Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

VHGT BAI 5 ton trong nguoi dieu khien giao thong lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.22 KB, 4 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ ĐÌNH CHINH
*************
GIÁO ÁN VĂN HÓA GIAO THÔNG LỚP 5
BÀI 5: TÔN TRỌNG NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết tôn trọng người điều khiển giao thông.
2. Kĩ năng:
- Biết cách chấp hành các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Thái độ:
- Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng quy định của người
điều khiển giao thông.
- Học sinh có ý thức tôn trọng người điều khiển giao thông.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh có người điều khiển giao thông.
- Tranh ảnh sưu tầm về người đi sai/ đúng quy định.
- Nếu học sinh ở sân trường có thể chuẩn bị xe đạp, cờ để học sinh thực hành đóng người
điều khiển và người tham gia giao thông.
2. Học sinh:
- Sách văn hóa giao thông lớp 5.
- Sưu tầm một số tranh ảnh khi tham gia giao thông trên đường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Trải nghiệm:
- H: Bạn nào đã được nhìn thấy người điều - Trả lời theo ý kiến cá nhân
khiển giao thông?
- H: Người điều khiển giao thông các em nhìn - Trả lời theo sự trải nghiệm của
thấy là ai?


mình? ( Cảnh sát giao thông, thanh
niên tình nguyện,…)
- H: Em và người thân có chấp hành lệnh của - Trả lời tùy theo sự trải nghiệm của
người điều khiển giao thông không?
mình có thể đúng hoặc sai
- GV không nhận xét đúng sai, đưa ra một số - Quan sát + lắng nghe
hình ảnh có người điều khiển giao thông. Vậy
người điều khiển giao thống giúp người tham
gia giao thông những gì. Chúng ta cùng tìm
hiểu câu chuyện.
2. Hoạt động cơ bản: Tôn trọng người điều
khiển giao thông.
- GV đưa ra hình ảnh minh họa cho câu - 1 HS kể mẫu, lớp đọc thầm
chuyện và kể mẫu câu chuyện/ 20.
- GV nêu các câu hỏi:
- Lắng nghe yêu cầu
H: Dấu hiệu để nhận biết người điều khiển
giao thông là gì?


H: Theo em, việc cô gái không thực hiện theo
yêu cầu của người điều khiển giao thông là
đúng hay sai? Tại sao?
H: Tại sao chúng ta phải tôn trọng người điều
khiển giao thông?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu
hỏi. (3’)
- Gọi các nhóm trình bày
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý:

Khi tham gia giao thông trên đường phải thực
hiện đúng luật giao thông, cần chấp hành yêu
cầu của người điều khiển giao thông. Để đảm
bảo an toàn giao thông cho tất cả mọi người.
- Kết luận:
Những người điều khiển giao thông
Giữ yên đường phố, em không coi thường
Chấp hành trên mọi ngả đường
An ninh trật tự phố phường yên vui.
3. Hoạt động thực hành:
* Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong sách/21
- GV đưa ra hình ảnh minh họa
+ Tranh có người điều khiển giao thông.
+ Tranh không có người điều khiển giao thông
- Yêu cầu HS nêu ý kiến cá nhân về hai bức
tranh.
- Nhận xét: Khi có người điều khiển giao
thông, các phương tiện đi đúng, tránh xảy ra
ùn tắc, va chạm.
* Hãy ghi Đ vào hình ảnh thể hiện hành động
đúng, S vào hình ảnh thể hiện hành động sai.
- GV cho HS quan sát 4 bức tranh
- YC HS thực hiện điền Đ/ S bằng bút chì vào
SGK
- GV kiểm tra bằng hình thức trò chơi: “Ai
đúng, ai sai”
+ YC cả lớp hoạt động: GV đưa từng bức
tranh, nếu hành động đúng đưa thẻ xanh, hành
động sai đưa thẻ đỏ.
+ Sau mỗi bức tranh GV giải thích.

- Tranh 1 Đúng: Khi tay phải của CSGT giơ về
phía trước: báo hiệu cho người tham gia giao
thông ở phía sau và bên phải người điều khiển
dừng lại, người đi ở phía trước người điều

- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày
- Bổ sung
- Lắng nghe

- Đọc lại phần ghi nhớ

- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- Quan sát
- HS nêu ý kiến cá nhân
- Lắng nghe

- Quan sát
- Cá nhân HS trả lời vào SGK
- Tham gia trò chơi

- Lắng nghe


khiển chỉ được rẽ phải, người đi ở phía bên
trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.
- Tranh 2: Sai vì người ĐK đưa tay phải về
phía trước nhưng người tham gia giao thông
bên phải không dừng lại.
- Tranh 3: Đúng. Khi người ĐK dơ tay thẳng

đứng để báo hiệu cho người tham gia giao
thông ở các hướng đều phải dừng lại.
- Tranh 4: Sai. Vì người Đk dơ tay thẳng đứng
nhưng người tham gia giao thông vẫn tiếp tục
đi không dừng lại.
* Kết luận:
Chấp hành và tôn trọng
Người điều khiển giao thông
Là ý thức, tấm lòng
Của người công dân tốt.
4. Hoạt động ứng dụng
- GV cho 1 HS đọc câu chuyện
- H: Theo em, đề nghị của Thư là đúng hay
sai? Tại sao?
- Cho HS suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV mở rộng:YC HS đóng vai lại câu
chuyện và đưa ra đoạn kết cho câu chuyên.
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ thảo luận
phân vai trong thời gian 3’.
- Gọi 2 đội đóng vai
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt ý:
Cảnh sát giao thông
Hay người điều khiển
Cùng chung trách nhiệm
Hướng dẫn, chỉ đường
Lưu thông phố phường
Xe đi đúng hướng.
- Đưa đoạn phim nêu lên ý nghĩa của người
điều khiển giao thông (Nếu có GAĐT)


- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe, nhắc lại

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Trả lời
- Lắng nghe
- Tham gia đóng vai.

- HS đóng vai
- Lắng nghe, nhắc lại

- Hiểu được tầm quan trọng của người
điều khiển giao thông. Cần tôn trọng
người điều khiển giao thông.

5. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS trải nghiệm lại thực tế thông qua
trò chơi “Tham gia giao thông”
- Tham gia trò chơi
- GV sẽ là người điều khiển giao thông tại ngã
tư, 8 HS sẽ ở 4 hướng. Mỗi hướng 2 HS.
- GV sẽ điều khiển bằng hình thức đưa tay ra
hiệu, HS sẽ tham gia giao thông. Lớp sẽ nhận
xét bạn nào đi đúng, bạn nào đi sai.


(Nếu tổ chức dưới sân cần chuẩn bị phương

tiện tham gia giao thông).
- GV liên hệ giáo dục thái độ tôn trọng người
điều khiển giao thông.
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe



×