Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

NHỮNG vấn đề CHÍNH TRỊ – xã hội có TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.58 KB, 30 trang )

-1-

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

1.

Tên bài giảng: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG
TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (XHCN)

2.
3.
4.

Thuộc môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Đối tượng giảng: Hệ đại học.
Mục đích – yêu cầu:
Về lý luận: Học viên cần

 Hiểu thế nào là nền dân chủ XHCNvà nhà nước XHCN, những đặc trưng của nó. Tại
sao phải xây dựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN?
 Việc xây dựng nền văn hoá trong XHCN như thế nào? Tại sao phải xây dựng nền
văn hoá XHCN.
 Tìm hiểu vấn đề dân tộc và tôn giáo. Những nguyên tắc nào để giải quyết hai vấn đề
này trong cách mạng XHCN?
Về thực tiễn:
- Nhận thức đầy đủ và đúng đắn tiến trình cách mạng Việt Nam trong việc giải quyết
các vấn đề chính trị – xã hội. Tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt
Nam trên tất cả các lĩnh vực.
- Đồng thời, đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái hòng chống phá nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù chống phá và
xuyên tạc đường lối cách mạng nước nhà.


Nội dung và phân bố bài giảng:
- Số tiết của chương: 9 tiết.
- Thời gian giảng lý thuyết: 6 tiết.
- Số tiết tự học, thảo luận: 3 tiết.
5.

- Phân bố thời gian cho các nội dung bài giảng:
STT
NỘI DUNG BÀI GIẢNG

THỜI GIAN

Thời lượng
Giảng

I.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và
nhà nước xã hội chủ nghĩa

1

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

90p
45p

Trên lớp,
thực hành



-2-

2

Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

45p

II.

Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

1

Khái niệm nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

2

Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá
xã hội chủ nghĩa

3

Nội dung và phương thức xây dựng nền văn
hoá xã hội chủ nghĩa

III.

Giải quyết vấn dề dân tộc và tôn giáo


1

Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải
quyết vấn đề dân tộc.

45p

2

Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết
vấn đề tôn giáo

45p

90p

90p

Tự học, thảo luận

135p

Tổng kết
Tài liệu học tập và tham khảo:
+ Tài liệu bắt buộc
1.
Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (dùng cho sinh

6.

viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội 2009, chương VIII.
+ Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hội đồng lý luận trung ương biên soạn, NXB chính
trị quốc gia, Hà Nội 2008 , chương X, XII, XIII, XIV, XV.
2. Các tác phẩm của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân:
- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1976,t33,tr.123.
- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1981,t30,tr.93.
- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1978,t35,tr.64.
- C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t1, tr.349.
- C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t19, tr.47.


-3-

3. Các văn kiện Đại hội VI, Đại hội X về dân chủ và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
4. Phương cách làm bài môn chủ nghĩa xã hội khoa học, lý thuyết – bài tập trắc nghiệm –
bài tập tự luận (dùng cho học và ôn thi), PGS.TS. Đỗ Thị Thạch, TS. Bùi Ngọc Lan., NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội, 2007.
Phương tiện dạy học:
- Bảng đen, phấn, máy chiếu đa năng (nếu có)...
8. Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp thuyết trình – diễn giảng nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi – đáp.
9. Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu:
- Đọc bài, tóm tắt các vấn đề chính và giải quyết vấn đề, có sự liên hệ thực tiễn.
Câu hỏi ôn tập và thảo luận:
1. Trình bày khái niệm dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN? Làm rõ sự khác
biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ XHCN?

2. Đặc trưng của nhà nước XHCN là gì? Liên hệ với Việt Nam?
3. Cương lĩnh về vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm những nội
dung gì?
4. Trình bày bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo. Nêu quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo?
5. Đặc trưng của nền văn hoá XHCN?
7.


-4-

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1. Tên phần giảng:
I. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .

2. Mục đích – yêu cầu:
Về lý luận: Học viên cần
- Hiểu thế nào là nền dân chủ XHCN, những đặc trưng của nó. Tại sao phải xây dựng
nền dân chủ XHCN?
- Thế nào là Nhà nước XHCN? Nhà nước XHCN có những đặc trưng, chức năng và
nhiệm vụ gì? Tính tất yếu phải xây dựng nhà nước XHCN?
Về thực tiễn:
Qua đó: - Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nền dân chủ và bản chất nhà nước ta, từ
đó, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước và có những đóng góp thiết thực
trong việc xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam và xây dựng nhà nước Việt Nam
XHCN – nhà nước của dân, do dân, vì dân. Củng cố niềm tin vào Đảng cộng sản Việt Nam
và sự lãnh đạo của Đảng.
- Đồng thời, đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái hòng chống phá nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù chống phá và
xuyên tạc đường lối cách mạng nước nhà.

3. Nội dung và phân bố bài giảng:
- Số tiết giảng: 2 tiết.
- Phân bố thời gian cho các nội dung bài giảng:
STT

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

THỜI
GIAN

Thời lượng
Giảng

I.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà
nước xã hội chủ nghĩa

1.1

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

45p

1.2

Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

45p


Thảo luận

90p

4. Tài liệu học tập và tham khảo:
+ Tài liệu bắt buộc
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (dùng cho sinh viên
đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB


-5-

chính trị quốc gia, Hà Nội 2009, chương VIII.
+ Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hội đồng lý luận trung ương biên soạn, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội 2008 , chương X, XII, XIII, XIV, XV.
2. Các tác phẩm của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh về giai cấp công
nhân:
- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1976,t33,tr.123.
- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1981,t30,tr.93.
- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1978,t35,tr.64.
- C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t1, tr.349.
- C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t19, tr.47.
3. Các văn kiện Đại hội VI, Đại hội X về dân chủ và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
4. Phương cách làm bài môn chủ nghĩa xã hội khoa học, lý thuyết – bài tập trắc
nghiệm – bài tập tự luận (dùng cho học và ôn thi), PGS.TS. Đỗ Thị Thạch, TS. Bùi Ngọc
Lan., NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội, 2007.
5. Phương tiện dạy học:
- Bảng đen, phấn, máy chiếu đa năng (nếu có)...
6. Phương pháp giảng dạy:

- Phương pháp thuyết trình – diễn giảng nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi – đáp.
7. Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu:
- Đọc bài, tóm tắt các vấn đề chính và giải quyết vấn đề, có sự liên hệ thực tiễn.
Câu hỏi ôn tập và thảo luận:
1. Trình bày khái niệm dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN? Làm rõ sự khác
biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ XHCN?
2. Đặc trưng của nhà nước XHCN là gì? Liên hệ với Việt Nam?


-6-

NỘI DUNG
I. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN)
1.1.1. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ
Hai chữ “DÂN CHỦ” xuất hiện khá thường nhật trong đời sống chính trị - xã hội
ở bất cứ quốc gia dân tộc nào.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí ngay trong quán cóc ven
đường, trong bữa cơm gia đình... chúng ta cũng thấy nhắc tới vấn đề nơi này mất dân
chủ, nơi kia dân chủ...Điều đó không khó hiểu, bởi lẽ dân chủ gắn liền với con người, là
nguyện vọng thiết thực của con người không phân biệt màu da, ngôn ngữ, không gian
địa lý, thời gian.
Tôi tin rằng trong chúng ta, không ai lại không quan tâm tới dân chủ, không mong
muốn mình sống trong một chế độ XH dân chủ. Và đặc biệt, không ai lại không có (dù
ít, dù nhiều) quan điểm về vấn đề này.
? Mỗi Đ/c nêu lên một ví dụ về biểu hiện của dân chủ và việc mất dân chủ trong
cuộc sống chúng ta?
Như vậy, có thể thấy rằng dân chủ là một vấn đề phức tạp, liên quan tới rất nhiều
lĩnh vực của đời sống và đặc biệt, nó luôn gắn liền với nhà nước.

Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn, khoa học hơn về vấn đề
này:
Dân chủ bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “demoskratos”.
Trong đó:
“demos” : nhân dân
“ kratos” : quyền ( hay: quyền lực ).
Như vậy “demoskratos” có nghĩa là quyền lực nhân dân
Thực tế là tư tưởng về dân chủ đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử tư tưởng
nhân loại.


-7-

Những tư tưởng được phản ánh trong sách “Khải hoàn thư” - bản kinh đầu tiên ra
đời cùng cùng với quá trình hình thành và phát triển của Kito giáo ở giai đoạn sơ kì- là
những cầu mong các thế lực gây nên tội ác sẽ bị trừng trị, quần chúng lao động sẽ không
còn bị sống trong đấy đọa, đau khổ và tủi nhục, được trả lại công bằng. Có thể coi đây là
một trong những tư tưởng sơ khai của nhân loại về dân chủ.
Hêrôđôt - sống vào khoảng những năm 480 TCN, đã sớm nhận thấy rằng một thể
chế mà quyền lực do đông đảo nhân dân nắm giữ mới là thể chế dân chủ. Khi đó, xã hội
sẽ được quản lý theo nguyên tắc đồng luật và đồng đều.Tất nhiên ở đây ta chưa bàn tới
việc ông cho rằng nhân dân là một đám đông không có học thức, dễ thỏa hiệp.
Giôn bôn - một nhà tư tưởng Tây âu thời kì trung đại, cho rằng: tất cả mọi sự giàu
có và xa hoa của những kẻ giàu có là do được hưởng từ thành quả lao động của những
người lao động nghèo bị bóc lột. Cuộc sống của những người nghèo này chỉ có thể thay
đổi khi xã hội không còn quí tộc lẫn chủ nô, không còn chế độ tư hữu và cuộc sống đó
phải được thay đổi. Bởi vì con người có quyền tự do, dân chủ.
Đại diện cho các nhà tư tưởng phương Đông, ngay từ rất sớm, Mạnh Tử đã thể
hiện quan điểm về dân chủ trước hết qua quan hệ vua với bề tôi:
“Vua coi bề tôi như tay chân thì bề tôi coi vua như bụng dạ, vua coi bề tôi như cỏ

rác, bề tôi coi vua như kẻ thù”
Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm “dân quyền” và sau đó là “dân chủ”
để diễn đạt bản chất chính trị của chế độ mới mà Người cùng với Đảng cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo nhân dân giành lấy nó, xây dựng nó.
Kế thừa nhiều tư tưởng tiến bộ của các bậc tiền bối phương Đông cũng như
phương Tây, trong đó có Mạnh Tử, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định cần thiết lập
quan hệ dân chủ giữa nhà nước với nhân dân.
“Nếu chính phủ hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”.
? Dân chủ là gì?
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã nêu ra những quan niệm cơ bản về Dân chủ như sau:
- Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con


-8-

người.
Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân
văn, là kết quả cuộc đấu tranh lâu dài chống lại áp bức, bóc lột, bất công.
Lênin từng khẳng định, dân chủ không phải là sản phẩm của tự nhiên, cũng không
phải là quà tặng của một lực lượng siêu nhiên nào đó, mà là kết quả của quá trình đấu
tranh trường kỳ của lịch sử nhân loại.
Ngay như đối với chế độ TBCN thì dân chủ cũng chỉ có thể có được trong quá
trình đấu tranh với chế độ đẳng cấp thời kỳ trung cổ.
? trong chế độ TBCN, dân chủ được phát triển lên như thế nào so với các xã hội
trước? (thảo luận, làm bài tập về nhà).
Với cách tiếp cận này, ta hiểu dân chủ là tương quan xã hội, phản ánh so sánh giữa
các lực lượng, các khuynh hướng xã hội.
- Với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước, một giai
cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung”.
?Với cách hiểu này thì tính chất của nền dân chủ tùy thuộc vào chỗ quyền lực

chính trị thuộc về giai cấp nào?Và đương nhiên, câu trả lời là thuộc về giai cấp thống trị
trong xã hội.
Ngay từ xã hội công xã nguyên thủy, để duy trì sự tồn tại của mình, con người đã
biết tự tổ chức ra những hoạt động có tính cộng đồng, các thành viên trong công xã đều
bình đẳng tham gia vào mọi công việc của xã hội. Việc cử ra những người đứng đầu các
cộng đồng và phế bỏ những người đứng đầu nếu không thực thi đúng những quy định
chung được giao do mọi thành viên của công xã quyết định thông qua đại hội nhân dân.
Đây được coi là hình thức dân chủ sơ khai, chất phác của những cộng đồng tự quản
trong xã hội chưa có giai cấp.
Khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời, giai cấp và bất bình đẳng
xuất hiện, các hình thức tự quản của xã hội trước đây không còn phù hợp, xã hội cần đến
những tổ chức chính trị với những công cụ bạo lực, cưỡng bức để điều chỉnh hoạt động
của xã hội, giai cấp và công dân. Bởi vậy, giai cấp chủ nô đã lập ra nhà nước, lấy tên là


-9-

nhà nước dân chủ tức là nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là
giai cấp nô lệ.
Dân chủ lúc này thực chất đó là sự tập trung quyền lực chính trị vào tay giai cấp
cầm quyền.
Điều này cũng góp phần phân biệt bản chất chính trị của các nền dân chủ thuộc
các chế độ khác nhau.
Xã hội chiếm hữu nô lệ có dân chủ chủ nô
Xã hội TBCN có dân chủ tư sản
Xã hội XHCN có dân chủ vô sản.
(? Đ/c nào cho biết quyền lực chính trị mà chúng ta đang nói tới ở ba chế độ trên
thuộc về giai cấp nào?)
- Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng
xã hội trong qua trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới

tự do, bình đẳng.
Ở phương diện này, dân chủ là một giá trị nhân văn, thể hiện mối quan hệ giữa
người với người được duy trì theo nguyên tắc bình đẳng. Mà sự công bằng xã hội xã
hội , bình đẳng trong xã hội chính là thước đo của sự giải phóng con người, là thước đo
của tiến bộ xã hội .
VD: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, khi nhà nước xuất hiện giai cấp nắm giữ đã
quy định dân bao gồm chủ nô, quý tộc, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và người tự
do; còn tuyệt đại đa số nô lệ thì không được coi là dân.
? Tại sao trong chế độ phong kiến lại không có dân chủ?(Lịch sử chế độ phong
kiến là lịch sử kế tiếp nhau của các triều đại phong kiến, là thời đại của các bậc quân
vương, thiên tử.
Vua là người đứng đầu thiên hạ, mọi quyền bính đều nằm trong tay vua.Vua được
“thay trời hành đạo”.
Vì thế, đương nhiên không thể có cái gọi là “dân chủ” giành cho người dân.
Song dân chủ là một nguyện vọng chính đáng của con người và nhu cầu dân chủ
trong XH phong kiến không hề mất đi, ngược lại, còn vô cùng mạnh mẽ. Nó được minh


- 10 -

chứng bằng hàng loạt cuộc đấu tranh, thậm chí là khởi nghĩa chống chính quyền phong
kiến từ Đông sang Tây.
Trong chế độ dân chủ tư sản, dù có nhiều thành tựu to lớn, chế độ đó mang tên
chế độ dân chủ nhưng nhà nước dân chủ đó là nhà nước của giai cấp tư sản.
Chỉ đến khi cách mạng XHCN Tháng Mười Nga(1917) thắng lợi đã mở ra một
thời đại mới, khi đó nhân dân lao động đã giành lại chính quyền, tư liệu sản xuất …
giành lại quyền lực thực sự của dân – tức là dân chủ thực sự và lập ra nhà nước Dân chủ
xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền dân chủ XHCN để thực hiện quyền lực đó của nhân dân.
=> Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất,
tính chất của nhà nước; là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ

thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa
bằng pháp luật.
Lênin cho rằng: “ Chế độ dân chủ là một hình thức Nhà nước; một trong những
hình thái của Nhà nước. Cho nên, cũng như mọi Nhà nước, có hệ thống sự cưỡng bức
đối với người ta”.
Chuyển ý: Qua tìm hiểu khái niệm “dân chủ” và “nền dân chủ” chúng ta đã hiểu
được khái quát vì sao khi xã hội có giai cấp, con người luôn đấu tranh cho dân chủ, và
chắc chắn không thể dừng lại ở dân chủ tư sản. Điều đó tất yếu phải có một cuộc cách
mạng XHCN cũng là sự ra đời của nền dân chủ mới – dân chủ XHCN. Ở phần tiếp theo
của bài, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về đặc trưng của dân chủ XHCN, phân biệt với
dân chủ tư sản và để hiểu rõ hơn vì sao đó là nền dân chủ mà đất nước chúng ta đang lựa
chọn xây dựng.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN
- Dân chủ XHCN là chế độ xã hội mà ở đó, toàn bộ quyền lực thuộc về giai cấp
công nhân và nhân dân lao động.
Nền dân chủ này có được là thành quả đấu tranh của giai cấp công nhân dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản chống lại áp bức, bóc lột, chiếm đoạt quyền dân chủ của
giai cấp tư sản và các giai cấp áp bức, bóc lột khác thông qua cuộc cách mạng dân tộc,


- 11 -

dân chủ nhân dân hoặc cách mạng XHCN.
Vì thế, dân chủ XHCN là nền dân chủ mà quyền lực thuộc về giai cấp công nhân
và nhân dân lao động. Điều đó không phải là những lời nói khoa trương sáo rỗng mà
thực sự là mục tiêu, nguyên tắc của sự phát triển xã hội; mang bản chất của giai cấp
công nhân.
Nó chỉ có thể thiết lập khi người công nhân giành được chính quyền, tiến hành cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội xã hội XHCN, biến những tư liệu sản xuất
chủ yếu trở thành tài sản chung của xã hội xã hội , vì lợi ích của toàn xã hội xã hội .

Quay trở lại một chút với lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Cái gọi là “phép vua thua lệ làng” có phải là dân chủ thực sự hay không?
Không. Đó chỉ là những thành tố ít nhiều mang giá trị dân chủ mà thôi, chỉ là có
tác dụng ít nhiều điều chỉnh sự khắc nghiệt của nền thống trị thực dân phong kiến mà
thôi. Bởi lẽ, quyền lực chính trị, quyền sinh quyền sát là nằm trong tay bộ máy thống trị
thực dân phong kiến.
Nhưng chẳng lẽ
“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa”
mãi hay sao? Không. Khi mà “dân nổi can qua” thì “ con vua thất thế” sẽ “ lại ra
quét chùa”. Khi mà cuộc cách mạng tháng tám thành công, nền dân chủ thực sự đã ra
đời, nền dân chủ thực sự cho nhân dân.
- Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư kiệu sản
xuất chủ yếu của toàn xã hội.
? Công hữu về tư liệu sản xuất được hiểu như thế nào trong thời kỳ quá độ lên
CNXH?
Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (chế độ sở hữu xã hội) là chế độ mà quyền
chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về xã hội dưới nhiều hình thức do nhân
dân lao động làm chủ (quan hệ sở hữu chỉ được gọi là chế độ sở hữu một khi nó được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ, nghĩa là nó chỉ tồn tại khi còn nhà nước).


- 12 -

Sau khi V.I.Lênin mất, Liên Xô đã đi vào thực hiện công nghiệp hóa, đẩy mạnh
quốc hữu hóa và tập thế hóa, thực hiện quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập
trung. Mô hình đó đá phát huy tác dụng tích cực trong điều kiện Liên Xô bị các nước tư
bản bao vây, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Từ đó dẫn đến quan điểm
tuyệt đối hóa mô hình kế hoạch hóa tập trung, tuyệt đối hóa công hữu được hình thức:
toàn dân và tập thể. Thậm chí, vào những năm 80 của thế kỷ XX, ở Liên Xô đã không ít

người cho rằng, hình thức sở hữu tập thể đang từng bước chuyển thành sở hữu toàn dân.
Song, giờ đây, trên thực tế, mô hình đó đã sụp đổ còn chủ nghĩa tư bản thì vẫn tiếp tục
phát triển. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại mô hình sở hữu xã hội chủ nghĩa.
Công hữu về tư liệu sản xuất là một tất yếu có thể thực hiện thành công CNXH
xong đó không phải là một vấn đề một sớm một chiều mà đó là một quá trình cải tạo và
xây dựng lâu dài kể từ khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH cho đến khi CNXH thực
sự trưởng thành.
? Công hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta được thể hiện như thế nào?
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi "phải
trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh
tế xã hội có tính chất quá độ và trong thời kỳ quá độ ấy có nhiều hình thức sở hữu về tư
liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế". Trong đường lối kinh tế, Đảng ta đề ra: "Đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây
dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nền dân chủ XHCN có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính
tích cực của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
?Tại sao?
Bởi nền dân chủ XHCN là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập
thể và lợi ích của toàn xã hội. Trong nền dân chủ đó, mọi công dân, các đoàn thể, các tổ
chức chính trị đều được tham gia vào công việc của nhà nước bằng các hình thức: thảo


- 13 -

luận, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, hiến pháp, pháp luật... mọi công
dân đều có quyền ứng cử, bầu cử và đề cử vào các cơ quan nhà nước các cấp.
 Dân chủ XHCN là nền dân chủ mang tính giai cấp.
Tất cả những nền dân chủ xuất hiện trong lịch sử đều mang tính giai cấp.
Dân chủ chủ nô : quyền lực chính trị thuộc về giai cấp chủ nô và phần nào công

dân tự do.
Dân chủ tư sản : dù đánh một mốc son trên lịch sử nhân loại bằng việc xóa bỏ
phong kiến, dù bề ngoài có khoác áo “đại chúng”, dù lên tiếng đề cao dân quyền, nhân
quyền, tự do dân chủ nhưng quyền lực vẫn chỉ thuộc về thiểu số tư sản. (VD: nhà tù
Guananamo của Mỹ được xây dựng gần 8 năm sau vụ khủng bố 11/9/2001 để giam cầm
các tay súng đối địch và những người Mỹ tình nghi có quan hệ với mạng lưới khủng bố
Al – Queda hoặc phiến loạn Taliban. Thế nhưng hầu hết các tù nhân ở đây chưa bao giờ
được tiếp cận tòa án dân sự Mỹ và được tự bào chữa cho mình.)
? Tại sao dân chủ XHCN vẫn còn mang tính giai cấp?
Dân chủ XHCN : quyền lực chính trị thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, mang tính giai cấp công nhân đồng thời hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp với
thiểu số giai cấp áp bức, bóc lột và phản động.
Nền dân chủ này công khai tuyên bố về điều đó và thực hiện chúng thật chất trong
thực tế. Việt Nam đã thành công một cách ấn tượng trong công tác xóa đói giảm nghèo
và đánh giá cao nỗ lực phát triển con người Việt Nam: tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đã
giảm mạnh trong 15năm qua từ 58% năm 1993 xuống còn 14,2% năm 2007.
Qua đây chúng ta có thể phân biệt dân chủ XHCN và dân chủ TBCN?(phân biệt
qua 3 tiêu chí: về bản chất chính trị, bán chất kinh tế, tổ chức nhà nước).

Tiêu chí

Dân chủ XHCN

Dân chủ TBCN


- 14 -

Về bản chất chính - Mang bản chất giai cấp
 Mang bản chất giai cấp tư sản.

trị:
CN.
- Phục vụ đại đa số nhân - Phục vụ cho thiểu số giai cấp tư sản.
dân.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng
- Đặt dưới sự lãnh đạo của của giai cấp tư sản.
Đảng cộng sản.
Về bản chất kinh Dựa trên chế độ công hữu Dựa trên chế độ tư nhân TBCN
tế:
các tư liệu sx chủ yếu.
Về tổ chức nhà Thông qua nhà nước pháp Thông qua nhà nước pháp quyền tư
nước:
quyền XHCN. Đó là nhà sản.
nước của dân, do dân và vì
dân.
1.1.3 Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ XHCN


Thực hiện chế độ dân chủ là tạo ra động lực phát triển của xã hội. Khi

dân chủ được mở rộng sẽ phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của Nhân dân vào
công việc quản lý Nhà nước, xã hội.
?Dân chủ ở nước ta hiện nay có là động lực cho phát triển xã hội không?
Trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay các cơ chế và chính sách mới đã mở
rộng quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh
tế, mọi người dân được phép tự do kinh doanh theo pháp luật.
Trong sinh hoạt tư tưởng, người dân được tự do thảo luận nhiều vấn đề; sự thảo
luận và đối thoại trong Quốc hội thẳng thắn, công khai; nhân dân được tham gia trực tiếp
vào những vấn đề trọng đại của đất nước. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật quan
trọng đã được nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi quyết định.

Nhiều văn bản pháp quy được ban hành nhằm từng bước thực hiện dân chủ hóa
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của nhân
dân trên cơ sở môi trường - tâm lý xã hội ngày càng dân chủ. Nội dung và phương thức
hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị được đổi mới theo hướng phát huy
dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường trách nhiệm và quyền hạn
của các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp. Nhờ đường
lối phát triển kinh tế đúng đắn và quyền con người trên lĩnh vực kinh tế được bảo đảm


- 15 -

mà những năm qua chúng ta đã “khơi dậy nguồn lực trong nhân dân đầu tư vào phát
triển sản xuất, kinh doanh”.
Trong khi các nền kinh tế khác trong khu vực phải hứng chịu sự suy giảm mạnh,
các số liệu chính thức cho thấy GDP của Việt Nam vẫn tăng 4,5% trong quý II của năm
2009. Đây là sự tăng tốc so với tốc độ tăng trưởng 3,1% trong quý I và đã đưa mức tăng
trưởng nửa đầu năm 2009 lên mức 3,9%. Đáng mừng là chỉ số cho thấy tăng trưởng
tương đối toàn diện. Trong quý II, nông – lâm – ngư nghiệp, khu vực chiếm 1/5 GDP, đã
tăng trưởng nhanh hơn so với quý I. Sản lượng công nghiệp so với cùng kỳ năm trước đã
dần tăng nhanh hơn từ mức 2,4% trong tháng 2 lên 8,2 % trong tháng 6 và tốc độ các
hoạt động xây dựng đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. EIU dự báo tăng trưởng
GDP trong năm 2009 của Việt Nam lên 4,2% (so với mức dự báo trước đây là 2,1%).


Việc xây dựng thành công nền dân chủ XHCN đảm bảo cho sự thành

công của CNXH.
?Tại sao
Thực hiện dân chủ đầy đủ, rộng rãi trở thành một yêu cầu khách quan của sự
nghiệp xây dựng CNXH. =>Xây dựng thành công nền dân chủ XHCN vừa là mục

tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH.
? Điều đó được Đảng ta coi trọng như thế nào?
Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực
thuộc về nhân dân được Đảng ta tổng kết là một trong năm bài học lớn của đổi mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định mạnh mẽ chỉ có CNXH mới đem lại quyền làm
chủ cho nhân dân lao động, đem lại sự giải phóng thực sự và hoàn toàn cho nhân dân,
mới bảo đảm cho dân tộc thật sự có độc lập, tự do và con người hạnh phúc: "Mục
đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao
động".
- Xây dựng nền dân chủ XHCN cũng chính là quá trình thực hiện dân chủ
hóa đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng


- 16 -

cộng sản. Đây cũng là nhân tố quan trong chống lại những biểu hiện của dân chủ cực
đoan, vô chính phủ, ngăn ngừa mọi hành vi coi thường kỷ cương, pháp luật.
Hiện nay, các thế lực chống đối chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước đang lợi
dụng vấn đề dân chủ như một diễn đàn trọng yếu trong chiến lược thay đổi chế độ
chính trị ở nước ta, nhằm đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Các thế
lực đó đem đối lập Ðảng Cộng sản với dân chủ đòi chúng ta xóa bỏ điều 4 trong hiến
pháp, nhằm bài bác vai trò lãnh đạo của Ðảng, nhân tố quyết định việc thực hiện quá
trình dân chủ hóa. Có thể khẳng định rằng, đó là điều đi ngược lại quy luật vận động
của lịch sử và nguyện vọng chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động
về quyền làm chủ của mình. Không phải cứ đa nguyên thì dân chủ, còn một đảng thì
mất dân chủ. Vấn đề là ở chỗ đảng cầm quyền có thực sự cách mạng, có thực sự vì
quyền lợi của nhân dân hay không.
1.1.4 Quá trình dân chủ hóa trong thời kỳ đổi mới ở nước ta
- Mục tiêu của đất nước: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn


minh
HN lần 3 TW VIII; Tiếp tục phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân thông
qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng
và bảo vệ nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của
cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước”
- Các giải pháp xây dựng nền dân chủ ở nước ta
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Tiếp thu có phê phán các quan điểm của dân chủ TS
Kế thừa các giá trị dân chủ truyền thống
Giáo dục chính trị, tư tưởng , hiến pháp, pháp luật cho nhân dân
1.2. Xây dựng nhà nước XHCN
1.2.1. Khái niệm “Nhà nước XHCN”
? Nhà nước đầu tiên trong xã hội loài người là nhà nước nào? Nhà nước Aten.
Như chúng ta đã biết, các tổ chức của xã hội có giai cấp từ lịch sử cận đại đến nay


- 17 -

là: các đảng chính trị như Đảng cộng sản, đảng tư sản...; nhà nước, như nhà nước tư sản,
nhà nước vô sản và các tổ chức chính trị – xã hội của nhân dân hoạt động trong khuôn
khổ luật pháp, hợp thành hệ thống chính trị mà nhà nước là bộ phận nòng cốt. Dân chủ
XHCN được thể hiện và thực hiện thông qua hệ thống chính trị XHCN mà nhà nước
XHCN làm nòng cốt. Nhà nước ấy chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của chế độ dân chủXHCN.
?Vậy hệ thống chính trị XHCN là gì? Thế nào là nhà nước XHCN?
Hệ thống chính trị XHCN là chính thể bao gồm Đảng cộng sản, nhà nước XHCN,
các tổ chức chính trị – xã hội hợp pháp của các tầng lớp nhân dân cùng các mối quan hệ
giữa các bộ phận đó.
=> ?Đ/chí nào có thể cho biết hệ thống chính trị XHCN bao gồm những bộ phận

nào hợp thành?
Bộ phận đầu tiên trong hệ thống chính trị phải kể tới là Đảng cộng sản. Đảng cộng
sản là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị.
Văn kiện đại hội Đảng X đã tiếp tục khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
cả dân tộc Việt Nam.
Thứ 2 là nhà nước.
 Nhà nước XHCN nắm và thực thi quyền lực( do nhân dân ủy quyền).
 Nhà nước cùng với việc quản lý xã hội bằng các văn bản luật, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản đã thực sự làm được nhiều điều ý nghĩa, góp phần củng cố hệ
thống chính trị xã hội của đất nước.
Các tổ chức chính trị xã hội chính là khâu trung gian nối liền Đảng, Nhà nước với
quần chúng nhân dân. (ở nước ta hiện nay, xét về cơ cấu tổ chức, hệ thống chính trị bao
gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cách mạng của nhân dân: công đoàn, đoàn thanh
niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh....)
Tuy nhiên, các bộ phận này không đứng đơn lẻ, rời rạc mà cùng thống nhất, gắn


- 18 -

bó vì một mục tiêu chung là xây dựng CNXH, xây dựng nền dân chủ XHCN mà nội
dung căn bản là đem lại quyền lợi cho nhân dân.
Nhà nước XHCN?
 Với tư cách là một trong những tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị
XHCN, nhà nước XHCN là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân.
Đó là một công cụ quản lý do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ
chức ra nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân, và cũng thông qua đó, giai
cấp công nhân và chính đảng của mình thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã hội trong
quá trình bảo vệ và xây dựng CNXH.

 Nhà nước XHCN là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân
thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc
kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của CNXH; đó là một kiểu nhà nước mới,
thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng XHCN; là hình thức chuyên
chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
 VD: sau cách mạng tháng Mười Nga, nhà nước Xô Viết đầu tiên ra đời dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Nga mà sau này là Đảng cộng sản Liên Xô, nhà nước Liên
Xô; Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc đã xây dựng nhà nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Việt Nam: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo giai cấp
công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng nên nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
=> Khái niệm nhà nước XHCN: Nhà nước XHCN vừa là cơ quan quyền lực, vừa
là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý bộ máy kinh tế, văn hóa, xã hội của
nhân dân, được thể hiện tập trung qua hai chức năng chủ yếu của nó, đó là chức năng
thống trị giai cấp và chức năng xã hội.
1.2.2. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN
 Đặc trưng:
+ Một là, nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân


- 19 -

dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
?Quyền của nhân dân trong xã hội XHCN là gì?
Nhà nước pháp quyền XHCN thực hiện và bảo vệ quyền tự do dân chủ, các lợi ích
hợp pháp của công dân. Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân và công dân cũng
phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước nhà nước và xã hội.
Quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam bao gồm:
- Công nhận tính tối thượng của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Xây dựng xã hội nước ta trở thành phát triển theo nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước.
- Các cơ quan quyền lực nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng.
- Nhà nước ta đảm bảo các quyền cơ bản của con người, của mỗi công dân.
Như vậy là việc nhà nước chịu trách nhiệm trước nhân dân là một trong những nội
dung nằm trong quan điểm của đảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nhân dân thờ ơ, phó mặc cho nhà nước
không thực hiện trách nhiệm trước nhà nước.Việc trốn thuế, trốn nghĩa vụ quân sự ... là
biểu hiện của việc nhân dân không thực hiện nghĩa vụ của mình trước nhà nước.
Trong thời chiến, những người thanh niên xung phong ra mặt trận không chỉ thể
hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, mà còn nói lên sự nhận thức, sự tự ý thức của bản
thân về nghĩa vụ đối với nhà nước.Những câu thơ
“Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu), những con người như Đặng Thùy
Trâm, Nguyễn Văn Thạc... xét đến cùng, chính là những biểu hiện cao đẹp về việc công
dân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình trước nhà nước và xã hội.
Còn trong thời đại hiện nay, công dân cũng phải có ý thức xây dựng nhà nước
bằng chính các hoạt động thực tiễn của mình; sống, lao động, học tập theo Hiến pháp và
pháp luật; chịu các trách nhiệm hình sự nếu xảy ra vi phạm pháp luật.
+ Hai là, nhà nước XHCN là công cụ chuyên chính giai cấp vì lợi ích của tất


- 20 -

cả những người lao động.
Mỗi nhà nước mang bản chất của một giai cấp nhất định và phục vụ lợi ích của
giai cấp đó.
?Trong các nhà nước trong lịch sử, nhà nước ra đời đã phục vụ những giai cấp
nào?

Nhà nước chủ nô, phục vụ lợi ích cho giai cấp chủ nô, đàn áp người nô lệ và lao
động; nhà nước TBCN phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản; nhà nước XHCN tất yếu là
công cụ chuyên chính phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, bảo vệ quyền và nghĩa vụ
của nhân dân. Đây là một đặc trưng, nguyên tắc khác hẳn với nhà nước tư sản.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, Đảng ta đã nhận thức được rằng: “ chuyên
chính vô sản là quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh
công nông, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản” ( Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, 1970; VK đại hội IV,năm 1976)
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và
những tư tưởng cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền đã hình thành rất sớm, được
triển khai thực hiện ngay sau cách mạng tháng tám- 1945 với cuộc bầu cử Quốc hội
khóa I ( 6/1/1946) và Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam là
hiến pháp năm 1946. Đến nay nhà nước ta đã thông qua 4 Hiến pháp là Hiến pháp 1946,
1959. 1980 và 1992.
Khái niệm về “ nhà nước pháp quyền” được ghi trong văn kiện đại hội đảng lần
đầu là văn kiện đại hội VI năm 96.
Đại hội X tiếp tục khẳng định việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
XHCN, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của Quốc hội tăng tỷ lệ đại
biểu chuyên trách...
Theo đó, các văn bản luật...đã được ban hành ngày càng sát hợp, phản ánh khá
toàn diện hình ảnh của 1 nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Bên cạnh đó, nhà
nước XHCN thực hiện sự trấn áp đối với những kẻ chống đối, phá hoại sự nghiệp cách
mạng XHCN: Nguyễn Văn Lý (là thu ký Tòa tổng giám mục Huế đã “tuyên truyền phát


- 21 -

tán tài liệu có nội dung chống chính quyền cách mạng”, phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân. Hắn còn “sử dụng tòa giảng để kích động giáo dân chống phá chính quyền. Năm
2006, Nguyễn Văn Lý công bố thành lập “Khối 8406”, tham gia biên soạn nhiều tài liệu

có nội dung chống đối chính quyền, kêu gọi tẩy chay bầu cử quốc hội khóa XII. Tháng
3/2007, bị tòa án tuyên phạt 8 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “tuyên truyền
chống nhà nước CH XHCN Việt Nam”; Lê Thị Công Nhân là một luật sư Hà Nội xong
Nhân là thành viên của “Khối 8406”, đồng thời là đảng viên, phát ngôn viên của “Đảng
thăng tiến Việt Nam”. Trong thời gian này, Nhân đã biên soạn nhiều nội dung xuyên tạc
dân chủ, nhân quyền Việt Nam để phát tán ra bên ngoài với mục đích tuyên truyền
chống phá nhà nước Việt Nam. Năm 2007, Nhân đã bị bắt giam; ….)
+ Ba là, Nhà nước XHCN về mặt cơ bản là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội
mới – xã hội XHCN và cộng sản chủ nghĩa.
Nhà nước cho XHCN ra đời nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, nó là tổ chức, định hướng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
xây dựng toàn diện xã hội mới, XH XHCN.
? bản chất của nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam?
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam đã xây dựng nên hệ thống pháp luật cùng các văn kiện, nghị định, nghị quyết của
Đảng nhằm xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân; xây dựng nhà nước “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xây dựng pháp luật trực tiếp
ảnh hưởng tới quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân – mỗi động lực xây
dựng đất nước (vì con người là động lực xây dựng đất nước). Và suy đến cùng, nhà nước
muốn hoạt động hiệu quả thì phải đảm bảo chất lượng của hệ thống luật. Bên cạnh đó,
nhà nước cũng phải sử dụng bạo lực đối với những kẻ bóc lột, những kẻ đi ngược lại sự
nghiệp xây dựng CNXH. Đại hội VIII nêu 5 quan điểm về xây dựng và hoàn thiện nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong đó quan điểm thứ 4 là “ Tăng cường pháp chế
XH CN, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.Quản lý XH bằng pháp luật, đồng
thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” (tr 129)


- 22 -

+ Bốn là, nhà nước XHCN ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân

dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản
lý nhà nước, quản lý xã hội.
Nghĩa là các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải thực hiện theo đúng chức
năng, quyền hạn. Sự hoạt động chồng chéo, lỏng lẻo hoặc không hiệu quả là biểu hiện
suy yếu của nhà nước. Dân chúng không hề mong muốn quyền lợi của mình, cuộc sống
của mình, thành quả lao động của mình... đặt vào tay những cơ quan công quyền yếu
kém như vậy.
Ở Việt Nam, nhân dân tham gia việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng cách
nào?
Ở Việt Nam, báo chí đã trở thành diễn đàn của toàn dân, là công cụ quan trọng để
bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề
đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Qua 20 năm
đổi mới, Đảng và nhà nước Việt Nam đã đặc biệt quan tâm lấy ý kiến đóng góp của
người dân về xây dựng pháp luật, xây dựng Đảng; tổ chức phát hình trực tiếp các phiên
chất vấn trong các kỹ họp quốc hội để cho dân biết và tham gia ý kiến... nhiều ý kiến
tâm huyết đã được Đảng ghi nhận. Đại hội IX nêu “ đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt
động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế” ( phần IX,tr 148)
+ Năm là, Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không
còn nguyên nghĩa”, là “nửa nhà nước”. Sau khi cơ sở kinh tế – xã hội cho sự tồn tại
của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn tồn tại, nhà nước “tự tiêu vong”.
?Cơ sở tồn tại của nhà nước là gì?
Chúng ta đã biết, nhà nước ra đời nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, giai
cấp cầm quyền. Nhà nước XHCN phục vụ lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Nhưng khi tiến lên CNCS, lúc đó không còn sự phân biệt giai cấp, không còn
sự đối kháng giai cấp, các giai cấp cũng dần tiêu vong. Nhà nước sẽ mất đi cơ sở tồn tại
của nó và cũng bị tiêu vong cùng.


- 23 -


 Bản chất:
?Từ những đặc trưng của nhà nước XHCN, ai có thể nêu lên bản chất của nhà
nước XHCN là gì?
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, ta thấy, bản chất của bất kỳ nhà
nước nào trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã
hội (VD: nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước quân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư
sản... )
Vậy bản chất của nhà nước XHCN là gì? Nhà nước XHCN (nhà nước chuyên
chính vô sản) do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân (giai cấp vô sản).
Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, đại biểu
phương thức sản xuất mới, hiện đại gắn với và đại biểu cho lợi ích của toàn thể nhân dân
lao động và dân tộc, do vậy nhà nước XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa
có tính nhân dân rộng rãi và có tính dân tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân
chủ XHCN).
Bởi vậy, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã từ lâu có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về
nhà nước XHCN, trong đó Nhà nước ta: đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân...
cũng nói lên một cách tổng hợp về bản chất, thực chất Nhà nước ta – nhà nước XHCN.
Từ khi đổi mới, Đảng ta lại càng chú trọng vận dụng, phát triển, cụ thể hóa vấn đề nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
Từ bản chất và đặc trưng, ta có thể thấy, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
XHCN biểu hiện tập trung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật.
 Chức năng của nhà nước XHCN:
+ Tổ chức có hiệu quả công việc xây dựng toàn diện xã hội mới.
+ Sử dụng những công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống
lại sự nghiệp xây dựng CNXH, bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước, giữ vững an ninh
xã hội.
+ Chức năng đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng,
tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên



- 24 -

thế giới.
Trong các chức năng trên, chức năng nào là cơ bản nhất?
=> Chức năng chung là bảo vệ và xây dựng đất nước XHCN. Trong đó, bạo lực
trấn áp là cái vốn có của mọi nhà nước nhằm bảo vệ chủ quyền của mình. Do đó nó cũng
là cái vốn có của nhà nước XHCN. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: với bản
chất của nhà nước vô sản thì việc tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải biến
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN và CSCN là chức năng căn bản, chủ yếu
của nhà nước XHCN.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng nhớ lại những quan điểm của xhủ
nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và các giai đoạn phát triển
của cách mạng XHCN, ta thấy: những giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng xã hội do
giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đi tới giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và phát triển toàn diện con người, Mác, Ăngghen đều cho rằng việc giai cấp công
nhân giành lấy quyền lực nhà nước mới chỉ là giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn tiếp theo là
phải sử dụng quyền lực nhà nước “để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản
xuất” - giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của mình, giai đoạn quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng
XHCN, tiến lên CNCS. Như vậy, chức năng tổ chức và xây dựng là chức năng chủ yếu
của nhà nước XHCN.
Phát triển về vấn đề này, Lênin cũng khẳng định: việc tích cực xây dựng CNCS,
sáng tạo ra một xã hội mới, đó là chức năng quan trọng của nhà nước XHCN, quan trọng
hơn cả việc đập tan sự phản kháng của GCTS.
Tuy nhiên có thể thấy hai chức năng này có liên hệ mật thiết với nhau, bởi nước
có an thì dân mới thịnh được.
Nắm chắc chức năng của nhà nước, trong giai đoạn hiện nay, nhà nước ta đã củng
cố, mở rộng và phát huy dân chủ trên tất cả các lĩnh vực nhằm tạo điều kiện cho nhân
dân phát huy mọi khả năng và năng lực của mình vào xây dựng nhà nước mới – nhà

nước XHCN.


- 25 -

*Trên lĩnh vực kinh tế:
dân chủ ngày càng mở rộng đã góp phần giải phóng sức sản xuất, trở thành động
lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
Các thành phần kinh tế đều được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia vào các
hoạt động kinh tế của đất nước, minh chứng bằng việc nhà nước kêu gọi đầu tư, yêu cầu
cạnh tranh lành mạnh...Trong Đại hội XH đã đưa ra bàn bạc và quyết định khá thấu đáo
vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư nhân...
Lấy đơn cử như vấn đề doanh nghiệp:
Hiến pháp 1992 ( điều 57) ghi nhận “ mọi công dân có quyền tự do kinh
doanh”.Cùng với điêu 43 Luật đầu tư nước ngoài và điều 68 Luật doanh nghiệp,đến nay,
điều này vẫn được thể hiện đúng trong thực tiễn.Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân
đều bình đẳng trước pháp luật,các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh không
hạn chế vốn cũng như lĩnh vực kinh doanh ( tất nhiên không được vi phạm pháp luật và
không phương hại đến lợi ích quốc gia), các doanh nghiệp nhà nước bình đẳng với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
*Trên lĩnh vực chính trị :
Có thể nhận thấy rằng dân chủ về chính trị đã có những bước tiến quan trọng.
Điều này thể hiện ở việc bầu các cơ quan dân cử, ở chất lượng hoạt động của
Quốc hội ( Quốc hội trong những năm gần đây ngày càng phát huy được vai trò của
mình thông qua việc cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng xây
dựng hệ thống hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại như phương hướng mà Đại
hội Đảng XH đã nêu)..
Bên cạnh đó là việc các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đã chủ
động và tích cực hơn trong việc tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân trước các vấn đề của đất nước.

Có thể kể tới việc dự án thành phố ven sông Hồng hay việc cấm hàng rong, việc
xóa chợ,xây dựng các trung tâm thương mại ở thành phố Hà Nội gần đây, dân chúng đã
được trực tiếp tiếp xúc với các cấp chính quyền, với giới truyền thông để phản ánh quan


×