Tải bản đầy đủ (.doc) (223 trang)

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP của người nghệ tĩnh (trên dẫn liệu ca dao nghệ tĩnh, hát phường vải và kho tàng vè xứ nghệ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.88 KB, 223 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HÀ NGUYÊN ĐỐI

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TRONG GIAO
TIẾP
CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH (TRÊN DẪN
LIỆU CA DAO NGHỆ TĨNH, HÁT
PHƯỜNG VẢI VÀ KHO TÀNG
VÈ XỨ NGHỆ)
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


2

VINH - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HÀ NGUYÊN ĐỐI

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TRONG GIAO
TIẾP
CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH (TRÊN DẪN
LIỆU CA DAO NGHỆ TĨNH, HÁT


PHƯỜNG VẢI VÀ KHO TÀNG
VÈ XỨ NGHỆ)
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN NHÃ BẢN
TS. VŨ KIM BẢNG


4

VINH - 2007


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................
B. NỘI DUNG.................................................................................................
Chương 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài............................
1.1.

Tiểu dẫn......................................................................................

1.2.

Một số vấn đề liên quan đến lí thuyết giao tiếp.........................


1.3.

Sự gần gũi giữa ca dao, vè và hát giặm Nghệ Tĩnh.................

1.4.

Nghệ Tĩnh và tiếng Nghệ.........................................................

1.5.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa...................................

1.6.

Tiểu kết....................................................................................

Chương 2 : Vốn từ ngữ và khả năng sử dụng chúng trong giao tiếp
của người Nghệ Tĩnh..............................................................
2.1.

Tiểu dẫn....................................................................................

2.2.

Những vấn đề về từ và vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh............

2.3.

Vấn đề từ địa phương của tiếng Việt........................................


2.4.

Tiểu kết..................................................................................

Chương 3: Đặc trưng ngôn ngữ giao tiếp hay văn hóa ứng xử của
người Nghệ Tĩnh...................................................................
3.1.

Tiểu dẫn..................................................................................

3.2.

Những đặc trưng ngôn ngữ....................................................

C. KẾT LUẬN.............................................................................................
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Nhã Bản và TS. Vũ Kim Bảng.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
bất kỳ ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án

Hà Nguyên Đối


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa

CDNT

Ca dao Nghệ Tĩnh

HPV

Hát phường vải

KTVXN

Kho tàng vè xứ Nghệ

d

Danh từ

đg

Động từ

t

Tính trừ

kt

Kết từ


đt

Đại từ

trt

Trợ từ


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ MÔ HÌNH
TÊN
Mô hình 1:

TRANG
Mối quan hệ giữ từ vựng ngữ âm và từ vựng ngữ
nghĩa

Mô hình 2:

Mô hình ứng xử người Nghệ

Bảng 1:

Hệ thống cấu tạo từ ghép và từ láy

Bảng 2:

Sự phân bố từ đơn tiết, đa tiết, thành ngữ trong giao
tiếp của người Nghệ Tĩnh


Bảng 3:

Những từ xuất hiện cao trong giao tiếp của người
Nghệ Tĩnh

Bảng 4:

Từ láy trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh

Bảng 5:

Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ trong giao tiếp
của người Nghệ Tĩnh

Bảng 6:

Vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh xét từ phương diện từ
loại


9

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Như chúng ta đều biết: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người và là phương tiện, công cụ biểu đạt tư duy. Không
phải cái gì khác, chính ngôn ngữ là phương tiện chuyển đạt và tàng trữ thông
tin từ thế hệ này sang thế hệ khác, và theo cách diễn đạt của F. de Saussure:
“Phong tục của một dân tộc đã có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong

một chừng mực nhất định khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc”
[152, tr.47]. Ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất trong các thành tố của văn
hóa và là phương tiện của văn hóa, làm tiền đề cho văn hóa phát triển. Rõ
ràng, cách phân chia, phân cắt thực tại, thực tế khách quan của các cộng đồng,
khu vực khác nhau đã làm rõ tính đặc thù, sự biểu đạt văn hóa qua ngôn ngữ.
1.2. Giao tiếp là chức năng quan trọng nhất, chức năng số một của ngôn
ngữ. Hay nói đúng hơn, ngôn ngữ ra đời là để thỏa mãn nhu cầu, sự đòi hỏi
bức xúc của sự giao tiếp giữa người với nhau. Điều này đã được các nhà
nghiên cứu về lịch sử, nguồn gốc của ngôn ngữ xác nhận và chứng minh. “Đó
là một kho tàng được thực tiễn nói năng của những người cùng thuộc một
cộng đồng ngôn ngữ lưu lại, một hệ thống ngữ pháp tồn tại dưới dạng thức
tiềm năng trong mỗi bộ óc, hay nói đúng hơn, trong các bộ óc của một tập thể;
vì ngôn ngữ không có mặt đầy đủ trong một người nào, nó chỉ tồn tại một
cách vẹn toàn trong quần chúng” [152, tr.50].
1.3. Nghệ - Tĩnh là vùng đất biên viễn, viễn trấn, đất cổ nước non nhà.
Đất nước Việt Nam này đã xảy ra bao nhiêu thăng trầm thì đất Nghệ này cũng
xảy ra chừng đó biến cố. Chính Nguyễn Tài Cẩn đã nhận xét về mặt ngôn ngữ
học: “Trong các vùng phương ngữ Việt Nam, vùng phương ngữ Nghệ An, Hà
Tĩnh, Bình Trị Thiên có một vị trí đặc biệt: đấy là vùng còn giữ được rất nhiều
nét cổ. Có thể coi đây là một kho tàng cứ liệu có thể giúp ích được rất nhiều
trong việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt, giai đoạn khá xa xưa (cách
đây trăm năm trở lên)” [14, tr.14].


10
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Qua việc khảo sát, nghiên cứu đặc trưng trong ngôn ngữ giao tiếp
của người Nghệ - Tĩnh, luận án cố gắng chỉ ra đặc điểm đặc thù xét về mặt
ngôn ngữ của một cộng đồng, khu vực. Đành rằng, xét về mặt phương ngữ
học, Nghệ - Tĩnh thuộc phương ngữ Bắc Trung Bộ. Như đã nói, đây là

phương ngữ còn ẩn chứa nhiều trầm tích, nét riêng cả từ phương diện ngữ âm
lẫn từ vựng - ngữ nghĩa.
2.2. Trong những giới hạn cho phép, luận án cũng hướng tới xem xét
tìm hiểu mối quan hệ giữ ngôn ngữ và văn hóa. Hay nói khác đi, tìm hiểu
cách biểu đạt văn hóa khu vực, vùng qua phương tiện ngôn ngữ.
3. Phương pháp nghiên cứu và việc xử lí tư liệu
3.1. Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu: điều tra
trên văn bản, miêu tả ở dạng đồng đại, thống kê định lượng, so sánh - đối
chiếu... Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phân tích - tổng hợp
số liệu và tư liệu để lí giải các vấn đề có liên quan, đưa ra những nhận xét,
đánh giá và kết luận theo các mục đích nghiên cứu đã được xác định.
3.2. Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp,
song, chủ yếu là phương pháp phân tích ngôn ngữ, đồng thời còn sử dụng các
tri thức liên ngành khi phân tích.
3.3. Có thể dựng lại bức tranh toàn cảnh về đặc trưng ngôn ngữ trong
giao tiếp của người Nghệ - Tĩnh trên tư liệu hiện có (ca dao và kho tàng vè xứ
Nghệ), người viết sử dụng tổng hợp cách thức sưu tầm để tập hợp (đến mức
tối đa) các tư liệu hiện có. Hệ thống các tư liệu sẽ được người viết xử lí, triển
khai trong từng chương, nội dung cụ thể của luận án.
3.4. Trong quá trình sưu tầm, điều tra tư liệu, chúng tôi luôn sử dụng
kết hợp các phương pháp, cách nhìn vừa đồng đại vừa lịch đại, trong đó
nghiên cứu theo hướng đồng đại là chủ yếu.


11
3.5. Trình tự nghiên cứu bắt đầu từ những vấn đề cơ bản của lí thuyết
giao tiếp và trên cơ sở những dữ kiện, tư liệu, người viết cố gắng chỉ ra đặc
trưng ngôn ngữ trong giao tiếp của con người xứ Nghệ.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Theo chúng tôi được biết, hiện tại, đã có những công trình nghiên

cứu cả từ phía lí thuyết cũng như vấn đề thực tiễn của giao tiếp. Chúng tôi
muốn qua việc khảo sát tư liệu qua việc giao tiếp để hiểu thêm cách sử dụng
ngôn ngữ của một khu vực, một vùng cụ thể - Nghệ Tĩnh.
4.2. Mô tả kĩ lưỡng những đặc trưng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
của người Nghệ Tĩnh có thể hiểu sâu hơn, làm rõ hơn bản sắc văn hóa của cư
dân một khu vực qua ngôn ngữ.
5. Lịch sử vấn đề
5.1. Vốn dĩ làm một người rất cực đoan trong khi nêu ra các vấn đề lí
thuyết, F. de Saussure luôn luôn lưỡng phân: ngôn ngữ và lời nói, hệ hình và
cú đoạn, đồng đại và lịch đại, cái biểu hiện và cái được biểu hiện…. Trong đó,
vấn đề giao tiếp được ông nêu ra rất rõ và là chức năng quan trọng. Ông cho
ngôn ngữ (langue) không đồng nhất với hoạt động ngôn ngữ (langage) và nó
là bộ phận cốt yếu của hoạt động ngôn ngữ. Ông còn phân chia ra ngôn ngữ
học của ngôn ngữ và ngôn ngữ học của lời nói.
5.1. V.I. Lênin đã từng khẳng định: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của con người. Phi ngôn ngữ, ngoài ngôn ngữ không thể có
phương tiện nào khác thay thế nổi ngôn ngữ. Dĩ nhiên, ngoài ngôn ngữ, con
người còn có các phương tiện giao tiếp phụ trợ khác như điệu bộ, cử chỉ…
Con vật cũng có thể giao tiếp bằng kiểu riêng: gà mẹ gọi gà con bằng âm
thanh, loài ong có điệu vũ nổi tiếng để báo cho nhau biết về nguồn mật hoa,
bò mẹ gọi bò con,… Giao tiếp là sự chuyển tải một thông điệp từ phía này
đến phía kia. Người ta quan tâm trực tiếp đến sự giao tiếp giữa người với


12
người khi không dùng đến các phương tiện hỗ trợ khác như điện thoại, truyền
thanh, truyền hình.
5.2. Giao tiếp được thực hiện dưới hai dạng thức chủ yếu: ngôn ngữ nói
và ngôn ngữ viết. Những thông tin trong giao tiếp không chỉ là những thông
tin mang tính xã hội mà còn có cả những thông tin cá nhân, phản ánh những

tâm sự, tình cảm cá nhân. Giao tiếp có thể độc thoại, song thoại, tam thoại, đa
thoại…
5.3. Ở Việt Nam, hiện tại đã có những công trình đề cập xa gần đến vấn
đề này. Về khu vực Nghệ Tĩnh, đã có nhiều công trình khoa học, những bài
báo, tạp chí,… viết về ngữ âm, từ vựng, đặc trưng thơ ca dân gian, địa danh,
đặc điểm cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh; luận án này tiếp cận theo
hướng nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh.
6. Cấu trúc của luận án
Theo những nhiệm vụ, mục đích đã xác lập, ngoài phần Mở đầu, Kết
luận và Phụ lục, luận án triển khai theo ba chương:
Chương 1:

Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.

Chương 2:

Vốn từ ngữ và khả năng sử dụng chúng trong giao tiếp
của người Nghệ Tĩnh.

Chương 3:

Đặc trưng ngôn ngữ trong giao tiếp hay văn hoá ứng xử
của người Nghệ Tĩnh.


13

B. NỘI DUNG
Chương 1


NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tiểu dẫn
1.1.1. Thuật ngữ giao tiếp (Communication) đã được sử dụng rất rộng
rãi trong ngôn ngữ học. Một mặt, thuật ngữ này làm rõ bản chất xã hội của
ngôn ngữ và mặt khác, đây là thuật ngữ nhằm chỉ ra những đặc trưng vốn có
trong ngôn ngữ học mà không thể có ở bất cứ khoa học nào khác.
1.1.2. Xét về công lao, phải kể đến F. de Saussure - người đã lí giải và
chỉ ra khá tường minh kể cả nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ giao tiếp.
Cũng như nhiều người đã nhận xét ông là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại.
Nội dung của sự giao tiếp được diễn đạt theo nhiều kiểu loại khác nhau, liên
quan đến ngữ nghĩa, cảnh huống giao tiếp, điều kiện giao tiếp. Đó là chưa nói
đến sự khác nhau của từng ngôn ngữ, vùng, khu vực cụ thể. Luận án này
nhằm chỉ ra nét khác biệt trong giao tiếp của một khu vực qua phương tiện
biểu đạt là ngôn ngữ. ở đây, có thể là vốn từ ngữ, cấu trúc hội thoại, cách sử
dụng các đơn vị, sự hành chức của ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Hơn
thế, hiểu rõ sự lựa chọn đơn vị nào trong cảnh huống giao tiếp cụ thể. Chẳng
hạn như, ngôn ngữ văn hoá có từ “ăn hỏi”, nhưng người Nghệ Tĩnh lại có ba
từ tương ứng: bỏ trù, đi nhởi, tấp trộôc. Nhưng lúc nào, vùng nào, nơi nào,
cảnh huống nào thì sử dụng những đơn vị đó. Dĩ nhiên việc lí giải thấu đáo
vấn đề này hoàn toàn không đơn giản.
1.2. Một số vấn đề xung quanh lí thuyết giao tiếp
1.2.1. Như chúng ta đã hiểu, ngôn ngữ ra đời hoàn toàn không có mục
đích tự thân, sự ra đời của ngôn ngữ là để thoả mãn nhu cầu giao tiếp giữa
người và người, do vậy, chức năng giao tiếp (communicative function) là


14
chức năng số một, quan trọng nhất. Chính E. Sapir đã khẳng định: cũng như
các nền văn hoá, các ngôn ngữ ít khi tự chúng đã đầy đủ. Những nhu cầu giao
lưu đã khiến cho những người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay

gián tiếp với những người nói ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hoá.
Sự giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hay thù địch. Nó có thể diễn ra trên
bình diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán, hoặc nó
có thể là một sự vay mượn hay trao đổi những giá trị tinh thần - nghệ thuật,
khoa học, tôn giáo. Thật là khó tìm ra được một ngôn ngữ hay phương ngữ
hoàn toàn cô lập, kể cả trong các dân tộc nguyên thuỷ [151, tr.237]. Ngôn ngữ
là phương tiện tàng trữ và truyền đạt thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo cách diễn đạt của V.B Kasevich: “Sự trao đổi kinh nghiệm cá nhân, sự
phối hợp giữa các hành động có thể thực hiện được là nhờ ngôn ngữ. Nó
chính là cái cung cụ cho phép “rót” các kết quả của hoạt động tư duy cá nhân
vào các “khuôn” có giá trị chung” [154, tr.13]. Có thể hiểu giản dị: giao tiếp
là sự chuyển đạt thông tin từ người này sang người khác với mục đích này
hoặc mục đích kia. Giao tiếp được hoàn thành trong hoạt động giao tiếp của
hai người hoặc trên hai người trong bối cảnh nhất định và có cùng phương
tiện giao tiếp chung.
Chính F. de Saussure đã khẳng định: “hành động này giả định có ít nhất
là hai cá nhân; đó là cái tối thiểu cần đòi hỏi để cho vòng tuần hoàn được trọn
vẹn” [152, tr.47]. Ông còn lí giải khá tường minh vòng tuần hoàn giao tiếp giữ
hai người A và B, quá trình đó liên quan đến sinh lí, vật lí, tâm lí. “Đó là một
kho tàng được thực tiễn nói năng của những người cùng thuộc một cộng đồng
ngôn ngữ lưu lại, một hệ thống ngữ pháp tồn tại dưới dạng thức tiềm năng
trong mỗi bộ óc, hay, nói cho đúng hơn, trong các bộ óc của một tập thể; vì
ngôn ngữ không có mặt đầy đủ trong một người nào, nó chỉ tồn tại một cách
vẹn toàn trong quần chúng” [152, tr.50]. Không có ngôn ngữ tất yếu sẽ dẫn
đến không có sự giao tiếp, và cũng chính thế cũng không có sự tồn tại xã hội


15
và cũng không có cá nhân tồn tại trong xã hội được. Ngôn ngữ đã và vẫn như
động lực bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ

được sử dụng trong tất cả các phạm vi của cuộc sống xã hội: văn học nghệ
thuật, khoa học tự nhiên, tôn giáo, gia đình, tập thể, nhà nước…. V.B.
Kasevich nhận xét: “Có thể nói rằng việc giao tiếp bằng một ngôn ngữ cụ
thể chính là một “sự trao đổi văn bản”. Nếu như giới hạn ở khẩu ngữ thì
có thể nói rằng việc trao đổi văn bản, một mặt, chính là hành động nói
năng hoặc hành động “sản sinh” văn bản đang xét, mặt khác, là hành
động hiểu hoặc tiếp thu văn bản của người đối thoại…” [154, tr.21]. Hoặc:
“Ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: một người có thể nói với một người khác với
một điều gì đó, người nghe có thể hiểu được và trả lời bằng từ ngữ, hành
động hay tư duy” [154, tr.40].
1.2.2. Mô hình giao tiếp được F. de Saussure nêu ra: người phát
(addresser), thông điệp (message), người nhận (addressee). Theo Diệp Quang
Ban, chức năng của các yếu tố ngôn ngữ lần đầu tiên đã được K. Buhler xác
định gồm có:
- Chức năng biểu hiện (representation),
- Chức năng hiệu lệnh (appel),
- Chức năng biểu cảm (expression).
Khi các thông điệp hoàn thành được các chức năng của mình thì phải
cần có: ngữ cảnh (context), mã (code). Quá trình giao tiếp phải có ngữ cảnh,
tình huống giao tiếp, ngữ cảnh phải được người nhận biết rằng các ngôn từ
trong thông điệp. Mã là đối với người kí mã và giải mã, nghĩa là danh sách
các kí hiệu và cách sử dụng kí hiệu đó. Và chính tiếp xúc (contact) là đường
kênh vật lí và mốc quan hệ tâm lí giữa người phát ngôn và người nhận, hay
nói khác đi là sự thiết lập và duy trì sự giao tiếp.
Chính R. Jakobson trong bài viết Ngôn ngữ học và thi học (1960) đã
trình bày sáu yếu tố trong giao tiếp:
Ngữ cảnh


16

Thông điệp
Người phát

Tiếp xúc

Người nhận


Sáu yếu tố đó có quan hệ với sáu chức năng theo quan hệ một đối một
theo lược đồ dưới đây:
Quy chiếu
Thi học
Cảm xúc

Đưa đẩy

Tác động

Siêu ngôn ngữ
[5, tr.13].
Chức năng cảm xúc gắn với người phát, người nói tức là người nói diễn
đạt thái độ của mình, do vậy, rõ nhất dùng các biểu thức cảm thán (ái, ối, trời
ơi…). Chức năng quy chiếu gắn với ngữ cảnh, cảnh huống giao tiếp, còn
được gọi là chức năng chiếu vật của ngôn ngữ. Chức năng tác động hướng
đến người tiếp nhận thông tin, người nghe, thể hiện rõ trong lời cầu khiến, lời
hỏi, lời gọi… Chức năng đưa đẩy gắn với đường kênh giao tiếp, hoạt động
nhằm thiết lập và duy trì sự giao tiếp. Chức năng siêu ngôn ngữ tập trung vào
mã, nghĩa là có quan hệ với ngôn ngữ đang được sử dụng trong giao tiếp kiểu
như trong cách hỏi của người nhận thông điệp. Chức năng thi học gắn với cấu
trúc hình thức và nội dung của thông điệp. Đây là chức năng chủ đạo trong

nghệ thuật sử dụng từ ngữ. Do vậy, theo Diệp Quang Ban có thể diễn đạt tư
tưởng R. Jakobson bằng mô hình gộp:
ngữ cảnh
chức năng quy chiếu
người phát
chức năng biểu cảm

thông điệp
chức năng thi học

tiếp xúc
chức năng đưa đẩy

người nhận
chức năng tác động


17

chức năng siêu ngôn ngữ
[5, tr.15].
Chính thế, Nguyễn Phan Cảnh trong Ngôn ngữ thơ, khi đưa ra hai dẫn
chứng:
Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây
(ca dao)
Người thương đi, cho em nhắn một điều
Dẫu mà mai quán chiều lều cũng ưng

Đã nói về “người thuyết minh” trong văn bản nghệ thuật: như vậy là
chính sự giống nhau giữa các đơn vị ngôn ngữ và sự gần nhau giữa các đơn vị
ngôn ngữ đã đảm nhiệm việc giải thích, thuyết minh cho các tín hiệu ngôn ngữ
xuất hiện trên thông báo, nhằm làm cho lời nói phát huy đến mức cao nhất khi
đạt đến người nghe. Hoạt động này làm nên nội dung cụ thể của điều mà chúng
ta gọi là “người thuyết minh” trong các văn bản nghệ thuật [12, tr.13].
1.2.3. Ngôn ngữ biểu hiện ra ở chỗ: một người có thể nói với một người
khác một điều gì đó và người nghe có thể hiểu được, trả lời bằng các từ ngữ,
hành động, cử chỉ. Ngôn ngữ của con người mang bản chất tín hiệu. Qua
giọng nói, chúng ta có thể biết được người nói với ta là ai: đàn bà, đàn ông
hay trẻ con, trong lời nói đó có sự cầu khiến, khuyên bảo, đề nghị, đe doạ hay
hỏi han… Rõ ràng quá trình giao tiếp được thực hiện phải có cùng ngôn ngữ
thống nhất. Rozdextvenxki còn phân tích kĩ khía cạnh người nói, phát ngôn
được phát ra nhằm mục đích truyền đạt nội dung và do đó gây ra sự chú ý của
người nghe tới nội dung thông báo và với bản thân người nói. Đây chính là
chức năng biểu cảm của lời nói. Và, để đạt được, thoả mãn các điều này cần


18
thiết phải sử dụng các lời hô gọi hướng tới người nghe và các dạng thức lời
nói được biểu hiện qua cá nhân người nói. Người nghe không chỉ hiểu được
thông tin từ phía người nói mà còn đánh giá về tính thích đáng, thoả đáng vì
rằng nội dung lời nói và cách tạo lời lời có thể có chú ý hoặc vô ý làm hại
người nghe hoặc người thứ ba. Ông gọi đây là chức năng đánh giá của lời
nói.
Khi nhận thức các khía cạnh biểu cảm, đánh giá và thông báo của phát
ngôn, chất liệu lời nói được phân đoạn và có những hình thức phù hợp với ý
nghĩ được chuyển tải trong phát ngôn. Suy nghĩ dùng để truyền đạt cho người
khác cũng được hình thành theo các quy luật ngôn ngữ. Cơ sở của sự hình
thành gồm hai yếu tố: 1/ Ai nói với ai, nghĩa là quan hệ giữa người nói và

người nghe ra sao; 2/ Nói về cái gì, nghĩa là nội dung tình thái và nội dung
chủ đề - sự vật của phát ngôn [150, tr.78].
1.3. Sự gần gũi giữa ca dao, vè và hát dặm Nghệ Tĩnh
Bất kì một dân tộc nào cũng có kho tàng văn hóa dân gian riêng như
thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ tích, thần thoại… Quả thực đây
là kho báu của văn hóa dân tộc. Trong luận án này, người viết khai thác tư liệu
trên các văn bản chủ yếu là Kho tàng vè xứ Nghệ và Ca dao Nghệ tĩnh và
Hát phường vải do vậy, chúng tôi cũng phải để cập đến hai thể loại vừa nêu.
1.3.1. Khi nhắc tới Nghệ Tĩnh hay xứ Nghệ, người ta thường nói đến
mảnh đất đã sản sinh ra kho tàng văn hóa dân gian. Đặc biệt trong đó phải kể
đến hát giặm và hát ví (chúng tôi nhấn mạnh, TG). Hát giặm được một số tác
giả nhập vào vè và hát ví phường vải được đưa vào với ca dao. Đành rằng, lí
do là thuộc vào quan điểm của người sưu tầm, nghiên cứu.
Rõ ràng về là một loại văn vần kể chuyện (tự sự) tường thuật các sự
kiện, câu chuyện, kể lể dông dài, không trau chuốt. “Có thể nói rằng về mặt
hình thức, vè còn mang nặng tính chất thô sơ của một loại phác thảo, một thứ
văn ghi chép sự việc nóng hổi tựa hồ như loại văn phóng sự. Nó đòi hỏi


19
không những phải ghi kịp thời và còn phải ghi đầy đủ chi tiết vụn vặt…
Người làm vè cốt phản ánh được câu chuyện mà không hoặc chưa chú ý
đến cách phản ánh như thế nào” [24, tr.60]. Do vậy, trong vè mang nội
dung thời sự, cụ thể, địa phương. Ví dụ: một cô ả chửa hoang, tên quan vòi lễ,
bắt phu làm đường, vụ tiêu diệt giặc, phá đường,… Cho nên ở chỗ khác,
Nguyễn Đổng Chi gọi là “Vè hát giặm” và cũng có lí khi Ninh Viết Giao đã
tập hợp tất cả vào 9 tập “Kho tàng vè xứ Nghệ”. Hát giặm là một hình thức
dân ca địa phương, một “đặc sản” của người Nghệ. Người Việt vẫn quen sử
dụng thể điệu lục bát, song thất lục bát cùng với những biến thể của nó phổ
biến từ Bắc đến Nam. Ngoài ra, còn các thể điệu phổ biến khác như vãn ba,

vãn tư, hát ả đào, ngũ ngôn, phú,… “Tiếng “giặm” có nghĩa là đem một vật gì
thêm vào, điền vào, đệm vào, chắp vàp một cái gì còn khuyết, vào một nơi
nào còn có thể chứa được. Nó rất gần với những tiếng giắm… Giắm, tiếng
Nghệ - Tĩnh nghĩa là cấy lúa điền vào những chỗ trống trên đám ruộng…”
[24, tr.14].
Nhìn chung, ai cũng có thể nhận ra: hình thức của hát giặm tương đối
giản dị, không hề phức tạp, câu nệ nghiêm ngặt vào luật lệ như thờ Đường:
“Trong một bài hát giặm, trừ một số câu đầu và câu cuối ra, còn thì chủ yếu
gồm nhiều đoạn giống nhau nối lại bằng vần, tựa hồ như những vòng khâu
trong một sợi dây xích” [24, tr.23].
Nguyễn Nhã Bản nhận xét:
Thông thường, các bài hát giặm nối nhau bởi nhiều đoạn, mỗi đoạn ít
nhất phải có 4 câu và mỗi câu thường có 5 chữ. Mỗi đoạn thường có một câu
thứ năm láy lại một vài từ nào đó của câu thứ tư. Ví dụ:
Kẻo giang sơn thiên lí,
Lạ mặt biết ai đâu?
Khi qua quán, qua cầu,
Gặp tuần phu hỏi xét.


20
Họ lại hòng vơ vét,
Kiếm chác một đôi hào,
Ngồi vác mặt làm cao
Nói “Tỉnh toà chưa phát”
Nói “Huyện đường chưa phát”
(Hát giặm Nghệ Tĩnh, T1 (hạ), tr.223)
Qua khảo sát, thống kê của chúng tôi, số lượng bài hát giặm mỗi câu 5
chữ là 58 bài, câu 4 chữ 12 bài và 6 chữ 4 bài. Ngoài ra, có bài còn có câu ba
chữ, bảy chữ và tám, chín chữ. Quả thật, có một số bài hát giặm có sự đan

chen nhiều thể: có thể có câu đối, tục ngữ, ca dao. Điều này, nhìn toàn cục,
niêm luật chưa thật chặt chẽ… [8, tr.41].
Công thức chung của mỗi đoạn trong bài hát giặm:
Câu 1: vần trắc
Câu 2: vần bằng
Câu 3: vần bằng
Câu 4: vần trắc
Câu 5 (có hoặc không): láy lại câu 4 và thay đổi một số tiếng.
Cứ như thế, bài hát giặm được kéo dài ra. Vần trong bài hát giặm luôn
luôn là vần chân. Hoặc: “Chính nhờ diễn xướng mà nhiều bài vè lời văn còn
mộc mạc, đơn giản, ngôn ngữ còn mang nhiều tính khẩu ngữ, không được lựa
chọn chải chuốt như trong ca dao trữ tình, nhiều câu còn khấp khểnh… thế
mà được nhiều nơi thích thú, nhiều người nhớ thuộc và lưu truyền cho nơi
khác, người khác” [41,T1, tr.86].
1.3.2. Nghệ Tĩnh có nhiều loại, nhưng có hát giặm và hát ví phải được
xem là tài sản của một vùng, khu vực. Cũng như lời hát trống quân, quan họ
Bắc Ninh… hay như hò giã gạo, hò mái nhì trong Nam, thì hát ví Nghệ Tĩnh
là lối ca hát bình dân. Ví dụ:
Trước răng (sao) sau rứa (vậy) mới đành,


21
Trước thì săn như chỉn (chỉ) sau lại mành như tơ
Ở nông thôn xứ Nghệ trước đây, hát ví rất phổ biến. Hát ví là lối hát đối
đáp, các câu hát được sáng tác ngay, người hát vừa cất giọng hát, vừa suy
nghĩ để lựa chữ, lựa vần. Trong các cuộc hát ví, ngoài những lời hò hẹn, tỏ
tình thì người ta còn thử thách nhau về tài trí, trí tuệ. Chẳng hạn như, nếu
người có học thức thì người ta đố chữ, chơi chữ… “Hát phường vải theo tôi là
một loại hát ví đặc biệt trong gia tài dân ca của vùng Nghệ Tĩnh. Cũng như
các loại dân ca khác, nó là một phương tiện văn hoá tự túc của nhân dân Nghệ

Tĩnh. Nội dung căn bản của nó mang đậm đà tính chất trữ tình. Song nó có
khác các loại dân ca khác ở chỗ có sự tham gia của những nhà nho. Cho nên
tính chất một số câu hát, qui cách trong khi hát, hình thức câu hát, quá trình
của một cuộc hát… có phức tạp hơn.” [42, tr.19].
Hát ví thường được sáng tác theo thể lục bát, do vậy, cũng có lý khi
người ta xếp và đưa hát ví nhập với ca dao. Trước đây, người ta gọi ca dao là
phong dao vì có những bài ca dao biểu hiện, thể hiện phong tục của mỗi địa
phương, mỗi thời đại. “Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Về điểm này trong
Văn học dân gian, tập II (lịch sử văn học Việt Nam), Đinh Gia Khánh có chú
thích như sau: “Trong Kinh thi, phần Nguỵ phong trong bài Viên hữu đào
có câu “Tâm chi ưu hi, ngã ca thả dao” (lòng ta buồn, ta ca và dao). Sách
Mao truyện viết “Khúc hợp nhạc viết ca, dô ca viết dao” (khúc hát có nhạc
đệm theo lời gọi là ca còn hát trơn thì gọi là dao). Trong sách Cổ dao ngan,
bài Phàm lệ lại phân biệt thêm: “Ca và dao khác nhau ở chỗ dao có thể là lời
của nhiều bài ca…” [47, TR.42]. Có thể qua đoạn vừa dẫn, chúng ta cũng hiểu
rõ: dân ca là bài hát có nhạc điệu, khúc điệu và ca dao là phần lời. Dân ca
được xây dựng trên cơ sở những câu ca dao, người ta thích thêm vào những
tiếng đệm (như tình bằng, tang tình, ấy mấy… hoặc như ấy ai, em nhớ…
những tiếng đưa hơi (như í, i, i, ới a,…), tiếng láy, điệp khúc.


22
Dân ca như hát đò đưa, hát giã gạo, hát phường vải Nghệ Tĩnh, hát
xoan Phú Thọ, hát quan họ Bắc Ninh, hò bài chòi ở Quảng Nam, Quảng Ngãi,
hò Bình Trị Thiên, ca lý Nam Bộ…
Ca dao là tài sản vô giá của người Việt. Nội dung ca dao phản ánh vô
cùng phong phú. Ca dao Nghệ - Tĩnh là biến dạng của ca dao người Việt nói
chung và cái làm nên đặc trưng của ca dao Nghệ Tĩnh không chỉ khu biệt về
hình thức, ngôn ngữ mà còn có cả nội dung phản ánh.



23
1.4. Nghệ Tĩnh và tiếng Nghệ
1.4.1. Nghệ - Tĩnh được coi là vùng đất biên viễn, viễn trấn, đất cổ
nước non nhà. Mảnh đất này gắn liền với Tổ quốc Việt Nam từ ngày tên nước
là Văn Lang. Đây là đất Việt thường thời cổ và sao đó là: Cửu Chân, Hàm
Hoan, Cửu Đức, Đức Châu, Nhật Nam, Hoan Diễn. Tư liệu lịch sử đã chỉ ra
rằng, thế kỉ XVIII, người Việt khai phá và nối liền bản đồ Việt Nam đến Minh
Hải như hôm nay. Đến năm 1069, biên giới Việt Nam mới vượt qua đèo
Ngang để mở rộng vùng đất Bình Trị Thiên. Năm 1471, triều Lê Thánh Tông
đã kéo dài Tổ quốc vượt đèo Hải Vân và thành lập đạo Quảng Nam. Nghệ An
và Hà Tĩnh lúc phân, lúc hợp luôn luôn gắn bó máu thịt với nhau, với gần
250km bờ biển, vùng đồng bằng, trung du rộng lớn, vùng rừng núi mênh
mông, gắn chặt với nhau về địa lí, kinh tế, văn hóa, phong tục, ngôn ngữ…
Theo Phan Huy Chú: “Con người ở đây rất cần kiệm và hiếu học, vật sản thì
quý báu và hiếm lạ, thần núi thần biển đều linh dị, khí thiêng non sông kết
thành nhiều bậc danh hiền. Đất này là vùng thông với xứ Man Lào lại là vùng
giới hạn giữa Nam Bắc do đó mà nó xứng đáng là một thành trì kiên cố, là
then chốt của nước nhà trải qua các triều đại” [27, tr.174].
Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà chiếm Âu Lạc và chia thành hai
quận: Cửu Chân và Giao Chỉ. Giao Chỉ thuộc các tỉnh phía Bắc ngày nay và
Cửu Chân bao gồm vùng đất Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh. Thời Hán Vũ Đế (111
trước Công nguyên), trong 7 huyện của Cửu Chân thì Hàm Hoan là lớn nhất,
tương đương với vùng Nghệ Tĩnh. Năm 271, quận Cửu Đức bao gồm đất đai
vùng Nghệ Tĩnh. Năm 679, Nghệ Tĩnh lúc đó gồm hai châu: Diễn Châu và
Hoan Châu. Diễn Châu tương đương các huyện Bắc xứ Nghệ, Hoan Châu bao
gồm các huyện phía Nam Nghệ An và Bắc Hà Tĩnh. Vào năm Thông Thuỵ
thứ ba (1036), Lý Thái Tông đổi Hoan Châu thành Châu Nghệ An và địa danh
Nghệ An ra đời từ đó. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà Nguyễn cắt hai
phủ Đức Thọ (trước năm 1822 là phủ Đức Quang) và Hà Hoa của Nghệ An



24
lập thành tỉnh mới là Hà Tĩnh. Hà Tĩnh mang tên từ đó. Theo chiều dài lịch
sử, địa danh Nghệ Tĩnh đã xảy ra nhiều biến cố, có khi là một quận, một
huyện, một châu, một trấn, một thừa tuyên, một tỉnh, một trại.
Chung qui lại: “Nghệ Tĩnh được các triều vua Đại Việt coi như phên
dậu của Tổ quốc ở phía Nam, Lý Tử Tấn (thế kỷ XV) viết rằng: “Các triều đại
lấy đó để chế ngự người Tây Nam di”. Nghệ Tĩnh không chỉ là bức bình
phong ngăn chặn các đạo quân xâm lược đến từ phương Nam, Nghệ Tĩnh còn
là kho dự trữ chiến lược về nhân lực, vật lực, tài lực trong cuộc đấu tranh
chống các đạo quân xâm lược đến từ phương Bắc” [57, tr.101].
1.4.2. Các đất nước đều có sự lựa chọn cho mình ngôn ngữ làm công cụ
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bản chất xã hội của ngôn ngữ còn
chỉ ra ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử cụ thể và quy luật đặc thù của sự phát
triển lịch sử, biến đổi các phạm trù ngôn ngữ và hình thức ngôn ngữ. Ngôn
ngữ văn hóa xuất hiện và hành chức ở những giai đoạn xác định của sự phát
triển xã hội và dân tộc. Ngôn ngữ văn hóa được hiểu như hình thức cao của
ngôn ngữ được thể hiện ra bằng sự phong phú từ vựng, cấu trúc ngữ pháp trau
chuốt, hệ thống phong cách phát triển và những chuẩn mực chính xác về ngữ
âm, chính tả mà F.de Saussure sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ văn học (language
literature). Rõ ràng, thuật ngữ ông dùng đồng nghĩa với thuật ngữ ngôn ngữ
văn hóa. Ngôn ngữ văn hóa được thể hiện không chỉ ngôn ngữ viết (ngôn ngữ
văn học nghệ thuật, ngôn ngữ khoa học, báo chí) mà còn ngôn ngữ nói ở nhà
trường, vô tuyến, radio,…. Ngôn ngữ văn hóa khác biệt với các phương ngữ,
biệt ngữ nhóm, tiếng nghề nghiệp và những biến dạng cá nhân khác. Ngôn
ngữ văn hóa được trau chuốt về các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
được gọi là ngôn ngữ chuẩn mực. Đành rằng khái niệm “ngôn ngữ chuẩn
mực” không phải vĩnh hằng mà có thể thay đổi theo thời gian. Sự phát triển
làm phong phú thêm cho ngôn ngữ chuẩn mực là đáng quan tâm của toàn bộ

xã hội và các nhà văn, nhà thơ là người đóng góp cụ thể nhất cho vấn đề này.


25
Ngôn ngữ văn hóa là biểu hiện tập trung tính thống nhất của ngôn ngữ đối
tượng, nhưng nó không phải nhất dạng mà còn có những biến dạng khác
nhau, mà cụ thể là với phương ngữ.
Phương ngữ (dialect) không phải là một ngôn ngữ riêng mà là biến
dạng của ngôn ngữ văn hóa ở một địa phương cụ thể, bao gồm những nét
khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp với ngôn ngữ văn hóa và các địa
phương khác. Trong đó sự khác biệt về ngữ âm là quan trọng nhất. Phương
ngữ là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu một hay nhiều phương ngữ.
Hơn thế, phương ngữ không chỉ nghiên cứu cô lập từng mặt nào đó như ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp mà nghiên cứu toàn diện. Có thể do cách tiếp cận của
mỗi người nghiên cứu mà có cách lựa chọn hoàn toàn khác nhau. Giữa ngôn
ngữ văn hóa và biến thể địa phương vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác
biệt, trong đó sự thống nhất đóng vai trò chủ yếu vì nó là cơ sở tạo nên sự
thống nhất của một ngôn ngữ. Quan hệ giữa ngôn ngữ văn hóa với những
phương ngữ như giữa cái chung và cái riêng, giữa cái bất biến và cái khả biến,
giữa cái trừu tượng và cái cụ thể.
1.4.3. Tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác cũng tồn tại nhiều
phương ngữ. Việc phân chia ra các vùng phương ngữ của tiếng Việt cũng khác
nhau giữa các nhà nghiên cứu. Học giả Pháp H. Maspéro (1912) trong tác
phẩm Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt đã chia tiếng Việt ra 2 vùng
phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung vì ông cho rằng người miền Nam là
gốc miền Bắc mới vào. Căn cứ vào hệ thống ngữ âm, hai nhà Việt ngữ Liên
Xô là M.V.Cordian và I.S.Bystrov (1970) cũng chia ra hai vùng, ranh giới
chạy qua phía Nam tỉnh Quảng Trị. Chia tiếng Việt ra 3 vùng phương ngữ là
tập trung ở nhiều nhà nghiên cứu, tiêu biểu là Hoàng Thị Châu. Bà chia ra:
phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Nguyễn Kim Thản

chia tiếng Việt ra 4 vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và một phần
Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc (phía Nam Thanh Hóa đến hết Bình Trị


×