Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

…………..o0o…………..

TRẦN THỊ CẨM THẠCH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

…………..o0o………….

TRẦN THỊ CẨM THẠCH
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính -Ngân hàng (Ngân hàng)
Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được sự hướng dẫn
của người hướng dẫn nghiên cứu khoa học là TS. Nguyễn Thị Thùy Linh. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập được từ các nguồn khác nhau có ghi trong
phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét,
đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả khác và đều có trích dẫn để dễ tra cứu,
kiểm chứng.
TP HCM, ngày

tháng

năm 2019

Người cam đoan

Trần Thị Cẩm Thạch.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2
1.5. Kết cấu bài luận văn ......................................................................................3
1.6. Đóng góp, điểm mới của đề tài .....................................................................4
Kết luận chương 1 .....................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................6
2.1. Chính sách tiền tệ ..........................................................................................6
2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ ...............................................................6
2.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ ...........................................................6
2.1.3. Công cụ thực thi chính sách tiền tệ .....................................................9
2.2. Tín dụng ngân hàng .....................................................................................10
2.2.1. Khái niệm tăng trưởng tín dụng ........................................................10
2.2.2. Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng .............................................10


2.3. Lý thuyết về tác động của CSTT đối với tăng trưởng tín dụng của các
NHTM ....................................................................................................................11
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ......................................................14
2.4.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................14
2.4.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................16
2.4.3. Giả thuyết nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ đến tăng
trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam. ... Error! Bookmark not defined.

Kết luận chương 2 ...................................................................................................18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................19
3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................19
3.2. Mô tả các biến và cách đo lường .................................................................19
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................24
Kết luận chương 3 ...................................................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................28
4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................28
4.2. Kết quả nghiên cứu......................................................................................31
4.2.1. Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu ........................................31
4.2.2. Lựa chọn mô hình phù hợp ...............................................................33
4.2.3. Kiểm định các giả thuyết hồi quy mô hình nghiên cứu ....................35
4.2.4. Ước lượng mô hình theo phương pháp FGLS...................................37
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu .....................................................................38
4.3.1. Kết quả phân tích thực nghiệm..........................................................38
4.3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................42


Kết luận chương 4 ...................................................................................................45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................46
5.1. Kết luận .......................................................................................................46
5.2. Kiến nghị chính sách ...................................................................................46
5.3. Các hạn chế của bài nghiên cứu ..................................................................47
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu mới ...................................................................48
Kết luận chương 5 ...................................................................................................49
KẾT LUẬN ..............................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH

TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

BCTC

Báo cáo tài chính

CSTT

Chính sách tiền tệ

FEM

FGLS
GDP

GMM

IMF

Fixed effects model

Mô hình tác động cố định

Feasible Generalised least


Bình phương nhỏ nhất tổng

squares

quát

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

Generalized Method of

Phương pháp tổng quát của

Moments

nhiều phương pháp

International Monetary
Fund

Ngân hàng Nhà nước

NHNN

Ngân hàng thương mại cổ

NHTMCPVN
Pooled OLS


REM

phần Việt Nam
Pooled Ordinary Least

Bình phương nhỏ nhất cổ điển

Square

gộp

Random effects model

Mô hình tác động ngẫu nhiên
Tổ chức tín dụng

TCTD
VAR

Vector Autoregressive
Model

WTO

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

World Trade Organization

Mô hình vectơ tự hồi quy

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình và kỳ vọng ....................... 22
Bảng 3.2. Các NHTM được chọn trong nghiên cứu chia theo vốn điều lệ .......... 25
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến .............................................................. 28
Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu ..... 31
Bảng 4.3. Kết quả sử dụng VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ............... 32
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả chạy mô hình Pooled OLS, REM, FEM ................. 33
Bảng 4.5. Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa REM và FEM ......................... 35
Bảng 4.6. Kiểm định Wooldridge kiểm tra tự tương quan .................................. 36
Bảng 4.7. Kiểm định Wald để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi ............ 36
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mô hình FGLS ...................................................... 37
Bảng 4.9. Kết quả mô hình GMM1 ..................................................................... 39
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Sargan Hansen và Arellano-Bone ...................... 40
Bảng 4.11. Kết quả mô hình GMM2, GMM3 ..................................................... 41


TÓM TẮT
Việc điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng phụ thuộc nhiều vào
tình hình tăng trưởng tín dụng của mỗi quốc gia. Sự gia tăng tín dụng có tác động
tăng cung tiền, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tác giả thực hiện đề tài “Tác
động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam”
để xem xét có sự tác động của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng tín dụng tại các
NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2007-2017 hay không và tác động như thế nào đến
việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước.
Bằng việc thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của mười tám ngân hàng
thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017, sử dụng phương pháp ước lượng
GMM để thực hiện với bảng dữ liệu không cân bằng. Kết quả hồi quy cho thấy rằng

có sự tác động của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại tại Việt Nam từ 2007 đến 2017 và các đặc điểm của ngân hàng bao gồm
quy mô, thanh khoản và vốn chủ sở hữu ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng, tăng
trưởng GDP, lạm phát cũng tác động đến tăng trưởng tín dụng khi có sự thay đổi
của chính sách tiền tệ. Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định kinh tế có thể
dùng tham khảo để có những chính sách quản trị phù hợp khi có những cú sốc tiền
tệ.
Từ khóa: Chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng, ngân hàng thương mại.


ABSTRACT
The tightening or easing of monetary policy management depends on the
credit growth situation of each country. The credit growth has an impact on
increasing money supply, thus affecting economic growth. The author implements
the topic "The impact of monetary policy on credit growth of commercial banks in
Vietnam " to looked into whether the impact of monetary policy on credit growth at
commercial banks in Vietnam in the period of 2007-2017 or not and how to impact
the administration of monetary policy of the State Bank.
The data collection from the financial statements of eighteen commercial
banks in Vietnam in the 2007-2017 period, using the GMM (Generalized method of
moments) estimation method to perform with unbalanced data tables. Regression
results show that there is the impact of monetary policy on credit growth in
commercial banks in Vietnam from 2007 to 2017 and the characteristics of banks
including scale, liquidity and capital bank owners, interbank interest rates, GDP
growth, inflation also impact credit growth when there is a chànge in monetary
policy. From this research result, economic decision makers can use reference to
have appropriate governance policies when there are currency shocks.
Keywords: monetary policy, credit growth, commercial bank.



1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 2007 đến nay đã chịu nhiều tác động từ nền

kinh tế thế giới và có sự thay đổi trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN
qua mỗi năm. Để đạt được những mục đích như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định
tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ
thông qua công cụ chính đó là chính sách tiền tệ. CSTT tác động đến nền kinh tế
bằng cách tăng hay giảm lượng cung tiền và mỗi NHTM với các đặc điểm riêng về
quy mô, vốn và thanh khoản khác nhau dẫn đến các phản ứng khác nhau của cung
tín dụng khi CSTT thay đổi. Bên cạnh đó, CSTT còn là công cụ để kiểm soát toàn
bộ hệ thống NHTM và các TCTD trong việc cung ứng tiền qua kênh tín dụng.
NHNN sử dụng các công cụ khác nhau như lãi suất, tỷ suất, dự trữ bắt buộc…để
điều tiết mức tiền cung ứng.
Các nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu và phát hiện ra CSTT có ảnh hưởng
đến một số kênh như lãi suất, tài sản, tỷ giá và kênh tín dụng. Trong phạm vi kênh
tín dụng, hầu hết các bài viết chỉ tập trung vào việc xem xét có tồn tại hay không
kênh truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng tại Việt Nam mà chưa quan tâm nhiều đến
các đặc điểm của ngân hàng thương mại thay đổi linh hoạt như thế nào khi có sự
thay đổi của chính sách tiền tệ trong giai đoạn có nhiều biến động về chính sách tiền
tệ từ 2007 đến 2017. Năm 2013 đã có nghiên cứu của Phan Thị Hồng Anh về tác
động của CSTT đối với tăng trưởng tín dụng và bài nghiên cứu đã kiểm định có sự
tồn tại tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam
giai đoạn 2005-2012. Tuy nhiên trong mô hình tác giả chọn lãi suất chiết khấu làm
biến đại diện cho CSTT có hệ số nhỏ nên chưa thấy được sự tác động mạnh của
CSTT đến tăng trưởng tín dụng. Vì vậy trong bài nghiên cứu này, tác giả chọn lãi
suất liên ngân hàng được một số tác giả trong nước sử dụng trong thời gian gần đây:

Nguyễn Phúc Cảnh (2016), Trần Thị Thanh Hằng (2017) để đại diện cho sự thay
đổi trong CSTT tại Việt Nam.


2
Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng
tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017" để làm rõ
những vấn đề trên.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là xem xét tác động của chính sách tiền tệ

đối với tăng trưởng tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017. Để
đạt được mục tiêu đó, bài nghiên cứu cần trả lời được hai câu hỏi sau:
Có sự tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn
2007-2017 hay không?
Xem xét tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017 như thế nào và đặc điểm
của NHTM có tác động như thế nào khi có sự tác động của CSTT.
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Bài viết nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách tiền tệ và

tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam và đặc điểm
riêng của ngân hàng làm ảnh hưởng tới quá trình tác động của CSTT lên tốc độ tăng

trưởng tín dụng về phương diện lý thuyết và thực tiễn.
-

Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của đại diện gồm 18 NHTM tại Việt

Nam giai đoạn 2007-2017. Tác giả chọn mẫu là 18 NHTM vì số liệu liên quan đến
bài nghiên cứu của 18 NHTM này đầy đủ để phục vụ nghiên cứu với tổng số quan
sát là 180 có tính đại diện cho mô hình nghiên cứu. Tác giả chọn mốc thời gian thu
thập dữ liệu cho bài nghiên cứu là năm 2007 vì đây là năm quan trọng đánh dấu sự
kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, là một cơ hội và thách
thức lớn cho Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời giai
đoạn 2007-2017 cũng là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong việc điều hành CSTT
của NHNN.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Bài viết phân tích định lượng cho dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính

của 18 NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017. Các phương pháp


3
hồi quy: Pooled OlS ; FEM (Fixed effects model); REM (Random effects model);
FGLS (Feasible Generalised least squares); GMM (Generalized Method of
Moments) sẽ được sử dụng để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu.
1.5.

Kết cấu bài luận văn
Ngoài phần tóm tắt, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài luận văn gồm


5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương này nêu rõ lý do thực hiện đề tài, đặt ra các câu hỏi, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu
Tác giả đưa ra một số khái niệm, cơ sở lý thuyết trong việc nghiên cứu liên
quan đến chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng. Trên nền tảng đó, tác giả đưa ra
bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây về tác động của CSTT đối
với tăng trưởng tín dụng tại các NHTM. Từ đó, xây dựng chương phương pháp
nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Trong chương này, tác giả trình bày mô hình nghiên cứu thực nghiệm với
các biến số trong mô hình. Trình bày cách thu thập, đo lường, xử lý số liệu nghiên
cứu định lượng và thực hiện theo quy trình nghiên cứu được đưa ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với các
NHTM tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra các kết luận về việc chấp nhận hay bác bỏ giả
thuyết đã đặt ra trước đó, đồng thời thảo luận các kết quả đạt được.
Chương 5: Kết luận.
Tóm tắt việc thực hiện nghiên cứu trong bài luận văn, đưa ra kết luận cho kết
quả nghiên cứu đã đạt được. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Ở chương
này, tác giả cũng xác định một số hạn chế của đề tài và đưa ra hướng mở rộng cho
việc hoàn thiện trong những nghiên cứu tiếp theo.


4
1.6.

Đóng góp điểm mới của đề tài

Luận văn được thực hiện với mục tiêu kiểm định và nghiên cứu thêm những

kết quả thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng tín dụng
tại các NHTM ở Việt Nam. Từ đó, luận văn sẽ cung cấp một số bằng chứng thực
nghiệm cho thấy sự tác động của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng tín dụng và
tùy vào đặc điểm của mỗi ngân hàng mà các nhà quản trị ngân hàng linh hoạt có
những chính sách phù hợp. Kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích đối với các chính
sách hoạch định của các nhà quản trị ngân hàng, các nhà đầu tư,…


5
Kết luận chương 1
Ở chương 1 này, tác giả đã giới thiệu tổng quát về toàn bộ bài nghiên cứu.
Qua đó, cũng nhận thấy được ý nghĩa quan trọng của chính sách tiền tệ trong việc
điều tiết, kiểm soát và tác động đến tăng trưởng tín dụng như thế nào. Tác giả tiến
hành nghiên cứu này với mong muốn tìm ra những bằng chứng thực nghiệm về sự
tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng, từ đó đưa ra một số kiến nghị cho các
nhà hoạch định tài chính có thể tham khảo thêm để quản trị ngân hàng một cách
hiệu quả hơn.


6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
Chương này sẽ trình bày tổng quan về lý thuyết liên quan tới chính sách tiền
tệ và tăng trưởng tín dụng và sự tác động của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng
tín dụng. Bên cạnh đó, chương này sẽ sơ lược một số nghiên cứu thực nghiệm trước
đây trong và ngoài nước để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Từ cơ sở đó, tác giả xây
dựng và lựa chọn các giả thuyết phù hợp với bài nghiên cứu.
2.1.


Chính sách tiền tệ

2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế
nhằm thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế qua đó đạt được những mục
tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định của đất nước. NHNN
thực hiện Chính sách tiền tệ bằng cách thay đổi lượng tiền trong lưu thông hay mức
lãi suất ngắn hạn danh nghĩa từ đó gây nên những thay đổi trong các biến kinh tế vĩ
mô bằng các kênh truyền dẫn như kênh lãi suất, kênh tỷ giá, giá tài sản, kênh tín
dụng, kênh tiền tệ…( Mishkin, 1995)
Theo Điều 3 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Chính sách tiền tệ quốc
gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm
phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
Với định nghĩa này chúng ta hiểu rằng, chính sách tiền tệ phải là chính sách ở cấp
độ vĩ mô mang tính quốc gia, hướng đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định giá
cả, kiểm soát lạm phát, tiêu dùng và tăng trưởng.
2.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Tùy thuộc vào tính chất đặc thù cũng như tình hình kinh tế, trong mỗi giai
đoạn, mỗi quốc gia đều có một CSTT riêng. Tuy nhiên, CSTT ở các quốc gia đều
theo đuổi mục tiêu cuối cùng là điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm đạt mục tiêu
ổn định giá trị tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo công ăn việc làm,


7
đảm bảo an sinh xã hội. Các mục tiêu cuối cùng này thường khó có thể đạt được
một cách trực tiếp và ngay lập tức, mà nó thường được đặt ra trong dài hạn với tính
chất vĩ mô và mang tầm chiến lược trong một thời kỳ phát triển. Do đó, để đạt được
các mục tiêu cuối cùng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đặt ra các mục tiêu

trung gian và mang tính ngắn hạn.
2.1.2.1.

Ổn định giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát lạm phát

Kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức có thể chấp nhận được là mục tiêu đặt
ra cho CSTT của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ. Kiểm soát lạm phát được biểu
hiện trước hết là ổn định giá trị đối nội của đồng tiền, tức là sức mua của đồng tiền
đối với hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước. Bằng việc sử dụng phù hợp
các công cụ CSTT như lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng... NHNN có thể
kiểm soát được lạm phát thông qua việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong nền
kinh tế. Khi có dấu hiệu lạm phát tăng cao, giá cả không còn phản ánh đúng giá trị
của hàng hóa, đồng nội tệ mất giá... NHNN sẽ điều hành các công cụ CSTT theo
hướng thắt chặt, như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái cấp vốn cho các
NHTM... để thu hẹp lượng tiền trong lưu thông, giảm bớt áp lực gia tăng lạm phát
và ngược lại.
2.1.2.2.

Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở cân bằng thanh toán

quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái
Giá trị đối ngoại của đồng tiền được biểu hiện thông qua tỷ giá hối đoái – đại
lượng so sánh về mặt giá trị giữa đồng tiền trong nước với một đồng tiền nước
ngoài. Khi ấn định tỷ giá thấp đồng nghĩa với việc nâng giá trị đồng tiền nội địa so
với đồng tiền ngoại tệ. Với tỷ giá hối đoái thấp, giá hàng hóa nhập khẩu khi đổi ra
tiền nội tệ sẽ rẻ hơn, do đó tỷ giá hối đoái thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng
hóa, hạn chế xuất khẩu. Từ đó hạn chế sự dịch chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào
trong nước, tác động đến lượng ngoại hối và cán cân thanh toán quốc gia và ngược
lại. Một tỷ giá cao hay thấp đều có tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế. Do
đó, nhiệm vụ của NHNN là ấn định một tỷ giá sao cho phù hợp với tình hình kinh tế



8
quốc gia, để vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, vừa khuyến khích doanh
nghiệp trong nước đầu tư sản xuất - kinh doanh, tăng cường xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu; vừa đảm bảo phục vụ cho tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được
lạm phát.
2.1.2.3.

Tăng trưởng kinh tế

Chính sách tiền tệ có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua chính
sách lãi suất và cung ứng tiền của ngân hàng trung ương. Khi nền kinh tế ở trạng
thái phát triển quá nóng, lạm phát cao, chính sách thắt chặt cung ứng tiền làm cho
tiền bạc trở nên khan hiếm hơn và chi phí phải bỏ ra để có được tiền trở nên đắt đỏ.
Sản xuất bị thiếu vốn, người mua thì thiếu tiền, buộc họ phải giảm cả tiêu dùng lẫn
đầu tư, sản suất bị thu hẹp. Trong hoàn cảnh đó thất nghiệp cũng gia tăng, thu nhập
của nhân dân giảm…nền kinh tế dễ bị rơi vào tình trạng suy thoái. Ngược lại với
chính sách nới lỏng sẽ làm cho tiền tệ trở nên dồi dào với chi phí thấp, khi đó người
tiêu dùng, các nhà sản xuất kinh doanh sẽ dễ dàng kiếm tiền hơn. Điều này kích
thích họ tiêu dùng cho cuộc sống và tiêu dùng cho đầu tư nhiều hơn, sản xuất liên
tục được mở rộng, thất nghiệp giảm và gia tăng thu nhập quốc dân. Vì thế, NHNN
sẽ thông qua các công cụ của CSTT để đạt được mục tiêu tăng trưởng mong muốn.
2.1.2.4.

Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Bên cạnh việc theo đuổi các mục tiêu như tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị
đối nội, đối ngoại của đồng nội tệ hay kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý thì còn phải
đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong xã

hội. Mục tiêu về công ăn việc làm cao, duy trì tỷ lệ thất nghiệp hợp lý là mục tiêu
quan trọng của CSTT. Khi CSTT của NHNN theo hướng mở rộng tạo điều kiện
thuận lợi cho mở rộng đầu tư sản xuất, thì các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế
nói chung sẽ cần đến nhiều lao động hơn, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tỷ lệ thất
nghiệp sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi CSTT được điều chỉnh theo hướng thắt chặt,
khi đó hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ bị thu hẹp, kéo theo đó là việc cắt
giảm nhân công ở các nhà máy, xí nghiệp, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, đảm bảo mục tiêu công ăn việc làm cao không có nghĩa là tỷ lệ thất


9
nghiệp sẽ phải bằng không. Mỗi quốc gia cần xác định một tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên hợp lý; từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm cân bằng giữa các mục tiêu
chung của nền kinh tế như mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh, chống suy thoái
kinh tế, tăng trưởng kinh tế ổn định, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tóm lại, khi nghiên cứu một cách riêng lẻ thì mỗi mục tiêu là độc lập với
nhau song trong quá trình thực thi và điều hành CSTT thì giữa các mục tiêu luôn có
mối liên hệ mật thiết với nhau. Để đạt được một mục tiêu nhất định, trong một
chừng mực nào đó có thể làm tác động đến những mục tiêu khác, chẳng hạn: khi
kiềm chế được lạm phát thì nguy cơ tăng trưởng giảm, suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao; hay ngược lại khi thực hiện mục tiêu tăng trường kinh tế, khắc
phục suy thoái, mở rộng đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động thì khó có
thể đạt được mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Do đó, NHNN cần sử dụng
các công cụ CSTT như thế nào để đạt được các mục tiêu trọng tâm đặt ra, đồng thời
tận dụng ưu thế, đặc điểm của từng giai đoạn nhằm kiềm chế đến mức tối đa những
mặt hạn chế phát sinh trong quá trình điều hành và thực thi.
2.1.3. Công cụ thực thi chính sách tiền tệ
Để có thể thực hiện được mục tiêu ổn định và tăng trưởng thông qua việc
cung ứng tiền và điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, ngân hàng trung ương có
thể sử dụng các công cụ khác nhau, những công cụ này có nhiều biến đổi qua thời

gian và trong những bối cảnh kinh tế khác nhau được sử dụng, phối hợp với nhau
theo một định hướng, chủ đích nhất định của người làm chính sách. Về cơ bản,
NHTW sử dụng các công cụ như:
-

Tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung

ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. NHNN quy định và thực
hiện việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng
cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
-

Lãi suất: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi

suất khác để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường


10
tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng
trong quan hệ giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng
khác.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ

-

sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ
giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để

-


thực hiện CSTT quốc gia. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại
hình TCTD và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện CSTT quốc gia. NHNN
quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc
của từng loại hình TCTD đối với từng loại tiền gửi.
Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông

-

qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được
phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
2.2.

Tín dụng ngân hàng

2.2.1. Khái niệm tăng trưởng tín dụng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử
dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín
dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là tổ chức kinh tế, cá nhân,… có nhu
cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường.
Tăng trưởng tín dụng được hiểu là khoản phần trăm tăng lên khi so sánh với
năm quá khứ. Tăng trưởng tín dụng tăng 10% có nghĩa rằng tổng tín dụng của toàn
hệ thống ngân hàng năm nay sẽ cao hơn so với năm trước là 10%.
2.2.2. Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng
-

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nhất định, ngân hàng

hiện đang cho vay được bao nhiêu, thường được tính như sau:



11
Dư nợ cuối năm = dư nợ đầu năm + doanh số cho vay- doanh số thu nợ

(1)

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của ngân
hàng, từ đó có thể đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình
hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt
động của NH càng ổn định và có hiệu quả, tuy nhiên, có trường hợp tỷ lệ tăng
trưởng dư nợ cao chưa phản ánh đúng hoạt động có hiệu quả của ngân hàng vì nó
biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng.
-

Doanh số cho vay là tổng số các khoản tín dụng mà ngân hàng đã giải ngân

cho khách hàng trong một khoảng thời gian (thường là tháng, quý, năm), không kể
món vay đã thu hồi hay chưa.
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng ngân hàng khi
các nhân tố khác cố định. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn
định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách
hàng và thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
2.3.

Lý thuyết về tác động của CSTT đối với tăng trưởng tín dụng của các

NHTM
Theo ghi nhận của Bernanke và Gertler (1995), có hai điều kiện phải được
thỏa mãn để cho việc truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay của
ngân hàng tồn tại. Thứ nhất, những người đi vay không có khả năng cách ly hoàn

toàn chi tiêu thực của họ khi việc cắt giảm các khoản cho vay của ngân hàng xảy ra.
Thứ hai, các ngân hàng thì không có khả năng cách ly hoàn toàn các hoạt động cho
vay của mình khỏi những thay đổi của chính sách tiền tệ bằng các khoản dự trữ,
nghĩa là không có một sự thay thế hoàn toàn hoạt đông cho vay trong danh mục đầu
tư của ngân hàng. Do sự bất hoàn hảo của thị trường tài chính và các khoản cho vay
của ngân hàng thì không thể thay thế hoàn toàn bằng các công cụ tài chính bên
ngoài khác, nên sự thắt chặt trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương sẽ
cắt giảm hoạt động cho vay của ngân hàng. Điều này lần lượt tác động đến chi tiêu
thực trong nền kinh tế. Như vậy, quan điểm về hoạt động cho vay của ngân hàng thì


12
lập luận rằng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm các khoản dự trữ và tiền gửi
tại ngân hàng, từ đó buộc các ngân hàng phải trực tiếp thay đổi hoạt động cho vay
nhằm khuếch đại kênh lãi suất về phía cầu truyền thống.
Theo quan điểm của Bernanke (1953) và Blinder (1988), tác động của CSTT
thông qua tín dụng được thể hiện qua hai kênh đó là kênh cho vay bằng quá trình
hoạt động tín dụng của ngân hàng và kênh bảng cân đối kế toán bằng quá trình điều
chỉnh bảng tổng kết tài sản.
-

Ảnh hưởng của CSTT thông qua kênh cho vay
Khi CSTT mở rộng được thực thi, nguồn vốn khả dụng tại các NHTM sẽ

tăng lên làm cung tín dụng của toàn hệ thống NHTM cũng tăng lên. Khi đó, nhờ
nguồn vốn sẵn có của mình, các NHTM sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh để khai
thác tối đa nguồn vốn khả dụng. Do lượng cung tín dụng của hệ thống NHTM đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng, các kế hoạch tăng dư nợ của NHTM sẽ làm gia tăng chi tiêu
đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu tiêu dùng của cá nhân, từ đó làm tăng tổng sản

lượng của quốc gia. Hàm ý quan trọng của quan điểm về kênh tín dụng là chính
sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn tới sự tiêu dùng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
phụ thuộc nhiều vào các khoản vay ngân hàng hơn là các công ty lớn có khả năng
huy động vốn trực tiếp từ thị trường bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
Kênh cho vay ngân hàng dựa trên quan điểm ngân hàng đóng vai trò đặc biệt
trong hệ thống tài chính bởi vì các ngân hàng có đủ các điều kiện để giải quyết các
vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng. Do vai trò đặc biệt của ngân
hàng, một số người vay nhất định sẽ không thể gia nhập vào thị trường tín dụng trừ
khi họ vay từ ngân hàng. Chừng nào mà chưa có khả năng thay thế hoàn hảo tiền
gửi ngân hàng bán lẻ bằng các nguồn vốn khác của các quỹ thì kênh truyền dẫn cho
vay ngân hàng hoạt động như sau: Chính sách tiền tệ nới lỏng làm tăng dự trữ ngân
hàng và tiền gửi ngân hàng, tăng chất lượng các khoản vay hiện có. Do ngân hàng
có vai trò đặc biệt quan trọng là người cho vay của những người đi vay ngân hàng,


13
chính việc tăng các khoản vay sẽ dẫn đến đầu tư tăng. Theo sơ đồ, ảnh hưởng của
chính sách tiền tệ là:
M ↑ => Tiền gửi ngân hàng ↑=> cho vay ↑ => I ↑ => Y ↑.
-

Ảnh hưởng của CSTT thông qua bảng cân đối kế toán
Một sự thay đổi trong CSTT sẽ ảnh hưởng đến giá trị của tài sản và dòng tiền

của người đi vay và thông qua đó tác động đến cho vay
Ảnh hưởng đến nguy cơ rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch
Khi NHNN thực hiện CSTT mở rộng, giảm lãi suất, giá cổ phiếu tăng lên,
giá trị ròng của bảng tổng kết tài sản tăng, các doanh nghiệp có nhiều tài sản để thế
chấp có giá trị hơn cho khoản vay của họ, vì vậy, lựa chọn đối nghịch sẽ giảm khi
có rủi ro xảy ra và khi đó các doanh nghiệp cũng hạn chế tham gia đầu tư các dự án

rủi ro cao, làm giảm vấn đề rủi ro đạo đức. Khi lựa chọn đối nghịch và nguy cơ rủi
ro đạo đức giảm xuống thì các ngân hàng sẽ có khả năng tăng dư nợ cho vay dẫn
đến tăng chi tiêu đầu tư và cuối cùng làm cho tổng sản lượng tăng theo.
Thông qua cải thiện tình trạng dòng tiền mặt
Các NHTM có nguồn trả nợ chủ yếu là các luồng tiền mặt từ khách hàng
vay. Khi CSTT mở rộng được thực thi, luồng tiền mặt sẽ lưu thông dễ dàng hơn,
làm tăng tính thanh khoản bảng tổng kết tài sản của khách hàng vay. Khi đó khả
năng trả nợ của khách hàng vay sẽ cao hơn, tạo niềm tin cho ngân hàng khi cấp tín
dụng. Khối lượng vốn cho vay vì thế tăng lên, đầu tư tăng và tổng sản lượng cũng
được tăng lên.
Thông qua sự biến động mức giá chung
Khi NHNN thực hiện CSTT mở rộng, mức giá chung sẽ tăng lên. Nhờ đó mà
các doanh nghiệp giảm được gánh nặng của các khoản nợ vay. Giá trị ròng bảng
tổng kết tài sản của các doanh nghiệp được gia tăng, làm giảm nguy cơ gây rủi ro
tín dụng cho các ngân hàng. Do đó vốn cho vay cũng tăng lên làm đầu tư và tổng
sản lượng tăng.


14
2.4.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

2.4.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu trước đây về kênh tín dụng bắt nguồn từ Bernanke và
Blinder (1995) thể hiện mối quan hệ giữa thanh khoản ngân hàng và tín dụng ngân
hàng. Bằng cách sử dụng lý thuyết cung cầu tiền tệ IS-LM, nghiên cứu đã cho thấy
CSTT có thể có tác động trực tiếp lên tín dụng ngân hàng. Theo đó khi ngân hàng
trung ương tăng lãi suất chính sách, dự trữ các ngân hàng giảm, dự trữ thấp có nghĩa
là sụt giảm lượng tiền gửi khi đó đốc thúc ngân hàng giảm danh mục cho vay của

mình, trừ khi ngân hàng có thể bù đắp sự sụt giảm trong nguồn vốn cho vay. Bởi vì
có nhiều doanh nghiệp không thể thay thế các khoản vay của ngân hàng bằng các
nguồn tài trợ khác ví dụ như phát hành trái phiếu, nên CSTT ảnh hưởng đến nền
kinh tế không chỉ thông qua kênh tiền tệ mà còn thông qua ảnh hưởng của nó tới
hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Nghiên cứu của Kashyap và Stein (1995) sử
dụng dữ liệu Ngân hàng Mỹ để xác định vai trò của ngân hàng trong quá trình
truyền dẫn CSTT và xác định tầm quan trọng của các đặc điểm khác nhau của từng
ngân hàng dẫn đến phản ứng khác nhau của cung tín dụng ngân hàng khi CSTT
thay đổi. Quan điểm cho rằng bảng cân đối khỏe mạnh hay thanh khoản tốt, khi đó
cho phép một ngân hàng có thể bảo vệ dư nợ tín dụng khỏi sự biến động về CSTT.
Quy mô không liên quan tới sức khỏe bảng cân đối nhưng tác động đến cung tín
dụng ngân hàng, điều này có thể giải thích là do các ngân hàng lớn hơn có thể huy
động vốn thông qua phát hành các công cụ khác nhau ra thị trường (như chứng chỉ
tiền gửi) để bảo vệ cung tín dụng khỏi sự thắt chặt của CSTT. Cùng với quy mô của
ngân hàng, một số biến số khác tương tự như vốn và thanh khoản của ngân hàng
cũng được sử dụng rộng rãi để bảo vệ kênh tín dụng. Các nghiên cứu trước đây
cũng cho rằng các ngân hàng có vốn lớn có thể sử dụng nguồn tiền gửi để bảo vệ
tăng trưởng tín dụng dể dàng hơn các ngân hàng có vốn nhỏ vì chúng được coi là ít
rủi ro hơn (Kishan và Opiela, 2000). Các nguồn cung tín dụng thay đổi dưới tác
động của CSTT, tuy nhiên các ngân hàng tùy theo đặc điểm về vốn sẽ phản ứng


15
khác nhau trong quá trình truyền dẫn CSTT nên tăng trưởng tín dụng sẽ khác nhau
(Altunbas và cộng sự, 2002). Một nghiên cứu khác được thực hiện ở các quốc gia
thuộc khu vực đồng tiền chung Euro cho thấy rằng các ngân hàng phản ứng khác
nhau với sự thay đổi của CSTT, tính thanh khoản được coi là yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự khác biệt này. Ehrmann và công sự (2003) đã sử dụng một danh sách
đầy đủ các yếu tố có thể là nguồn gốc tạo ra phản ứng khác nhau của kênh tín dụng
khi CSTT thắt chặt. Đồng quan điểm này, gần đây nhất là nghiên cứu của nhóm tác

giả Koray Alper, Timur Hulagu và Gursu Keles thực hiện năm 2012, các tác giả sử
dụng số liệu của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ để phân tích tác động của CSTT lên
tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thông qua việc làm thay đổi khả năng thanh
khoản của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đặc điểm cụ thể của từng
ngân hàng thì ít quyết định đến nguồn cung tín dụng. Nhưng bất kỳ CSTT nào có
thể làm thay đổi tính thanh khoản thì có khả năng làm thay đổi nguồn cung tín
dụng. Từ việc phát triển các nghiên cứu sự tác động của CSTT lên sự thay đổi của
nguồn cung tín dụng Leonardo Gambacorta và David Marques-Ibanez (2011) sử
dụng phương pháp GMM, mẫu dữ liệu được thu thập từ bảng cân đối các ngân hàng
riêng lẻ hàng quý từ đầu năm 1999 đến 2009 để đo lường tác động ngắn hạn của
chính sách tiền tệ đối với cho vay ngân hàng. Bài viết đã cho thấy những thay đổi
đáng kể trong sự truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh cho vay của ngân hàng do
sự đổi mới và thay đổi mô hình kinh doanh của các ngân hàng. Năm 2013, một
nghiên cứu của Maria Josefina Angelica C. Aban, sử dụng dữ liệu hằng quý từ
2008-2011 của 35 ngân hàng thương mại ở Philippines và phương pháp bình
phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và chính
sách tiền tệ. Kết quả cho thấy tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại
nhỏ rất nhạy cảm với sự thay đổi của chính sách tiền tệ. Bài viết cũng chứng minh
rằng các đặc điểm ngân hàng có ảnh hưởng đến sự tồn tại của kênh cho vay. Cũng
năm 2013, một nghiên cứu khác của Matteo Ciccarelli và cộng sự được thực hiện tại
khu vực Euro và Mỹ dựa trên các thông số kỹ thuật khác nhau của mô hình VAR,
nguồn dữ liệu thu thập từ báo cáo cho vay tại khu vực Euro và khảo sát ý kiến cán


×