Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

ỨNG DỤNG GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHUẨN (MCA) TRONG ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHUẨN (MCA)
TRONG ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ HẰNG
Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý
Niên khóa: 2014 – 2018

Tháng 7/2018


ỨNG DỤNG GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHUẨN (MCA) TRONG
ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ HUYỆN
VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG

Tác giả
LÊ THỊ HẰNG

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kĩ sƣ ngành Hệ thống Thông tin Địa lý

Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS Nguyễn Tấn Trung

Tháng 7 năm 2018



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin chân thành và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đối với quý Thầy, Cô
của trƣờng Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý Thầy, Cô của
khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên chuyên ngành Hệ thống Thông tin Địa lý trong suốt
4 năm học đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức quý báo cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Tấn Trung (Phân viện Quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp (Miền Nam)) đã nhiệt tình hƣớng dẫn và chỉ dạy tôi trong suốt
thời gian thực tập và thực hiện luận văn, để tôi có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập
cũng nhƣ luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị đang làm việc tại Trung tâm Phát triển
Nông thôn (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Miền Nam)) đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi đƣợc tiếp xúc với môi trƣờng làm việc thực tế ở khu vực
đề tài nghiên cứu. Tạo môi trƣờng làm việc thân thiện, vui vẻ, và thoải mái. Giúp tôi
vừa đƣợc áp dụng kiến thức đã học và đồng thời học hỏi các kinh nghiệm từ các Anh,
Chị vào đề tài nghiên cứu thực tế.
Tôi cũng hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó
chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Lê Thị Hằng
Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên
Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 01292503879
Email:

i


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chuẩn trong đánh giá
thích nghi đất đai thích nghi tự nhiên và kinh tế huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang”
đã đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2018 đến tháng 7/2018. Mục tiêu
của đề tài bao gồm: Tích hợp GIS và AHP trong đánh giá thích nghi đất đai huyện
Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Phƣơng pháp tiếp cận của đề tài là: sử dụng phƣơng pháp đánh giá thích nghi đất
đai bền vững FAO (1993b, 2007), trong đó đánh giá đồng thời các yếu tố thuộc các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng (gọi là các yếu tố bền vững). Ứng dụng phân tích
thứ bậc trong ra quyết định nhóm (AHP-GDM) để xác định trọng số các yếu tố bền
vững, công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, phân tích không gian, biễu
diễn kết quả thích nghi đất đai bền vững. Nội dung và tiến trình thực hiện nhƣ sau:
1. Đầu tiên, Ứng dụng mô hình "Tích hợp GIS và ALES" (Lê Cảnh Định, 2005)
trong đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên. Trong đó:
a. Dùng GIS để xây dựng các lớp thông tin chuyên đề (thổ nhƣỡng, yếu tố gley,
độ sâu xuất hiện phèn hoạt động, độ sâu xuất hiện phèn tiềm tàng, độ dốc địa hình, khả
năng tƣới, nồng độ mặn, thời gian mặn), chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề bằng
chức năng overlay để thành lập bản đồ đơn vị đất đai (29 LMU).
b. Lựa chọn 6 LUT phổ biến có ý nghĩa về mặt Kinh tế, Xã hội, Môi trƣờng sau
đó đƣa vào đánh giá thích nghi. ALES đọc kết quả LMU (chất lƣợng đất đai) từ GIS,
đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất (LUR) của các LUT thông qua cây quyết định, và
đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên, xuất kết quả sang GIS thông qua từ khoá LMU.
2. Kế tiếp, đánh giá thích nghi đất đai bền vững gồm 2 giai đoạn sau:
a. Xác định các yếu tố ảnh hƣởng tới tính bền vững, có tất cả 12 yếu tố; Trong
đó: Kinh tế (3 yếu tố: Tổng giá trị sản phẩm, lãi thuần, B/C); xã hội (5 yếu tố: Lao
động, khả năng vốn, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách, tập
quán sản xuất); môi trƣờng (4 yếu tố: khả năng thích nghi tự nhiên, độ che phủ, tác
động đến quá trình thoái hóa đất, nâng cao đa dạng sinh học). Sử dụng phƣơng pháp
AHP-GDM trong xác định trọng số các yếu tố bền vững, giảm đƣợc tính chủ quan và
tranh thủ đƣợc tri thức của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau (kinh tế, xã
hội, môi trƣờng).

ii


b. Sau khi xác định đƣợc trọng số của các yếu tố bền vững, tiến hành tính chỉ số
thích hợp (Si) theo phƣơng pháp trung bình trọng số. Phân loại chỉ số Si để thành lập
bản đồ đánh giá thích nghi đất đai bền vững.
Ứng dụng mô hình tích hợp (trong nghiên cứu này) cho trƣờng hợp huyện Vĩnh
Thuận – tỉnh Kiên Giang.
Kết quả đạt đƣợc của khóa luận:
- Bản đồ đơn vị đất đai huyện Vĩnh Thuận – tỉnh Kiên Giang (tỉ lệ 1:150.000).
- Bản đồ thích nghi đất đai tự nhiên huyện Vĩnh Thuận – tỉnh Kiên Giang (tỉ lệ
1:150.000).
- Bản đồ thích nghi đất đai kinh tế huyện Vĩnh Thuận – tỉnh Kiên Giang (tỉ lệ
1:150.000).

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................ix
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Tổng quan về đánh giá thích nghi đất đai. ............................................................... 3
2.1.1. Phƣơng pháp đánh giá thích nghi đất đai (FAO, 1976) ........................................3
2.1.2. Đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững ..................10
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..............................................................................16
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 16
2.2.2. Đánh giá chung ....................................................................................................27
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................27
2.2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016........................................................................31
2.3. Tổng quan phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................34
2.3.1. Lý thuyết về hệ thống thông tin địa lý (GIS) ...... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Giới thiệu phần mềm ALES ................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nghiên cứu lý thuyết về phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) trong đánh giá thích
nghi đất đai ....................................................................................................................34
2.3.4. Lý thuyết về phân tích thứ bậc trong ra quyết định nhóm (AHP-GDM) ............40
2.3.5. Phân tích đa tiêu chuẩn trong GIS .......................................................................42
2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.........................................43
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 46
iv


3.1. Dữ liệu ....................................................................................................................46
3.1.1. Cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất .............................................................. 46
3.1.2. Cơ sử dữ liệu về tài nguyên đất ...........................................................................46
3.2. Phƣơng pháp ...........................................................................................................48
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ......................................................................52
4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .............................................................................52
4.2. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai tự nhiên .......................................................56
4.2.1. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất (LUR) .................................57

4.2.2. Xây dựng cây quyết định trong ALES ................................................................ 59
4.2.3. Kết quả thích nghi đất đai tự nhiên .....................................................................62
4.3. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai bền vững huyện Vĩnh Thuận. .....................65
4.3.1. Các tiêu chuẩn để đánh giá thích nghi bền vững .................................................66
4.3.2. Xác định trọng số các tiêu chuẩn .........................................................................68
4.3.1. Giá trị các chỉ tiêu phân cấp ................................................................................72
4.3.2. Đánh giá thích nghi kinh tế .................................................................................74
4.4. Đánh giá thích nghi đất đai bền vững và đề xuất sử dụng đấtError!

Bookmark

not defined.
4.4.1. Đánh giá thích nghi đất đai bền vững .................. Error! Bookmark not defined.
4.5. Đễ xuất sử dụng đất ................................................................................................ 77
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................................80
5.1. Kết luận...................................................................................................................80
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................81

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
ALES (Automated Land Evaluation System): Phần mềm đánh giá đất đai.
AHP (Analytic Hierarchy Process): Phân tích thứ bậc.
B/C (Benefit/ cost ratio): Tổng giá trị sản xuất/ chi phí.
FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nation): Tổ chức liên hợp
quốc về lƣơng thực và nông nghiệp.
FESLM (An international framework for evaluating sustainable land management):
Khung mẫu quốc tế để đánh giá quản lý đất đai bền vững.
GDM (Group decision making): Ra quyết định nhóm.

GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý.
IDM (Individual decision making): Ra quyết định của cá nhân.
LC (Land Characteristic): Tính chất đất đai.
LMU (Land Mapping Unit): Đơn vị đất đai.
LQ (Land Quality): Chất lƣợng đất đai.
LUR (Land Use Requirement): Yêu cầu sử dụng đất.
LUS (Land Use System): Hệ thống sử dụng đất.
LUT (Land Use/Utilization Type): Loại hình sử dụng đất.
MCA (Multi - Criteria Analysis): Phân tích đa tiêu chuẩn.
N (Not Suitable): Không thích nghi.
S1 (Highly Suitable): Thích nghi cao.
S2 (Moderately Suitable): Thích nghi trung bình.
S3 (Marginally Suitable): Thích nghi kém.
Sub - NIAPP (Sub – National Institute of Agricultural Planning and Projection):
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization): Tổ
chức liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa.
WRB (World Reference Base for soil resources): Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế
giới.

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai ............................................. 7
Bảng 2. 2 Phân loại đất – huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang .................................... 22
Bảng 2. 3. Yếu tố Gley – huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang .................................... 22
Bảng 2. 4. Độ sâu xuất hiện phèn hoạt động – huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang ... 23
Bảng 2. 5. Độ sâu xuất hiện phèn tiềm tàng – huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang .... 23
Bảng 2. 6. Cấp địa hình – huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang ................................... 23

Bảng 2. 7. Nồng độ mặn – huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang ................................. 25
Bảng 2. 8. Thời gian mặn – huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang ................................ 25
Bảng 2. 9. Khả năng tƣới – huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang ............................... 26
Bảng 2. 14. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh
Kiên Giang ..................................................................................................................... 31
Bảng 2. 15. Hiện trạng các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 – huyện Vĩnh
Thuận, tỉnh Kiên Giang ................................................................................................. 32
Bảng 2. 16. Hiện trạng các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 – huyện
Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang ....................................................................................... 33
Bảng 2. 17. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
(tính trên 1 ha) ............................................................................................................... 34
Bảng 2. 18. Phân loại tầm quan trọng tƣơng đối của Saaty. ......................................... 37
Bảng 2. 19. Phân loại chỉ số ngẫu nhiên (RI). ............................................................... 39
Bảng 3. 1. Cấu trúc dữ liệu của lớp hiện trạng sử dụng đất - huyện Vĩnh Thuận ......... 46
Bảng 3. 2. Các tiêu chuẩn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai – huyện Vĩnh Thuận .... 47
Bảng 3. 3. Cấu trúc dữ liệu của các lớp thông tin chuyên đề - huyện Vĩnh Thuận ...... 47
Bảng 4. 1 Bảng 4. 1. Mô tả tính chất các đơn vị đất đai – huyện Vĩnh Thuận ............ 53
Bảng 4. 2 Yêu cầu sử dụng đất của các LUT ở huyện Vĩnh Thuận .............................. 57
Bảng 4. 3. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của lớp thích nghi đất đai tự nhiên ................... 62
Bảng 4. 4 Tổng hợp kết quả thích nghi đất đai tự nhiên của LUTs huyện Vĩnh Thuận64
Bảng 4. 5 Tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá sử dụng đất bền vững ở huyện Vĩnh Thuận66
Bảng 4. 6. Kết quả tỷ số nhất quán của ma trận so sánh chuyên gia và ma trận so sánh
tổng hợp ......................................................................................................................... 68
Bảng 4. 7 ........................................................................................................................ 68
vii


Bảng 4. 8. Giá trị so sánh các cặp yếu tố cấp 2 thuộc nhóm kinh tế ............................. 69
Bảng 4. 9. Trọng số tiêu chuẩn cấp 2 thuộc tiêu chuẩn kinh tế ..................................... 69
Bảng 4. 10 . Giá trị so sánh cặp các yếu tố cấp 2 thuộc nhóm xã hội ........................... 70

Bảng 4. 11. Trọng số tiêu chuẩn cấp 2 thuộc tiêu chuẩn xã hội .................................... 71
Bảng 4. 12. Giá trị so sánh cặp các yếu tố cấp 2 thuộc nhóm môi trƣờng .................... 71
Bảng 4. 13. Trọng số tiêu chuẩn cấp 2 thuộc tiêu chuẩn môi trƣờng ............................ 72
Bảng 4. 14. Cấu trúc thứ bậc và trọng số các yếu tố bền vững ..................................... 72
Bảng 4. 15 Giá trị các tiêu chuẩn phân cấp ................................................................... 72
Bảng 4. 16. Phân loại chỉ số thích hợp .......................................................................... 75
Bảng 4. 17 Tổng hợp kết quả thích nghi kinh tế của LUTs huyện Vĩnh Thuận .......... 76

Bảng 4. 18 Tổng hợp kết quả thích nghi đất đai bền vững của LUTs Vĩnh ThuậnError! Bookmark
Bảng 4. 19 So sánh mức độ thích nghi tự nhiên, kinh tế, bền vững của các loại hình sử
dụng đất ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4. 20. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất Nông nghiệp đến năm 2020 .................... 79

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Sơ đồ các bƣớc tiến hành đánh giá đất đai .....................................................6
Hình 2. 2. Các mô hình phát triển bền vững .................................................................11
Hình 2. 3. Sơ đồ tiến hành đánh giá thích nghi đất đai bền vững .................................14
Hình 2. 4. Bản đồ vị trí địa lí huyện Vĩnh Thuận – Tỉnh Kiên Giang ........................... 18
Hình 2. 5. Bản đồ ranh giới hành chính huyện Vĩnh Thuận – Tỉnh Kiên Giang ..........19
Hình 2. 6. Các thành phần của công nghệ GIS.............. Error! Bookmark not defined.
Hình 2. 7. Mô hình vectoc và raster .............................. Error! Bookmark not defined.
Hình 2. 8. Ghép biên các mảnh bản đồ.......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2. 9. Các dạng vùng đệm của buffer ..................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2. 10. Các phép toán luận lý ................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 2. 11. Sơ đồ đánh giá đất đai trong ALES ............ Error! Bookmark not defined.
Hình 2. 12. Cấu trúc thứ bậc..........................................................................................48
Hình 2. 13. AHP – GDM trong xác định trọng số các yếu tố .......................................41

Hình 2. 14. Mô hình tích hợp ALES và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai. ...........50
Hình 3. 1. Mô hình GIS – MCA trong đánh giá đất đai theo quan điểm bền vững. .....49
Hình 4. 1. Khai báo yêu cấu sử dụng đất trong ALES ..................................................59
Hình 4. 2. Khai báo tính chất đất đai (LC) trong ALES................................................59
Hình 4. 3. Khai báo các loại hình sử dụng đất (LUT) trong ALES .............................. 60
Hình 4. 4. Xây dựng cây quyết định trong ALES .........................................................60
Hình 4. 5. Kết nối dữ liệu GIS và ALES .......................................................................61
Hình 4. 6. Xuất kết quả thích nghi đất đai tự nhiên từ ALES sang GIS ......................63

ix


CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đánh giá đất đai cung cấp những thông tin về khả năng thích nghi của các vùng
đất, làm cơ sở để ra quyết định trong quản lý sử dụng đất, đặc biệt là trong quy hoạch
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
FAO (1976) đã đƣa ra phƣơng pháp đánh giá đất đai tự nhiên có xem xét thêm về
yếu tố kinh tế. Đến FAO (1993b) phát triển phƣơng pháp đánh giá đất đai cho quản lý
sử dụng đất bền vững (FESLM), quan tâm cùng lúc đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
môi trƣờng. FAO (2007) phát triển công nghệ và nhấn mạnh phƣơng pháp đánh giá đất
đai bền vững vào trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đai. Do vậy, đánh giá đất đai là
phải đánh giá đất đai bền vững.
Trong đánh giá đất đai bền vững thƣờng sử dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau để
phân tích khả năng thích hợp, kỹ thuật tổ hợp các tiêu chuẩn khác nhau để cho ra kết
quả cuối cùng đƣợc gọi là Phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn (MCA).
Phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn (MCA), đôi khi gọi là đánh giá đa tiêu
chuẩn (MCE) cung cấp cho ngƣời ra quyết định các mức độ quan trọng khác nhau của
các tiêu chuẩn. Mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn đƣợc thể hiện thông qua trọng
số. Hầu hết sử dụng phƣơng pháp phân tích thứ bậc (AHP – IDM) để xác định trọng số

các tiêu chuẩn, do vậy kết quả còn mang tính chủ quan của ngƣời đánh giá. Để khắc
phục hạn chế của phƣơng pháp này và tranh thủ đƣợc tri thức của nhiều chuyên gia
trong từng lĩnh vực, nhiều nghiên cứu đã ứng dụng phƣơng pháp phân tích thứ bậc
trong môi trƣờng ra quyết định nhóm (AHP – GDM) cho việc xác định trọng số các
yếu tố (J. Luetal., 2007) trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ việc quản lý sử dụng
đất bền vững (Lê Cảnh Định, 2010).
Tuy nhiên, bản thân MCA/MCE không có khả năng phân tích không gian. Bên
cạnh đó, công nghệ GIS có khả năng phân tích không gian, xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai (bản đồ đất, đơn vị đất đai, … ), dễ dàng cập nhật dữ liệu và kết nối với hệ thống
cơ sở dữ liệu khác. Vì vậy, nghiên cứu “Tích hợp GIS và phân tích đa tiêu chuẩn
(MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên và kinh tế” phục vụ cho quản lý,
sử dụng đất bền vững là yêu cầu cấn thiết và cấp bách.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chuẩn (MCA/MCE) vào đánh giá
thích nghi đất đai tự nhiên và kinh tế huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các phƣơng pháp đánh giá đất đai của FAO
- Nghiên cứu mô hình tích hợp GIS và MCA trong đánh giá thích nghi tự nhiên
huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
- Nghiên cứu mô hình tích hợp GIS và MCA trong đánh giá thích nghi kinh tế
huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tƣợng: Đánh giá thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất nông

nghiệp huyện Vĩnh Thuận.

-

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Vĩnh Thuận – tỉnh Kiên Giang.
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp, không nghiên cứu các loại hình lâm nghiệp, chăn nuôi và cây trồng trên giá
thể.
+ Phạm vi thời gian: Từ tháng 3/2018 đến tháng 7/2018.

2


CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về đánh giá thích nghi đất đai.
2.1.1. Phƣơng pháp đánh giá thích nghi đất đai
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản trong đánh giá thích nghi đất đai
- Đánh giá thích nghi đất đai: Đánh giá thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh
giá đất đai (Land evalution) có thể đƣợc định nghĩa: “Quá trình dự đoán tiềm năng đất
đai khi sử dụng cho các mục đích cụ thể” Hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất
đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất.
Quá trình đánh giá có liên quan tới 3 lĩnh vực chính: Tài nguyên đất đai (Land
resources), sử dụng đất (land use) và kinh tế, xã hội (Socio- economic).
- Sử dụng đất: Những thông tin về đặc điểm sinh thái và yêu cầu kỹ thuật của
loại hình sử dụng đất.
- Kinh tế - xã hội: Bao gồm những đặc điểm khái quát về kinh tế, xã hội ảnh
hƣởng đến quá trình sử dụng đất (giá trị sản xuất, thu nhập, đầu tƣ, tập quán canh
tác,…).

Có hai loại thích nghi trong hệ thống đánh giá đất đai của FAO: thích nghi tự
nhiên và thích nghi kinh tế.
- Đánh giá thích nghi tự nhiên: Chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử dụng
đất đối với điều kiện tự nhiên không tính đến các điều kiện kinh tế. Nếu không thích
nghi về mặt tự nhiên thì không một phân tích kinh tế nào có thể biện chứng để đề xuất
tiếp tục sử dụng.
- Đánh giá thích nghi kinh tế: Các quyết định sử dụng đất đai thƣờng cân nhắc
về mặt kinh tế, dùng để so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng mức độ thích hợp
hoặc hiệu quả của hai loại hình sử dụng đất. Tính thích hợp về mặt kinh tế có thể đánh
giá bởi các yếu tố: Tổng giá trị sản xuất; lãi ròng; chi phí/lợi nhuận; tỷ lệ nội hoàn,…
Sản phẩm của quá trình đánh giá đất đai là bản đồ thích nghi đất đai và bản đồ đề
xuất sử dụng đất. Những tài liệu này giúp cho nhà quy hoạch và quản lý đất đai ra
quyết định một hiệu quả và hợp lý.
- Đất đai (Land): Là diện tích bề mặt của Trái Đất, các đặc tính của nó bao gồm
các thuộc tính tƣơng đối ổn định, hoặc có thể dự báo theo chu kỳ của sinh quyển bên
trên và bên dƣới nó nhƣ: Không khí, thổ nhƣỡng, địa chất, thủy văn, quần thể động
thực vật. Đất đai cũng là kết quả của hoạt động của con ngƣời trong quá khứ và hiện
3


tại, mà những thuộc tính này có ảnh hƣởng đáng kể tới việc sử dụng đất đai bởi con
ngƣời trong hiện tại và tƣơng lai.
- Đơn vị đất đai: hay còn gọi là bản đồ đơn vị đất đai (Land Map Unit- LMU) là
những vùng đất ứng với một tập hợp nhiều yếu tố tự nhiên tƣơng đối đồng nhất và có
ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sử dụng đất đai. Các yếu tố môi trƣờng tự nhiên bao
gồm môi trƣờng, địa chất, địa hình, địa mạo, thủy văn, lớp phủ thực vật,…
- Đặc tính đất đai (Land characteristic - LC): Là những đặc tính của đất đai có
thể đo đạc hoặc ƣớc lƣợng đƣợc, thƣờng đƣợc sử dụng để làm phƣơng tiện mô tả các
chất lƣợng đất đai hoặc để phân biệt giữa đơn vị đất đai có khả năng thích hợp cho sử
dụng khác nhau.

- Chất lƣợng đất đai (Land quality- LQ): Là những thuộc tính phức tạp phản
ánh mối quan hệ và tƣơng tác của nhiều đặc tính đất đai. Chất lƣợng đất đai thƣờng
đƣợc phân làm ba nhóm: Nhóm theo yêu cầu sinh thái cây trồng, nhóm theo yêu cầu
quản trị và nhóm theo yêu cầu bảo tồn.
- Loại hình sử dụng đất chính (Major kind of land use): Là sự phân chia ở
mức độ cao loại hình sử dụng đất, ví dụ: Nông nghiệp nhờ mƣa, nông nghiệp có tƣới,
cây hàng năm, cây lâu năm, đất đồng cỏ, đất lâm nghiệp,…
- Loại hình sử dụng đất (Land Utilization type or land use type- LUT): Là
loại sử dụng đất chính. Một loại hình sử dụng đất đƣợc mô tả chi tiết hơn loại hình sử
dụng đất chính. Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại
cây trong một số điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử
dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đầu tƣ, lao
động, biện pháp kĩ thuật, yêu cầu về cơ sở hạ tầng, mức thu nhập,…
- Yêu cầu về sử dụng đất (Land Use requirement- LUR): Là một tập hợp chất
lƣợng đất dùng để xác định điều kiện sản xuất và quản trị đất của các loại hình sử dụng
đất. Nhƣ vậy yêu cầu sử dụng đất thực chất là yêu cầu về đất đai của loại hình sử dụng
đất.
- Yếu tố hạn chế (Limitation factor): Là chất lƣợng hoặc đặc tính đất đai có
ảnh hƣởng bất lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định. Chúng thƣờng làm tiêu chuẩn
để phân cấp các mức thích nghi.
2.1.1.2. Các nguyên tắc trong đánh giá thích nghi đất đai
FAO (1976) đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai, bao gồm:
4


(1) Khả năng đánh giá và phân cấp cho loại hình sử dụng đất cụ thể: khái niệm
khả năng thích nghi đối với loại hình sử dụng đất cụ thể. Các yêu cầu đất đai của loại
hình sử dụng đất rất khác nhau. Vì thế, một thửa đất có thể thích hợp cao đối với cây
trồng này nhƣng lại không thích hợp với loại cây trồng khác.
(2) Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh chi phí đầu tƣ và giá trị sản phẩm

đầu ra ở các loại đất khác nhau: sự khác biệt giữa đất tốt hay đất xấu đối với loại cây
trồng nào đó không những đƣợc đánh giá qua năng suất thu đƣợc, mà còn phải so sánh
mức đầu tƣ cần thiết để đạt năng suất mong muốn. Cùng một loại hình sử dụng đất
nhƣng bố trí ở vùng đất khác nhau thì mức đầu tƣ và thu nhập cũng rất khác nhau.
(3) Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai: sự tham gia của những
chuyên gia trong lĩnh vực thổ nhƣỡng, sinh thái học, cây trồng, nông học, khí hậu học,
kinh tế và xã hội học là rất cần thiết giúp cho việc đánh giá bao quát và chính xác.
(4) Trong đánh giá đất đai cần phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế,
xã hội: một loại đất đai thích nghi với một loại cây trồng nào đó trong một vùng này có
thể không thích hợp ở vùng khác do sự khác biệt về chi phí lao động, vốn, trình độ kỹ
thuật của nông dân,…
(5) Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững: đánh giá
khả năng thích hợp phải tính đến các nguy cơ xói mòn đất hoặc các kiểu suy thoái đất
khác làm suy giảm các tính chất hóa học, vật lý hoặc sinh học của đất.
(6) Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau:
có thể so sánh giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giữa các hệ thống canh tác hoặc giữa
các cây trồng riêng biệt.
Theo những nguyên tắc trên thì đánh giá đất đai là xác định các mức thích hợp
của vùng đất cho các mục tiêu xác định, không chỉ đánh giá đơn thuần về tự nhiên mà
phải phân tích về kinh tế - xã hội và tác động môi trƣờng. Vì vậy những thông tin từ
đánh giá đất đai sẽ là cơ sở rất quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất.
2.1.1.3. Tiến trình đánh giá thích nghi đất đai (FAO, 1976)
Tiến trình đánh giá đất đai đƣợc chia thành 3 giai đoạn chính: (1) Giai đoạn
chuẩn bị, (2) Giai đoạn điều tra thực tế, (3) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo kết
quả.Các bƣớc thực hiện đánh giá đất đai theo FAO (1976) nhƣ hình 2.1:

5


(1) THẢO LUẬN BAN

ĐẦU
- Xác định mục tiêu
- Lập kế hoạch nghiên cứu

(2) MÔI TRƢỜNG
TỰ NHIÊN
- Đất - Thủy văn
- Địa hình- Thực vật
Khí
hậu
-…

(3) MÔI TRƢỜNG KINH
TẾ-XÃ HỘI
- Kinh tế - Xã hội
- Sản xuất nông nghiệp

(4) ĐẤT ĐAI (LAND)
- Bản đồ các đơn vị
đất đai
- Mô tả các đơn vị đất
đai
Chất lƣợng hoặc
tính chất đất đai (LQ/LC)

(6) SO SÁNH
GIỮA SỬ DỤNG
ĐẤT (LAND USE)
VÀ ĐẤT ĐAI
(LAND)

Đối chiếu LQ/LC
và LUR

(5) SỬ DỤNG ĐẤT
(LAND USE)
- Các loại hình sử dụng
đất
- Điều tra hiệu quả kinh
tế
YÊU CẦU SỬ
DỤNG ĐẤT
- Yêu cầu sử dụng
đất (LUR)
- Các hạn chế
CẢI TẠO
ĐẤT

PHÂN LOẠI KHẢ
NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT
ĐAI
(7) ĐỀ XUẤT SỬ
DỤNG ĐẤT
KẾT QUẢ
- Các loại bản đồ
- Báo cáo

Hình 2. 1. Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá đất đai
(Nguồn: Phỏng theo FAO (1976), D.Den và A.Young (1981))

6



2.1.1.4. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO 1976)
Cấu trúc tổng quát của phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp:
- Bộ (Orders): Phản ánh các loại thích nghi. Trong bộ chia ra làm hai mức: Thích
nghi (S) và không thích nghi của bộ (N).
- Lớp (Classes): Phản ánh mức độ thích nghi của bộ.
- Lớp phụ (sub-classes): Phản ánh những giới hạn cụ thể của từng đơn vị đất đai
với từng loại hình sử dụng đất. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các dạng
thích nghi trong cùng một lớp.
- Đơn vị (Unit): Phản ánh sự khác biệt về yêu cầu quản trị của các dạng thích
nghi của cùng một lớp phụ.
Bảng 2. 1. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai
Phân loại (Category)
Bộ (Oder)
Thích nghi

Lớp (Class)

Lớp phụ (Sub- class)

Đơn vị (Unit)

S1
S2

S2/Sl (*)

S3


S2/De

S2/De1 (**)

S2/Ir

S2/De2

…….

S2/De3
…….

Không thích nghi

N1

N1/Ir

N2

N1/De

Ghi chú: (*) Yếu tố hạn chế (Sl: Độ dốc; De: độ dày tầng đất mặt; Ir: khả năng tưới).
(**) Yếu tố hạn chế trong cùng 1 lớp phụ, phản ánh sự khác biệt về mức độ
khác biệt về mặt quản trị (Ví dụ: De1 < 50cm, De2: 50-100cm, De 3:
>100cm).

Cấp phân vị từ lớp “bộ” tới lớp “phụ” đƣợc áp dụng đánh giá đất đai tới cấp tỉnh,
từ lớp “bộ” tới “đơn vị” sẽ đƣợc áp dụng tới cấp huyện điểm và các xã thuộc huyện

điểm. Trong đề tài này, sử dụng cấp phân vị tới cấp “đơn vị”.
Bộ thích nghi đất đai đƣợc chia làm 3 lớp: S1 (thích nghi cao), S2 (thích nghi
trung bình), S3 (thích nghi kém).

7


- S1 (Thích nghi cao): Đất đai không có hạn chế có ý nghĩa đối với việc thực hiện
lâu dài một loại hình sử dụng đất đƣợc đề xuất, hoặc không làm giảm năng suất hoặc
tăng mức đầu tƣ quá mức mà có thể chấp nhận đƣợc.
- S2 (Thích nghi trung bình): Đất đai có những hạn chế mà cộng chung lại ở mức
trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất đƣợc đƣa ra; các giới hạn
sẽ làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tăng yêu cầu đầu tƣ. Ở mức thích
nghi này là lý tƣởng, mặc dù chất lƣợng của nó thấp hơn hạng S1.
- S3 (Thích nghi kém): Đất đai có những giới hạn mà cộng chung lại là nghiêm
trọng đối với loại hình sử dụng đất đƣợc đƣa vào, tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận đƣợc
loại sử dụng đất đã định. Phí tổn sản xuất cao nhƣng vẫn có lãi.
Bộ không thích nghi đất đai đƣợc chia làm 2 lớp: N1 (Không thích nghi hiện tại)
và N2 (không thích nghi vĩnh viễn).
- N1 (Không thích nghi hiện tại): Đất đai không thích nghi với loại hình sử dụng
đất nào đó trong điều kiện hiện tại. Những giới hạn đó có thể khắc phục đƣợc bằng
những đầu tƣ lớn trong tƣơng lai.
- N2 (Không thích nghi vĩnh viễn): Đất không thích nghi với loại hình sử dụng
đất trong hiện tại và tƣơng lai, vì có giới hạn rất nghiêm trọng mà con ngƣời không có
khả năng làm thay đổi.
2.1.1.5. Phƣơng pháp xác định khả năng thích nghi đất đai
Sau khi đã xác lập các đơn vị đất đai và lựa chọn các loại hình sử dụng đất có
triển vọng để đánh giá, bƣớc kế tiếp trong tiến trình đánh giá đất đai là quá trình kết
hợp, so sánh giữa LQ/LC với LUR của loại hình sử dụng đất (LUT). Kết quả của quá
trình này là xác định các mức thích nghi của từng LUT trên từng đơn vị đất đai.

Phƣơng pháp kết hợp giữa LQ/LC và LUR theo đề nghị của FAO có các cách đối
chiếu sau:
- Điều kiện hạn chế:
Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng trong phân loại khả năng thích nghi đất
đai, sử dụng cấp hạn chế cao nhất để xác định khả năng thích nghi. Phƣơng pháp này
đơn giản nhƣng không giải thích đƣợc sự tƣơng tác giữa các yếu tố.
+ Ƣu điểm: Đơn giản, logic và theo quy luật tối thiểu trong sinh học.
+ Hạn chế: Không thể hiện đƣợc ảnh hƣởng qua lại của các yếu tố và không thấy
đƣợc vai trò của các yếu tố trội, yếu tố gây ảnh hƣởng có ý nghĩa quyết định hơn.
8


- Phƣơng pháp toán học:
Phƣơng pháp này cho điểm các chất lƣợng hoặc tính chất đất đai (LQ/LC) ứng
với từng LUT, cộng các giá trị và phân cấp này thích nghi theo tổng số điểm. Đã có
các nghiên cứu theo hƣớng này nhƣng xem mức độ ảnh hƣởng của các LQ/LC đến
thích nghi cây trồng có tầm quan trọng nhƣ nhau nên kết quả không sát với thực tế sản
xuất. Để phƣơng pháp này mang tính khả thi cao cần thiết phải tham khảo ý kiến
chuyên gia để xác định: (1) Xác định mức độ ảnh hƣởng (trọng số wi) của các LQ/LC
đến thích nghi các LUT, (2) Thang điểm (xi) của từng LQ/LC ứng với từng LUT.
Tổng giá trị thích nghi theo miền giá trị thích nghi (Si).
- Phƣơng pháp chuyên gia:
Bàn bạc với các nhà nông học, kinh tế, nông dân,… tóm lƣợc việc kết hợp các
điều kiện khác nhau và chỉnh sửa làm sao cho chúng có thể đánh giá đƣợc cho tất cả
các khả năng thích nghi.
- Phƣơng pháp xem xét kết quả về kinh tế:
Trên cơ sở so sánh các kết quả đánh giá về kinh tế với tính chất đất đai, sau đó
đƣa ra phân cấp đánh giá.
Trong đề tài này, áp dụng phƣơng pháp điều kiện hạn chế lớn nhất cho đánh giá
thích nghi tự nhiên. Đồng thời, để khắc phục những hạn chế của phƣơng pháp này, tác

giả tiến hành kết hợp với phƣơng pháp chuyên gia và xem xét thêm về vấn đề kinh tế.
- Phân tích kinh tế - xã hội:
Trong quá trình định lƣợng, phân tích kinh tế chỉ thực hiện ở mức tổng quát.
Phân tích định hƣớng những phát triển của các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện) kết hợp với
dữ liệu kinh tế vĩ mô cùng với thông tin tổng quát về hiện trạng phát triển nông nghiệp
và kinh tế nông thôn. Đánh giá cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dân số, lao động và mức sống
của dân cƣ. Bên cạnh đó còn phân tích các thông tin về quá trình sử dụng đất đai, chất
lƣợng lao động, giáo dục,… Qua đó xác định các vấn đề hạn chế nhƣ: thiếu lao động
thời vụ, thị trƣờng và dịch vụ nông nghiệp còn nghèo nàn,… Dự báo thị trƣờng của
các ngành hàng và phân tích lợi thế so sánh với các vùng khác. Cần tranh thủ ý kiến
của nông dân, chuyên gia,… các bên liên quan.
Trong đánh giá đất định lƣợng, phân tích kinh tế chiếm vai trò quan trọng. Phân
tích thƣờng tập trung vào nghiên cứu tính khả thi của dự án. Trong những dự án phát
triển liên quan đất đai, ngƣời ta quan tâm tới hai mục tiêu chính: (i) lợi ích cho ngƣời sử
9


dụng đất, (ii) lợi ích quốc gia. Ngƣời sử dụng đất rất quan tâm tới hiệu quả kinh tế của
loại hình sử dụng đất nhƣ: thu nhập, lãi thuần,… Đứng về góc độ quốc gia nhà quy
hoạch quan tâm đến lợi ích toàn xã hội. Vấn đề này thƣờng xuyên đƣợc xem xét thông
qua việc phân tích chi phí và lợi ích xã hội, trong đó chi phí và giá cả đƣợc điều chỉnh để
phản ánh chi phí cơ hội của tài nguyên tới toàn xã hội. Do đó, đánh giá kinh tế cung cấp
thông tin quan trọng cho phân cấp thích nghi định lƣợng.
- Đánh giá tác động môi trƣờng:
Đánh giá tác động môi trƣờng hoặc những hệ quả có thể làm thay đổi môi trƣờng
nên đƣa vào xem xét trong quá trình đánh giá. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai
nên dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là loại hình sử dụng đất
nào có khả năng phát triển (không giới hạn thời gian) mà không ảnh hƣởng xấu tới
môi trƣờng thì đề xuất sử dụng.
Trong quá trình nghiên cứu tài nguyên đất đai, cần thiết phải xác định các mối

nguy hiểm và đề ra cách ngăn chặn chúng. Ngoài ra khi đánh giá tác động môi trƣờng
cần chú ý đến khu vực có liên quan.
2.1.2. Đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững
2.1.2.1. Khái quát về phát triển bền vững
- Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ “phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lƣợc bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: "Sự phát triển của nhân loại không
thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu
của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái học”.
Khái niệm này đƣợc phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland
(còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế
giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là
“sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai...”. Nói cách khác,
phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng
và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ.
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một
loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng
10


cao chất lƣợng môi trƣờng. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế
hệ hiện tại mà không phƣơng hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của
thế hệ trong tƣơng lai”.
- Mô hình phát triển bền vững
Năm 2001, Hội đồng Phát triển Bền vững Liên Hợp Quốc (United Nations
Commission on Sustainable Development -UNCSD) đã công bố các yếu tố phát triển
bền vững với 58 yếu tố nhằm hỗ trợ việc hoạch định chính sách cho các quốc gia. Trên
cơ sở này, các nƣớc xây dựng bộ yếu tố (indicator) phù hợp cho nƣớc mình: Indonesia

21 yếu tố; Philippines 43 yếu tố; Thái Lan 16 yếu tố; Trung Quốc 80 yếu tố; Thụy
Điển 30 yếu tố; Anh 15 yếu tố; Mỹ 32 yếu tố,... Bộ yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ phát triển và đặc thù của mỗi nƣớc, nhƣng đều có điểm chung là phát triển hài
hòa cả 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống
của con ngƣời.

Hình 2. 2. Các mô hình phát triển bền vững
(Nguồn: Rigby et al., 2000)
2.1.2.2. Khái quát về sử dụng đất bền vững
Tính bền vững có thể đƣợc coi là tính thích hợp đƣợc duy trì lâu dài với thời
gian. Bền vững của hệ thống quản lý sử dụng đất bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Bền vững về kinh tế.
- Sự chấp nhận xã hội.
- Bền vững về môi trƣờng.
Trong lịch sử canh tác đất đã từng chỉ có 3 hệ thống đƣợc công nhận có sức sản
xuất ổn định nhờ có sự phục hồi độ phì nhiêu đất sau mỗi kỳ khai thác, các hệ thống
đó là: (i) Hệ du canh luân hồi; (ii) Hệ chăn thả gia súc luân phiên; (iii) Hệ chăn thả lúa
nƣớc. Các hệ canh tác này đã tồn tại khá lâu dài trong điều kiện chƣa đòi hỏi mức thu
11


nhập cao và điều kiện tự nhiên dồi dào; tuy nhiên trong điều kiện hiện nay với những
biến đổi lớn trên phạm vi toàn cầu, mỗi quốc gia, thậm chí từng địa phƣơng thì các hệ
thống đó không thể tồn tại bền vững một cách rộng rãi nhƣ trƣớc.
Ở Việt Nam, điều kiện tự nhiên không còn thuận lợi cho sản xuất nhƣ trƣớc, dân
số tăng nhanh dẫn đến tăng áp lực nhu cầu sử dụng đất. Nếu một loại cây trồng không
sinh lời thỏa đáng tất yếu bị xâm lấn bởi cây trồng khác. Giá các loại vật tƣ nông
nghiệp tăng lên, các giống đòi hỏi phân bón cao thì không thể duy trì mức đầu tƣ thấp.
Nhu cầu về đời sống tăng lên thì bản thân ngƣời sử dụng đất cũng không bằng lòng với
mức hƣởng lợi thấp.

Các hệ thống đƣợc coi là bền vững cao, nhƣng khả năng đáp ứng nhu cầu thấp,
chẳng hạn phƣơng thức du canh tiến triển chỉ có thể tồn tại ở vùng sâu vùng xa, tách
biệt với dòng phát triển chung, ít giao lƣu với bên ngoài. Nếu có sự chấp nhận của xã
hội đối với một hệ thống nhƣ vậy chẳng qua chỉ là tình thế bắt buộc. Khi có những áp
lực tạo nên từ hoạt động của con ngƣời ở quy mô địa lý lớn thì nó khó có thể chống đỡ
hoặc thích ứng đƣợc để tồn tại.
Nếu chỉ có thể xét về mặt kinh tế trên đơn vị diện tích thì không có cây trồng nào
bằng cây thuốc phiện, ƣu thế này làm cho nó bền vững tƣơng đối trong cộng đồng nhỏ
cƣ dân ở vùng cao. Nhƣng ngày nay, hiệu quả kinh tế cao vẫn chƣa đủ để tồn tại trƣớc
áp lực của xã hội đòi hỏi phải bài trừ căn nguyên làm băng hoại sức khỏe loài ngƣời.
Từ đó tính bền vững của sử dụng đất phải đƣợc xem xét đồng bộ các mặt kinh tế, xã
hội và môi trƣờng.
Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt
động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm về môi trƣờng để
đồng thời thỏa mãn các vấn đề sau:
- Duy trì và nâng cao năng suất, chất lƣợng.
- Giảm rủi ro sản xuất.
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên, ngăn ngừa thoái hóa đất và nƣớc.
- Có hiệu quả lâu dài.
- Đƣợc xã hội chấp nhận.
2.1.2.3. Các phƣơng pháp đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý, sử
dụng đất bền vững theo FAO (1993b, 2007)
Đánh giá thích nghi đất đai theo FAO (1993b)
12


Để xem xét một cách đầy đủ và hệ thống các vấn đề liên quan tới sử dụng đất,
FAO (1993b) đã xuất bản đề cƣơng hƣớng dẫn đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý
bền vững (An international Framework for Evaluating Sustainable Land Management
- FESLM). Trong đó đƣa ra các nguyên tắc, phƣơng pháp, các yếu tố và tiêu chuẩn cần

xem xét trong đánh giá bền vững. Đánh giá đất đai phục vụ quản lý bền vững thực chất
là lựa chọn các LUS đáp ứng nhiều tiêu chuẩn đƣợc đặt ra (tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể của vùng nghiên cứu).
- Phƣơng pháp đánh giá đất đai của FAO (1993b), gồm 2 pha:
+ Pha 1: Đánh giá thích nghi tự nhiên theo phƣơng pháp FAO (1976);
+ Pha 2: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng (gọi
là đánh giá thích nghi đất đai cho quản lý sử dụng đất bền vững).
(1) Thảo luận ban đầu về nội dung, phƣơng pháp; lập kế hoạch; phân loại và xác
định các nguồn tài liệu có liên quan, từ đó lập kế hoạch nghiên cứu; xác định mục tiêu
và loại hình sử dụng đất trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đánh giá đề xuất sử
dụng đất bền vững.
(2) Thành lập bản đồ đơn vị đất đai (LMU) dựa vào các lớp thông tin điều kiện
tự nhiên: Thổ nhƣỡng, tầng dày, thành phần cơ giới, khả năng tƣới, độ dốc,... Mô tả
đặc tính từng LMU.
(3) Đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên trên cơ sở so sánh yêu cầu sử dụng đất
của loại hình sử dụng với tính chất đất đai trên từng LMU.
(4) Đánh giá thích nghi bền vững: Khảo sát thực địa, tham khảo ý kiến các
chuyên gia,... xác định các yếu tố liên quan tới tính bền vững thuộc các lĩnh vực tự
nhiên, kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Tính trọng số các yếu tố bền vững và đánh giá tổng
hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trƣờng.
(5) Đề xuất sử dụng đất bền vững bao gồm: Tài liệu, số liệu, bản đồ.

13


Thảo luận ban đầu
Xác định:Mục tiêu, lập kế hoạch;
Khu vực; Loại hình sử dụng đất thích hợp.

Loại hình sử dụng đất

Xác định LUR
Các hạn chế

Đánh giá đất đai
So sánh và LUR với
LC/LQ

Bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ
Mô tả đặc tính LC/LQ

Đánh giá thích nghi tự nhiên theo FAO (1976)

Đánh giá bền vững

Xác định các yếu tố liên quan đến tính bền vững
thuộc các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi
trƣờng.

Xác định trọng số các yếu tố, đánh giá tổng hợp
các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trƣờng.

Đề xuất sử dụng đất bền vững: Tài
liệu, số liệu, bản đồ

Hình 2. 3. Sơ đồ tiến hành đánh giá thích nghi đất đai bền vững
(Nguồn: Phỏng theo FAO (1993b))
Đánh giá thích nghi đất đai theo FAO (2007)
FAO (2007) nhấn mạnh: đánh giá đất đai là đánh giá bền vững. Tiến trình đánh
giá thích nghi đất đai bền vững gồm các bƣớc sau:

(1) Tham khảo ý kiến của tất cả các đối tƣợng (nhà quy hoạch, nhà quản lý, các
đối tƣợng sử dụng đất,...) về mục đích sử dụng đất và ràng buộc hiện tại, xác định
14


×