MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1. Mục đích nghiên cứu 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu 5
5. Giả thuyết khoa học 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 5
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5
6.3. Phương pháp toán học 6
6.4. Phương pháp thể nghiệm sư phạm 6
7. Đóng góp của đề tài 6
8. Cấu trúc luận văn 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC KỂ
CHUYỆN TIỂU HỌC 8
1.1. Cơ sở lý luận 8
1.1.1. Cơ sở triết học Mác - Lênin 8
1.1.2. Cơ sở tâm lý học 8
1.1.3. Cơ sở giáo dục 9
1.1.4. Cơ sở sư phạm của dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 10
1.1.5. Tác dụng của dạy học kể chuyện 11
1.2. Cơ sở thực tiễn 12
1.2.1. Nội dung, chương trình Kể chuyện lớp 4 12
1.2.2. Thực trạng dạy và học 16
1.2.2.1. Mục đích khảo sát 16
1.2.2.2. Nội dung khảo sát 17
1.2.2.3. Phương pháp khảo sát 17
1.2.2.4. Thời gian, địa bàn khảo sát 17
1.2.2.5. Kết quả khảo sát như sau. 17
1.2.3. Một số vấn đề đặt ra từ khảo sát 24
TIỂU KẾT 25
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY
VÀ HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 4 27
2.1. Sử dụng đa dạng, nâng cao các hình thức kể chuyện 28
2.1.1. Kể chuyện theo tranh 28
2.1.2. Kể chuyện theo vai 30
2.1.3. Kể chuyện theo lời gợi ý 32
2.1.4. Kể một chi tiết trong chuyện theo tưởng tượng 33
2.2. Sử dụng đa dạng, hiệu quả các trang thiết bị dạy học Kể chuyện 34
2.3. Sử dụng hoạt động ngoại khóa, tham quan, dạy học ngoài trời 37
2.4. Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong tiết học Kể chuyện 39
2.5. Sử dụng yếu tố ngôn ngữ, ngữ điệu và hoạt động, cử chỉ trong kể chuyện
40
TIỂU KẾT 42
CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM 43
3.1. Những vấn đề chung 43
3.1.1. Mục đích thể nghiệm 43
3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thể nghiệm 43
3.1.3. Điều kiện thể nghiệm 43
3.1.4. Nội dung thể nghiệm 44
3.1.5. Phương pháp tiến hành thể nghiệm 44
3.1.6. Kết quả thể nghiệm 45
3.1.7. Giáo án thể nghiệm 49
TIỂU KẾT 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1. Kết luận 61
2. Kiến nghị và đề xuất 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đòi
hỏi những con người có đủ năng lực, trí tuệ để góp phần vào công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn cả. Trong
hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, có thể nói bậc học Tiểu học đóng vai trò
là nền tảng ban đầu vô cùng cần thiết nên cần được chú trọng, chăm lo để các
em có vốn kiến thức vững chắc làm cơ sở cho những bậc học sau.
1.2. Chương trình ở tiểu học bao gồm nhiều phân môn khác nhau, trong
đó Tiếng Việt là một trong hai môn chủ đạo. Trong môn Tiếng Việt, phân môn
Kể chuyện nói chung và phân môn Kể chuyện lớp 4 nói riêng là một nội dung
mà học sinh yêu thích. Nó có vai trò quan trọng trong việc rèn kĩ năng tiếng
Việt, giáo dục hình thành nhân cách, đem lại cảm xúc thẩm mĩ, niềm vui và thỏa
mãn nhu cầu nghe kể của học sinh. Ngoài ra, phân môn Kể chuyện còn góp phần
phát triển tư duy, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, làm giàu thêm vốn sống
cho các em. Hơn nữa, những câu chuyện đó có tác dụng giáo dục đạo đức hết
sức nhẹ nhàng về tình yêu gia đình, bạn bè, thầy cô, yêu quê hương đất nước
phù hợp đặc điểm tâm sinh lí các em.
1.3. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ngành
giáo dục cũng đã có nhiều phương pháp, hình thức dạy học được vận dụng. Tuy
nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao bởi cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu
khoa học kĩ thuật. Giáo viên còn lúng túng, chưa ý thức được đúng tầm quan
trọng của phân môn, chưa phát huy hết khả năng trong việc tiếp cận các phương
pháp, hình thức dạy học mới. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề liên quan đến hạn
chế xuất phát từ phía người học. Do vậy, nhằm khắc phục những khó khăn, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời giúp giáo viên dễ dàng hơn trong
việc tổ chức tiết kể chuyện hấp dẫn, đảm bảo mục tiêu chương trình dạy học nên
chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn
Kể chuyện lớp 4 ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La – tỉnh Sơn
La” để tìm hiểu, nghiên cứu.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đọc và kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật có từ rất lâu đời.
Nó xuất hiện cả trước khi con người tìm ra chữ viết. Điều này được chứng minh
bằng một kho tàng văn học dân gian khổng lồ mà các bậc tiền nhân để lại cho
chúng ta. Kể chuyện đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong trường tiểu
học. Nó đã được các em đón nhận rất hào hứng vì đây là một môn học lí thú và
hấp dẫn. Tuy nhiên, để giảng dạy tốt môn học, người giáo viên cần có những
hiểu biết một số các lí luận cơ bản về phương pháp và kĩ thuật dạy học phân
môn này. Xuất phát từ yêu cầu trên, một số nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn
đề này nhưng số lượng các công trình còn khá khiêm tốn.
Đầu tiên trong số đó, chúng ta phải nhắc đến quyển “Đọc và kể chuyện
văn học ở vườn trẻ” của M.K.Bogliuxkaia.V.V. Septsenkô do Lê Đức Mẫn
dịch. Đây là quyển sách rất thiết thực và bổ ích đối với những giáo viên mầm
non và giáo viên tiểu học. Trong quyển sách này, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề
lớn đó là: nghệ thuật đọc văn học và những thủ thuật cơ bản khi đọc; kể chuyện
văn học và phương pháp đọc; kể chuyện văn học cho trẻ.
Bàn về nghệ thuật đọc văn học, tác giả chủ yếu nói đến tầm quan trọng
của nghệ thuật đọc văn học: “Nhiệm vụ của người đọc là giúp cho mọi người
nghe, nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và những hình ảnh
tương ứng nổi lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình cảm và cảm xúc
nhất định”.
Bàn về thủ thuật đọc, ông đã phân tích một số thủ thuật cơ bản sau: thanh
điệu cơ bản, ngữ điệu, tính logic trong đọc truyện, cách ngắt giọng, nhịp điệu,
cường độ của giọng, tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Trong phần những vấn đề về phương pháp tổ chức giờ đọc và kể chuyện
cho trẻ em, tác giả đã viết rất cụ thể và có nhiều bài soạn mẫu để dẫn chứng
minh họa rất rõ ràng.
Một tài liệu viết về đề tài kể chuyện mà chúng ta không thể không nhắc
đến đó là quyển “Kể chuyện 1” của tác giả Đỗ Lê Chẩn và Nguyễn Thị Ngọc
Bảo. Trong phần lí luận chung, các tác giả đã nêu đầy đủ về vị trí, nhiệm vụ
3
cũng như phương pháp dạy học của kể chuyện ở lớp 1 cũng như đối với tiểu
học. Phần hướng dẫn cụ thể, các tác giả đã tóm tắt nội dung truyện, hướng dẫn
tìm hiểu truyện và hướng dẫn các bước lên lớp của từng bài cụ thể.
Một tác giả đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này, đó chính là Chu
Huy với “Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học”, ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2000),
Theo tác giả, nhu cầu kể chuyện đối với học sinh tiểu học là rất lớn. Ngoài việc
xác định vị trí, nhiệm vụ rất quan trọng của phân môn Kể chuyện, ông còn đề ra
phương pháp và kĩ thuật lên lớp với những bài mẫu soạn cụ thể.
Xuất phát từ quan điểm: Tiếng Việt là công cụ, là phương tiện lĩnh hội
tiếp thu nền văn hóa của dân tộc, nền văn minh của nhân loại – phải được coi
trọng từ thời thơ ấu, cần được tổ chức hướng dẫn dạy thật khoa học, tác giả
Nguyễn Xuân Khoa đã cho ra mắt bạn đọc quyển “Phương pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”. Dạy học kể chuyện là một trong những phương
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà tác giả đã đề cập tới. Trong đó, tác giả đã
chỉ ra phương pháp cũng như nghệ thuật đọc và kể chuyện thật cụ thể.
Giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của 2 tác giả Lê Phương
Nga và Nguyễn Trí biên soạn cũng đã đề cập đến phương pháp dạy học Kể
chuyện. Viết về phương pháp dạy học kể chuyện, các tác giả đã vạch ra mục
đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học kể chuyện. Đồng thời,
các tác giả cũng đã xây dựng cách tổ chức cũng như các hoạt động chủ yếu
trong tiết kể chuyện. Đặc biệt, các tác giả đã nhấn mạnh đến việc rèn kĩ năng
nghe và kể cho học sinh.
Xác định quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở Tiểu học là đề tài
nghiên cứu của Trần Thị Mến, sinh viên K47, khoa Giáo dục Tiểu học trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngoài việc xác định quan niệm về dạy học kể chuyện
ở Tiểu học thì tác giả còn đề xuất một số biện pháp dạy học của phân môn tuy
nhiên cũng chỉ dừng lại ở hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện vừa được nghe
thầy cô kể.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây đều dựa vào những đặc điểm
phát triển cũng như điều kiện sống mỗi vùng, mỗi miền của các em. Hơn nữa nó
4
còn rất giá trị cho giáo viên trong việc dạy học kể chuyện theo chương trình giáo
dục hiện nay. Ngoài việc điều chỉnh, phát triển và ứng dụng các kết quả của
những công trình nghiên cứu trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi
còn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp dạy học cho hai kiểu bài mới được bổ
sung vào chương trình kể chuyện 4 – 5, đó là: kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã
đọc và kiểu bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Tất cả những điều đúc kết được từ các công trình nghiên cứu trên đây
cũng chỉ là phần cứng.Vấn đề là ở chỗ giáo viên hiểu và vận dụng chúng ở mức
độ nào. Đó là điều mà chúng ta quan tâm hiện nay.
Khi học sinh được rèn luyện kĩ năng kể chuyện tốt thì các em sẽ có ngôn
ngữ mạch lạc, vốn hiểu biết phong phú để mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Điều
đó chỉ đạt được khi giáo viên có được một quan niệm đúng đắn về mục đích, ý
nghĩa của kể chuyện cũng như có biện pháp dạy học thật hợp lí. Đó cũng chính
là những mục tiêu mà đề tài này mong muốn mang đến cho giáo viên.
3. Mục đích nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài với mục đích giúp giáo viên nhận thức một cách
đúng về vai trò quan trọng của phân môn Kể chuyện. Đồng thời tìm ra một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của kể chuyện ở tiểu học.
- Điều tra khảo sát chương trình sách giáo khoa, thực trạng giáo viên
hướng dẫn học sinh học kể chuyện ở lớp 4 ở hai trường tiểu học Chiềng Sinh và
tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
- Bước đầu xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Kể chuyện lớp 4 ở hai trường tiểu học tại thành phố Sơn La.
- Vận dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh kể chuyện để xây dựng một
số giáo án mẫu.
- Tiến hành thể nghiệm dạy học.
- So sánh, đối chiếu kết quả, kiểm tra tính khả thi của đề tài.
5
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp dạy học nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học kể chuyện lớp 4 và được tìm hiểu bằng cách dựa trên cơ sở quá
trình vận dụng, tiến hành hoạt động dạy và học tiết Kể chuyện của giáo viên và
học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Do thời gian và địa bàn hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung điều tra,
khảo sát và thực nghiệm hai trường tiểu học trên địa bàn thành phố Sơn La đó là
trường Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm.
- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh hai trường
Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La –
Tỉnh Sơn La.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài thành công và được ứng dụng thực tế thì:
- Chất lượng dạy học kể chuyện nói chung và ở lớp 4 nói riêng sẽ được
nâng cao.
- Giáo viên sẽ nhận thức được đúng mục đích, vai trò của phân môn đồng
thời có các biện pháp dạy học phù hợp.
- Học sinh biết kể chuyện và hứng thú với giờ học, mạnh dạn và tự tin khi
kể chuyện.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu sách, tài liệu có liên quan đến đề tài, đọc và hệ thống hóa các tài
liệu có liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu có liên
quan đến cơ sở hình thành việc rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh tiểu học.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn giáo viên ở trường tiểu học
Chiềng Sinh và trường tiểu học Quyết Tâm về các biện pháp rèn kĩ năng kể
chuyện cho học sinh lớp 4.
6
- Phương pháp trò chuyện cùng học sinh: Tìm hiểu khả năng kể chuyện
của các em.
- Phương pháp so sánh và đối chứng.
6.3. Phương pháp toán học
- So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lí luận và thực tiễn
từ đó rút ra kết luận và đề xuất.
6.4. Phương pháp thể nghiệm sư phạm
- Kiểm chứng giả thuyết đặt ra và thể nghiệm các biện pháp đề xuất.
7. Đóng góp của đề tài
- Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn, xây dựng một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Kể Chuyện lớp 4 trường
Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La –
Tỉnh Sơn La.
- Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khoa Tiểu học –
Mầm non nói và các giáo viên trường Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học
Quyết Tâm để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Kể
chuyện lớp 4.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài gồm có ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của dạy học Kể chuyện ở
Tiểu học
Tác giả đi tìm hiểu về các cơ sở, khái niệm, vai trò của phân môn kể chuyện
đối với việc giáo dục học sinh lứa tuổi tiểu học. Đặc biệt là tìm hiểu về đặc điểm tâm
sinh lí và ngôn ngữ của các em học sinh lớp 4.
Tìm hiểu khả năng nhận thức của giáo viên về kĩ năng dạy kể chuyện
cho học sinh.
Những vấn đề nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề xuất “Một số biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ở một số trường Tiểu học tại thành
phố Sơn La – tỉnh Sơn La”.
7
Chƣơng 2: Dựa vào thực trạng đã khảo sát đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học Kể chuyện lớp 4
- Tác giả tìm hiểu về đặc điểm tiếp nhận, nguyên tắc khi kể chuyện cho
học sinh Tiểu học.
- Tác giả đề xuất 5 biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Tiểu học
đặc biệt là đối với học sinh lớp 4.
Chƣơng 3: Thể nghiệm sƣ phạm
Nêu rõ mục đích, đối tượng và phương pháp. Thông qua đó tiến hành
soạn giáo án mẫu. Từ kết quả thu được thông qua dạy học người viết tổng
hợp, so sánh, đối chiếu bước đầu khẳng định tính khả thi của đề tài.
8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA DẠY HỌC KỂ CHUYỆN TIỂU HỌC
1.1 . Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở triết học Mác - Lênin
Triết học Mác – Lênin cho rằng ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất
của loài người (Lênin). Nhờ có hoạt động giao tiếp ngôn ngữ mà con người mà
con người có thể trao đổi thông tin với với nhau. Do vậy, phát triển ngôn ngữ rất
quan trọng trong mục tiêu giáo dục của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn
kể chuyện lớp 4 nói riêng hay góp phần vào hoàn thành mục tiêu giáo dục đó.
Thông qua các câu chuyện của học sinh rèn luyện được cho mình kĩ năng
nghe nói một cách có hiệu quả. Hơn nữa các câu chuyện còn mở rộng cho các
em nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành
mạnh những ước mơ cao đẹp, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên
trong các mối quan hệ xung quanh.
Nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng cho rằng: con đường
của nhận thức của nhận thức chân lý đi qua 2 giai đoạn nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính để đạt đến mục đích cuối cùng là nhận thức. Đây là cơ sở quan
trọng giúp cho dạy học Kể chuyện đạt kết quả cao. Từ những kinh nghiệm vốn
sống gần gũi, hiểu tâm lý học sinh mà giáo viên sẽ có cách dạy phù hợp như sử
dụng tranh ảnh, mô hình Các em học sinh sẽ được nhìn và cảm nhận trực tiếp,
sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh khái quát để nhận thức đúng về nội dung
và ý nghĩa câu chuyện. Tri thức các em lĩnh hội tiếp nhận được vận dụng vào
thực tiễn giao tiếp thông qua lời nói hoặc kể lại câu chuyện.
1.1.2. Cơ sở tâm lý học
Trong thực tế chúng ta thấy học sinh tiểu học rất thích nghe kể chuyện
mặc dù các em đã đọc sách và có rất nhiều câu chuyện để đọc. Điều này thể hiện
rõ khi các em chăm chú nghe từng lời kể, quan sát cử chỉ hành động của giáo
viên. Khi đó các em hiểu cả niềm vui và nỗi buồn, sự lo sợ trên mặt người kể.
Mỗi câu chuyện lại mở ra một chuyện cổ tích thần kỳ như chàng Sọ Dừa hình
9
dạng kỳ quái trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú và lấy được cô Út xinh
đẹp, nết na.
Ngoài tiết học các em có nhu cầu rất lớn trong việc giao lưu với bạn và
những người xung quanh. Các em luôn muốn thể hiện những điều mình biết lĩnh
hội được của giao lưu trao đổi, trò chuyện. Do vậy, kể chuyện cho các bạn nghe
là một hoạt động phổ biến trong hoạt động hàng ngày của các em.
Một số đặc điểm về kể chuyện nhận thức của học sinh tiểu học có ảnh
hưởng đến việc dạy học kể chuyện. Thứ nhất, đối với đối tượng học sinh càng
nhỏ thì duy trì khả năng chú ý học tập càng thấp, các em luôn bị hấp dẫn bởi
những sự vật mới, những cử động màu sắc. Với đối tượng học sinh lớp 4 thì sự
trực quan này đã giảm dần hơn so với đầu bậc học. Tuy nhiên, trong quá trình
dạy giáo viên cần có sự kết hợp hài hòa phù hợp giữa lời kể và cử chỉ ngữ điệu
(có tranh ảnh minh họa). Giáo viên phải thường xuyên đổi mới về phương pháp
hình thức tổ chức dạy học, giao các bài tập cho học sinh.
Đặc điểm thứ hai về trí tuệ học sinh đó là trí nhớ các em còn bị hạn chế và
khó nhớ các câu chuyện dài những tình tiết và nhiều nhân vật. Do vậy, khi dạy
giáo viên cần chọn những câu chuyện dạy cho phù hợp và nhấn mạnh các tình
tiết, nội dung thông qua cách kể chuyện để các em ấn tượng và ghi nhớ.
1.1.3. Cơ sở giáo dục
Phương pháp dạy học tiếng Việt là một bộ phận của khoa học giáo dục nó
sử dụng những kĩ năng thuật ngữ của giáo dục học. Mục đích của phương pháp
dạy học tiếng Việt cũng như các môn khoa học khác đó là tổ chức sự phát triển
về tâm hồn và thể chất của học sinh chuẩn bị cho các em hành trang bước vào
cuộc sống lao động trong xã hội mới. Quá trình giảng dạy bộ môn cũng vậy, bộ
môn phương pháp dạy học tiếng Việt hoàn toàn sử dụng thuật ngữ của dạy học
điều này thể hiện rõ qua từng phân môn cụ thể. Ví dụ phân môn Kể chuyện
cũng nhằm mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục nói trên. Thứ nhất, phát triển tư duy
sáng tạo óc thẩm mỹ cho học sinh. Thứ hai, giáo dục tư tưởng đạo đức ý thức
lao động vệ sinh cho các em.
10
Trong dạy học Kể chuyện có những nguyên tắc chung của giáo dục học
và nguyên tắc trực quan. Nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành, nguyên tắc
tích cực hóa nhận thức của học sinh, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống
cũng thể hiện rất rõ. Những nguyên tắc trên được vận dụng một cách sáng tạo
phù hợp với đặc điểm từng bài học từng đối tượng cụ thể.
Ví dụ với phương pháp trực quan giáo viên thông qua tranh, ảnh, mô hình
để khai thác giúp học sinh nhớ câu chuyện, khơi gợi trí tưởng tượng sự sáng tạo
của các em. Lời kể của giáo viên cũng là hình ảnh trực quan, là cơ sở để học
sinh nhớ và kể lại câu chuyện.
Với phương pháp thực hành gián tiếp, giáo viên tạo điều kiện cho học
sinh thực hành kĩ năng kể chuyện tùy theo khả năng của mình, giáo viên cho học
sinh nói về nội dung câu chuyện được kể trước lớp, kể với các bạn và khuyến
khích kể cho những người thân nghe Đây là sự vận dụng các nguyên tắc của
giáo dục trong dạy học Kể chuyện đảm bảo tính khoa học hệ thống tích cực của
quá trình nhận thức của học sinh.
1.1.4. Cơ sở sư phạm của dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4
Học sinh lớp 4 là lứa tuổi gần cuối bậc học tiểu học nên tâm lý vui chơi
hoạt động nhận thức quan trọng cũng giảm hơn so với đầu bậc học. Tuy nhiên,
sự chú ý của các em vẫn còn hạn chế, các em vẫn thích vui chơi hơn là hoạt
động học. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần nắm được tâm lý học
sinh. Từ đó, có những biện pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn gặp
phải nhằm nâng cao hiệu quả bài học của học sinh. Trong giai đoạn này học sinh
vẫn còn nhận thức từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, ghi nhớ sâu hơn
những sự vật mà mắt thấy tai nghe. Do vậy, giáo viên nên sử dụng đa dạng các
loại tranh ảnh để từ đó giúp các em khắc sâu kiến thức mà mình được học.
Trong tiết học, giáo viên có thể kết hợp việc dạy học với việc tổ chức trò
chơi học tập nhằm củng cố khắc sâu kiến thức vừa tạo không khí vui vẻ, thoải
mái cho các em. Chẳng hạn như giáo viên có thể sử dụng các trò chơi thi sắm
vai kể chuyện thi kể chuyện theo tranh kể chuyện theo vai… Các hình thức thay
đổi như cá nhân, theo đội, theo nhóm để các em cùng tham gia.
11
Ngoài ra, khả năng tập trung chú ý ở các em còn hạn chế các em chỉ tập
trung chú ý trong thời gian ngắn (30’- 35’) và dễ bị phân tán bởi các hoạt động
bên ngoài. Các em có kĩ năng ghi nhớ nhưng ghi nhớ một cách máy móc và ít có
sự sáng tạo. Do đó, trong tiết học kể chuyện ngoài việc kể chuyện sử dụng các
phương pháp trực quan và các hình thức trò chơi học tập, giáo viên nên chú ý
kết hợp hình thức, phương pháp sử dụng thiết bị dạy học đa dạng hấp dẫn, giáo
viên sử dụng ngôn ngữ mạch lạc diễn đạt ngắn gọn dễ hiểu để các em ghi nhớ và
có thể ghi lại được.
1.1.5. Tác dụng của dạy học kể chuyện
Thông qua các câu chuyện mà các em nhận thức được về thế giới xung
quanh, nó cũng cho các em về kinh nghiệm vốn sống xác lập thái độ của bản
thân đối với cuộc sống. Như câu chuyện cổ tích, chúng luôn gắn liền với cái đẹp
góp phần phát triển các cảm xúc thẩm mỹ của một tâm hồn cao thượng trên nhận
thức thế giới xung quanh bằng trí tuệ và bằng cả con tim. Từ đó trẻ có những
hành động và suy nghĩ của bản thân mình biết yêu cái thiện và ghét cái ác.
Giai đoạn đầu tiên của giáo dục lý tưởng cũng đề ra nhờ chuyện cổ tích.
Từ lúc bập bẹ nói các em nhỏ đã rất thích nghe kể chuyện từ các câu chuyện
của bà luôn là niềm hứng khởi đối với các em và nó đã để lại trong lòng các
em những tình cảm tốp đẹp. Do vậy, truyện cổ tích là ngọn nguồn phong phú
và không có gì thay thế được về giáo dục lòng yêu tổ quốc cho thế hệ trẻ. Đây
cũng là mục tiêu quan trọng của việc dạy kiến thức và hình thành nhân cách
của học sinh.
Khi đến tuổi mẫu giáo nhu cầu được nghe cũng như được kể chuyện lại
tăng lên. Bộ môn cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học chủ yếu là cho trẻ
làm quen với truyện và thơ. Truyện kể có một vai trò tác dụng to lớn trong việc
góp phần phát triển hình thành nhân cách và thái độ, tình cảm của trẻ, đồng thời
nó làm cho con người sống đẹp hơn gạt bỏ những thói hư tật xấu, tính ích kỷ.
Puskin – một nhà thơ vĩ đại của Nga – từng bộc bạch: “Buổi tối, tôi nghe truyện
cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa
của mình. Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp đẽ làm sao mỗi chuyện là một bài ca”.
12
Trong trường tiểu học bộ môn học tiếng Việt nói chung và phân môn Kể
chuyện nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy học tiếng mẹ
đẻ và giúp trẻ phát triển kĩ năng nghe, đọc, nói. Qua việc nghe kể lại câu chuyện
trẻ được tiếp xúc với các hình ảnh nghệ thuật của ngôn ngữ. Chính điều đó giúp
cho ngôn ngữ của trẻ phát triển hoạt động kể chuyện cho thầy cô bạn bè hoặc
trước đám đông về câu chuyện.
Cách vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống xã hội được
thực hiện nhờ các kỹ năng tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. Khi nghe thầy
giáo, cô giáo kể chuyện học sinh đã tiếp thu những tác phẩm văn học ở dạng nói
âm thanh. Khi học sinh kể lại câu chuyện các em sẽ có sự tư duy một cách logic.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung, chương trình Kể chuyện lớp 4
Chương trình và sách giáo khoa có nội dung dạy học bắt đầu từ kì một lớp
1, mỗi tuần gồm 5 tiết ứng với 5 bài tập đọc (có 3 bài đọc thêm).
Ở các lớp 2, 3, 4, 5 chương trình cả năm đều gồm 33 tuần, sách khoa in
thành hai tập. Mỗi tuần ở lớp 4 có 2 tiết tập đọc mỗi tiết có 40 phút. Sách giáo
khoa Tiếng Việt lớp 4 có cấu trúc gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một
chủ điểm trong 3 tuần (riêng chủ điểm “Tiếng sáo diều” trong tuần 4), mỗi tuần
có 2 tiết tập đọc gồm 2 bài học.
Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực học
tập gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em thì ở lớp 4 chủ điểm
là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như sở thích, tính cách, ước
mơ cụ thể gồm:
Tập 1 gồm 5 chủ điểm, học trong 18 tuần:
- Thương người như thể thương thân (tuần 1, 2, 3)
- Măng mọc thẳng (tuần 4, 5, 6)
- Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7, 8, 9)
- Có chí thì nên (tuần 11, 12, 13)
- Tiếng sáo diều (tuần 14, 15, 16, 17)
Tuần 10 dùng để ôn tập giữa kì 1, tuần 18 ôn tập cuối kì 1.
13
Tập 2 gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần:
- Người ta là hoa đất (tuần 19, 20, 21)
- Vẻ đẹp muôn màu (tuần 22, 23, 24)
- Những người quả cảm (tuần 25, 26, 27)
- Khám phá thế giới (tuần 29, 30, 31)
- Tình yêu cuộc sống (tuần 32, 33, 34)
Tuần 18 dùng để ôn tập giữa kì 2, tuần 35 ôn tập cuối kì 2.
Như vậy, ta thấy sách giáo khoa lớp 4 có sự cụ thể. Số lượng chủ điểm
nhiều với những tên gọi phong phú, hấp dẫn hơn tạo ra hứng thú học tập cho học
sinh, các chủ điểm được sắp xếp một cách hợp lí và nội dung phù hợp với nhận
thức của học sinh.
Tìm hiểu về nội dung, chƣơng trình phân môn Kể chuyện lớp 4 theo
chƣơng trình giáo dục
Chúng tôi tiến hành tìm hiểu về nội dung số lượng cách trình bày và sự
phân bố các bài kể chuyện mà các em được đọc nhằm giúp các em củng cố lại
hệ thống kiến thức mà các em học trước đó. Các bài kể chuyện lớp 4 được phân
bố theo tuần tự sau:
Chủ điểm Tên bài
1, Thương người như thể thương thân 1, Suất cơm phần bà
2, Hoa tặng mẹ
3, Cô giáo của Tét- đi
4, Thầy giáo mới
5, Người bạn mới
6, Những cậu bé đầu trọc
7, Mùa xuân và con chim nhỏ
8, Giai thoại về bản xô- nát Ánh trăng
9, Những vết đinh
2, Măng mọc thẳng 10, Hãy tha thứ cho chúng cháu
11, Hãy để tiền vào chỗ cũ
12, Bài học nhớ đời
14
13, Những chú bé giàu trí tưởng tượng
14, Đồng tiền vàng
15, Ông lão ăn mày
16, Người viết thư và quan tể tướng
3, Trên đôi cánh ước mơ 17, Cô bé bán diêm
18, Tôi lại có gia đình
19, Điều ước sao băng
20, Giấc mơ cậu bé Phun – tơn
21, Ba điều ước
22, Pha-ê-tông và cỗ xe Mặt Trời
23, Ông lão đánh cá và con cá vàng
4, Có chí thì nên 24, Cậu bé Niu – tơn
25, Cha đẻ của điện thoại
26, Kỉ Xương học bắn
27, Rô-Bin-sơn ở đảo hoang
28, Người thầy tuổi thơ
29, Người khuyết tật vĩ đại
30, Cô gái đạt 5 Huy Chương Vàng
5, Tiếng sáo diều 31, Chú lính chì dũng cảm
32, Chàng hiệp sĩ gỗ
33, Đồ chơi của bạn Thắng
34, Võ sĩ bọ ngựa
35, Chú mèo đi hia
36, Con chó có nghĩa
37, Dế nhỏ và ngựa mù
38, Ca – rơ hối lỗi
6, Người ta là hoa đất 39, Ông Phùng Hưng đánh hổ
40, Người mạnh nhất hành tinh
41, Bông sen trong giếng ngọc
42, Thần đồng âm nhạc
15
43, Vua máy tính Bin Ghết
44, Ông vua và bác thợ giày
45, Xây nhà trên trời
46, Bác Xan – trô làm thống đốc
47, Nghèo của, giàu trí tuệ
48, Chiều khách
7, Vẻ đẹp muôn màu 49, Chim họa mi
50, Nàng công chúa và hạt đậu
51, A-i-ô-ga
52, Cô bé Lọ Lem
53, Mười hai tháng
54, Cây khế
55, Tham thì thâm
8, Những người quả cảm 56, Trần Quốc Toản kịch chiến với Ô mã nhi
57, “Hãy nhớ lấy lời tôi!”
58, Cậu bé đánh trống
59, Ông già chép sử trong Hàn lâm viện
60, Chú bé Hấc Phin
61, Quả cầu tuyết
62, Chiếc tẩu
63, Chú bé tí hon
9, Khám phá thế giới 64, Cuộc phiêu lưu của chàng Xin-bát
65, Thám hiểm vịnh ngọc trai
66, Tiếng kêu trong đêm
67, “Một đòn chết bảy”
68, Ếch và Chẫu Chàng
69, Ngọn đuốc trong đêm
70, Lên đường
10, Tình yêu cuộc sống 71, Cái ấm đất
72, Giấc mơ của phò mã
16
73, Chiếc lá cuối cùng
74, Hai bàn tay chiến sỹ
75, Ông vua của những tiếng cười
76, Phần thưởng
77, Mừng học trò
Với hệ thống bài tập đọc kể chuyện trong sách giáo khoa, khi tiến hành
hành khảo sát, giáo viên đều có những nhận xét rằng nội dung các bài đã phù
hợp với chủ điểm của các đơn vị học, với tâm lý học sinh lớp 4 và phù hợp với
nhận thức của các em. Nội dung bài học phong phú, đa dạng bao quát được các
vần đề như nghị lực sống vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, tình yêu thương
với con người, muông thú, lòng dũng cảm, vươn tới ước mơ.
Nhận xét về vần đề này, cô giáo Ứng Thị Hạnh giáo viên lớp 4A2 –
trường tiểu học Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La cho biết “Các
câu chuyện trong phân môn Kể chuyện lớp 4 tương đối phù hợp với đặc điểm và
tâm sinh lý cũng như nhận thức của học sinh. Cách trình bày có hình ảnh quan
sát khá sinh động gần gũi nên có sức hấp dẫn với học sinh. Vì vậy mà giáo viên
phát huy được khả năng vận dụng cách dạy học thu hút các em học sinh tham
gia tích cực trong quá trình học”.
1.2.2. Thực trạng dạy và học
1.2.2.1. Mục đích khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát nội dung chương trình các bài dạy của phân
môn Kể chuyện lớp 4 nhằm mục đích nhận biết nội dung các bài học đó đã phù
hợp với đặc điểm của đối tượng khảo sát hay chưa. Từ đó, khảo sát về các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên, việc vận dụng các thiết
bị dạy học của giáo viên khi tiến hành giảng dạy gặp những khó khăn gì.
Bên cạnh đó, chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí học sinh, mức độ
hứng thú và khả năng nhận thức của các em khi học bài. Từ đó, nhằm tìm ra
những ưu điểm và hạn chế cụ thể để có những đề xuất thích hợp nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học, giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng.
17
1.2.2.2. Nội dung khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát những nội dung sau:
- Chương trình các bài học của phân môn Kể chuyện lớp 4.
- Tìm hiểu các phương pháp, hình thức dạy học Kể chuyện ở lớp 4.
- Tìm hiểu về các thiết bị dạy học được sử dụng trong dạy học Kể
chuyện lớp 4.
- Tìm hiểu về tâm lí và nhận thức của học sinh khi học phân môn Kể
chuyện lớp 4.
1.2.2.3. Phương pháp khảo sát
Một số các phương pháp chúng tôi sử dụng khi tiến hành khảo sát như:
- Phân tích tài liệu: Đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp dùng phiếu điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về
nội dung, phương pháp và hình thức giáo viên sử dụng trong dạy học. Đồng
thời, tìm hiểu sự hứng thú trong học tập của học sinh đối với phân môn.
- Phương pháp dự giờ.
- Phương pháp trắc nghiệm.
1.2.2.4. Thời gian, địa bàn khảo sát
- Thời gian khảo sát
Tháng 9, 10 năm 2013 tham quan lớp, trò chuyện với giáo viên và học
sinh trong trường.
Tháng 10, 11 năm 2013 dự giờ và phát phiếu điều tra.
- Địa bàn khảo sát
Thực hiện khóa luận này chúng tôi tiến hành tìm hiểu khảo sát thực tế chủ
yếu tại hai trường đó là trường tiểu học Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La - Tỉnh
Sơn La và trường tiểu học Quyết Thắng – Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La.
1.2.2.5. Kết quả khảo sát như sau.
Trường tiểu học Chiềng Sinh có tổng số 60 giáo viên, trong đó có 23 giáo
viên trình độ đại học và 24 cao đẳng và 13 giáo viên có trình độ trung cấp, trình
18
độ giáo viên đạt chuẩn, không có trung bình, yếu. Tìm hiểu về đề tài này người
viết chủ yếu khảo sát giáo viên, học sinh khối lớp 4 tổng số có 115 học sinh.
Lớp 4A1 cô Phạm Thanh Tâm chủ nhiệm gồm 39 học sinh (18 nam và 21
nữ) trong đó có 3 học sinh thuộc dân tộc thiểu số.
Lớp 4A2 cô Ứng Thị Hạnh chủ nhiệm gồm 39 học sinh (20 nam và 19
nữ) trong đó có 10 học sinh thuộc dân tộc thiểu số.
Lớp 4A3 cô Hà Thị Kim Oanh chủ nhiệm gồm 38 học sinh (17 nam và 21
nữ) trong đó có 13 học sinh thuộc dân tộc thiểu số.
Lớp 4A4 cô Vũ Thị Thư chủ nhiệm gồm 39 học sinh (19 nam và 20 nữ)
trong đó có 3 học sinh thuộc dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh trường
tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La. Trường tổng số 35 giáo
viên trong đó có 17 giáo viên trình độ đại học, 15 giáo viên trình độ cao đẳng và
3 giáo viên trình độ trung cấp. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên đối tượng học
sinh lớp 4 gồm 102 học sinh.
Lớp 4A1 cô Đinh Thị Thịnh chủ nhiệm gồm 24 học sinh.
Lớp 4A2 cô Nguyễn Thị Lê chủ nhiệm gồm 26 học sinh.
Lớp 4A3 cô Đoàn Thị Huyền chủ nhiệm gồm 25 học sinh.
Lớp 4A4 cô Đoàn Thị Vân chủ nhiệm gồm 27 học sinh.
Qua việc khảo sát thực trạng của giáo viên và học sinh về kĩ năng kể
chuyện của học sinh lớp 4 tại hai trường tiểu học Chiềng Sinh và trường tiểu học
Quyết Thắng – Thành phố Sơn La chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Về phía giáo viên
* Ưu điểm:
- Đa số giáo viên đều có trình độ đào tạo và có thâm niên công tác lâu năm.
- Các giáo viên đều yêu nghề, yêu học sinh, luôn sáng tạo tìm tòi các
phương pháp giảng dạy hay để gây hứng thú cho học sinh, để học sinh tiếp nhận
môn học dễ dàng và thoải mái hơn.
- Đồ dùng giảng dạy có sự sáng tạo, phong phú, phù hợp với mục đích
yêu cầu bài dạy.
19
* Nhược điểm:
Qua khảo sát, điều tra giáo viên ở hai trường tiểu học Chiềng Sinh và
trường tiểu học Quyết Thắng – thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La chúng tôi nhận
thấy rằng: giáo viên chưa tìm hiểu sâu về phương pháp dạy học để rèn kĩ năng
kể chuyện cho học sinh. Giáo viên chưa thực sự nhận thức rõ tầm quan trọng
của việc rèn kĩ năng kể chuyện cho các em. Hầu hết các giáo viên chưa đi sâu
vào việc tìm các biện pháp mang tính tích cực, sáng tạo để giúp học sinh có kĩ
năng kể chuyện.
* Tìm hiểu về nội dung và hình thức dạy học của giáo viên
Với các bài kể chuyện chúng tôi đưa ra câu hỏi nhằm thu thông tin về
phương pháp dạy học và các hình thức dạy học giáo viên sử dụng: thông tin thu
được là hầu hết các giáo viên đều đưa ra là dạng bài tập trong sách giáo khoa để
vận dụng phương pháp khoa học và kết hợp sáng tạo thêm cụ thể.
Các nội dung
Tỉ lệ %
Trường TH
Chiềng Sinh
Trường TH
Quyết Tâm
Kể chuyện theo tranh
45
55
Kể chuyện thao lời gợi ý
25
35
Kể chuyện theo vai
20
25
Kể chuyện theo một chi tiết trong
trường hợp tưởng tượng
5
4
Trong các dạng bài tập này thì kể chuyện theo tranh được sử dụng phổ
biến hơn cả bởi bài tập này trong sách giáo khoa chiếm phần lớn và nó cũng phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Tiếp theo là các dạng bài tập
theo lời gợi ý thì đối tượng sẽ khó thực hiện hơn tuy nhiên nó phát triển được trí
tưởng tượng của học sinh nên việc sử dụng dạng bài tập này được sử dụng khá
nhiều. Với dạng bài tập kể chuyện theo vai yêu cầu học sinh phải nắm chắc nội
dung câu chuyện, các nhân vật cần có sự diễn xuất sao cho phù hợp không chỉ là
ngôn ngữ mà là cả cử chỉ và hành động. Dạng bài tập này tương đối dễ thực hiện
20
và được các em tham gia hào hứng. Dạng kể một tình tiết theo tưởng tượng
được sử dụng nhiều vì học sinh phải dựa vào ý tưởng của mình tạo ra nội dung
câu chuyện và chiếm khá nhiều thời gian nên được sử dụng hạn chế nhất.
Tiếp theo, chúng tôi tìm hiểu về các hình thức dạy mà giáo viên thường sử
dụng khi dạy học kể chuyện cho học sinh (Kể chuyện theo đúng trình tự tranh,
sắp xếp lại các tranh bị đảo lộn theo thứ tự câu chuyện và kể lại câu chuyện đó).
Kết quả cho câu hỏi này là các giáo viên hầu hết chỉ sử dụng các tranh đã sắp
xếp trong sách giáo khoa để học sinh kể lại vì công việc này không gây mất
nhiều thời gian khi giáo viên phải tự chuẩn bị tranh ảnh cho 1 tiết học mà
không có sự cung cấp đồ dùng dạy học. Còn loại bài sắp xếp lại các tranh bị
đảo lộn có phần hạn chế hơn vì không giúp các em đạt hiệu quả tốt trong việc
khắc sâu và nhớ kiến thức.
Tiếp theo là câu hỏi nhằm thu thông tin về các dạng bài tập giáo viên
thường sử dụng để dạy kể chuyện cho học sinh. Hầu hết các giáo viên 2 trường
đều vận dụng phổ biến dạng bài kể chuyện theo lời của chính tác giả bởi đây là
dạng bài học sinh dễ tiếp thu được học sinh chỉ nhớ lại và kể lại chuyện đó.
Dạng bài kể theo lời một nhân vật là dạng bài đòi hỏi cao hơn học sinh phải linh
hoạt khi đóng vai nhân vật đó trong một hoàn cảnh cụ thể. Cuối cùng là dạng bài
tập thay lời tác giả bằng lời văn của mình, với dạng bài tập này yêu cầu học sinh
cần phải đan xen cảm xúc, cảm nhận của mình vào quá trình kể chuyện. Điều
này là một khó khăn, hạn chế đối với các em khi mà kĩ năng diễn đạt và nói của
các em chưa tốt đặc biệt là các em dân tộc thiểu số có thể lẫn lộn âm (l/n, b/đ)
hoặc phát âm dấu sai (dấu thanh).
Với câu hỏi mà chúng tôi đặt ra cho các giáo viên như sau “Xin thầy (cô)
cho biết thầy (cô) có thường xuyên vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong
phân môn kể chuyện không?”.
Sau khi khảo sát chúng tôi thấy rằng hầu hết giáo viên đã sử dụng phương
pháp tổ chức trò chơi vào trong dạy học tuy nhiên vẫn sử dụng ở mức hạn chế,
tổ chức chơi cho các em chưa có sự đầu tư nhiều nên kết quả được không cao.
Nếu phương pháp này được sử dụng tốt sẽ góp phần tích cực vào việc tạo cho
21
học sinh tâm lí thoải mái, tự tin và sôi nổi trong giờ học, đặc biệt là các em học
sinh nhút nhát, ít nói.
Khi được hỏi về hình thức tổ chức dạy học của các giáo viên có thường sử
dụng hình thức dạy học tham quan, dạy học ngoài trời hoặc ngoại khóa khi dạy
phân môn Kể chuyện không?.
Các giáo viên cho biết trong quá trình dạy cũng đã sử dụng hình thức dạy
học này nhưng nó còn nhiều khó khăn nên được sử dụng khá ít. Cô Đoàn Thị
Vân - giáo viên chủ nhiệm lớp 4A4 trường Tiểu học Quyết Tâm cho biết “Khi
sử dụng hình thức dạy học này giáo viên sẽ phải chuẩn bị chu đáo, cẩn thận một
cách có kế hoạch về các công việc cần làm. Hơn nữa, phải có kinh phí đảm bảo
khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham quan”. Do đó, mà việc sử dụng
hình thức này còn ít và hạn chế tuy nhiên với một số bài học có liên quan đến
cuộc sống xung quanh, môi trường thiên nhiên trong khuôn viên nhà trường giáo
viên có thể hướng dẫn cho các em tham gia học ngoài trời nhằm đạt kết quả tốt.
Ví dụ: Khi dạy về chủ điểm “Những người quả cảm” giáo viên có thể
hướng dẫn cho học sinh tham quan phòng tư liệu, phòng dựng hoạt cảnh liên
quan đến các câu chuyện trong bài học. Để đạt hiệu quả cao trong buổi ngoại
khóa đó giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các bước tiến hành cụ thể:
* Tìm hiểu về việc sử dụng trang thiết bị dạy học
Để tìm hiểu việc sử dụng các thiết bị dạy học của giáo viên trong dạy học
Kể chuyện chúng tôi đưa câu hỏi về những đồ dùng trực quan được sử dụng
nhiều trong tiết học (tranh ảnh, mô hình, vật thật, mặt nạ trang phục nhân vật,
băng đĩa hình máy chiếu…).
Chúng tôi nhận được câu trả lời là hầu hết các giáo viên đều sử dụng phổ
biến tranh ảnh trong dạy học khi cho học sinh kể chuyện theo tranh (tranh ảnh
trong sách giáo khoa hoặc tranh ảnh phóng to). Các phục trang để sắm vai nhân
vật ít được sử dụng, chỉ có một số con rối, mũ biểu tượng của nhận vật hoặc một
vài đồ dùng đơn giản giáo viên có thể tự làm. Các mô hình vật thật, băng đĩa
hình sử dụng trong giờ kể chuyện cũng rất hạn chế. Giáo viên thường chỉ sử
dụng trong các giờ dạy mẫu thi giảng. Đặc biệt, phương tiện khoa học kĩ thuật
22
hiện đại như sử dụng giáo án điện tử trên máy chiếu chưa được áp dụng do chưa
được đầu tư nhiều kinh phí.
Từ những khó khăn thực tế mà khi dạy học gặp phải, chúng tôi đưa ra câu
hỏi nhằm xin ý kiến về khó khăn, thuận lợi và kinh nghiệm của các thầy (cô).
Chia sẻ về vấn đề này cô Đoàn Thị Vân – giáo viên lớp 4A4 trường tiểu
học Quyết Tâm – thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: “Do đặc điểm của
phân môn nên hầu hết các em học sinh đều hào hứng trong tiết học. Khi dạy
phân môn Kể chuyện giáo viên có thuận lợi là được sự ủng hộ nhiều của học
sinh bởi tâm lý các em vốn rất thích được nghe kể chuyện. Các em hào hứng
chuẩn bị truyện, đọc truyện, nghe cô cùng các bạn kể và các em muốn thể hiện
câu chuyện đó cho cô giáo và các bạn trong lớp cùng nghe”.
Ngoài ra, nhờ có sự hỗ trợ của các trang thiết bị dạy học như tranh, ảnh,
máy chiếu rất phong phú nên việc vận dụng các phương pháp và hình thức dạy
học của giáo viên trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người giáo viên phải biết vận
dụng kết hợp sao cho có kết quả cao nhất. Còn một số hạn chế nữa đó là các
trang thiết bị dạy học hầu hết là dạng tranh, ảnh còn các trang thiết bị hiện đại,
mô hình, băng đĩa hình còn chưa được đầu tư.
Về phía học sinh
* Ưu điểm:
- Học sinh rất tích cực tham gia các hoạt động, các tiết học.
- Học sinh rất hứng thú nghe kể chuyện, những câu chuyện về những tấm
gương người tốt, việc tốt, tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước… đây cũng
là một điều kiện thuận lợi rất lớn cho chúng tôi tiến hành thể nghiệm.
* Nhược điểm:
- Qua khảo sát, chúng tôi thấy mức độ kĩ năng kể chuyện của học sinh chủ
yếu ở mức độ trung bình. Có thể do nhiều nguyên nhân như: điều kiện vùng,
nhận thức của học sinh, chuyên môn phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Tìm hiểu về tâm lý học sinh
Về phía các em học sinh khi được hỏi: “Em cảm thấy vui thích khi học
tiết Kể chuyện không? Vì sao?” Các em đều có câu trả lời rất thích bởi giờ học
23
vui vẻ, các câu chuyện thì rất hay, các tranh ảnh đẹp, các em vừa được nghe cô
cùng các bạn kể sau đó lại còn được kể cho các bạn cùng lớp nghe.
Về vấn đề khó khăn gặp phải khi học kể chuyện của các em thì chúng tôi
thu được câu trả lời hầu hết các em thấy khó khi thực hành kể lại toàn bộ câu
truyện, nhất là khi kể trước lớp thường bị quên. Một số ý kiến khác cho rằng các
em cảm thấy khó khi đóng vai nhân vật. Tuy nhiên, các em học sinh lại rất thích
trò chơi sắm vai từng nhân vật, khi kể lại chuyện đặc biệt thi diễn hoạt cảnh với
đủ các đồ dùng trực quan thật sinh động về câu chuyện. Các em rất hứng thú khi
được hóa trang lên mình những bộ trang phục giống như các nhân vật trong
truyện. Nhưng đa số các em luôn chọn về mình vai những nhân vật tài giỏi,
thông minh, tốt bụng được mọi người yêu mến.
Khi được hỏi “Các em có thích được tham gia các trò chơi trong giờ Kể
chuyện không?”. Chúng tôi đều nhận được câu trả lời như trên. Ngoài ra, chúng
tôi nhận thấy các em rất thích các giờ học sử dụng các trang thiết bị mới lạ ngoài
các tranh ảnh, ảnh giáo viên vẫn thường sử dụng. Ví dụ, các em thích quan sát
mô hình, vật thật xem băng đĩa hình các em muốn được tham quan, kể chuyện ở
vườn trường để tạo tâm thế trước khi kể chyện hoặc muốn tham gia các hoạt
động ngoại khóa kể chuyện vui vẻ bổ ích.
Câu hỏi dành cho học sinh lựa chọn dạng bài tập mình yêu thích và
hứng thú hơn cả khi học phân môn Kể chuyện chúng tôi thống kê được kết
quả như sau:
Trường
Tiểu học Chiềng sinh
(155 học sinh)
Tiểu học Quyết Tâm
(102 học sinh)
Các nội dung
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Kể chuyện theo tranh
68
43
30
29
Kể chuyện theo vai
48
30
41
40
Kể chi tiết trong truyện theo
tưởng tượng
26
16
25
25
Kể chuyện theo lời gợi ý
13
11
6
6