Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiệu luận xã hội học quản lý trường hợp với người nghiện ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.76 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Có thể nói trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là nụ cười trẻ thơ, là
biểu tượng của hạnh phúc và những trẻ em đó cần được sự chăm sóc, chở che, nuôi
dạy của gia đình, tình yêu thương của bạn bè, sự quan tâm của nhà trường và sự chung
tay giúp đỡ của toàn xã hội. Với sự phát triển như hiện nay trẻ em không chỉ cần phát
triển về con người, cần điều kiện vật chất mà còn cả tinh thần, y tế và các nhu cầu
khác. Trẻ em là niềm hy vọng, là niềm tự hào của mỗi bậc làm cha làm mẹ, do đó trẻ
em luôn được đáp ứng một cách tốt nhất để phát triển, tuy nhiên nhiều em chưa được
đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mình, còn nhiều trẻ em lang thang, trẻ em không
được hưởng các chế độ an sinh xã hội do đó đã rơi vào các tệ nạn xã hội, mà đặc biệt
là tệ nạn ma túy.
Cùng với xu hướng gia tăng của tệ nạn ma túy trên thế giới, những năm qua, tệ nạn
ma túy ở Việt Nam luôn tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Tệ nạn ma
túy có tác hại rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, hạnh phúc, giống nòi, làm suy thoái
về đạo đức, lối sống, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm như trộm cắp, cướp
của giết người, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng…, đồng thời cũng
là nguyên nhân chính dẫn đến đại dịch HIV của thế giới. Và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
cũng không ngoại lệ, trong những năm qua công tác phòng chống tệ nạn ma túy và
công tác cai nghiện được thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ nhưng điều đáng nói là
tại sao tình trạng trẻ em nghiện ma túy đang ngày một gia tăng và độ tuổi đang ngày
càng trẻ hóa và hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng tới các đối tượng mà còn ảnh
hưởng tới gia đình, xã hội, thuần phong mỹ tục truyền thống dân tộc mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Và trước những tình trạng trên, để đảm bảo sự phát triển của các em thanh thiếu
niên, giúp các em có thể nhận thức và tránh rơi vào các tệ nạn xã hội, cũng như định
hướng cho các ban ngành đoàn thể ở địa phương và tìm hiểu sâu về nguyên nhân dẫn
tới tình trạng trên nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng trên thì
tôi đã quyết định chọn đề tài « Thực trạng và nguyên nhân độ tuổi trẻ em nghiện ma
túy đang ngày càng trẻ hóa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu » làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.


- Tìm hiểu về đặc điểm, tình hình cũng như mức độ ảnh hưởng của ma túy đối với
thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đánh giá thực trạng và tìm hiểu phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em
nghiện ma túy đang tăng lên và độ tuổi nghiện ma túy của trẻ em trên địa bàn ngày
càng trẻ hóa.
- Nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình quản lý, giáo dục của cha mẹ, nhà trường và sự
phối hợp của các cơ quan đoàn thể trong việc ngăn ngừa thực trạng trên.
- Tìm hiểu về các chính sách, tình hình thực hiện chính sách và công tác trợ giúp cho
các đối tượng nghiện và sau cai.

1


- Đánh giá thuận lợi, khó khăn, tìm hiểu mục tiêu nhiệm vụ của tỉnh trong thời gian tới
để từ đó đưa ra các giải pháp cho công tác phòng chống cũng như giảm thiểu số người
nghiện ma túy tại cộng đồng và giảm tỷ lệ trẻ em rơi vào con đường nghiện ma túy.
3. Phương pháp thực hiện :
3.1.Phương pháp nhận diện vấn đề, tìm hiểu, thu thập thông tin:
Thu thập thông tin thông qua các tài liêu, sách báo, thông qua các bài giảng, hội nghị,
các văn bản hiện hành.
3.2. Phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích:
Tổng hợp và phân tích có chọn lọc các tài liệu liên quan torng quá trình làm bài.
4. Kết cấu của đề tài : Kết cấu đề tài gồm 3 phần.
Phần mở đầu
Phần nội dung : Gồm 2 chương
Chưương 1 : Một số lý luận cơ bản về Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn.
Chương 2 : Thực trạng và nguyên nhân độ tuổi trẻ em nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa
tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phần kết luận.


2


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn
1. Khái niệm trẻ em, ma túy, nghiện ma túy và trẻ em nghiện ma túy.
1.1. Trẻ em: Theo Luật trẻ em Việt Nam: Trẻ em được hiểu là công dân Việt Nam dưới
16 tuổi.
Theo công ước quốc tế: Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp
dụng với trẻ có quy định tuổi thành niên sớm.
Theo Bộ Luật hình sự: Trẻ em là “Người chưa thành niên” được hiểu là người đủ 14
tuổi đến dưới 18 tuổi.
Và từ những khái niệm trên pháp luật Việt Nam đã thống nhất khái niệm: Trẻ em là
người chưa thành niên dưới 16 tuổi, là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất
và tinh thần, trẻ cần được chăm sóc bảo vệ và giáo dục để trở thành những công dân
tốt, những người chủ tương lai của đất nước.
1.2. Ma túy:
- Dưới góc nhìn khoa học: Ma túy là các chất có khả năng tác động lên hệ thần kinh
trung ương, có tác dụng giảm đau, gây cảm giác hưng phấn, dễ chịu; dùng nhiều lần sẽ
đưa đến tình trạng lệ thuộc vào ma túy.
- Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc, ma tuý được hiểu là “Các chất có
nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái
tâm sinh lý của người sử dụng”.
- Theo tổ chức Y tế thế giới thì “Ma túy là các chất độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ
phá hủy các cơ quan nội tạng”.
- Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 21/12/1999 và có
hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý như sau: Ma tuý bao gồm nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc

phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma tuý khác ở thể lỏng hay thể rắn.
- Ma túy hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những chất gây nghiện được sử dụng
hợp pháp khác như: rượu bia, thuốc lá, cà phê, thuốc an thần
Từ những định nghĩa được đưa ra trên đây, ta có thể hiểu một cách chung nhất rằng:
Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể
sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Sử dụng
ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho
cá nhân, gia đình và xã hội. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng
phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức:hút, chích, hít.
1.3. Nghiện ma túy:
- Theo hiệp hội tâm thần Mỹ (APA) thì nghiện ma túy là việc tăng liều lượng sử dụng
ma túy, và người sử dụng không thể giảm liều hoặc ngưng sử dụng và sẽ tiếp tục sử
dụng mặc dù nhận thức được nó có hại cho sức khỏe bản thân và có thể gây hại cho
người khác.

3


- Còn theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt
tâm thần hay thể chất, hoặc cả 2 khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu
kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy, và tình trạng này sẽ làm thay đổi cách
cư xử, nhận thức và bắt buộc phải dùng ma túy để có được những hiệu ứng ma túy về
mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự vật vã, khó chịu do thiếu ma túy.
Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra một khái niệm chung về nghiện ma túy như
sau: Nghiện ma túy là tình trạng nhiễm độc, hay chính là một căn bệnh mãn tính do sử
dụng lặp lại nhiều lần 1 chất gây nghiện tự nhiên hay tổng hợp nào đó mà người dùng
sẽ lệ thuộc vào nó và mức độ sử dụng tăng dần theo thời gian sử dụng.
1.4. Trẻ em nghiện ma túy:
Là những người có độ tuổi từ 16 tuổi trở xuống sử dụng lặp đi lặp lại một chất ma túy
dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào nó về thể chất lẫn tinh thần và khi không có ma túy để

sử dụng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần.
2. Những vấn đề chung của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trẻ em nghiện ma tuý là những người dưới 16 tuổi sử dụng thường xuyên một chất
độc gây nghiện dẫn đến lệ thuộc ham muốn không thể kiềm chế được và phải sử dụng
chúng với bất cứ giá nào.
- Nguyên nhân:
+ Do gia đình thiếu quan tâm, quá chiều chuộng.
+ Bạn bè rủ rê, đua đòi ăn chơi, thử rồi nghiện.
- Giải pháp:
+ Giáo dục, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng
+ Nghiêm trị những hành vi dụ dỗ trẻ em sử dụng ma tuý.
3. Vai trò của nhân viên xã hội trong công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn.
- Vai trò là người trị liệu cho đối tượng: Nhân viên công tác xã hôi sẽ nâng cao sự tự
trọng, tác động nhằm giảm những cảm xúc tiêu cực như sự bất lực, vô vọng, các hành
vi hiếu chiến và những hành vi khác như rời bỏ gia đình, sử dụng các chất gây nghiện
hoặc có hành vi tự tử. Những hoạt động này có thể đạt được thông qua tham vấn cá
nhân, trị liệu nhóm và gia đình
- Vai trò trị liệu cho cha mẹ trẻ: Nhân viên xã hội tập trung hướng tới tăng năng lực
cho họ về “các kỹ năng đối phó, các kỹ năng làm cha me và các kỹ thuật quản lý chăm
sóc trẻ”. Bên cạnh đó là tham vấn cá nhân và trị liệu gia đình qua đó giúp chocha mẹ
có thể hiểu rằng họ không đơn độc và có thể trải nghiệm làm thể nào để các bậc cha
mẹ khác vượt qua được sự căng thẳng.
- Vai trò là người quản lý ca: Nhân viên CTXH đánh giá các nhu cầu của trẻ sau đó
xác định những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của trẻ để từ đó kết nối một cách có
hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó. Ví dụ đối với trẻ em trẻ em khuyết tật thì cần
phải xác định các em có nhu cầu phục hồi chức năng hay tìm việc. Sau đó dựa trên
những nguồn lực sẵn có và phù hợp với nhu cầu của trẻ trong thực tế để kết nối nhằm

4



đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho trẻ
- Vai trò tạo điều kiện: Nhân viên CTXH giúp trẻ cùng gia đình hoặc người giám hộ
tham gia tối đa vào tiến trình giải quyết vấn đề để tăng cường năng lực cho đối tượng.
Ví dụ như với nhóm trẻ em lang thang thì cần tạo điều kiện để trẻ tham gia ngay vào
quá trình xác định vấn đề để các em hiểu rõ những nguy cơ và hậu quả của việc lang
thang trên đường phố. Tham gia vào các nhóm đồng đẳng hoặc các lớp tập huấn để trẻ
được tăng cường sự hiểu biết từ đó phòng tránh những hiểm họa trên đường phố...
- Trong giáo dục: Do các em phần lớn thường hạn chế trong vấn đề học tập, do đó
trình độ nhận thức của các em còn thấp nên việc giáo dục cung cấp các thông tin nhằm
nâng cao hiểu biết và phòng ngừa là hết sức quan trọng. Ví dụ với nhóm trẻ sử dụng
ma túy thì nhiều trường hợp các em không nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc
sử dụng ma túy hoặc nhiều em muốn cai nghiện thì cũng không biết làm như thế nào?
Nhân viên CTXH với vai trò là nhà giáo dục sẽ cung cấp thông tin để hỗ trợ cho các
em.
- Biện hộ: Nhân viên CTXH sẽ là người đại diện cho nhu cầu của các em, biện hộ
cho các em trong những trường hợp liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của các
em mà đã được pháp luật và xã hội thừa nhận. Ví dụ với những đối tượng là trẻ em bị
lao động nặng nhọc thì nhân viên CTXH dựa trên các Quyền về trẻ em về việc được
học tập, vui chơi giải trí và không bị lạm dụng, bóc lột dưới bất cứ hình thức nào để
bảo vệ các em tránh khỏi những hình thức lao động nặng nhọc
Chương II: Thực trạng ma túy và nguyên nhân độ tuổi trẻ em nghiện ma túy đang
ngày càng trẻ hóa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, thuộc phía Tây giáp
thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp tỉnh Bình
Thuận, phía Nam giáp biển Đông, với 305 km chiều dài bờ biển. Diện tích tự nhiên
toàn tỉnh là 1.982 km2 , dân số là 1.041.565 người, mật độ dân số 525 người/km 2 . Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính gồm thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và

6 huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Tân Thành, Châu Đức và Côn Đảo.
Bà Rịa – VŨng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, là cửa ngõ củ các tỉnh miền Đông Nam
Bộ hướng ra biển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống
cảnh biển lớn là đầu mối tiếp cận với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế
giới. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, là tiềm năng để phát triển
nhanh và toàn diện các ngành kinh tế như: dầu khí, cản và vận tải biển, sản xuất – chế
biến hải sản và đặc biệt là du lịch. Có giao thông đường bộ, đường biển , đường hàng
không phát triển khá đồng bộ, là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển du lịch,
thương mại và hợp tác đầu tư.
2. Thực trạng ma túy ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo thống kê của Cục Phòng chống ma túy, ước tính trong khoảng 200.000 người

5


nghiện ma túy trên cả nước có hồ sơ quản lý thì có đến 130.000 người ở độ tuổi từ 1835, trong đó có cả học sinh, sinh viên. Còn theo thống kê của Sở LĐTB&XH tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, đến tháng 11/2016, trên địa bàn tỉnh có 2.951 người nghiện ma tuý có
hồ sơ quản lý, trong đó số người nghiện ở ngoài xã hội là 1.912 người, các chính sách
về cai nghiện và hỗ trợ sau cai cũng đã được áp dụng và thực hiện nhưng đáng lo ngại
là trong đó có 2.065 người nghiện ma túy ở độ tuổi thanh, thiếu niên và chiếm tới 70%
tỷ lệ người nghiện ma túy trên địa bàn hiện nay, thanh thiếu niên chủ yếu là sử dụng
thuốc lắc và ma túy đá nhưng điều đáng quan tâm là tỉ lệ này đang dần trẻ hóa. Trước
đây, độ tuổi nghiện ma túy thường là từ 16 tuổi trở lên nhưng môt vài năm trở lại đây
đã xuất hiện ở độ tuổi thấp hơn, thậm chí trẻ sử dụng ma túy ở độ tuổi cấp 1 tức là 8,9
tuổi. Các em cho rằng chơi thuốc lắc hay ma túy đá chỉ gây hưng phấn tức thời nhằm
giải trí cho vui, chứ hoàn toàn không gây nghiện. Mặc dù âm thầm, không vật vã như
heroin nhưng thuốc lắc và ma túy đá cũng gây nghiện. Đặc biệt nó làm cho con người
suy kiệt về thể chất cũng như tinh thần, nó tạo ra ảo giác, gây rối loạn nhịp tim dễ dẫn
đến trụy tim mạch và đột tử. Khả năng lây nhiễm HIV/AIDS cao vì quan hệ tình dục
tập thể. Khi ở trạng thái hưng phấn, người sử dụng thuốc lắc rất thích cảm giác bay

bổng bằng cách lái xe với tốc độ cao.
Nhiều em sử dụng ma túy đá để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết
rằng nó có sức tàn phá ghê gớm đến sức khỏe, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội như:
Chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi của mình,
nặng hơn sẽ mắc bệnh tâm thần, suy kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục, dẫn
đến vô sinh; Các cơ quan nội tạng sẽ nhanh chóng suy yếu, kiệt quệ, nó tàn phá hệ
thống dây thần kinh, hủy hoại não bộ gấp nhiều lần so với thuốc lắc...và theo ông
Phạm Văn Ngọc, Trưởng phòng GD-ĐT TP. Vũng Tàu thì khơi nguồn cho việc trẻ em
sử dụng ma túy chính là việc các em sử dụng thuốc lá và shisha, ông cho biết pháp luật
quy định cấm bán thuốc lá cho trẻ em dưới 16 tuổi nhưng một số quán cà phê, giải
khát vẫn ngang nhiên cho các em hút shisha. Tháng 3 vừa qua, Công an phường 3 (TP.
Vũng Tàu) kiểm tra hành chính tại một quán cà phê trên đường Thống Nhất và phát
hiện khoảng 30 học sinh THCS đang hút shisha. Cùng thời điểm đó, Công an phường
4 cũng kiểm tra một quán cà phê shisha ở đường Nguyễn Kim, phát hiện 40 học sinh
đang tụ tập tại đây. Từng là khách ruột của một quán cà phê shisha trên đường Thống
Nhất nhưng nay đã “đoạn tuyệt” với chất kích thích này, em N.V.L, học sinh lớp 9 một
trường THCS trên địa bàn TP. Vũng Tàu chia sẻ, do bạn bè quảng cáo, rủ rê và muốn
chứng tỏ nên em thử rồi nghiện lúc nào không hay. Và dự báo đến năm 2020, trên địa
bàn tỉnh có khoảng 3.500 người nghiện. Đặc biệt ở Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay có
tới 77/82 xã phường, thị trấn có người nghiện ma túy, số người nghiện cũng đang dần
tăng lên so với các năm trước.
Qua đó ta thấy được thực trạng đáng báo động về tình trạng trẻ em sử dụng ma túy
trên địa bàn tỉnh hiện nay.
3. Nguyên nhân độ tuổi trẻ em sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa tại tỉnh Bà

6


Rịa – Vũng Tàu.
Như chúng ta đã biết trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, cần được sự

bảo vệ và chăm sóc của gia đình, giáo dục của nhà trường và sự quan tâm, tạo điều
kiện của đất nước. Nhưng chạy theo xu thế của nền kinh tế cùng việc phát triển của
các tệ nạn xã hội nó đã và đang làm cho hình ảnh trẻ em với tiếng cười, với hình tượng
là chủ nhân tương lai của đất nước bị ảnh hưởng, xói mòn đạo đức. Tệ nạn ma túy
đang ngày càng lấn sâu vào tầng lớp học sinh, ở độ tuổi ăn học chưa làm chủ về tiền
bạc, tất cả đang phụ thuộc vào gia đình. “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ
biết học hành là ngoan”. Nếu như trước đây theo thuần phong mỹ tục, truyền thống
của dân tộc thì trẻ em là đại diện cho tiếng cười trẻ thơ, tiếng cười của sự hòa bình,
hạnh phúc. Theo thuần phong mỹ tục của dân tộc thì trẻ em được gia đình chăm lo,
được giáo dục học tập trở thành nhân tài cho đất nước, và trẻ em luôn ngoan ngoãn,
nghe lời, lễ phép, không vi phạm pháp luật và đạo đức nhân cách con người, tuy nhiên
ngày nay bản chất đó đang dần mất đi và nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ em nghiện
ma túy và độ tuổi càng ngày càng trẻ hóa là do:
3.1. Nguyên nhân từ chính bản thân các em.
Độ tuổi người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa đang là một thực trạng đáng báo
động cho tình hình sử dụng ma túy ở giới trẻ trên địa bàn tỉnh hiện nay. Và một dấu
hỏi được đặt ra đó là vì sao thanh thiếu, niên có xu hướng lao vào ma túy? Câu hỏi đó
trước hết phải xét đến nguyên nhân chủ quan từ nhận thức của giới trẻ. Theo quan
điểm của tôi thì nguyên nhân từ chính bản thân trẻ là do phần lớn thanh, thiếu niên sử
dụng ma túy là do bạn bè, kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ dùng thử một lần rồi dần dần lệ thuộc
vào nó lúc nào không hay. Còn Ông Nguyễn Diên Bình, Phó Trưởng Công an phường
Phước Hiệp (TP.Bà Rịa) cho biết, hiện trên địa bàn phường Phước Hiệp đang quản lý
10 đối tượng nghiện ma túy, trong đó hơn một nửa ở độ tuổi thanh niên, có đối tượng
chỉ mới 15,17 tuổi, qua nhiều lần tiếp xúc với những đối tượng thanh thiếu niên nghiện
ma túy thì theo ông thì nguyên nhân chính ở các thanh thiếu niên nghiện ma túy là do
nhận thức của giới trẻ về tác hại của ma túy còn nhiều sai lệch, thậm chí nhiều em có
quan niệm sai lầm là sử dụng ma túy một lần không sao, hoặc sử dụng ma túy tổng
hợp không gây nghiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thơi nhiều em muốn thể
hiện bản thân, cho rằng mình là người sành điệu và một tác nhân khác là thời gian gần
đây, trên địa bàn các quán bar, vũ trường, câu lạc bộ bia mọc lên như nấm, đó là những

“bãi đáp” lý tưởng cho các đối tượng buôn bán, nghiện hút ma túy. Trong khi đó, nhiều
bạn trẻ quan niệm “thanh niên mà không đến quán bar, vũ trường thì chưa thể hiện
được đẳng cấp”. Bên cạnh đó, gần đây xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp được
ngụy trang khéo léo bằng những cái tên nghe có vẻ như vô hại: cỏ Mỹ, nước vui, lá
khát… Nếu không có ý thức cảnh giác, giới trẻ rất dễ dính vào các chất gây nghiện
chết người này.
Và theo tôi thì quan điểm của ông Nguyễn Diên Bình là hoàn toàn đúng, bởi lẽ ở độ
tuổi thanh thiếu niên, độ tuổi đang muốn chứng tỏ bản thân cùng với sự hiếu động và
thiếu hiểu biết thì các em rất dễ rơi vào con đường nghiện ngập.

7


Qua những đánh giá trên thì một số nguyên nhân từ chính bản thân trẻ em được đưa ra
như:
- Thiếu hiểu biết về ma túy cũng như các chất gây nghiện.
- Do ham chơi, đua đòi muốn chứng tỏ bản thân trước người khác.
- Bạn bè rủ rê, lôi kéo tác động.
- Tâm lý không ổn định, dễ rơi vào tình trạng quá khích, tự tin thái quá, dễ dao động
và vấp ngã trước những cám dỗ.
- Do không được đi học, phải nghĩ học và đi làm sớm nên dẫn đến tâm lý chán nản, bất
mãn và sinh ra nghiện ngập.
- Do có vấn đề về sức khỏe tâm thần, hay lạm dụng thuốc giảm đau chữa bệnh.
3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình:
Không phải chỉ những nguyên nhân từ phía cá nhân các em mới khiến cho các em rơi
vào tình trạng nghiện ngập mà yếu tố về gia đình cũng tác động trực tiếp tới các em.
“Gia đình chính là cái nôi của xã hội” quả là không sai, gia đình là nơi nuôi dưỡng,
giáo dục các em về nhân cách, con người. Nó sẽ ảnh hưởng tới nhân cách, lối sống sau
này của đứa trẻ, tuy nhiên với cuộc sống chạy theo kinh tế như hiện nay, nhiều gia
đình bỏ bê con cái, không thường xuyên quan tâm, chăm lo quản lý tới con mình mà

chỉ lo làm ăn buôn bán, kinh doanh do đó dẫn tới việc các em muốn làm gì thì làm, các
em không được sự chia sẽ từ phía bố mẹ, không được hướng dẫn giáo dục đúng cách
và khi các em bị lôi kéo, rủ rê thì các em rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội, mà đặc biệt là
sử dụng ma túy đá. Bên cạnh đó thì một số gia đình có điều kiện khá giả thường chiều
chuộng con thái quá, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của con. Có không ít bậc cha mẹ
quá thiên về kinh tế và sự nghiệp hơn việc quan tâm con cái trong gia đình, một số
người cho rằng tiền bạc và tiện nghi vật chất đầy đủ của họ dành cho con sẽ đưa đến
hạnh phúc trong gia đình mà họ không hiểu được rằng tiền bạc, vật chất chỉ là phương
tiện của con người chứ không thể thay thế được tình cảm, tình yêu và hạnh phúc.
Chính sự lệch lạc trong định hướng giá trị hạnh phúc của một số bậc cha mẹ đã đưa
gia đình, con cái của họ tới lối sống hưởng thụ, phóng túng. Trong lúc đó sự suy nghĩ,
nhận thức của các em còn non nớt, cái tuổi dễ bị cám giỗ, lôi cuốn. Mặt khác không ít
gia đình bố mẹ không hòa thuận, cha mẹ có mối quan hệ phức tạp như ly thân, ly hôn,
nghiện ma túy, buôn bán ma túy cũng tác động trực tiếp tới các em, ngoài ra còn có
một số thanh thiếu niên do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em nghỉ học sớm các
em tìm chơi với số bạn ít học, ham chơi, lêu lổng, một số người có tiền án tiền sự
nghiện ngập nên tập tành hút hít thuốc lá nhưng sau đó bị dụ dỗ hút ma túy và sa vào
con đường nghiện ngập.
3.3. Nguyên nhân từ phía xã hội:
Với độ tuổi thanh thiếu niên các em rất dễ bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập do
các em không có những khu vui chơi lành mạnh, chưa được tạo điều kiện phát triển,
các em chủ yếu phải tự tìm đến những nơi vui chơi ngoài xã hội, và trên địa bàn tỉnh
Vũng Tàu hiện có tới 1.912 người nghiện ma túy đang sống tại cộng đồng và với
những thủ đoạn tinh vi, âm mưu được lên kế hoạch từ trước tội phạm ma túy sẽ tìm

8


cách để dụ dỗ, lôi kéo thanh thiếu niên sử dụng ma túy. Và làm cò cho chúng để tiêu
thụ buôn bán ma túy từ đó sẽ dẫn tới nhiều thanh thiếu niên ở độ tuổi cấp sách tới

trường sẽ rơi vào con đường tệ nạn ma túy.
Do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tới 77/82 xã phường, thị trấn có người nghiện ma
túy, trung bình mỗi xã, phường có tới trên dưới 10 người nghiện ma túy, do đó các em
sống gần môi trường có nhiều cám dỗ của ma túy, gần những tụ điểm buôn bán ma túy
sẽ rất dễ bị lôi kéo còn con đường sử dụng ma túy. Và ở Vũng Tàu thời gian gần đây
có nhiều những quán bar, quán café đèn mờ, những khu phố của con nghiện mọc lên,
điều đó sẽ làm gia tăng số lượng người nghiện ma túy, và với bản năng tâm lý hiếu
thắng thích thể hiện bản thân thì những bạn thanh thiếu niên chính là những con mồi
của những kẻ phạm tội, những người nghiện ma túy.
Ngoài sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và nhà trường thì các em còn chịu sự ảnh
hưởng rất lớn từ bạn bè, từ những mối quan hệ xung quanh. Người xưa có câu “Gần
mực thì đen, gần đèn thì rạng”, khi các em chơi với những người bạn tốt thì các em sẽ
học hỏi và tiếp thu được những cái tốt, cái hay, cái đẹp, còn khi các em tiếp xúc với
đám bạn xấu thì các em sẽ ăn chơi, đua đòi theo và lúc này các em rất dễ rơi vào các tệ
nạn xã hội, lúc này chỉ có bản lĩnh cá nhân mới giúp các em vượt qua được những sự
lôi kéo, dụ dỗ từ phía bạn bè, tuy nhiên điều đó là rất khó khăn.
Do công tác quản lý về ma túy chưa được kiểm soát triệt để, chính quyền địa
phương, các cơ quan có thẩm quyền chưa vào cuộc một cách sát sao, chưa có các biện
pháp triệt để khắc phục vấn nạn ma túy hiện nay, mặc dù một số trung tâm cai nghiện
đã được hình thành và hoạt động khá tốt nhưng tỷ lệ tái nghiện lên tới 82% do đó các
đối tượng này sẽ tìm cách tiếp cận với các thanh thiếu niên để dụ dỗ các em và một vài
lần đầu cho hút miễn phí nhưng khi đã nghiện thì các em sẽ trở thành công cụ làm tiền
của những kẻ mua bán ma túy như: Trộm cắp, cướp giật, mua bán ma túy...Và từ hút
hít các em dễ dàng đi đến tiêm chích.
3.4. Nguyên nhân từ giáo dục:
Công tác giáo dục tuyên truyền về tác hại của ma túy còn hạn chế, ở nhà trường mặc
dù các em được học tập, tiếp cận với các môn học như giáo dục công dân, kỹ năng
sống tuy nhiên các em chưa được tiếp cận nhiều với các buổi chia sẽ, tọa đàm về vấn
đề này, các em chưa có cái nhìn thực tế về tệ nạn ma túy. Nhà trường và gia đình chưa
có mối liên hệ với nhau để có thể có thêm những thông tin, tình hình học tập của con

em mình.
Trẻ em không phải ai cũng được đi học, được đến trường, nhiều em trên địa bàn
phải đi làm sớm do đó không được tiếp cận với những kiến thức về phòng chống ma
túy, cách xử lý tình huống thực tế, những phong trào quần chúng về phòng chống tệ
nạn ma túy chưa được phổ biến rộng, chưa có chiều sâu, công tác đấu tranh với tệ nạn
chưa được thường xuyên liên tục, chưa tới được từng thôn, ấp, xã phường và chưa tới
từng trẻ em và người dân.
4. Tác động của việc sử dụng ma túy ở độ tuổi thanh thiếu niên:

9


Nghiện hút, tiêm chích ma túy không còn là vấn đề của mỗi cá nhân, nó đã trở thành
một hiểm họa cho toàn xã hội với các đường dây tội ác đang phá vỡ hạnh phúc của
nhiều gia đình và làm tiêu tan tương lai sự nghiệp của bao thanh thiếu niên đã sa vào
con đường nghiện ngập và nguy hiểm hơn ma túy đang len lỏi vào học đường làm cho
bao màu áo trắng trong của các em bị nhuốm màu ma túy. Kết quả nghiên cứu của các
ngành chức năng cho thấy, trẻ em sử dụng ma túy thường để lại những hậu quả nghiêm
trọng. Theo thống kê sơ bộ của Công an tỉnh BR-VT, có khoảng 80% các vụ phạm
pháp hình sự do các đối tượng liên quan đến ma túy gây ra. Hầu hết người nghiện ma
túy đều không có việc làm, không có thu nhập, khi gia đình không đáp ứng được yêu
cầu, họ đã tìm đến con đường trộm, cướp để có tiền chơi ma túy.
Theo ông La Đức Cường (Giám đốc bệnh viện tâm thần trung ương 1) cho rằng việc
sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại lý trí, tâm hồn và thể xác, mà còn hủy hoại tương
lai, sự nghiệp và hạnh phúc, đặc biệt khi sử dụng ma túy đá sẽ kích thích thần kinh và
từ đó sẽ sinh ra những loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, người sử dụng ma túy sẽ
cho rằng họ có năng lực siêu nhiên, và thậm chí có thể giết người. Nhận định của ông
La Đức Cường là hoàn toàn đúng bởi khi các đối tượng nghiện ma túy thì sẽ phụ thuộc
vào nó, ngoài việc bị các triệu chứng, các căn bệnh thì tâm hồn cũng không ổn định,
tương lai không được xác định rõ ràng, hủy hoại chính bản thân mình. Và việc sử dụng

ma túy đá thì sẽ gậy ra cho người sử dụng nó có cảm giác hoang tưởng, ngáo đá trong
2 tới 3 ngày vì thế họ có thể làm những việc mà bình thường họ không giám làm, họ
cho mình là người có quyền năng, có năng lực khác thường.
Còn theo ông Trần Nam Sơn là Đại diện Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu cho biết kết quả nghiên cứu của các ngành chức năng cho thấy, trẻ em
sử dụng ma túy thường để lại những hậu quả nghiêm trọng như: Thể chất phát triển
không bình thường, chậm lớn, gầy còm, trí nhớ kém, trí thông minh giảm, lười lao
động, ngủ nhiều, khả năng hoạt động kém... Ngoài ra, ma túy gắn liền với hành vi
phạm tội, là nguồn gia tăng tội phạm. “Khi bị nghiện, những người nghiện sẵn sàng
làm mọi việc để có tiền mua ma túy, thậm chí giết người, cướp của. Vì vậy, nếu dính
vào nghiện ngập trẻ em cũng dễ dàng sa vào con đường tội phạm”, bện cạnh đó là đòi
hỏi con nghiện mỗi ngày phải hút hoặc tiêm chích với liều lượng cao hơn và mỗi khi
đã dính vào dù chỉ thử một lần ma túy thì không dễ gì dứt bỏ được. Đúng vậy, khi trẻ
em sử dụng ma túy thì nó sẽ hủy hoại về thể chất, tinh thần, làm cho con người ít vận
động, chán ăn, buồn ngủ và từ đó dẫn tới các căn bệnh như trầm cảm, suy nhược cơ
thể, giảm khả năng duy trì nòi giống sau này và trí thông minh kém đi.
Còn theo cá nhân tôi thì tôi cho rằng “Ma túy là một con quái vật vô hình và là chủ
nhân của những con rối”. Nó là con quái vật vô hình bởi vì nó không ngoại trừ bất cứ
ai, ai cũng có thể là nạn nhân của nó và không thử thì không sao nhưng nếu đã thử thì
xem như nó đã cầm tù được người sử sụng nó, sử dụng ma tuý nó đem lại cảm giác
sung sướng, lâng lâng khó tả khi sử dụng và giảm đi những áp lực cuộc sống. Đáng lo
ngại hơn đó là con đường đến với ma túy không có gì là khó khăn, đặc biệt là đối với
lứa tuổi thanh thiếu niên. Ma túy thâm nhập vào một cách ngẫu nhiên, tình cờ. Lẽ

10


thường thì tuổi trẻ bao giờ cũng ham vui, ham lạ, đua đòi. Đây là điểm yếu để ma túy
xâm nhập khi đó các thanh thiếu niên chỉ mười lăm, mười bảy tuổi đã đua đòi bắt
chước phì phèo điếu thuốc để cố làm ra vẻ mình là kẻ sành điệu. Và thế là một lần, hai

lần rồi nhiều lần để đến lúc tự trói mình bằng một sợi dây vô hình nhưng không sao
cởi thoát được. Nhưng trong ma tuý có chất kích thích không tốt cho sức khoẻ và nó sẽ
dần huỷ hoại cơ thể con người, biến một người công dân tốt trở thành một “con
ma”của xã hội. “Ma túy là chủ nhân của những con rối” bởi ma túy có thể khiến con
người phải đầu hàng, gục ngã trước nó. Không chỉ dừng lại ở sự hành hạ về thể xác mà
ma túy còn hành hạ cả tinh thần của con người. Đó là khi ma túy từng bước ngấm sâu
vào máu của chúng ta thì chúng ta không thể sống thiếu nó. Mà muốn có thuốc để thoả
mãn đòi hỏi phải có nhiều tiền, mà khi hết tiền rồi thì người nghiện sẽ tìm cách để có
tiền mua thuốc như đi lừa đảo, ăn trộm, cướp giật, thậm chí giết người... Ma túy từng
bước biến người sử dụng thành nô lệ của nó, lệ thuộc hoàn toàn vào nó. Một khi đã
nhiễm phải thì rất khó từ bỏ bởi họ đâu biết rằng chỉ cần có lần thứ nhất sẽ có lần thứ
hai và nhiều lần nữa. Rất nhiều người tuổi đời còn quá non trẻ nhưng chỉ vì một lầm
lẫn không đáng đã phải tự hủy hoại sự sống của mình. Sống không ra sống, chết không
ra chết, giống như những con lật đật mà chủ nhân của họ không phải ai khác ngoài ma
túy.
Tóm lại, ma túy để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng không những tới bản
thân các thanh thiếu niên đang độ tuổi đến trường mà còn để lại những hậu quả cho gia
đình và xã hội.
4.1. Đối với cá nhân các em:
- Nghiện ma túy gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến
học tập, sinh hoạt.
+ Hệ tiêu hóa: Sẽ có cảm giác chán ăn, buồn nôn.
+ Hệ hô hấp : Dễ dẫn tới tình trạng đột quỵ do ức chế hệ hô hấp, khi mới sử dụng ma
túy có thể gây tràn khí màng phổi, viên phổi, tắc nghẻn viêm tiểu phế quản và lên cơn
hen.
+ Tim mạch: Các chất sẽ tác động trực tiếp lên tim làm tăng nhịp đập cua tim, gây co
thắt vành tạo nên các cơn đau thắt ngực, thậm chí là nhồi máu cơ tim và làm tăng
huyết áp.
+ Hệ thần kinh: Ma túy có tác động trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương gây nên tình
trạng kích thích hoặc ức chế bán cầu đại não làm giảm trí nhớ, dễ kích động, tay chân

run rẩy thậm chí là thần kinh.
+ Đối với hệ sinh dục: Thường thì các ban thường lầm tưởng rằng việc sử dụng ma túy
sẽ làm tăng khả năng tình dục, tuy nhiên với những người nghiện ma túy nói chung thì
khả năng tình dục giảm đi một cách rõ rệt, thậm chí nặng có thể vô sinh.
- Sử dụng ma túy ở lứa tuổi thanh thiếu niên sẽ làm mất khả năng lao động, học tập, hệ
thần kinh bị tổn thương dẫn đến những hành vi sai lầm, hủy hoại nhân cách và dễ vi
phạm pháp luật.
- Dễ bị nhiễm các bệnh qua đường máu như HIV/AIDS hay các bệnh truyền nhiễm

11


như viêm gan B. Thông qua việc sử dụng kiêm tiêm chung với các đối tượng nghiện
khác các em thanh thiếu niên sẽ rất dễ bị lây nhiễm các căn bệnh qua đường máu.
- Việc sử dụng ma túy sẽ làm cho các em thoái hóa về nhân cách, rối loạn hành vi, có
lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
- Mâu thuẩn bất hòa với bạn bè và thầy cô, gia đình.
- Đánh mất lòng tin với mọi người, ảnh hưởng đến tương lai sau này.
4.2. Đối với gia đình:
- Khi con cái nghiện ma túy sẽ làm hao tốn tiền bạc, của cải của gia đình, nhu cầu hằng
ngày tùy thuộc vào mức độ nghiện và tần suất sử dụng, tuy nhiên để có tiền sử dụng
nhiều em đã trộm cắp tài sản của gia đình hoặc thậm chí giết người.
- Gia đình phải lo lắng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, suy giảm kinh tế và gia
đình tốn thời gian chi phí cho việc điều trị cũng như chăm sóc người nghiện.
- Mang tai tiếng, xấu hổ với hàng xóm và mọi người xung quanh, ảnh hưởng đến nếp
sống gia đình.
4.3. Đối với xã hội:
- Nạn trộm cắp, cướp dật, giết người, nạn buôn bán tàng trữ ma túy, nạn gây rối trật tự
công động, đua xe, gây mất trật tự an toàn xã hội.
- Làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức của dân tộc. Như

chúng ta cũng biết truyền thống, phong tục của dân tộc trước đây xem trẻ em như búp
trên cành nhưng ngày nay điều đó đang dần mai một đi bởi khi các em nghiện ma túy
sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các em mà xã hội còn kỳ thị và lánh xa các em.
- Làm giảm sút sức lao động, làm lan truyền các căn bệnh xã hội. Đa số các đối tượng
nghiện là thanh thiếu niên và những người từ 18-30 tuổi, do vậy xã hội sẽ mất đi số
lượng lớn lao động trẻ, không những thế khi các em bị nghiện và sử dụng chung kim
tiêm còn lây nhiễm các căn bệnh như HIV/AIDS hay viêm gan B,C.
- Ảnh hưởng đến việc duy trù giống nòi về sau.
- Làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế. Nếu tính trung bình 1 người 1 ngày
sử dụng từ 100 tới 150 ngàn đồng cho việc sử dụng ma túy thì cả nước một ngày sẽ
mất khoảng 6 tỷ đồng thông qua việc các đối tượng sử dụng ma túy, sẽ làm hco xã hội
không thể phát triển trên con đường không tệ nạn xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất
nước.
4.4. Đối với hệ thống an sinh xã hội.
- Ảnh hưởng tới công tác cai nghiện: Do các đối tượng là trẻ em và khi bị nghiện các
em thường che giấu và không muốn đi vào các trung tâm cai nghiện mặc dù các chính
sách hỗ trợ an sinh về cai nghiện đã được thực hiện và truyền thông một cách mạnh
mẽ.
- Ảnh hưởng tới công tác thực thi chính sách cho người sau cai: Những đối tượng sau
khi được cai nghiện sẽ được giới thiệu việc làm tuy nhiên, tỷ lệ tái nghiện đang còn
cao do đó nhiều người đang được đi làm ở các trung tâm, cơ sở lại phải bỏ công việc
và phải quay trở lại trung tâm cai nghiện.
- Khó khăn torng công tác quản lý, thực hiện chính sách: Với số lượng người nghiện

12


ngày càng tăng, mà chủ yếu là trẻ em thì công tác áp dụng các chính sách phù hợp cho
từng đối tượng là rất khó, bên cạnh đó các chính sách về giáo dục, sức khỏe, vui chơi
giải trí cũng khó được thực hiện do xã hội còn đặt nặng sự kỳ thị lên vai các em thanh

thiếu niên bị nghiện. Xã hội xem các em là tội phạm.
5. Giải pháp đề xuất.
Thông qua thực trạng về tình hình ma túy và độ tuổi trẻ em sử dụng ma túy trên địa
bàn ta nhận thấy:
Số lượng người nghiện trên địa bàn tỉnh Vũng Tàu đang tăng lên, tỉ lệ trẻ em ở độ tuổi
thanh thiếu niên sử dụng ma túy đang ngày càng nhiều và ngày càng trẻ hóa, qua đó
chúng ta thấy được những vấn đề cần được giải quyết cũng như những thuận lợi và
khó khăn của vấn đề trên.
Về mặt thuận lơi:
- Số lượng người được đưa đi cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng ngày càng nhiều hơn,
giảm bớt tỷ lệ người nghiện ở cộng đồng.
Nguyên nhân của việc giảm tỉ lệ người nghiện tại cộng đồng là do từ tháng 9/2015 đến
tháng 12/2016, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đưa được tổng số 1.360 người đi cai nghiện
bắt buộc, làm giảm đáng kể số người nghiện ngoài xã hội xuống còn 65% như hiện
nay (1.912/2.951 người), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cho xây dựng 1 Cơ sở tư vấn và
điều trị nghiện gồm 2 cơ sở trực thuộc (1 cơ sở tại Huyện Tân Thành, 1 cơ sở tại huyện
Xuyên Mộc) có chức năng tiếp nhận, quản lý, chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi sức
khỏe, giáo dục, dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy, tư vẫn, hỗ
trợ người sau cai nghiện.
- Các chính sách an sinh xã hội đối về cai nghiện được áp dụng, tạo điều kiện cho các
thanh thiếu niên cũng như những người nghiện ma túy có thể cai nghiện và tái hòa
nhập cộng đồng. Do vào tháng 12/2016 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phê duyệt
đề án “Điều trị nghiện ma túy tự nghuyện không thu phí tại cơ sở Tư vấn và Điều
trị nghiện ma túy tỉnh” Đề án này sẽ được thực hiện thí điểm từ năm 2017-2020 với
kinh phí gần 4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Người nghiện ma túy có hoàn cảnh
khó khăn và có hộ khẩu thường trú, KT3 nếu tự nghuyện đi cai sẽ được hỗ trợ 100%
chi phí.
- Có sự vào cuộc của các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương phối hợp cùng
các cơ sở cai nghiện tuyên truyền, vận động các đối tượng đi cai nghiện và hỗ trợ việc
làm cho những đối tượng sau cai.

- Các em học sinh học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và hệ phổ thông được
giáo dục và có các hoạt động, ngày hội ra quân phòng chống tệ nạn ma túy.
Vế mặt hạn chế:
- Số lượng các em thanh thiếu niên nghiện hằng năm vẫn tăng lên:
Nguyên nhân là do gia đình không chú trọng quản lý, nuôi dạy con cái, chính cha mẹ
đang đẩy con em mình ra ngoài xã hội và coi nhẹ việc quản lý, giáo dục con cái. Né
tránh trách nhiệm, chạy theo kinh tế và nuông chiều con cái.
- Công tác tổ chức cai nghiện còn một số bất cập.

13


Nguyên nhân là do trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ với 720 người
nghiện bỏ trốn khỏi Cơ sở tại huyện Tân Thành. Qua vụ việc đã cho thấy công tác tổ
chức cai nghiện đối với số người nghiện ma tuý tại Cơ sở tư vấn và điều trị nghiện tỉnh
đã bộc lộ một số bất cập. Số lượng cán bộ, công nhân viên tại cơ sở cai nghiện còn bảo
đảm, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn cho người nghiện còn thiếu, trình
độ, khả năng, cách thức tiếp cận, thái độ ứng xử trong nắm bắt tâm lý của người
nghiện còn hạn chế nên chưa đáp ứng được với việc tiếp nhận, quản lý số lượng người
nghiện hiện có và có khoảng hơn 60% người nghiện tại Cơ sở là người nghiện ma túy
tổng hợp, số người nghiện này dễ bị kích động gây rối, tấn công, đập phá, tìm cách bỏ
trốn.
- Công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn:
Nguyên nhân là do ở tầng lớp học sinh, sinh viên, người dân tại cộng đồng thì có thể
tuyên truyền, giáo dục nâng cao khả năng phòng chống với tệ nạn, thế nhưng đối với
những đối tượng không nơi nương tựa, những đối tượng sống ở những tụ điểm tập
trung và những đối tượng khó tiếp cận trong xã hội thì rất khó để tuyên truyền, giáo
dục cho họ được.
- Có nhiều đối tượng nghiện không thể bắt họ đi cai nghiện:
Nguyên nhân là do cơ chế để đưa họ đi cai nghiện bắt buộc không được, họ không đủ

tiêu chí theo quy định hiện hành để có thể bắt họ đi cai nghiện bắt buộc được, còn nếu
bảo họ đi cai nghiện tự nguyện thì không phải ai cũng đi.
- Công tác giám sát, xử lý còn nhiều bất cập hạn chế: Nguyên nhân là do các cơ quan
chức năng, công an chưa xử lý dứt điểm và chưa có các biện pháp để xử lý đối với các
đối tượng đang nghiện ngoài cộng đồng.
- Các em còn mặc cảm, tự ti và bị kì thị:
Do các em còn ở độ tuổi thanh thiếu niên, nên khi rơi vào khủng hoảng các em thường
bế tắc, không biết làm thế nào, bên cạnh đó là áp lực từ gia đình và xã hội, gia đình khi
biết con cái bị nghiện sẽ hoang mang, la mắng, đánh đập thậm chí đuổi con ra khỏi nhà
nên sẽ gây áp lực hco trẻ, còn xã hội định kiến, kỳ thị xa lánh các đối tượng nghiện ma
túy.
- Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở
những kết quả đạt được và tình hình thực tế của địa bàn, năm 2017, Ban chỉ đạo phòng
chống tội phạm và tệ nạn xã hội TP Vũng Tàu tiếp tục đưa ra các nhiệm vụ, phương
hướng thực hiện phòng chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm
2030.
+ Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho
nhân dân, đồng thời đẩy mạnh công tác vận động quần chúng tích cực tham gia phòng
chống tội phạm.
+ Thứ hai: Làm tốt công tác phối hợp giữa cơ quan bảo vệ pháp luật với cấp ủy đảng,
chính quyền và các tổ chức đoàn các cấp để triển khai toàn diện các đề án chương trình
mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm.
+ Thứ ba: Mở các đợt cao điểm, tấn công trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm

14


ma túy, tội phạm về trật tự xã hội nhằm phòng ngừa kịp thời và làm giảm các loại tội
phạm.
+ Thư tư: Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong

công tác phòng, chống tội phạm và hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự.
+ Thứ năm: Tăng cường trang thiết bị phương tiện kỹ thuật và đội ngũ cán bộ trực
tiếp làm công tác phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn ma túy.
+ Thứ sáu: Tiếp tục nâng cao chất lượng về tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền cho
nhóm đối tượng có nguy cơ cao, phát động người dân tham gia phát hiện, tố giác tội
phạm ma túy, mại dâm.
-Mục tiêu trong thời gian tới:
+ Đến năm 2020 tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ
quản lý lên 90% (tương đương khoảng 3.150 người).
+ Sẽ giảm bớt số lượng người nghiện tại cộng đồng, và tới năm 2020 có thể kiểm soát
được các đối tượng, tạo việc làm cho 100% các đối tượng sau cai.
+ Giảm tỷ lệ và có thể kiểm soát mức độ rơi vào nghiện ngập của các thanh thiếu niên
và có các biện pháp để giảm tình trạng này.
Thông qua những thuận lợi và khó khăn trên, một số giải pháp được đưa ra như sau:
5.1. Đối với gia đình:
- Đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma tuý.
- Những bậc phụ huynh phải thức tỉnh và phải quan tâm đến con cái, có biện pháp giáo
dục con cái cho đúng đắn, khoa học. Thường xuyên trò chuyện, chia sẽ với con cái.
- Nâng cao tố chất của mỗi cá nhân để trở thành người có nhận thức, có sức khỏe và
tinh thần lành mạnh. Để thực hiện có hiệu quả việc này, vai trò của gia đình rất quan
trọng. Mỗi gia đình cần chủ động phối hợp với nhà trường, với các tổ chức xã hội khác
để cùng thực hiện.
5.2 Đối với nhà trường:
- Cần phải củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan
chức năng trong việc giáo dục, phòng ngừa tội phạm ma tuý.
- Đặc biệt chú ý một số em có nguy cơ cao, có thể mắc bệnh nghiện. Ngoài ra nên chú
ý các em có hạnh kiểm không tốt, tác phong, cử chỉ không được lành mạnh.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa gia đình với nhà trường, giữa thầy
cô giáo chủ nhiệm với cha mẹ học sinh, giữa học sinh với học sinh.
- Tạo ra nhiều hoạt động bổ ích trong trường để các em tham gia: Tổ chức nói chuyện

chuyên đề, xem phim, thi tìm hiểu về ma túy, thi kịch tuyên truyền về ma túy, tổ chức
nhiều buổi ngoại khóa về phòng chống ma túy.
-Tham gia tích cực công tác đấu tranh phòng chống ma túy, góp phần cùng lực lượng
chức năng đem lại môi trường sống trong lành, không ma túy.
- Xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc lành mạnh, vui tươi, hấp dẫn để
thanh niên không sa vào những thú vui vô bổ, tránh xa những chốn ăn chơi thiếu lành
mạnh. Điều quan trọng là không để học sinh bỏ học, vì đây là mầm mống tạo nên một

15


lớp trẻ ra đời sớm, dễ bị lôi kéo dẫn đến hư hỏng, phạm tội.
- Bạn bè phải khuyên bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và
chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt ma túy để cuộc sống hàng ngày
trong sạch tốt đẹp hơn.
5.3. Đối với chính quyền:
- Tăng cường các hoạt động văn hoá để giải trí, vui chơi lành mạnh, bổ ích đối với
từng lứa tuổi, đồng thời quan tâm tạo công ăn việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc
làm.
- Cấp ủy đảng phải có tính quyết định và cần phải đánh giá đúng thực trạng, nhìn
thẳng vào sự thật để có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ trong công tác phòng chống
HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.
- Tuyên truyền cho thanh, thiếu niên các kiến thức về ma túy, làm sao để các em thấy
rõ tác hại ghê gớm của các loại ma túy tổng hợp.
- Cơ quan Công an và các cơ quan chức năng liên quan cần kiểm soát chặt các con
đường vận chuyển ma túy du nhập từ ngước vào, xử lý nghiêm các đối tượng vận
chuyển, buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy
tập trung và cai nghiện tại cộng đồng, tạo việc làm và theo dõi chặt những người cai
nghiện thành công, giúp họ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.
- Các cấp xã, phường cần gắn kết hơn nữa với các gia đình, với tổ tự quản của khu dân

cư để có những biện pháp tăng cường sự giám sát của nhân dân, tố giác tội phạm ma
tuý. Phát động nhiều hơn nữa những phong trào toàn dân phát hiện và tố giác tội phạm
ma tuý, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tự quản.
- Lực lượng Công an phải chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu cho cấp ủy chính
quyền xây dựng xã, phường, huyện không có ma túy.
5.4. Đối với xã hội:
- Dùng tấm lòng và tình thương yêu để cảm hoá những người đã trót sa ngã vào con
đường tội phạm ma tuý. Đương nhiên, với nhiều trường hợp cần có sự nghiêm trị theo
hướng “trị một người để cứu muôn người, cần xây dựng một môi trường văn hoá, tạo
điều kiện cho mỗi thành viên có được điều kiện yên tâm công tác.
- Tăng cường kinh phí cơ sở vật chất cho công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy,
công tác cai nghiện và đấu tranh với tội phạm ma túy.
- Tích cực tổ chức tập huấn cho các lực lượng chức năng để có đủ trình độ đảm nhiệm
được nhiệm vụ được giao.

6.Vai trò của nhân viên CTXH
6.1. Đối với trẻ sống tại gia đình.
- Nhân viên CTXH cần tìm hiểu, nhận diện vấn đề mà các em đang gặp phải, cung cấp
thông tin cho trẻ.
- Tìm hiểu những ưu điểm, những thế mạnh của trẻ, khích lệ và động viên trẻ và nói về
những hậu quả mà ma túy mang lại cũng như những điều mà khi trẻ sau cai có được.

16


- Giảm bớt áp lực, tư vấn tâm lý tạo cảm giác thoải mái cho các em, gây dựng lòng tin
cho trẻ để thực hiện quá trình trị liệu sau này.
- Kết hợp với gia đình, nhà trường, bạn bè để đưa ra các biện pháp cai nghiện cũng
như tránh cái nghiện sau cai. Cần nhìn lại cách giáo dục trong mỗi gia đình, nhà
trường cho hợp lý.

6.2. Đối với trẻ nghiện ma túy lang thang:
- Tìm hiểu về tình trạng hiện tại của các đối tượng, trẻ lang thang thường sống trong
môi trường xấu, có nhiều cám dỗ vì thế nhân viên xã hôi cần xác định đâu là thuận lợi
và đâu là trở ngại torng việc cai nghiện cho trẻ.
- Tham vấn trị liệu tâm lý để các em nói lên những quan điểm, ước muốn và khả năng
của mình để phát triển phát huy tiềm năng của các em.
- Động viên, cho trẻ tham gia vào các nhóm đồng đẳng, các trung tâm cai nghiện.
- Liên hệ với các turng tâm tạo điều kiện cho các em có môi trường sống lành mạnh và
an toàn, và thường xuyên đánh giá quá trình phát triển của các em để thấy được những
hạn chế, cũng như mặt đạt được để có giải pháp kịp thời.
6.3. Trẻ sống torng trung tâm:
- Nhân viên xã hội cần phối hợp cùng với gia đình, trung tâm để giúp đỡ các em vượt
qua giai đoạn khó khăn này.
- Tìm hiểu rõ về vấn đề của thân chủ để có các giải pháp phù hợp.
- Xem trẻ em nghiện ma túy là nạn nhân chứ không xem các em là tội phạm, tuyên
truyền để xã hội, những người xung quanh không kỳ thị, có cái nhìn định kiến về các
em.
- Giúp đối tượng xây dựng, ổn định về tâm lý, tác động vào cộng đồng gia đình để tạo
cách hành xử và có cái nhìn phù hợp đối với các em,tổ chức vui chơi, giải trí lành
mạnh để giáo dục trẻ phòng ngừa tệ nạn xã hội, tổ chức tập huấn cho người dân, cộng
đồng để họ nâng cao khả năng kiến thức.
- Nhân viên CTXH là cầu nối giữa các em và cộng đồng, tạo điều kiện để họ hòa nhập
với cộng đồng, gia đình, tạo cảm giác thoải mái, tâm lý ổn định.

17


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua những thực trạng và nguyên nhân cũng như tác hại mà ma túy đem lại đối với

trẻ em ta nhận thấy tệ nạn ma túy đang là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, là
vấn đề gây nhiều nhức nhối ành hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, và sự phát
triển của đất nước. Qua việc nghiên cứu và phân tích đề tài đã đem lại một số kết quả
như: Cho thấy thực trạng và tính báo động của vấn đề, tìm hiểu các nguyên nhân cũng
như đưa ra cách giải pháp nhằm giúp chính quyền địa phương, cơ quan công an, đoàn
thể có các biện pháp để đấu tranh với tệ nạn ma túy trên địa bàn cũng như giúp cho các
bậc làm cha, làm mẹ nhận thức được vai trò của mình torng việc chăm sóc, giao dục
con cái, bên cạnh đó thì nhà trường có thể rút ra những bài học quý báu, tìm hướng
tuyên truyền giáo dục cho học sinh, qua đây nhân viên công tác xã hội sẽ định hình
được vai trò, trách nhiệm của mình torng việc thực hiện trợ giúp cho các đối tượng.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài cũng mang lại những ý nghĩa to lớn về thực tiễn
cũng như hkoa học:
Ý nghĩa thực tiễn:
- Làm cho mọi người thấy rõ thực trạng ma túy , tình hình thực hiện anh sinh xã hội
cũng như thuận lợi khó khăn của công tác thực hiện cai nghiện.
- Tìm hiểu những nhu cầu, khó khăn mà các em đang gặp phải, những nguyên nhân
dẫn đến hoàn cảnh hiện tại của các em, từ đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ, phòng
ngừa.
- Giúp các em có những chuyển biến tích cực, mạnh dạn, chủ động bày tỏ và chia sẻ
các nhu cầu, các vấn đề đang gặp phải để được hỗ trợ, từ đó cải thiện chất lượng cuộc
sống và giúp các em có thể quay lại trường học.
- Giúp gia đình các em nâng cao nhận thức và ngày càng phát huy vai trò, sự ảnh
hưởng của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Các cơ quan chính quyền làm công tác quản lý, giáo dục, các cá nhân tổ chức sẽ hiểu
thêm về một vài khía cạnh của vấn đề từ đó có thể có các chương trình hoạt động phù
hợp hơn.
- Bản thân có được kinh nghiệm thực tiễn, hiểu hơn về nhóm đối tượng nghiện ma túy.
Ý nghĩa khoa học:
- Thông qua đề tài sẽ làm rõ hơn về những vấn đề đang tồn tại trên địa bàn tỉnh, cũng
như áp dụng các lý thuyết vào thực tiễn, bổ sung nội dung về mặt lý thuyết, lý luận

thực tiễn và làm rõ những lý thuyết đó.
- Đề tài đã nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống, bám sát thực tế xã hội và có ý
nghĩa thiết thực cho quá trình phòng chống tệ nạn ma túy trên cả nước nói chung và
công tác phòng chống, hỗ trợ cho các đối tượng cai nghiện tại cộng đồng cũng như hỗ
trỡ việc làm sau cai cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.

18


2. Khuyến nghị.
- Cần có các chính sách phù hợp nhằm trợ giúp các em có thể cai nghiện tại gia và tại
cơ sở cai nghiện để sớm tái hòa nhập cộng đồng.
- Cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các chính sách cho người nghiện trên địa bàn, thực
hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích cai nghiện tự nguyện.
- Xây dựng các mô hình trợ giúp cộng đồng.
- Các cơ quan chức năng cần vào cuộc một cách mạnh mẽ để làm giảm tình trạng trên.
- Hỗ trợ việc làm cho các đối tượng sau cai, hỗ trợ nơi ăn chốn ở cho các đối tượng
nghiện không nơi nương tựa, các đối tượng lang thang.
- Gia đình cần có các cách quản lý, giạy dỗ với con cái một cách thiết thực hơn,
thường xuyên trò chuyện tâm sự với con mình.
- Nhà trường, gia đình và các cơ qan chính quyền địa phương cần có liên kết với nhau,
tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị chia sẽ, tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò
của các bậc cha mẹ, của nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội.
- Các em học sinh cần nỗ lực học tập rèn luyện, nâng cao nhận thức, tư cách đạo đức,
có các kỹ năng để ứng phó với hoàn cảnh.
- Nhân viên ,cán bộ làm công tác xã hội cần nỗ lực tìm hiểu, rà soát đưa ra các phương
án cụ thể, tập trung và đồng bộ, kiến nghị với các cơ quan chính quyền để đẩy lùi tệ
nạn này.

19



Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bài giảng quản lý trường hợp với người nghiện ma túy.
2. Bài giảng quản lý trường hợp với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Các chính sách, Nghị định, quyết định liên quan đến người nghiện ma túy.
4. Công tác chăm sóc sức khỏe dành cho trẻ em.
5. Chính sách ANXH cho người nghiện ma túy.
6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
7. Fanpage Cơ sở Tư Vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
8. Một số trang web như : HIV online, Gia đình và trẻ em, Bariavungtau.com, Trang
điện tử Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm

20



×