Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng của cốm thuốc bổ trung ích khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ THANH HIỀN

XÂY DỰNG MỘT SỐ
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA
CỐM THUỐC BỔ TRUNG ÍCH KHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ THANH HIỀN
MSV: 1401211

XÂY DỰNG MỘT SỐ
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA
CỐM THUỐC BỔ TRUNG ÍCH KHÍ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
PGS. TS. Bùi Hồng Cường
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền

HÀ NỘI - 2019




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ quý
báu của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cùng bạn bè và gia đình.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đại học cùng
toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn tạo điều kiện, tận tình dạy
dỗ và chỉ bảo cho em trong suốt 5 năm học qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Bùi Hồng Cường, người đã tận tình
hướng dẫn, luôn quan tâm chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt
quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn chị Hoàng Thị Hảo – học viên cao học khóa 22, Trường
Đại học Dược Hà Nội đã chia sẻ, giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian em thực
hiện khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến DS. Trần Văn Cương và Công ty cổ phần
Dược phẩm VCP, DS. Đỗ Trung Hiếu và Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế
WINSACOM đã cung cấp mẫu cốm thuốc, chất chuẩn và hỗ trợ kinh phí cho em thực hiện
đề tài này.
Em xin cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển cùng các thầy cô bộ môn Dược Học
Cổ Truyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình làm thực nghiệm.
Em xin cảm ơn ThS. Nguyễn Tuấn Anh, DS. Bạch Thị Thắm cùng các anh chị trong
Phòng Đông dược - Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương đã giúp đỡ em trong quá trình
làm thực nghiệm.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc nhất, em muốn gửi tới gia đình, người thân và bạn
bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2019
Sinh viên

Vũ Thị Thanh Hiền



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………….1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN......................................................................2
1.1. Tổng quan về bệnh trĩ ................................................................................................ 2
1.1.1. Bệnh trĩ theo quan điểm Y học hiện đại ............................................................. 2
1.1.2. Bệnh trĩ theo quan điểm Y học cổ truyền ........................................................... 2
1.2. Phương thuốc “Bổ trung ích khí” .............................................................................. 3
1.2.1. Công thức ........................................................................................................... 3
1.2.2. Công năng, chủ trị của phương thuốc................................................................. 3
1.2.3. Định tính, định lượng ......................................................................................... 4
1.3. Tổng quan về các vị thuốc trong bài thuốc Bổ trung ích khí .................................... 5
1.3.1. Hoàng kỳ ............................................................................................................ 5
1.3.2. Đảng sâm ............................................................................................................ 9
1.3.3. Đương quy ........................................................................................................ 10
1.3.4. Sài hồ ................................................................................................................ 11
1.3.5. Trần bì .............................................................................................................. 13
1.3.6. Thăng ma .......................................................................................................... 14
1.3.7. Bạch truật.......................................................................................................... 15
1.3.8. Cam thảo ........................................................................................................... 16
1.4. Tổng quan về phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) – detector tán xạ bay
hơi (ELSD). .................................................................................................................... 17
1.4.1. Nguyên tắc của phương pháp ........................................................................... 17
1.4.2. Detector Tán xạ bay hơi (ELSD) ...................................................................... 17

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......19

2.1. Đối tượng, phương tiện nghiên cứu......................................................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 19


2.1.2. Thiết bị, máy móc ............................................................................................. 20
2.1.3. Hóa chất, chất chuẩn......................................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 21
2.2.1. Nghiên cứu định tính một số thành phần hóa học trong cốm Bổ trung ích khí,
dược liệu: .................................................................................................................... 21
2.2.2. Định lượng AGS – IV trong dược liệu Hoàng kỳ, cốm Hoàng kỳ và cốm Bổ
trung ích khí bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao [4]................................. 21
2.3. Xử lý số liệu ............................................................................................................ 24

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................25
3.1. Khảo sát chỉ tiêu định tính ....................................................................................... 25
3.1.1. Định tính các chất trong cốm Bổ trung ích khí bằng phản ứng hóa học .......... 25
3.1.2. Định tính cốm Bổ trung ích khí bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao ............ 26
3.2. Định lượng AGS IV trong Hoàng kỳ, cốm Hoàng kỳ, cốm Bổ trung ích khí bằng
HPLC – ELSD ................................................................................................................ 39
3.2.1. Chuẩn bị mẫu .................................................................................................... 39
3.2.2. Định lượng AGS IV trong Hoàng kỳ, cốm Hoàng kỳ, cốm thuốc Bổ trung ích
khí bằng HPLC – ELSD. ............................................................................................ 40

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................48
4.1. Về định tính một số thành phần hóa học trong cốm Bổ trung ích khí bằng phản ứng
hóa học và sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao. ................................................................... 48
4.2. Về định lượng AGS IV trong các mẫu Hoàng kỳ, cốm Hoàng kỳ, cốm Bổ trung ích
khí. .................................................................................................................................. 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................51

1. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 51
1.1. Xây dựng một số chỉ tiêu định tính trong cốm thuốc Bổ trung ích khí ................... 51
1.2. Xây dựng chỉ tiêu định lượng AGS IV trong cốm Bổ trung ích khí ................... 51
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Logarit cơ số e của nồng độ

AGS IV

Astragalosid IV

Ln (C )

HPLC

High-performance liquid

Ln (Spic) Logarit cơ số e của diện tích pic

chromatography
HPTLC

High-performance thin layer

NF-𝜅B


Nuclear Factor-kappa B

chromatography
BT

Bạch truật

BTIK

Bổ trung ích khí

CT

Cam thảo

PGE2

Prostaglandin E2

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

PL

Phụ lục

DĐVN

Dược điển Việt Nam


PƯHH

Phản ứng hóa học

ĐQ

Đương quy

SH

Sài hồ

ĐS

Đảng sâm

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

ĐT

Định tính

TB

Trần bì

IGF


Insulin-like growth factor

TM

Thăng ma

Inos

Inducible nitric oxide synthase

ELSD

Evaporative light scattering
detector

HK

Hoàng kỳ


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1

Một số nghiên cứu định lượng AGS IV………………………………….

Bảng 2.1

Công thức bào chế của 1 gói cốm thuốc Bổ trung ích khí (7,93g)………. 20


Bảng 3.1

Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học……………………………….. 25

Bảng 3.2

Kết quả SKLM định tính Hoàng kỳ, cốm Bổ trung ích khí và AGS IV

6

sau khi phu thuốc thử hiện màu………………………………………….. 28
Bảng 3.3

Kết quả SKLM định tính Đảng sâm, cốm, quan sát ở bước sóng 254 nm. 30

Bảng 3.4

Kết quả SKLM định tính Đương quy, cốm, quan sát ở bước sóng 254nm 33

Bảng 3.5

Kết quả SKLM định tính Cam thảo, cốm, quan sát ở bước sóng 254 nm.. 34

Bảng 3.6

Kết quả SKLM định tính Bạch truật, cốm, quan sát ở bước sóng 254 nm

Bảng 3.7


Kết quả SKLM định tính Trần bì, cốm, quan sát ở bước sóng 254 nm….. 36

Bảng 3.8

Kết quả SKLM định tính Thăng ma, cốm, quan sát ở bước sóng 254 nm. 37

Bảng 3.9

Kết quả SKLM định tính Sài hồ, cốm, quan sát ở bước sóng 254 nm…

Bảng 3.10

Kết quả độ thích hợp hệ thống…………………………………………… 40

Bảng 3.11

Thời gian lưu của các mẫu thử và mẫu chuẩn…………………………… 41

Bảng 3.12

Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính định lượng AGS IV………………... 44

Bảng 3.13

Kết quả xác định độ ẩm của dược liệu Hoàng kỳ………………………... 45

Bảng 3.14

Kết quả xác định độ ẩm của cốm Hooàng kỳ, cốm Bổ trung ích khí……. 46


Bảng 3.15

Kết quả định lượng AGS IV trong các mẫu nghiên cứu…………………

35

38

47


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1

Sơ đồ khối của một máy sắc ký lỏng hiệu năng cao ……………….......

17

Hình 1.2

Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của 1 detector tán xạ bay hơi ………………...

18

Hình 2.1

Các dược liệu trong bài thuốc Bổ trung ích khí………………………...

19


Hình 3.1

Sắc ký đồ ĐT Hoàng kỳ, cốm, AGS IV sau khi phun thuốc thử hiện
màu………………………………………………………………………

28

Hình 3.2

Sắc ký đồ ĐT Đảng sâm, cốm ở bước sóng 254nm…………………......

30

Hình 3.3

Sắc ký đồ ĐT Đương quy, cốm ở bước sóng 254nm……………………

33

Hình 3.4

Sắc ký đồ ĐT Cam thảo, cốm ở bước sóng 254nm……………………... 34

Hình 3.5

Sắc ký đồ ĐT Bạch truật, cốm ở bước sóng 254nm…………………….. 35

Hình 3.6

Sắc ký đồ ĐT Trần bì, cốm ở bước sóng 254nm………………………... 36


Hình 3.7

Sắc ký đồ ĐT Thăng ma, cốm ở bước sóng 254nm……………………..

37

Hình 3.8

Sắc ký đồ ĐT Sài hồ, cốm ở bước sóng 254nm…………………………

38

Hình 3.9

Sắc ký đồ mẫu dung môi………………………………………………...

41

Hình 3.10 Sắc ký đồ của mẫu chuẩn và mẫu thử Hoàng kỳ………………………... 42
Hình 3.11 Sắc ký đồ của mẫu thử cốm Hoàng kỳ và mẫu thử cốm Bổ trung ích

43

khí.
Hình 3.12 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa logarit cơ số e của nồng độ và
logarit cơ số e của diện tích pic AGS IV………………………………... 45


ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp với tỉ lệ mắc cao trong cộng đồng, đứng đầu trong
các bệnh lý hậu môn, trực tràng. Nghiên cứu tại Mỹ (2018) cho thấy khoảng 75% người
Mỹ sẽ mắc các triệu chứng của bệnh trĩ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ
[35]. Ở Việt Nam, điều tra dịch tễ học vào năm 2005 trên 5 tỉnh miền bắc nước ta phát hiện
được 1446/2651 người dân mắc bệnh trĩ, chiếm tỷ lệ lên tới 55% [14].
Bệnh trĩ tuy không gây nguy hại tới tính mạng nhưng có ảnh hưởng rất nhiều tới
sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh. Theo YHHĐ ngày nay, có nhiều phương pháp
điều trị trĩ như: điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật, điều trị bằng phẫu thuật [19]. Bệnh
trĩ cũng được YHCT đề cập đến nhiều trong các y văn kinh điển về nguyên nhân, cơ chế
bệnh sinh và phương pháp điều trị. Bài “Bổ trung ích khí thang” với 8 vị dược liệu: Hoàng
kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Đương quy, Cam thảo là một trong các bài
thuốc cổ phương được giới thiệu trong y văn dùng điều trị trĩ thông qua tác dụng ích khí
thăng đề (làm co búi trĩ) và làm giảm ứ huyết ở búi trĩ và trực tràng [9].
Trên thị trường hiện nay, bài thuốc “Bổ trung ích khí” đã được hiện đại hóa thành
nhiều chế phẩm điều trị trĩ như: viên hoàn cứng Tottri (Traphaco), viên nang cứng
Hermonic (Trường Anh Pharm)… Với mong muốn phát huy tính ưu việt của thuốc cổ
truyền và tính tiện lợi khi sử dụng cho người bệnh, việc nghiên cứu bào chế và tiêu chuẩn
hóa phương thuốc cổ truyền với các dạng bào chế hiện đại là vô cùng cần thiết, trong đó
cốm thuốc là một dạng bào chế dễ sử dụng, hấp thu nhanh và sử dụng được trên cả đối
tượng bệnh nhân không dùng được thuốc dạng viên. Công ty Cổ phần Dược phẩm VCP đã
bào chế thành công cốm thuốc từ bài thuốc “Bổ trung ích khí” tuy nhiên chưa có nghiên
cứu nào về tiêu chuẩn hóa dạng bào chế này.
Từ những lý do trên, đề tài “Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng của cốm thuốc Bổ
trung ích khí” được thực hiện với 2 mục tiêu:
-

Định tính một số thành phần hóa học trong cốm bài thuốc bằng phản ứng hóa
học và sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao.

-


Định lượng Astragalosid IV trong cốm bài thuốc bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao,
detector tán xạ bay hơi.
1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh trĩ
1.1.1. Bệnh trĩ theo quan điểm Y học hiện đại
Trĩ là những cấu trúc mạch bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là tình trạng những
cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ
thống nâng đỡ gây ra sa búi trĩ và yếu tố mạch máu làm giãn mạch gây chảy máu [19].
Ngày nay, có nhiều phương pháp để điều trị trĩ, bao gồm:
Điều trị nội khoa: tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, lao động, ăn uống; dùng thuốc
tại chỗ dạng mỡ, viên đặt hậu môn hoặc dùng thuốc toàn thân làm tăng sức bền thành mạch.
Điều trị bằng thủ thuật: tiêm xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su hoặc dùng tia hồng
ngoại, đốt điện, lase, liệu pháp lạnh…
Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật theo phương pháp cắt trĩ riêng lẻ từng búi theo
Milligan – Morgan hoặc lấy bỏ toàn bộ niêm mạc ống hậu môn cùng các búi trĩ theo phương
pháp Whitehead kết hợp với chế độ săn sóc sau mổ [19], [2].
1.1.2. Bệnh trĩ theo quan điểm Y học cổ truyền
Trĩ là một bệnh mạn tính do các mạch trực tràng hậu môn bị giãn và xung huyết.
Tĩnh mạch xung huyết thành một búi hoặc nhiều búi, tùy vị trí tĩnh mạch ở trực tràng hoặc
hậu môn, được phân chia trên lâm sàng thành trĩ nội hay trĩ ngoại. Vì xung huyết dễ gây
thoát quản, chảy máu làm người bệnh thiếu máu; vì bội nhiễm nên người bệnh có triệu
chứng nhiễm trùng.
Theo Y học cổ truyền, khi tỳ vị đã suy yếu thì không vận hóa được thủy cốc, không
làm chủ được cơ nhục, không thống nhiếp huyết khiến thấp nhiệt, đàm trọc ứ đọng làm phát
sinh các búi trĩ, tạo thành dịch tiết gây ngứa ngáy vùng hậu môn, cơ nhục bị nhẽo (khí hư
gây hạ hãm), nên các búi trĩ cùng khối da, cơ vùng hậu môn sa xuống.

-

Nguyên nhân gây ra trĩ:

Viêm đại tràng mạn tính gây táo bón, thường xuyên phải rặn nhiều; viêm gan, xơ
gan mạn tính gây xung huyết tĩnh mạch; bệnh nghề nghiệp do đứng lâu, ngồi lâu, mang vác
nặng; phụ nữ đẻ nhiều lần, phụ nữ có thai làm trương lực cơ thành mạch, thành bụng bị
giảm gây giãn tĩnh mạch…
2


-

Phương pháp điều trị:

Dùng thuốc uống trong để chống chảy máu, chống nhiễm trùng, dùng thuốc làm nhỏ
các búi trĩ. Các thủ thuật ngoại khoa để gây hoại tử búi trĩ, rụng và cắt các búi trĩ [12].
1.2. Phương thuốc “Bổ trung ích khí”
1.2.1. Công thức
Hoàng kỳ

20g

Trần bì

6g

Đảng sâm

10g


Sài hồ

3g

Đương quy

10g

Thăng ma

3g

Bạch truật

10g

Cam thảo

5g

Phương thuốc xuất xứ từ “Tỳ vị luận” của Lý Đông Viên – một danh y Trung Quốc [9].
1.2.2. Công năng, chủ trị của phương thuốc
Phương thuốc được áp dụng với trĩ thể lâu ngày gây thiếu máu, trĩ ở người già, trĩ
thể khí huyết đều hư với các triệu chứng: đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt ù tai, sắc mặt
trắng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế; người mệt mỏi, đoản hơi, tự ra mồ hôi [12].
-

Công năng: bổ trung ích khí, thăng dương, cử hãm.


-

Chủ trị

Chứng tỳ vị hư: ăn kém, mệt mỏi tự ra mồ hôi hoặc thấy phát sốt, mạch hư vô lực.
Chứng tỳ khí hư hãm gây sa giáng nội tạng: sa dạ dày, sa trực tràng, sa sinh dục.
Chứng chảy máu kéo dài do rong kinh, rong huyết, huyết tán … do tỳ hư không
thống huyết.
Chứng sốt cơ năng kéo dài: người mệt mỏi, tay chân vô lực, bụng đầy, khát không
muốn uống, đại tiện lỏng, hay nôn [9], [11].
-

Các nhóm tác dụng chính:
 Bổ khí, kiện tỳ: Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo.
 Bổ huyết: Đương quy.
 Hành khí giảm đau: Trần bì.
 Thăng đề dương khí bị hãm ở dưới: Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ.

-

Giải thích phương thuốc
3


Hoàng kỳ ích khí, thăng dương khí làm quân. Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo kiện
tỳ ích khí làm thần, cùng được công năng bổ khí, kiện tỳ. Phối hợp Trần bì hành khí, Đương
quy bổ huyết, đều là các tá dược. Thăng ma, Sài hồ thăng cử thanh dương hãm ở dưới, là
sứ dược trong bài thuốc bổ khí. Xét chung cả bài, vừa là bổ khí kiện tì để trị gốc của khí
hư, lại thăng đề dương khí bị hãm ở dưới, để khiến cái đục giáng xuống, cái trong thăng
lên, do đó điều hòa tì vị, tinh khí của gạo nước sinh hóa có nguồn, các chứng hư khí của tì

vị sẽ tự hết. Mọi thứ thoát xuống, sa xuống đều tự trở về đúng vị trí [9].
Ngày nay người ta thường dùng bài này để trị sa dạ dày, trĩ, bong sa niêm mạc dạ
dày, sa thận, sa tử cung, nhược cơ nặng, viêm gan mạn tính, viêm ruột, đái đục như cháo,
trẻ em tiêu chảy, chứng giảm bạch cầu, tiêu chảy lâu ngày, băng lậu huyết rong kinh. Dược
lí hiện đại nghiên cứu cho thấy bài thuốc này có tác dụng tăng cường miễn dịch, điều chỉnh
nhu động ruột, phòng ngừa thiếu máu, tăng cường thể lực [9].
Kết quả luận án tiến sĩ Y học của Trần Thị Hồng Phương về chè tan Bổ trung ích
khí cho thấy thuốc có ít độc tính cấp, phạm vi an toàn rộng, không có độc tính bán trường
diễn, có tác dụng cầm máu, giảm đau và chống viêm trên thực nghiệm, tác dụng tốt với các
triệu chứng thu nhỏ búi trĩ, giảm táo bón [20].
Một phân tích meta của các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy
bài thuốc Bổ trung ích khí có tác dụng điều trị hiệu quả trên bệnh nhân người lớn bị táo bón
và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được xác định [28].
1.2.3. Định tính, định lượng
Hiện nay, bài thuốc “Bổ trung ích khí” đã được phát triển thành nhiều sản phẩm điều
trị trĩ trên thị trường dưới các dạng bào chế khác nhau như: viên hoàn, viên nang, chè tan…
trong đó viên hoàn mềm đã được tiêu chuẩn hóa và đưa vào Dược điển Việt Nam V và
Dược điển Trung Quốc 2015 trong chuyên luận “Hoàn Bổ trung ích khí” với 1 số chỉ tiêu
định tính, định lượng như sau:
-

Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với dược liệu Cam thảo chuẩn và Đương
quy chuẩn [4], [23].

-

Định lượng:

+ Phương pháp: sắc ký lỏng hiệu năng cao, detector tán xạ bay hơi (HPLC – ELSD).
+ Chất chuẩn: AGS IV

4


+ Yêu cầu: hàm lượng AGS IV trong 1 viên hoàn không được thấp hơn 0,20 mg/g [23].
1.3. Tổng quan về các vị thuốc trong bài thuốc Bổ trung ích khí
1.3.1. Hoàng kỳ
1.3.1.1. Tên khoa học: Radix Astragali membranacei [4]
Rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ Mông cổ Astragalus membranaceus Fisch;
Bge. Var. mongholicus (Bge) Hsiao; hoặc cây Hoàng kỳ Mạc Giáp Astragalus
membranaceas Fisch Bge. Họ Đậu Fabaceae [4], [15].
1.3.1.2. Thành phần hóa học
Saponin: Những saponin chính gồm: 7 astragalosid AGS (I, II, III, IV, V, VI, VII);
2 isoastragaloside (I, II) và 2 saponin kiểu olean: AGS VIII và soyasaponin I [18]. Ngoài
ra còn có acetylastragalosid, astramembrannin II, cycloastragenol, cyclosieversigenis,
soyasapogenol B và lupeo [21]. 5 saponin AGS I, II, IV và isoastragaloside I, II; tất cả
đều là cycloartanetype triterpenoids [21]. Trong đó, AGS- IV là chất chính và đã được
đưa vào kiểm soát trong chỉ tiêu định tính, định lượng dược liệu Hoàng Kỳ [4], [23].
Flavonoid:

Calycosin-7-O-β-D-glucoside;

calycosin-7-O-β-D-glucoside-6’-O

malonate; ononin; calycosin (3R)-7,2’-dihydroxy-3’,4’-dimethoxy-isoflavan-7-O-β-Dglucoside; formononetin-7-O-β-D-glucoside-6’-O-malonate và formononetin; sulfuretin,
isoliquiritigenin, pendulone [32]. Calycosin-7-O-β-D-glucoside chiếm tỷ lệ cao nhất và
cũng là chất chỉ điểm trong kiểm nghiệm dược liệu Hoàng Kỳ [4].
Một số thành phần khác bao gồm: polysaccharid (astragalan I, II, III) [18],
Phytosterol, chất dầu bay hơi, aminoacid, các kim loại, hợp chất hữu cơ (choline, betain,
gluconic acid, β-sitosterol), tinh dầu, linoleic acid, chất đắng và asparagin [21].
 Hoạt chất AGS IV

(3-O-β-D-xylopyranosyl-6-O- β-D-glucopyranosyl cycloastragenol):

5


Astragalosid IV
+ AGS IV thuộc nhóm triterpen saponin, không tan trong nước, ether, benzene; tan
trong ethanol, methanol, acid acetic [40].
+ Trong công thức cấu tạo của AGS IV không chứa các liên kết đôi liên hợp nên
chất này hấp thụ UV rất yếu. Do đó thường dùng dertector tán xạ bay hơi (ELSD) để phát
hiện sự có mặt của AGS IV [1].
+ Các phương pháp có thể sử dụng để định lượng ASG IV bao gồm: sắc ký lỏng
hiệu năng cao detector tán xạ bay hơi (HPLC – ELSD), sắc ký lỏng khối phổ (HPLC – MS)
[42], phổ khối phun mù điện tử (LC – ESI/MS), HPLC – UV [43].
+ Một số nghiên cứu định lượng AGS IV trong dược liệu Hoàng kỳ và chế phẩm
được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu định lượng AGS IV
Điều kiện sắc kí

Nghiên cứu
Định lượng AGS IV

- Cột

HypersilODS (250 mm×4.6 mm, 5.0 μm)

trong viên “Huang- - Pha động acetonitrile: H2O (32:68)
Qi-Si-Wu”

bằng - Tốc độ dòng : 1ml/phút


HPLC/UV ( Yan-Li - Detector: UV bước sóng 203 nm
Zhang và cộng sự- - Nhiệt độ cột: 300C
2010 ) [43]

- AGS IV được tách ở phút 22

Định lượng AGS IV - Cột Zorbax Eclipse XDB C18 (250 mm×4.6 mm, 5.0 μm)
trong Hoàng kỳ bằng - Chương trình pha động:
HPLC - ELSD

6


(Wenkui Li và cộng
sự -2001 ) [30]

Thời gian

Acetonitril (%)

H2O (%)

0→30

20→58

80→42

30→31


58→90

42→10

31→35

90

10

36→37

90→20

10→80

37→40

20

80

- Tốc độ dòng: 1,6 ml/phút
- Gain: 11; áp suất 3.4 Bar
- Nhiệt độ cột: 200C
- Thể tích tiêm: 10 µl
- Detector: UV-203 nm, ELSD
- AGS IV được tách ở phút 15,6
Định lượng AGS IV - Cột C18 (250 mm x 4,6 mm; 5μm).

(DĐTQ-2015)

- Pha động acetonitril: nước với tỷ lệ 32:68

[23]

- Tốc độ dòng 0,8 ml/phút; tốc độ khí 2 lít/ phút.
- Nhiệt độ cột 1050C.

Xác định 7 hoạt chất - Cột Zorbax Stable Bond C18 (4,6 mm x 250 mm, 5 µm)
trong đó có AGS IV ở - Chương trình pha động:
chế

phẩm

SHEN-YI-QI’

‘‘QI-

Thời gian

Nước có 0,05% acid

bằng

Acetonitril

formic

HPLC-UV-ELSD


0 → 15

92 →80

8 → 20

(Yunfei Li và cộng

15 →35

80 → 67

20 → 33

sự-2008) [31]

35 → 40

67 → 55

33 → 45

40 → 50

55

45

50 → 60


55 →10

45 → 90

- Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút, nhiệt độ cột 300C.
- Thể tích tiêm mẫu 20μl.

7


- Detector: UV-280 nm; ELSD 2000 có tốc độ khí 0,8
lít/phút, nhiệt độ 1050C, gain 4.
- AGS IV được tách ở phút thứ 46-48.
Định lượng AGS IV - Cột C18 (150 x 4,6mm; 5µm)
trong cao đặc hồn hợp - Chương trình pha động:
Hoàng kỳ, Đan sâm
(Nguyễn

Thị

Thu

Hoà-2012) [10]

Thời gian

Nước

Acetonitril


0 --> 10

0

100

10 --> 45

0 --> 60

100 --> 40

45 --> 60

60

40

- Detector ELSD 2000, nhiệt độ detector: 1050C, tốc độ
dòng khí nitơ: 2 lít/phút, gain:2
- Tốc độ dòng: 0,8 ml/phút.
- Thể tích tiêm: 20 µl.
- AGS IV được tách ở phút 37.
1.3.1.3. Tác dụng sinh học
Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng kỳ có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn Shiga,
liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, tụ cầu vàng [18].
Tác dụng trên hệ miễn dịch: Thử nghiệm invitro và invivo cho thấy AGS IV trong
Hoàng kỳ có tác dụng làm tăng sinh tế bào lympho B, lympho T và sản xuất kháng thể [38].
Polysaccharid trong hoàng kỳ có tác dụng làm tăng hoạt tính interleukin 2, kích hoạt tăng

sinh tế bào, tăng sản xuất cytokine ở tế bào lympho B và đại thực bào; kích thích đại thực
bào biểu hiện gen iNOS thông qua kích hoạt NF-κB [18].
Tác dụng chống viêm: Astragaloside IV ức chế con đường NF-κB và điều chỉnh sự
biểu hiện kết dính phân tử trên bề mặt của TNF-α và lipopopolysaccharid (LPS), một quá
trình chính trong sinh lý bệnh viêm [38]. Astramembranin I ức chế sự tăng tính thấm mạch
do serotonin hoặc histamin, còn ức chế phù do carragenin ở chuột cống trắng [18].
Tác dụng chống oxy hóa: Flavonoid trong Hoàng kỳ ức chế tổn thương do glutamat
gây ra ở tế bào thần kinh và tăng đáng kể hoạt tính của enzym chống oxy hóa. Isoflavon
8


trong Hoàng kỳ có đóng góp chính trong ức chế peroxy hóa lipid. Saponin trong Hoàng kỳ
cũng có tác dụng ức chế peroxy hóa lipid ở cơ tim và giảm đông máu [21]
1.3.1.4. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính ấm; quy kinh phế, tỳ.

-

Công năng, chủ trị:

Bổ khí trung tiêu: dùng với trạng thái cơ thể suy nhược, tay chân vô lực, yếu hơi,
chóng mặt, kém ăn, các bệnh sa giáng tạng phủ, tử cung, lòi dom, lỵ, tả lâu ngày, bang lậu
của phụ nữ.
Ích huyết; lợi niệu, tiêu phù thũng; giải độc trừ mủ [8], [15].
1.3.1.5. Định tính, định lượng
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn AGS IV hoặc dược liệu
chuẩn Hoàng kỳ
Định lượng:

+ Phương pháp: Sắc ký lỏng hiệu năng cao, detector tán xạ bay hơi (HPLC – ELSD)
+ Chất chuẩn đối chiếu: AGS IV
+ Yêu cầu: hàm lượng Astragalosid IV trong hoàng kỳ không được thấp hơn 0.04% tính
theo dược liệu khô kiệt [4], [23].
1.3.2. Đảng sâm
1.3.2.1. Tên khoa học: Radix Codonopsis pilosulae
Rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đảng sâm Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.,
Codonopis pilosula (Franch.) Nannf.var. modesta (Nannf.) L. T. Shen hoặc Codonopsis
tangshen Oliv., họ Hoa chuông (Campanulaceae) [4], [23].
1.3.2.2. Thành phần hóa học
Triterpen: taraxerol, taraxeryl acetate, 14-α-taraxeran-3-one, D,B-friedoolean-5ene-3-β-ol, α-spinasterone [37].
Sesquiterpene glycoside: C15 carotenoid, gymnomitrane , eudesmane [46].
Từ dịch chiết nước của rễ Đảng sâm đã phân lập được bốn acetylen mới là:
cyclotetradecatrienynone, tetradecenynetriol và 2 acid octenynoic hiếm (2E, 6E)-octa-2,6dien-4-ynoic acid, (E)-oct-6-en-4-ynoic; một acid béo ω-hydroxy không bão hòa; và 5 hợp
chất tương tự đã biết : (6R, 7R, 4E, 8E, 12E) -tetradeca-4,8,12-trien-10-yn-1,6,7-triol, (10E)
9


-12-hydroxydodeca-10-enoic

acid,

hexadecanoicacid-2’,3’-dihydroxy propyl

ester,

fulgidic acid, và acid pinellic [29].
1.3.2.3. Tác dụng sinh học
Tác dụng trên máu: Làm tăng hồng cầu, giảm bạch cầu [13].
Tác dụng trên mạch: Làm giãn mạch ngoại vi [13], [18].

Tác dụng trên hệ miễn dịch: Đảng sâm làm tăng chức năng của tủy xương sản sinh
ra các tế bào có hoạt tính miễn dịch và các dưỡng bào, điều hòa và làm giảm hội chứng suy
giảm miễn dịch ở chuột [18].
1.3.2.4. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính, vị; quy kinh: vị ngọt, tính bình, hơi ấm; quy kinh phế, tỳ.

-

Công năng, chủ trị:

Bổ tỳ sinh tân dịch: dùng trong các trường hợp kém ăn, kém ngủ, cơ thể mệt mỏi,
miệng khát. Dùng tốt trong các trường hợp trung khí bị hư yếu gây nên các hiện tượng sa
giáng như sa dạ dày, sa ruột, tử cung, trĩ, lòi dom … Ích khí bổ phế, lợi niệu. [8], [15]
1.3.2.5. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn lobetyolin hoặc dược liệu
chuẩn Đảng sâm [4], [23].
1.3.3. Đương quy
1.3.3.1. Tên khoa học: Radix Angelicae sinensis
Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy Angelica sinensis (Oliv) Diels. , họ Hoa
tán (Apiaceae) [4].
1.3.3.2. Thành phần hóa học
Các hợp chất phenolic: Acetophenon, acid anisic; o,p-cresol; ethylresorcinol, acid
valerophenon, phenol; m,p-ethylphenol; guaiacol, carvacrol, vanilin, acid ferulic.
Coumarin: Umbeliferon, scopoletin, xanthotoxin, isopimpinelin, bergapten,
acuolobin, decursin. [18]
Myrcen, β-ocimen, allo-ocimen, β-phellandren, p-cymen, α-pinen, trans-β-farnesen,
bicycloelemen, γ-elemen, cedren, cuparen [18]; coniferyl ferulate, 4-hydroxy-3butylphthalide,


o-cresol,

tridecane,

3,3’Z-6.7’,7.6’-diligustilide,

spinasterol,

sethylfurfural, D-limonen, a-phellandren, 6-undecanol, eudesmol, baicalin [39].
10

5-


Acid amin: Alanin, valin, isoleucin, serin, threonin, acid γ-aminobutyric, leucin,
leucin, glycin, histidin, methionin, cystidin, uracil, choline.
Vitamin: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin E; các polyacetylen: falcarinol,
falcarindiol, falcarinolon; sterol: β-sitosterol, stigmasterol, β-stigmasteryl-β-D-glucosid và
các nguyên tố vi lượng: Mg, Ca, Al, Cr, Cu, Zn, As, Pb, Cd, Hg, P, Fe, St, V [18].
1.3.3.3. Tác dụng sinh học
-

Trên cơ trơn: ức chế sự co cơ trơn làm trơn ruột, trị táo bón.

-

Có tác dụng kháng sinh đối với trực trùng lỵ và tụ cầu trùng [13].

-


Tác dụng trên tiểu cầu: ức chế sự ngưng tập tiểu cầu và ức chế sự giải phóng
serotonin từ tiểu cầu gây bởi thrombin [18].

-

Tác dụng chống viêm: Phân đoạn ethylacetat của Đương quy ức chế hoạt tính
của NF-B lucifera và giảm sản xuất NO, PEG2. Acid ferulic, acid isoferulic và
Z-ligustilide ức chế sản xuất protein viêm đại thực bào, ức chế hoạt tính TNF-α
và NF-κB [22].

1.3.3.4. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính ấm; quy kinh tâm, can, tỳ.

-

Công năng, chủ trị:

Bổ huyết, bổ ngũ tạng; hoạt huyết, giải uất kết là vị thuốc vừa bổ huyết vừa hoạt
huyết nên thích hợp cho các trường hợp thiếu máu kèm theo có ứ tích. Giải độc, giảm đau
do khả năng hoạt huyết, tiêu trừ huyết ứ.
Hoạt tràng thông tiện: vị thuốc có tác dụng nhu nhuận với vị tràng, do đó thích hợp
dùng với chứng huyết hư, huyết táo gây táo bón [8], [15].
1.3.3.5. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn acid ferulic hoặc dược liệu
chuẩn Đương quy [4], [23].
1.3.4. Sài hồ
1.3.4.1. Tên khoa học: Radix Bupleuri
Rễ phơi hay sấy khô của cây Sài hồ Bupleurum sinense DC. và một số cây khác cùng

chi, cùng họ. Họ Hoa tán (Apiaceae) [4].
11


1.3.4.2. Thành phần hóa học
Saponin: Hàm lượng saponin trong rễ Sài hồ là 1,69%. Rễ Sài hồ chứa nhiều saponin
và sapogenin triterpen (nhóm olean): saikogenin (A, B, C, D, E, F, G), saikosaponin (A,
B1-B4, C, D, E và F).
Tinh dầu: Hàm lượng tinh dầu trong rễ là 0,16% và trong thân là 0,05%. Gồm acid
pentanoic, acid 2-heptenoic, acid nonanoic, phenol, cresol, ethylphenol, thymol, eugenol,
O-methoxyphenol, γ-heptalacton, γ-octalacton, γ-decalacton, γ-undecalacton, vanilin
acetat, acid valeric và p-methoxyacetophenon.
Polysaccharid: Rễ Sài hồ chứa 2 polysaccharid có hoạt tính sinh học là các
bupleuran 2II b và 2II c. Ngoài ra còn có α-spinasterol cùng với β-D-glucopyranosid của
α-spinasterol [17].
1.3.4.3. Tác dụng sinh học
Tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm: Saikosaponin được coi là thành phần có
hoạt tính hạ sốt, chống viêm chủ yếu trong rễ Sài hồ. Các hoạt chất hạ sốt là eugenol, acid
hexanoic, γ-undecalacton và p-methoxyacetophenon, các hoạt chất chống viêm là acid
valeric, acid 2-nonenoic và p-methoxyphenon.
Tác dụng điều hòa miễn dịch: Bupleuran 2II b làm tăng mạnh sự gắn phức hợp miễn
dịch vào đại thực bào. Saikosaponin D có tác dụng kích thích miễn dịch có thể do làm thay
đổi chức năng của tế bào lympho T [17].
1.3.4.4. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính hơi hàn; quy kinh can, đởm, tâm bào lạc, tam tiêu

-


Công năng, chủ trị:

Kiện tỳ vị, bổ trung, ích khí, thăng dương khí dùng trong các trường hợp bụng đầy
trướng, nôn lợm; những trường hợp cơ thể bị sa giáng như sa tử cung, sa ruột, thoát giang.
Sơ can giải uất, ích tinh sang mắt; trừ ác nghịch, giải cảm nhiệt [15].
1.3.4.5. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn saikosaponin A hoặc dược
liệu chuẩn Sài hồ.

12


1.3.5. Trần bì
1.3.5.1. Tên khoa học: Pericarpium Citri reticulatae
Vỏ quả chín đã phơi hay sấy khô hoặc lâu năm của cây Quýt Citrus reticulate
Blanco, họ Cam (Rutaceae) [4], [23].
1.3.5.2. Thành phần hóa học
Tinh dầu: Các tinh dầu chính trong Trần bì là D-limonen; 1-metyl-4-(1-metyletyl)1,4-cyclohexadien; β-myrcen; α, α-4- trimethyl-3-cyclohexene-1-methanol; 2-methoxy-4vinylphenol và α-pinen ; γ-terpinen, lina myrcen [26].
Flavonoid và coumarin: Người ta đã phân lập từ Trần bì được các hợp chất:
hesperidin; tangeretin; 4’,5,6,7 tetramethoxyflavon; 3,3’,4’,5,6,7,8-heptmethoxyflavon;
sinensetin; 5-O-demethylnobiletin; nobiletin; apigenin; 5-O-desmethyltangeretin; 5,7pachypodol;

dihydroxy-3,3’,4’,6-tetramethoxyflavon;
3’,4’,5,7,8-pentamethoxyflavon;

agestrcin

C;

4’,5,6,7-tetramethoxyflavon;


scoparon;

isoscopoletin,

didymin;

methylhesperidin, naringin [25]; 3,5,6,7,8,3’,4’-heptamethoxyflavon; 5-hydroxy-6,7,8,3,4pentamethoxyflavon [45]
Alkaloid: 2 alkaloid chính trong Trần bì được tìm ra là synephrine và N-methyl
tyramine. Các thành phần khác bao gồm: inositol; vitamin B,C ; carotenoid, pectin,
polysaccharid, thymol, β- sitosterol [41].
1.3.5.3. Tác dụng sinh học
Tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn: Terpen là thành phần chính trong tinh dầu
có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn. Khả năng chống oxy hóa của tinh dầu Trần bì
thay đổi theo thời gian lưu trữ, nó có thể liên quan đến việc tăng một số thành phần như αpinene và β-pinene.
Tinh dầu của Trần bì có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn Gram(+) (S.aureus,
B.subtilis, B.cereus) ở các mức độ khác nhau ngoại trừ S.faecalis; trong đó B.subtili,
B.cereus, A.flavus and D.Hansenii nhạy cảm nhất. Các tinh dầu không có tác dụng trên vi
khuẩn Gram(-) [26].
Ngoài ra, α-pinene trong Trần bì có tác dụng chống ho, đờm, kháng khuẩn và chống
nấm; linalool có tác dụng giảm đau, an thần, chống viêm, kháng khuẩn [33].
13


1.3.5.4. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính, vị; quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm; quy kinh tỳ, phế.

-


Công năng, chủ trị: Hành khí, hòa vị dùng với bệnh đau bụng lạnh. Chỉ nôn, chỉ
tả; hóa đàm, ráo thấp, chỉ ho [15].

1.3.5.5. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn hesperidin hoặc dược liệu
chuẩn Trần bì [4], [23].
1.3.6. Thăng ma
1.3.6.1. Tên khoa học: Rhizoma Cimicifugae
Thân rễ khô của cây Thăng ma Cimicifuga foetida L., họ Mao lương (Ranunculaceae) [23].
1.3.6.2. Thành phần hóa học
Các triperpen đầu tiên được xác định là cimigenol, cimigenol 3-O-β-Dxylopyranosid và dahurinol, acid ferulic, acid isoferulic [16]. Triterpenol bidesmosid: 3arabinosyl-24-O-acetylhydroshengmanol-15-glucosid



3-xylosyl-24-O-

acetylhydroshengmanol-15-glucosid.
Các dẫn chất của 9, 19 cyclolanostan như: Acetylshengmanol 3-O-β-Dxylopyranosid; 24-O-acetylhydroshengmanol-3-O-β-D-xylopyranosid; shengmanol-3-O-β
xylopyranosid. Các cyclo artan triterpenoid: Cimigenol-3-O-β-D-xylopyranosid (23R,
24S); cimisid A và cimisid B; cimisid C và cimisid D.
Các phenolic glycosid: isocimifugamid, cimidahurin, cimidahurinin. Các hợp chất
furochromon như visamminol, visnagin, norvisnagin. Hai chất màu vàng 3-(3’methylbutenylidene)-2-idolinon và đồng phân của nó cũng được phân lập và xác định thân rễ
Thăng ma chứa acid isoferulic [17].
Chất đắng ximitin với công thức thô là C20H34O7 [13].
1.3.6.3. Tác dụng sinh học
Tác dụng trên cơ trơn: Visamminol và visnagin từ Thăng ma có tác dụng chống co
thắt trên hỗng tràng cô lập chuột lang [17].
1.3.6.4. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-


Tính, vị; quy kinh: Vị ngọt, cay hơi đắng, tính bình hơi độc; quy kinh tỳ, vị, phế.
14


-

Công năng, chủ trị: Thăng dương, giáng trọc, dùng trong trường hợp trung khí bị
hạ hãm dẫn đến chứng sa giáng như: sa đại tràng, tử cung … Tán phong nhiệt,
thanh vị nhiệt, giải độc mụn nhọt [8].

1.3.6.5. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn acid ferulic và acid isoferulic
hoặc dược liệu Thăng ma chuẩn [4], [23].
1.3.7. Bạch truật
1.3.7.1. Tên khoa học: Rhizoma Atractylodis macrocephalae
Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz., họ
Cúc (Asteraceae) [4].
1.3.7.2. Thành phần hóa học
Trong Bạch truật có tinh dầu (1,4%), thành phần tinh dầu chủ yếu gồm: atractylon,
acetoxy atractylon, hydroxyatractylon, atractylat kali, atractylola, vitamin A [13], [18].
Các sesquiterpen: α-eudesmol, β-eudesmol [18]. Các dẫn chất lacton như
atractynolid I, II, III, juniper camphor [16].
1.3.7.3. Tác dụng sinh học
Hoạt tính chống viêm cấp: Các chất atractylenolid I, II, III trong Bạch truật có tác
dụng chống viêm cấp và đặc biệt là chống viêm khớp rất rõ rệt [18].
Ngoài ra Bạch truật còn có tác dụng ức chế loét dạ dày rõ rệt [13]; tăng thải trừ các
chất qua mật, hỗ trợ chức năng ngoại tiết của gan [18]; bảo vệ hệ thần kinh chống lại
apoptosis do độc tố kích thích trên tế bào thần kinh vỏ não [27].
1.3.7.4. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền

-

Tính, vị; quy kinh: vị ngọt đắng, tính ấm; quy kinh tỳ, vị.

-

Công năng, chủ trị:

Kiện vị, tiêu thực, dùng khi công năng của tỳ vị hư nhược, tiêu hóa không tốt, bụng
đầy trướng, đau, buồn nôn. Kiện tỳ, lợi thủy, ráo thấp; cố biểu, liễm hãn, chỉ huyết [15].
1.3.7.5. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với dược liệu chuẩn Bạch truật [4].

15


1.3.8. Cam thảo
1.3.8.1. Tên khoa học: Radix Glycyrrhizae
Rễ và thân rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay sấy khô của ba loài Cam
thảo Glycyrrhizae uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat. hoặc Giycyrrhiza glabra L., họ
Đậu (Fabaceae) [4].
1.3.8.2. Thành phần hóa học
Saponin: saponin quan trọng nhất là acid glycyrrhizic. Các dẫn chất triterpenoid khác
như acid liquiritic; acid 18-α-hydroxy-glycyrrhetic; acid 24-hydroxyglycyrrhetic;
glabrolid; desoxyglabrolid; isoglabrolid; acid liquiridiolic… [5].
Các flavonoid: điển hình là 2 flavonoid liquiritin và isoliquiritin. Ngoài ra còn có
nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (glabridin) [42]; isoflavon (glabron);
isoflaven (glabren) [5]. Các dẫn chất coumarin: umbelliferon; herniarin; liqcoumarin.
Ngoài ra trong rễ Cam thảo còn có 20-25% tinh bột; 3-10% glucose và saccharose
[5], các hợp chất có nhân estrogen có nhân sterol với hàm lượng thấp [18].

1.3.8.3. Tác dụng sinh học
Các flavonoid có trong Cam thảo có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa
động mạch, giảm tích lũy mỡ bụng, hạ đường huyết [5].
Tác dụng kháng khuẩn: cao chiết ethanol Cam thảo có tác dụng ức chế các loại tụ
cầu vàng, trực khuẩn E.Coli và trùng roi, còn có tác dụng chống viêm [18].
1.3.8.4. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính bình; quy kinh can, tỳ, thông hành 12 kinh.

-

Công năng, chủ trị:

Ích khí, dưỡng huyết, dùng trong bệnh khí huyết hư nhược mệt mỏi thiếu máu.
Nhuận phế, chỉ ho; tả hỏa giải độc; điều hòa phương thuốc; hoãn cấp chỉ thống [15].
1.3.8.5. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn amoni glycyrrhizinat hoặc
dược liệu chuẩn Cam thảo [4], [23].

16


1.4. Tổng quan về phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) – detector tán xạ
bay hơi (ELSD).
1.4.1. Nguyên tắc của phương pháp
HPLC (High Performance Liquid Chromatography - HPLC) là một kỹ thuật tách
trong đó các chất phân tích di chuyển qua cột chứa các hạt pha tĩnh. Tốc độ di chuyển khác
nhau liên quan đến hệ số phân bố của chúng giữ hai pha tức là liên quan đến ái lực tương
đối của các chất này với pha tĩnh và pha động. Thứ tự rửa rải các chất ra khỏi cột vì vậy

phụ thuộc vào các yếu tố đó. Thành phần pha động đưa các chất phân tích di chuyển qua
cột cần được điều chỉnh để rửa giải các chất phân tích với thời gian thích hợp [7], [6].

Hình 1.1: Sơ đồ khối của một máy sắc ký lỏng hiệu năng cao [7]
1.4.2. Detector Tán xạ bay hơi (ELSD)
Evaporating Light Scattering Detertor (ELSD), hay còn gọi là detector tán xạ bay
hơi, thính hợp cho việc phát hiện các thành phần mẫu không bay hơi trong một dung môi
dễ bay hơi. ELSD sử dụng ánh sáng phản xạ và tán xạ và 1 biến quang có độ nhạy cao để
đo nồng độ chất phân tích. ELSD được coi như 1 detector vạn năng đáp ứng với bất kỳ chất
phân tích nào kém bay hơi hơn so với pha động của sắc ký lỏng.

17


×