Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu phân biệt các loài thuộc họ Dó đất ( Balanophoraceae Rich.) ở Việt Nam bằng đặc điểm thực vật và sắc ký lớp mỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỒ THU TRANG

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT CÁC LOÀI
THUỘC HỌ DÓ ĐẤT
(BALANOPHORACEAE RICH.)
Ở VIỆT NAM BẰNG ĐẶC ĐIỂM THỰC
VẬT VÀ SẮC KÝ LỚP MỎNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỒ THU TRANG
1401621

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT CÁC LOÀI
THUỘC HỌ DÓ ĐẤT
(BALANOPHORACEAE RICH.)
Ở VIỆT NAM BẰNG ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ SẮC KÝ LỚP MỎNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. DS.NCS. Nguyễn Thanh Tùng


Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược liệu

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia
đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn
sâu sắc đến: DS.NCS Nguyễn Thanh Tùng người thầy tận tụy, nhiệt tình đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn bạn Nông Phương Anh và bạn Nguyễn Văn Quân vì sự hỗ trợ
nhiệt tình cũng như luôn động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ
môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong toàn bộ thời gian thực hiện khoá luận này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng toàn thể
các thầy cô giáo, các cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện
để tôi có thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dược trong suốt 5
năm học.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới bố
mẹ, gia đình, bạn bè, những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ
tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Hồ Thu Trang


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Vị trí phân loại họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) ........................ 3
1.2. Đặc điểm thực vật họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) ................... 4
1.2.1. Đặc điểm hình thái họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) ............ 4
1.2.2. Đặc điểm hạt phấn họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) ............ 5
1.2.3. Các loài thuộc họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) tại Việt Nam
......................................................................................................................... 6
1.3. Thành phần hóa học họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) ................ 9
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................... 9
1.3.2. Tại Việt Nam ............................................................................ 12
1.3.3. Một số nghiên cứu phân biệt các loài thuộc họ Dó đất
(Balanophoraceae Rich.) ............................................................................... 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 15
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị nghiên cứu ............................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 17
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................... 23
3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật ...................................................... 23
3.1.1. Đặc điểm thực vật chi Balanophora J.R.&G.Forst .................. 23


3.1.2. Đặc điểm thực vật chi Rhopalocnemis Jungh. ......................... 33
3.2. Kết quả nghiên cứu về hóa học....................................................... 34
3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học
....................................................................................................................... 34
3.2.2. Sắc ký lớp mỏng ....................................................................... 35

3.3. Bàn luận .......................................................................................... 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nội dung

EtOH

Ethanol

HPLC

High performance liquid chromatography
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)

HPTLC

High performance thin layer chromatography
(Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao)

KH

Kí hiệu


MeOH

Methanol

MS

Mass spectrometry
(Khối phổ)

NP/PEG

Natural products/ Polyethylenglycol

P/ư

Phản ứng

STT

Số thứ tự

TT

Thuốc thử


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Các loài thuộc họ Balanophoraceae Rich. được ghi nhận tại
Việt Nam.

7

2.1

Mẫu các loài thuộc họ Balanophoraceae Rich. sử dụng trong
nghiên cứu.

15

3.1

So sánh một số đặc điểm về hình thái của các loài thuộc chi
Balanophora J.R.&G.Forst.

26

3.2

Kết quả quan sát hạt phấn các loài thuộc chi Balanophora
J.R.&G.Forst.

32


3.3

Kết quả định tính thành phần hóa học của các loài thuộc họ
Balanophoraceae Rich.

34

3.4

So sánh đặc điểm thực vật hai chi Balanophora J.R.&G.Forst
và Rhopalocnemis Jungh.

42


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Ảnh chụp hình thái thực vật các loài thuộc chi Balanophora
J.R.&G.Forst.

28


Ảnh chụp bề mặt “củ” của các loài thuộc chi Balanophora
J.R.&G.Forst.
Ảnh chụp hoa đực của các loài thuộc chi Balanophora
J.R.&G.Forst.

29

3.4

Ảnh chụp hoa cái của các loài thuộc chi Balanophora
J.R.&G.Forst.

30

3.5

Ảnh chụp hạt phấn các loài thuộc chi Balanophora
J.R.&G.Forst

31

3.6

Ảnh chụp đặc điểm hình thái loài Rhopalocnemis
phalloides.

33

3.7


Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết MeOH dược liệu khai triển
trên hệ dung môi Cloroform – Ether dầu hỏa (3:2).

37

3.8

Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết MeOH dược liệu khai triển
trên hệ dung môi Ethyl acetat – Acid formic – Nước (8:1:1).

38
39

3.9

Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết MeOH dược liệu và chất đối
chiếu khai triển trên hệ dung môi Cloroform – Ethyl acetat –
Acid formic (5:5:1).

3.2
3.3

30


ĐẶT VẤN ĐỀ
Họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) là một họ thực vật nhỏ với khoảng
16 chi và hơn 40 loài trên toàn thế giới. Ở Việt Nam họ Dó đất có 2 chi bao
gồm Balanophora J.R.&G.Forst với khoảng 10 loài tính tới thời điểm hiện tại
và chi Rhopalocnemis Jungh. với duy nhất một loài. Tại Việt Nam, các loài

thuộc họ Dó đất được khai thác và sử dụng với mục đích chủ yếu là để làm
thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe và dùng như
thuốc để điều trị đau bụng, đau toàn thân, làm thuốc ngâm rượu uống bổ tinh,
cường tráng, mạnh gân cốt [3], [4], [8]. Tuy nhiên, trong thực tế thường có sự
nhầm lẫn giữa các loài hoặc sử dụng các loài lẫn lộn với nhau do các loài
trong họ Balanophoraceae Rich. có hình thái khá tương đồng, nhất là khi ở
dạng dược liệu khô rất khó phân biệt. Điều này ảnh hưởng đến tác dụng khi
sử dụng dược liệu do tổng quan các tài liệu cho thấy thành phần hóa học của
hai chi có sự khác biệt khá rõ rệt.
Quá trình nghiên cứu, thu thập mẫu các loài thuộc họ Balanophoraceae
Rich. ở Việt Nam đã phát hiện thêm một số loài thuộc chi Balanophora
J.R.&G.Forst được ghi nhận là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam bên
cạnh một số loài đã được ghi nhận trong các tài liệu trước đó. Những nghiên
cứu mang tính hệ thống về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học cũng như
tác dụng sinh học của các loài thuộc họ Balanophoraceae Rich. ở Việt Nam là
cần thiết giúp cho việc nhận biết, phân biệt và sử dụng các loài thuộc họ
Balanophoraceae Rich. ở Việt Nam.
Nhằm mục tiêu cung cấp thêm thông tin về đặc điểm hình thái thực vật,
thành phần hóa học với mục đích bổ sung cơ sở dữ liệu để phân biệt các loài
thuộc họ Balanophoraceae Rich. thu tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu phân biệt các loài thuộc họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) ở
Việt Nam bằng đặc điểm thực vật và sắc ký lớp mỏng” với 2 nội dung sau:
1


1. Mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học của các mẫu nghiên
cứu, so sánh đặc điểm thực vật và hình thái hạt phấn các mẫu của 8 loài thuộc
họ Balanophorace Rich. tại Việt Nam.
2. Định tính sơ bộ các thành phần hóa học có trong các loài nghiên cứu
bằng phản ứng hóa học và triển khai sắc ký lớp mỏng các mẫu của 8 loài

thuộc họ Balanophorace Rich. tại Việt Nam.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.)
Forster & Forster (1775) và Swartz (1788) đã mô tả loài đầu tiên trong họ
Balanophoraceae Rich. [14], [38].Vào thời điểm đó, họ Balanophoraceae Rich.
vẫn chưa được đề xuất là một họ trong bậc phân loại chung.
Năm 1822, Achille Richard lần đầu tiên đề xuất họ Balanophoraceae
Rich., bao gồm các chi Balanophora, Cynomorium và Langsdorffia với đặc
điểm giảm đáng kể các cơ quan trên lá, cấu trúc hoa và không có chất diệp lục
[36]. Sau ông, có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra vị trí của họ
Balanophoraceae Rich. với nhiều quan điểm khác nhau.
Đến nay họ Balanophoraceae Rich. theo hai tài liệu khác nhau có hai vị trí
phân loại họ.
 Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (2009) [28] họ Balanophoraceae
Rich. có vị trí phân loại trong giới thực vật như sau:
Giới thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida
Bộ Dương đài: Balanophorales
Họ Dó đất: Balanophoraceae
 Theo hệ thống phân loại của APG IV 2016 (Angiosperm Phylogeny
Group – Nhóm phát sinh chủng loài thực vật hạt kín) [11] họ Balanophoraceae
Rich. có vị trí phân loại trong giới thực vật như sau:
Giới thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida

Bộ Đàn hương: Santalales
Họ Dó đất: Balanophoraceae
3


1.2. Đặc điểm thực vật họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.)
1.2.1. Đặc điểm hình thái họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.)
Họ Balanophoraceae Rich. bao gồm các loài thực vật thân thảo, sống ký
sinh trên rễ cây khác, không có diệp lục, phát triển lên từ điểm nối liền với một
rễ chính, thân rễ có mụn trên bề mặt, hình gần cầu, chia thùy không đều hoặc
phân nhánh, nằm dưới lòng đất, đôi khi có thân lan ra giống như thân bò. Phần
củ chứa tinh bột hoặc một chất giống như sáp.
Cụm hoa hầu hết nằm trên mặt đất, mọc lên từ củ hoặc từ phần thân bò,
cuống hoa không phân nhánh, mang lá hoặc không, lá hình vảy, thường xoắn ốc,
hiếm khi mọc đối diện, chéo chữ thập hay xếp thành hai dãy, hiếm khi mọc
vòng, đôi khi tiêu biến nhiều hoặc thiếu hoàn toàn, không có lỗ khí. Phần cuối
bông mo chia nhánh hoặc không, nhánh đầu tiên có lá bắc phát triển tốt bao phủ
cả cụm hoa; lá bắc hình vảy sớm rụng hoặc bền.
Hoa đơn tính chung gốc hoặc khác gốc, hoa đực 2 – 3, đôi khi 4 – 8 mảnh
bao hoa, dính liền hoặc thành các mảnh riêng biệt, nhị 3 – 4 hoặc 1 – 2, đối diện
với mảnh bao hoa, bao phấn rời nhau hoặc dính liền thành bộ nhị. Hoa cái
thường không có bao hoa, hiếm khi có bao hoa chia 3 thùy hoặc có bao hoa chia
2 thùy không rõ ràng; bộ nhụy gồm các vòi nhụy tách rời xen kẽ với các thùy
bao hoa hoặc các vòi nhụy hợp nhất thành một vòi nhụy duy nhất, lá noãn không
được ghi nhận, bầu nhụy một ngăn hoặc không có khoang hay bất kỳ thực giá
noãn nào rõ ràng, đầu nhụy khó thấy.
Quả rất nhỏ, quả hạch 1 hạt, ban đầu được bao bọc trong lớp thịt quả, về
sau là lớp vỏ quả ngoài đã khô đi và một lớp vỏ quả trong; phôi rất nhỏ; nội nhũ
phát triển tốt.
Phát triển chủ yếu vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới (vùng nhiệt đới châu Phi,

châu Úc, châu Á và quần đảo Thái Bình Dương) với 42 loài và 16 chi [18].

4


1.2.2. Đặc điểm hạt phấn họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.)
Năm 1952, trong công trình nghiên cứu về hạt phấn của mình, Erdtman đã
mô tả các hạt phấn hoa của hai loài thuộc chi Balanophora J.R.&G.Forst, cả hai
đều là dạng có 3 lỗ mở với kích thước hạt phấn loài B. elongata là 17,5 x 19,5
µm và loài B. polyandra là 11,5 x 13 µm [13].
Ikuse năm 1955 đã mô tả phấn hoa của loài Balaneikon tobiracola (=
Balanophora wrightii) là không có lỗ, kích thước 16 – 19 µm x 16 – 19 µm hoặc
16 – 19 µm x 20 – 23 µm [17].
Trong chuyên khảo về chi Balanophora J.R.&G.Forst xuất bản năm
1972, Hansen đã thực hiện một cuộc khảo sát về một số loài thuộc chi
Balanophora J.R.&G.Forst và xây dựng nên một bản tóm tắt các loài dựa trên
đặc điểm hạt phấn. Kết quả nghiên cứu này là dựa trên các mẫu từ các phòng
tiêu bản [15].
1. Hạt không có lỗ…………………. B. involucrata, B. harlandii, B. wrightii
1. Hạt có lỗ…………………………………………………………………..2
2. Lớp màng ngoài của hạt phấn có hạt, chỉ tập trung ở vùng xích đạo mở
rộng ra ; hạt 3 lỗ
……………………………………….……….…………....................………3
2. Khắp nơi trên lớp màng ngoài đều có hạt, hạt 3 lỗ đến nhiều lỗ …….……4
3. Vùng hạt rộng; giảm dần về phía cực; mật độ hạt thấp ………... B. fungosa
3. Vùng hạt hẹp; hạt có kích thước gần như bằng nhau; mật độ hạt
cao………………………….………….… B. elongata, B. papuanan, B. lowil
4. Hạt 3 – 4 lỗ, không bao giờ nhiều lỗ ………………………...……….…...5
4. Hạt 3 – 4 lỗ và/ hoặc nhiều lỗ ……………………...………………..…….7
5. Hạt 3 – 4 lỗ; E: (13,9-) 15,8 (-16,9) µm, P: (12,3-) 13,3 (-13,9) µm

……………………………………………………..…………………B. dioica
5. Hạt 3 lỗ ...……………………………………………………………....….6
5


6. E (20,0-) 22,2 (-23,1) µm, P (18,5-) 19,5 (-20,0) µm ……..….… B. wilderi
6. E (16,2-) 18,0 (-20,0) µm, P (13,1-) 15,0 (-16,2) µm ……...…B. polyandra
7. Hạt luôn có nhiều lỗ, lỗ hình tròn……………………………...…B. reflexa
7. Hạt đôi khi có 3 – 4 lỗ, lỗ hình tròn hoặc bất thường………………..….…8
8. Lỗ luôn hình tròn ………………..…………………....……B. abbreviata
8. Đôi khi có lỗ hình bất thường……………………..B. latisepala, B.
laxiflora
1.2.3. Các loài thuộc họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) tại Việt Nam.
Trong thực vật chí Đông Dương năm 1915, Lecomte đã mô tả chi tiết 7
loài thuộc chi Balanophora J.R.&G.Forst: B. laosensis, B. pierrei, B. gracilis, B.
thorelii, B. sphserica, B. latisepala, B. fasiculata [35].
Thực vật chí Campuchia – Việt Nam – Lào xuất bản năm 1973 bởi Bảo
tàng lịch sử tự nhiên học Paris, ghi nhận trong khu vực Campuchia – Việt Nam
– Lào có 2 chi với 5 loài đã được tìm thấy trong đó có 4 loài thuộc chi
Balanophora J.R.&G.Forst: B. abbreviata, B. laxiflora, B. latisepala, B. fungosa
subsp. indica và 1 loài thuộc chi Rhopalocnemis Jungh. là Rhopalocnemis
phalloides [34].
Từ điển cây thuốc Việt Nam của Tiến sĩ Võ Văn Chi xuất bản năm 2012
mô tả 3 loài thuộc chi Balanophora J.R.&G.Forst được sử dụng làm thuốc bao
gồm: B. fungosa subsp. indica, B. latisepala, B. laxiflora [4].
Trong cuốn Cây cỏ Việt Nam xuất bản năm 2002, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
đã mô tả 2 chi và 6 loài trong đó 5 loài thuộc chi Balanophora J.R.&G.Forst gồm:
B. abbreviata, B. latisepala, B. fungosa var. fungosa, B. fungosa subsp. indica, B.
laxiflora và 1 loài thuộc Rhopalocnemis Jungh. là Rhopalocnemis phalloides [5].
Trong cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam của tác giả Nguyễn Tiến

Bân xuất bản năm 2003, mô tả 9 loài trong đó có 8 loài thuộc chi Balanophora
J.R.&G.Forst gồm B. abbreviata, B. latisepala, B. fungosa subsp. indica, B.
6


fungosa, B. indica var. globosa (= B. fungosa var. globosa), B. laxiflora, B.
elongata, B. cucphuongensis trong đó loài B. cucphuongensis là loài đặc hữu của
Việt Nam và 1 loài thuộc chi Rhopalocnemis Jungh. là Rhopalocnemis
phalloides [3].
Năm 2017, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Thanh
Tùng ghi nhận sự xuất hiện của loài B. subcupularis tại Việt Nam [29]. Năm 2018
ghi nhận thêm sự xuất hiện của loài B. tobiracola và B. harlandii [22], [30].
Như vậy dựa trên tổng hợp các tài liệu thực vật về họ Dó đất ở Việt Nam
và các ghi nhận gần đây, hiện nay họ Dó đất ở Việt Nam gồm 10 loài, 1 phân loài
và 1 thứ. Danh sách các loài bao gồm tên khoa học, tên đồng nghĩa được trình bày
trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Các loài thuộc họ Balanophoraceae Rich. được ghi nhận tại Việt Nam
STT

Tên khoa học

Tên đồng
nghĩa

Tài liệu ghi nhận

Balaniella
fasciculata
Tiegh.


1

Balanophora
latisepala
(Tiegh)
Lecomte

Thực vật chí Đông Dương năm
1915. [35]
Thực vật chí Campuchia - Việt
Nam – Lào năm 1973. [34]

Balaniella
latisepala
Tiegh.

Từ Điển cây thuốc Việt Nam của
Võ Văn Chi xuất bản năm 2012. [4]

Balanophora
fasciculata
(Tiegh.)
Lecomte

Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng
Hộ xuất bản năm 2002. [5]
Danh mục các loài thực vật Việt Nam
của Nguyễn Tiến Bân xuất bản năm
2003. [3]


Balanophora
thorelii
Lecomte

2

Balanophora
abbreviata
Blume

Thực vật chí Đông Dương năm
1915. [35]

Balanophora
laosensis
Lecomte

Thực vật chí Campuchia - Việt
Nam – Lào năm 1973. [34]
Danh mục các loài thực vật Việt Nam
7


của Nguyễn Tiến Bân xuất bản năm
2003. [3]
Balanophora
gracilis Tiegh.

3


Balanophora
fungosa subsp. Balanophora
indica (Arn.) pierrei Tiegh.
Balanophora
B.Hansen
sphaerica
(Tiegh.)
Lecomte

Thực vật chí Đông Dương năm
1915. [35]
Thực vật chí Campuchia - Việt
Nam – Lào năm 1973. [34]
Từ Điển cây thuốc Việt Nam của
Võ Văn Chi xuất bản năm 2012. [4]
Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng
Hộ xuất bản năm 2002. [5]
Thực vật chí Campuchia - Việt
Nam – Lào năm 1973. [34]

4

Từ Điển cây thuốc Việt Nam của
Võ Văn Chi xuất bản năm 2012. [4]

Balanophora
laxiflora Hemsl

Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng
Hộ xuất bản năm 2002. [5]

Danh mục các loài thực vật Việt Nam
của Nguyễn Tiến Bân xuất bản năm
2003. [3]

5

Balanophora
elongata
Blume

Danh mục các loài thực vật Việt Nam
của Nguyễn Tiến Bân xuất bản năm
2003. [3]

6

Balanophora
fungosa
J.R.Forst. &
G.Forst.

Danh mục các loài thực vật Việt Nam
của Nguyễn Tiến Bân xuất bản năm
2003. [3]

7

Balanophora
fungosa var.
globosa

(Jungh.)
B.Hansen

8

9

Balanophora
indica var.
globosa
(Jungh.) Ban

Danh mục các loài thực vật Việt Nam
của Nguyễn Tiến Bân xuất bản năm
2003. [3]

Balanophora
subcupularis
P.C.Tam

Nhóm nghiên cứu của Nguyễn
Quang Hưng, Nguyễn Thanh Tùng
- 2017. [29]

Balanophora
tobiracola

Nhóm nghiên cứu của Nguyễn
Quang Hưng, Nguyễn Thanh Tùng
8



– 2018. [30]

Makino
10

Balanophora
harlandii
Hook.f.

Nhóm nghiên cứu của Nguyễn
Quang Hưng, Nguyễn Thanh Tùng
– 2018. [22]

11

Balanophora
cucphuongnensis N. T. Ban

Danh mục các loài thực vật Việt Nam
của Nguyễn Tiến Bân xuất bản năm
2003. [3]
Thực vật chí Campuchia - Việt
Nam – Lào năm 1973. [34]

12

Rhopalocnemis
phalloides

Jungh.

Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng
Hộ xuất bản năm 2002. [5]
Danh mục các loài thực vật Việt Nam
của Nguyễn Tiến Bân xuất bản năm
2003. [3]

1.3. Thành phần hóa học họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.)
1.3.1. Trên thế giới
Những nghiên cứu về thực vật của các loài thuộc họ Balanophoraceae
Rich. cho thấy trong họ Balanophoraceae Rich. có thành phần hóa học rất đa
dạng, bao gồm các hợp chất tanin (tanin thủy phân và tanin ngưng tụ),
phenylpropanoid (phenylpropanoid đơn giản, lignan, coumarin), flavonoid,
terpenoid, sterol, acid amin...
1.3.1.1. Chi Rhopalocnemis Jungh.
Từ dịch chiết aceton 80% của loài Rhopalocnemis phalloides đã phân lập
được 12 hợp chất phenolic trong đó có:
Các

tanin ngưng tụ gồm:

ba flavan-3-ol

dimer



bis-8,8’-


catechinylmethan, bis-6,8’-catechinylmethan, procyanidin B2.
Nhóm các flavonoid gồm: ba flavon: luteolin, galuteolin, glucoluteolin;
bốn dihydroflavon: prunin, naringenin, eriodictyol, eriodictyol-3’-O-β-Dglucopyranosid.
9


Dẫn

chất

của

chromon:

6,8-dihydroxychromon,



5,7-

dihydroxychromon. [25].
1.3.1.2. Chi Balanophora J.R.&G.Forst
Chi Balanophora J.R.&G.Forst là chi chiếm số lượng loài nhiều nhất và
phân bố rộng nhất trong họ Dó đất (Balanophoraceae Rich.) tính tới thời điểm
hiện tại. Vì vậy, có khá nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài
thuộc chi Balanophora J.R.&G.Forst đã được thực hiện, với khoảng hơn 150
hợp chất đã được phân lập từ các loài thuộc chi này.
Tanin
Chi Balanophora J.R.&G.Forst có rất nhiều loại tanin thủy phân (tanin
pyrogallic), đặc biệt là chất ellagitannin. Các tannin thủy phân có một và/hoặc

một số -galloyl, -HHDP, -caffeoyl và -coumaroyl gắn vào một đơn vị glucosyl
bằng liên kết este, đã được báo cáo là thành phần chiếm ưu thế trong chi này.
Thành phần cấu tạo đặc trưng của các tanin này là các dẫn xuất của acid
cinamic. Chúng thường có một nhóm -caffeoyl, -feruloyl, -coumaroyl hoặc
-cinnamoyl liên kết ở vị trí C-1 trong nhóm glucosyl bằng liên kết acyl Oglycosidic, trong khi vị trí C-3 và C-4 trong nhóm glucosyl thường gắn với
-galloyl, nhóm -HHDP (hexahydroxydiphenoyl) thường liên kết với các vị trí C4 và C-6. Vị trí C-2 thường có một nhóm hydroxyl (-OH) không thế. Ngoài các
kiểu liên kết nêu trên, các hợp chất 1,2-di-; 1, 3-di- và 1, 2, 6-tri- caffeoyl được
coi là chất dẫn xuất của acid cinnamic [32]
Ngoài ra acid gallic và acid ellagic cũng là một phần của các tannin thủy
phân này.
Các hợp chất có cấu trúc C6-C3
Từ năm 1969 có rất nhiều các hợp chất có cấu trúc C6-C3 đã được báo
cáo phân lập từ chi Balanophora J.R.&G.Forst [26]. Các phenylpropanoid được
phân lập chủ yếu là các phenylpropanoid đơn giản, lignan và coumarin
10


- Các phenylpropanoid đơn giản: Bao gồm các dẫn chất đơn giản của
phenylacrylic acid.
- Các lignan:
Lignan là một nhóm các phenylpropanoid dimer trong đó hai phân tử
phenylpropanoid được gắn bởi phân tử carbon trung tâm (C-8). Cấu trúc hóa học
cơ bản của lignan bao gồm hai đơn vị phenylpropan được liên kết bởi một liên
kết C – C giữa nguyên tử carbon trung tâm của chuỗi bên tương ứng (vị trí 8 hay
β), còn được gọi là liên kết β – β’. Neolignan dùng để chỉ các hợp chất có chứa
hai đơn vị C6-C3 nhưng không có liên kết β – β’. Có nhiều loại lignan và
neolignan khác nhau phụ thuộc vào bộ khung carbon.
Các lignan có bộ khung bisepoxy đã được phân lập được từ B. spicata,
B. abbreviata và B. japonica. Các glucosid monoepoxylignan được phân lập từ
chi này có khung 9-O-7', trong khi (-)-lariciresinol có cấu hình ngược lại so với

các chất khác [32]. Balaxiflorin A có nhóm ester -galloyl ở C-9 và các vị trí C-7,
C-9' của nó kết hợp một bán epoxy lignan bởi một nguyên tử oxy [24].
Balanophonin là một neolignan phân lập được từ dịch chiết của B. japonica [12].
3, 3-bis (3, 4-dihydro-6-methoxy-2 H-1-benzopyran) là chất phân lập được từ
thân rễ của cây B. fungosa [21].
- Các coumarin:
Dựa trên phổ, Balajaponin A chứa một đoạn dihydroisvitymarin và một
vòng benzen thế ở 3 vị trí 1, 2, 4 .Một số chất với bộ khung carbon này đã được
tổng hợp thành chất dẫn đường trong nghiên cứu phát triển thuốc [33].
Cấu trúc hóa học của methyl brevifolincarboxylate được làm rõ và nó nhận
được sự quan tâm đáng kể chủ yếu vì đặc tính chống virus mạnh của nó [20].
Các hợp chất có cấu trúc C6-C3-C6

11


Các loại và số lượng flavonoid và flavonoid glycosid trong chi
Balanophora J.R.&G.Forst tương đối ít. Cho đến nay, các flavonoid phân lập từ
chi Balanophora J.R.&G.Forst chủ yếu thuộc khung flavonol, flavonone,
flavanonol, dihydrochalcon và auron [32].
Các hợp chất dihydrochalcon cho thấy tác dụng ức chế mạnh đối với αglucosidase [27].
Aureusidin-4-O-β-D-glucopyranosid ở B. involucrata là auron duy nhất
từ chi Balanophora J.R.&G.Forst. [20].
Các terpenoid
Một số triterpenoid pentacyclic và iridoid được tìm thấy trong chi
Balanophora J.R.&G.Forst . Các loài được nghiên cứu chủ yếu là B. spicata, B.
simaoensis, B. involucrata, B. japonica và B. tobiracola. Các loại triterpenoid
pentacyclic này bao gồm lupinan, oleanan và ursan [32]. Balanophorin A và
balanophorin B là hai thành phần terpenoid được báo cáo từ chi Balanophora
J.R.&G.Forst bởi Ultee vào năm 1926 lần đầu tiên [19]

Các sterol
Năm

sterol:

clerosterol,

clerosterol-3-O-(6'-O-palmitoyl)-β-D-

glucopyranosid, β-sitosterol, daucosterol,

β-sitosterylglucosid-3'-O-linoleat

được phân lập từ B. harlandii và B. involucrata [32].
Các chất khác
Acid palmitic được phân lập từ B. simaoensis và 4-hydroxybenzyl-β-Dglucoside đã được tìm thấy trong B. polyandra [32].
1.3.2. Tại Việt Nam
Năm 2014, tác giả Cầm Thị Ính và cộng sự đã phân lập được hai hợp chất
pinoresinol (1), daucosterol (2), từ loài Balanophora laxiflora Hemsl.[6].
12


Năm 2015, tác giả Đỗ Thị Hà cùng cộng sự phân lập được năm hợp chất
từ dịch chiết ethanol của loài Balanophora laxiflora Hemsl.: lupeol (3), βamyrin (4), β-sitosterol (5), (21β)-22-hydroxyhopan-3-on (6), daucosterol (2) và
(21α)-22-hydroxyhopan-3-on (7) [16].
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh cùng cộng sự, năm 2016 phân lập được 4
hợp chất từ cặn ethyl acetat loài Balanophora laxiflora Hemsl. bao gồm:
epoxyconiferyl alcohol (8), salicifoliol (9), 5-(hydroxymethyl)-2-furaldehyd (10)
và ethyl caffeat (11). So sánh với các dữ liệu đã công bố trước đó các hợp chất
này đều được phân lập lần đầu tiên từ loài này. Hợp chất (8), (9), (10) được công

bố lần đầu tiên từ chi Balanophora J.R.&G.Forst [1].
Năm 2017, Nguyễn Thị Hồng Anh cùng cộng sự đã phân lập được sáu
hợp chất: isolariciresinol 4-O-β-D-glucopyranosid (12), lariciresinol-4-O-β-Dglucopyranosid

(13),

secoisolariciresinol

secoisolariciresinol-9′-O-β-D-glucopyranosid

-4-O-β-D-glucopyranosid

(15),

(14),

1-O-E-caffeoyl-β-D-

glucopyranose (16) và coniferin (17) từ phân đoạn nước của loài Balanophora
laxiflora Hemsl. [2]
Năm 2017 Nguyễn Quyết Tiến cùng cộng sự đã phân lập và xác đinh được
cấu trúc của các chất béo 1-hexacosanoylglycerol (18), daucosterol (2), methyl
gallat (19), ba chất tương tự axit cinnamic: 4-hydroxy-3-methoxycinnamaldehyd
(20), methyl 4-hydroxy cinnamat (21) và methyl caffeat (22) từ dịch chiết dung
môi không phân cực của loài Balanophora laxiflora Hemsl. [9]
Năm 2018, tác giả Đặng Ngọc Quang cùng cộng sự đã phân lập một
chalcon mới có tên là balanochalcon (23) cùng với tám hợp chất, methyl caffeat
(22), β-hydroxydihydrochalcon (24), methyl gallat (19), dimethyl-6,9,10trihydroxybenzo [kl] 2-dicarboxylat (25), p-coumaric acid (26), quercetin (27),
scopoletin (28) và pinoresinol (1) từ dịch chiết ethyl acetate của Balanophora
laxiflora Hemsl. [23]

13


Công thức hóa học của các hợp chất này được trình bày ở phần phụ lục 2.
1.3.3. Một số nghiên cứu phân biệt các loài thuộc họ Dó đất
(Balanophoraceae Rich.)
Năm 2009, Hou Qinyun và các cộng sự đã thực hiện một Nghiên cứu so
sánh về thành phần hóa học của 5 loài thuộc chi Balanophora J.R.&G.Forst bao
gồm B. simaoensis, B. spicata, B. laxiflora, B. dioca và B. polyandra [37].
Trong nghiên cứu này sự khác biệt giữa các thành phần thân dầu của 5
loài được so sánh bằng sắc ký lớp mỏng. Có thể thấy các thành phần tan trong
dầu của 5 loài tương đối giống nhau và không có sự khác biệt rõ ràng, chủ yếu là
các terpenoid: Balanophorin A, balanophorin B, β-amyrinacetat và lupeol acetat.
Nghiên cứu cũng so sánh sự khác biệt giữa các thành phần thân nước của
5 loài trên bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp khối phổ
(HPLC/MS). Kết quả cho thấy các thành phần tan trong nước phổ biến của 5
loài chủ yếu là các hợp chất phenolic. Trong đó phổ biến là: acid gallic, acid pcoumaric, acid caffeic.

14


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Nguyên vật liệu
Nghiên cứu được thực hiện trên 12 mẫu thực vật thuộc 8 loài nằm trong
họ Balanophoraceae Rich., trong đó có 7 loài thuộc chi Balanophora
J.R.&G.Forst và 1 loài thuộc Rhopalocnemis Jungh., thời gian và địa điểm thu
hái được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Các mẫu thuộc họ Balanophoraceae Rich. sử dụng trong nghiên cứu


hiệu

Tên khoa học

Địa
điểm
thu hái

B1a

Balanophora fungosa
subsp. indica (Arn.)
B.Hansen

Yên
Bái

T11/2017 HNU024072

B1b

Balanophora fungosa
subsp. indica (Arn.)
B.Hansen

Hòa
Bình

T11/2016 HNU024071


B1c

Balanophora fungosa
subsp. indica (Arn.)
B.Hansen

Lào
Cai

T1/2017

HNU024069

4

B2

Balanophora fungosa
var. globosa (Jungh.)
B.Hansen

Lâm
Đồng

T1/2016

HNU024066

5


B3

Balanophora laxiflora
Hemsl.


Giang

T9/2016

HNU022608

6

B4

Balanophora latisepala
(Tiegh.) Lecome

Lâm
Đồng

T9/2017

HNU022612

7

B5a


Balanophora subcupularis
P.C.Tam

Lâm
Đồng

T11/2016 HNU022609

8

B5b

Balanophora subcupularis
P.C.Tam

Điện
Biên

T11/2017 HNU024068

9

B6a

Balanophora harlandii
Hook.f.

Lai
Châu


T10/2017 HNU024067

10

B6b

Balanophora harlandii

Lâm

T7/2017

STT

1

2

3

15

Thời
gian thu
hái

Mã số tiêu
bản

HNU022610



Hook.f.

Đồng

11

B7

Balanophora tobiracola
Makino

Lạng
Sơn

T1/2018

HNU024056

12

R1

Rhopalocnemis phalloides
Jungh.

Lâm
Đồng


T4/2018

HNU024070

Các mẫu thực vật đã được giám định tên khoa học và lưu tiêu bản tại Bảo
tàng Thực vật, khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Mẫu cây tươi mang hoa, lá, thân cây sau khi thu hái một phần được ngâm
với ethanol 50% để bảo quản , một phần được ép tiêu bản khô để nghiên cứu đặc
điểm hình thái và lưu mẫu tại Bảo tàng Thực vật, khoa Sinh học, trường ĐH
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mẫu cây tươi phơi se, sấy trong tủ sấy ở 50°C đến khô, bảo quản trong túi
nilon kín, để chỗ mát làm nguyên liệu nghiên cứu về hóa học.
2.1.2. Hóa chất
Dung môi: Ether dầu hỏa (60-90), cloroform, ethylacetat, toluen, acid
formic, nước.
Chất đối chiếu: Acid gallic, acid caffeic.
Thuốc thử: Các thuốc thử thường dùng trong phản ứng định tính và sắc ký.
2.1.3. Máy móc, thiết bị, dụng cụ
- Bản mỏng tráng sẵn Silicagel 60 F254 của Merck được hoạt hóa trong tủ
sấy ở nhiệt độ 110oC trong 60 phút.
- Cân kỹ thuật Precisa.
- Tủ sấy MEMMERT.
- Hệ thống HPTLC (CAMAG) bao gồm:

16


+ Máy tính cài đặt phần mềm VisionCATS để điều khiển quá trình
sắc ký.

+ Máy chấm sắc ký CAMAG Linomat V
+ Hệ thống triển khai sắc ký tự động ADC – 2
+ Buồng chụp sắc ký TLC Visualizer.
- Kính lúp soi nổi Stereo Blue, máy ảnh Nikon.
- Kính hiển vi Leica có kết nối camera.
- Bể siêu âm Daihan Scientific (WUC-A10H).
- Máy ly tâm PLC.
- Các dụng cụ thí nghiệm thường quy (bình nón, ống nghiệm, cốc có
mỏ, pipet…).
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học của các mẫu nghiên
cứu, so sánh đặc điểm thực vật và hình thái hạt phấn các mẫu của 8 loài thuộc họ
Balanophorace Rich. tại Việt Nam.
- Định tính sơ bộ các thành phần hóa học có trong dịch chiết MeOH các
loài nghiên cứu bằng phản ứng hóa học và triển khai sắc ký lớp mỏng các mẫu
của 8 loài thuộc họ Balanophorace Rich. tại Việt Nam.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu thực vật
Nghiên cứu đặc điểm hình thái: Mô tả phân tích đặc điểm hình thái thực
vật. Làm tiêu bản khô và lưu mẫu tiêu bản tại Bảo tàng Thực vật – Đại học Khoa
học tự nhiên. Dựa trên cơ sở các kết quả phân tích đặc điểm thực vật kết hợp với
các tài liệu: Thực vật chí Trung Quốc [31], chuyên khảo về chi Balanophora
J.R.&G.Forst của Hansen [15], cuốn Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [5]
để xác định tên khoa học.
17


×