Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG TUÂN

CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG TUÂN

CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Ngân hàng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH PHONG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Quang Tuân, học viên cao học khóa 26, chuyên ngành ngân
hàng, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


Tôi xin cam đoan luận văn “Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Phong. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2019
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Quang Tuân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Tóm tắt - Abstract

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ....................................... 1
1.1. Lý do và tính cấp thiết thực hiện đề tài ..............................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .........................................................................2
1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................2

1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................2
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................2
1.2.2.


Câu hỏi nghiên cứu................................................................................3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4

1.3.2.1. Phạm vi không gian ......................................................................4
1.3.2.2. Phạm vi thời gian ..........................................................................4
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................4


1.5. Kết cấu dự kiến của đề tài ..................................................................................5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM .......... 6
2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ......................................................6
2.1.1.

Hoạt động kinh doanh ...........................................................................6

2.1.2.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .........................................7


2.1.2.1. Khái niệm .....................................................................................7
2.1.2.2. Tiêu chí đánh giá ..........................................................................8
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM ........................................................................................14
2.2. Cấu trúc sở hữu của NHTM .............................................................................18
2.2.1.

Khái niệm sở hữu ................................................................................18

2.2.2.

Khái niệm cấu trúc sở hữu ..................................................................19

2.2.3.

Các loại hình sở hữu ............................................................................19

2.2.3.1. Sở hữu Nhà nước ........................................................................20
2.2.3.2. Sở hữu thể nhân ..........................................................................20
2.2.3.3. Sở hữu nước ngoài ......................................................................20
2.3. Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh ..............20
2.3.1.

Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh ..........................21

2.3.2.

Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................24

2.3.3.


Sở hữu thể nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh ...........................25

2.4. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NHTM ....................................................................25


2.4.1.

Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .......26

2.4.2.

Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ....27

2.4.3.

Sở hữu tư nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM..........30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU ............................................................................... 31
3.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................31
3.1.1.

Phương pháp định tính ........................................................................31

3.1.2.

Phương pháp định lượng .....................................................................31


3.2. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................31
3.3. Quy trình thực hiện ...........................................................................................33
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 35
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................35
4.1.1.

Cấu trúc sở hữu ...................................................................................35

4.1.2.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh...........................................................40

4.1.3.

Đánh giá về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh.........43

4.1.4.

Phân tích thống kê mô tả .....................................................................44

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................44
4.2.1.

Kiểm định đa cộng tuyến ....................................................................44

4.2.2.

Kết quả hồi quy sơ bộ và kết quả kiểm định .......................................46


4.2.3.

Kết quả hồi quy và khắc phục vi phạm giả thuyết thống kê ...............47

4.2.4.

Tổng hợp kết quả hồi quy....................................................................48


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............ 52
5.1. Kết luận ............................................................................................................52
5.2. Hàm ý chính sách .............................................................................................53
5.2.1.

Tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM Việt
Nam .....................................................................................................53

5.2.2.

Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTM nhà nước ........................54

5.2.3.

Cần có lộ trình phù hợp trong việc mở rộng sở hữu nước ngoài tại
NHTM Việt Nam ................................................................................55

5.2.4.

Tăng cường Pháp chế ..........................................................................56


5.2.5.

Chủ động áp dụng chuẩn mực Basel II ...............................................57

5.2.6.

Nâng cao trình độ quản lý, công nghệ và chất lượng sản phẩm dịch vụ
.............................................................................................................57

5.2.7.

Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các NHTM .....................58

5.3. Hạn chế của đề tài.............................................................................................58
5.4. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................59
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ tiếng Việt

Từ viết tắt
DEA

Mô hình phân tích hiệu quả dựa trên
đường bao số liệu

Tên đầy đủ tiếng Anh

Data Envelopment Alnalysis

FEM

Mô hình hồi quy tác động cố định

Fix Effects Model

FOE

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài

Foreign On Equity

GDP

Chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm

Gross Domectic Product

quốc nội
GLS

Phương pháp ước lượng bình phương

Generalized Least Squares

tổng quát nhỏ nhất
GOE


Tỷ lệ sở hữu nhà nước

Government On Equity

INF

Chỉ số lạm phát

Inflate

IOE

Tỷ lệ sở hữu thể nhân

Individual On Equity

LOD

Hiệu quả đầu tư vốn huy động

Loan On Deposits

LOE

Khả năng hút vốn từ nền kinh tế

Loan On Equity

NHTM


Ngân hàng thương mại

Commercial bank

OLS

Phương pháp ước lượng bình phương

Ordinary Least Squares

nhỏ nhất
Pooled

Mô hình hồi quy dữ liệu gộp

Pooled

REM

Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên

Random Effects Model

ROA

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng

Return On Assets

tài sản

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Return On Equity

TMCP

Thương mại cổ phần

Joint Stock Comercial

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Limited

VIF

Nhân tử phóng đại phương sai

Variance Iflation Factor

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organiztion



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 3.1
Bảng 4.1

Bảng 4.2

Bảng 4.3

Tên bảng
Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu
Các thương vụ mua bán sáp nhập các NHTM từ năm
2010 đến năm 2017
Cấu trúc sở hữu của 30 NHTM được chọn nghiên cứu
từ năm 2002 đến 2017
Bảng thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh của 30
NHTM được chọn nghiên cứu từ năm 2002 đến 2017

Số trang
32
37

39

41

Bảng 4.4

Kết quả thống kê mô tả mẫu


44

Bảng 4.5

Ma trận tương quan biến

45

Bảng 4.6

Tổng hợp nhân tử phóng đại (VIF)

45

Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled, REM, FEM và
Bảng 4.7

kết quả kiểm định lựa chọn mô hình, kiểm định

46

phương sai thay đổi, kiểm định tự tương quan
Bảng 4.8
Bảng 4.9

Kết quả hồi quy và khắc phục phương sai thay đổi, tự
tương quan
Tổng các kết quả thực hiện hồi quy, kiểm định


47
48


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Số hiệu
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2

Sự biến động các loại hình sở hữu của 30 NHTM
được chọn nghiên cứu từ 2002 đến 2017
Sự biến động lợi nhuận sau thuế của 30 NHTM được
chọn nghiên cứu từ 2002 đến 2017

Số trang
40

42

Sự biến động tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Biểu đồ 4.3

(ROA) của 30 NHTM được chọn nghiên cứu từ 2002

42

đến 2017
Sự biến động cấu trúc sở hữu và tỷ suất lợi nhuận

Biểu đồ 4.4

trên tổng tài sản (ROA) của 30 NHTM được chọn
nghiên cứu từ 2002 đến 2017

43


TÓM TẮT
‘Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam”

Việt Nam đang trong quá trình thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước và mở
cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó nghiên cứu vầ cấu trúc sở hữu và hiệu
quả kinh doanh của NHTM Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu chung về tác động của cấu trúc sở
hữu đến hiệu quả kinh doanh của công ty Việt Nam. Đề tài này nghiên cứu cụ thể
tác động của từng loại hình sở hữu đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt
Nam.
Thực hiện nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu 30 NHTM Việt Nam từ năm
2002 đến 2017, và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để ước lượng tác động
của từng loại hình sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam.
Kết quả ước lượng cho thấy sở hữu nhà nước có tương quan dương, sở hữu
nước ngoài có tương quan âm, sở hữu thể nhân chưa tìm thấy có tương quan với
hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho nhà nước và các nhà quản trị đưa ra các
quyết định về cấu trúc sở hữu tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng mẫu nghiên cứu, tìm sự tác động của sở hữu
tư nhân đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, hiệu quả kinh doanh



Abstract:
‘Impact of ownership structure on business performance of Vietnamese commercial
banks”

Vietnam is in the process of divesting from government-owned enterprises and
opening its doors to foreign investors. Therefore, studying the ownership structure
and business performance of Vietnam commercial banks is an urgent issue.
Previous studies only focused on the impact of ownership structure on the business
performance of Vietnamese companies. This topic specifically studies the impact of
each type of ownership on business performance of Vietnamese commercial banks.
Conducting research, the author collected data of 30 Vietnamese commercial banks
from 2002 to 2017, and used multiple linear regression models to estimate the
impact of each type of ownership on business performance of Vietnamese
commercial banks.
Estimated results show that government ownership is positively correlated, foreign
ownership is negatively correlated, private ownership is not correlated with business
performance of Vietnamese commercial banks.
The results of this study provide the basis for the government and commercial bank
managers to make decisions on optimal ownership structure to improve business
efficiency of commercial banks. Further studies need to expand the research sample,
find the impact of private ownership on business performance of Vietnamese
commercial banks.
Keywords: Ownership, business performance


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lý do và tính cấp thiết thực hiện đề tài

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm
từ phía các nhà làm chính sách phát triển thị trường, từ các nhà đầu tư và từ cả phía
NHTM. Khi thực hiện tái cơ cấu, một vấn đề nổi trội đặc biệt được chú ý là cơ cấu
sở hữu trong NHTM hiện nay. Các lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm trên thế giới
cũng như thực tiễn tại Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của cấu trúc sở hữu đối
với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu
trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM tại Việt Nam có ý nghĩa
thực tiễn lớn lao vì ba nguyên nhân:
Một là, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dựa vào hệ thống ngân hàng thay
vì dựa vào thị trường, do đó hệ thống ngân hàng chiếm vai trò chi phối đối với việc
phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế.
Hai là, một đặc thù nổi trội của nền kinh tế Việt Nam là vai trò chủ đạo của sở
hữu nhà nước trong nhiều lĩnh vực, kể cả ngân hàng.
Ba là, xu thế mở cửa hội nhập với thế giới là tất yếu, Việt Nam cũng phải mở
cửa ngành ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu
tư nước ngoài bao nhiêu là tối ưu cho ngành ngân hàng Việt Nam.
Do đó, nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu nói chung và tác động của
các loại hình sở hữu nói riêng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ
giúp đưa ra các hàm ý chính sách về việc giới hạn hay khuyến khích các hình thức
sở hữu khác nhau với mục tiêu là điều chỉnh cấu trúc sở hữu của NHTM hướng tới
cấu trúc sở hữu tối ưu, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, qua đó
giúp phát triển thị trường tài chính cũng như nền kinh tế. Bên cạnh đó, tuy đã có rất
nhiều nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các công ty ở Việt Nam nhưng các nghiên cứu này chủ yếu xem xét


2

trường hợp các công ty phi tài chính trong khi rất ít các nghiên cứu khai thác vấn đề
này ở khía cạnh hệ thống NHTM. Do đó, nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu

đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam là vấn đề cấp thiết
hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm vào kho tàng học thuật bằng chứng
thực nghiệm về vấn đề này ở Việt Nam với những đặc thù riêng, từ đó giúp mở rộng
thêm hiểu biết về vai trò của cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam và đưa ra các
hàm ý hữu dụng về mặt chính sách.
Kết quả đến từ nghiên cứu này có ý nghĩa trên cả khía cạnh học thuật và thực
tiễn. Ở khía cạnh học thuật, đề tài đóng góp bằng chứng thực nghiệm về vai trò của
các loại hình sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam.
Ngoài ra, đối với khía cạnh thực tiễn, các kết quả từ đề tài giúp đưa ra các cơ sở
cho các hàm ý về mặt chính sách liên quan đến cấu trúc sở hữu của NHTM nhằm
phát triển bền vững hệ thống tài chính, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Với những lý do và tính cấp thiết nêu trên, tôi chọn thực hiện đề tài “Cấu trúc
sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam”
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu
để đưa ra các gợi ý chính sách, giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM.


3

-


Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

-

Phân tích thực trạng cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam.

-

Đánh giá thực trạng về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM Việt Nam.

-

Phân tích tác động của từng loại hình sở hữu đến hiệu quả kinh doanh
của NHTM Việt Nam.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả thông qua tìm lời giải cho
các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Ngoài các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế và các yếu tố thuộc
về nội tại NHTM thì cấu trúc sở hữu của NHTM có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NHTM hay không?
Câu hỏi 2: Tình hình biến động về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
Câu hỏi 3: Nếu cấu trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM Việt Nam thì tác động của từng loại hình sở hữu (sở hữu Nhà
nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu thể nhân) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như
thế nào?
Câu hỏi 4: Cần có giải pháp gì để kiểm soát cấu trúc sở hữu, góp phần tăng

hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc sở hữu, hiệu quả hoạt động kinh
doanh và tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM tại Việt Nam. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu hiệu quả


4

hoạt động kinh doanh dưới góc độ hiệu quả sử dụng tài sản và có thể dễ dàng so
sánh được giữa các NHTM với nhau. Theo đó tác giả chọn hiệu quả kinh doanh cụ
thể trong đề tài nghiên cứu này là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài này sử dụng dữ liệu của 30 NHTM tại Việt Nam. Các NHTM này đảm
bảo yêu cầu hoạt động trong thời gian nghiên cứu và đảm bảo đại diện của NHTM
Việt Nam cho đến thời điểm nghiên cứu. Danh sách NHTM được chọn thu thập dữ
liệu nghiên cứu tại Phụ lục 1.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Dữ liệu nghiên cứu được tác giả tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy như
Bankscope; Orbis; Báo cáo thường niên; Bản cáo bạch và dữ liệu thống kê vĩ mô
của Tổng cục thống kê giai đoạn từ năm 2002 đến 2017 (16 năm). Dữ liệu này bao
gồm cả thời kỳ NHTM Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới
(2008/2009). Từ khi bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ Việt
Nam và nhà quản trị đã có nhiều điều chỉnh về chính sách, quản lý và điều hành
hoạt động của NHTM Việt Nam nhằm khắc phục các yếu kém còn tồn tại, trong đó
đặc biệt là vấn đề cấu trúc sở hữu. Phạm vi thời gian này đảm bảo tin cậy để làm cơ
sở phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM Việt Nam.

1.4. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Việt Nam là một vấn đề mang tính cấp thiết. Kết quả đến từ nghiên cứu này có ý
nghĩa trên cả hai khía cạnh học thuật và thực tiễn.
Về học thuật, đề tài cung cấp một bằng chứng thực nhiệm về tác động của cấu


5

trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Từ đó củng
cố các trường phái lý thuyết và các quan điểm về vai trò của cấu trúc sở hữu đối với
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
Về thực tiễn, đề tài cung cấp cung cấp cái nhìn cụ thể về tác động của cấu trúc
sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Các kết quả từ đề
tài làm cơ sở tham khảo cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà quản trị đưa
ra các chính sách và các quyết định tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NHTM Việt Nam.
1.5. Kết cấu dự kiến của đề tài
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NHTM.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Kết luận chương 1
Qua chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về nội dung nghiên cứu của đề
tài này. Đặc biệt là 4 câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài. Sau đây tác giả sẽ thực
hiện đề tài bằng việc thông qua tìm lời giải cho các câu hỏi nghiên cứu trong các
chương tiếp theo.



6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
2.1.1. Hoạt động kinh doanh
Như ta đã biết, sự ra đời và phát triển của NHTM gắn liền với sự phát triển
của nền kinh tế hàng hóa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường trong thời đại toàn cầu hóa, NHTM đã biến đổi nhanh chóng từ những tổ
chức kinh doanh giản đơn, sơ khai ban đầu nay thành những NHTM hiện đại,
những tập đoàn tài chính khổng lồ, đa quốc gia. Có nhiều định nghĩa khác nhau về
NHTM, tuy nhiên về mặt tổng quan thì NHTM là một tổ chức tài chính trung gian,
làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư trong nền kinh tế. Nói cách
khác thì NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, huy động vốn từ các cá nhân và
tổ chức trong nền kinh tế, sau đó thực hiện cho vay hoặc đầu tư vào các tài sản có
khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp nhiều dịch vụ tài chính, tín
dụng, thanh toán cho các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy NHTM là một tổ chức tài chính đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Vai trò của NHTM này có thể tóm lược trên các khía
cạnh sau:
Vai trò là trung gian tài chính, NHTM thực hiện chức năng chuyển các khoản
tiết kiệm thành các khoản tín dụng cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh thực hiện
các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, NHTM là một trong những thành viên
quan trọng nhất trên thị trường trái phiếu do chính quyền phát hành để tạo nguồn
đầu tư cho các dự án công cộng.
Vai trò thanh toán, NHTM thực hiện việc thanh toán tiền cho các bên mua bán
hàng hóa và dịch vụ qua việc phát hành và thanh toán séc, cung cấp mạng lưới
thanh toán điện tử...



7

Vai trò người bảo lãnh, NHTM phát hành chứng thư cam kết thực hiện nghĩa
vụ tài chính, thanh toán cho các bên tham gia hợp đồng kinh doanh.
Vai trò đại lý, NHTM thực hiện chức năng quản lý và bảo lãnh phát hành hoặc
mua lại chứng khoán cho các đối tác.
Cuối cùng là vai trò thực thi chính sách của nhà nước, NHTM là một kênh
quan trọng để thực thi chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác của nhà nước
nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu cộng đồng.
2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
2.1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả là một thuật ngữ được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh
tế, kỹ thuật, xã hội. Mỗi lĩnh vực khác nhau, khi xem xét ở các góc độ khác nhau,
mục tiêu nghiên cứu khác nhau sẽ có các khái niệm về hiệu quả khác nhau. Chẳng
hạn trong lĩnh vực kinh tế, hiệu quả thường được nhìn nhận như là lợi nhuận thu
được; Trong lĩnh vực lĩnh vực kỹ thuật hiệu quả thường gắn với khả năng tạo ra sản
phẩm và mức hao tổn các yếu tố đầu vào; Còn trong lĩnh vực xã hội, hiệu quả là các
chỉ số về phát triển con người và xã hội, thường được nhìn nhận là tỷ lệ thất nghiệp,
xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ biết chữ, công bằng xã hội… Trong giới hạn và mục tiêu
nghiên cứu, đề tài này chỉ xem xét các quan điểm về hiệu quả ở góc độ kinh tế.
Theo Ngân hàng trung ương châu Âu (European Central Bank), hiệu quả là
“khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững, lợi nhuận thu được trước tiên được dùng để dự
phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế vốn, cải thiện lợi nhuận thu
được trong tương lai thông qua đầu tư và các khoản lợi nhuận giữ lại”.
Theo Draft (2008) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự chuyển đổi các yếu
tố đầu vào có tính chất khan hiếm thành lợi nhuận cao hơn hoặc giảm thiểu chi phí
so với các đối thủ cạnh tranh.
Theo Farrell (1957) thì hiệu quả thể hiện qua mối tương quan giữa các biến số



8

đầu ra so với các biến số đầu vào sử dụng để tạo ra nó.
Theo tự điển “Toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt” của Nguyễn
Khắc Minh, hiệu quả kinh tế là “mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm
với đầu ra hàng hóa và dịch vụ”, “khái niệm hiệu quả dùng để xem xét các tài
nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”.
Nhìn chung, có nhiều quan điểm về hiệu quả khác nhau, nhưng chung quy lại
hiệu quả hoạt động kinh doanh là mức độ thành công mà các nhà đầu tư thu được
trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo các yếu tố đầu ra, đáp ứng mục tiêu đã
định trước. Theo đó, xét ở góc độ kinh tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM là lợi nhuận thu được tương ứng với tiền vốn đã bỏ ra đầu tư.
2.1.2.2. Tiêu chí đánh giá
Do có nhiều quan điểm về hiệu quả nên cũng có nhiều phương pháp đánh giá
hiệu quả khác nhau. Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp chủ yếu thường
được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là phương
pháp dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phương pháp dựa vào mô hình. Xuất phát từ
mô hình nghiên cứu, luận văn này chú trọng xem xét phương pháp đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa vào các chỉ tiêu tài chính.


Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa vào các chỉ tiêu tài
chính

Theo Trần Văn Thơ và cộng sự (2007), các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
doanh dựa vào chỉ tiêu tài chính có thể chia làm hai nhóm, đó là hiệu quả kinh
doanh tương đối và hiệu quả kinh doanh tuyệt đối:



Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tương đối có thể được thể
hiện dưới dạng tĩnh hoặc dưới dạng động.


9

 Chỉ tiêu hiệu quả tương đối dạng tĩnh được xác định theo công thức:
Hiệu quả hoạt động

=

kinh doanh

Kết quả kinh doanh
Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả

Hoặc
Hiệu quả hoạt động kinh

=

doanh

Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
Kết quả kinh doanh

 Chỉ tiêu hiệu quả tương đối dạng động được xác định theo công thức:
Hiệu quả hoạt động kinh


=

doanh

Mức tăng kết quả kinh doanh
Mức tăng chi phí

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tương đối thuận lợi cho việc so sánh theo
thời kỳ và quy mô khác nhau như cho phép so sánh hiệu quả kinh doanh giữa
NHTM có quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu khác nhau, hay so sánh các chúng
trong các khoảng thời gian khác nhau của cùng một NHTM.


Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tuyệt đối của NHTM
được xác định theo công thức tổng quát sau:

Hiệu quả hoạt động kinh
doanh

=

Kết quả kinh doanh

-

Chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán


Lợi nhuận hoạt động = Tổng lợi nhuận gộp – Tổng chi phí hoạt động

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động – Thuế - Lãi


10

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tuyệt đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của NHTM theo cả chiều sâu và chiều rộng. Các chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh tuyệt đối thường được sử dụng là lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và
lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, nó lại không dùng để thực hiện so sánh giữa các NHTM
có quy mô vốn, tài sản khác nhau được. Ví dụ, các NHTM có tổng tài sản, vốn chủ
sở hữu lớn thì lợi nhuận lớn hơn các NHTM có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhỏ
hơn. Dựa vào điều này, chúng ta không thể cho rằng các NHTM có tổng tài sản và
vồn chủ sở hữu lớn hơn có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn các NHTM có
tổng tài sản, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn được. Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả kinh
doanh tuyệt đối không phản ánh khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các yếu tố
đầu vào.
Tóm lại, cũng như quan điểm về hiệu quả, tiêu chí đánh giá hiệu quả cũng rất
đa dạng và tùy thuộc vào các góc nhìn, yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu khác nhau.
Trong bài luận này, tác giả sử dụng số liệu của nhiều NHTM có quy mô và đặc
điểm khác nhau để phân tích. Do đó, để các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
có thể so sánh được giữa các NHTM, bài luận chỉ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh ở nhóm tương đối.
Phần dưới đây sẽ trình bày chi tiết về một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh phổ biến thuộc nhóm tương đối dạng tĩnh, thường được sử dụng
để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đồng thời, các chỉ tiêu
này cũng là các thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ được sử dụng trong bài
luận này.



Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời thuộc nhóm tương đối dạng
tĩnh

Các chỉ tiêu này đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng một đơn vị vốn kinh
doanh. Trên thế giới thường sử dụng các chỉ tiêu sau: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài
sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu, tỷ suất thu nhập từ lãi trên tổng tài


11

sản, tỷ suất thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Cách tính toán các chỉ tiêu này được trình bày cụ thể dưới đây.
Tỷ suất sinh lợi trên

Lợi nhuận sau thuế

=

tổng tài sản (ROA)

Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return On Assetes) là chỉ tiêu quan
trọng được dùng rộng rãi để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. ROA biểu
hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà quản trị khi dùng một đơn vị giá trị tài sản.
Nó phản ánh năng lực của nhà quản trị NHTM trong việc sử dụng tài sản chuyển
thành lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu (ROE)


=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) là một chỉ tiêu
quan trọng khác đánh giá khả năng thu được lợi nhuận cho cổ đông của NHTM. Nó
biểu hiện lợi tức mà cổ đông thu được trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư vào
NHTM. ROE cũng được dùng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ thu nhập lãi
trên tổng tài sản

Tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi trên tổng tài sản

Thu nhập sau thuế
trên mỗi cổ phiếu

Tổng thu nhập lãi – Tổng chi phí lãi

=

Tổng tài sản (hay vốn huy động)

=

=


Tổng thu nhập ngoài lãi – Tổng chi phí ngoài lãi
Tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế
Tổng số cổ phiếu thường hiện hành


12

Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản biểu hiện khả năng của nhà quản trị NHTM
trong việc tạo ra lợi nhuận từ lãi khi khi sử dụng một đơn vị giá trị tài sản huy động
được (hay vốn huy động). Còn và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản phản ánh
năng lực của nhà quản trị NHTM trong việc tạo ra lợi nhuận ngoài lãi (thu phí dịch
vụ) khi sử dụng một đơn vị giá tri tài sản. Thu nhập sau thuế trên mỗi cổ phiếu phản
ánh lợi nhuận mà cổ đông thu được khi đầu tư một cổ phiếu tại NHTM.
Ngoài ra, trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM,
các nhà quản trị NHTM còn phân tích mối quan hệ giữa chỉ số tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Một NHTM có thể có tỷ suất
sinh lợi trên tổng tài sản thấp nhưng vẫn có thể đạt được tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu cao bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn.


Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quản quản lý thuộc nhóm tương đối

Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các nhà quản trị NHTM thường nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, úng
dụng công nghệ để tăng năng suất lao động. Do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NHTM còn được phản ánh bởi các chỉ tiêu sau:
Hiệu quả đầu tư của vốn
huy động (LOD)


=

Tổng dư nợ
Vốn huy động

Chỉ tiêu LOD phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của nhà quản lý
NHTM.

Khả năng hút vốn từ nền
kinh tế (LOE)

=

Tổng dư nợ
Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu LOE phản ánh khả năng hút vốn từ nền kinh tế cũng như khả năng
sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà quản lý NHTM.


13

Khả năng bù đắp chi phí

=

Hiệu quả sử dụng nhân lực

=


Hiệu quả sử dụng tài sản

=

Tổng chi cho hoạt động
Tổng thu nhập từ hoạt động
Tổng thu nhập từ hoạt động
Tổng nhân viên
Tổng thu nhập từ hoạt động
Tổng tài sản

Như vậy, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh cho mình, các nhà quản trị NHTM cần chú ý phân tích tổng
họp và kiểm soát hợp lý các chỉ tiêu như: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi trên tổng tài sản, hiệu quả đầu tư của vốn huy động, hiệu quả đầu tư của vốn chủ
sở hữu, khả năng bù đắp chi phí, hiệu quả sử dụng nhân lực, hiệu quả sử dụng tài
sản.
Để phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, trên thế giới
hiện nay vẫn dùng phổ biến các chỉ tiêu tài chính vì chúng đơn giản và dễ hiểu trong
phân tích. Tuy nhiên chính mức độ đơn giản của nó đã trở thành vấn đề khó khăn
cho các nhà quản trị NHTM khi muốn nhìn tổng thể tình hình hoạt động kinh doanh
của NHTM. Vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa hai biến số cụ thể
mà không có chỉ số nào phản ánh tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh một
NHTM. Chính vì vậy, khi phân tích tổng quát thực trạng một NHTM cần phải xem
xét phân tích một loạt các chỉ tiêu để có cái nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của NHTM.



Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa vào mô
hình:

Là việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa


×