chuyện, các học sinh lần lượt
giới thiệu vai của mình. Tất cả phải kể thoát li tranh, thực sự nhập vai các nhân
vật trong truyện.
Thực hiện như thế này, các nhóm học sinh nhớ câu chuyện đến từng chi
tiết. Hơn nữa, các em thể hiện các tình tiết, nhiệm vụ của mình rất thành công.

*Cuối cùng tôi hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa, bài học, liên hệ
thực tế của câu chuyện vừa kể.
Ngoài việc giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, tôi còn định
hướng hoặc lựa chọn cho mình những cách giải quyết các tình huống khác với
cách giải quyết của nhân vật trong câu chuyện. Những cách giải quyết tình
huống của các em thường gắn liền với đời sống thực tế, góp phần hoàn thiện
nhân cách của các em.
2.3.4.Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và Ứng dụng công nghệ thông
tin vào bài giảng :
15


Chúng ta biết rằng, vốn sống, vốn hiểu biết, vốn từ ngữ của học sinh tiểu
học còn hạn chế. Các tiết kể chuyện mà học sinh được học có tác dụng mở rộng
tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và
nhân cách cho học sinh. Việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ có tác dụng minh
họa cho lời giới thiệu, lời giảng, giải thích cho học sinh các nội dung khi học
sinh lớp 1 làm quen với phân môn kể chuyện. Không những các tiết kể chuyện,
hoặc kịch, hay các văn bản thơ, văn bản khoa học, văn bản miêu tả, đều rất cần
đến tranh ảnh minh họa, học sinh sẽ hứng thú hơn và kể lại câu chuyện một
cách trình tự hơn hiểu nội dung, ý nghĩa truyện tốt hơn.Tuy nhiên trong khi dạy
kể chuyện tùy vào nội dung từng bài mà giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức
dạy học cho phù hợp, lựa chọn việc sử dụng đồ dùng dạy học để hiệu quả giờ
dạy cao hơn. Để giúp học sinh hiểu bài và gây hứng thú khi học, giáo viên cần
lựa chọn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ lên lớp.
Ví dụ: Khi kể cho học sinh nghe đoạn truyện Tre ngà đến phần nêu ý nghĩa
nội dung truyện tôi cho học sinh quan sát hình ảnh trên màn hình để học sinh
Thấy được Thực ra Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói
năng chi nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời nói yêu nước; còn đang nằm
ngửa mà đòi có áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc! Hình ảnh Gióng nhổ

tre ven đường, hình ảnh ngựa hí vang đưa gióng về trời, đã nói lên truyền thống
đánh giặc cứu nước của trẻ nước Nam.

Từ các hình ảnh trên, giáo viên kết hợp củng cố bằng lời để học sinh nắm và
ghi nhớ ý nghĩa câu chuyện một cách sâu sắc bằng hình thức mở rộng
như:Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử. Nhân vật thánh Gióng không
phải là một người bằng xương bằng thịt. Đó là một hình tượng nghệ thuật do
nhân dân ta tưởng tượng ra, là sự kết tinh của một truyền thống vừa dựng nước
vừa đấu tranh giữ nước từ thời các vua Hùng. Nó thể hiện một ước mơ của nhân
16


dân ta về một sức mạnh phi thường, để có thể chống lại mọi kẻ thù xâm lược.
Đồng thời cũng nói lên tình cảm yêu quý, trân trọng của nhân dân đối với những
người con anh hùng đã có công với dân với nước.
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạt các hình
thức tổ chức trong giờ kể chuyện, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Tham gia học bồi dưỡng thường xuyên một cách nghiêm túc có hiệu quả. Trong
giờ học, thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan và sử dụng một cách hiệu quả
tối ưu nhất. Song khi sử dụng đồ dùng tránh lạm dụng, phải sử dụng đúng lúc,
đúng chỗ, để làm nổi bật những nội dung cần thiết.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin- thiết kế bài giảng điện tử, sử
dụng máy chiếu cũng là một trực quan giảng đạt hiệu quả cao song cần sử dụng
một cách hợp lí, khai thác chúng một cách hài hòa, tránh sử dụng không đúng
nội dung làm ảnh hưởng xa rời bài giảng.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến
Phân môn kể chuyện góp phần hình thành nhân cách, đem lại cảm xúc,
thẩm mĩ lành mạnh, đem lại niềm vui cho các em suốt năm học. Kể chuyện góp
phần làm cho tâm hồn các em trong sáng. Mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ,
làm giàu vốn sống,vốn văn học cho các em. Nên sau khi vận dụng các biện pháp

đã trình bày trong đề tài để tổ chức dạy cho học sinh trong các năm học gần đây,
tôi nhận thấy: học sinh lớp 1A đã có những tiến bộ rõ rệt các em học tập rất sôi
nổi, nhanh chóng nắm được cốt truyện, tự tin kể lại được câu chuyện bằng ngôn
ngữ của mình, biết thay đổi ngữ điệu kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện,
nêu được ý nghĩa câu chuyện, biết liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày. Nhiều
em hào hứng tham gia hoạt động sắm vai và có nhiều sáng tạo trong quá trình
thể hiện tính cách của nhân vật mình đóng, đã biết hóa thân vào trong truyện
làm cho giờ học không còn buồn tẻ nữa thay vào đó là không khí hào hứng,
phấn khởi làm cho tiết học thú vị hơn rất nhiều.
Chất lượng của giờ kể chuyện lớp 1A đã nâng lên rõ rệt ở học kì II. Kết quả
cụ thể:
Học sinh biết kể Học sinh biết
Học sinh kể
chuyện hay và
kể chuyện và Học sinh biết kể
chuyện chưa đạt

nêu ý nghĩa câu nêu ý nghĩa câu
chuyện
yêu cầu
số
chuyện
chuyện.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL

TL
3
6
19.8
14
46.2
10
33
0
0
0

17


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ nội dung bài trước giờ học.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học. Đặc biệt là đồ dùng của giáo viên phải đảm
bảo đủ lớn, chính xác và mang tính thẩm mĩ cao. Cần quan tâm tới việc sử dụng
giáo án điện tử giúp học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin ngay từ khi còn
nhỏ. Nắm chắc mục tiêu bài dạy, nội dung, phương pháp, quy trình giảng dạy,
dành thời gian cho việc lập kế hoạch dạy học của mình. Luôn nghiên cứu, tìm
tòi, sáng tạo về nội dung, phương pháp dạy kể chuyện làm cho tiết dạy thêm
phong phú hấp dẫn hơn phát huy sự sáng tạo, tích cực học tập của học sinh.
Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt,
phù hợp với từng bài,Chú ý việc hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, sáng tạo
trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới, luyện tập thường xuyên. Luôn tạo ra không
khí học tập thoải mái để cho học sinh phấn khởi, thích thú học tập. Động viên,
khích lệ học sinh kịp thời, chính xác, gây cho các em lòng tự tin, ý thức tự giác

khi học kể chuyện.
Giáo viên tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khi dạy học, không làm hộ
học sinh, không bắt buộc học sinh kể chuyện theo khuôn mẫu. Ngoài ra giáo
viên còn giúp học sinh khơi gợi cảm xúc, ý tưởng độc đáo của các em để các em
tự tin trong cách kể chuyện. Giáo viên có nghệ thuật sư phạm để hướng dẫn mỗi
cá nhân học sinh chiếm lĩnh tri thức. Không tỏ thái độ nôn nóng, cáu gắt mà
luôn tạo ra không khí vui tươi thoải mái trong tiết học để các em thấy rằng đó là
một “sân chơi” bổ ích và lý thú chứ không phải là giờ học căng thẳng. Giáo
viên phải triệt để sử dụng đồ dùng trực quan hỗ trợ cho việc hướng dẫn học sinh
kể chuyện,tổ chức các hình thức học tập linh hoạt, sáng tạo.
3.2- Kiến nghị:
+Ngành dành thời gian hơn nữa để phổ biến những kinh nghiệm hay, có hiệu
quả về phân môn kể chuyện đến tất cả các giáo viên
. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả
vào quá trình dạy phân môn kể chuyện ở lớp 1 chắc chắn rằng sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp
18


lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn, các giải pháp
trên mang tính khả thi hơn
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 20 tháng 5năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Nguời viết


Nguyễn Thị Tuyết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. - Giáo trình Tiếng Việt Một- Tập 1,2 Nguyễn Thị Ngoch Bảo ,Trần Thị
Phú Bình - Nhà xuất bản giáo dục,năm 2002.
2. - Lê Phương Nga , Dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học , Nhà xuất bản giáo
dục .
3. - Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập 1, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục ,
2002.
4. - Các tạp chí giáo dục Tiểu học và một số tài liệu khác có liên quan.
5. - Chuyên đề giáo dục Tiểu học tập 8 năm 2003
6. - Các tạp chí giáo dục Tiểu học và một số tài liệu khác có liên quan.

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường Tiểu học Minh Lộc 2 –
Hậu Lộc – Thanh Hóa

TT
1
2

3
4

5

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng phân môn Tập
đọc lớp Hai
Một số biện pháp rèn đọc
nhằm nâng cao chất lượng
phân môn Tập đọc lớp Bốn
Thiết kế dạy học phân môn
Lịch sử lớp Năm
Một số biện pháp rèn đọc
cho học sinh lớp Ba
Một số giải pháp nâng cao
chất lượng dạy học phân môn
kể chuyện cho học sinh lớp 1

Huyện

Kết quả
đánh giá
xếp loại
B

Năm học
đánh giá xếp
loại
2008-2009

Huyện


C

2011-2012

Huyện

C

2014-2015

Huyện

A

2016-2017

Huyện

A

2018- 2019

Cấp đánh giá
xếp loại

20


21




×