Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Bồ kết quả nhỏ (Gleditsia australis F.B.Forbes Hemsl.) ở Thạch Thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 61 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
----------

BÙI ĐỨC THẮNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BỒ KẾT QUẢ
NHỎ (Gleditsia australis F.B.Forbes & Hemsl.)
Ở THẠCH THẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
----------

BÙI ĐỨC THẮNG
1401571

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BỒ KẾT QUẢ
NHỎ (Gleditsia australis F.B.Forbes & Hemsl.)
Ở THẠCH THẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn
1. PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển


2. ThS. Trần Văn Thành
Nơi thực hiện
1. Bộ môn Dƣợc học cổ truyền

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, thời điểm hoàn thành khóa luận là lúc tôi
xin phép đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển – Trƣởng bộ môn Dƣợc học cổ truyền – ngƣời thầy
đã tận tình hƣớng dẫn, luôn quan tâm chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
ThS Phạm Thị Anh, DS Trần Văn Thành đã luôn bên cạnh chỉ bảo, hƣớng dẫn
giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
ThS. Nghiêm Đức Trọng – bộ môn Thực vật - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, đã
tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dƣợc học cổ truyền, Bộ môn Thực
vật trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Các thầy, các cô Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, đã trang bị đầy đủ kiến thức và
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các bạn, các anh chị em cùng làm
đề tài chuyên đề Dƣợc liệu – Dƣợc học cổ truyền, đã luôn đồng hành, chia sẻ, động viên,
khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019
Sinh viên


Bùi Đức Thắng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN .................................................................................................. 3
1.1.

Tổng quan về chi Gleditsia ................................................................................ 3

1.1.1.

Thực vật học ................................................................................................. 3

1.1.2.

Thành phần hóa học.................................................................................... 5

1.2.

Tổng quan về loài Gleditsia australis ................................................................ 7

1.2.1.

Đặc điểm thực vật và phân bố ..................................................................... 7

1.2.2.


Thành phần hóa học.................................................................................... 8

1.2.3.

Công dụng và tác dụng sinh học ................................................................. 8

CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 10
2.1.

Nguyên liệu và phƣơng tiện nghiên cứu ........................................................ 10

2.1.1.

Nguyên liệu ................................................................................................ 10

2.1.2.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10

2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 11

2.2.1.

Nghiên cứu thực vật học ........................................................................... 11

2.2.2.


Nghiên cứu thành phần hóa học .............................................................. 11

CHƢƠNG III KẾT QUẢ ................................................................................................... 22
3.1.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật ........................................................................ 22

3.1.1.

Đặc điểm hình thái .................................................................................... 22

3.1.2.

Đặc điểm vi phẫu quả ................................................................................ 25

3.1.3.

Đặc điểm bột dược liệu .............................................................................. 26


3.2.

Nghiên cứu về thành phần hóa học ................................................................ 27

3.2.1.

Định tính .................................................................................................... 28

3.2.2.


Chiết xuất và phân lập các hợp chất ....................................................... 33

3.2.3.

Xác định cấu trúc FG1 ............................................................................. 36

BÀN LUẬN ........................................................................................................................ 39
Về thực vật .................................................................................................................... 39
Về hóa học ..................................................................................................................... 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
13
1

C-NMR

H-NMR

Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy
Proton Magnetic Resonance Spectroscopy

D/c

Dịch chiết

Dd


Dung dịch

DĐVN

Dƣợc điển Việt nam

EtOAc

Ethylacetat

EtOH

Ethanol

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

HPTLC

High Performance Thin Layer Chromatography

MeOH

Methanol

NMR

Nuclear magnetic resonance




Tƣơng đƣơng

TLC

Thin Layer Chromatography

TPHH

Thành phần hóa học

TT

Thuốc thử

UV

Ultra Violet


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1 Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong Bồ kết (Fructus gleditsiae
australis) bằng các phản ứng hóa học thƣờng quy ............................................................. 27
Bảng 3. 2 Kết quả phân tích sắc kí đồ ................................................................................ 29
Bảng 3. 3 Dữ liệu phổ 1H-NMR và phổ 13C-NMR của chất FG1...................................... 35

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 1. 1 Gleditsia australis F. B. Forbes & Hemsley........................................................ 8

Hình 2. 1 Sơ đồ chiết xuất cao tổng và cao toàn phần ....................................................... 19

Hình 3. 1 Thân và cành mang hoa lá của cây Bồ kết tại thực địa...................................... 22
Hình 3. 2 Một số đặc điểm hình thái lá Bồ kết .................................................................. 23
Hình 3. 3 Một số đặc điểm hình thái hoa Bồ kết .............................................................. 23
Hình 3. 4 Fructus Gleditsiae australis .............................................................................. 24
Hình 3. 5 Vi Phẫu quả cây Bồ kết (Gleditsia australis F.B.Forbes & Hemsl.) ................. 25
Hình 3. 6 Đặc điểm bột Bồ kết (Fructus Gleditsiae australis) .......................................... 26
Hình 3. 7 Bản mỏng sắc kí ở các bƣớc sóng...................................................................... 30
Hình 3. 8 Phân tích sắc kí đồ ............................................................................................. 31
Hình 3. 9 Số lƣợng pic trên săc kí đồ chuẩn Vitexin (A) và cao Bồ kết (B) ..................... 31
Hình 3. 10 Sơ đồ phân lập chất từ phân đoạn Ethyl acetat trong quả Bồ kết bỏ hạt ......... 34
Hình 3. 11 Công thức cấu tạo acid oleanolic ..................................................................... 37


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ Y tế ngày 27 tháng 02 năm
1955 có viết “Ông cha ta ngày trƣớc có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh
bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô chú cũng nên chú trọng
nghiên cứu và phối hợp thuốc “đông” và “tây”,…”. Sau đó gần 65 năm, xu hƣớng đi sâu
nghiên cứu và tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao từ các loài thực
vật làm dƣợc phẩm chữa bệnh đang ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa
học bởi ƣu điểm của chúng là không độc hoặc rất ít khi có độc tính, dễ hấp thu và chuyển
hóa trong cơ thể.
Việc sử dụng chi Gleditsia làm thuốc đã có từ hơn 2000 năm trƣớc. Bên cạnh việc
kết hợp với kinh nghiệm trong những tác phẩm kinh điển đƣợc viết bởi các danh y ở
Trung Quốc nhƣ Thần Nông bản thảo kinh, Thang Dịch Bản Thảo, Đƣờng Bản Thảo,...,
các nhà khoa học ngày nay cũng tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những hoạt chất, tác

dụng dƣợc lý mới của chi Gleditsia giúp cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu khoa học về chi Gleditsia, song các nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào các loài nhƣ Gleditsia sinensis, Gleditsia japonica, Gleditsia tricanthos
trong khi đó có rất ít nghiên cứu về loài Gleditsia australis – một loài Bồ kết đƣợc tìm
thấy nhiều tại Việt Nam.
Cây bồ kết (Gleditsia australis Hemsl.) là cây mọc hoang ở cả miền Bắc và miền
Nam nƣớc ta với trữ lƣợng lớn. Trong y học hiện đại, một số bệnh viện đã dùng bồ kết
chữa bí đại, trung tiện sau khi mổ, tắc ruột, dùng cho cả trẻ em và ngƣời lớn. Quả bồ kết
còn đƣợc dùng trong các trƣờng hợp trúng phong, hôn mê bất tỉnh, cấm khẩu, hen suyễn,
mụn nhọt, viêm tuyến vú, đau nhức răng. Những nghiên cứu về tác dụng dƣợc lý cho thấy
bồ kết có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhƣ kháng tràng cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ shigella,
trực khuẩn thƣơng hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả.
Chính vì những lý do đó, nhằm mục đích tìm hiểu về đặc điểm thực vật và thành
phần hóa học của quả Bồ kết, để có thêm tri thức và nâng cao giá trị sử dụng cây thuốc,

1


tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây
Bồ kết quả nhỏ (Gleditsia australis F.B.Forbes & Hemsl.) ở Thạch Thất" với mục
tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học cây Bồ kết quả nhỏ và mô tả
đặc điểm vi học quả.
2. Định tính các nhóm chất, phân lập và xác định cấu trúc hợp chất có trong quả
Bồ kết.

2


CHƢƠNG I TỔNG QUAN

1.1.

Tổng quan về chi Gleditsia

1.1.1. Thực vật học
1.1.1.1.

Vị trí phân loài

Chi Gleditsia đƣợc phân loại nhƣ sau:
Giới (Kingdom)

Thực vật (Planta)

Ngành (Phylum)

Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp (Class)
Phân lớp (Subclass)
Bộ (Order)

Ngọc lan (Magnoliophyta)
Hoa hồng (Rosidae)
Đậu (Fabales)

Họ (Family)
Phân họ (Sub-family)

Đậu (Fabaceae)

Vang (Caesalpinioideae)

Chi (Genus)
1.1.1.2.

Bồ kết (Gleditsia) [1-3]

Đặc điểm thực vật

Theo thực vật chí Trung Quốc, chi Gleditsia đƣợc miêu tả nhƣ sau: cây rụng lá hoặc
cây bụi, thân và cành thƣờng có gai nhọn, cuống lá có rãnh; lá, thƣờng là lá chét, có mép
hình răng cƣa nhọn hoặc tròn; lá kèm nhỏ, rụng sớm; hoa đơn tính hoặc lƣỡng tính, xanh
lục hoặc trắng xanh, thƣờng mọc ở kẽ lá, cụm hoa chùm hoặc chùy; bẹ lá hình sợi, mặt
ngoài có lông, mặt trong nhẵn; cánh hoa 3 – 5, dài hơn đài thùy; nhị hoa 6 – 10, nhô ra
ngoài; bầu trên, không cuống hoặc cuống ngắn, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy nằm ở đỉnh; một
hay nhiều noãn; quả có vỏ dẹt, thẳng, uống cong hoặc hình xoắn, một hay nhiều hạt hình
trứng hoặc hình elip, dẹt hoặc gần hình trụ [17].
1.1.1.3.

Phân bố

Phần lớn các loài thuộc chi Gleditsia đƣợc tìm thấy ở vùng Đông Nam Á, Bắc Mỹ,
Đông – Nam Mỹ và phía Nam Caucasus [14], [17], [20].

3


Theo nghiên cứu của Gordon và cộng sự năm 1966, có 13 loài thuộc chi Gleditsia
trong đó 8 loài xuất hiện ở vùng Đông Á (Gleditsia australis, Gleditsia delavayi,
Gleditsia fera, Gleditsia japonica, Gleditsia macracantha, Gleditsia microphylla,

Gleditsia rolfei, và Gleditsia sinensis); 2 loài ở vùng Đông Bắc Mỹ (Gleditsia aquatica,
Gleditsia triacanthos); 1 loài ở Nam Mỹ (Gleditsia amorphoides); 1 loài ở phía Nam bờ
biển Caspian, (Gleditsia caspica) và một loài ở vùng Đông Bắc Ấn Độ (Gleditsia
assamica) [18].
Theo Huxley và cộng sự, 1992 và theo Thực vật chí Trung Quốc 2007 có 14 loài
thuộc chi Gleditsia [17], [20].
Theo The plan list, chi Gleditsia có tất cả 15 loài bao gồm: Gleditsia australis,
Gleditsia delavayi, Gleditsia fera, Gleditsia japonica, Gleditsia macracantha, Gleditsia
microphylla, Gleditsia rolfei, and Gleditsia sinensis, Gleditsia aquatica, Gleditsia
triacanthos, Gleditsia amorphoides,

Gleditsia caspica, Gleditsia assamica



Gleditsia texana. [19].
Ở Việt Nam có 3 loài: Gleditsia rolfei Vidal y Soler (tạo giác), Gleditsia pachycarpa
Bal. ex Gagn. (bồ kết quả dày) và Gleditsia australis Hemsl. ex Forb. & Hemsl. (chùm
kết, bồ kết, tạo giác, bồ kết quả nhỏ) [9]. Cây bồ kết đƣợc trồng ở nhiều nơi, thƣờng thấy
ở một số tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An,… Ở Tây Nguyên,
bồ kết đƣợc trồng để tạo bóng và chắn gió cho cà phê [11], [12].
Bồ kết là loại cây gỗ lớn, mọc nhanh, ƣa sang, thƣờng mọc ở rừng thứ sinh, đôi khi
thấy cả ở vùng rừng núi đá vôi. Cây ra hoa và quả hàng năm, nhƣng tỷ lệ quả phụ thuộc
thời tiết. Bồ kết rụng lá vào mùa đông. Lá non lại vào cuối mùa xuân năm sau, cây trồng
bằng hạt, sau 4 năm ra hoa và quả đầu tiên, các năm sau sẽ ra nhiều hơn. Bồ kết có khả
năng tái sinh chồi sau khi chặt [11], [12].
1.1.1.4.

Đặc điểm một số loài thuộc chi Gleditsia


- Gleditsia rolfei Vidal y Soler.: Tạo giác. Đại mộc nhỏ, nhánh có bì khẩu tròn trắng;
gai chẻ hai, ngay, dài. Lá dài 20cm, 10 cặp, bầu dục, bất xứng, dài 3 – 7cm, gân
phụ 9 – 11 cặp, bìa có rang tròn, đầu tà. Chùm ngoài nách lá, dài 12 cm; lá đài mặt
trong có long; cánh hoa 5, cao 4mm; tiều nhụy. Hoa cái có tiểu nhụy lép. Quả dẹp,

4


đen, dài 20cm, rộng 1.5cm; hạt 15 – 20 [9].
- Gleditsia pachycarpa Bal. ex Gagn.: Đại mộc; nhánh có gai. Lá dài 20 – 25cm; thứ
diệp mọc xen, dài 3.5 – 5.5cm, bất xứng, hơi cong, đầu tà tròn, bìa có răng tà, gân
phụ 11 – 15 cặp, có lông mịn. Quả dẹt, đen, dài đến 30cm, rộng 4.5cm. Hạt đến 40,
nâu [12].
- Gleditsia australis Hemsl. ex Forb. & Hemsl.: Chùm kết, Bồ kết, Tạo giác;
Honeylocust. Đại mộc 8m, có gai to, cứng, chia nhánh. Lá kép 2 lần, mang 3 – 4
cặp thứ diệp; tam diệp 6 – 8 cặp, có lông ở mặt trên, đầu tròn hay lõm. Cánh hoa
đầy lông mặt trong; tiểu nhụy rời, 10 ở hoa đực, 5 ở hoa lƣỡng tính. Quả dẹt,
mỏng, cứng, nâu đen; hột 10 – 12 [9].
- Gleditsia sinensis Lam.: Cây gỗ to, cao tới 12m, thân thẳng có vỏ nhẵn và rất nhiều
gai to, cứng, phân nhánh, dải 10 – 25cm. Lá kép, mọc so le, một lần lông chim, lá
chét có 6 – 8 đôi mọc so le, hình mác, bó vầ hơi có lông ở mặt trên, nhạt hơn và
nhăn ở mặt dƣới, đầu lá chét nhọn, gốc lệch. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá,
nhiều cụm dài 10 – 15cm, hoa màu vàng, tràng 5 cánh, hoa đực có 10 nhị và không
có bầu, hoa lƣỡng tính có 5 nhị, bầu trên có nhiều lông, đựng nhiều noãn. Quả dẹt,
cong, dài 15 – 20cm, phồng ở chỗ có hạt. Có từ 15 – 20 hạt, khi chính có màu mâu
đen [33].
1.1.2. Thành phần hóa học
Cho đến nay, hơn 60 hợp chất đã đƣợc phân lập từ chi Gleditsia bao gồm các nhóm
chất triterpen, sterol, flavonoid, phenolics và alkaloids. Trong đó, saponin triterpenoid là
thành phần đặc trƣng nhất trong quả Gleditsia, chiếm một lƣợng lớn tỷ lệ trong các hợp

chất phân lập [34].
1.1.2.1.

Triterpene và Sterol

Đặc điểm cấu trúc của triterpen đƣợc liệt kê nhƣ sau: (1) những triterpen này có thể
đƣợc chia thành hai loại chính dựa trên bộ khung cơ bản của chúng, và các hợp chất loại
oleanane và lupane đƣợc tìm thấy trong chi Gleditsia; (2) 32 triterpen thƣờng đƣợc
glycosyl hóa ở vị trí C-3 hoặc C-3, -28 với một hoặc nhiều phân tử đƣờng; (3) trong số 32

5


saponin triterpenoid, 17 glucoside triterpenoid gắn một, hai hoặc ba acid monoterpenic
với các phân tử đƣờng [21].
Năm 1995, từ dịch chiết phân đoạn của quả loài Gleditsia japonica M., hai nhà
khoa học Nhật Bản Takao Konoshima và Tokunosuke Tawada phân lập thành công hai
hợp chất triterpene saponin là gleditsia saponin B và gleditsia saponin C [31].
Năm 1999, Zhang Z. và cộng sự đã phân lập từ dịch chiết quả Gleditsia sinensis các
hợp chất triterpene saponin: các hợp chất gleditsioside A, B, C và D [36], gleditsioside E,
F và G cùng với hai hợp chất đã biết là gleditsia saponin B và C đã đƣợc phân lập và xác
định cấu trúc [34], gleditsioside N, O, P và Q [35] và H, I, J, K và hai chất lần đầu tiên thu
đƣợc trong thiên nhiên là gleditsia saponin C’ và E’cũng đƣợc tìm ra và phân lập vào năm
này [37].
Năm 2005, Lim JC. và cộng sự đã phân lập đƣợc 1 triterpenoid và 4 steroids từ gai
của Gleditsia sinensis LAM trong đó triterpenoid C-friedours-7-en-3-on lần đầu tiên đƣợc
tìm thấy trong nguồn gốc tự nhiên [26] và những chất này cũng đƣợc Li WH và cộng sự
phân lập sau đó 2 năm [25].
Gần đây, lần lƣợt các năm 2010 và năm 2014, Miyase và cộng sự (2010); Melek và
cộng sự (2014) đã phân lập và mô tả đặc tính của 11 bisdesmosidic triterpenoid saponin:

Caspicaoside (A-K) [26], [28].
Sterol thu đƣợc từ chi Gleditsia đƣợc phân thành hai loại: lanostane và lupine [25].
Li WH. và cộng sự đã phân lập đƣợc 4-lupane sterol: betulic acid, alphitolic acid, 3-Otrans-p-coumaroyl alphitolic acid và 2-hydroxypyracrenic acid. Ngoài ra, vào năm 2005,
khi tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, Lim và cộng sự đã tìm thấy một vài hợp
chất lanostane từ gai của Gleditsia sinensis [26].
1.1.2.2.

Flavonoid

Nhóm flavonoid lớn nhất, đƣợc tìm thấy trong chi Gleditsia, là flavone glycoside.
Năm 2007, ba flavones đã đƣợc phân lập và xác định từ Gleditsia sinensis bởi Zhou và
cộng sự [38]. Trong một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện bảy năm sau đó, Mohammed và
cộng sự đã phân lập tám flavone glycoside và hai flavone aglycone từ chiết xuất ethanol

6


của lá Gleditsia triacanthos [29].
1.1.2.3.

Phenolic và dẫn chất

Bên cạnh những hợp chất triterpenes và saponins kể trên, các hợp chất phenolics đã
đƣợc Zhou L. và cộng sự phát hiện vào năm 2007 nhƣ ethyl gallate, caffeic acid,
dihydrokaempferol, eriodictyol, quercetin, 3,3',5',5,7-pentahydroflavanone và (-)epicatechin [38]. Cũng trong năm đó, hai ellagic acid glycoside từ gai của Gleditsia
sinensis LAM cũng đƣợc các nhà khoa học này phân lập: 3-O-methylellagic acid-4'-(5''acetyl)-alpha-L-arabinofuranoside



3-O-methylellagic


acid-4'-O-alpha-L-

rhamnopyranoside. Cả hai hợp chất đều lần đầu tiên đƣợc phân lập từ loài này và là một
hợp chất mới [39].
1.1.2.4.

Alkaloid

Các alcaloid tƣơng đối hiếm gặp ở các loài Gleditsia và chỉ có bốn hợp chất đƣợc
tìm thấy trong chi này. Năm 1965, Morimoto và Oshio đã phân lập đƣợc một triacanthine
kiềm từ G. horrida Willd [40]. Năm 2010, Kajimoto và cộng sự đã phân lập đƣợc
isoguanine glucoside từ hạt của Gleditsia japonica và xác định là saikachinoside A [22].
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học này cũng đã chiết hoạt chất từ hạt của
Gleditsia japonica và tìm thấy một glucoside purine kiềm mới đƣợc xác định là
locustoside A [23]. Đến năm 2014, Lee và cộng sự cũng đã phân lập thành công
cytochalasin H [24]. Các cuộc nghiên cứu cho thấy khả năng xuất hiện của các alkaloid
trong chi này.
1.2.

Tổng quan về loài Gleditsia australis

1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
Đại mộc 8m, có gai to, cứng, chia nhánh. Lá 2 lần kép, mang 3 – 4 cặp thứ diệp; tam
diệp 6 – 8 cặp, có lông ở mặt trên, đầu tròn hay lõm. Cánh hoa đầy lông mặt trong; tiểu
nhụy rời, 10 ở hoa đực, 5 ở hoa lƣỡng tính [9].
Gai phân nhánh, các gai chính to hom và thƣờng mang 1 đến 2 nhảnh gai nhỏ. Gai
chính hình nón thuôn dài, chiều dài từ 3 cm đến 15 cm, đƣờng kính từ 0,3 cm đên 1 cm;
gai nhảnh dài từ 1 cm đến 6 cm, đinh nhọn. Mặt ngoài màu nâu đến nâu tía. Chất cứng,


7


khó bẻ gãy. Mùi nhẹ, vị nhạt. Dƣợc liệu đã thái lát: Các lát thƣờng thon về phía đỉnh
(ngọn) bên trong có phần gỗ màu trắng hơi vàng, phần tủy mau hơi nâu đò; chất giòn, dễ
bè gãy [4].
Quả dẹt và hơi cong, dài 5 cm đến 11 cm, rộng 1,5 cm đến 2 cm. Mặt ngoài nâu tía
phủ chất sáp màu trắng tro, lẩm tấm nhƣ bột, lau sạch có màu sáng bống, dề thấy các
bƣớu và tuyên nhỏ, các vêt nứt dạng vân lƣới. Đình quả có gốc vòi nhụy tồn tại dạng mò
chim, gốc quả cố vết sẹo của cuống quả. Chất cứng, giòn, dễ gẫy. Mặt gẫy màu vàng nâu
đên lục nhạt, giữa xôp hoặc là khoang chứa hạt. Mùi hăng nhẹ, vị ngọt sau hơi cay [4].

Hình 1. 1Gleditsia australis F. B. Forbes & Hemsley
1.2.2. Thành phần hóa học
Saponin là thành phần chủ yếu trong quả Bồ kết (tinh khiết 10%), có cấu trúc
triterpenic có tên là gleditsaponin, thủy phân cho gleditsapogenin và glucose. Các
flavonoid là: Vitexin, saponaretin, homoorientin, orientin, luteolin. Phần aglycol của các
triterpenic là: acid oleanolic, acid echinoxystic [11], [15].
1.2.3. Công dụng và tác dụng sinh học
Loài Gleditsia australis chứa có các chất có hoạt tính kháng khuẩn, nấm và virus.
[8], [11], [30]. Cùng với đó, từ xƣa, ngƣời dân đã sử dụng loài này chữa các bệnh trúng
phong, cấm khẩu, khó tiêu, táo bón, tích đờm suyễn, làm sáng mắt, ích tinh.
Quả Gleditsia australis khai khiếu, tiêu đờm, tán kết, tiêu thũng. Chủ trị: Trúng
phong cấn răng, đàm thịnh, quan khiếu không thông, họng đau tê đờm trƣớng ngại, ho
suyễn khó khạc đờm, đại tiện táo kết. Dùng ngoài trị nhọt độc sƣng tấy [4]. Khói của quả

8


đốt cháy hít vào giúp loại bỏ chất nhày, chữa ngạt mũi khi cảm lạnh. Chúng cũng đƣợc sử

dụng để làm dầu gội và đƣợc coi là một giải pháp làm sạch gàu [30].
Hạt có tác dụng giải độc. Chúng đƣợc sử dụng trong điều trị ngộ độc kim loại, và
đƣợc dùng dƣới dạng hít để điều trị chứng ngập máu, liệt nửa ngƣời và liệt nói chung.
Đây cũng là một phƣơng thuốc dân gian để hồi sức cho một ngƣời bị chết đuối – Hạt
đƣợc nghiền thành bột, đặt trong lỗ mũi hoặc hậu môn của ngƣời bị chết đuối [30].
Các gai đƣợc có tác dụng tiêu thũng, trừ độc, trừ mủ, sát trùng. Chủ trị: Nhọt độc sơ
khởi hoặc làm mủ không vỡ. Dùng ngoài điêu trị ngửa, lở, hủi [4].

9


CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu và phƣơng tiện nghiên cứu

2.1.

2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu cây Bồ kết đƣợc thu hái tại xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cành
mang hoa lá thu hái vào tháng 8. Quả đƣợc thu hái vào tháng 12, khi quả chín và sấy khô
ở 50 – 600C, đóng gói bảo quản nơi khô ráo để làm thực nghiệm.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1.
-

Hóa chất và dung môi
Các chất tẩy – nhuộm tiêu bản: Nƣớc Javen, Cloral hydrat, acid acetic, đỏ son
phèn, xanh methylen,...

-


Chất đối chiếu là Vitexin của công ty TNHH Công nghệ sinh học Nam Kinh –
Trung quốc (Phụ lục 3)

-

Các dung môi hữu cơ là các dung môi tinh khiết: EtOH 96%, MeOH (TT);
Chloroform (TT); Ethyl acetate (TT) ; Acid acetic ; Dicloromethane; nƣớc cất,...

2.1.2.2.

Thiết bị, máy móc, dụng cụ

-

Kính hiển vi quang học Labomed.

-

Hệ thống cắt tiêu bản, vi phẫu thực vật.

-

Thuyền tán, rây 0.18mm

-

Cân phân tích Precisa, cân kỹ thuật Precisa.

-


Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) của hãng Shimazu Nhật Bản

-

Bản mỏng TLC Silica gel 60 F254 của Merck.

-

Hệ thống chiết hồi lƣu dung tích bình cầu 5,0 L.

-

Máy cất quay thu hồi dung môi của hãng IKA

-

Máy chiết siêu âm WiseClean

-

Hạt silicagel

-

Cột sắc ký Sephadex LH-20.

-

Dụng cụ thủy tinh: bình cầu, bình gạn có dung tích 250mL, 500mL; cốc có mỏ;
ống nghiệm; bình định mức 5mL, 10mL, 25mL, 50mL, 100mL; pipet chia vạch

và pipet chính xác các loại,…

10


Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.

2.2.1. Nghiên cứu thực vật học
2.2.1.1.

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái

Quan sát tại thực địa, thu hái và mô tả đặc điểm hình thái thực vật về: dạng sống;
thân; gai; lá (hình dạng phiến, chóp, gân, gốc, cuống, kích thƣớc…); hoa (dạng cụm hoa,
vị trí cụm hoa, kích thƣớc, lá bắc, bộ nhị, bộ nhụy…); quả và hạt (hình dạng, màu sắc,
kích thƣớc…). Thu hái, làm tiêu bản và lƣu giữ tiêu bản theo phƣơng pháp ghi trong tài
liệu [2],[3].
Dụng cụ sử dụng gồm: kính lúp soi nổi, máy ảnh kỹ thuật số, thƣớc kẻ.
-

Lấy mẫu quả, ép tiêu bản và lƣu giữ tiêu bản.

-

Phân tích đặc điểm của quả căn cứ vào các khóa phân loại trong thực vật chí, xác
định tên khoa học dƣới sự hƣớng dẫn của các chuyên gia phân loại thực vật.

2.2.1.2.

-

Nghiên cứu về đặc điểm vi học
Vi phẫu: tiêu bản vi phẫu thân đƣợc cắt ngang ở đoạn thân thứ 3 tính từ đầu
cành. Tiêu bản vi phẫu lá đƣợc cắt ngang ở vị trí khoảng 1/2-1/3 dƣới gần gốc
của lá trƣởng thành. Tiêu bản gai đƣợc cắt ngang ở vị trí 1/2 - 1/3 gai chính. Sau
đó, các mảnh cắt đƣợc tẩy, nhuộm và làm tiêu bản vi phẫu. Quan sát, mô tả và
chụp ảnh các đặc điểm vi phẫu qua kính hiển vi.

-

Soi bột: Quả chín đƣợc bỏ hạt phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột mịn, rây, lên
tiêu bản, quan sát dƣới kính hiển vi xác định và chụp ảnh những đặc điểm của
bột qua kính hiển vi.

-

Tiến hành kiểm tra và so sánh các đặc điểm hình thái và vi học của quả Bồ kết
(Fructus Gleditsiae) của mẫu nghiên cứu với DĐVN V.

-

Xác định tên khoa học của loài nghiên cứu dựa trên tài liệu tham khảo
[3], [7], [9], [11] và so sánh với tiêu bản mẫu với sự giúp đỡ của chuyên gia
phân loại thực vật của Việt Nam.

2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
2.2.2.1.

Định tính


11


Sử dụng phản ứng hóa học thƣờng quy cùng với các thuốc thử đặc hiệu và sắc ký
lớp mỏng định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ trong dƣợc liệu theo tài liệu [1], [5], [6],
[8].
a. Định tính glycosid tim
Cho 5g bột dƣợc liệu vào bình nón dung tích 250ml, thêm 60ml cồn 25o, lắc đều,
ngâm trong 24 giờ. Lọc lấy dịch chiết, loại tạp (chất nhầy, chất nhựa) bằng chì acetat 30%
để dƣ. Để lắng, lọc. Loại chì acetat thừa bằng dung dịch Na2SO4 bão hòa đến khi không
còn tủa với Na2SO4 nữa. Lọc lấy dịch lọc vào bình gạn. Lắc kỹ 2 lần với hỗn hợp
chloroform - ethanol (4:1), mỗi lần 20ml, để lắng, gạn lấy dịch chiết, loại nƣớc bằng cách
lọc qua bông. Chia đều dịch chiết vào 4 ống nghiệm đã đƣợc sấy khô, đem cô cách thủy
đến khô. Cắn thu đƣợc để tiến hành phản ứng định tính.
-

Phản ứng Liberman - Burchard: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn 1ml anhydrid
acetic, lắc đều cho tan hết cắn. Nghiêng ống 45o. Cho từ từ theo thành ống
nghiệm 1ml H2SO4 đặc để dịch lỏng trong ống nghiệm chia thành hai lớp. Phản
ứng dƣơng tính khi xuất hiện vòng màu tím đỏ giữa hai lớp.

-

Phản ứng Baljet: Pha thuốc thử Baljet: Cho vào ống nghiệm to 1 phần dung dịch
acid picric 1% và 9 phần dung dịch NaOH 10%. Lắc đều. Cho vào ống nghiệm
có chứa cắn 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều cho tan hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử
Baljet mới pha vào ống nghiệm. Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện màu đỏ cam.

-


Phản ứng Legal: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều
cho tan hết cắn. Nhỏ 1 giọt dung dịch natrinitroprussiat 0,5% và 2 giọt dung dịch
NaOH 10%. Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện dung dịch màu đỏ.

b. Định tính alkaloid
Cho khoảng 3g bột dƣợc liệu vào bình nón dung tích 100ml, thấm ẩm bằng dung
dịch amoniac đặc, đậy kín bình trong 30 phút. Cho thêm 15ml chloroform, lắc đều, ngâm
12 giờ. Lọc lấy dịch chiết cho vào bình gạn. Sau đó lắc kỹ 2 lần, mỗi lần với 10 ml dung
dịch H2SO4 1N. Để phân lớp, gạn lấy dịch chiết acid, cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 1ml
dịch chiết acid.

12


-

Ống 1: 1ml dịch chiết + 2 giọt TT Mayer. Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện kết
tủa trắng hoặc vàng nhạt.

-

Ống 2: 1ml dịch chiết + 2 giọt TT Bouchardat. Phản ứng dƣơng tính khi xuất
hiện kết tủa vàng cam đến đỏ.

-

Ống 3: 1ml dịch chiết + 2 giọt TT Dragendorff. Phản ứng dƣơng tính khi xuất
hiện kết tủa nâu.


c. Định tính saponin
-

Quan sát hiện tượng tạo bọt: Cho 0,5g bột dƣợc liệu vào ống nghiệm có dung
tích 20ml, thêm vào đó 5ml nƣớc cất, đun sôi nhẹ, lọc nóng qua bông vào ống
nghiệm có dung tích 20ml, thêm 5ml nƣớc cất. Bịt ống nghiệm bằng ngón tay
cái, lắc mạnh ống nghiệm theo chiều dọc 5 phút, để yên và quan sát. Phản ứng
dƣơng tính khi bọt bền sau 10 phút.

-

Phản ứng Liberman - Burchardat: Cho vào bình nón 1g dƣợc liệu, thêm 20ml
ethanol 90%, đun sôi cách thủy. Lọc lấy dịch lọc và cho vào một ống nghiệm, để
nghiêng ống nghiệm 45o, cho từ từ vào thành ống nghiệm 1-2 giọt acid H2SO4
đặc. Phản ứng dƣơng tính khi màu vàng, đỏ, xanh lá hoặc tím.

d. Định tính anthranoid
-

Phản ứng Borntraeger: Lấy 2g bột dƣợc liệu cho vào bình nón dung tích 100ml,
thêm 50ml dung dịch H2SO4 10%. Đun cách thủy sôi trong 15 phút. Lọc nóng
vào bình gạn. Để nguội rồi lắc với 5ml chloroform. Gạn lớp chloroform để làm
phản ứng. Cho vào 2 ống nghiệm, lắc nhẹ:
Ống 1: 1ml dịch chiết chloroform + 1ml dung dịch NH4OH 10%.
Ống 2: 1ml dịch chiết chloroform + 1ml dung dịch NaOH 10%.

Phản ứng dƣơng tính khi cả 2 ống có màu đỏ sim.
-

Vi thăng hoa: Trải khoảng 1g bột dƣợc liệu thành lớp mỏng trong một đĩa nhôm.

Hơ nhẹ trên bếp điện cho bay hết nƣớc trong dƣợc liệu. Đặt lên trên đĩa nhôm
một lam kính, trên lam kính đó có để một miếng bông đã tẩm nƣớc lạnh. Để đĩa

13


nhôm trực tiếp trên bếp điện. Sau 5 - 10 phút lấy lam kính ra để nguội rồi soi
dƣới kính hiển vi.
e. Định tính flavonoid
Cho 5g bột dƣợc liệu vào bình nón 250ml, thêm 100ml ethanol 90%, đun cách thủy
10 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc để làm phản ứng:
-

Phản ứng với NH3: Nhỏ một giọt dịch chiết lên tờ giấy lọc, sấy khô, quan sát
dƣới ánh sáng thƣờng thấy có màu vàng, sau đó hơ trên miệng lọ amoniac đặc.
Phản ứng dƣơng tính khi vết màu vàng đậm hơn.

-

Phản ứng với NaOH: cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết, thêm vài giọt dung
dịch NaOH 10%. Phản ứng dƣơng tính khi dung dịch màu vàng đậm.

-

Phản ứng Cyanidin: Cho 2ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm một ít bột magie
kim loại, rồi giỏ từ từ 4-5 giọt acid HCl đậm đặc. Phản ứng dƣơng tính khi dung
dịch chuyển màu đỏ cam.

-


Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%: Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 23 giọt dung dịch FeCl3 5%, lắc nhẹ. Phản ứng dƣơng tính khi dung dịch chuyển
màu xanh lục, xanh hoặc nâu.

-

Phản ứng Diazo hóa: Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm, kiềm hóa bằng NaOH
10%. Thêm vài giọt thuốc thử Diazoni, lắc đều, đun cách thủy vài phút. Phản ứng
dƣơng tính khi xuất hiện màu đỏ gạch.

f. Định tính coumarin
Cho 3g bột dƣợc liệu vào bình nón dung tích 100ml, thêm 30ml ethanol 90%. Đun
cách thủy sôi trong 5 phút. Lọc nóng. Dịch lọc thu đƣợc để làm phản ứng.
-

Phản ứng mở, đóng vòng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết.
Ống 1: Thêm 0,5ml dung dịch NaOH 10% Ống 2: Để nguyên. Đun sôi cả 2 ống
nghiệm, để nguội. Quan sát hiện tƣợng, phản ứng dƣơng tính khi:
Ống 1: Dung dịch có tủa vàng hoặc tủa đục có màu vàng.
Ống 2: Trong.

14


Thêm vào cả hai ống nghiệm, mỗi ống 2ml nƣớc cất. Lắc đều, thấy:
Ống 1: Trong suốt.
Ống 2: Có tủa đục.
Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống 1 sẽ trở lại tủa đục nhƣ ống 2
-

Phản ứng Diazo hóa: Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết, thêm vào đó 2ml

dung dịch NaOH 10%. Đun cách thủy sôi 5 phút rồi để nguội. Thêm vài giọt
thuốc thử Diazo mới pha. Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện màu đỏ gạch.

-

Quan sát huỳnh quang: Nhỏ một giọt dịch chiết lên tờ giấy lọc, hơ trên ngọn lửa
đèn cồn cho khô. Nhỏ tiếp lên đó một giọt NaOH 5%, hơ cho khô. Bịt một nửa
phần giấy lọc thấm dịch chiết bằng tấm kim loại và đặt tấm giấy lọc dƣới ánh
sáng UV trong vòng 10 phút. Phản ứng dƣơng tính khi bỏ miếng kim loại ra và
quan sát dƣới đèn UV thấy phần giấy lọc thấm dịch chiết không bị che có huỳnh
quang sáng hơn phần bị che, tiếp tục đặt giấy lọc dƣới ánh sáng UV mà không bị
che miếng kim loại.

g. Định tính tanin
Cho 1g bột dƣợc liệu vào bình nón dung tích 50ml, thêm 20ml nƣớc cất, đun sôi trực
tiếp 5 phút. Lọc qua giấy lọc gấp nếp. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:
-

Ống 1: 2ml dịch lọc, thêm 2 giọt FeCl3 5%. Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện
tủa xanh đen hoặc xanh nâu nhạt.

-

Ống 2: 2ml dịch lọc, thêm 2 giọt chì acetat 10%. Phản ứng dƣơng tính khi xuất
hiện tủa bông.

-

Ống 3: 2ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch gelatin 1%. Phản ứng dƣơng tính khi
xuất hiện tủa bông trắng.


h. Định tính chất béo
Cân khoảng 3g dƣợc liệu vào túi lọc đã chuẩn bị sẵn rồi cho vào bình chiết
Shoxhlet. Chiết hồi lƣu trên bếp cách thủy với dung môi chiết là ether dầu hỏa trong 3

15


giờ, thu đƣợc dịch lọc. Nhỏ một giọt dịch lọc lên mảnh giấy trắng, sấy nhẹ cho bay hơi
hết dung môi. Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện vết mờ trên giấy lọc.
i. Định tính steroid
Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết ether dầu hỏa ở trên. Bốc hơi dung môi đến khô.
Thêm vào ống nghiệm 1ml anhydrid acetic, lắc kỹ. Để nghiêng ống nghiệm 45o, thêm từ
từ từng giọt H2SO4 đặc theo thành ống nghiệm. Phản ứng dƣơng tính khi giữa 2 lớp chất
lỏng xuất hiện vòng tím đỏ.
j. Định tính carotenoid
Lấy 5ml dịch chiết ether dầu hỏa trên cho vào ống nghiệm, bốc hơi trên nồi cách
thủy đến cắn, thêm vài giọt H2SO4 đặc vào cắn, lắc đều. Phản ứng dƣơng tính khi dung
dịch xuất hiện màu xanh.
k. Định tính acid hữu cơ
Cho 1g bột dƣợc liệu vào ống nghiệm lớn, thêm 10ml nƣớc cất. Đun sôi trực tiếp 10
phút trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội, lọc. Thêm vào dịch lọc một ít tinh thể Na2CO3.
Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện bọt khí.
l. Định tính đường khử
Cho 2g bột dƣợc liệu vào ống nghiệm to, thêm 10ml nƣớc cất, đun sôi cách thủy vài
phút, lọc lấy dịch. Cho 2ml dịch lọc vào ống nghiệm khác, thêm 3 giọt thuốc thử Fehling
A và 3 giọt thuốc thử Fehling B. Đun sôi cách thủy 10 phút. Phản ứng dƣơng tính khi
xuất hiện tủa màu đỏ gạch.
m. Định tính acid amin
Lấy 2g bột dƣợc liệu cho vào ống nghiệm to, thêm 10ml nƣớc cất, đun sôi cách thủy

5 phút, lọc nóng. Lấy 2ml dịch lọc vào ống nghiệm khác, thêm vào 3 giọt thuốc thử
Ninhydrin 3%, đun sôi cách thủy 10 phút. Phản ứng dƣơng tính khi dung dịch chuyển
sang màu tím.

16


n. Định tính polysaccharide
Lấy khoảng 2g bột dƣợc liệu cho vào bình nón dung tích 50ml, thêm 20ml nƣớc cất,
đun sôi cách thủy vài phút, lọc lấy dịch; cho vào 2 ống nghiệm:
-

Ống 1: 4ml dịch lọc + 5 giọt thuốc thử Lugol.

-

Ống 2: 4ml nƣớc cất + 5 giọt thuốc thử Lugol.

Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện màu nâu đỏ ở ống 1.
o. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPTLC
-

Chuẩn bị dịch chiết
+ Dịch chiết MeOH: Cân khoảng 1,0g bột Bồ kết cho vào bình nón 100ml, cho 20

ml MeOH vào và chiết siêu âm 30 phút. Lọc qua giấy lọc lấy dịch lọc trong, cô dịch chiết
còn khoảng 2 ml để chấm sắc ký.
+ Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1,0mg chất đối chiếu Vitexin, hòa tan hoàn
toàn trong 10ml MeOH, cô cách thủy còn 2 ml để chấm sắc ký.
+ Hệ dung môi khai triển: Khảo sát ít nhất là 3 hệ dung môi.

-

Tiến hành

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPTLC CAMAG LINOMAT.
+ Pha tĩnh: Sử dụng bản mỏng Silicagel 60F254 tráng sẵn của Merck, hoạt hóa ở
110oC trong 1 giờ, bảo quản trong bình hút ẩm.
+ Pha động: Khảo sát và lựa chọn hệ dung môi thích hợp để các chất đƣợc tách tốt
nhất [41].
+ Bình sắc ký rửa sạch, sấy khô, lót một lớp giấy lọc cao gần miệng và kín mặt
thành trong của bình, đƣa vào hệ thống, đậy kín nắp.

17


+ Bão hòa dung môi: Rót dung môi đã pha vào hệ thống, cài đặt chế độ bão hòa
dung môi.
+ Chấm sắc ký: Sử dụng hệ thống chấm sắc ký lớp mỏng CAMAG LINOMAT 5.
Lấy một thể tích mẫu thích hợp vào xilanh, đƣa xilanh vào hệ thống bơm mẫu tự động.
Lập tập tin quản lý cho mỗi mẫu phân tích. Nhập các thông số cần thiết: độ rộng vết, số
lƣợng vết, thể tích mẫu chấm.
+ Triển khai sắc ký: Đặt thẳng bản mỏng vào bình sắc ký đã bão hòa dung môi,
đậy kín, để yên, quan sát quá trình tách đến khi vết dung môi cách mép trên bản mỏng
khoảng 2cm thì lấy bản mỏng ra, đánh dấu đƣờng dung môi và để khô tự nhiên trong tủ
hốt.
+ Quan sát, chụp ảnh và phân tích sắc ký bằng phần mềm winCATS và VideoScan
dƣới ánh sáng trắng và ánh sáng tử ngoại ở bƣớc sóng 254 nm, 366 nm trƣớc và sau khi
phun thuốc thử hiện màu vanilin trong ethanol 96%.
2.2.2.2.


Chiết xuất cao toàn phần và cao phân đoạn

1kg quả bồ kết bỏ hạt, nghiền thô, chiết bằng phƣơng pháp ngấm kiệt với dung môi
ethanol 70%; cất thu hồi dung môi, hòa cắn vào nƣớc, lần lƣợt lắc phân đoạn với các dung
môi (n-hexane, dicloromethane, ethyl acetate, n-butanol, nƣớc). Cất thu hồi dung môi các
phân đoạn đƣợc cao n-hexane, cao dicloromethane, cao ethyl acetate, cao n-butanol và
cao nƣớc.

18


×