Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sử dụng cau chuyện tình huống nhằm nâng cao chất lượng giờ học môn giáo dục công dân lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.18 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nhữ Bá Sỹ
Thị trấn Bút Sơn – Hoằng Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công dân

THANH HÓA NĂM 2019
1


Mục lục
Ni dung
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tợng nghiên cứu
4. Phơng pháp nghiên cứu
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiện
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mc cỏc sỏng kin ó c xp loi

Trang
1
1
2
2
2
2
2
4
5
11
13
13
14
15
16

2


I. Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
Môn giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội, gắn với đường lối

của Đảng, cùng với các bộ môn khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới
vừa có tri thức vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm
với gia đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của xã hội,lịch sử đất nước và nhân loại.
Ở trường trung học cơ sở môn giáo dục công dân nhằm trang bị cho học
sinh những hiểu biết cơ bản, phù hợp với lứa tuổi về hệ thống các giá trị đạo
đức, pháp luật, văn hóa, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Quá trình dạy học môn giáo dục công dân là quá trình nhằm khai thác và
phát triển tính tích cực hoạt động nhân thức, năng lực hoàn thiện nhân cách của
học sinh. Có thể khẳng định rằng giáo dục công dân nói chung và và giáo dục
đạo đức nói riêng là một môn học không thể thiếu trong chương trình học của
các trường phổ thông hiện nay. Bởi đây là môn học tổng hợp nhiều tri thức khoa
học, vừa góp phần nâng cao nhân thức vừa giúp các em hoàn thiện nhân cách
của bản thân.
Thực tế hiện nay dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường dẫn
đến việc xuống cấp và suy đồi về đạo đức của giới trẻ ngày càng trầm trọng và
đáng lo ngại hơn. Nhiều em luôn xem nhẹ việc học tập và rèn luyện đạo đức,
nhân cách của người học sinh. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của
môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coi thường môn học. giờ học môn giáo dục
công dân đa phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu đối phó hoặc làm việc
riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên song một trong những
nguyên nhân đó là do phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được sự hứng
thú và niềm say mê học tập ở học sinh. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến việc
đến việc thực hiện nhiệm vụ của bộ môn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng
ta đang đứng trước một tình trạng : Nền kinh tế phát triển nhưng những vấn đề
đạo đức chân chính lại bị coi thường. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp
dạy học là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên nói
chung và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung.
Câu chuyện, bài tập tình huống trong giảng dạy môn giáo dục công dân vô
cùng phong phú và đa dạng. những câu chuyện tình huống gắn liền với thực tiễn

đời sống của con người, là những bài học cho tất cả mọi người về mọi mặt của
đời sống. nếu giáo viên biết cách lựa chọn, dẫn dắt, sử dụng phù hợp với bài học
và đối tượng học sinhkhi dạy môn giáo dục công dân thì chắc chắn sẽ giúp học
sinh say mê, hứng thú học tập, từ đó đạt kết quả tốt hơn… Việc khai thác câu
chuyện thông qua các bài giảng giáo dục công dân có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay.
Những câu chuyện kể, những tình huống sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức,
thái độ, hành vi của các em học sinh từ đó các em sẽ tìm ra những cách xử sự
đúng đắn, phù hợp với đạo đức, pháp luật, các em sẽ nhận thức được vai trò,
nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đây chính là điều quan
trọng dẫn đến niềm yêu thích môn giáo dục công dân của học sinh. Hơn nữa
việc khéo léo sử dụng chuyện kể không chỉ có tác dụng tích cực đến kết quả học
3


tập bộ môn mà còn có tác dụng trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc , giáo dục
truyền thông lịch sử , khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc,…
Xuất phát từ những lí do trên và nhằm nâng cao chất lượng và sự hứng
thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, phát huy tính chủ động, sáng
tạo của học sinh tôi đã chọn đề tài : Sử dụng các câu chuyện tình huống nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân 9 ở trường THCS.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu một số cơ sở lí luận từ đó đề ra giải pháp : Sử dụng các câu
chuyện tình huống nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân 9
ở trường THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các câu chuyện tình huống phù hợp phù hợp với nội dung day học môn
giáo dục công dân 9
4.Phương pháp nghiên cứu:
Đối với đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nhằm xây dựng cơ
sở cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình học tập, kiểm tra đánh giá lẫn
nhau của học sinh trong giờ học.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Nhằm đánh giá thực trạng học
sinh trước và trong khi áp dụng đề tài.
- phương pháp thực nghiệm: Áp dụng cụ thể đối với tập thể học sinh, đối
tượng học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả bài
kiểm tra có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.
II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
1.1.Cơ sở triết học:
Lê Nin nói rằng “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhân thức chân lí của
sự nhân thức thực tiễn khách quan” luận điểm triết học này của lê nin chỉ ra rằng
trực quan sinh động và tư duy trừu tượng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung
cho nhau trong quá trình nhận thức thế giới khách quan; từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn mới hoàn thành một chu trình của quá trình nhận thức. nhận thức
là một quá trình từ cảm tính đến lí tính, đây là cơ sở khoa học quan trọng trong
việc sưu tầm truyện kể để vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt vào bài học
nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vì dạy học là một quá trình truyền thụ tri thức
khoa học, kĩ năng và phương pháp hành động. Đó là sự tác động của người dạy
vào các giác quan của học sinh, cung cấp các kiến thức mang tính chất kích
thích tư duy nhận thức của người học. Do vậy giáo viên cần sưu tầm có hệ thống
và có chọn lọc các câu chuyện phù hợp với nội dung bài học mang lại kết quả
cao nhất.
Việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh là một hoặc nhiều chu trình
của quá trình nhận thức thực tiễn khách quan đó. Quá trình học tập của học sinh
có đạt kết quả nhanh hơn và tốt hơn hay không phụ thuộc vào việc giả quyết các

4


bước của quá trình nhận thức như thế nào, người giáo viên có vai trò không nhỏ
trong việc hiện thực hóa những chu trình nhận thức của học sinh. Cụ thể hơn
trước khi để học sinh có những nhận thức về lí tính thì giáo viên cần giúp học
sinh có được thật nhanh, thất nhiều những nhận thức về cảm tính. Đối với từng
tiết học cụ thể ta thấy những câu chuyện sẽ tác đông rất nhanh đến sự nhận thức
cảm tính đó của học sinhgiups học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn từ đó hình
thành cho các em những tư tưởng đạo đức tốt đẹp, các em sẽ yêu thích môn giáo
dục công dân hơn.
1.2. Cơ sở giáo dục
Sự nghiệp giáo dục thường xuyên được nâng cao và đổi mới để đáp ứng nhu
cầu phát triển của đất nước. Đối với giáo viên việc đổi mới dạy học bộ môn đòi
hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư
phạm, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, mục tiêu môn học là
một yêu cầu cần thiết. Học sinh ngày nay có điều kiện tiếp xúc với nhiều
phương tiện thông tin, khá nhạy bén với khoa học kĩ thuật. Một tiết học giáo
dục công dân cho sinh động không phải chỉ là phô trương hình thức, nhiều
phương pháp mà nên thực sự chú trọng đến chiều sâu, hiệu quả của mỗi phương
pháp khi sử dụng, nhằm kích thích tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo trong quá trình học tập.
* Các định hướng trong quá trình dạy học tích cực :
1.Tạo bầu không khí học tập tích cực :
Trong mỗi giờ học cả học sinh và giáo viên đều căng thẳng do trải qua nhiều
hoạt động dạy học cũng như các thao tác tư duy. Vì vậy, nếu tạo bầu không khí
thân thiện, với sự nhận thức về một nội dung bổ ích, học sinh sẽ có tâm thế sẵn
sàng hợp tác và việc học tập của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn, giờ học sẽ
thật sự thú vị đối với cả thầy và trò
2.Tổ chức việc tiếp thu kiến thức và kết nối với các kiến thức đã có

3. Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức
Cái đích của việc học là học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức quan trọng
sao cho học sinh có thể vân dụng chúng ở trường và trong cuộc sống như vây
việc học mới có kết quả. khái niệm mở rộng và tinh lọc kiến thức được hiểu
ngắn gọn là quá trình làm cho người học biến kiến thức giáo khoa được mở rộng
bằng các quá trình tư duy thành tri thức của riêng mình
4. Định hướng phát triển tư duy bằng việc sử dụng kiến thức có ý nghĩa .
Định hướng này cho thấy, nếu học sinh tham gia giải quyết vấn đề ở lớp
nhiều thì các em sẽ nhanh, nhạy với những giải quyết sự việc hằng ngày, và khi
giải quyết những vướng mắc trong thức tế thì kích thích mạnh trong học tập, đó
chính là sử dụng kiến thức có ý nghĩa
5. Thói quen tư duy
Có thể xem như là cái đích phải tới hay sản phẩm của quá trình dạy học.
khi học sinh phát triển thói quen tư duy sẽ có hai cái lợi.Một là phát triển thói
quen tư duy sẽ làm cho học sinh nội dung tri thức khoa học trong sách giáo
khoa, hai là thói quen tư duy sẽ hỗ trợ tốt cho học sinh trong tương lai
Môn giáo dục công dân là một môn không thể thiếu trong chương trình của
các trường trung học cơ sở như hiện nay. Bởi đây là môn học tổng hợp nhiều tri
5


thức khoa học vừa góp phần nâng cao nhận thức vừa giúp các em hoàn thiện
nhân cách bản thân, tuy nhiên các em luôn tỏ ra coi thường thậm chí học đối
phó vì cho đây là môn học phụ …Thật vậy bản thân là giáo viên giảng dạy môn
giáo dục công dântôi rất băn khoăn, trăn trở nên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi
làm sao tạo ra sự hứng thú cho các em trong học tập và đạt kêt quả cao nhất.Đây
chính là cơ sở giáo dục rất quan trọng giúp tôi thực hiện đề tài này
Sử dụng câu chuyện tình huống trong quá trình giảng dạy nhằm tạo ra
được sự say mê hứng thú trong học tập, giúp các em biết sử dụng kiến thức thực
tế trong cuộc sống vào nội dung bài học và ngược lại biết vận dụng kiến thức đã

học vào cuộc sống hằng ngày để trở thành người công dân học sinh tốt, được
mọi người tin yêu, quý mến.
2. Thực trạng của vấn đề
Ở bậc trung học cơ sở, môn giáo dục công dân là một trong những môn học
cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Nhiệm vụ giáo dục tư
tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinh được thực hiện ở tất cả các
môn học thông qua các hình thức giáo dục trong nhà trường. Nhưng chỉ môn
giáo dục công dân thể hiện trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức đó
theo một hệ thống xác định và toàn diện. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy
có một bộ phận học sinh chưa thật sự chú ý học tập môn giáo dục công dân,
chưa ý thức được vai trò, vị trí của môn học, học theo hình thức đối phó, nhận
thức sai dẫn đến hành động sai. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay.
Mặt khác nội dung chương trình giáo dục công dân ở phổ thông cò thiếu tính
thời sự, nặng về lí luận, phương tiện dạy học còn nghèo nàn, sơ sài không kích
thích được hứng thú học tập của học sinh…bên cạnh đó cách thức kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay còn nhiều bất cập.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía phụ
huynh và học sinh, thậm chí là chính đội ngũ giáo viên và các cơ quan chức
năng chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của môn giáo dục
công dân trong việc hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của học sinh để
góp phần giáo dục nhân cách cho các em học sinh, cụ thể giáo viên chưa đầu tư
xứng đáng cho môn học, vẫn còn trú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết
trình xen kẻ hỏi đáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển
tư duy, chỉ khai thác những câu chuyện, thông tin, sự kiện,tình huống có sẳn ở
trong sách giáo khoa và thường là chỉ giao nhiệm vụ cho học sinh đọc và tự tìm
hiểu, chưa đầu tư công sức, chưa tìm tòi những điều mới để đưa vào bài giảng
của mình sao cho phù hợp, sinh động. Bên cạnh đó phương tiện dạy học bộ môn
còn thiếu, tranh ảnh trực quan giúp học sinh tìm hiểu và liên hệ trực tiếp vào
cuộc sống nhà trường chưa được trang bị. Đặc biệt do tâm lí chung của mọi

người trong đó có cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, nên kết quả
học tập thế nào là không quan trọng lắm vì vây cũng không quan tâm nhiều và
chưa chú ý động viên con em học tập .Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong
giảng dạy, ở mỗi tiết học giáo viên cần có cách thiết kế bài giảng sao cho phù
hợp với nội dung kiến thức, phương tiện dạy học và năng lực của học sinh.
Người giáo viên cần phải tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động
6


học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc
trưng bài học. Để mỗi phần học, tiết học học sinh nắm được kiến thức, có khả
năng vận dụng kiến thức đã học trên lớp để xử lí các thông tin mà các em tiếp
xúc hằng ngày
Qua các năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm tòi suy nghĩ, vận dụng
những kinh nghiệm từ thực tiễn, những phương pháp, những cách thức …làm
thế nào để dạy học đạt kết quả cao nhất gây hứng thú cho học sinh nhằm giúp
các em khắc sâu kiến thức đã học đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã
học vào trong cuộc sống thực tiễn. Xuất phát từ thực tiễn dạy học và từ chính
kinh nghiệm của bản thân , tôi nhận thấy rằng sẽ rất có hiệu quả nếu giáo viên
có thể vận dụng câu chuyện tình huống trong việc giảng dạy để gây hứng thú
học tập cho học sinh, tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học của
các em, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh.
Sử dụng câu chuyện tình huống sẽ làm tăng tính thực tiễn của môn học,
nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp sự hứng thú, tình yêu, sự say mê đối
với môn học. Giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài
học một cách có hiệu quả, nâng cao kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kĩ năng
trình bày ý kiến trước đám đông. Những câu chuyện tình huống pháp luật phản
ánh những sự việc có thật diễn ra trong cuộc sống, rất gần gũi và dễ hiểu đối với
học sinh, tạo cho các em có niềm tin vào sự công bằng của pháp luật. Qua đó
các em sẽ phát triển kĩ năng thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, có được

lối sống đẹp, có văn hóa, đúng pháp luật. Vận dụng câu chuyện tình huống vào
giảng dạy chắc chắn sẽ khơi dậy được niềm say mê học tập của học sinh, góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Các bước sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật để dạy giờ
giáo dục công dân lớp 9
Khi sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật để dạy giờ giáo dục công dân
tôi thường thực hiện theo 3 bước :
Bước 1: Đọc, nghiên cứu kĩ nội dung bài cần giảng, tìm xem có thể sử dụng
câu chuyện vào phần nào của bài học; chuẩn bị câu chuyện tình huống pháp luật
có nội dung phù hợp với nội dung bài học. sau đó giáo viên có thể tóm tắt cho
ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đưa vào nội dung bài học .
Bước 2. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên đưa ra các câu hỏi dẫn
dắt học sinh hát hiện, liên hệ và phân tích rút ra nội dung bài học.
Bước 3. Theo dõi và phân tích tổng hợp ý kiến của học sinh nếu như là trả
lời cá nhân và các nhóm nếu như yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ; đồng thời
nhân xét, bổ sung và đưa ra kết luận.
Ví dụ 1. Khi hướng dẫn học sinh hiểu được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa
của phẩm chất chí công vô tư (Bài 1. Chí công vô tư ) giáo viên có thể chuẩn bị
câu chuyện về Tô Hiến Thành.
Tô Hiến Thành là một vị quan trụ cột nhà Lý vào thời Lí Cao Tông. Ông giữ
chức Tể tướng, tính ti nhf trung thực khảng khái, được mọi người rất kính phục.

7


Khi ông bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất
chu đáo, còn Trần Trung tá thì mải việc chống giặc nơi biên cương, không co
sđiều kiện gần gũi ông. Một hôm Thái hậu đến thăm Tô Hiến Thành và hỏi :
- Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông gánh vác công việc của

triều đình ?
Ông đáp :
- Tâu Thái hậu, quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá có thể thay tôi!
Thái hậu ngạc nhiên hỏi tiếp :
- Sao ông không cử Vũ Tán Đường là người đã ngày đêm hầu hạ ông ?
Tô Hiến Thành chậm rãi trả lời:
Nếu Thái hậu hỏi ai là người hầu hạ vua tận tình nhất thì tôi xị tiến cử Vũ tán
Đường. Còn hỏi người phải thay tôi lo việ nước thì phải cử Trần Trần Trung Tá.
(Phỏng theo cuộc sống và sự nghiệp, tập 3 và những vì sao đất nước, tập 4.
NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1976)
Bước 1. : Giáo viên tóm tắt ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện
để sử dụng vào phần 1 khái niệm và biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư
Bước 2. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên đưa ra câu hỏi
Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và trong
giải quyết công việc? Biểu hiện nào của Tô Hiến Thành thể hiện chí công vô tư?
2. Qua câu chuyện em thấy, chí công vô tư có tác dụng gì đối với đời sống
con người ?
Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của mình
Bước 3. Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng
thời bổ sung kết luận : 1.Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể
hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải , xuất phát
từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; 2. Biểu hiện công
bằng, không thiên vị, vì lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích các nhân;
3. Chí công vô tư được mọi người kính trọng, vị nể; đem lại lợi ích cho tập
thể, cộng đồng xã hội
Ví dụ 2 : Khi truyền đạt kiến thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong
kinh doanh (Bài 13 GDCD lớp 9 giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện :
Có xin giấy phép kinh doanh hay không ?
Năm 2013 bà Loan mở siêu thị mi ni để kinh doanh văn phòng phẩm, thời
gian gần đây con trai bà ở Hồng Kông thường xuyên gửi quần áo, túi xách về để

bà bán thêm kiếm lời. Thấy kinh doanh quần áo, túi xách lãi nhiều hơn lại không
phải vất vả đi lấy hàng, bà Loan bàn với chồng chuyển hẳn sang mặt hàng mới.
Chồng bà Loan sau khi nghe song ý định của bà đã không nhất trí vì nếu đổi mặt
hàng kinh doanh phải đi kê khai lại, rất phiền toái, nên tốt nhất là cứ bán kèm
như hiện tại vừa vẫn có lãi lại không phải làm lại thủ tục kinh doanh, bà Loan
đồng ý và bán thêm mặt hàng quần áo, túi xách.
Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để
củng cố phân 1và phần 3 của nội dung bài học trong khoảng 2 phút
Bước 2. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên đưa ra câu hỏi
1.Theo em suy nghĩ và việc làm của vợ, chồng ba Loan như vậy là đúng hay
sai? Vì sao?
8


2.Nếu em là một người trong gia đình bà Loan và được tham gia vào câu
chuyện trên em sẽ bày tỏ ý kiến của mình như thế nào ?
Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của mình
Bước 3. Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm,
đồng thời bổ sung kết luận : suy nghĩ và việc làm của vợ chồng bà Loan như vậy
là sai và vi phạm pháp luật. pháp luật quy định công dân có quyền tự do kinh
doanh nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật như phải kê khai đúng số
vốn, kinh doanh đúng nghành, mặt hàng ghi trong giấy phép. Nếu em là người
thân trong gia đình bà em sẽ khuyên ông bà nên đăng kí thêm những mặt hàng
mà mình muốn kinh doanh thêm, vừa có thêm thu nhập lại vừ thực hiện tốt
nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh…
3.2. Cách sử dụng câu chuyện tình huống để dạy giờ học giáo dục công
dân lớp 9
3.2.1 Sử dụng câu chuyện tình huống để giới thiệu bài
Khi giới thiệu bài mới, thông thường tôi sử dụng phương pháp thuyết trình
hoặc đàm thoại,... Bắt đầu giờ học như vây tôi nhận thấy học sinh không có sự

say mê, hứng thú để bước vào bài học, các em thường có thái độ thờ ơ, miễn
cưỡng dẫn đến giờ học căng thẳng, khô cứng,..
Thay thế cho cách giới thiệu bài thông thường từ năm học này tôi thường
xuyên sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật, tôi thấy học sinh rất hào hứng
học tập, học sinh chăm chú lắng nghe, hăng say hát biểu để chứng tỏ mình có
hiểu biết. Không khí sôi nổi có ngay từ khi bắt đầu vào bài mới.Tạo được sự
hứng thú học tập cho học sinh .
Ví dụ: Để giới thiệu vào bài 8. Năng động, sáng tạo
Tôi sử dụng câu chuyện “Hai Lúa” chế máy gặt đập liên hợp
Chíêc máy này do một nông dân mới học hết lớp 5 chế tạo. Đó chính là
anh Nguyễn đức Hoàng, ở ấp Bình An 2, xã An Hòa, huyện Châu Thành, An
Giang. Chuyện bắt đầu từ vụ đông xuân năm 2003, đến tháng 9 năm 2003, anh
hoàn thiện song bản thiết kế và bắt tay và thực hiện chiếc máy thứ nhất .
Cuối năm 2004, anh cùng làm, cùng lắp giáp với công nhân chiếc máy thứ
hai. Sau hơn 2 tháng chiếc máy gặt đập hoàn thành, anh đưa vào cắt mướn ở Tri
Tôn và Hòn Đất cuối cùng trở về cánh đồng Vĩnh An cho hội đồng khoa học và
công nghệ tỉnh nghiệm thu.
Kết quả chiếc máy thứ 2 này được đánh giá tính năng hoạt động ưu điểm
hơn nhiều, kiểu dáng lại gọn, đẹp và hạn chế trước đây được khắc phục. Máy gặt
đập của nông dân Nguyễn Đức Hoàng đạt năng suất 3 ha/ngày, tương đương sử
dụng 8 công lao động, tỉ lệ hao hụt chỉ 1% so với thu hoạch bằng tay 2% - 3 % .
(Theo báo tuổi trẻ 2005)
Câu hỏi : Em có nhân xét gì về tấm gương Hai Lúa? . Học sinh trả lời
Nhận xét : Qua câu chuyện trên chúng ta thấy anh Nguyễn Đức Hoàng là
một nông dân, mới học hết lớp 5 nhưng đã sáng tạo ra một sản phẩm có giá trị
rất lớn. Hội đồng khoa học nghiệm thu đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta
đến quyền sáng tạo của công dân. Vây năng động sáng tạo là gì? Năng động
sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống chúng ta cùng tìm hiểu bài học
hôm nay.
9



Như vậy bằng truyện kể ngắn gọn, mang nhiều ý nghĩa giáo viên không
những khéo léo đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài học mới mà còn kích thích học sinh
tìm hiểu những kiến thức mới sẽ học
3.2.2 Sử dụng câu chuyện tình huống để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến
thức
Có những câu chuyện giáo viên có thể dùng vào toàn bộ các phần trong bài
giảng và có thể tiết kiệm được thời gian đáng kể. Tuy nhiên lại không gây được
sự bất ngờ, thu hút nhiều sự chú ý của các em. Sử dụng câu chuyện mang một
nội dung kiến thức làm cho các em hứng thú say mê và tập chung được sự chú ý
của các em.
Ví dụ: Để dẫn học sinh vào phần 1 tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật và
trách nhiệm pháp lí, vi phạm pháp luật hình sự và trách nhiệm hình sự, giáo viên
có thể sử dụng câu chuyện
“Đánh mất tuổi thơ”
Khi trở thành kẻ giết người, Nguyễn Thanh T. đang là học sinh lớp 9, chỉ mới
15 tuổi ! Người chết là Nguyễn Mnh N., học lớp 7 cùng trường, họ mới chỉ là
hai cậu thiếu niên, thế mà một chết, một vào tù vì một lí do không đâu…
Không quen biết nhau nhưng T. bị N và bạn của N. vô cớ đánh rất đau vào
đầu, vào ngực và vào lưng . Lúc đầu T. tưởng bị đánh nhầm nhưng khi T. hỏi thì
N. trả lời: “ Thích thì đánh”. Những ngày sau đó T. vẫn tiếp tục bị đón đánh. Để
tự vệ theo cách nghĩ của mình, T đã lấy con dao chẻ cau của ngoại để bỏ vào
cặp. Hôm đó sau khi tan học T cùng người bạn chở nhau về bằng xe đạp, lại tiếp
tục bị N. và bạn của N. chặn đánh tới tấp . T. ngã vào hàng rào nhưng vẫn bị hai
người tiếp tục xông vào đánh. T.cầm dao đâm vào ngực trái của N trúng tim.
Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long mở hiên tòa xét sử sơ thẩm Nguyễn Thanh
T. về tôi “giết người”. Những lời bị cáo nói tại tòa khiến ai cũng sót xa : “Bị cáo
chỉ định đem dao hù dọa thôi, nhưng do bị đánh đau quá nên không kìêm chế
được ! Nếu biết thế thà bị cáo để cho các bạn ấy đánh mình chứ không đánh trả

làm gì !”. Hội đồng xét xử hỏi : “ tại sao bị cáo không báo cho thầy cô hoặc
người thân ?” . Bị cáo trả lời: “ Bị cáo rủ bạn đi cùng nhưng bạn không đi nên bị
cáo cũng không dám đi. Bị cáo sợ mẹ lo buồn nên không dám nói cho mẹ hay” .
Khi được nói lời cuối cùng trước khi tòa nghị án, T.khóc : “Xin tòa cho con ở tù
ít thôi ! Con nhớ ngoại và mẹ lắm ! Để con còn học nghề sửa xe nuôi mẹ và
ngoại” .Lời nói của đứa trẻ khiến người dự thấy sót xa nên khi tòa tuyên mức án
3 năm tù giam, dường như có tiếng thở dài nhẹ nhỏm. Có lẽ mọi người cảm
thông cho T cái tuổi còn nhỏ, gây án trong tình trạng bị kích động, mất bình tĩnh.
(Theo Minh Tâm,Việt báo .vn)
Hỏi : Việc T bị tòa án nhân dân xử phạt chứng tỏ điều gì? Hành vi của T là
vi phạm pháp luật gì và T phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ?
Hs trả lời - GV nhận xét: việc làm của T vi phạm pháp luật và đã vi phạm
pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lí.
T vi phạm pháp luật Hình sự và T phải chịu trách nhiệm Hình sự.
Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận tìm nội dung của vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lí;vi phạm pháp luật Hình sự, trách nhiệm Hình sự.
3.2.3 Sử dụng câu chuyện tình huống để củng cố bài học .
10


Sau khi kết thúc bài học, giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có
nội dung phù hợp để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách
củng cố bài vừa hấp dẫn, vừa có hiệu quả ; giúp học sinh liên tưởng đến tri thức
bài học và tri thức có trong cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện; đồng thời
làm cho giờ học kết thúc nhẹ nhàng, tạo tâm lí hào hứng, đón chờ giờ học sau .
Ví dụ1 : Để củng cố kiến thức bài 2 tự chủ giáo viên có thể kể câu chuyện
“Dạy con từ thuở còn thơ.”
Bác Tùng là người nổi tiếng thương con nhưng không chiều con. Từ khi
con ông mới chập chững biết đi, thậm trí khi bị vấp ngã ít khi bác đỡ dậy mà
khuyến khích con tự đứng lên. Vì thế, ngay từ nhỏ con bác đã làm được nhiều

việc như tự tắm, mặc quần áo, ăn cơm.
Những lúc như vậy, con bác thường tỏ ra thích thú khi chủ động hoàn thành
nhiệm vụ, Một lần khi Minh con trai bác đi thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành
phố, bác rất hấn khởi nhưng không giống các gia đình khác đưa con đi thi mà
bác gọi con đến, bảo :
- Con lớn rồi, tự thu xế đi một mình được không ?
- Dạ, được ạ. Con sẽ đi ô tô khách, bố nhé.
Thấy thế mẹ đưa cho Minh một ít tiền, âu yếm nói với con:
- Bố mẹ chỉ có ngần này tiền thôi, con hãy tự lo cho mình nhé .
Cầm số tiền của mẹ đưa cho, Minh rất vui, vội đếm lại :
-Ôi! sao bố mẹ cho con nhiều thế ?
Con có thể tự chi tiêu theo yêu cầu của mình. Nhưng nhớ là phải biết tiết kiệm.
Nếu cần, có thể giúp đỡ bạn cùng đi thi với con.
Minh vui vẻ nghe theo lời bố mẹ, cảm thấy như mình đã lớn, tự lo được rất
nhiều việc và trước khi quyết định việc gì đều suy nghĩ nên làm hay không nên
làm rồi tự ra kế hoạch để thực hiện. Giờ đây khi đã tuổi ngoài 20, là sinh viên
đại học nhưng Minh không chỉ học giỏi mà còn có ý chí vững vàng để thực hiện
hoài bão của mình.
Phỏng theo Anh Thi
(Báo Hà Nội mới cuối tuần 15/3/2003
Hỏi : Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên ?
Gợi ý trả lời : Nhờ bố giáo dục Minh đã rèn luyện được tinh thần chủ động, ý
thức tự chủ trong công việc nhà .
Qua câu chuyện em có thể noi theo gương của Minh mà rèn luyện tinh thần
tự chủ, phải chủ động trong công việc, trước khi quyết định việc gì đều suy nghĩ
nên hay không nên làm rồi tự vạch ra kế hoạch để thực hiện và luôn có ý chí
vững vàng để thực hiện hoài bão của mình, em cũng hiểu biết nếu có tính tự chủ
thì sẽ giúp con người đứng vững trước mọi khó khăn, thử thách, cám dỗ trong
cuộc sống, nên ngay từ bây giờ chúng ta cần phải rèn luyện tính tự chủ.
Ví dụ 2. Để củng cố kiến thức bài 5. Bảo vệ hòa bình, giáo viên có thể kể

câu chuyện: “Cánh cửa hòa bình”
Một tình bạn vĩ đại bắt đầu từ những cử chỉ, hành động nhỏ bé nhất. Trên
thế giới này, việc thấu hiểu nhau như Bác hồ với Thủ tướng Nê-ru là một trong
những điển hình về tình bạn của các lãnh tụ.
11


Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời thủ đô Niu-Dê-li bằng xe lửu dặc
biệt để thăm thành phố Bom-bay, đông đảo đại diện ngoại giao các nước và
quần chúng thủ đô Niu-Dê-li tiễn Bác, các thành viên của đoàn ta lên các toa
trước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay.
Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong
phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, thủ tướng Ấn Độ Nê-ru và
ông Vụ trưởng Vụ Lễ tân của Ấn độ. Bước đến toa dành riêng cho Bác, Bác
không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa nói một vài câu chuyện với thủ
tướng Nê ru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu sắp chuyển bánh, thủ tướng Nê ru thân
mật và ân cần nói với Bác : “ Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.”
Tươi cười và rất hiền hòa, Bác Hồ nói với thủ tướng Nê ru: “ Ông bạn thân
mến cứ yên tâm. Đay là cánh cửa hòa bình” .
Nghe bác nói thủ tướng Nê- ru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác: “ Thưa
chủ tịch, cửa Hòa bình luôn luôn mở rộng”.
Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia ,
đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hòa bình , hữu nghị, hợp tác giữa
các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và người nước ngoài có mặt hôm ấy
rất chú ý. Sáng hôm sau các báo lớn của ấn độ đăng lại cuộc đối thoại lí thú này
và đã tạo dư luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác
“Đây là cánh của hòa bình”.
( Sách Bác Hồ và những bài học đạo đức dành cho học sinh lớp 9NXB Giáo dục Việt Nam)
Hỏi: 1. Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện cánh cửa hòa bình?
Câu chuyện nói lên phong cách của Bác Hồ trong việc tạo lập mối quan hệ

hữu nghị, hòa bình với bạn bè bốn phương.
Qua câu chuyện em thấy mình cần phải biết xây dưng mối quan hệ thân
thiết, chan hòa, cởi mở, chân tình và luôn tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa
con người với con người; thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa
các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
Ví dụ 3: Để củng cố kiến thức bài 13 -lớp 9 Quyền tự do kinh doanh và
nghĩa vụ đóng thuế giáo viên có thể kể câu chuyện:
Sự kiện Coca-Cola báo lỗ liên tục để 10 năm không đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp khiến nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng, đã khiến những người ưa
dùng loại nước giải khát này phẫn nộ
Hỏi : Em có suy nghĩ gì về việc làm của hãng CoCa- CoLa
Gợi ý trả lời : CoCa-CoLa đã vi phạm nghĩa vụ đóng thuế, gian lận trong kinh
doanh, làm mất đi niềm tin ở khách hàng, nên phải bị xử lí theo quy định của
pháp luật.
3.2.4 Môt số điểm giáo viên cần lưu ý khi sử dụng câu chuyện tình
huống trong giảng dạy
- Câu chuyện tình huống phải phù hợp với nội dung bài học , phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh và phải mang tính giáo dục sâu sắc.
- Câu chuyện phải ngắn gọn, rõ dàng dễ hiểu, phải mang tính giáo dục
- Các câu chuyện phải được triển khái theo các hướng khác nhautuyf thuộc
vào nội dung của từng bài học cụ thể
12


- Khi xây dựng câu hỏi sau câu chuyện tình huống cần ngắn gọn, dễ hiểu, mục
đích là rút ra hoặc làm rõ nội dung kiến thức. Nếu đưa ra nhiều câu hỏi thì sẽ
gây ra sự nhàm chán, mất thời gian hoặc có thể vấn đề không được giải quyết
triệt để sẽ phá vỡ kết cấu bài giảng.
- Sử dụng câu chuyện tình huống trong giảng dạy mất nhiều thời gian để
chuẩn bị , nhất là với những câu chuyện cần sự thảo luận nhóm. Vì vậy khi dạy

giáo viên phải cân nhắc giữa việc bảo đảm mục tiêu bài học với thời gian quy
định
- Sử dụng câu chuyện tình huống cần có sự kết hợp với các phương pháp , kĩ
thuật dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Câu chuyện tình huống có thể áp dụng vào giới thiệu bài mới hay sử dụng
câu chuyện tình huống để dẫn dắt từng nội dung kiến thức hoặc có thể sử dụng
để củng cố bài hoặc kiểm tra kiến thức bài đã học. Tuy nhiên không phải bất cứ
bài nào giáo viên cũng áp dụng câu chuyện tình huống mà tùy theo từng bài giáo
viên có thể áp dụng vào từng phần, từng nội dung kiến thức cho hợp lí, tránh
làm loãng kiến thức bài học, gây nên sự nhàm chán. Do vậy khi càn có sự kết
hợp các phương pháp giảng dạy khác để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn giáo
dục công dân
Sẽ không có phương pháp nào là vạn năng, nhưng cùng với những phương
pháp dạy học đang sử dụng, thì thông qua những câu chuyện kể sẽ làm cho
những tri thức trở nên dễ hiểu, dễ khắc sâu hơn vào tâm trí người học, góp phần
phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiếp thu bài học.
Giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức, hình thành thái độ mà còn rèn luyện
hành vi đạo đức của học sinh, biến những tri thức đạo đức thành sức mạnh nội
tâm bên trong và thôi thúc hành động của họ, tạo ra những con người Việt nam
có đủ đức lẫn tài, đem sức khỏe, nhiệt huyết, tài năng và đức độ của mình để xây
dựng đất nước ngày càng phồn vinh,ấm no. hạnh phúc.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
* Trước khi áp dụng đề tài:
Với đặc thù bộ môn giáo dục công dân nói chung và và môn giáo dục công
dân lớp 9 nói riêng, khi chưa thay đổi phương pháp giảng dạy thì một điều dễ
nhận thấy là các em không có hứng thú học môn giáo dục công dân, đặc biệt là
những vấn đề liên quan đến đạo đức, nó cũng không phải là vấn đề mới mẻ các
em đã được tiếp cận từ những lớp cấp dưới. đa số các em chỉ học mang tính chất
đối phó cho qua, học để lấy điểm. Do vậy, học sinh không hiểu được bản chất
của vấn đề.

* Sau khi áp dụng đề tài.
Sau một thời gian nghiên cứu và sử dụng câu chuyện tình huống vào giảng
dậy môn giáo dục công dân nói chung và môn giáo dục công dân lớp 9 nói
riêng, tôi đã thu nhận được những kết quả rất tốt, một mặt đã đánh giá được việc
sử dụng câu chuyện tình huống trong dạy học môn giáo dục công dân. Mặt khác
nó cũng giúp giáo viên thấy được những ưu, nhược điểm của việc sử dụng câu
chuyện trong quá trình giảng dạy để kịp thời sửa đổi và phát huy theo hướng
ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
+ Kết quả điều tra :
13


Sau khi áp dụng đề tài vào dạy học năm 2018-2019 tại trường THCS Nhữ Bá
Sỹ- Thị Trấn Bút Sơn, tôi đã phát phiếu điều tra 152 học sinh khối 9 và đã nhận
dược kết quả sau:
Câu 1. Cảm nhận của em về bài giảng theo hướng này?
a. Dễ hiểu: 142/152 tỉ lệ 93,4 %
b. Bình thường 10/152 tỉ lệ 6,6%
c. Khó hiểu: 0/152 tỉ lệ 0%
Câu 2. Theo em mức độ kích thích tư duy của bài giảng ra sao?
a. Cao: 125/152 tỉ lệ 82,2%
b. Bình thường: 27/152 tỉ lệ 17,8%
c. Thấp : 0/152 tỉ lệ 0%
Câu 3. So với phương pháp dạy học truyền thống thì sử dụng truyện kể vào
giáng dạy có tạo được hứng thú học tập tốt hơn không?
a. Có : 152/152 tỉ lệ 100%
b. Không : 0/152 tỉ lệ 0%
Câu 4. Em thấy có nên sử dụng truyện kể trong dạy học môn giáo dục công
dân nữa không?
a. Có : 152/152 tỉ lệ 100%

b. Không : 0/152 tỉ lệ 0%
+ Kết quả bài kiểm tra:
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra 15 phút về bài học có sử dụng câu chuyện tình
huống vào giảng dạy.
Kết quả kiểm tra được thống kê, so sánh như sau:
-Thống kê số liệu cụ thể các lớp trong năm không thường xuyên sử dụng câu
chuyện tình huống trong giảng dạy: ( Năm học 2017-2018)
Lớp
Tổng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
số HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
31
2
6.5
12 38.7
15 48.3
2
6.5

9B
46
4
8.7
18 39.1
22 47.8
2
4.3
9C
38
3
7.9
16 42.1
19
50
0
0
9D
39
4 10.3
14 35.9
20 51.3
1 2.6
9E
35
2
5.7
10 28.6
22 62.9
1

2.9
Cả khối
189
15
7.9
70
37
98 51.9
6
3.2
- Thống kê số liệu cụ thể các lớp trong năm thường xuyên sử dụng câu chuyện
tình huống trong giảng dạy (Năm học 2018-2019)
Lớp
Tổng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
số HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
44
15 34.1

20 45.5
9 20.5
0
0
9B
24
5 20.8
12
50
6
25
1
4.2
9C
44
17 38.6
20 45.5
7 15.9
0
0
9D
40
17 42.5
18
45
5 12.5
0
Cả khối
152
54 35.5

70
46
27 17.8
1
Nhìn vào 2 bảng số liệu thống kê trên ta có thể dễ dàng nhận thấy :

0
0.7
14


Ở những lớp không thường xuyên sử dụng câu chuyện tình huống thì kết
quả học tập thấp hơn nhóm lớp thường xuyên sử dụng câu chuyện (Số học sinh
giỏi, khá tăng lên còn học sinh trung bình giảm và chỉ còn một học sinh yếu.
Điều quan trọng là đã thật sự gây được sự hứng thú học tập cho học sinh. Các
em yêu thích học tập bộ môn, mong chờ hết một tuần để đến giờ học.
Cụ thể:
- Các em rất hứng thú, say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong việc tìm tòi
kiến thức, hăng hái tham gia xây dựng bài và cũng nhờ đó mà các em dành
nhiều thiện cảm cho môn học.
- Sự mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý kiến của
mình, lắng nghe ý kiến góp ý, phê bình của bạn, giúp các em hòa đồng với
cộng đồng, tạo cho các em tự tin hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức của bài
học và từ đó biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống, giải
thích được các hiện tượng diễn ra ở địa phương mình
- Sử dụng câu chuyện tình huống trong giảng dạy kết hợp với những phương
phá dạy học mới giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, chắc
chắn và nhớ lâu kiến thức đã học.
- Giúp các em từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt động chủ động, các
em rèn luyện được tư duy sáng tạo thông qua việc giải quyết tốt các tình huống

mà giáo viên đưa ra. Do đó kết quả là hình thành kĩ năng giải quyết tình huống
cho học sinh, đó là kĩ năng cần có để một cá nhân thành công trong cuộc sống.
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn học sinh ( chiếm 93,4% ) đều cho rằng
sử dụng truyện kể vào bài giảng sẽ giúp cho bài giảng dễ hiểu hơn. Có tới 82,2
% số học sinh được hỏi cho rằng phương pháp này kích thích được tư duy của
học sinh. Đặc biệt 100% học đánh giá ràng phương pháp vận dụng truyện kể tạo
được hứng thú tốt hơn cho học sinh. 100% các em đều ủng hộ việc vận dụng
truyện kể khi dạy học môn Giáo dục công dân.
Như vây kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, chân thực của
việc sử dụng truyện kể trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 9 nói riêng
và môn Giáo dục công dân nói chung ở trường THCS. Điều này chứng minh
những giải pháp của đề tài thực sự đem lại giá trị trong việc nâng cao chất lượng
dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay.
III. Kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
Có rất nhiều phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, bao gồm các
phương pháp dạy học như đóng vai, liên hệ thực tiễn, dự án,…Ở mỗi phương
pháp dạy học đề có mặt mạnh và hạn chế riêng , các phương pháp sẽ phù hợp
với từng loại bài riêng. Do đặc trưng của bộ môn giáo dục công dân, sử dụng
câu chuyện tình huống vào giảng dạy và học tập sẽ kích thích tư duy của học
sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, chủ động trong học tập. Thông
qua các câu chuyện mà các em được tiếp xúc với thực tiền nhiều hơn và phân
tích để hiểu sâu sắc nội dung bài học. Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực
tiễn và phát huy được tính tích cực trong học tập.
Sử dụng câu chuyện tình huống trong trọng giảng dạy bộ môn nhằm gây
hứng thú học tập cho học sinh, tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài
15


học của các em, nâng cao hứng thú học tập góp phần làm giảm mệt mỏi, căng

thẳng trong học tập, bồi đắp sự hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học.
Giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách
có hiệu quả, nâng cao kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày ý
kiến trước đám đông. Những câu chuyện tình huống phản ánh những sự việc có
thật diễn ra trong cuộc sống, rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh qua đó các
em sẽ phát triển kĩ năng thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, có được lối
sống đẹp, có văn hóa.
Sử dụng câu chuyện tình huống trong giảng dạy môn giáo dục công dân nói
chung và môn giáo dục công dân lớp 9 nói riêng luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ
của từng giáo viên có trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều
đạt được dễ dàng. Mục đích nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân 9
là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen
học tập thụ động. Khi lựa chọn đề tài “Sử dụng câu chuyện tình huống nhằm
nâng cao chất lượng giờ học môn giáo dục công dân lớp 9”. Bản thân tôi có hi
vọng đề tài này là một tư liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các đồng nghiệp
trực tiếp giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 9 góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục bộ môn giáo dục công dân nói chung và môn giáo dục công dân lớp 9
nói riêng.
2. Kiến nghị :
Môn Giáo dục công dân hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào
tạo con người. Tuy nhiên hiện nay sách tài liệu tham khảo cho bộ môn này rất ít.
Do vậy tôi có mong muốn các cơ quan ban ngành cần quan tâm hỗ trợ cung cấp
tài liệu tham khảo phục vụ cho môn học.
- Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, xây dựng hệ thống tủ
sách pháp luật làm tư liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy phần pháp luật.
- Giáo viên giảng dạy bộ môn cần được trau dồi chuyên môn, học hỏi kinh
nghiệm, đầu tư về thời gian cũng như nội dung giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng môn học
Trên đây là kết quả của sư tìm tòi của bản thân tôi nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, chắc chắn những kinh nghiệm còn nhiều

thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 05 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
ĐƠN VỊ
viết. Không sao chép nội dung của người
HIỆU TRƯỞNG
khác.
Người viết

Lê Thị Ngọc Lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học- NXB Giáo dục.
2.Sách Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống giành cho học sinh-NXB
Giáo dục
3. Chuyện kể về Bác Hồ- NXB Lí luận chính trị.
4. Bài tập tình huống môn Giáo dục công dân 9.
5.Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 9- NXB Giáo dục và
các tư liệu tham khảo khác.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
17


ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Thị Ngọc Lan
Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Nhữ Bá Sỹ
Năm học
2011-2012

2014-2015

2015-2016

Tên đề tài và Sáng kiến
kinh nghiệm
Vận dụng phương pháp
giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong môn
GDCD ở trường THCS
Sử dụng phương pháp trò
chơi nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn giáo
dục công dân ở trường
THCS
Hướng dẫn học sinh ôn
tập tốt luật giao thông
trong luyện thi học sinh
giỏi môn GDCD 9 ở
trường THCS Nhữ Bá Sỹ

Xếp loại cấp
huyện
Loại A số :
223/QĐ-PGDĐT

Ngày 28/6/2012

Xếp loại cấp
tỉnh
Loại C số:
871/QĐ-SGDĐT
Ngày 18/12/2012

Loại A số:
268/QĐ-PGDĐT
Ngày 02/7/2015
Loại A số :
208/QĐ-PGDĐT
Ngày 22/6/2016

Loại B số:
972/QĐ-SGDĐT
Ngày24 /11/2016

18



×