Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Gara ô tô Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.56 KB, 10 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
I.KỸ NĂNG THỰC HÀNH
1.Những quy tắc cơ bản khi sửa chữa, bảo dưỡng:
+Tất cả những đơn vị tháo lắp các cụm tổng thành phải để theo thứ tự và lắp ngược
lại. Khi tháo phải đặt các chi tiết theo một trình tự xác định, hiểu nhiệm vụ và
nguyên lý của từng chi tiết tổng thành trước khi tháo
+Để làm tốt công tác kiểm tra kĩ thuật của tất cả các phụ tùng. Sau khi tháo phải
làm sạch các cặn bẩn, lau rửa sạch sẽ các phụ tùng. Tuy nhiên không được rửa phụ
tùng là nhôm kẽm trong dung dịch kiềm (xà phòng). Lắp ráp chỉ được tiến hành
khi điều kiện sạch của các chi tiết được đảm bảo. các chi tiết có chuyển động tương
đối trước khi tháo lắp phải chú ý them dầu mỡ bôi trơn đúng loại cho từng bộ phận
để đảm bảo chế độ làm việc
+Chú ý khi siết chặt các mối bắt chặt có lắp lót bằng cao su, không nên dùng sức
quá mạnh. Nếu mạnh quá sẽ làm các miếng cao su bị nứt, bể, biến dạng và hư
hỏng. lắp các chi tiết bằng ren thì phải siết lực đủ mạnh, đúng momen quy định,
khi hoạt động ren không bị lỏng ra, để đảm bảo tốt cho việc vận hành xe
+Khi đưa oto vào sửa chữa, nhiệm vụ không quên được là phải kéo phanh tay chèn
vào bánh xe, không để xe dịch chuyển tự do được. Không sửa chữa khi máy còn
hoạt động, phải để máy thật nguội mới làm. Trừ một số trường hợp như kiểm tra
hoạt động của động cơ, phanh lúc khởi động thì chú ý cẩn thận đưa về số 0. Chú ý
trước sau xem các vật cản hay người đứng sau hay không. Ra tín hiệu trước khi
cho xe dịch chuyển.
+Trước khi tháo động cơ phải xả hết dầu nhờn hộp số mới tháo ra được
2.Cách chuẩn đoán của hư hỏng của xe qua màu sắc khí thải và mùi của nó:
+Màu sắc khí thải của động cơ: đặc điểm khí thải có liên quan chặt chẽ với đặc
điểm hòa trộn không khí với nhiên liệu của hỗn hợp và đặc điểm quá trình cháy
của động cơ. Đó là tỉ lệ giữa không khí và nhiên liệu của hỗn hợp cháy, sự hòa trộn
đều của hỗn hợp cháy có tạp chất trong hỗn hợp cháy, trạng thái của động cơ, tình
trạng của hệ thống đánh lửa trong động cơ xăng, hay chất lượng phun của động cơ
diesel. Chính vì thế phải phân tích màu sắc khí thải để chuẩn đoán hư hỏng.
+Động cơ diesel: khí thải không màu hoặc có màu nâu nhạt chứng tỏ máy làm việc


bình thường. khí thải có màu nâu thẫm hoặc đen chứng tỏ nhiên liệu cháy không
1


hết. có thể do động cơ thiếu không khí, thừa nhiên liệu, hoặc hòa trộn không đều so
với tình trạng làm việc bình thường của động cơ. Khí thải có màu xanh đen hoặc
xám thì có cháy dầu bôi trơn trong buồng đốt, nguyên nhân là do xéc măng xi lanh
không đảm bảo độ kín khít hoặc do roăng chắn dầu, xupap bị hở, mòn khiến dầu
chảy theo đường ống dẫn dầu hướng xupap vào buồng đốt động cơ. Khí thải có
màu trắng là khí thải có chứa nhiều hơi nước. hơi nước này có thể là do rò rỉ từ
khoang nước làm mát vào trong buồng đốt, hiện tượng tượng thổi roăng nắp, nứt
than máy…
+Động cơ xăng: khí thải không màu hay xanh nhạt, tức là động cơ làm vieecjc bình
thường. khí thải có màu trắng, động cơ thiếu nhiên liệu hoặc thừa không khí. Khí
thải có màu xanh đen hoặc đen là do dầu bôi trơn lọt vào buồng đốt. màu sắc của
bugi khi tháo ra khỏi động cơ. Bugi có màu hồng tức là động cơ làm việc tốt. bugi
có màu trắng là thiếu nhiên liệu. bugi có màu đen là thừa nhiên liệu. bugi có màu
đen và ướt là do nhiên liệu cháy không hết, có thể do xéc măng xi lanh bị mòn, gãy
hoặc ống dẫn hướng xupap làm cho dầu bôi trơn lọt vào buồng đốt.
+Kiểm tra màu dầu bôi trơn trong động cơ: nếu trong dầu bôi trơn có chứa nhiều
hạt mài mòn kim loại hoặc các mảnh kim loại nhỏ. Đây là do hiện tượng tróc, lở lỗ
bạc lót pít tong, xéc măng, xi lanh. Nếu dầu bôi trơn đen và khét là kho khí thải lọt
xuống quá nhiều tức là xéc măng, xi lanh bị mòn nhiều.
+Kiểm tra lượng tiêu hao dầu nhờn động cơ: nếu thấy lượng tiêu hao dầu nhờn lớn
thì có thể là do xéc măng dầu bị mòn, do nứt vỡ than máy thoát ra bên ngoài
+Cảm nhận qua mùi khí thải: cảm nhận khi máy đang hoạt động là mùi cháy từ sản
phẩm cháy. Có thể là do dầu bôi trơn bị cháy, vật liệu ma sát. Mùi đặc trưng để
nhận biết là mùi khét của dầu qua khí thải. Mùi nhiên kiệu cháy không hết thải ra
theo đường ống xả, mùi của chúng mang theo mùi đặc trưng của mùi nhiên liệu
nguyên thủy. mùi khét đặc trưng từ vật liệu ma sát như tấm đĩa ma sát của ly hợp,

má phanh chứng tỏ hiện tượng trượt tương đối của ly hợp, má phanh do bị đốt
nóng tới tình trạng nguy hiểm. các đặc tính đặc trưng của mùi khét giúp ta chuẩn
đoán được tình trạng hư hỏng hiện tại của các bộ phận như động cơ, ly hợp và
phanh…
3.Phần động cơ:
3.1.Động cơ không nổ hoặc khó nổ ở động cơ xăng
a. Động cơ không nổ
Có thể khi bật khóa khởi động, động cơ không quay hoặc quay yếu
2


+Nguyên nhân: do bình điện hết điện, do các đầu dây nối bị đứt, khóa điện máy
khởi động bị hỏng hoặc là do roto, stato bị chạm.
+Cách khắc phục: kiểm tra bình điện, siết chặc các đầu nối ở 2 cực của ắc quy.
Kiểm tra các đầu nối của dây. Kiểm tra sửa chữa khóa điện và máy khởi động. đưa
về trạm sửa chữa – bảo dưỡng.
b. Khi bật khóa điện khởi động, trục khuỷu khởi động bình thường nhưng máy
không nổ
+Nguyên nhân: hệ thống đánh lửa (biến áp đánh lửa, dây cao áp, bộ chia điện …).
Cuộn dây, bộ chế hòa khí, bơm xăng, đường ống dẫn nhiên liệu.
+Cách khắc phục: ta kiểm tra bộ tăng điện, bộ chia điện, dây cao áp, nếu cần thì
phải thay thế. Thay cuộn kích từ, kiểm tra và khắc phục hư hỏng của bộ chế hòa
khí, bơm xăng. Kiểm tra đường nhiên liệu
c. Động cơ bị sặc xăng
+Nguyên nhân: khởi động nhiều lần mà không nổ. tỉ lệ hòa khí xăng và không khí
không đúng. Bầu lọc gió bị tắt do bụi bẩn
+Cách khắc phục: tháo nắp điện ra làm sạch và lau khô cực điện. khởi động động
cơ và giữ trong vòng 15 giây, lắp lại nắp điện. khởi động lại động cơ nhưng không
đạp chân ga. Dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn bầu lọc gió và chỉnh lại hòa khí.
d. Động cơ nóng, nhiệt độ nước làm mát tăng cao, công suất giảm

+Nguyên nhân: hệ thống làm mát hoặc hệ thống bôi trơn bị trục trặc. thời điểm
đánh lửa sai
+Cách khắc phục: cần tìm chỗ để xe an toàn và tắt động cơ. Nếu nước trong két
làm mát sôi thì phải đợi két nước nguội rồi mới mở ra. Kiểm tra dây đai bơm nước
và tìm chỗ rò rỉ nước. nếu dây đai bị đứt phải thay lại, không có chỗ rò rỉ nước thì
ta bơm them nước vào két nước làm mát. Kiểm tra và đặt lại thời điểm đánh lửa.
e. Động cơ vẫn nổ sau khi tắt khóa điện
+Nguyên nhân: bộ chế hòa khí bị trục trặc, thời điểm đánh lửa sai, khóa điện hỏng
+Cách khắc phục: sửa chữa bộ chế hòa khí, điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa, tháo
bugi đánh lửa, làm sạch buồng đốt
h. Có tiếng nổ trong đường ống xả
3


+Nguyên nhân: có thể do đánh lửa muộn hoặc khe hở nhiệt của xupap xả không
đúng.
+Cách khắc phục: kiểm tra bộ ngắt nhiên liệu, kiểm tra bầu lọc gió, chỉnh lại
xupap. Điều chỉnh thời điểm đánh lửa.
k. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá cao
+Nguyên nhân: bình xăng, công tắt bình xăng, ống dẫn bình xăng, tỉ lệ hòa khí sai,
bộ chế hòa khí có hiện tượng rò rỉ xăng. Lực cản quá lớn, đánh lửa sớm hoặc trễ,
áp lực xilanh không đủ.
+Cách khắc phục: kiểm tra ống dẫn nhiên liệu, bộ chế hòa khí, đặt lại thời điểm
đánh lửa, đặt lại ga răng ti
3.2. Những nguyên nhân và cách khắc phục sự cố hư hỏng ở động cơ diesel
a. Động cơ khó khởi động
+Nguyên nhân: bình điện yếu, đầu nối với cực bình điện hỏng, không tiếp xúc
hoặc bị bẩn rỉ
+Cách khắc phục: kiểm tra bình ắc quy, nạp điện hoặc thay bình mới, làm sạch và
siết chặt các đầu bắt vào cọc bình ắc quy.

b. Máy khởi động hoạt động bình thường nhưng động cơ không nổ
+Nguyên nhân: do lọc nhiên liệu bị tắt ngẽn, nhiên liệu lỏng hoặc lần không khí
+Cách khắc phục: kiểm tra và bổ sung nhiên liệu vào thùng nhiên liệu, thay lọc, xả
không khí trong thùng nhiên liệu
c. Động cơ chỉ chạy được tốc độ thấp
+Nguyên nhân: thùng chứa còn ít nhiên liệu, lối lọc bị tắt
+Cách khắc phục: điều chỉnh tốc độ của động cơ ở chế độ không tải. đổ them nhiên
liệu vào, thay lọc.
d. Động cơ quá nóng
+Nguyên nhân: mặt ngoài két nước bị bẩn, thiếu nước làm mát, van hằng nhiệt bị
hỏng

4


+Cách khắc phục: rửa két nước. đổ them nước vào két và kiểm tra xem có bị rò rỉ
gì nữa hay không. Kiểm tra van hằng nhiệt còn hoạt động hay không. Phun nước
súc rửa két
e. Động cơ xả khói đen
- Do tắt lọc khí, tắt ống cao su đường hút, ta nên rửa sạch và thay thế lọc khí và
ống cao su
- Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá mức
+Nguyên nhân: nguyên liệu diesel kém chất lượng, mức dầu nhớt động cơ quá cao.
Đường ống nhiên liệu rò rỉ, bơm cao áp điều chỉnh không đúng, bộ hơi bị mòn
nhiều
+Cách khắc phục: kiểm tra và thay thế nhiên liệu, kiểm tra lại bơm cao áp, kiểm tra
áp suất cuối kì nén
3.3. Tổng quát về động cơ xăng
a. Khi thấy động cơ không nổ trước hết kiểm tra đồng hồ báo có còn nhiên liệu
không. Nếu có thì kiểm tra hệ thống đánh lửa, bugi có tia lửa điện hay không.

Xong kiểm tra bô bin, bộ chia điện, tụ điện. cũng có thể do bơm xăng bị hỏng, bầu
lọc bị tắt.
b. Động cơ đang làm việc bì rùng lên khi lên ga có thể động cơ có máy không làm
việc. ta kiểm tra bằng cách rút từng dây cao áp ra khỏi bugi của từng máy ra. Nếu
khi rút ra máy nào động cơ còn làm việc không đổi tức đó không sinh công. Khi đó
ta kiểm tra máy đó có tín hiệu điện hay không, không khí hay tia lửa điện. có thể
kiểm tra bằng cách nhìn các dây cao áp đã đúng vị trí hay chưa. Nếu động cơ quá
nóng là do hệ thống làm mát thiếu nước. do đó ta phải kiểm tra lại nước trong két
hoặc đường ống dẫn nước vào động cơ quanh xi lanh vì bị tắt ngẽn hoặc dâu cu roa
dẫn động bơm thùng bị đứt. khi động cơ làm việc có nước phun ra ngoài đệm nắp
máy chứng tỏ roăng đó bị hư, mục gãy làm cho khí cháy có áp suất cao lọt vào hệ
thống làm mát
c. Động cơ có tiếng gõ cạch cạch
Đối với động cơ xăng có thể do trị số octan cao làm tăng khả năng cháy kích nổ,
khe hở xupap quá lớn, pit tong và xi lanh bị mong nhiều sẽ dẫn đến có tiếng gõ
nhẹ, xuất hiện khi pit tong ở điểm chết trên.
d. Khi đại tu động cơ
5


+Xéc măng thường thay thế bằng xéc măng mới. trước khi lắp phải vệ sinh sạch sẽ
các mụi than dính trong rãnh pit tong. Ta có thể kiểm tra khe hở của miệng xéc
măng khi đó đặt vào trong xi lanh
+Khi lắp xéc măng vào trong pit tong thì xoay cho các miệng xéc măng không
trùng nhau
e. Khi lắp nhóm pittong – thanh truyền – xéc măng tất cả phải đạt yêu cầu kĩ thuật
+Các nhóm pittong – xi lanh – thanh truyền phải xác định đúng thứ tự trước khi lắp
ráp, chú ý đổ dầu qua bạc, đầu to thanh truyền. khi lắp pittong ta phải lắp đúng
hướng theo kí hiệu của nhà sản xuất. vị trí lắp thanh truyền được quyết định bởi lỗ
phun dầu trên đầu to thanh truyền

+Đối với pittong khi lắp chốt cần phải lắp phần lệch tâm theo hướng ở bên pittong
đi lên theo chiều quay của trục khuỷu
+Khi lắp xéc măng vào động cơ cần chú ý phân biệt xéc măng dầu hay khí để đảm
bảo độ kín khít của buồng đốt và chức năng của nó.
+Những pittong có xẻ rãnh thì lắp phần xẻ rãnh ở phía thuận chiều quay của trục
khuỷu
+Đối với xéc măng khí trên cùng cạnh bên trong ở phía trên được phay khuyết lõm
dạng bậc thang.
+Đối với xéc măng khí thứ 2 có tiết diện được vác lõm góc phía dưới ở mặt ngoài
+Khi thay đệm nắp máy phải đúng loại đệm cần thay. Phải vệ sinh sạch sẽ phần
keo còn lại trên thân máy và nắp máy
+Trong khi tháo lắp các bu lông, nếu trong quá trình siết chặt hoặc nới lỏng làm bu
lông gày thì ta phải khoang lỗ và tiện rang ở chỗ bị gãy, sau đó dùng một loại đai
ốc khác để vặn vào lỗ vừa tiện và nới đai ốc ra. Chú ý lỗ cần khoang phải bé hơn
đường kính đai ốc bị gãy.
+Khi tháo bu lông nắp máy thì phải tháo theo thứ tự từ ngoài vào trong hình xoắn
ốc và khi siết lại từ trong ra ngoài đối xứng nhau để mặt tiếp xúc giữa thân máy và
nắp máy không bị cong vênh
+Khi tháo các bánh răng trục khuỷu, trục cam, bơm cao áp, thì chú ý dấu để đảm
bảo đúng vị trí làm việc của động cơ. Nếu dấu của nhà chế tạo đánh vào các bánh
rang bị mờ thì ta phải đánh dấu kí hiệu trước khi tháo. Để khi tháo lắp thuận tiện
hơn
6


+Trước khi tháo máy ra, không nên tháo các động cơ khi còn nóng vì lúc đó các
chi tiết còn dãn nở vì nhiệt tạo ra độ kín khít giữa các bu lông, đai ốc, gây khó
khan cho việc tháo máy, dễ gây nứt vỡ cho các chi tiết
4.Hệ thống phanh
+Phanh được chia làm 3 loại: phanh đĩa, phanh tang trống, phanh đai

+Về hình thức dẫn động: phanh hơi, phanh dầu, phanh cơ khí. Phanh bị hỏng khi
đạp bàn đạp phanh sát sàn xe mà xe vẫn dịch chuyển, ít có bám, phải chạy một
khoảng cách dài mới dừng xe.
+Trong hệ thống dẫn động phanh thủy lực có khi bị lẫn không khí vào nên chúng
ta cần xả dầu để khí lọt vào và đi ra bên ngoài
+Khe hở giữa má phanh với tang trống quá lớn, má phanh mòn. Tiến hành điều
chỉnh khe hở cho thích hợp, nếu má phanh, đĩa phanh bị mòn nhiều thì phải thay
mới.
+Dầu phanh bị rò rỉ trên đường ống dẫn nên không đảm bảo được lực ép dầu
phanh đến các xi lanh ở các bánh xe
+Xi lanh cái bị hỏng
+Phanh không ăn ở một bánh xe
+Pittong ở bánh xe bị kẹt có thể do bị bụi bẩn. khắc phục bằng cách tháo pittong
đó ra rửa sạch bằng dầu diesel
+Điều chỉnh phanh ở các bánh xe không hợp lý
+Phanh của một bánh xe bị dính dầu
-Nguyên nhân: do cúp pen của xi lanh đó bị hỏng nên dầu rò rỉ vào tang trống
phanh và má phanh nên chúng ta phải thay cúp pen mới. phanh tự siết là khi nhả
bàn đạp phanh nhưng phanh vẫn không nhả ra, do các khớp dẫn động phanh bị rỉ,
đất bám nhiều biến dạng tạo ra các lực cản phanh. Lò xo ngoài bị gãy không có độ
đàn hồi, lỗ bổ sung dầu phanh bị tắt ngẽn làm cho dầu không hồi vào được. do đó
má phanh guốc phanh bị giữ lại tại chỗ.
-Khắc phục: bằng cách lấy khí nén xịt làm sạch bụi bẩn, lấy dầu mỡ bôi vào các
khớp nối của phanh và làm sach ống dẫn dầu, áp lực phanh
+Phanh không ăn
7


-Nguyên nhân: hành trình bàn đạp phanh không đúng, đường dầu khí của hệ thống
phanh bị rò rỉ, cúp pen phanh bị hư hỏng, dây phanh tay bị đứt hoặc má phanh quá


-Cách khắc phục: chỉnh lại hành trình bàn đạp phanh, thay mới các đường ống dầu
phanh. Kiểm tra phanh tay, thay má phanh mới, thay thế bầu trợ lực là phớt
5.Ly hợp
Những hư hỏng và cách khắc phục:
Ly hợp bị trượt trong quá trình làm việc do: hành trình tự do của bàn đạp quá lớn,
ta tiến hành chỉnh lại. các thanh kéo bị biến dạng gây kẹp các khớp. khắc phục
bằng cách thay mới và bôi trơn vào các khớp nối. lò xo của đĩa ép bị gãy hoặc yếu
ta phải thay mới. đĩa ma sát bị mòn quá nhiều phải thay mới luôn. Ly hợp bị rung
giật khi đạp ly hợp là do đĩa ma sát bị cong vênh dính dầu mỡ hoặc cong vênh vì
đinh tán ta làm lại đĩa ma sát cho thẳng, rửa sạch, nếu mòn nhiều quá thì thay mới.
chiều cao các càng cua không đều nhau nên phải điều chỉnh lại. có tiếng ồn khi làm
việc là do khớp then hoa của ly hợp với trục bị mòn gây ra sự trượt. lò xo giảm
chấn của đĩa ma sát bị lệch, yếu. ly hợp gây ồn khi ở trạng thái ngắt do đĩa ma sát
còn tiếp xúc với bánh đà, ổ bi T quá mòn. Bàn đạp ly hợp bị bó kẹt gây cho người
lái tác dụng lực vào bàn đạp không có hiệu quả. Do thiếu bôi trơn hệ thống dẫn
động ly hợp, bàn đạp bị cong chạm vào sàn xe, lò xo hồi vị lắp không đúng loại,
các thanh nối không thẳng. đối với cơ cấu ly hợp điều khiển bằng thủy lực trong
quá trình sử dụng, khi sửa chữa xong phải xả khí có lần trong dầu để đảm báo áp
lực dầu.
6.Hộp số
Các hư hỏng chính và cách khắc phục:
+Gài số khó khan
+Do trục kéo cần số bị cong hoặc chốt khóa lò xo bị kẹt, cần gạt bị mòn gỉ, ta nắn
lại hoặc thay mới
+Bộ đồng tốc bị mòn các bánh răng, bề mặt tiếp xúc của các bánh rang cài số bị
mòn, thiếu dầu bôi trơn trong hộp số gây ra ma sát rất lớn
+Khi di chuyển hộp số có tiếng gõ: các bánh răng hộp số bị vỡ, hộp số bị lêch tâm
với trục khuỷu


8


+Hộp số bị rò rỉ dầu: phớt chắn dầu bị hỏng hoặc mức dầu quá cao. Lỏng nút xả
hoặc vỏ hộp số bị nứt
7.Hệ thống lái
Các hư hỏng và cách khắc phục:
+Tay lái nặng: do xếp hàng nhiều về phía trước, lốp non, thiếu dầu trợ lực lái. Cách
khắc phục: điều chỉnh lại cách xếp hàng, bơm lớp căng đúng quy định và thăm dầu
trợ lực lái
+Tay lái khó trở về vị trí thẳng: thiếu dầu bôi trơn ở các khớp nối của hệ thống lái,
bạc lót siết quá chặt. bánh rang vít và thanh rang chỉnh không đúng. Góc đặt bánh
xe không đúng. Cách khắc phục là bơm mỡ vào các khớp nối, nới lỏng bạc lái, đặt
lại góc đặt bánh xe
+Tay lái bị rung: đai ốc bị bắt chặt, bánh xe bị lỏng, các khớp nối của hệ thống lái
chưa chặt. mòn bạc trục lái, mòn bạc thanh rang, thước lái, dàn cân bằng lái bị
cong hay cao su cân bằng bị thoái hóa. Khắc phục bằng siết chặt các đai ốc, siết
chặt các khớp nối, tiện và thay bạc mới, chỉnh lại bạc từng thước lái, thay bạc tròn
và cân lại khe hở hợp lý.
8.Hệ thống giảm xốc
Hư hỏng chính:
+Các lá nhíp bị biến dạng, giảm tính đàn hồi, làm mất bán kính cong ban đầu. quá
tải cũng làm bị biến dạng gãy nứt
+Kiểm tra chiều cao lò xo khi xe không tải và độ cân bằng của xe khi xe chạy trên
đường bằng
+Đối với bộ giảm xóc pittong – xi lanh thường hư hỏng chảy dầu, kẹt pittong xi
lanh hoặc pittong xi lanh mòn làm giảm khả năng giảm chấn
Khắc phục:
+Phải thay lá nhíp nếu có hiện tượng cong vênh, nứt gãy. Lò xo bị biến dạng, mất
khả năng đàn hồi thì ta thay mới.

+Thay pittong – xi lanh nếu mòn hoặc chảy dầu
9.Một số hư hỏng khác
9.1.Hệ thống chiếu sáng bị mất
9


+Do chạm, chập, đứt dây, cháy rờ le …
+Khắc phục: thay dây, nối lại, thay các rơ le mới
9.2.Hệ thống còi điện bị hỏng
+Thường là do thiếu mass cầu chì, rờ le bị hỏng
+Khắc phục: vặn lại đường dây mass của còi, thay thế cầu chì, rờ le
II. KINH NGHIỆM SAU KHI ĐI THỰC TẬP


Trong qua trình làm việc, mục tiêu an toàn luôn là trên hết, luôn cẩn thận
trong công việc, đặt biệt là công việc dưới gầm xe cần phải đảm bảo an
toàn.



Các chi tiết khi được tháo ra phải sắp xếp, bỏ trong khay ngăn nắp, dụng
cụ phải luôn sạch sẽ, luôn có vải lau bên người, nơi làm việc phải luôn
được giữ vệ sinh thật tốt.



Trong thời gian làm việc luôn tập trung, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ
tốt. Thời gian ra vào công ty là phải luôn chấp hành đúng qui định đề ra.




Sau mỗi ngày làm việc cần phải kiểm tra đồ nghề, sắp xếp ngăn nắp trên
giá, vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ.



Khi giao, nhận xe luôn có thái độ niềm nở với khách hàng, giải thích rõ
các chi tiết khi được sửa chữa, thay thế với khách hàng. Trước khi giao
xe cho khách hàng cần phải vệ sinh sạch sẽ, rửa xe cho khách.



Ngoài những kiến thức đã được học ở trường, trong đợt thực tập này em
còn biết thêm về công việc sơn xe tại nhà xưởng, đồng thời cũng nắm bắt
thêm về các công việc khi làm xe với bảo hiểm.

10



×