Tải bản đầy đủ (.ppt) (56 trang)

BÀI GIẢNG AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH LAO ĐỘNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.57 KB, 56 trang )

HỆ THỐNG VĂN
BẢN PHÁP LuẬT
ATLĐ- VSLĐ

1


HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
I- KHÁI NIỆM CHUNG
II- PHÂN LOẠI VĂN BẢN PHÁP LUẬT


Khái niệm chung
Pháp luật về an toàn lao động và vệ
sinh lao động bao gồm hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành theo
đúng thủ tục, trình tự luật định, trong đó
quy định các quy tắc xử sự chung nhằm
điều chỉnh các quan hệ, các hành vi
trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh
lao động và được Nhà nước bảo đảm
thực hiện.


Pháp luật an toàn lao động và vệ
sinh lao động (ATLĐ, VSLĐ) mang
đầy đủ thuộc tính của văn bản quy
phạm pháp luật chung:
a) Các hình thức văn bản QPPL được
quy định tại Luật ban hành văn bản quy


phạm pháp luật.
b) Việc ban hành theo đúng trình tự, thủ
tục quy định đối với từng hình thức văn
bản tại Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.


c) Quy định các qui tắc xử sự chung, được áp
dụng nhiều lần, đối với mọi đối tượng hoặc
một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong
phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương.
d) Là văn bản được Nhà nước bảo đảm thực
hiện bằng biện pháp như tuyên truyền, giáo
dục, thuyết phục và các biện pháp về tổ
chức, hành chính, kinh tế.
* Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước
có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt
buộc thi hành và quy định chế tài đối với
người vi phạm (chế tài hình sự, chế tài hành
chính, chế tài dân sự.v.v...).


Phân loại văn bản pháp luật
về ATLĐ, VSLĐ
A. Căn cứ theo thẩm quyền ban hành:
+ Bộ luật Lao động (Chương IX- An toàn vệ sinh
lao động) – Quốc hội;
+ Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của
Bộ luật Lao động về ATVSLĐ – Chính phủ;
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ;

+ Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn các quy
định pháp luật về ATVSLĐ do Bộ quản lý ngành ,
lĩnh vực ban hành…


+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân
dân ban hành để thi hành văn bản quy
phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội và văn bản của
cơ quan Nhà nước cấp trên; thi hành
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cùng cấp quy định các vấn đề về an
toàn lao động, vệ sinh lao động.


Các văn bản pháp luật về ATLĐ, VSLĐ
B. Căn cứ theo nội dung điều chỉnh:
a/ Các văn bản về ATLĐ:
• Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an
toàn.
• Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực này
b/ Các văn bản về VSLĐ:
• Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về VSLĐ.
• Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về
chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện và điều trị
BNN



c/ Các quy định về chính sách chế độ về
BHLĐ bao gồm:
• Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
• Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;
• Chế độ bồi thường và trợ cấp đối người bị
TNLĐ, BNN;
• Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật;
• Chăm sóc sức khoẻ NLĐ.


Quốc hội

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
(Chương IX)

QUYẾT ĐỊNH
của Thủ tướng Chính phủ
về ATVSLĐ
Chính phủ

NGHỊ ĐỊNH
hướng dẫn thi hành các
quy định của Bộ luật L Đ
về ATVSLĐ

Bộ LĐTBXH,
các Bộ khác

THÔNG TƯ,
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH,

THÔNG TƯ LIÊN BỘ về
ATVSLĐ

UBND,
HĐND

- NGHỊ QUYẾT của
HĐND về ATVSLĐ
- QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ
của UBND về ATVSLĐ

- QUY CHUẨN KỸ THUẬT
ATVSLĐ
- TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
ATVSLĐ (khi được viện
dẫn trong văn bản quy
phạm pháp luật hoặc quy
chuẩn kỹ thuật)

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ATVSLĐ


CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
- Bộ luật lao động 2012, ngày 18/6/2012, hiệu lực từ 01/5/2013
- Chỉ thị 29-CT/TW ngày 13/9/2013 về tích cực đẩy mạnh
công tác ATVSLĐ trong thời kỳ CNH, HĐH
- Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi
tiết và HDTH 1 số điều của BLLĐ về thời giờ LV, nghỉ ngơi
và ATVSLĐ
- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định về xử

phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa lao
động VN đi làm việc ở nước ngoài.


- Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT

ngày 10/01/2011 hướng dẫn tổ chức công tác
ATVSLĐ
- Thông tư 35/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28/11/2011
của Bộ Lao động – TBXH hướng dẫn công tác thi
đua khen thưởng ngành LĐTBXH
- Thông tư số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày
21/5/2012 hướng dẫn công tác khai báo, điều tra,
thống kê, báo cáo TNLĐ


- Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013

ban hành danh mục công việc và nơi làm việc cấm
sử dụng LĐ là người chưa thành niên
- Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013
ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng
người dưới 15 tuổi
- Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013
hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho
người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy
hiểm, độc hại
- Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013
ban hành danh mục các công việc không được sử
dụng lao động nữ



- Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013

quy định công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ
- Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 hướng
dẫn công tác khám sức khỏe NLĐ (thay thế TT
13/2007/TT-BYT)
- Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014
hướng dẫn thực hiện việc trang cấp các phương tiện
bảo vệ cá nhân
- Th«ng t số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày
06/03/2014 ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư
có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ.


- Th«ng t số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày
06/03/2014 quy định hoạt động kiểm định ATLĐ
đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATLĐ, VSLĐ.
- Th«ng t số 07/2014/TT-BLĐTBXH ngày
06/03/2014 ban hành 27 quy trình kiểm định đối
với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ,
VSLĐ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động
– TB&XH.


. Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02
tháng 02 năm 2015
• Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ

cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động
đối với người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
- Xây dựng dự thảo Luật ATVSLĐ trình CP
giữa 2014 và trình QH vào năm 2015.
08/13/19 13:29

16


2. Thông tư số 27/2013/
TT-BLĐTBXH
ngày 18/10/2013 hướng dẫn công
tác huấn luyện an toàn vệ sinh
lao động.


Điều 4. Đối tượng huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động
• 1. Nhóm 1: Người làm công tác quản lý (trừ
trường hợp kiêm nhiệm theo quy định tại
Điểm b, Khoản 2 Điều này) bao gồm:
• a) Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp;
người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực
thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác
hành chính, nhân sự; quản đốc phân xưởng
hoặc tương đương;
• b) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ
hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia đình có sử
dụng lao động theo hợp đồng lao động;



Điều 4. Đối tượng huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động
• c) Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp
của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân
dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử
dụng lao động theo hợp đồng lao động.


Điều 4. Đối tượng huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động
• 2. Nhóm 2:
• a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an
toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;
• b) Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách
công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.


Điều 4. Đối tượng huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động
• 3. Nhóm 3:
• Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo
danh mục ban hành kèm theo Thông tư này (phụ
lục I).



Điều 4. Đối tượng huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động
• 4. Nhóm 4:
• Người lao động không thuộc 3 nhóm nêu trên (bao
gồm cả lao động là người Việt Nam, người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người
học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người
sử dụng lao động)


Điều 8. Chứng nhận, Chứng chỉ
huấn luyện
• 1. Đối tượng được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ
huấn luyện
• a) Nhóm 1: Sau khi tham dự khóa huấn luyện,
được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp
Chứng nhận huấn luyện.
• b) Nhóm 2, 3: Sau khi tham dự khóa huấn
luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được
cấp Chứng chỉ huấn luyện.
• c) Nhóm 4: Kết quả huấn luyện được ghi vào
sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở.


Điều 9. Huấn luyện khi chuyển đổi
công việc, huấn luyện lại, huấn
luyện định kỳ
• 3. Huấn luyện định kỳ

• a) Huấn luyện nhóm 1:
• Định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng nhận
huấn luyện có hiệu lực, người thuộc nhóm 1 phải
tham dự khóa huấn luyện định kỳ để được cấp đổi
Chứng nhận huấn luyện mới tại Tổ chức hoạt
động dịch vụ huấn luyện.


Điều 9. Huấn luyện khi chuyển đổi
công việc, huấn luyện lại, huấn
luyện định kỳ
• b) Huấn luyện nhóm 2, nhóm 3
• Định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ huấn
luyện có hiệu lực, người thuộc nhóm 2, 3 phải
tham dự khóa huấn luyện định kỳ tại Tổ chức hoạt
động dịch vụ huấn luyện cấp Chứng chỉ huấn
luyện.
• c) Huấn luyện nhóm 4
• Định kỳ được tổ chức ít nhất mỗi năm 1 lần.


×