Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------

PHẠM THỊ THANH TRÚC

ĐA DẠNG HÓA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------

PHẠM THỊ THANH TRÚC

ĐA DẠNG HÓA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Tài chính – Ngân hàng.

Mã số

8340201


:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng thương mại
Việt Nam” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS TS Trầm Thị Xuân Hương
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018

Phạm Thị Thanh Trúc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN VÀ CÁC TỪ KHÓA CHÍNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1.

Lý do thực hiện đề tài ............................................................................1
1.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.4.

Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu................................................................2
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................3
Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................3
Phạm vi nghiên cứu .................................................................................3
Tính mới của đề tài và phương pháp nghiên cứu ...............................4

1.5.

Bố cục của luận văn ...............................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. .......................................7
2.1.
Cơ sở lý thuyết .......................................................................................7
2.1.1. Khái niệm về dịch vụ, thu nhập từ dịch vụ và đa dạng hóa dịch vụ
NHTM ......................................................................................................7
2.1.2. Dịch vụ NHTM ........................................................................................9
2.1.3. Vai trò của đa dạng hóa dịch vụ NHTM. ..............................................11
2.1.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan và mô hình nghiên cứu ...............12
2.2.
Các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống NHTM Việt Nam giai
đoạn 2008-2017 và sự cần thiết phải đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam 14
2.2.1. Đánh giá về bức tranh tổng thể của NHTM Việt Nam giai đoạn 20082017 .......................................................................................................14

2.2.2. Các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống NHTM Việt Nam ...............22
2.2.3. Vai trò của đa dạng hóa dịch vụ đối với sự phát triển của hệ thống
Ngân hàng thương mại Việt Nam. .........................................................30
2.3.

Thực trạng đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam .........................33


2.3.1. Xu hướng đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng thương mại trên thế giới và
phân tích một số Ngân hàng tiêu biểu trong việc đa dạng hóa dịch vụ:
...............................................................................................................33
2.3.2. Hoạt động đa dạng hóa dịch vụ tại các NHTM Việt Nam giai đoạn
2008-2017. .............................................................................................42
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................56
3.1.
Quy trình nghiên cứu ..........................................................................56
3.2.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận .......................................................57

3.2.1 Kết quả nghiên cứu ................................................................................57
3.2.2 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ...........................................................59
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..62
4.1.

Mục tiêu của giải pháp ........................................................................63

4.2.
Các giải pháp nhằm thực hiện thành công đa dạng hóa dịch vụ tại

các NHTM Việt Nam. ..........................................................................................64
4.2.1. Mở rộng quy mô, chất lượng các kênh giao dịch ..................................64
4.2.2. Quản trị điều hành tốt, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng ..............................................................................................66
4.2.3. Thiết lập chênh lệch lãi suất NIM thấp, tạo ra sự tương hỗ giữa các
dịch vụ. ..................................................................................................67
4.3.
Kết luận ................................................................................................67
4.4.
Khuyến nghị .........................................................................................68
4.4.1. Về phía Nhà Nước .................................................................................68
4.4.2. Về phía các NHTM Việt Nam ................................................................68
4.5.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

ATM


Automatic Teller Machine - Máy rút tiền tự động

BIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

DaiABank

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á

DN

Doanh nghiệp

Dong A bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

FicomBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất

Habubank

Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội


HDBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. HCM

Maritime Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải

MBBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

MDB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông

MHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà đồng bằng sông Cửu Long

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

PVN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội

Southern Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam

TCTD

Tổ chức tín dụng


Techcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

TinNghiaBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa

TPDN

Trái phiếu doanh nghiệp


TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

VAMC

Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam


VNPT

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VP Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số lượng các NHTM Việt Nam từ 2008 đến 2017 .....................................15
Bảng 2.2. Tăng trưởng tín dụng, GDP và CPI từ 2015-2017 ...................................19
Bảng 2.3. Các thương vụ M&A giữa các NHTM tại Việt Nam ................................22
Bảng 2.4. Thống kê 15 Ngân hàng thương mại cổ phần có thu nhập từ dịch vụ cao
nhất năm 2017 ..........................................................................................42
Bảng 2.5. Số liệu giao dịch thanh toán nội địa theo các phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt tại thời điểm 30/06/2018 .........................................45
Bảng 2.6. Số lượng và giá trị các giao dịch phát sinh trong quý II/2018 ................46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tín dụng theo ngành ..................................................................17
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2013-2017 ......20
Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng thu nhập của các ngân hàng 2015-2017 .........................21
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ khối lượng giao dịch qua các kênh phân phối tại Châu Âu(%) ..36
Biểu đồ 2.6. Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân năm 2017..................44

Biểu đồ 2.7. Giá trị giao dịch qua ATM/ POS ..........................................................47


TÓM TẮT LUẬN VĂN VÀ CÁC TỪ KHÓA CHÍNH
Việt Nam là một trong những quốc gia có sự phát triển kinh tế với mức độ tăng
trưởng cao và đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với nhiều cơ
hội và thách thức. Cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư đang tiếp cận và ảnh
hưởng mọi khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt có tác động to lớn tới hoạt động của
các NHTM Việt Nam. Đa số nguồn thu nhập của các NHTM Việt Nam là từ hoạt
động tín dụng - hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro do đó, định hướng về đa dạng hóa
dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ tín dụng là chiến lược dài hạn mang lại triển vọng
lớn cho các NHTM Việt Nam. Dựa trên mô hình của My Nguyen, Michael Skully
và Shrimal Perera (2012) trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng và
đa dạng hóa doanh thu: Dẫn chứng từ các nước ASEAN” được đăng trên tạp chí
Journal of Asian Economics, luận văn này sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để
đánh giá các yếu tố tác động đến đa dạng hóa dịch vụ của các NHTM Việt Nam,
trên cơ sở đó đề ra giải pháp đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam gồm: mở rộng
quy mô, chất lượng các kênh giao dịch; quản trị điều hành tốt gia tăng hiệu quả hoạt
đông kinh doanh; thiết lập chênh lệch lãi suất (NIM) thấp, tạo sự tương hỗ giữa các
dịch vụ.
Từ khóa: Đa dạng hóa, Ngân hàng thương mại Việt Nam, Thu nhập phi tín
dụng
ABSTRACT AND KEY WORDS
Vietnam is one of the countries which have economic growth with a high
growth rate and integrating into the increasingly deep world economy, with many
opportunities and challenges. The fourth technological revolution approaches and
influences every aspect of the economy, especially having a great impact on the
operation of Vietnamese commercial banks. Incomes of Vietnamese commercial
banks mainly come from credit activities, a potentially risky activity. So the
orientation of diversifying banking services beyond traditional services is a strategy

that brings great prospects for Vietnamese commercial banks. Based on models of
My Nguyen, Michael Skully and Shrimal Perera (2012) in the study "Bank
competitiveness and revenue diversification: Evidence from ASEAN countries"


published in Journal of Asian Economics, the author uses the table data regression
model to evaluate the factors affecting the diversification of services of Vietnamese
commercial banks. Relying on that basis, they propose solutions to diversify
Vietnam's commercial banking services, including: expanding the scale and quality
of trading channels, doing good governance to increases efficiency of business
operations; setting low interest rate differences (NIMs), creating mutual support
between services.
Keywords: Diversification, Vietnam Commercial Bank, Non-credit income


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn II của quá trình tái cơ cấu hệ thống các NHTM
(2016-2020) nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững bằng cách giảm tỷ
lệ nợ xấu, tăng cường công tác quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế về thanh
khoản và ổn định ngân hàng, gia tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ bên cạnh thu
nhập từ hoạt động tín dụng, cụ thể là lãi vay. Nguyễn Viết Lợi (2018), trong bài viết
“Thị trường tiền tệ, tín dụng – Triển vọng và thách thức cho rằng thị trường tiền tệ,
ngân hàng năm 2017” đạt được những kết quả tích cực trong nỗ lực tái cơ cấu hệ
thống NHTM Việt Nam, cụ thể như tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu và lãi suất
giảm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đáng ghi nhận, các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức
lớn như: chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn, năng lực quản

trị, khả năng giám sát chưa theo kịp sự phát triển của các NH trên thế giới.
Một trong các xu hướng phát triển của Ngân hàng thương mại trên thế giới hiện
nay đó là đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng: Phát triển các dịch vụ phi tín dụng, bán
chéo sản phẩm, các dịch vụ tài chính và tư vấn tài chính,… bên cạnh thu nhập
truyền thống từ lãi. Trong ba thập kỷ vừa qua, nguồn thu nhập từ lãi có xu hướng
suy giảm và thu nhập ngoài lãi có xu hướng tăng lên ở Mỹ, Canada và Châu Âu.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế sâu và rộng, nền kinh tế Việt Nam
nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng đứng trước những cơ hội và
thách thức nhất định. Hội nhập đem lại cho các NHTM Việt Nam cơ hội trao đổi,
hợp tác quốc tế trong quản trị, giám sát, bên cạnh đó cũng phải cạnh tranh gay gắt
với các đối tác ngân hàng quốc tế ngay tại sân nhà cũng như cạnh tranh để có thể
thâm nhập thị trường quốc tế. Với đặc trưng “độc canh tín dụng” - một hoạt động
tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, định hướng về mở rộng dịch vụ ngoài dịch vụ tín dụng
được đánh giá là chiến lược mang lại triển vọng lớn cho các NHTM Việt Nam.
Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về dịch vụ ngân hàng ngày
càng cao, môi trường hoạt động cạnh tranh gay gắt, sự phát triển của công nghệ
thông tin (Cách mạng công nghệ 4.0), hoạt động đa dạng hóa dịch vụ của các


2

NHTM Việt Nam đã có những thành tựu nhất định như số lượng, chất lượng dịch
vụ được cải thiện, kênh phân phối đa dạng,… tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa
cao, chưa có chiến lược phù hợp, chất lượng dịch vụ thấp, chưa đáp ứng được đòi
hỏi của nền kinh tế, hệ thống các văn bản pháp lý chưa được hoàn thiện. Trong khi
đó, các ngân hàng nước ngoài với nguồn lực tài chính lành mạnh, kinh nghiệm hoạt
động lâu năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cao, dịch vụ đa dạng
phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đã và đang triển khai nhanh chóng các hoạt
động cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Xuất phát từ việc phải nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời của

các NHTM Việt Nam, dựa trên mô hình của My Nguyen, Michael Skully và
Shrimal Perera (2012) trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng và đa
dạng hóa doanh thu: Dẫn chứng từ các nước ASEAN” được đăng trên tạp chí
Journal of Asian Economic và nghiên cứu của Ngô Thị Liên Hương (2011) về đa
dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu của mình, tác giả muốn
phân tích các yếu tố tác động đến đa dạng hóa dịch vụ để đưa ra chiến lược quản trị
thích hợp đối với đặc điểm của từng Ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
 Phân tích thực trạng đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam.
 Phân tích các yếu tố tác động đến đa dạng hóa dịch vụ các NHTM Việt Nam
dựa trên các lý thuyết nền tảng và mô hình nghiên cứu.
 Đề xuất giải pháp đa dạng hóa dịch vụ tại NHTM Việt Nam.
 Câu hỏi nghiên cứu
 Sự cần thiết phải đa dạng hóa dịch vụ NHTM ở Việt Nam
 Đa dạng hóa dịch vụ giải quyết vấn đề gì trong số các tồn tại của hệ thống
NHTM Việt Nam hiện nay.
 Các yếu tố tác động đến đa dạng hóa dịch vụ các NHTM Việt Nam là những
yếu tố nào?
 Giải pháp nào thúc đẩy hoạt động đa dạng hóa dịch vụ tại các NHTM Việt
Nam?


3

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đa dạng hóa dịch vụ của các NHTM Việt Nam


-

Các yếu tố tác động đến đa dạng hóa dịch vụ các NHTM Việt Nam
1.3.2.

-

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Từ năm 2008 đến 2017. Sở dĩ tác giả chọn giai đoạn từ

năm 2008 đến nay là do đây là khoảng thời gian nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng có khá nhiều biến động, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu ở Mỹ năm 2008. Hơn nữa, giai đoạn từ năm 2011 đến 2017 là giai
đoạn Ngân hàng Nhà Nước thực hiện đề án tái cấu trúc Ngân hàng thương mại Việt
Nam với mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín
dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo
hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc. Vì vậy mà, đa dạng hóa
dịch vụ NHTM Việt Nam cũng là một nội dung được Ngân hàng Nhà Nước chú
trọng phát triển trong giai đoạn này.
-

Phạm vi không gian: Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành thu

thập Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 15 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam có thu dịch vụ cao nhất trong năm 2017, theo danh sách như sau:
STT

Tên ngân hàng thương mại cổ phần


Tên ngân hàng viết tắt

1

NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV

2

NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam

Vietcombank

3

NHTM CP Kỹ Thương

Techcombank

4

NHTM CP Công thương Việt Nam

Vietinbank

5

NHTM CP Sài Gòn Thương Tín


Sacombank

6

NHTM CP Quân đội

MB

7

NHTM CP Việt Nam Thịnh Vượng

VP Bank

8

NHTM CP Á Châu

ACB

9

NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội

SHB

10

NHTM CP Sài Gòn


SCB

11

NHTM CP Xuất Nhập Khẩu

Eximbank


4

STT

Tên ngân hàng thương mại cổ phần

Tên ngân hàng viết tắt

12

NHTM CP Quốc tế

VIB

13

NHTM CP Hàng Hải

MSB


14

NHTM CP Tiên Phong

TP Bank

15

NHTM CP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

HD Bank

1.4. Tính mới của đề tài và phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài đề cập đến đa dạng hóa
dịch vụ NHTM. Theo Ngô Thị Liên Hương (2011), tác động đến đa dạng hóa dịch
vụ NHTM Việt Nam có rất nhiều nhân tố bao gồm cả các yếu tố bên ngoài (như
môi trường kinh tế, phát luật, văn hóa xã hội, công nghệ, các đối thủ cạnh tranh, nhu
cầu của khách hàng, rào cản tham gia vào ngành) và các yếu tố chủ quan của chính
NHTM như quy mô, năng lực tài chính, mô hình hoạt động, sự thay đổi trong việc
cung cấp dịch vụ,... Qua tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu nào trong nước
phân tích định lượng các yếu tố chủ quan của bản thân các NHTM tác động đến đa
dạng hóa dịch vụ của NHTM Việt Nam. Chính vì lẽ đó, kế thừa kết quả nghiên cứu
từ Mô hình của My Nguyen, Michael Skully và Shrimal Perera (2012) trong nghiên
cứu “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng và đa dạng hóa doanh thu: Dẫn chứng từ
các nước ASEAN” được đăng trên tạp chí Journal of Asian Economic, bằng cách sử
dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng gồm 01 biến phụ thuộc và 05 biến độc lập, đề
tài tập trung phân tích tác động của nhóm yếu tố chủ quan, có thể đo lường được
như quy mô, hiệu quả chi phí hoạt động, tỷ lệ nợ xấu, mức độ vốn hóa của ngân
hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM. Đây chính là điểm mới của đề tài so với các
nghiên cứu khác.

Để phân tích hồi quy bằng dữ liệu bảng, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy
03 bước: Pooled OLS, FEM, REM. Sau đó thực hiện kiểm định các vấn đề của mô
hình và lựa chọn mô hình phù hợp.
1.5. Bố cục của luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài


5

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại và Thực
trạng đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng thương mại
Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp, Kết luận và khuyến nghị chính sách.


6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và với các
ngân hàng nước ngoài do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng
công nghệ 4.0. Các ngân hàng trong nước có triển khai phát triển các sản phẩm dịch
vụ nhưng chất lượng, hiệu quả chưa cao. Trong khi đó các ngân hàng nước ngoài
với nền tảng tài chính vững chắc, công nghệ sẵn có và giàu kinh nghiệm đã và đang
triển khai nhanh chóng các hoạt động cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Mặt khác, các
NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức do phụ thuộc quá nhiều
vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Đa dạng hóa là cách thức hiệu quả nhất giúp
gia tăng nguồn thu từ dịch vụ, thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập của NHTM. Với
mong muốn tìm ra các yếu tố có khả năng tác động đến đa dạng hóa dịch vụ ngân
hàng để đưa ra chiến lược quản trị phù hợp, dựa trên mô hình của My Nguyen,

Michael Skully và Shrimal Perera (2012) trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh
của ngân hàng và đa dạng hóa doanh thu: Dẫn chứng từ các nước ASEAN” được
đăng trên tạp chí Journal of Asian Economic, đề tài tập trung phân tích tác động của
nhóm yếu tố chủ quan, có thể đo lường được như quy mô, hiệu quả chi phí hoạt
động, tỷ lệ nợ xấu, mức độ vốn hóa của ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
với mô hình hồi quy dữ liệu bảng và phương pháp hồi quy 03 bước.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG ĐA DẠNG
HÓA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm về dịch vụ, thu nhập từ dịch vụ và đa dạng hóa dịch vụ
NHTM
Trong marketing, Philip Kotler định nghĩa dịch vụ như sau: “Dịch vụ là mọi
hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, chủ yếu là vô hình
và không dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó; Sản phẩm của nó có thể có hoặc không
gắn liền”.
Ngân hàng là một dạng kinh doanh ngoại tệ, thu phí của khách hàng, gián tiếp
tạo ra sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế bằng việc đáp ứng các nhu cầu về tiền tệ,
về vốn, về thanh toán cho khách hàng.
Đứng trên góc độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng, dịch vụ ngân hàng là tập hợp
những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu
và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính. Cụ thể là các
nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách
hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, cất trữ tài sản… và ngân hàng thu chênh
lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy. Trong xu hướng phát triển
ngân hàng tại các quốc gia phát triển hiện nay, ngân hàng được coi là một siêu thị
dịch vụ, với hàng trăm, hàng ngàn dịch vụ khác nhau tùy theo cách phân loại và tùy

theo trình độ phát triển của ngân hàng.
Phân loại theo bản chất của ngân hàng thương mại, theo Nguyễn Thị Nhung
và Lê Thị Tuyết Hoa (2010), Ngân hàng thương mại thực hiện ba nghiệp vụ cơ
bản, đó là nghiệp vụ tài sản nợ, nghiệp vụ tài sản có và nghiệp vụ trung gian hoa
hồng. Nghiệp vụ tài sản nợ: gồm Huy động vốn tiền gửi cá nhân, tổ chức dưới hình
thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn;
Phát hành các giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng, kỳ phiếu;
Vay NHTM khác. Nghiệp vụ tài sản có: Ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình
vào các hoạt động như Ngân quỹ; Cấp tín dụng: dưới các hình thức cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, Bảo lãnh ngân hàng,…Nghiệp vụ cấp tín dụng chiếm tỷ


8

trọng lớn nhất trong nghiệp vụ tài sản có, lợi nhuận của NHTM chủ yếu được sinh
ra từ nghiệp vụ này; Đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn mua cổ phần, cổ
phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn của
ngân hàng. Hoặc Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu
công ty…Kinh doanh ngoại tệ. Nghiệp vụ trung gian hoa hồng: Khi thực hiện
nghiệp vụ trung gian hoa hồng, ngân hàng không cho khách hàng vay cũng không
đầu tư, mà ngân hàng làm trung gian cung ứng các dịch vụ ngân hàng nhằm thực
hiện những ủy nhiệm của khách Phát hành thư tín dụng, bảo lãnh... Việc thực hiện
các nghiệp vụ trung gian không những mang lại cho ngân hàng thu nhập mà còn tạo
điều kiện mở mang các nghiệp vụ tài sản nợ, tài sản có và nâng cao uy tín của ngân
hàng trên thị trường.
Về cơ bản, có hai hình thức thu nhập; thu nhập lãi và thu nhập dịch vụ hay còn
gọi là thu nhập ngoài lãi. Báo cáo thu nhập của ngân hàng bao gồm một phần riêng
cho loại thu nhập thứ hai (thu nhập ngoài lãi). Các nguồn thu nhập từ dịch vụ điển
hình bao gồm phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi, phí tín dụng, giao dịch chứng
khoán và lợi nhuận tài khoản giao dịch (thua lỗ). Sherene A. Bailey (2010) cho rằng

các thành phần của thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng Jamaica bao gồm phí dịch
vụ, phí giao dịch, hoa hồng, cổ tức và lợi nhuận kinh doanh chứng khoán, lãi và lỗ
chênh lệch tỷ giá và thu nhập khác. DeYoung và Rice (2003) cho rằng hiệu quả tài
chính liên quan đến chiến lược kinh doanh, thay đổi và tiến bộ công nghệ, điều kiện
thị trường và quan trọng nhất là thu nhập từ dịch vụ trong một nghiên cứu được
thực hiện trên các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ. Cũng theo De Young and Rice,
thu nhập từ dịch vụ chiếm 40% thu nhập hoạt động trong ngành ngân hàng thương
mại Hoa Kỳ. Bian và cộng sự (2015) kết luận rằng các ngân hàng ngày càng phụ
thuộc vào thu nhập từ dịch vụ để tồn tại và tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Stiroh
(2002) đã thực hiện cuộc khảo sát để tìm ra nguyên nhân ngành ngân hàng Hoa Kỳ
không ngừng gia tăng sự phụ thuộc vào các hoạt động kinh doanh phi truyền thống
tạo ra các thu nhập từ phí, doanh thu giao dịch và thu nhập phi lãi khác. Stiroh giả
định rằng có những lợi ích cho sự đa dạng hóa tiềm năng từ sự thay đổi này. Khi
biến động doanh thu thuần giảm, nó phản ánh biến động giá cắt giảm của thu nhập


9

lãi ròng. Lý do thu nhập phi lãi trở nên tương quan hơn với thu nhập lãi ròng và
biến động nhiều hơn là kết quả của những lợi thế của đa dạng hóa. Dựa trên đánh
giá tài liệu trước đây về thu nhập phi lãi và tác động của nó đến hiệu quả tài chính,
kết luận rằng thu nhập phi lãi và thu nhập từ lãi cùng tồn tại, thay vì thay thế nhau
để tăng hiệu quả tài chính của ngân hàng. Mỗi nghiên cứu đã xem xét các biến số
khác nhau để xem xét một số trong đó là quy mô ngân hàng, mức độ an toàn vốn,
hiệu quả hoạt động và quản lý tài sản.
Nằm trong xu hướng phát triển của các NHTM trên thế giới, Các NHTM hiện
nay đang dần chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận của họ từ hoạt động tín dụng sang hoạt
động phi tín dụng ở các mảng như: các dịch vụ liên quan đến thanh toán điện tử và
thẻ, phát hành L/C, bảo hiểm, bảo lãnh, môi giới/ bảo lãnh phát hành chứng khoán
thông thường và chứng khoán phái sinh, kinh doanh ngoại tệ…Chính vì vậy, đa

dạng hóa dịch vụ ngân hàng được các NHTM trên thế giới chú trọng để gia tăng
nguồn thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của mình.
Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng là việc ngân hàng nghiên cứu, thăm dò thị
trường nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính khác nhau để đáp ứng các nhu
cầu khác nhau của khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận nhiều hơn và giúp phân tán
rủi ro so với hoạt động tín dụng truyền thống.
2.1.2. Dịch vụ NHTM
Theo David Cox trong Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại hiện đại, hầu hết các
hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại đều gọi là dịch vụ ngân hàng. Cụ
thể hơn, dịch vụ ngân hàng được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ,
thanh toán… mà ngân hàng cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khác hàng, nhờ đó
ngân hàng tạo được nguồn thu từ chênh lệch lãi suất, tỷ giá hoặc nguồn thu từ phí.
Dịch vụ ngân hàng là loại hình dịch vụ xuất hiện sớm nhất trong các loại hình dịch
vụ tài chính; và nó là một bộ phận cấu thành dịch vụ tài chính. Có nhiều cách phân
loại dịch vụ Ngân hàng thương mại. Nếu phân loại theo tính chất dịch vụ, NHTM
gồm 02 hoạt động chính, đó là dịch vụ tín dụng tạo ra thu nhập từ lãi và dịch vụ phi
tín dụng (dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tự, dịch vụ tư vấn tài chính,…) tạo ra
thu nhập phi lãi hay còn gọi là thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ. Dựa theo cách thức


10

cung cấp dịch vụ, dịch vụ NHTM gồm 02 loại: dịch vụ ngân hàng bán buôn (cung
cấp thông qua các trung gian tài chính các NHTM, các quỹ…hoặc thông qua thị
trường tài chính như thị trường tiền tệ liên NH để cho vay, thanh toán bù trừ… và
đối với các công ty, tập đoàn kinh tế lớn với những gói DV giá trị lớn) và dịch vụ
ngân hàng bán lẻ (cung cấp trực tiếp đến các cá nhân, gia đình, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa và một số gói DV nhỏ lẻ đối với các công ty, tổ chức kinh tế lớn). Phân
loại theo thời gian xuất hiện, dịch vụ NHTM được chia thành 02 loại dịch vụ ngân
hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Dịch vụ Ngân hàng truyền thống là những loại hình dịch vụ có quá trình hình
thành và phát triển lâu dài như huy động vốn; cho vay; chiết khấu thương phiếu và
chứng từ có giá; thanh toán, trao đổi ngoại tệ; ngân quỹ; ủy thác; chuyển tiền; bảo
lãnh.
Dịch vụ Ngân hàng hiện đại bao gồm những dịch vụ ngân hàng truyền thống
được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại và những dịch vụ hoàn
toàn mới được cung cấp nhằm đem lại những tiện ích mới cho người sử dụng và
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, bao gồm dịch vụ thẻ; dịch vụ quản
lý thu hộ, chi hộ; dịch vụ tư vấn tài chính; dịch vụ ngân hàng điện tử; dịch vụ ngân
hàng quốc tế,…Trong đó, dịch vụ Ngân hàng điện tử (E-banking) được xem là một
bước tiến khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ ngân hàng truyền thống
theo Sannes (2001) và Reibstein (2002). Southard và Siau (2004) cho rằng dịch vụ
ngân hàng điện tử về cơ bản là tự phục vụ, khách hàng không cần tiếp xúc trực tiếp
với nhân viên ngân hàng do đó đòi hỏi ít tài nguyên và giảm thiểu chi phí hoạt
động. Jenkins (2007) chỉ ra rằng các ngân hàng đã sử dụng ngân hàng điện tử như
một sự đảm bảo cho khách hàng của họ để duy trì chất lượng dịch vụ cạnh tranh.
Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử có thể liệt kê như sau: dịch vụ ngân hàng
qua Internet (Internet Banking), dịch vụ Ngân hàng tại chỗ (Home Banking), dịch
vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking), Kios Banking (được đặt
trên đường phố, tuy nhiên có kết nối đường truyền Internet tốc độ cao và sử dụng
công nghệ màn hình cảm ứng. Khi khách hàng cần giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ,


11

họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch
vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình).
2.1.3. Vai trò của đa dạng hóa dịch vụ NHTM.
Froot và các tác giả (1993), Froot và Stein (1998) chỉ ra rằng cách phòng vệ để
chống lại rủi ro vỡ nợ và giảm sự xuất hiện của khủng hoảng tài chính là đa dạng

hóa.
Theo Paynor (2002), Đa dạng hóa sản phẩm đã được sử dụng như là một trong
những chiến lược để đạt được lợi thế cạnh tranh theo quy mô và hiệu quả sử dụng
các nguồn tài nguyên và năng lực của tổ chức trên các dòng sản phẩm khác nhau.
Landskorner và các cộng sự, 2005 cho rằng đa dạng hóa làm tăng lợi nhuận và
hiệu quả hoạt động, nhất là khi quy mô và phạm vi hoạt động gia tăng.
Đa dạng hóa tạo áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trên các phân khúc thị
trường rộng lớn hơn, làm gia tăng sáng tạo và hiệu quả cung cấp dịch vụ Carlson
(2004), Landskorner và các tác giả (2005)
Theo Stiroh (2008), đa dạng hóa sẽ góp phần làm tăng thu nhập ngân hàng và
giảm tính không dự đoán được của lợi nhuận. Moon (2009) cho rằng các chiến lược
đa dạng hóa có thể cải thiện hiệu quả chi phí thông qua giảm nguy cơ rủi ro nếu nó
xảy ra. Morgan và Stolyk, (2009) khi họ làm một nghiên cứu về các ngân hàng Hoa
Kỳ, họ thấy rằng năng lực cho vay trong các ngân hàng đã được tăng lên do đa dạng
hóa sản phẩm.
Theo Martin Goetz (2012), Việc mở rộng phạm vi hoạt động ngân hàng có thể
ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận rủi ro của chính ngân hàng đó và đối thủ cạnh
tranh, tuy nhiên những ảnh hưởng này là khác nhau giữa ngân hàng đa dạng hóa và
ngân hàng không đa dạng hóa.
Nghiên cứu gần đây nhất của Anne Nyachomba Mwangi (2016) về ảnh hưởng
của chiến lược đa dạng hóa dịch vụ đối với hoạt động kinh doanh của NHTM ở
Kenya chỉ ra rằng chiến lược đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại nên được
chú trọng để mở rộng thị trường và phạm vi hoạt động của ngân hàng đảm bảo lợi
thế cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Mobile Banking và Internet Banking được sử
dụng chủ yếu trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Hơn nữa, bổ sung các tính


12

năng sản phẩm mới vào sản phẩm hiện có, xây dựng thương hiệu, đổi tên hầu hết

các sản phẩm hiện có và tái tung chúng ra thị trường là chìa khóa chiến lược tiếp thị
các NHTM ở Kenya sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của họ.
2.1.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan và mô hình nghiên cứu
2.1.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới xem xét ảnh hưởng của đa dạng hóa đến
lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng, tuy nhiên các kết quả chưa có sự thống nhất.
Smith & cộng sự (2003) cho rằng khi các Ngân hàng gia tăng nguồn thu nhập ngoài
lãi sẽ góp phần ổn định lợi nhuận ngân hàng. Carlson (2004); Baele & cộng sự
(2007); Chiorazzo & cộng sự (2008); Elsa & cộng sự (2010) cho rằng đa dạng hóa
nguồn thu nhập sẽ gia tăng lợi nhuận. Trong khi đó, cũng có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm bác bỏ lợi ích về mặt lợi nhuận khi các ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu
nhập như DeYung & Ronald (2001), Stiroh & Rumble (2006), …Ở Việt Nam hiện
nay, có rất ít các nghiên cứu về vấn đề này.
2.1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Ngô Thị Liên Hương (2011), một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả đa
dạng hoá dịch vụ của NHTM bao gồm:
- Các chỉ tiêu định lượng:
+ Lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập gia tăng hàng năm.
+ Số lượng dịch vụ và kênh phân phối gia tăng hàng năm.
+ Thị phần và số lượng khách hàng gia tăng hàng năm.
+ An toàn trong hoạt động của ngân hàng.
- Các chỉ tiêu định tính:
+ Tính toàn diện về dịch vụ kết hợp với các tiện ích gia tăng.
+ Khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Nhóm nghiên cứu Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) trong bài
nghiên cứu “Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của Ngân hàng thương
mại Việt Nam” kết luận rằng mức độ đa dạng hóa tác động cùng chiều với lợi nhuận


13


của các NHTM Việt Nam. Trong bài viết “Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác
động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam”, bằng kết quả phân tích định
lượng, nhóm nghiên cứu Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) đã đưa ra
kết luận rằng đa dạng hóa thu nhập giúp tăng khả năng sinh lời của các NHTMViệt
Nam.
2.1.4.3 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên mô hình của My Nguyen, Michael Skully và Shrimal Perera (2012)
trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng và đa dạng hóa doanh thu:
Dẫn chứng từ các nước ASEAN” được đăng trên tạp chí Journal of Asian
Economics, nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để đánh giá sự
các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa dịch vụ, có dạng như sau:

𝑆𝐷𝑖,𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖,𝑡 + 𝛽2 𝐶𝐴𝑃𝐼𝑇𝐴𝐿𝐼𝑍𝑖,𝑡 + 𝛽3 𝐸𝐹𝐹𝐼𝐶𝐸𝑁𝐶𝑌𝑖,𝑡 +
𝛽4 𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡 + 𝛽5 𝑁𝐼𝑀𝑖,𝑡 +∈𝑡
Biến độc lập (Xit):
Trong số các yếu tố tác động đến đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam, Đề
tài chỉ tập trung sử dụng các biến độc lập thuộc nhóm yếu tố chủ quan, có thể đo
lường được, gồm:
- Quy mô NH i trong năm t
- Mức độ vốn hóa của NH i trong năm t
- Hiệu quả hoạt động của NH i trong năm t
- Tỷ lệ Nợ xấu của NH i trong năm t
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH i trong năm t
Biến phụ thuộc (Yi):
Đa dạng hóa dịch vụ NH: Thu nhập từ dịch vụ của NH i năm t / (Tổng thu
nhập của NH i năm t – Tổng thu nhập của NH i năm t-1). Một trong các ý nghĩa
của đa dạng hóa dịch vụ của ngân hàng là phải góp phần gia tăng lợi nhuận hàng
năm cho ngân hàng trên cơ sở tận dụng tối đa mọi nguồn lực, tiết kiệm chi chí và
tăng hiệu quả nhờ quy mô.

Một trong những tiêu chí đánh giá một ngân hàng hiện đại của tạp chí Asian


14

week thì tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập phải gia tăng hàng năm. Hoạt
động đa dạng hoá dịch vụ của một ngân hàng được coi là thành công nếu sự đa
dạng hoá dịch vụ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận từ
dịch vụ ngoài lãi nhanh hơn tốc độ gia tăng tổng lợi nhuận hàng năm của ngân
hàng.
Tên

Đo lường

biến

Ký hiệu

(Thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng
Biến
phụ
thuộc

Đa dạng hóa dịch
vụ Ngân hàng

i năm t - Thu nhập từ dịch vụ của
ngân hàng i năm t-1) / (Tổng thu

SD


nhập của ngân hàng i năm t – Tổng
thu nhập của ngân hàng i năm t-1)

Quy



Ngân

hàng
Mức độ vốn hóa
của Ngân hàng
Biến
độc
lập

Hiệu

quả

động của

Logarit tự nhiên (ln) của tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

SIZE

CAPITALIZ


hoạt
Ngân Tổng chi phí/ Tổng thu nhập

EFFICENCY

hàng
Tỷ lệ nợ xấu

Nợ nhóm 3,4,5/ Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ thu nhập lãi Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản có
cận biên

sinh lời

NPL
NIM

2.2. Các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn
2008-2017 và sự cần thiết phải đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam
2.2.1. Đánh giá về bức tranh tổng thể của NHTM Việt Nam giai đoạn 20082017
2.2.1.1. Số lượng các Ngân hàng thương mại Việt Nam


×