Sáng kiến kinh nghiệm----------------------------------------------------------------------Ngữ Văn
HỒNG THỊ TÌNH ----------------------------------------------------------------------THCS VÕ XU- ĐỨC LINH
1
PHỊNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỨC LINH
TRƯỜNG THCS VÕ XU
TỔ: NGỮ VĂN
****
Đề tài:
Khai thác điểm sáng nghệ thuật
trong Truyện Kiều và trong các tác
phẩm thơ ở chương trình Ngữ văn 9
Người viết:
Hoàng Thò Tình
Tháng 04 – 2009
Sáng kiến kinh nghiệm----------------------------------------------------------------------Ngữ Văn
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Như chúng ta biết, văn học nghệ thuật có tác động sâu sắc đến đời sống
tinh thần của con người và xã hội .“Văn học là nhân học ”, “ học văn là học
cách làm người ”. Được học văn là được “ thừa hưởng ” những vẻ đẹp tinh
túy của con người, của cuộc đời trong từng tác phẩm. Đối với học sinh
không dễ dàng nhìn thấy được, cảm nhận ngay được cái hay, cái đẹp trong
văn học mà phải thông qua một khâu trung gian vô cùng quan trọng khác.
Đó chính là vai trò của người đứng trên bục giảng. Chính vì vậy, mỗi thầy
cô giáo dạy văn là một “ nghệ sĩ” giúp học sinh khám phá những giá trị nội
dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm. Từ đó đánh thức niềm đam mê văn
chương, khơi dậy tâm hồn văn học ở mỗi học sinh. Một giờ dạy thành công
không phải chỉ là một giờ dạy để học trò cảm thấy thoải mái mà phải là một
giờ dạy học để trò cảm thấy yêu thích. Chỉ có yêu thích thì học sinh mới có
nhu cầu đọc và muốn được khám phá tác phẩm một cách thực sự. Để làm
được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải biết cách dẫn dắt, hướng dẫn học
sinh tiếp cận tác phẩm, tìm ra cái chân giá trị của tác phẩm. Nghĩa là giúp
học sinh biết sống với từng nhân vật trong tác phẩm; biết say sưa với vẻ đẹp
của thiên nhiên trong từng áng thơ ; biết yêu thương chan chứa; biết giận
hờn ngọt ngào; biết phẫn nộ trước cái ác; biết căm thù kẻ phản bội; biết bao
dung, độ lượng với người sám hối… Phải giúp học sinh thấy rằng: con
đường tìm đến giá trị cuộc sống chân, thiện, mĩ của các em sẽ rộng mở nếu
các em biết yêu và hiểu được ý nghĩa đích thực của từng tác phẩm.
Mặt khác, tác phẩm văn chương là bức tranh thu nhỏ của hiện thực
đời sống. Nó có tác động sâu sắc đến ý thức và tâm lí của người đọc thông
qua hệ thống nhân vật, sự việc, tình huống …( truyện); ngôn từ, nhịp thơ,
cách gieo vần…( thơ). Như vậy, học sinh tiếp nhận tác phẩm chịu sự tác
động của hai nhân tố: hiện thực khách quan được phản ánh thông qua lăng
kính chủ quan của tác giả và quá trình chủ thể rung cảm trước hiện thực
cuộc sống đó. Việc tiếp nhận tác phẩm văn chương của mỗi học sinh chịu
sự chi phối của tâm lí xã hội và các tiêu chuẩn thẩm mĩ chung của xã hội,
HOÀNG THỊ TÌNH ----------------------------------------------------------------------THCS VÕ XU- ĐỨC LINH
2
Sáng kiến kinh nghiệm----------------------------------------------------------------------Ngữ Văn
của thời đại, của dân tộc.
Thực tế, đại đa số học sinh không thích học văn. Học để đối phó, để
đủ điều kiện đạt danh hiệu …không vì niềm đam mê. Mọi sự gượng ép chỉ
là cái mà thầy cố thách thức trò và trò đáp lại bằng sự chống đối. Các em
học văn thường chỉ hiểu nội dung chính một cách máy móc; cảm nhận tác
phẩm theo ý kiến của những nhà phê bình chứ bản thân các em chưa tự rút
ra vấn đề từ tìm hiểu tác phẩm. Khả năng khai thác nghệ thuật, phát hiện
những nét độc đáo, điểm ấn tượng trong tác phẩm của học sinh rất hạn chế.
Và như vậy các tác phẩm lần lượt trôi theo chương trình, theo từng khối lớp
và dễ dàng bị quên lãng mà không để lại trong các em ấn tượng nào từ tác
phẩm.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân. Theo tôi nguyên nhân chính là
các em chưa biết khai thác điểm sáng nghệ thuật trong tác phẩm – nhất là
thơ – nên chưa chủ động tiếp nhận và rung động trước tác phẩm. Đó là điều
mà tôi luôn trăn trở, băn khoăn và tìm hướng giải quyết. Truyện Kiều – một
tác phẩm tiêu biểu mà tôi chọn để thể hiện đề tài. Bởi tác phẩm là tinh hoa
của nền văn học dân tộc – nhất là về nghệ thuật. Bên cạnh đó, các tác phẩm
thơ và đoạn trích trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng rất tiêu biểu của nghệ
thuật thơ hiện đại.
Trên đây là những lí do chọn đề tài Khai thác điểm sáng nghệ
thuật trong truyện Kiều và các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ Văn 9
của tôi.
B. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
1. Vài nét về đặc trưng của tác giả và tác phẩm:
Đương thời, tác giả Truyện Kiều trăn trở, băn khoăn và tự hỏi rằng:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Thiên hạ ai là người khóc Tố Như?”)
( Độc tiểu thanh kí)
Nguyễn Du là thế đó, bao giờ ông cũng băn khoăn, lo nghĩ cho đời.
HOÀNG THỊ TÌNH ----------------------------------------------------------------------THCS VÕ XU- ĐỨC LINH
3
Sáng kiến kinh nghiệm----------------------------------------------------------------------Ngữ Văn
Cái tâm hồn vĩ đại ấy luôn hướng về quần chúng, về những người bất hạnh
trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh. Suốt cuộc
đời thiên tài Nguyễn Du đã dùng ngòi bút và tài năng của mình không
ngừng phấn đấu vì cuộc sống con người. Trong vòng nghiệt ngã của xã hội
phong kiến với bao thủ tục, lề thói hà khắc nhưng ông vẫn không thôi lên
án, tố cáo xã hội đương thời đẩy con người vào bước đường cùng. Mười lăm
năm lưu lạc của Thúy Kiều là một minh chứng cho những gì xấu xa, bỉ ổi
nhất của xã hội phong kiến và cũng là những gì tốt đẹp, cao quý nhất mà
Nguyễn Du ban tặng cho con người.
Thành công của Truyện Kiều thể hiện ở tấm lòng lao động nghệ thuật
hết mình của Tố Như. Nó là tác phẩm ưu tú nhất trong mọi tác phẩm ưu tú
của nền văn học nước nhà: mẫu mực cổ điển bởi nó mang trong mình những
tư tưởng triết lý mới và sâu săc. Có thể nói triết lí, tư tưởng tác phẩm đã trở
thành kiểu mẫu tư duy, khuôn thước, hành động, có khả năng tạo động lực
thúc đẩy nhân vật đến với những hành động đặc thù mang tinh thần hướng
về chân thiện mĩ. Để đạt được những yếu tố cần có phương pháp tối ưu, hay
nói cách khác cần có những hình thức nghệ thuật phù hợp để truyền đến cho
người đọc, người nghe chân lý của đời sống.
Có thể nói rằng Nguyễn Du đã thành công sâu sắc trên hai bình diện
nội dung và nghệ thuật. Khám phá ở phương diện nào ta cũng bắt gặp những
điểm sáng, những thành công rực rỡ của tác giả. Đi vào phương diện nghệ
thuật của Truyện Kiều ta bắt gặp một thế giới lung linh màu sắc, càng khai
thác càng trở nên giàu có, càng khám phá ta càng đi đến chân lí nghệ thuật.
Trong phạm vi dạy Truyện Kiều ở lớp 9 THCS với khả năng cho
phép tôi xin trình bày cách khai thác một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du mà tôi đã thực hiện qua dạy một số đoạn trích
ở Ngữ Văn lớp 9 THCS và một số đoạn trích thơ của các nhà thơ khác.
Trước hết tôi xin trình bày những khó khăn khi dạy Truyện Kiều và
các đoạn thơ khác ở lớp 9 THCS.
HOÀNG THỊ TÌNH ----------------------------------------------------------------------THCS VÕ XU- ĐỨC LINH
4
Sáng kiến kinh nghiệm----------------------------------------------------------------------Ngữ Văn
2. Tình hình thực tế:
-Do điều kiện tài liệu liên quan đến Truyện Kiều và tư liệu về các nhà
thơ khác rất hạn chế ( trong thư viện trường không có ) nên việc cung cấp
cho học sinh tài liệu tham khảo không có. Các em chỉ có sách giáo khoa
Ngữ Văn 9.
-Việc đầu tư về tư liệu, thời gian cho tìm tòi nghiên cứu Truyện Kiều
và các thể thơ khác còn hạn chế; cả năm học không có tiết ngoại khóa để
minh họa những tác phẩm hay… nên không gây hứng thú và ham mê học
tập cho học sinh.
-Thời gian đầu tư cho việc tìm hiểu văn học ở nhà ít, đại đa số học
sinh dành nhiều thời gian để học các môn tự nhiên hơn và hầu như không
thích học văn. Có chăng cũng để đối phó, để đủ điều kiện đạt danh hiệu …
không vì yêu thích văn học. Trước những khó khăn ấy tôi đã cố gắng tìm tòi
nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo để tìm ra những hướng đi trong việc khai
thác nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều giúp các em tiếp thu tốt, ham mê
tìm hiểu cái hay cái đẹp của tác phẩm.
C. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Hướng dẫn các em đọc tác phẩm, hướng dẫn hệ thống câu hỏi:
Chuẩn bị bài, làm phiếu điều tra hứng thú, yêu cầu thị hiếu của các
em với tác phẩm sẽ học …, người giáo viên cần chú ý tạo bầu không khí
văn chương trong giờ học trên lớp. Bầu không khí văn chương được hình
thành từ việc giải một vấn đề nào đó trong tác phẩm bài giảng của giáo viên,
từ suy luận của thầy, từ một vấn đề cần đưa ra tranh luận hoặc trò chuyện
với học sinh để tìm ra ý kiến chung. Xây dựng hệ thống câu hỏi có vấn đề
nhằm bao quát và tạo lập bầu không khí văn chương trong lớp học. Người
giáo viên phải là người phê bình văn học trong nhà trường. Giáo viên vừa
cảm thụ tác phẩm trên cơ sở vốn sống, vốn hiểu biết, vừa phải đem những
điều mình hiểu biết đó trao cho học sinh để nâng cao trình độ cảm thụ văn
chương của các em. Họ phải là sợi dây để liên kết giữa tác phẩm văn học
với học sinh. Vấn đề là người giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh chủ
động tiếp thu tác phẩm văn chương chứ không tiếp thu kiến thức do giáo
HOÀNG THỊ TÌNH ----------------------------------------------------------------------THCS VÕ XU- ĐỨC LINH
5
Sáng kiến kinh nghiệm----------------------------------------------------------------------Ngữ Văn
viên áp đặt. Đừng quá tham vọng nhồi nhét những kiến thức mà mình biết
dựa trên tài liệu tham khảo.Vì vậy không khí lớp học phải được xây dựng
trên hành vi của học sinh, phải xuất phát từ sự chủ động của các em. Hãy
cùng học trò học lại bằng cách cảm nhận tác phẩm từ việc bám sát văn bản.
Đặt vấn đề cho đúng lúc, biết thận trọng gạt bỏ những đánh giá sai lầm và
khuyến khích những ý tưởng mới, độc đáo, thông minh. Điều đó đòi hỏi kỹ
thuật của người giáo viên vì giờ học văn học là giờ học sinh giao tiếp với
tác phẩm. Mọi sự áp đặt một chiều không mang lại hiệu quả mong muốn.
2. Hướng dẫn học sinh tìm tòi thể thơ và ngôn từ:
Phải nói rằng thành công của Truyện Kiều trước hết thể hiện rõ ở thể
thơ lục bát. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du chọn thể thơ này nhằm
minh họa cho nội dung, tư tưởng tác phẩm của mình. Có thể nói thơ lục bát
là thể thơ truyền thống có sức chứa đựng những khả năng tu từ lớn. Khả
năng tu từ ấy chủ yếu thể hiện ở sự kết hợp những từ thanh bằng với những
từ thanh trắc, ở cách gieo vần và cách ngắt nhịp của nó. Dưới ngòi bút của
Nguyễn Du, thể thơ lục bát đạt đỉnh cao điệu luyện, được sử dụng nhuần
nhuyễn linh hoạt do yêu cầu lớn của việc biểu đạt và truyền tải nội dung của
Truyện Kiều. Thể thơ lục bát đã tạo được cho truyện một ngôn từ chính xác,
súc tích, giàu tình cảm, giàu nhạc tính. Khả năng tu từ của Tiếng Việt và thể
thơ được tác giả khai thác triệt để để dẫn đến hiệu quả bất ngờ. Từ việc
chuyển câu thơ chữ Hán sang câu thơ lục bát cho đến việc sử dụng các từ
láy, sử dụng tiết tấu, nhịp điệu và vần…Nguyễn Du đều thực hiện với một
tài năng sáng tạo lớn. Vì vậy thơ lục bát trong Truyện Kiều không những
đảm nhận được chức năng tự sự, trữ tình, miêu tả, độc thoại nội tâm… mà
còn có cả trào phúng nữa. Những câu thơ giới thiệu các nhân vật phản diện
bao giờ cũng hàm ý mỉa mai, thái độ chê bai của tác giả. Vì vậy khi dạy các
đoạn trích trong Truyện Kiều ở Ngữ văn lớp 9 tôi chú ý cho các em nhận
diện thể thơ, tìm hiểu vẻ đẹp nghệ thuật của câu thơ lục bát trong truyện để
từ đó khái quát giá trị nghệ thuật và làm bộc lộ nội dung của nó.
Ví dụ : Khi dạy đoạn trích : “Chi em Thúy Kiều” (đoạn trích học đầu
tiên của tác phẩm) sau khi cho các em đọc văn bản, tôi đặt câu hỏi để cho
HOÀNG THỊ TÌNH ----------------------------------------------------------------------THCS VÕ XU- ĐỨC LINH
6
Sáng kiến kinh nghiệm----------------------------------------------------------------------Ngữ Văn
các em tìm hiểu về thể thơ lục bát.
? Đoạn trích được viết theo thể thơ gì? Việc sử dụng thể thơ lục bát ở
đây có tác dụng gì? Tạo nên vẻ đẹp đoạn thơ như thế nào?
Từ đó giúp các em thấy được thể thơ lục bát đã tạo cho Truyện Kiều
những vần thơ đầy nhạc tính bởi những từ láy vần, tạo tiết tấu, nhịp điệu
uyển chuyển nên dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi sâu vào lòng người. Đồng thời
cũng diễn đạt một nội dung sâu sắc là khắc họa thành công chân dung hai
chị em Kiều. Cùng với việc sử dụng thể thơ lục bát truyền thống thì việc
dùng từ ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng mang tính tu từ cao.
Chỉ cần đọc một câu thơ sáu chữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
như:“Ghế trên ngồi tót sổ sàng”( Mã Giám Sinh mua Kiều) thì chúng ta
cũng đã thấy ngay được chân dung một kẻ buôn người vô học bất nhã, thô
lỗ. Khi phân tích câu thơ này tôi đặc biệt cho các em phát hiện từ “ngồi tót”.
Tôi cho rằng đây là từ mang tính nghệ thuật cao. Bởi vì chỉ cần một từ “tót”
mà nhân vật gần như hiện ra đầy đủ tính cách và bản chất cuả nó.
a. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ:
Một thành công nữa của Truyện Kiều là việc Nguyễn Du đã sử dụng
linh hoạt các thành ngữ và tục ngữ, khẩu ngữ của nhân dân một cách linh
hoạt, và nhiều khi ông còn tạo ra những thành ngữ, tục ngữ mới. Tuy nhà
thơ sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ nhưng tính uyển chuyển của câu thơ
lục bát cũng không hề mất đi mà ngược lại có hiệu quả cao trong biểu đạt
nội dung:
Ví dụ: Khi dạy đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” chúng tôi đã chú ý gợi
dẫn cho các em phát hiện nhận xét cách sử dụng có hiệu quả thành ngữ của
nhà thơ như ở câu thơ:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành”
HOÀNG THỊ TÌNH ----------------------------------------------------------------------THCS VÕ XU- ĐỨC LINH
7
Sáng kiến kinh nghiệm----------------------------------------------------------------------Ngữ Văn
Nhờ sử dụng thành ngữ “ nghiêng nước nghiêng thành” mà câu thơ
đạt hiệu quả cao trong việc miêu tả vẻ đẹp tuyệt sắc của Thúy Kiều, và làm
cho câu thơ lục bát càng thêm phần uyển chuyển nhịp nhàng hơn.
“Ra tuồng mèo mả gà đồng
Ra tuồng lúng túng chẳng ra bề nào”
Ngoài việc sử dụng nhuần nhuyễn tục ngữ, thành ngữ Nguyễn Du còn
đưa vào Truyện Kiều cách nói cửa miệng của quần chúng nhân dân mà vẫn
thơ. Trong khuôn khổ thơ lục bát mà Nguyễn Du vẫn viết được những câu:
“Hỏi tên, rằng Mã Giám Sinh”
Hay: “Hỏi quê rằng Huyện Lâm Thanh cũng gần”
( Mã Giám Sinh mua Kiều)
Qua phân tích tôi đã giúp học sinh cảm nhận được câu nói thường
ngày của nhân dân nhưng khi ông vận dụng vào Truyện Kiều nó vẫn không
làm mất đi sự uyển chuyển nhịp nhàng của thơ lục bát, ngược lại còn góp
phần biểu đạt nội dung cao: cụ thể với hai câu thơ giới thiệu Mã Giám Sinh
bằng cách nói “cửa miệng” nhà thơ đã bộc lộ được tính cách của một con
người ra vẻ có học mà vô học: thô lỗ, kệch cỡm và giả dối.
Vậy rõ ràng ca dao, thành ngữ, tục ngữ và lời ăn tiếng nói hằng ngày
của quần chúng nhân dân đã được Nguyễn Du sử dụng khéo léo tinh tế tạo
nên sự thu hút mạnh mẽ.
HOÀNG THỊ TÌNH ----------------------------------------------------------------------THCS VÕ XU- ĐỨC LINH
8
Sáng kiến kinh nghiệm----------------------------------------------------------------------Ngữ Văn
3. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:
Miêu tả thiên nhiên là điều bình thường trong mọi tác phẩm văn học,
nhưng để thiên nhiên hiện lên nói thay con người bằng ngôn ngữ của chính
nó thì chỉ có một Nguyễn Du mà thôi. Nguyễn Du là người xuất chúng trong
mảng ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên. Ngoài nghệ thuật đặc sắc trong tả cảnh
ngụ tình đã phân tích ở phần trên, trong Truyện Kiều còn có những câu thơ
tả thiên nhiên hay bậc nhất trong văn học dân tộc như:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
Hay câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Tôi đã hướng dẫn khơi gợi cho các em hiểu và thấy được giá trị
nghệ thuật miêu tả cảnh vật của Nguyễn Du trong hai câu thơ trên. Bằng
hai câu thơ lục bát với cách sử dụng từ “điểm” đặc sắc tác giả đã vẻ nên một
bức tranh xuân thật sinh động có hồn mang những nét riêng của mùa xuân:
tinh khôi, mới mẻ, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng mà tràn đầy sức sống.
HOÀNG THỊ TÌNH ----------------------------------------------------------------------THCS VÕ XU- ĐỨC LINH
9