Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nâng cao hiệu quả bài dạy “saccarozơ” – hóa học 9 – thông qua hoạt động tham quan nhà máy đường lam sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI DẠY" SACCAROZƠ - HOÁ HỌC 9"
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, THAM QUAN NHÀ MÁY
ĐƯỜNG LAM SƠN VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH"

Người thực hiện: Đinh Thị Hường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:Trường THCS Tây Hồ
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3


2.3.1
2.3.2
2.4
3
3.1
3.2
3.2.1
3.2.2

Nội Dung
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hoạt động tham quan nhà máy đường Lam Sơn và khu
di tích lịch sử Lam Kinh.
Tiến hành dạy bài saccarozơ sau khi học sinh tham
quan
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Đối với nhà trường
Đối với Phòng giáo dục

Trang
1-3
1
2
2
2
2-4
3-21
4
5-6
6-21
6-15
15-21
21-23
23-24
23
24
24
24


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng và nhà nước đang từng bước thực hiện
các giải pháp đổi mới, phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách về kinh tế giữa
các vùng miền trong cả nước, giữa khu vực thành thị và nông thôn. Với mục tiêu
"Không ai bị bỏ lại phía sau" Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến đời sống an

sinh xã hội, mức sống, công ăn việc làm của mọi tầng lớp trong xã hội nhất là
những người nghèo. Mặc dù, trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP đạt
7,38%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây tuy nhiên khoảng cách giữa các vùng
miền, giữa thành thị và nông thôn còn khá lớn.
( />Mức thu nhập bình quân đầu người trên năm ở nông thôn còn cách khá xa
mức thu nhập bình quân đầu người trên năm tại thành phố. Kinh tế tại các vùng
miền và nông thôn phát triển chưa bền vững, lao động nông thôn tay nghề còn
thấp, công việc thiếu. Phần lớn người trong độ tuổi lao động đều ra các thành
phố lớn để kiếm công ăn việc làm. Đa số các ban sinh viên được hỏi khi ra
trường em sẽ xin việc làm ở đâu, hầu hết các em đều muốn ở lại các thành phố
lớn để kiếm công ăn việc làm. Tại sao các em lại không về quê hương làm việc?
Trong tư tưởng của người lao động cho rằng ở quê làm gì. Đây là một tư
tuởng sai lầm, chính vì vậy việc định hướng nghề nghiệp giáo dục tình yêu quê
hương đất nước cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường rất quan trọng.
Mỗi một vùng quê đều có thế mạnh để phát triển kinh tế. Định hướng cho học
sinh sau này về quê hương phát triển kinh tế quê hưong, phát triển bản thân và
làm giàu cho quê hương mình.
Học sinh khi phải học về các hợp chất cao phân tử như glucozơ, saccozơ,
protein... đều cảm thấy khó hiểu và không hứng thú. Vì vậy trước tiết học về
saccarozo tôi muốn tổ chức cho học sinh tham quan về khu nguyên liệu trồng
mía và nhà máy đường Lam sơn Thọ xuân để các em có được những hiểu biết
cần thiết về bài học saccarozơ tạo hứng thú và yêu thích cho tiết học, các em
hiểu về quy trình sản xuất đường saccarozo và ứng dụng của nó.
Thông qua hoạt động tham quan nhà máy đuờng và khu nguyên liệu trồng
mía tôi muốn giáo dục cho học sinh về tình yêu quê hương đất nuớc. Định
hướng nghề nghiệp cho các em sau này thay vì chọn ở lại các thành phố lớn thì
các em có thể về quê hương làm việc. Ở tại quê hương có rất nhiều công việc để
phát triển bản thân.
Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù
hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con người Việt

Nam phát triển toàn diện” để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Tại trường THCS các hoạt động tham quan trải nghiệm thực tế còn ít,
điều này khiến tôi rất trăn trở làm sao để các em có thể vừa được học kiến thức
vừa được chơi, vừa đuợc trải nghiệm các hoạt động tập thể cùng nhau. Giúp các
em tiếp thu tri thức tốt hơn và năng động hơn, kỹ năng sống của các em cũng
được cải thiện dần. Sau khi tiến hành và áp dụng tôi thấy hiệu quả rất tốt vì vậy

1


tôi quyết định chia sẽ kinh nghiệm cho đồng nghiệp với mục đích nâng cao hiệu
quả dạy học. Sau đây tôi xin chia sẽ đề tài “Nâng cao hiệu quả bài dạy
Saccarozơ - Hoá học 9" thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan nhà
máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh" đến mọi người.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này tôi tích hợp các hoạt động tham quan trải
nghiệm thực tế trước bài học sẽ giúp các em nắm vững kiến thức về saccarozơ,
quá trình sản xuất saccarozo, nguyên liệu và ứng dụng. Ngoài ra tôi còn lồng
ghép thêm cho học sinh kiến thức về môn lịch sử thông qua khu di tích Lam
Kinh, môn âm nhạc qua bài hát"âm vang thọ xuân" và làng nghề qua đặc sản
bánh gai Tứ trụ. Từ đó giáo dục tình yêu quê huơng đất nước, tình yêu thương
giữa con người với nhau. Tạo niềm tin trong cuộc sống cho các em về một tương
lai tươi sáng ở phía trước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thông qua các hoạt động trải nghiệm, tham quan nhà máy đường Lam
Sơn, khu di tích lịch sử Lam Kinh nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy "Saccarozơ"
cho học sinh lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

Đầu tiên tôi tiến hành thu thập và xử lí những thông tin lí luận về phương
pháp tích hợp kiến thức thông qua hoạt động tham quan trước bài dạy trong
môn học nói chung và môn Hoá học nói riêng để có kiến thức lí luận vững chắc.
Nghiên cứu giáo án, dự giờ đồng nghiệp để tìm hiểu về hình thức tổ chức
và hiệu quả của việc tham quan trước bài dạy trong các giờ dạy các môn. Tìm
hiểu các thông tin trên mạng internet về các hoạt động tham quan trải nghiệm của
các trường học, cấp học cho học sinh qua các môn khác nhau như môn lịch sử,
môn địa lý, môn công nghệ....
Khảo sát hiểu biết về saccarozơ của học sinh khi chưa áp dụng phương pháp
này. Sau đó tôi thử nghiệm áp dụng các giải pháp vào dạy học. Sau khi tiến hành
thực nghiệm, tôi cùng đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm và nhận thấy rõ hiệu
quả tích cực.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Ở đây tôi sử dụng hai hình thức là : Phương pháp phỏng vấn và Phương
pháp điều tra an - két. Tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp các
em về các vấn đề khác nhau có liên quan đến bài học và chuyến tham quan. Ví
dụ như : Khu di tích Lam Kinh nằm ở xã nào? Lễ hội Lam Kinh diễn ra vào
ngày tháng nào trong năm... Tôi cho học sinh trả lời trực tiếp bằng vấn đáp và
làm vào giấy trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Qua điều tra nắm bắt được
tâm tư nguyện vọng và những mặt hạn chế và yếu kém của các em để có kế
hoạch phù hợp.
phương pháp hợp tác nhóm: Trong chuyến tham quan tôi chia các em thành
các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có nhóm trưởng có thư ký, các nhóm hoạt động và làm
việc cùng nhau, mỗi hoạt động tôi sẽ tính điểm cụ thể cho các nhóm để tạo không
khí thi đua, mỗi hoạt động nhóm nào thắng sẽ có phần thưởng cụ thể. Thông qua
2


hoạt động nhóm giúp các em có trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, các em biết
tương trợ và nổ lực hơn. Trong giờ học các em cũng tham gia các hoạt động học

cùng nhau trong nhóm, thảo luận để tìm ra vấn đề, cùng tiến hành thí nghiệm.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với học sinh ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần
phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và
đa dạng kết hợp các hoạt động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt
vui chơi, giải trí, dã ngoại, giao lưu tham quan nhà máy, di tích lịch sử, văn
hoá, cách mạng, làng nghề truyền thống…để các em vui chơi thư giãn thoải
mái về tinh thần sau những ngày học tập tại trường và tiếp thu kiến thức dễ
dàng từ thực tiễn. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và
chính thông qua các hoạt động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết
được củng cố và phát triển. Từ hoạt động tham quan sẽ giúp các em phát
triển toàn diện về các kỹ năng sống, đạo đức và tiếp thu tri thức dễ dàng
hơn. Đồng thời khơi dậy và làm sáng lên cho các em về lòng tự hào Dân
tộc, tình yêu con người , yêu đất nước, yêu quê hương và tăng sự tự tin của
bản thân. Còn một thực tế là hiện nay, tại cơ sở việc giáo dục cho học sinh
thông qua hoạt động tham quan chưa được coi trọng. Hình thức đưa học
sinh đi tham quan chỉ đơn thuần là đưa học sinh đến các địa danh chưa đạt
đến được mục đích cần hướng tới. Trong đề tài sáng kiến này tôi áp dụng
cho học sinh tham quan hai địa điểm chính đó là nhà máy đường Lam Sơn
và khu di tích lịch sử Lam Kinh với mục đích rất cụ thể. Đối với hoạt động
tham quan nhà máy đường tôi muốn giúp học sinh nắm được trạng thái tự
nhiên, quy trình sản xuất đường mía, quy trình sản xuất cồn etylic từ rỉ
đường, sản xuất phân bón từ bã mía phục vụ cho khu công nghệ cao, học
sinh có thể phân biệt được các loại đường. Trong hoạt động tham quan các
em vừa nắm kiến thức lại vừa được vui chơi, được bày tỏ quan điểm của
bản thân về tương lai sau này, phát biểu cảm xúc của các em. Dưới sự
hướng dẫn của kỹ sư có chuyên môn nên hoạt động tham quan sẽ thú vị
hơn. Địa điểm thứ hai mà học sinh tham quan là khu di tích Lam Kinh, hầu
hết các em đều biết đến khu di tích thông qua các phương tiện truyền thông
và học trong lịch sử địa phương vì vậy tôi không chú trọng đi vào kiến

thức. Thay vào đó tôi liên hệ với người hướng dẫn viên trước yêu cầu về
nội dung tham quan. Khi học sinh tham quan thay vì nói kiến thức thì tôi
yêu cầu anh ấy kể các câu truyện kỳ bí và thú vị liên quan đến mỗi địa danh
như : Cây ổi cười, Cây Thị, Cây Lim...( Chuyện kỳ lạ về những “cụ cây” ở
di tích Lam Kinh( />Khiến học sinh vô cùng thích thú. Sau đó tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
ngay tại khu di tích, thử làm các nhân vật lịch sử....Trong khi tham quan về mặt
3


kiến thức không yêu cầu học sinh quá cao(các hoạt động tham quan chỉ hỗ trợ
cho bài học saccarozơ) mà chủ yếu giúp các em được vui chơi và thư giản,
thông qua đó giúp kỹ năng sống của các em tốt hơn. Đây chính là sự khác biệt
của đề tài mà tôi nghiên cứu, các đề tài trước đây quá coi trọng kiến thức mang
đến qua hoạt động tham quan khiến học sinh căng thẳng, không được vui chơi
bộc lộ cảm xúc, khiến các em cảm thấy không thích thú. Trong khi về tôi còn
cho học sinh tham quan làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ, thưởng thức hương vị
thơm ngon của bánh khiến các em rất thích thú, được thử gói bánh...Thông qua
các hoạt động đó các em được bộc lộ tính cách và cảm xúc của mình hoàn thiện
nhân cách và kỹ năng, định hướng nghề nghiệp tương lại cho các em.
Thông qua hoạt động tham quan ngoài giúp học sinh tiếp thu tri thức thì
tôi còn muốn giúp học sinh định hướng nghề nghiệp và con đường tương lai
phía trước. Không chạy theo những ảo tưởng không thực tế. Đây chính là điểm
mới mà các sáng kiến khác không đề cập đến.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay đất nước đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó vấn đề phát
triển kinh tế các khu vực nông thôn và vùng miền đang gặp nhiều khó khăn.
Không những thế vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trong độ tuổi hết sức
khó khăn. Vì vậy trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, mỗi
địa phương cũng cần có những chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài

nước đến mở rộng sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, tận dụng thế mạnh của
địa phương để phát triển kinh tế du lịch, thương mại nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại, đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh
nhằm tháo gỡ công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời phát triển kinh tế
địa phương. Thọ xuân là vùng đất với rất nhiều thế mạnh : Có bề dạy lịch sử hào
hùng, có khu công nghệ cao, nhà máy đường, cảng hàng không... Những lợi thế
đó sẽ thúc đẩy các ngành du lịch, công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển.
Giải quyết được lượng lớn lao động. Chính vì thế tôi muốn giúp các em học sinh
có cái nhìn mới về mảnh đất Thọ xuân đang chuyển mình đổi thay từng ngày, để
các em có thể nhìn thấy tương lai tốt đẹp trên chính mảnh đất quê hương.
Khi tiếp cận bài dạy về saccarozơ tôi nhận thấy có rất nhiều kiến thức từ
hoạt động trải nghiệm tham quan sẽ giúp hoc sinh nắm bắt rất nhanh và hứng
thú. Trong phần trạng thái tự nhiên thông qua hoạt động tham quan khu nguyên
liệu trồng mía các em có thể biết được saccarozơ có nhiều trong cây mía. Quá
trình sản xuất đường saccarozơ từ mía, sản xuất cồn etylic từ rỉ đường, các em
con tìm hiểu được bả mía ứng dụng làm phân bón để trồng cây...Trái ngược
hoàn toàn trứơc đây các em chỉ tiếp thu các kiến thức này qua sách giáo khoa
hoặc tivi một cách thụ động.
Đối với môn Hoá học lớp 9 khi học về hợp chất hữu cơ và nhất là hợp
chất cao phân tử học sinh rất lúng túng và cảm giác không muốn học thấy khó
và phức tạp nhưng khi được tham quan trải nghiệm các em rất hoà hứng vào bài
học, tranh luận sôi nổi. Mặt khác hiện nay giới trẻ nhất là các em học sinh đang
ngổi trên ghế nhà trường khá thờ ơ hay nói cách khác là vô cảm với quê hương

4


nơi mình sinh ra và lớn lên. Vì vậy thông qua hoạt động tham quan để giúp các
em yêu quê hương gắn bó hơn.
Thông qua hoạt động tham quan giúp học sinh định hướng nghề nghiệp

cho các em. Các em vẫn có công việc tốt, làm giàu ngay trên quê hương mình.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên
Tại đơn vị nơi tôi công tác, trong những năm trước đây học sinh chưa
được đi tham quan trải nghiệm vì nhiều lý do trong đó kể đến như tổ chức cho
các em tham quan rất phức tạp, liên hệ với các đơn vị và địa điểm để học sinh
tham quan gặp nhiều khó khăn, kinh phí tham quan phụ huynh đóng góp nên
một số phụ huynh chưa đồng ý... Mặc dù được học máy chiếu nhưng học sinh
vẫn không hứng thú. Những năm gần đây được sự quan tâm của lãnh đạo nhà
trường đã đầu tư trang thiết bị dạy học và đồ dùng cần thiết cho quá trình giảng
dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh. Với cấp THCS, kiến
thức bộ môn hóa học chỉ ở mức độ thấp: các khái niệm, định luật… đưa vào rất
khô cứng buộc học sinh phải biết và vận dụng…, nhưng chưa đi sâu vào quá
trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên học sinh hay nhàm chán. Những học
sinh có khả năng tư duy không cao thì có xu hướng sợ học bộ môn này. Nhất là
các tiết học về các hợp chất cao phân tử đối với học sinh thường khó, giáo viên
cũng sử dụng các phương tiện dạy học nhưng hiệu quả không cao.
2.2.2. Về phía học sinh
Học sinh lớp 9, đang ở lứa tuổi vị thành niên lại là lứa tuổi đang có sự
thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, muốn khẳng định mình, không muốn phụ
thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh
hưởng tâm lý từ các loại văn hóa phẩm đồi trụy... nên việc giáo dục các em ở lứa
tuổi này cần giáo viên phải có biện pháp phù hợp. Đối với các em các hoạt động
tập thể cùng nhau trải nghiệm và khám phá đều rất thu hút các em. Nhất là các
hoạt động đó giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm
mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo,
hình thành nhân cách con người. Đồng thời các hoạt động đó giúp các em lĩnh
hội tri thức tốt hơn.
Đa số các em học sinh thường thấy khô khan và khó hiểu đối với bộ môn
hoá học, từ việc thấy khó hiểu các em không muốn học. Mặt khác về khả năng

nhận thức của các em còn hạn chế, chưa chăm học, một số hoc sinh còn ỉ lại
không tự giác khi làm thí nghiệm, nên việc tiếp thu tri thức của các em gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên tôi quan sát các em khi tham gia các hoạt động tập
thể thì các em lại rất hào hứng và tiếp thu tri thức rất nhanh và hứng thú.
Trong năm học 2016 - 2017, tôi được phân công giảng dạy môn Hoá học
ở hai lớp 9A và 9B của 2 trường THCS Tây Hồ và THCS Bắc Lương. Sau khi
học xong bài "Saccarozơ" tôi đã khảo sát về mức độ hiểu biết Saccarozơ của các
em về vấn đề liên quan đến nội dung bài thông qua phiếu thăm dò với nội dung câu hỏi
sau:

Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1. Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là :
A .Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế
5


thuốc, tráng gương , tráng ruột phích
B . Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người .
C. Tráng gương , tráng ruột phích.
D . Làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm .
Câu 2. Đường mía là loại đường nào sau đây :
A. Đường phèn
B. Glucôzơ
C. Fructôzơ
D. Saccarôzơ
Câu 3: Nồng độ saccarozơ trong mía có thể đạt tới.
A. 10 %
B. 13 %
C. 16 %
D. 23 %

Câu 4: Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6
B. C6H12O7
C. C12H22O11
D. (- C6H10O5-)n
Câu 5: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây
A.Phản ứng tráng gương.
B. Phản ứng thủy phân.
C. Phản ứng xà phòng hóa .
D. Phản ứng este hóa .

Lớp

Tổng
số học
sinh

Câu
Đáp án đúng

Kết quả:

1

2

3

4


5

A

D

B

C

B

Đáp án HS chọn
2-A 4-D 3-B 1-C 3-B
Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng
6.1 12.1 9.1
3.0
9.1
9A
33
(%)
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án
7.9
đúng (%)
9B
31
Đáp án HS chọn
1-A 3-D 4-B 2-C 3-B
Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng
3.2

9.7 12.9 6.5
9.7
(%)
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án
8.4
đúng (%)
Từ kết quả trên, tôi thấy rằng việc tiếp thu tri thức của học sinh về
saccarozơ chưa tốt, bên cạnh đó những hiểu biết của các em về quê hương Thọ
Xuân còn rất hạn chế , kĩ năng sống của các em còn kém, định hướng nghề
nghiệp cho tương lai của các em còn mơ hồ. Chính vì vây tôi quyết tâm khắc
phục những điểm chưa tốt đó cho các em. Các biện pháp đã được tôi áp dụng ở
năm học 2017 - 2018 đạt kết quả rất khả quan và tôi tiếp tục áp dụng với năm học
2018 - 2019. (Phần giải đáp kết quả đính kèm Phụ lục I)
Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện.
2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6


2.3.1. Hoạt động tham quan nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử
Lam Kinh.
Để nâng cao chất lượng tiết dạy về saccarozơ và tạo hứng thú cho học
sinh đối với môn học nói chung, hợp chất cao phân tử nói riêng, đồng thời
hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động tham quan trải nghiệm khu
nguyên liệu trồng mía và nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam
Kinh trong chương trình tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
1. Tìm hiểu kiến thức về hoạt động tham quan trải nghiệm.
2.Tìm hiểu những hiểu biết về khu nguyên liệu trồng mía, nhà máy đường
Lam sơn và khu di tích Lam Sơn.
3. Sưu tầm tài liệu.
4. Lập kế hoạch cụ thể của hoạt động tham quan cho học sinh, sau khi

tham quan trải nghiệm thì cho học sinh viết bài thu hoạch. Tích hợp thêm môn
lịch sử thông qua khu Di Tích Lam Sơn.
5. Hoạt động tham quan và trải nghiệm nhà máy đường Lam Sơn và khu
di tích lịch sử Lam Kinh.
6. Học sinh viết bài thu hoạch.
2.3.1.1. Tìm hiểu kiến thức về hoạt động tham quan trải nghiệm.
2.3.1.1.1. Khái niệm.
Hoạt động tham quan trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự
hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào
các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư
cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất
nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có
động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của
học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà
trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn.
Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm
và ý chí nhất định. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực
thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Hoạt động tham quan trải nghiệm hướng đến những phẩm chất và năng lực ở
người học các năng lực đặc thù sau:
+ Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động.
+ Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
+ Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp;
+ Năng lực khám phá và sáng tạo;
2.3.1.1.2. Mục đích ý nghĩa của hoạt động tham quan trải nghiệm
Nội dung hoạt động tham quan trải nghiệm rất đa dạng và mang tính tích
hợp, tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và

giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục
giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an
toàn giao thông, giáo dục môi trường… điều này giúp cho các nội dung giáo dục
7


thiết thực hơn, gần gũi hơn với thực tế cuộc sống, giúp các em vận dụng vào
trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Đồng thời từ thực
tiễn các em vận dụng vào mỗi bài học một cách linh hoạt và sáng tạo.Hoạt động
tham quan trải nghiệm hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý
chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người
trong xã hội hiện đại thông qua những trải nghiệm thực tiễn.
Mục đích chính: Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí,
tình cảm, giá trị và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện
đại. Đặc biệt là phát triển các kỹ năng sống cho các em học sinh cụ thể:
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân.
+Kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
+ Kỹ năng hợp tác và chia sẽ.
+Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.
+ Kỹ năng xác lập mục tiêu cho cuộc đời.
+ Kỹ năng quản lí thời gian hiệu quả.
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc.
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân, đánh giá người khác
+ Kỹ năng ứng phó và đối diện với khó khăn.
Nội dung:
+ Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước,
mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào
thực tế. Đồng thời từ thực tiễn các em vận dụng vào mỗi bài học một cách linh
hoạt và sáng tạo.
+ Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ

chặt chẽ giữa các chủ điểm.
Hình thức tổ chức:
+ Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy
mô, đối tượng và số lượng…
+ Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
+ Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với
các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính
quyền, doanh nghiệp,…).
+ Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
2.3.1.2. Tìm hiểu những hiểu biết về nhà máy đường Lam sơn và khu di tích
Lam Kinh của Học sinh.
Đây là công việc đầu tiên trong quá trình chuẩn bị cho hoạt động trải
nghiệm, giúp tôi nắm được nội dung và mục đích tham quan trải nghiệm cho học
sinh. Để tìm hiểu hiểu biết của học sinh về khu nguyên liệu trồng mía, nhà máy
đường Lam Sơn, khu di tích lịch sử Lam Kinh tôi tiến hành kiểm tra dưới hình
thức phỏng vấn trực tiếp, từ đó lên kế hoạch cho phù hợp. Khi thực hiện, tôi đã
phối hợp các biện pháp:
Biện pháp quan sát: Tôi quan sát những biểu hiện tâm lí, sự phát triển về
cơ thể, cách giao tiếp với bạn bè, cách xử lí những tình huống trong quá trình
học tập,…để hiểu rõ hơn về học sinh cả về mặt thể chất và tâm sinh lí. Quá trình
quan sát thực hiện bất cứ lúc nào (trong các tiết học, trong giờ ra chơi, trong các
8


buổi hoạt động tập thể,…). Khi gặp những biểu hiện đặc biệt tôi sẽ ghi chép vào
cuốn sổ “Nhật kí quan sát” để kịp theo dõi các em.
- Biện pháp phỏng vấn: Tôi trực tiếp phỏng vấn các học sinh về hiểu biết
về khu nguyên liệu trồng mía, nhà máy đường Lam Sơn, khu di tích lịch sử Lam
Kinh của các em bằng các câu hỏi. Ví dụ:
Câu 1: Nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh thuộc xã

hay thị trấn nào của Thọ Xuân?
Câu 2: Thọ Xuân những xã nào tập trung khu nguyên liệu trồng mía.
Câu 3: Nhà máy đường Lam Sơn thành lập trung tâm NC&PT công nghệ cao Lam Sơn
vào năm nào?
Câu 4: Khu di tích lich sử Lam Kinh gắn liền với vị Vua nào của dân tộc?
Lễ hội Lam kinh diễn ra vào ngày tháng nào trong năm?
Câu 5: Nếu có 2 lựa chọn khi ra trường em sẽ bươn trải xin việc ở thành
phố và tuyển ngay vào làm việc trong nhà máy đường Lam Sơn thì em sẽ chọn
làm ở đâu?vì sao?
Tùy thuộc từng đối tượng học sinh mà tôi có thể đưa ra các câu hỏi phỏng
vấn khác nhau. Sau khi thu thập những câu trả lời của các em tôi tổng kết lại và
từ đó có thêm hiểu biết về nhận thức của học sinh.
- Biện pháp đưa các tình huống cho các em giải quyết: Tôi đưa các tình
huống cụ thể cho các lớp, yêu cầu các em cùng thảo luận trong buổi sinh hoạt 15
phút và đưa ra các cách giải quyết, rồi ghi chép vào giấy. Sau buổi sinh hoạt 15
phút tôi sẽ thu thập lại kết quả thảo luận của các lớp và thống kê vào sổ theo dõi.
- Biện pháp sử dụng phiếu thăm dò: Trong phiếu thăm dò tôi có sử dụng
các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn,…và các câu hỏi
mở để các em thể hiện những hiểu biết của mình.
2.3.1.3. Sưu tầm tài liệu
Sau khi đã nắm được mức độ hiểu biết của học sinh và sự phát triển về thể
chất cũng như tâm lí của học sinh, tôi tiến hành sưu tầm các loại tài liệu liên
quan đến nội dung tham quan trãi nghiệm. Liên hệ với ban quản lý di tích lịch
sử, ban giám đốc nhà máy đường. Đồng thời tìm hiểu thêm về các loại giống
mía hiện nay đang được trồng cho năng suất cao, các sản phẩm của nhà máy
đường Lam sơn... Để có đuợc các thông tin và hiểu biết về chuyến tham quan và
trải nghiệm tôi phải tìm hiểu trên mạng, vào trang WED của nhà máy đường, tài
liệu về công nghệ của nhà máy. Sách lịch sử và tư liệu về khu di tích Lam Kinh.
2.3.1.4. Lập kế hoạch cụ thể của hoạt động tham quan cho học sinh, sau khi
tham quan trải nghiệm thì cho học sinh viết bài thu hoạch. Tích hợp thêm

môn lịch sử thông qua khu Di Tích Lam Sơn.
Thứ nhất: Tôi xin ý kiến chỉ đạo của BGH nhà trường, trình bày chi tiết về kế
hoạch tham quan trải nghiệm, mục đích của chuyến tham quan trải nghiệm thực
tế. Sau đó xin ý của Ban đại diện cha mẹ học sinh về chuyến tham quan và yêu
cầu phụ huynh đi cùng hỗ trợ giáo viên phụ trách khi đưa học sinh đi tham quan.
Tôi tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức
và kĩ năng để xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ, xác
định trọng tâm bài học để khi tham quan định hướng cho học sinh nắm rõ kiến
thức.
9


Thứ hai: Tôi liên hệ với nhà máy đường và ban quản lý khu di tích Lam Kinh
để sắp xếp thời gian cho học sinh tham quan trải nghiệm trong một buổi sáng.
Đây là công việc quan trọng nhất trong cả chuyến tham quan.
Thứ ba: Chuẩn bị phương tiện di chuyển cho học sinh là ôtô 30 chỗ( Tiền xe
phụ huynh đóng góp).Ăn sáng các em phải tự túc ở nhà, phụ huynh của lớp sẽ
mua nước và thêm một số đồ ăn nhẹ cho các em khi tham quan và trải nghiêm.
Thứ tư: Quán triệt nội quy và yêu cầu đối với từng học sinh khi tham gia
chuyến tham quan trải nghiệm, thông báo giờ đi, lịch di chuyển và thứ tự nơi
tham quan, trang phục và vở ghi chép cho chuyến tham quan:
NỘI QUY THAM QUAN
1. Học sinh có mặt đúng thời gian quy định. Đi và về cùng với đoàn,
không bỏ đoàn đi riêng. Không được phép thay đổi xe. Giữ vệ sinh chung các
nơi mình tới. Khi tới giờ tham quan học tập tất cả học sinh phải tham gia, không
được ở lại trên xe.
2. Trang phục: Mang theo đồng phục nhà trường để mặc vào sáng tham quan,
đem theo thẻ học sinh và khăn quàng. Các em đem điện thoại hoặc máy ảnh để
chụp tư liệu cho chuyến tham quan.
3. Học sinh mang theo thuốc cá nhân (nếu có bệnh lý riêng).

4. Không tự ý đi lung tung trong khu vực tham quan, không gây ồn ào,
tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhà máy, ngưòi hướng dẫn của
khu di tích và giáo viên phụ trách.
5. Không mang theo các chất kích thích, các vật gây hại (như dao, kéo);
không uống rượu bia, không đánh bài khi đi tham quan học tập.
6. Xếp hàng trật tự (theo xe của mình) để vào khu tham quan.
7. Không được sờ mó làm hư hỏng máy móc, đồ vật khi vào tham quan .
8. Sau khi tham quan về, học sinh nộp bài thu hoạch tự chọn. (cho giáo
viên dạy bộ môn lớp mình).
Thứ năm: Lịch trình cụ thể.
- 6h30: Tập trung tại trường
- 7h00: Khởi hành
Điểm 1: Nhà máy đường Lam Sơn- Thọ Xuân
( Từ 8h – 9h30)
Điểm 2: Khu di tích lịch sử Lam Kinh.
( 9h30 – 11h00 )
- Từ 11h15 tập trung lên xe về trường, kết thúc chuyến tham quan trải nghiệm.
Thứ sáu: Thành phần ban tổ chức.
1. Giáo Viên chủ nhiêm: Bùi Thị Hiền
2. Giáo viên Bộ môn: Đinh Thị Hường.
3. Phụ huynh: Phụ huynh trưởng và phụ huynh em Đỗ Trường Giang.
Thứ bảy: Sau chuyến tham quan giáo viên rút kinh nghiệm và báo cáo tình hình
cho ban giám hiệu những mặt ưu điểm và hạn chế khi tham quan, để những
chuyến tham quan sau sẽ tốt hơn.

10


Căn cứ vào nội dung bài học, tôi lựa chọn thời điểm và những nội dung
tham quan, định lượng nội dung tích hợp sao cho phù hợp, vừa gây hứng thú cho

học sinh và giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt nhất, vừa học vừa chơi.
2.3.1.5. Hoạt động tham quan và trải nghiệm nhà máy đường Lam Sơn và
khu di tích lịch sử Lam Kinh.
Sáng 6h30 phút: tập trung tại sân trường THCS Tây Hồ.
7h15 phút xe ôtô xuất phát tại trường.
Đúng 7h 10 tất cả các em học sinh lên xe, trong lúc ổn định chỗ ngồi trên
xe tôi yêu cầu bác lái xe mở ngay một bản nhạc trẻ mà các em rất thích của Sơn
Tùng MTV. Cả xe bọn trẻ đồng thanh hát khiến bác lái xe ngạc nhiên. Tôi nói
với học sinh rằng giờ đến lượt cô yêu cầu. Tôi mở bài "Nối vòng tay lớn" chỉ có
một số em hát theo được, nhưng những em khác thì vỗ tay hào hứng lắm. Sau
bài nối vòng tay lớn lại là một bài các em yêu cầu, cứ thế trò chơi diễn ra rất
vui . Thông qua trò chơi hát theo yêu cầu này tôi đã lồng ghép rất nhiều bài hát
quê hương vào để các em cảm nhận được sự hào hùng và vẻ đẹp của quê hương
đất nước.
7h45 phút xe đến cổng nhà máy đường Lam Sơn.
Các em tập trung tại cổng nhà máy để đợi anh kỹ sư ra dẫn đi tham quan.

8h đúng bắt đầu tham quan nhà máy đường.
11


Khu tập kết nguyên liệu mía.

Khu ép mía.

Khu vực lọc, tẩy màu và kết tinh đường.
12


Công đoạn đóng gói.


Khu vực sản xuất cồn etylic từ rỉ đường.

9h30 đoàn tham quan thăm khu di tích lam kinh.

13


Sự hào hứng của các em học sinh.
Các hoạt động vui chơi

Các em chơi trò " Đua thuyền trên cạn"

14


Các em chơi "Kéo Co"

Làng nghề làm bánh gai tứ trụ nổi tiếng.

Học sinh thi gói bánh gai.
11h30 kết thúc chuyến tham quan.
2.3.1.6.
Học sinh viết bài thu hoạch và phát biểu cảm tưởng khi tham
gia chuyến trải nghiệm.(đính kèm phần phụ lục II).
2.3.2
Tiến hành dạy bài saccarozơ sau khi học sinh tham quan.
Ngày soạn:………..
Ngày dạy:………...
TiÕt 64 :

Glucoz¬, Saccarozo
B. Saccarozo - CTPT: C12H22O11
I. Môc tiªu của bài học: Giúp học sinh:
1. KiÕn thøc:
- N¾m ®îc c«ng thøc ph©n tö, đặc điểm cấu tạo, tÝnh chÊt vËt lý
(trạng thái, màu sắc, mùi vị, độ tan) tÝnh chÊt hãa häc (Phản ứng thuỷ phân
15


trong mụi trng axit) và quy trỡnh sn xut ng( Saccaroz) trong cụng
nghip
- Biết trạng thái thiên nhiên và ứng dụng của saccarozo
2. Kỹ năng:
-Quan sỏt thc tin, k nng hot ng nhúm, k nng t tin trong giao tip v
th hin trc ỏm ụng, k nng thuyt trỡnh.
- Giỳp cỏc em rốn tt kh nng t duy, thu thp thụng tin, phõn tớch cỏc kờnh
hỡnh, kờnh ch, liờn h thc t.
- K nng lm v quan sỏt thớ nghm.
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của saccarozo.
- Bit vn dng kin thc trong gii quyt vn cụ thể .
3.Thỏi .
- Giáo dục cho hc sinh tình yêu gia đình,yêu quê hơng đất nớc;
lòng nhân ái khoan dung ; tính trung thực , tự trọng, tự lập, tự
tin trong cuộc sống và có tinh thần vợt khó;
- Có trách nhiệm với bản thân,gia đình, cộng đồng và môi trờng tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ của ngời học sinh đối với nhà trờng và
pháp luật của nhà nớc.
4.Phát triển năng lực:
- Thực hành hoá học .
- Phát triển năng lực tính toán hoá học,sử dụng CNTT,

- Năng lực giao tiếp, hợp tác trong nhóm.
- Năng lực giải quyết các vấn đề thông qua hoá học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II.Chuẩn bị của GV và HS
+ Giỏo viờn: Tivi
Dng cu: Chun b cho 4 nhúm: ng nghim (12), ốn cn(4), diờm(4), kp
g(8), giỏ ng nghim(4), pipet(8).
Hoỏ cht: dung dch saccaroz, dung dch AgNO3 trong amoniac, dung dch
H2SO4 , dung dch NaOH.
+ Hc sinh: sách giáo khoa, bi thu hoch.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học
1.Kim tra bi c: - Nờu tớnh cht hoỏ hc ca glucoz?
- GV thu bi thu hoch ca hc sinh.
2.Bài mới:
Gii thiu bi: GV m bi hỏt "m vang Th xuõn".
Mnh t Th xuõn vi b dy lch s, a linh nhõn kit. T ho vi
nh mỏy ng Lam Sn, di tớch lch s Lam Kinh, sõn bay Sao Vng...Cụ v
cỏc em ó c tri nghim chuyn tham quan rt tuyt vi v nh mỏy ng
v khu di tớch lch s giỳp cỏc em hiu hn v hp cht ng saccaroz v
16


quê hương Thọ Xuân, đường saccarozơ là loại đường phổ biến nhất hiện nay.
Vậy saccarozơ có tính chất, ứng dụng và trạng thái tự nhiên thế nào?ta sẽ
nghiên cứu cụ thể trong bài này.

17


Hoạt động của giáo viên và học

sinh
Hoạt động 1: Trạng thái tự
nhiên
T chuyn tham quan khu nguyờn liu v
nh mỏy ng Lam Sn, nghiờn cu
SGK. Cho biết trạng thái thiên nhiên
của saccarozo?
HS: Saccaroz cú trong: cõy mía, củ
cải đờng, hoa thốt nốt.
GV trỡnh chiu hỡnh nh trờn Tivi

Yờu cõu cn t
I. Trạng thái tự nhiên

- Có nhiều trong thực vật
nh mía(nng saccaroz
trong nc mớa t ti 13%),
củ cải đờng, thốt nốt.

Mớa

C ci ng

Tht nt
GV: nc ta, ng mớa c sn xut
di nhiu dng thng phm khỏc nhau:
- ng phốn.
- ng cỏt.
- ng kớnh
- ng phờn.

? S khỏc nhau gia cỏc loi ng ny.
Cụng dng ca chỳng?
HS tr li v GV cht ý trỡnh chiu cụng
dng v s khỏc nhau ca cỏc loi ng
? Ti sao saccaroz khụng cú mu nhng
ta li thy ng cú mu.
HS tr li giỏo viờn cht ý: do b ln tp

18


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi học xong bài saccarozơ - hoá học 9 vào cuối năm học 2017- 2018 tôi
đã làm phiếu thăm dò đối với học sinh lớp 9A và 9B như sau:
PHIẾU THĂM DÒ
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Khi đun nóng dd đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dung
dịch chứa:
A. glucozơ và axit axetic
B. glucozơ và rượu etylic
C. fructozơ và ruợu etylic
D. glucozơ và frutozơ
Câu 2: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit sunfuric, thu được
dung dịch có phản ứng tráng gương do Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và
fructozơ .
A. Đúng

B. Sai


Câu 3: Loại đường có màu nâu vàng gọi là Đường đỏ được chế biến đơn giản
từ nước mía tươi không qua tinh luyện, có tác dụng bổ máu, lưu thông khí
huyết.
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Lam Kinh là vùng đất thiêng, địa linh nhân kiệt là nơi an nghỉ vĩnh
hằng của 6 vị Vua: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông,
Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông, 2 bà Hoàng Thái Hậu: Ngô Thị Ngọc Giao,
Nguyễn Thị Ngọc Huyên và công chúa Thuỵ Hoa.
A. Đúng
B. Sai
Câu 5 : Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarôzơ và
glucôzơ :
A. Dung dịch H2SO4 loãng
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch AgNO3 trong amoniac
D. Tất cả các dung dịch trên
Kết quả như sau:
Lớp
9A

Tổng
số học
sinh
38

Câu

1


2

3

4

5

Đáp án đúng

D

A

A

A

C

Đáp án HS chọn

33D

31A

29A

32A


34C
19


Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng
86.8 81.6 76.3 84.2 89.5
(%)
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án
83.7
đúng (%)
Đáp án HS chọn
31D 29A 30A 32A 28C
Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng
83.8 88.4 81.1 86.5 83.7
(%)
9B
37
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án
84.7
đúng (%)
Sau khi ứng dụng đề tài vào giảng dạy tôi nhận thấy có sự thay đổi rất lớn
trong học sinh. Đầu tiên là thái độ rất tích cực trong học tập, các em rất
thích thú khi học bài. Kết quả làm bài phiếu học tập đã cao hơn rất nhiều,
những kiến thức cơ bản các em nắm rất tốt. Một điều nữa là sau khi tham
quan các em hoà đồng, các kỹ năng như đứng trước đám đông, kỹ năng
nói, kỹ năng hoạt động nhóm .... thay đổi khá rõ. Các em sẵn sàng xung
phong hát và đọc cảm nhận của mình về chuyến tham quan. Đây chính là
mục đích mà tôi muốn hướng tới qua đề tài nghiên cứu.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Qua việc thực hiện và ứng dụng đề tài vào thực tiễn, tôi nhận thấy những
kiến thức hoá học đã được các em tiếp thu một cách hào hứng và khá dễ dàng.
Mặt khác trong suy nghĩ và thái độ nhận thức của các em đã có nhiều thay đổi.
Các em cảm thấy tự hào về quê hương Thọ xuân với bề dày lịch sử vẻ vang và
chiến công hiển hách của ông cha. Cách nhìn nhận về nghề nghiệp tương lai của
các em đã rõ ràng và đầy đủ hơn. Thông qua chuyến tham quan các kỹ năng
sống của học sinh thay đổi rất nhiều, các em hoà đồng, hát hò vui vẻ, kỷ luật,
sống yêu thương và quan tâm nhau hơn. Khả năng đứng trước đám đông đã
được cải thiện rất nhiều điều mà trước đây các em gặp rất nhiều khó khăn.
Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể và chi tiết khi đi tham quan, những
điểm nào nên gộp để tham quan trong một chuyến. Sau khi tham qua nên để học
sinh nêu cảm nhận về chuyến tham quan, để rút kinh nghiệm. Trong quá trình
giảng dạy giáo viên phải linh hoạt để vận dụng những kiến thức tham quan được
vào bài học để giúp các em học sinh có những kiến thức đầy đủ nhất về bài học.
Giáo viên có thể lồng ghép thêm các môn lịch sử, công nghệ để giáo dục học
sinh phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.
Quá trình tham quan trước hết tôi chỉ áp dụng trong huyện Thọ Xuân. Tuy
nhiên nhà trường và phụ huynh có thể tổ chức các chuyến tham quan trong tỉnh,
ngoài tỉnh để tạo hứng khởi và phục vụ tốt cho quá trình học tập của các em.
Trên cơ sở kiến thức của một bài học, rất mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp quý đồng nghiệp, các vị trong Hội đồng khoa học để đề tài của tôi
ngày càng hoàn thiện, phát triển theo hướng có thể tích hợp được nhiều kiến
thức hơn và có được nhiều giải pháp hay trong việc tích hợp và để ứng dụng đạt
hiệu quả cao hơn.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với nhà trường
20


Hiện nay việc liên hệ tham quan chủ yếu là do giáo viên tự liên hệ nên

còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy để hoạt động tham quan của học sinh
được diễn ra thuận lợi thì tôi xin kiến nghị với Ban Giám Hiệu nhà trường tạo
điều kiện giúp đỡ cho giáo viên về mặt liên hệ với phụ huynh để các em được
tham gia trải nghiệm thực tế góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục
kỹ năng sống cho các em điều mà các em học sinh của chúng ta còn rất hạn chế.
Đồng thời cử thêm giáo viên tham gia cùng giáo viên bộ môn và giáo viên chủ
nhiệm trong các chuyến tham quan. Hỗ trợ một phần nhỏ kinh phí cho các
chuyến tham quan để giảm bớt cho phụ huynh phải đóng góp.
3.2.2. Đối với Phòng giáo dục
Hoạt động tham quan chỉ xãy ra được khi nhà máy đường và ban quản lý khu di
tích đồng ý, tuy nhiên việc liên hệ tham quan nếu một mình giáo viên rất khó
khăn. Tôi mạnh dạn kiến nghị với Phòng giáo dục có thể liên hệ và đề xuất với
một số địa điểm tham quan trong huyện tạo điều kiện tham quan định kỳ và
thường xuyên cho các em học sinh như : Nhà máy đường Lam Sơn, khu công
nghệ cao, Khu di tích Lam Kinh, Khu di Tích lê Hoàn, ....
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi góp phần vào kho tàng kinh
nghiệm chung của ngành, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng
nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 03 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Ý kiến của BGH

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên THCS.Kỹ năng xây dựng ma
trận đề và biên soạn chuẩn hoá câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

2. Sách bài tập hoá học.
3. Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
( />4. Saccarozơ. ( />5. Công ty cổ phần Lam Sơn( />6. Việc làm ( />7. Nhiều khó khăn bủa vây nhà nông trồng mía và doanh nghiệp sản
xuất( />8. Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh( />9. Khu di tích lịch sử Lam Kinh( />10. Chuyện kỳ lạ về những “cụ cây” ở di tích Lam Kinh( />11. Bánh gai tứ trụ( />12. Khu công nghiệp sử dụng công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng – thêm điểm
nhấn trong bức tranh công nghiệp tỉnh
nhà( />
22


PHỤ LỤC I
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1. Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là :
A .Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế
thuốc, tráng gương , tráng ruột phích
B . Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người .
C. Tráng gương , tráng ruột phích.
D . Làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm .
Câu 2. Đường mía là loại đường nào sau đây :
A. Đường phèn
B. Glucôzơ
C. Fructôzơ
D. Saccarôzơ
Câu 3: Nồng độ saccarozơ trong mía có thể đạt tới
A. 10 %
B. 13 %
C. 16 %
D. 23 %
Câu 4: Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6
B. C6H12O7

C. C12H22O11
D. (- C6H10O5-)n
Câu 5: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây
A.Phản ứng tráng gương.
B. Phản ứng thủy phân.
C. Phản ứng xà phòng hóa .
D. Phản ứng este hóa .

23


×