Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐĂNG THẢO HUYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA
THU NHẬP ĐẾN LỢI NHUẬN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐĂNG THẢO HUYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA
THU NHẬP ĐẾN LỢI NHUẬN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Ngân hàng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚC CẢNH

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện luận văn thạc sĩ “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi
nhuận ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, tác giả đã nghiên cứu khoa học độc
lập, tìm hiểu vấn đề, nghiêm túc làm việc và trao đổi với giáo viên hướng dẫn là
Tiến sĩ Nguyễn Phúc Cảnh.
Tác giả xin cam đoan đây là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo;
các trích dẫn và số liệu trong luận văn này đều được dẫn nguồn và có độ chính xác
trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Thảo Huyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................1
1.1 Sự cần thiết .....................................................................................................................1
1.2 Giới thiệu đề tài ..............................................................................................................1
1.2.1 Lý do lựa chọn đề tài: ..............................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
1.3 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................2
1.3.1 Lý thuyết về đa dạng hóa, thu nhập và lợi nhuận ngân hàng .......................................2
1.3.2 Lược khảo các nghiên cứu trước..............................................................................4

1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5
1.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................................5
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................6
1.4.3 Ý nghĩa khoa học .....................................................................................................8
1.5 Kết cấu luận văn .............................................................................................................8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP VÀ
LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................................................9
2.1 Lý thuyết về thu nhập và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thương mại .........................9
2.1.1 Khái niệm thu nhập và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thương mại .....................9
2.1.1.1 Khái niệm thu nhập ngân hàng thương mại ..........................................................9

2.1.1.2 Khái niệm về đa dạng hóa thu nhập ngân hàng ...............................10
2.1.2 Vai trò thu nhập và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thương mại ......11
2.2

Lý thuyết về lợi nhuận ngân hàng .............................................................................12

2.2.1 Khái niệm về lợi nhuận ngân hàng thương mại .....................................................12
2.2.2

Vai trò của lợi nhuận tại ngân hàng thương mại ...............................................13

2.2.3

Một số chỉ tiêu đo lường lợi nhuận ngân hàng ..................................................14


2.3


Cơ sở lý thuyết tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng..........15

2.4

Tổng quan các nghiên cứu trước và phát triển giả thuyết nghiên cứu ......................18

2.4.1

Các kết quả nghiên cứu có liên quan.................................................................18

2.4.2

Giả thuyết nghiên cứu đề xuất...........................................................................22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................28
3.1

Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................28

3.2

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................................32

3.2.1

Dữ liệu...............................................................................................................32

3.2.2

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................32


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................36
4.1

Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu...........................................................................36

4.2

Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................................37

4.2.1

Ma trận tương quan đơn giữa các cặp biến .......................................................37

4.2.2

Hệ số phóng đại phương sai ..............................................................................38

4.3

Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM và REM........................................39

4.3.1

Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM............................39

4.3.2

Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình REM .......................................39


4.4

Kiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi ..............................................40

4.5

Kiểm định tự tương quan của sai số ..........................................................................41

4.6

Kết quả lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình ..................................................42

4.7

Kết quả hồi quy ước lượng và thảo luận kết quả .................................................42

Tóm tắt chương 4 ...............................................................................................................49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................................50
5.1

Kết luận về kết quả nghiên cứu .............................................................................50

5.2

Kiến nghị ...............................................................................................................51

5.3

Hạn chế của đề tài và gợi ý nghiên cứu tiếp theo..................................................52


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

NHTM

Ngân hàng thương mại

NH

Ngân hàng

ROAA

ROAE

GSO

Return on average assets – tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
bình quân
Return on average equity – tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
bình quân
General Statistics Office of Vietnam - Tổng cục thống kê Việt
Nam


NH

Ngân hàng

LC

Letter of credit – thư tín dụng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu ................... 25
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................. 35
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ........................................................... 37
Bảng 4.3: Hệ số phóng đại phương sai trong mô hình ................................ 37
Bảng 4.4: Kiểm định Breusch Pagan Lagrange multiplier.......................... 38
Bảng 4.5: Kiểm định Hausman .................................................................. 39
Bảng 4.6: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi .................................. 40
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình .................................... 40
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng của mô hình ROAA là biến phụ thuộc ........ 42
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng của mô hình ROAE là biến phụ thuộc ......... 44


TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng mẫu của 32 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam
(Gồm NHTM cổ phần và NHTM nhà nước) với phương pháp nghiên cứu định
lượng trong giai đoạn 2011 - 2018 để phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập
đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam. Tác giả dùng phương pháp ước lượng GMM
để đọc kết quả vì ưu điểm khắc phục tự tương quan, phương sai của sai số thay đổi
và hiện tượng nội sinh trong mô hình. Kết quả định lượng đo lường lợi nhuận bằng
biến ROAA hay ROAE cho thấy đa dạng hóa thu nhập ngân hàng tác động cùng

chiều đến lợi nhuận ngân hàng và có ý nghĩa thống kê. Dựa vào kết quả có thể
khẳng định khi ngân hàng thương mại gia tăng đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp ngân
hàng đạt được nhiều lợi nhuận hơn. Từ đó giúp cho nhà quản trị ngân hàng có thêm
cơ sở giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu nhập lãi và gia tăng nguồn thu nhập ngoài
lãi.
Từ khóa: Đa dạng hóa thu nhập, lợi nhuận ngân hàng, ngân hàng thương mại


ABSTRACT
Research using data of 32 Vietnamese commercial banks (including joint
stock commercial banks and state-owned commercial banks) in the period from
2011 to 2018 analyzes the impact of revenue diversification to profit of Vietnamese
commercial banks. The author uses the Generalized Method of Moments estimator GMM method to show the results because of the advantages of overcoming
autocorrelation, variance of change error and endogenous phenomenon in the
model. The results of quantitative measurement of profit by variable ROAA or
ROAE show that revenue diversification has a positive impact on profits’ bank and
is statistically significant. Based on the positive results, when commercial banks
increase revenue diversification, they will help banks achieve more profit. Since
then, it helps bank managers have more basis to reduce dependence on interest
income and increase non-interest income.
Keywords: Revenue diversification, profit bank, bank


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Sự cần thiết
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 và việc phát triển mạnh mẽ của các công ty Fintech, các ngân hàng
thương mại Việt Nam đang không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng

hóa sản phẩm để có thể theo kịp và vượt các đối thủ là các ngân hàng 100% vốn
nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các công ty Fintech. Đó là
những đối thủ cạnh tranh có lợi thế công nghệ, từ đó cung cấp dịch vụ tài chính
thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn. Rõ ràng những việc này
đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với dịch vụ tài chính truyền thống.
Hơn nữa, việc đa dạng hóa thu nhập còn có thể đặt các ngân hàng vào trạng thái rủi
ro và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nên tác giả chọn đề tài
nghiên cứu là: “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận Ngân hàng
thương mại Việt Nam”.
1.2 Giới thiệu đề tài
1.2.1 Lý do lựa chọn đề tài:
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã gây tác động mạnh mẽ đến nền kinh
tế Việt Nam nói riêng làm tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm từ mức 8,48% năm
2007 (GSO, 2007) xuống còn 6,23% năm 2008 (GSO, 2008), và chỉ còn 5,32%
năm 2009 (GSO, 2009) do nhiều doanh nghiệp đình trệ sản xuất, bị từ chối hợp
đồng, kinh doanh sản phẩm khó khăn làm hàng tồn kho ngày càng nhiều, hoạt động
xuất nhập khẩu giảm mạnh cùng với chi phí lãi vay cao từ năm 2007 là 14%/ năm
đến năm 2010 đã tăng thành 20%, 24%/năm, nhiều doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán gây nên nợ xấu tăng nhanh. Theo số liệu thống kê trong giai đoạn từ
năm 2008 đến 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ
tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các tổ chức
tín dụng của Việt Nam tăng mạnh tới 23,73% so với năm 2012 nên ngân hàng Nhà
nước yêu cầu các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng nợ xấu. Điều này làm cho
lợi nhuận của các ngân hàng bị sụt giảm đáng kể, nên ngân hàng tìm cách để tăng


2

lợi nhuận và giảm sự phụ thuộc vào thu nhập từ tín dụng.
Ngoài ra, theo DeYoung & Roland (2001) các NHTM trên thế giới có xu

hướng đa dạng hoá hoạt động do nguyên nhân từ áp lực cạnh tranh hoặc bị hấp dẫn
bởi lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính. Việt Nam cũng theo xu hướng đó
do áp lực cạnh tranh gia tăng. Năm 2006, có sự bùng nổ về số lượng các NHTM
Việt Nam. Bên cạnh đó, kể từ sau năm 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) số lượng chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện
diện ở Việt Nam đã tăng 51,4% tính đến năm 2016 nên tính cạnh tranh giữa các
ngân hàng tăng cao. Cùng với xu hướng phát triển chung của các NHTM trên thế
giới, việc đa dạng hóa thu nhập, giảm tỷ lệ thu nhập từ tín dụng là vấn đề các ngân
hàng thương mại trong nước đang cần giải quyết để gia tăng lợi nhuận và nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung là xét sự ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập
đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến
2018.
Từ đó bài nghiên cứu có mục tiêu cụ thể là:
Kiểm định tác động của yếu tố đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của ngân
hàng thương mại qua chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này có 1 câu hỏi cần phải trả lời:
Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt
Nam như thế nào?
1.3 Cơ sở lý thuyết
1.3.1 Lý thuyết về đa dạng hóa, thu nhập và lợi nhuận ngân hàng
Đa dạng hóa là chiến lược phổ biến trong quản trị đầu tư, nó giúp giảm thiểu
rủi ro phi hệ thống. Đa dạng hóa trong NH có thể phân thành 3 loại: đa dạng hóa
các sản phẩm tài chính, dịch vụ, đa dạng hóa về địa lý, và đa dạng hóa kết hợp, theo
Mercieca và cộng sự (2006)


3




Đo lường đa dạng hóa thu nhập thông qua chỉ số Herfindahl

Hirschman Indices (HHI) theo Sissy và cộng sự (2016):
𝐻𝐻𝐼𝑟𝑒𝑣 = (

NON
NETOP

)2 + (

NET

)2

NETOP

Với NETOP = NON + NET
NET: Thu nhập lãi thuần trên báo cáo tài chính ngân hàng.
NON: Thu nhập thuần ngoài lãi bao gồm lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, hoạt
động kinh doanh ngoại hối, mua bán kinh doanh chứng khoán và các hoạt động
khác.
NETOP: Tổng thu nhập của ngân hàng.


Do đặc điểm của nguồn thu nhập có thể âm, nên theo Chiorazzo và

cộng sự (2008) sử dụng chỉ số DIV để đo lường biến đa dạng hóa thu nhập:

NON 2
NET 2
) +(
) )
DIV = 1 − ((
NETOP
NETOP
Lợi nhuận NH theo thông tư 49/2014/TT-NHNN, lợi nhuận của ngân hàng
thương mại tại Việt Nam được tính như sau:
Lợi nhuận ròng = (Thu nhập lãi thuần + lãi, lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ +
lãi, lỗ thuần từ hoạt động từ kinh doanh ngoại hối + lãi, lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán kinh doanh + lãi, lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + lãi, lỗ thuần từ
hoạt động khác + thu nhập từ góp vốn mua cổ phần) – tổng chi phí hoạt động – chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do các ngân hàng có quy mô khác nhau, nên ta thường dùng các chỉ số
tương đối đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng. Điển hình là tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản – ROAA và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROAE. Trong đó,
ROAE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn bình quân của cổ đông
thường.
𝑅𝑂𝐴𝐸 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑥 100%
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

ROAA đo lường mức sinh lời trên mỗi đồng tài sản bình quân của ngân hàng


4


𝑅𝑂𝐴𝐴 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝑥 100%

1.3.2 Lược khảo các nghiên cứu trước
Sau khi tham khảo các bài nghiên cứu trước, ta thấy vấn đề đa dạng hóa tác
động thế nào đến lợi nhuận của ngân hàng còn chưa thống nhất với nhau, liệu rằng
đa dạng hóa có làm lợi nhuận của ngân hàng tăng ổn định và lâu dài hay không.
Nhiều nghiên cứu ngân hàng phát triển đa dạng hóa nguồn thu nhập thì lợi nhuận
ngân hàng cũng tăng. Sissy và cộng sự (2016) nghiên cứu tại 320 ngân hàng ở Châu
Phi giai đoạn 2002 đến 2013 cho thấy xu hướng mở rộng đa quốc gia là đa dạng hóa
thu nhập của ngân hàng. Các ngân hàng có lợi ích khi đa dạng hóa thu nhập, cụ thể
đa dạng hóa làm tăng lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro nhưng không có ý nghĩa thống
kê đối với rủi ro phá sản đo lường bởi Z_Score. Chiorazzo & cộng sự (2008) nghiên
cứu các ngân hàng Ý trong giai đoạn 1993 đến 2003 chỉ ra mối quan hệ đồng biến
giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Bài nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng nhỏ mà có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thấp sẽ đạt
được hiệu quả tài chính cao khi thực hiện đa dạng hóa thu nhập. Sanya và cộng sự
(2011) nghiên cứu 226 ngân hàng niêm yết thuộc 11 quốc gia nền kinh tế mới nổi từ
năm 2000 – 2007 để xem xét tác động từ đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi
ro và kết quả cho thấy đa dạng hóa thu nhập làm giảm rủi ro vỡ nợ và làm gia tăng
lợi nhuận ngân hàng. Riêng ở Việt Nam có các nghiên cứu của Minh và cộng sự
(2015) sử dụng phương pháp ước lượng SGMM cho dữ liệu gồm 22 NHTM Việt
Nam giai đoạn 2007-2013. Nghiên cứu xem xét tác động của đa dạng hóa thu nhập
và các yếu tố khác tác động đến khả năng sinh lời NHTM. Kết quả nghiên cứu cho
thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập có tương quan thuận với khả năng sinh lời của
NHTM. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn cho thấy kết quả các chỉ tiêu như tỷ lệ dư

nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát đều có tương quan
thuận với khả năng sinh lời của các NHTM, ở chiều tương quan nghịch là các chỉ
tiêu tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên
thu nhập. Và nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng
tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.


5

Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm không thừa nhận lợi ích về
mặt lợi nhuận khi các ngân hàng đa dạng hoá nguồn thu nhập. Theo Vinh và cộng
sự (2015) nghiên cứu 37 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 các ngân hàng
càng đa dạng hóa thì tỷ lệ lợi nhuận càng cao, nhưng nếu xem xét đến yếu tố rủi ro
thì việc đa dạng hoá các hoạt động tạo lợi nhuận điều chỉnh cho rủi ro thấp hơn và
rủi ro cao hơn các ngân hàng chủ yếu thực hiện các hoạt động trung gian truyền
thống. Ở Châu Âu, Maudos (2016) nghiên cứu các ngân hàng Châu Âu giai đoạn
2002 đến 2012 chỉ ra rằng ngân hàng càng đa dạng hóa thì lợi nhuận càng thấp, kết
quả có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn khủng hoảng. Đối với rủi ro, ngân hàng
càng đa dạng hóa thì rủi ro càng cao, đặc biệt tác động này là mạnh hơn trong giai
đoạn mở rộng và suy giảm trong giai đoạn khủng hoảng. Còn Williams (2016)
nghiên cứu 26 ngân hàng tại Australia giai đoạn từ quý 2/2002 đến quý 4/2014 cho
thấy các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao sẽ làm bất ổn định thu nhập của
ngân hàng hay là rủi ro cao hơn.
Đây là vài nghiên cứu chính của một số tác giả ở các quốc gia khác nhau trên
thế giới cũng như Việt Nam được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu này. Có hai ý
kiến chính: một là đa dạng hóa thu nhập tăng sẽ làm gia tăng lợi nhuận của NHTM,
hai là theo chiều hướng ngược lại, đa dạng hóa thu nhập không mang lại lợi ích cho
NHTM. Vì vậy, nghiên cứu này góp phần bổ sung bằng chứng thực nghiệm tại
NHTM Việt Nam cho các nghiên cứu trước đây.
1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ các bản báo cáo tài chính hợp
nhất hàng năm của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ
năm 2011 - 2018. Dữ liệu được lấy trên trang web cổng thông tin trực tuyến về tài
chính và chứng khoán cũng như trang web chính thức
của chính các ngân hàng, và dữ liệu từ Thomson reuter qua trung tâm cơ sở dữ liệu
của trường UEH. Các biến kiểm soát vĩ mô GDP và INF được lấy trên dữ liệu từ


6

World Bank. Các báo cáo tài chính hợp nhất là cơ sở để xem xét hoạt động của các
ngân hàng hiện đại. Lý do chính là ngày nay phần lớn các ngân hàng đều phát triển
theo hướng tập đoàn đa ngành nghề, đa lĩnh vực nên các báo cáo tài chính riêng
không thể phản ánh được tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh thực sự
của các ngân hàng này mà chỉ có báo cáo tài chính hợp nhất mới đáp ứng được các
mục tiêu trên.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dùng dữ liệu thu thập được để phân tích hồi quy cho dữ liệu
bảng chạy mô hình bằng phần mềm Stata để xét xem nếu gia tăng đa dạng hóa thu
nhập có làm tăng lợi nhuận của NHTM tại Việt Nam không. Gồm các bước:


Thống kê mô tả các biến: xác định biến phụ thuộc, biến độc lập, biến

kiểm soát và mô hình nghiên cứu.


Phân tích ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình.




Kiểm tra hiện tượng: đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi.



Phân tích hồi quy bằng phương pháp ước lượng thông thường trong dữ

liệu bảng: phương pháp ước lượng OLS, phương pháp ước lượng cố định Fix
effects, ước lượng ngẫu nhiên Random effects. Sau đó sử dụng kiểm định Hausman
lựa chọn mô hình tối ưu.


Khi mô hình có khiếm khuyết, ta dùng đến phương pháp ước lượng

FGLS và GMM để khắc phục những khiếm khuyết.
- Cụ thể hơn cho bước thống kê mô tả các biến:

Ta sử dụng mô hình nghiên cứu tương tự như của Sanya & Wolfe (2011),
Sissy & cộng sự (2016) như sau:
𝑃𝑟𝑜𝑓𝑖𝑡𝑖𝑡 =∝0 +∝1 ∗ 𝑃𝑟𝑜𝑓𝑖𝑡𝑖𝑡−1 + ∝2 ∗ 𝐷𝐼𝑉𝑖𝑡 +∝3 ∗ 𝐿𝐴𝑖𝑡 +∝4 ∗ 𝑇𝐴𝑖𝑡 +∝5 ∗ 𝐷𝐴𝑖𝑡
+ ∝6 ∗ 𝐸𝑓𝑓𝑖𝑡 +∝7 ∗ 𝐴𝑆𝐺𝑅𝑖𝑡 +∝8 ∗ 𝐿𝐺𝑅𝑖𝑡 +∝9 ∗ 𝐺𝐷𝑃𝑡 +∝10 ∗ 𝐼𝑁𝐹𝑡
+ 𝜀𝑖𝑡
Trong đó:
Profitit: Là chỉ số đo lường lợi nhuận của ngân hàng và được đo lường bởi hai
chỉ số ROAA và ROAE tại thời điểm cuối năm t của ngân hàng i. ROAA là tỉ suất


7


lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của ngân hàng, đại diện cho khả năng sinh lời
hay hiệu quả tạo ra thu nhập của tài sản ngân hàng. ROAA được xác định bằng tổng
lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản trung bình hai năm liền kề của ngân hàng ở
thời điểm cuối năm tài chính (Chiorazzo & cộng sự, 2008; Vinh & cộng sự, 2015).
ROAE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân, được tính bằng lợi nhuận
sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu trung bình hai năm liền kề của ngân hàng ở thời
điểm cuối năm tài chính (Chiorazzo & cộng sự, 2008; Vinh & cộng sự, 2015).
Biến đa dạng hóa thu nhập DIV được tính bằng công thức theo Chiorazzo &
cộng sự (2008):

NON 2
NET 2
) +(
) )
DIV = 1 − ((
NETOP
NETOP
Có 06 biến kiểm soát, cụ thể như:
LA là tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (%)
TA là quy mô ngân hàng, được tính bằng logarit tự nhiên tổng tài sản.
DA là tỷ lệ huy động vốn được tính bằng tổng tiền huy động khách hàng trên
tổng tài sản.
Eff là tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (%)
ASGR là tốc độ tăng trưởng tài sản, được tính bằng
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 𝑡−𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 (𝑡−1)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 (𝑡−1)

LGR là tốc độ tăng trưởng cho vay, được tính bằng
𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛ă𝑚 𝑡 − 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛ă𝑚 (𝑡 − 1)
𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛ă𝑚 (𝑡 − 1)

Bên cạnh đó có 02 biến vĩ mô gồm:
GDP
bằng



tỷ

lệ

𝐺𝐷𝑃 𝑛ă𝑚 𝑡−𝐺𝐷𝑃 𝑛ă𝑚 (𝑡−1)
𝐺𝐷𝑃 𝑛ă𝑚 (𝑡−1)

tăng

trưởng

GDP

hàng

năm,

được

tính


8


INF là tốc độ lạm phát hàng năm, được tính bằng

𝐶𝑃𝐼 𝑛ă𝑚 𝑡−𝐶𝑃𝐼 𝑛ă𝑚 (𝑡−1)
𝐶𝑃𝐼 𝑛ă𝑚 (𝑡−1)

1.4.3 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu góp phần tổng hợp các lý thuyết về tác động của đa dạng hóa thu
nhập đến lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời từ đó ta rút ra xu hướng đa dạng hóa
thu nhập và tăng tỉ trọng thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến 2018. Từ đó nghiên cứu nhằm bổ sung thêm
bằng chứng thực nghiệm cho vấn đề tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi
nhuận của các NHTM Việt Nam.
Hạn chế của bài nghiên cứu này là dữ liệu chưa bao gồm các ngân hàng liên
doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có mặt tại Việt Nam, nên không nhận ra
được sự khác biệt của cơ cấu thu nhập, về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến
lợi nhuận của các ngân hàng đó.
1.5 Kết cấu luận văn
Chương 1 – Giới thiệu đề tài
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu – thảo luận
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị


9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP
VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Mục đích chương này nhằm giới thiệu khung lý thuyết cho tác động của đa
dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại, gồm các nội dung: đề cập

những khái niệm về thu nhập, đa dạng hóa thu nhập và vai trò của biến đa dạng hóa
thu nhập; khái niệm vai trò và cách đo lường của lợi nhuận tại ngân hàng thương
mại, khung lý thuyết về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng
thương mại; xây dựng phát triển giả thuyết nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa
thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam.
2.1 Lý thuyết về thu nhập và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thương
mại
2.1.1 Khái niệm thu nhập và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thương mại
2.1.1.1 Khái niệm thu nhập ngân hàng thương mại
Từ hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM ta có thể chia thu nhập của ngân
hàng thành hai phần thu nhập chính là: thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi
thuần. Khái niệm thu nhập lãi (được viết tắt là NET) được sử dụng trong bài là thu
nhập lãi thuần, nghĩa là bằng thu nhập lãi trừ chi phí lãi. Tương tự thu nhập ngoài
lãi thuần được sử dụng trong bài gọi tắt là thu nhập ngoài lãi, nghĩa là bằng thu
nhập ngoài lãi trừ chi phí ngoài lãi.
Trong đó, thu nhập lãi là tổng của thu nhập lãi từ cho vay khách hàng, thu
nhập lãi tiền gửi, thu nhập lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ, thu nhập lãi
cho thuê tài chính, thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu nhập lãi từ nghiệp vụ mua bán
nợ và thu khác từ hoạt động tín dụng. Chi phí lãi là tổng của chi phí lãi tiền gửi, chi
phí lãi tiền vay, chi phí lãi phát hành giấy tờ có giá, và chi phí khác cho hoạt động
tín dụng.
Thu nhập ngoài lãi thuần từ hoạt động đầu tư, gọi tắt là thu nhập từ hoạt động
đầu tư là tổng các khoản: lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi/(lỗ)
thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần.
Thu nhập ngoài lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, gọi tắt là thu nhập từ hoạt


10

động dịch vụ là lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động cung cấp dịch vụ, hoa hồng từ các dịch

vụ nhận ủy thác, mở LC, bảo lãnh tín dụng, lệ phí cấp tín dụng...
Thu nhập ngoài lãi thuần khác: bao gồm tổng lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối và lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác.
2.1.1.2 Khái niệm về đa dạng hóa thu nhập ngân hàng
Khái niệm đa dạng hóa
Đa dạng hóa là một cách để quản lý rủi ro và được thực hiện bằng sự kết hợp
nhiều loại công cụ tài chính trong danh mục đầu tư. Mục tiêu của đa dạng hóa là để
giảm thiểu tác động của một kênh đầu tư rủi ro nào đó đối với lợi nhuận chung của
toàn bộ danh mục đầu tư. Như vậy, đa dạng hóa làm giảm rủi ro liên quan đến danh
mục đầu tư.
Lý thuyết của Harry Markowitz về đa dạng hóa những danh mục đầu tư hiện
đại được phát minh vào năm 1952 với ý tưởng rằng các khoản đầu tư vào một danh
mục đầu tư nên được lựa chọn dựa trên sự tương quan của chúng với các tài sản
khác. Đến năm 1991 lý thuyết về đa dạng hóa danh mục đầu tư hậu hiện đại được
phát triển để hoàn thiện hơn một số khiếm khuyết của mô hình Markowitz. Nghĩa là
chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư được đề ra nhằm giảm rủi ro. Đa dạng hóa
các danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro ở đây có nghĩa là cùng đầu tư vào
nhiều mảng đầu tư khác nhau mà các kênh đầu tư này không tăng, giảm cùng chiều
với nhau, nhờ vậy biến động giảm lợi nhuận của kênh đầu tư này có thể được bù
đắp bằng việc tăng lợi nhuận của kênh đầu tư khác.
Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng
Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là việc tỉ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng
thu nhập của ngân hàng có sự tăng thêm. Ngược lại, nếu ngân hàng có tỷ lệ thu
nhập từ tín dụng cao, thì ta gọi đó là chiến lược tập trung.
Theo phân loại của Mercieca và cộng sự (2007), đa dạng hóa trong ngân hàng
có ba xu hướng: đa dạng các sản phẩm tài chính và dịch vụ, đa dạng về địa lý, sự
kết hợp đa dạng hóa về địa lý và kinh doanh. Đa dạng hóa thu nhập trong ngân


11


hàng dẫn đến gia tăng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập thuần của ngân hàng.
Trong bài nghiên cứu đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là đa dạng hóa sản phẩm tài
chính và dịch vụ nhằm gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi.
Nếu tỉ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng có sự tăng
thêm về thì ta gọi đó là đa dạng hóa thu nhập. Nếu ngân hàng có tỷ lệ thu nhập từ
tín dụng cao, thì ta gọi đó là chiến lược tập trung. Trái lại, tổng thu nhập được đóng
góp từ nguồn thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi gọi là chiến lược đa dạng hóa thu
nhập, xu hướng đa dạng hóa này đã xuất hiện trên thế giới từ cuối thế kỷ XX. Theo
Rose & Hudgins (2008) hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là hoạt động
chuyển từ mảng kinh doanh truyền thống từ hoạt động tín dụng sang mảng kinh
doanh phi truyền thống như phí dịch vụ, hoa hồng, hoạt động kinh doanh khác.
Đa dạng hóa thu nhập là sự tăng thêm nguồn thu nhậptngoài lãi, như vậy thì
ngân hàng cần phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng như:
Cung cấp nhiều dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ thẻ, thanh
toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, môi giới đầu tưgchứng khoán, hoa hồng đại
lý, và kết hợp với bảo hiểm Bancassurance, ngân hàng điện tử … Các loại hình sản
phẩm này phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng và các dịch vụ phi tín dụng cần có tính
tiện ích cao, giao dịch nhanh chóng, chính xác và liên kết chặt chẽ với nhau và còn
nên được phát triển một cách đồng bộ.
Chất lượng của các dịch vụ phi tín dụng thường dựa vào cơ sở hạ tầng công
nghệ hiện đại kết hợp với trình độ chất lượng của con người cán bộ nhân viên ngân
hàng. Trong quá trình hội nhập quốc tế, khiingân hàng đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ sẽ thu hút và mở rộng khả năng tiếp cận đến nhiều phân khúc khách hàng,
đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của chính ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nhờ
vào các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng phong phú này giúp các khách hàng tiết
kiệm được thời gian, chi phí, linh hoạt được các giao dịch thương mại chuyển tiền.
2.1.2 Vai trò thu nhập và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thương mại
Các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện xu hướng đa dạng hóa thu nhập từ
cuối thế kỷ XX. Do hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên việc đa dạng hóa



12

thu nhập giúp ngân hàng giảm rủi ro và duy trì ổn định lợi nhuận trong môi trường
kinh doanh khó khăn. Gia tăng đa dạng hóa thu nhập có vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển và hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại.
Khi đa dạng hóa thu nhập, ngân hàng có thêm sản phẩm dịch vụ thu hút và mở
rộng nhiều khách hàng từ đó tăng thu nhập ngoài lãi. Hoạt động kinh doanh của
ngân hàng sẽ thuận lợi hơn khi có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Đồng thời sản phẩm dịch vụ hiện đại, công nghệ đòi hỏi ngân hàng thiết lập mối
quan hệ hợp tác với tổ chức trong và ngoài nước. Khi sản phẩm dịch vụ làm thỏa
mãn nhu cầu khách hàng từ đó ngân hàng có thể gia tăng uy tín, thương hiệu và vị
thế của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đa dạng hóa thu nhập có vai trò phân tán rủi ro nhằm hạn chế tổn thất lợi
nhuận cho ngân hàng. Do hoạt động tín dụng rất nhạy cảm với lãi suất và biến động
vĩ mô nền kinh tế. Trong khi hoạt động phi tín dụng có ít rủi ro hơn hoạt động tín
dụng và mang lại thu nhập ổn định cho ngân hàng.
Đa dạng hóa thu nhập giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận.
Khi ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững sẽ tác động tổng thể đến các lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.
2.2

Lý thuyết về lợi nhuận ngân hàng
2.2.1 Khái niệm về lợi nhuận ngân hàng thương mại
Lợi nhuận ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch được xác định bằng

hiệu số của tổng các khoản thu nhập trừ đi các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ.
Mức lợi nhuận tuyệt đối gồm:
- Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp còn được gọi là lợi nhuận thuần

hay lợi nhuận ròng.
Lợi nhuận tuyệt đối cho biết số tiền lợi nhuận ngân hàng đạt được, nhưng khi
so sánh lợi nhuận nhiều ngân hàng với nhau thì lợi nhuận tuyệt đối không phản ánh
được sự khác biệt quy mô giữa các ngân hàng. Vì mục tiêu nghiên cứu không chú ý
đến độ lớn giá trị lợi nhuận ngân hàng nên ít sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối để


13

đo lường lợi nhuận. Khi xem xét tác động các yếu tố đến lợi nhuận sẽ rất khó khăn
trong việc đưa ra kết luận dự báo và giải thích kết quả khi các biến khác biệt nhau
về đơn vị tính nên trong nghiên cứu và học thuật thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận
tương đối như tỉ suất sinh lời hay tỉ suất lợi nhuận để đo lường tương đối lợi nhuận.
Để đo lường lợi nhuận của ngân hàng thì tỉ số ROAA, ROAE thường được sử
dụng trong bài nghiên nghiên cứu học thuật cũng như nghiên cứu ứng dụng. Theo
quan điểm của chủ đề nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng thì các tác giả Chiorazzo và cộng sự (2008) hoặc Vinh và
cộng sự (2015) đều sử dụng chỉ số ROAA, ROAE để đo lường khả năng tạo ra lợi
nhuận của ngân hàng. Về ý nghĩa lý thuyết và ứng dụng thì ROAA phản ánh hiệu
quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận hay thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân
hàng, chỉ số ROAE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Mỗi cổ đông đầu tư
vào ngân hàng kỳ vọng nhận được tỉ số ROAE cao thể hiện hiệu quả khoản đầu tư.
Cụ thể lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam được nêu rõ trong thông tư
49/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của chế độ báo cáo tài
chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 16/2007/QĐNHNN ngày 18/4/2001. Từ thông tư đã nêu rõ cách tính lợi nhuận của ngân hàng
thương mại tại Việt Nam như sau:
Lợi nhuận thuần (lợi nhuận ròng)
= [Thu nhập lãi thuần + lãi, lỗ từ hoạt động dịch vụ + lãi, lỗ thuần từ

hoạt động kinh doanh ngoại hối + lãi, lỗ thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh + lãi, lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + lãi lỗ thuần từ
hoạt động khác + thu nhập từ góp vốn mua cổ phần] - chi phí dự phòng rủi
ro tín dụng - chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.2 Vai trò của lợi nhuận tại ngân hàng thương mại
Bản chất ngân hàng thương mại là ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận, cho nên mọi
hoạt động ngân hàng thương mại đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận vừa
là mục tiêu để có thể duy trì sự tồn tại của ngân hàng vừa là nền tảng để ngân hàng
phát triển kinh doanh. Lợi nhuận có ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và năng lực tài


14

chính của chính ngân hàng thương mại. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương
mại được thể hiện lợi nhuận kiếm được và duy trì lợi nhuận. Khi hoạt động hiệu quả
có lợi nhuận, ngân hàng giảm thiểu rủi ro kinh doanh của ngân hàng như: bù đắp
tổn thất do rủi ro tín dụng, đảm bảo khả năng thanh toán, ổn định hoạt động ngân
hàng và gia tăng uy tín trong môi trường kinh doanh trong và ngoài nước.
Lợi nhuận là cơ sở quan trọng để ngân hàng mở rộng hoạt kinh doanh thông
qua gia tăng vốn chủ sở hữu, tăng tài sản và đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu
trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Ngoài ra lợi nhuận còn là nguồn phúc
lợi nhằm thúc đẩy hiệu quả làm việc của ban quản trị, giám đốc, cán bộ quản lý và
toàn thể nhân viên.
Ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp trong nền kinh tế nên một phần
lợi nhuận của ngân hàng sẽ là nguồn thu thuế cho mục tiêu phát triển của chính phủ.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại là trung gian luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Sự
tồn tại ngân hàng thương mại sẽ cung ứng vốn cho nền kinh tế phát triển, hỗ trợ
hoạt động thanh toán thương mại thuận lợi, hoạt động đầu tư vốn trong và ngoài
nước.
Lợi nhuận là nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động và và mở rộng kinh

doanh của ngân hàng thương mại. Lợi nhuận sẽ giúp ngân hàng mở rộng đầu tư vào
cơ sở vật chất và nhân lực để hoàn thiện các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng.
Khách hàng của ngân hàng sẽ được thụ hưởng sản phẩm, dịch vụ: tiện ích, nhanh
chóng, chính xác, thuận tiện và tin cậy. Lợi nhuận của ngân hàng còn có vai trò như
khoản dự phòng, phần bù cho những tổn thất của người gửi tiền khi rủi ro phát sinh.
Ngân hàng hoạt động có lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động làm gia tăng sự tin
tưởng của khách hàng gửi tiền.
Lợi nhuận có vai trò gia tăng uy tín ngân hàng và nâng cao năng lực tài chính
trong hoạt động tín dụng. Một ngân hàng hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận cao sẽ là
đối tác tin cậy và đủ năng lực trong hoạt động tài trợ vốn cho chủ thể đi vay.
2.2.3 Một số chỉ tiêu đo lường lợi nhuận ngân hàng
Các chỉ số đánh giá lợi nhuận thường được sử dụng trong lý thuyết và học


15

thuật nghiên cứu là chỉ số ROAA, ROAE. Các chỉ số này được nhà nghiên cứu
quan tâm sử dụng vì dễ dàng khi so sánh tương đối giữa các chủ thể nghiên cứu.
Đồng thời chỉ số ROAA và ROAE cũng đo lường được hiệu quả hoạt động hay đo
lường được lợi nhuận.
Dựa trên các nghiên cứu của Chiorazzo và cộng sự (2008), Seok (2012), Dr
Aremu và cộng sự (2013), Lee và cộng sự (2014), Vinh và cộng sự (2015). Tác giả
đều sử dụng tỉ số ROAA, ROAE để do lường lợi nhuận ngân hàng vì hai biến này
dễ tính toán, thu thập được số liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và đại diện khả
năng sinh lời của ngân hàng.
ROAE =

Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân


Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường mức sinh lời trên mỗi đồng tài sản
bình quân của ngân hàng.
ROAA =

Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận tốt thể hiện qua các chỉ tiêu sinh lời càng cao là cơ sở để ngân hàng
tái đầu tư gia tăng quy mô và năng lực tài chính. Nếu chỉ số ROAA lớn hơn 1%
hoặc chỉ số ROAE trong khoảng 12% đến 15% thì được đánh giá là khả năng sinh
lời tốt theo chuẩn mực của Moody’s.
2.3

Cơ sở lý thuyết tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận

ngân hàng
Lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư của Markowitz và Jame cho rằng rủi
ro cá thể sẽ được giảm khi thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi đó, đa
dạng hóa danh mục một phần có thể mang lại lợi nhuận gia tăng nhưng mức độ đa
dạng hóa có thể làm giảm rủi ro hay không thì còn tùy thuộc vào tương quan giữa
khoản đầu tư này và khoản đầu tư khác trong danh mục. Ứng dụng lý thuyết đa
dạng hóa danh mục đầu tư cho thấy đa dạng hóa thu nhập sẽ mang lại hiệu quả gia
tăng lợi nhuận và khả năng giảm bớt rủi ro cho chính ngân hàng khi các nguồn thu
nhập là độc lập và không có tương quan thuận khi rủi ro xảy ra và ngược lại.
Xét về mặt học thuật, câu hỏi đang được khá quan tâm nhưng vẫn chưa có


16


được câu trả lời một cách thống nhất đó là liệu đa dạng hóa thu nhập có thật sự làm
tăng lợi nhuận ngân hàng một cách ổn định hay không? Hiện có nhiều nghiên cứu
chỉ ra các bằng chứng về hiệu quả tích cực khi các ngân hàng thực hiện chiến lược
đa dạng hóa thu nhập, có thể kể đến như:
Theo Saunders & Walter (1994), các ngân hàng có thể tận dụng được thông
tin thu thập được trong quá trình cho vay để sử dụng và tài trợ cho cả các dịch vụ
tài chính khác, bao gồm cả bảo lãnh phát hành chứng khoán. Tương tự vậy, bằng
cách cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán hay bảo hiểm, các ngân
hàng có thể có nhiều thông tin hơn, giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin với khách
hàng và qua đó lại thúc đẩy hiệu quả hoạt động cho vay. Do đó, các ngân hàng với
đa dạng hoạt động có thể hỗ trợ và gia tăng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Smith và
cộng sự (2003) tìm được bằng chứng về tính ổn định của nguồn thu nhập ngoài lãi,
từ đó góp phần tác động làm ổn định lợi nhuận ngân hàng. Cùng thống nhất cho
quan điểm của đa dạng hóa thu nhập mang lại lợi ích cho lợi nhuận ngân hàng còn
có nghiên cứu của Chiorazzo và cộng sự (2008). Nhóm tác giả lý giải rằng các ngân
hàng có quy mô nhỏ sẽ có ưu thế hơn khi đa dạng hóa thu nhập. Do phần thu nhập
ngoài lãi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nên việc gia tăng thu nhập ngoài
lãi làm tăng hiệu quả tài chính.
Như vậy, đa dạng hóa thu nhập sẽ làm tăng cơ hội tạo ra thu nhập cao hơn, từ
đó có lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, đa dạng hóa thu nhập làm giảm sự phụ thuộc
của ngân hàng vào nguồn thu nhập từ các hoạt động cho vay truyền thống và huy
động vốn. Điều này sẽ làm nguồn thu nhập của ngân hàng không biến động nhiều
ngay cả khi hoạt động cấp tín dụng gặp khó khăn.
Việc mở rộng kinh doanh sang mảng dịch vụ, đầu tư phi truyền thống giúp
ngân hàng mở rộng thị trường tăng khả năng tiếp xúc và phục vụ khách hàng đa
dạng hơn. Baele và cộng sự (2007) đã công bố nghiên cứu khi mở rộng hoạt động ở
mảng dịch vụ kinh doanh, phí, đầu tư, hoa hồng ,... ngân hàng tiết kiệm được nguồn
chi phí từ nhân lực công nghệ. Đồng thời ngân hàng còn có khả năng bán chéo
những sản phẩm hiện có với khách hàng hiện hữu. Nhờ vào mối quan hệ với khách



×