Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

phong trao khang chien chong phap dau the ki 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.06 KB, 18 trang )

PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN PHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TỪ NĂM
1858 ĐẾN NĂM 1954
Năm 1858 : Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.
Kế hoạch xâm lược Việt Nam đã được thông qua từ tháng 4-1857 và đến khi cuộc can thiệp của Pháp
ở vùng biển Trung Hoa tạm ngưng bởi hiệp ước thiên Tân lần thứ nhất ngày 27-6-1858, hạm đội
Pháp lập tức quay mũi về phía Đà Nẵng.
Kế hoạch xâm lược Việt Nam đã được thông qua từ tháng 4-1857 và đến khi cuộc can thiệp của Pháp
ở vùng biển Trung Hoa tạm ngưng bởi hiệp ước thiên Tân lần thứ nhất ngày 27-6-1858, hạm đội
Pháp lập tức quay mũi về phía Đà Nẵng.
Người chỉ huy hạm đội Pháp là Phó Đô đốc Giơnuiy (R. de Genouily), đã từng chinh chiến nhiều
năm trên chiến trường Nga và Trung Quốc. R. de Genouily có trong tay 14 tàu chiến và 3000 quân.
Ngoài ra trên mặt trận Đà Nẵng còn có 500 quân Tây Ban Nha do đại tá Landarôt (lanzarotte) chỉ
huy, mà một số sách lịch sử đã gọi là “liên quân Pháp – Tây Ban Nha”. Quân Tây Ban Nha có mặt
trong cuộc chiến tranh xâm lược vì họ cũng bị kích động “trả thù” cho các giáo sĩ dòng Đa Minh của
họ bị Tự Đức sát hại. Rạng sáng 1-9-1858, không chờ quân triều đình trả lời tối hậu thư, quân Pháp
đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà. Quân triều đình bắn trả, nhưng do vũ khí lạc hậu và không được
luyện tập thường xuyên nên kém hiệu quả, không thể ngăn chặn được Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn
Trà. Vũ khí hiện đại đã tạo cho liên quân Pháp-Tây Ban Nha lợi thế ngay từ đầu, các đồn An Hải và
Điện Hải (Trà Sơn) bị vỡ, quân triều đình phải lui về Hòa Vang.
CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TIÊU BIỂU
CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG PHÁP
Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896)
1. Sự bùng nổ của phong trào.
Đối với thực dân Pháp, việc ký Hiệp ước Patơnôt ngày 6-6-1884 đã chấm dứt giai đoạn xâm lược
ngót 30 năm. Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn còn âm ỉ trong hoàn cảnh mới. Vả lại,
thực dân Pháp mới chỉ xác lập được quyền lực ở trung ương, còn phần lớn các địa phương ở xứ Bắc
và Trung Kỳ chúng chưa thể nắm được. Vì thế, thực dân Pháp còn phải trải qua giai đoạn 12 năm mà
chúng gọi là giai đoạn bình định, đàn áp các phong trào vũ trang cuối cùng.
Trong triều, phe chủ chiến dù khó khăn, vẫn không nản chí. Vấn đề trước mắt họ là phải tìm ra một
nhân vật mà phái chủ chiến có thể khống chế được để đưa lên ngôi.
Vua Hàm Nghi (húy là Ưng Lịch), được đưa lên ngôi tháng 8-1884, sớm tỏ ra có khí phách ngay


trước mặt tên Trú sứ Rây na (Rheinart) và các sĩ quan Pháp có mặt trong buổi lễ đăng quang của
mình tại kinh thành Huế.
Đại biểu cho phe chủ chiến trong triều là Phan Đình Phùng, Ông Ích Khiêm, Trần Xuân Soạn... đứng
đầu là Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913). Mặc dù có những điểm bất đồng trong chuyện phế lập, nhưng
phái chủ chiến và đa số hoàng tộc đã nhanh chóng thông qua kế hoạch táo bạo đánh úp quân Pháp ở
đồn Mang Cá và toàn bộ khu vực Kinh thành của Tôn Thất Thuyết.
Lực lượng quân Pháp ở Huế có tới 2300 tên do tướng Đờ Cuốc xy (De Courcy) chỉ huy nhằm tiêu
diệt lực lượng chủ chiến của Tôn Thất Thuyết.
Nhưng phe chủ chiến đã nhanh tay hơn. Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn
nổ súng đánh úp đồn Mang Cá. Quân Pháp mất 4 sĩ quan và trên 60 lính. Nhưng do sự chuẩn bị chưa
đầy đủ nên khi quân Pháp phản công, quân ta bị động, thiệt hại rất lớn. Tôn Thất Thuyết phải đưa xa
giá vua Hàm Nghi rời kinh thành, đi ra Quảng Trị mà từ lâu ông đã cho chuẩn bị cơ sở.
Khi tới Tân Sở (Quảng Trị), quân sĩ chỉ còn 500 người. Ngày 13-7-1885, Hàm Nghi xuống chiếu Cần
Vương lần thứ nhất, nêu lại sự kiện "sự biến Kinh thành", hô hào dân chúng phò Vua cứu nước. Ngày
19-9-1885, khi Pháp vội vã đưa Đồng Khánh lên làm Vua bù nhìn ở Huế, Hàm Nghi xuống chiếu lần
thứ hai, bóc trần âm mưu của Pháp, cảnh cáo thế lực đầu hàng của Đồng Khánh và nêu cao tính chính
thống, chính nghĩa của mình.
Quân Pháp đánh chiếm Quảng Bình tháng 7-1885, Nghệ An tháng 8-1885, Quảng Nam tháng 12-
1885 để bao vây chặt lực lượng chủ chiến. Mặt khác, chúng ra sức khủng bố, mua chuộc những
người có liên quan đến sự kiện còn ở Kinh thành, tăng cường lực lượng ngụy binh, tô vẽ cho triều
đình Đồng Khánh vừa dựng lên một cách vội vã.
Nhưng tất cả hành động đó của chúng không ngăn được một phong trào dân tộc võ trang đã âm ỉ sục
sôi, chỉ đợi dịp nổ bùng.
2. Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
* Giai đoạn thứ nhất ( 1885 - 1888)
Lúc đầu, "Triều đình Hàm Nghi" với sự phò tá của 2 người con Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đàm và
Tôn Thất Thiệp, Đề đốc Lê Trực, Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân di chuyển và chiến đấu ở vùng rừng
núi Quảng Bình; sau phải vượt Trường Sơn, qua đất Hạ Lào về vùng sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh).
Đây là trang sử vẻ vang hiếm có của một ông vua yêu nước khi dòng họ mình nói chung đã hàng
giặc. Để chiến đấu lâu dài, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định vượt vòng vây đi xây

dựng lực lượng kháng chiến ở Thanh Hoá, rồi qua Trung Quốc.
Tháng 12-1886, theo lệnh Toàn quyền Pôn Be (P. Bert), Đồng Khánh xuống 1 dụ kêu hàng, nhưng
không một ai trong "Triều đình Hàm Nghi" chịu buông súng.
Ngược lại, chưa bao giờ cả nước ta lại có nhiều cuộc khởi nghĩa đến như thế dưới ngọn cờ Cần
Vương. Trong giai đoạn đầu này, phong trào Cần Vương trải rộng từ địa bàn trung tâm ra Bắc và
Nam Kỳ. Ở Trung Kỳ, trước hết là Quảng Bình với Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ; Quảng Nam là
Trần Quang Dự, Nguyễn Hàm, Nguyễn Duy Hiệu ; Quảng Ngãi là Lê Trung Đình ; Bình Định là Mai
Xuân Thưởng . . .
Bắc Kỳ cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít ở Đông Triều, Cai Kinh ở Bắc Giang,
Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc...Đặc biệt, xứ Bắc Kỳ cũng đang hình thành những cuộc khởi nghĩa
lớn, có sức chiến đấu mạnh mẽ, có tiếng vang như Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định; Nguyễn Thiện
Thuật ở Hưng Yên, Hải Dương; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Phan Đình
Phùng ở Đức Thọ, Hương Khê (Hà Tĩnh)...
* Giai đoạn thứ hai ( 1888- 1896)
Đêm 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị giặc bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc tại vùng núi
Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ông bị đày đi Angiêri.
Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm bớt, nhưng lại tập trung
thành những trung tâm kháng chiến lớn.
Tại Thanh Hóa, cứ điểm Ba Đình bị san phẳng sau cuộc tiến công dài ngày đầu tháng 1-1887 của
3000 quân Pháp. Phạm Bành, Đinh Công Tráng mở đường máu về căn cứ Mã Cao (Yên Định) theo
kế hoạch đã định. Họ đã chiến đấu ở Mã Cao nhiều tháng trời, thắng nhiều trận đáng kể và chỉ rút lui
khi Mã Cao bị vỡ vào mùa thu 1887(5).
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự trợ giúp của các thủ lĩnh người Thái là
Cầm Bá Thước, người Mường là Hà Văn Mao, ngọn lửa Ba Đình lại được thổi lên, gọi là khởi nghĩa
Hùng Lĩnh, kéo dài tới năm 1892.
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885, với lối đánh du kích, biến hóa
phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy, tuy không có những trận đánh lớn như ở Ba
Đình nhưng cũng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.
Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê. Kế thừa cuộc khởi
nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao

Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch... đã đưa cuộc khởi nghĩa
này lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời Cần Vương.
Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình thành 15 quân thứ, xây dựng
những chiến tuyến cố định, mạnh (Cồn Chùa, Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vụ
Quang) kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chiến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã
gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Phó tướng Cao Thắng, hy sinh lúc mới 30 tuổi là người có tài chế
súng theo kiểu năm 1874 của Pháp. Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân sự lớn, không
kể cả 3000 ngụy quân của Nguyễn Thân, vượt xa cả quân số, vũ khí khi chúng tấn công thành Ba
Đình. Những chiến thắng của Phan Đình Phùng như¬ trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ
Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và
trận Vụ Quang tháng 10-1894 được coi là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.
Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895 để lại bài thơ Tuyệt mệnh vào loại
xuất sắc trong văn học cận đại. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và xử tử tại Huế. Đầu năm
1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt.
Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống chủ nghĩa
thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp.
Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt
Nam.
Phong trào đấu tranh tự vệ của nông dân Yên Thế
Trong phong trào dân tộc cuối thế kỉ XIX, song song với các cuộc đấu tranh Cần Vương còn có các
cuộc đấu tranh tự phát của nông dân và đổng bào miền núi. Theo bước chân xâm lược của thực dân
Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân ta nổ ra từ đồng bằng, rồi lan dần lên trung du, miền núi:
Trong hàng loạt cuộc nổi dậy của nông dân cuối thế kỉ XIX, nổi bật nhất là phong trào nông dân Yên
Thế.
Trong phong trào dân tộc cuối thế kỉ XIX, song song với các cuộc đấu tranh Cần Vương còn có các
cuộc đấu tranh tự phát của nông dân và đổng bào miền núi.
Theo bước chân xâm lược của thực dân Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân ta nổ ra từ đồng
bằng, rồi lan dần lên trung du, miền núi: Trong hàng loạt cuộc nổi dậy của nông dân cuối thế kỉ XIX,
nổi bật nhất là phong trào nông dân Yên Thế.
Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913)

Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào đấu tranh vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào
chống Pháp cuối thế kỉ XIX sang hơn mười năm đầu thế kỉ XX.
Căn cứ Yên Thế ở phía tây Bắc Giang, có diện tích rộng từ 40 đến 50 km2, gồm đất đồi là chủ yếu,
có cây cối rậm rạp, gò bụi um tùm. Từ đây có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Phúc
Yên, Vĩnh Yên... Tình hình suy sụp của nông nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn đã làm cho nông
dân nhiều vùng đống bằng miền Bắc buộc phải bỏ làng mạc đi nơi khác kiếm sống, trong đó có một
số người đã lên Yên Thế. Từ giữa thế kí XIX, họ bắt đầu lập ra một số làng mạc và tổ chức làm ăn,
chống lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài tới. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ra Bắc
Kì, Yên Thế trở thành đối tượng bình định đầu tiên của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông
dân Yên Thế đã nổi dậy chống Pháp. Phong trào bắt đầu bùng nổ từ năm 1884 và kéo dài mãi tới năm
1913.
Lãnh đạo phong trào đa số là nông dân, như: Cả Dinh, Cả Huỳnh, Cai Cờ, Cả Trọng (con Đề Thám).
Nhưng người có công và đóng vai trò to lớn hơn cả là Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và tiếp đó là
Hoàng Hoa Thám (Đề Thám). Trong hàng ngũ chỉ huy còn phải kể đến nhiều nhân vật khác, đặc biệt
có bà Ba Cẩn (vợ ba Dề Thám). Phương thức tác chiến của nghĩa quân là đánh du kích, lấy ít đánh
nhiều. Nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để
đánh gần, đánh nhanh, rồi rút lui nhanh. Tên sĩ quan thực dân Galiêni (Galliéni) trong cuốn "Ba binh
đoàn ở Bắc Kì"(l) đã nhận xét: nghĩa quân Yên Thế tất cả đều can đảm, thiện chiến, tuyệt đối phục
tùng người chỉ huy, xuất sắc trong cách đánh phục kích và đánh trong rừng, hiểu biết một cách kì lạ
mọi thuận lợi của địa hình để vận dụng trong chiến đấu. Nhờ chiến thuật đánh du kích mà nghĩa quân
Yên Thế đã có thể duy trì được cuộc chiến đấu trong gần 80 năm ròng rã.
Phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế được bắt đầu bằng việc chống trả cuộc hành binh của
quân Pháp tháng 6-1884 vào căn cứ Yên Thế, do tướng Bờrie đờ Litxlơ chỉ huy. Trong cuộc hành
binh này, quân Pháp đã bị các đội quân của Đề Nắm, Đề Thám chặn đánh quyết liệt, buộc chúng phải
rút lui.
Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (1884 - 1892)
Giai đoạn này, các toán nghĩa quân còn hoạt động riêng lẻ, chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống
nhất. Lúc bấy giờ xuất hiện hàng chục toán nghĩa quân của Đề Nắm, Bá Phức, Thống Luận, Tổng
Tài, Đề Thuật, Đề Chung... Mỗi thủ lĩnh cầm đầu một toán quân và làm chủ một vùng. Trong giai

đoạn này, tuy phong trào chưa được thống nhất vào một mối, nhưng nghĩa quân vẫn hoạt động có
hiệu quả. Tháng 11-1890, nghĩa quân Đề Thám đã giành thắng lợi trong trận chống càn ở Cao
Thượng. Từ đầu đến cuối tháng 12-1890, ba lần quân Pháp tấn công vào Hố Chuối, nhưng cả ba lần
chúng đều bị nghĩa quân Đề Thám đánh bại.
Đến cuối năm 1891, nghĩa quân đã làm chủ hầu hết vùng Yên Thế, mở rộng hoạt động sang cả Phủ
Lạng Thương. Năm 1891, quân Pháp lại tấn công Hố Chuối, nghĩa quân Đề Thám phải rút lên Đồng
Hom. Tranh thủ thời cơ, chúng tiến nhanh vào vùng Nhã Nam, rồi vừa tổ chức các cuộc càn quét, vừa
xây dựng các đồn bốt để bao vây nghĩa quân.
Nhằm ngăn chặn các cuộc hành quân càn quét của địch, nghĩa quân đã lập một cụm cứ điểm gồm 7
hệ thống công sự ở phía bắc Yên Thế do Đề Nắm, Dề Thám, Bá Phức, Đề Tâm, Đề Tuất, Đề Chung,
Tổng Tài chỉ huy. Lúc này, Dề Nắm là một trong những thủ lĩnh có uy tín nhất của nghĩa quân Yên
Thế.Tháng 3-1892, Pháp huy động hơn 2.200 quân bao gồm nhiều binh chủng (công binh, pháo
binh...) do tướng Voarông (Voiron) chỉ huy ào ạt tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Do tương quan lực
lượng quá chênh lệch, nghĩa quân sau nhiều trận kịch chiến đã phải rút khỏi căn cứ. Lực lượng nghĩa
quân bị suy yếu rõ rệt. Khó khăn ngày càng nhiều, một số thủ lĩnh ra hàng, một số khác hi sinh trong
chiến đấu, trong đó có Đề Nắm bị giết vào tháng 4-1892.
Để cứu vãn tình thế, Đề Thám đã đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành thủ lĩnh tối cao của
nghĩa quân Yên Thế.
Giai đoạn thứ hai (1893 1897).
Trong giai đoạn này, nghĩa quân đã hai lần đình chiến với Pháp, lần thứ nhất vào tháng 10-1894, lần
thứ hai vào tháng 12-1897. Sau khi Đề Nắm hi sinh, Dề Thám đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào
Yên Thế. Ông đã khôi phục những toán quân còn sót lại ở Yên Thế và các vùng xung quanh, rồi tiếp
tục hoạt động. So với giai đoạn trước, số lượng nghĩa quân tuy có giảm, nhưng địa bàn hoạt động lại
mở rộng hơn.
Năm 1894, nghĩa quân trở về Yên Thế tiến hành xây dựng lại căn cứ Hố Chuối, đồng thời mở rộng
hoạt động ra các vùng thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang. Lúc này, các phong trào Bãi Sậy, Ba Đình, cũng
như các đội quân kháng chiến của Đốc Ngữ, Đề Kiều đều đã tan rã, nên thực dân Pháp có điều kiện
tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa Yên Thế.
Về phía nghĩa quân, tuy có giành được một số thắng lợi, nhưng lực lượng cũng suy yếu rõ rệt. Trong
tình hình đó, Đề Thám thấy cần phải hòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời cơ củng cố lực lượng.

Tháng 10-1894, cuộc thương lượng giữa nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp kết thúc. Kết quả
quân Pháp phải rút khỏi khu vực Yên Thế, giao các tổng Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng
cho nghĩa quân kiểm soát. Nhưng thời gian hòa hoãn chưa được bao lâu, quân Pháp đã bội ước, lại tổ
chức tấn công. Nghĩa quân Đề Thám đã chống đỡ quyết liệt. Để tránh những cuộc đụng độ lớn với
địch, Đề Thám chủ trương chia nghĩa quân thành những toán nhỏ phân tán hoạt động trong rừng và ở
các làng mạc. Nghĩa quân phải di chuyển hoạt động trong bốn tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Phúc Yên.
Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng suy yếu. Để
bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòa với Pháp lấn thứ hai. Thực dân Pháp lúc này cũng
muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa. Vì vậy, tháng 12-1897, hiệp ước hòa hoãn
giữa thực dân Pháp và nghĩa quân Đề Thám đã được kí kết với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ
hơn, nghĩa quân phải nộp cho Pháp tất cả vũ khí và phải bãi binh. Đề Thám bề ngoài tỏ ra là phục
tùng, nhưng bên trong vẫn ngầm củng cố lực lượng.
Giai đoạn thứ ba (1898 - 1908)
Trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Tại căn cứ
Phồn Xương, nghĩa quân vừa sản xuất tự túc lương ăn, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, ra sức luyện
tập. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa quân ở Phồn Xương tuy không đông (khoảng 200 người), nhưng rất
thiện chiến. Đồng thời, Đề Thám còn mở rộng quan hệ giao tiếp với các nhà yêu nước ở Bắc và
Trung Kì.
Tại Yên Thế, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu. Giữa
năm 1906, Phan Châu Trinh cũng lên Yên Thế gặp Đề Thám. Đề Thám còn lập một căn cứ gọi là đồn
Tú Nghệ dành cho các nghĩa sĩ miền Trung ra huấn luyện quân sự.
Về phía Pháp, trong thời gian này chúng đã ráo riết lập đồn, bốt, mở đường giao thông..., tạo mọi
điều kiện cần thiết để đánh đòn quyết định vào căn cứ nghĩa quân Yên Thế.
Giai đoạn thứ tư (1909- 1913)
Giữa năm 1908, xảy ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám. Nhân cơ
hội này, thực dân Pháp chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt nghĩa quân. Tháng 1-1909, dưới
quyền chỉ huy của đại tá Batay (Bataille), khoảng 15.000 quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào
Yên Thế. Nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa chuyển dần xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, rồi rút
sang Tam Đảo, Thái Nguyên. Trên đường di chuyển, nghĩa quân vẫn tổ chức đánh trả quyết liệt, gây

cho địch những thiệt hại nặng nề. Điển hình là trận chặn giặc ở đồn Hom, Yên Thế (30-1-1909); trận
núi Hàm Lợn ở Tam Đảo, Phúc Yên (15-3-1909).
Trước các cuộc vây quét tiêu diệt gắt gao của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng giảm sút.
Đến cuối năm 1909, hầu hết các tướng lĩnh đã hi sinh, hoặc sa vào tay giặc, như Cả Trọng, Cả
Huỳnh, Cả Tuyển (con Nguyễn Thiện Thuật), Ba Biều, bà Ba Cẩn... Có một số người ra hàng như:
Cả Dinh, Cai Sơn... Đến đây, phong trào coi như đã thất bại về cơ bản. Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị
giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong
trào nông dân Yên Thế.
Khởi nghĩa Yên Thế trước sau là một phong trào đấu tranh tự phát của nông dân. Trong quá trình tồn
tại, phong trào phần nào đã kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc với nguyện vọng dân chủ, bước đầu
giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho nông dân. Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào đấu tranh lớn
nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự tồn tại bền bỉ, dẻo dai của
phong trào đã nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh to lớn của nông dân. Nhưng nông dân chỉ có thể
trở thành lực lượng cách mạng thật sự khi được giai cấp tiên tiến dẫn đường.
Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Ngày 25-12-1927 : VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG RA ĐỜI
Cuối năm 1926, đầu năm 1927, tại Hà Nội, một nhóm những thanh niên có tư tưởng yêu nước cho ra
đời Nam Đồng thư xã, một nhà xuất bản chuyên in những sách báo tiến bộ do anh em Phạm Tuấn
Tài, Phạm Tuấn Lâm chủ trương: Dần dần Nam Đồng thư xã đã tập hợp được một số trí thức, công
chức, sinh viên, nhân sĩ… trong đó sau này có những người trở thành yếu nhân của Việt Nam Quốc
dân đảng như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp… Sau thời gian vận động chuẩn
bị, vào đêm 24 rạng 25-12-1927, một cuộc họp được tổ chức tại số nhà 9 đường 96 phố Trúc Bạch
(Hà Nội), quyết định thành lập tổ chức chống Pháp lấy tên là Việt Nam Quốc dân đảng.
Cuối năm 1926, đầu năm 1927, tại Hà Nội, một nhóm những thanh niên có tư tưởng yêu nước cho ra
đời Nam Đồng thư xã, một nhà xuất bản chuyên in những sách báo tiến bộ do anh em Phạm Tuấn
Tài, Phạm Tuấn Lâm chủ trương: Dần dần Nam Đồng thư xã đã tập hợp được một số trí thức, công
chức, sinh viên, nhân sĩ… trong đó sau này có những người trở thành yếu nhân của Việt Nam Quốc
dân đảng như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp… Sau thời gian vận động chuẩn
bị, vào đêm 24 rạng 25-12-1927, một cuộc họp được tổ chức tại số nhà 9 đường 96 phố Trúc Bạch
(Hà Nội), quyết định thành lập tổ chức chống Pháp lấy tên là Việt Nam Quốc dân đảng.

Thành phần chủ yếu tham gia là tầng lớp tiểu tư sản trí thức thành thị như học sinh, sinh viên, giáo
viên, công chức… Ngoài ra, Đảng còn phát triển khá mạnh vào hàng ngũ binh lính ngụy và một bộ
phận tầng lớp trên ở nông thôn. Sau đó, Việt Nam Quốc dân đảng còn thu hút được nhóm Việt Nam
Quốc dân của Nguyễn Khắc Nhu đang có chủ trương bạo động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang.
Về tổ chức, Việt Nam Quốc dân đảng có 4 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Chi bộ. Trong thực tế, địa
bàn hoạt động chủ yếu là ở Bắc Kỳ và chưa khi nào tổ chức được một cơ quan trung ương thống nhất
trên cả nước.
Về đường lối chính trị, tổ chức này có khuynh hướng là bạo động. Chương trình, điều lệ của Đảng
lúc đầu còn mơ hồ, nhưng ngày càng bộc lộ lập trường dân chủ tư sản và chịu ảnh hưởng phần nào
của học thuyết “Tam dân” của Quốc dân đảng Trung Quốc.
Sau vụ ám sát Badanh (tháng 2-1929), Việt Nam Quốc dân đảng bị đàn áp, bị đẩy vào tình thế phải
phát động một cuộc bạo động non (tháng 2-1930). Sự khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp đã dẫn tổ
chức này đến sự tan vỡ hoàn toàn.
Khởi nghĩa Yên Bái
Từ đầu tháng 2 năm 1929, nhân vụ án Badanh, thực dân Pháp ra sức truy lùng, bắt bớ những người
yêu nước và phá vỡ hàng loạt các cơ sở cách mạng của Việt Nam quốc dân đảng ở Hà Nội và các
tỉnh. Số phận của VNQDĐ đang mấp mé bên bờ vực thẳm.
Trước tình thế nguy cấp, những người lãnh đạo Tổng bộ cho rằng không thể cứ ngồi yên chịu chết,
mà phải đứng lên sống mái với quân thù. Từ cách nhìn nhận đó, Nguyễn Thái Học đã quyết định triệu
tập hội nghị đại biểu toàn quốc của VNQDĐ ngày 17-9-1929 tại Lạc Đạo (Hải Dương) để bàn bạc và
thống nhất kế hoạch khởi sự. Trong hội nghị này, xuất hiện hai phái: Phái cải tổ(l) và phải khởi nghĩa.
Phái chủ trương khởi nghĩa do Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu chiếm ưu thế trong
hội nghị. Tiếp theo hội nghị đại biểu toàn quốc, VNQDĐ còn tổ chức một cuộc họp nữa ở Bắc Ninh
để hoạch định thời gian và phương thức tiến hành khởi nghĩa. Theo kế hoạch đã được thống nhất,
VNQDĐ sẽ tổ chức khởi nghĩa ở các nơi và cùng lúc đánh vào các đô thị lớn là những trung tâm
quân sự của Pháp. Lực lượng khởi nghĩa chủ yếu gồm anh em binh lính là người của Đảng trong
quân đội của Pháp, đồng thời phối hợp với lực lượng của Đảng ở bên ngoài. Vũ khí một phần do các
cơ sở của Đảng chế tạo phần còn lại phải cướp từ tay giặc. Thời gian khởi nghĩa ấn định vào ngày 9-
2-1930. Theo phân công của Đảng, Nguyễn Thái Học trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở ba tỉnh
đồng bằng: Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An; còn Nguyễn Khắc Nhu chịu trách nhiệm tố chức cuộc

khởi nghĩa ở ba tỉnh trung du Sơn Tây, Phú Thọ, Yên Bái.
Sau hai hội nghị ở Lạc Đạo và Bắc Ninh, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được triển khai và đẩy mạnh ở
các địa phương. Các xưởng chế bom được lập ra tại các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương, và đã
sản xuất được hàng nghìn quả bom xi măng. Ngoài ra, VNQDĐ còn tổ chức rèn dao, kiếm, mã tấu và
đưa đi cất giấu Ở những nơi kín đáo chờ ngày khởi sự. Các cơ sở may cờ, quân phục và in truyền đơn
cũng làm việc liên tục ngày đêm.
Giữa lúc công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa đang được tiến hành khẩn trương thì một số biến cố đã xảy
ra, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của VNQDĐ. Điển hình là vụ nổ bom do sơ suất khi chế tạo đã
làm chết 3 đảng viên VNQDĐ ở Bắc Ninh (ngày 8-9-1929), và nhất là vụ phản bội của Phạm Thành
Dương (tức Đội Dương) ngày 25-12-1929 tại hội nghị Võng La (Phú Thọ) . Những sự cố này đã buộc
Pháp cảnh giác, tăng cường các cuộc lùng sục, khủng bố, đẩy VNQDĐ đến nguy cơ khởi nghĩa non.
Để đối phó với tình hình, ngày 26-1-1930, Nguyễn Thái Học lại triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại
làng Mỹ Xá (Nam Sách, Hải Dương) để khẳng định lại chủ trương khởi nghĩa, đồng thời kiểm tra và
thúc đẩy tiến độ thực hiện các công việc chuẩn bị khởi nghĩa. Trên cơ sở phần tích tình hình của
Đảng, Nguyễn Thái Học nhận xét: "Đảng chúng ta (tức VNQDĐ - TG) có thể tiêu ma hết lực lượng.
Một khi lòng sợ sệt đã chen vào đầu óc quần chúng khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng thì phong

×