Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Xây dựng dấu vân tay sắc ký lớp mỏng của một số mẫu cao đinh lăng lá xẻ (Polyscias fruticosa L.Harms.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÚY

XÂY DỰNG DẤU VÂN TAY
SẮC KÝ LỚP MỎNG CỦA MỘT SỐ
MẪU CAO ĐINH LĂNG LÁ XẺ
(POLYSCIAS FRUTICOSA L. HARMS.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÚY
MÃ SINH VIÊN: 1401607

XÂY DỰNG DẤU VÂN TAY
SẮC KÝ LỚP MỎNG CỦA MỘT SỐ
MẪU CAO ĐINH LĂNG LÁ XẺ
(POLYSCIAS FRUTICOSA L. HARMS.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
ThS. Phạm Tuấn Anh
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu


HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về chi Polyscias J. R. Forster & G. Forster ............................................ 3
1.1.1 Vị trí phân loại của chi Polyscias J. R. Forster & G. Forster ............................. 3
1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố ............................................................................ 3
1.1.3 Thành phần hóa học ........................................................................................... 6
1.1.4 Tác dụng sinh học .............................................................................................. 9
1.1.5 Công dụng ........................................................................................................ 11
1.2. Tổng quan về cao Đinh lăng và các chế phẩm ....................................................... 11
1.2.1 Tiêu chuẩn Dược điển về dược liệu Đinh lăng ................................................ 11
1.2.2 Sơ đồ sản xuất cao Đinh lăng và tiêu chuẩn Dược điển về cao Đinh lăng ...... 12
1.2.3 Các chế phẩm có chứa cao Đinh lăng trên thị trường ...................................... 12
1.3. Hướng dẫn về dấu vân tay sắc ký ........................................................................... 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................16
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ......................................................................................... 16
2.1.1 Mẫu nghiên cứu ................................................................................................ 16
2.1.2 Các trang thiết bị nghiên cứu ........................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 20
2.2.1 Nghiên cứu các điều kiện sắc ký ...................................................................... 20
2.2.2 Nghiên cứu phương pháp xác định vết vân tay sắc ký .................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 20



2.3.1 Khảo sát điều kiện xử lý mẫu ........................................................................... 20
2.3.2 Khảo sát điều kiện sắc ký ................................................................................. 21
2.3.3 Định lượng acid oleanolic trong các mẫu cao Đinh lăng ................................. 21
2.3.4 Phương pháp phân tích kết quả ........................................................................ 22
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...............................23
3.1. Nghiên cứu các điều kiện sắc ký ............................................................................ 23
3.1.1 Khảo sát điều kiện xử lý mẫu ........................................................................... 23
3.1.2 Khảo sát điều kiện sắc ký ................................................................................. 24
3.2. Kết quả xác định dấu vân tay sắc ký ...................................................................... 26
3.2.1 Tiêu chí nhận biết cao rễ Đinh lăng ................................................................. 26
3.2.2 Định lượng acid oleanolic trong các mẫu cao .................................................. 28
3.2.3 Đánh giá tiêu chí đảm bảo chất lượng cao Đinh lăng ...................................... 29
3.3. Bàn luận .................................................................................................................. 32
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
và giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Tuấn
Anh, người thầy đã dìu dắt tôi từ những ngày đầu lên bộ môn, một người thầy giàu lòng
đam mê với khoa học và không ngừng truyền lại sự đam mê ấy cho sinh viên của mình,
thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên, truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức và
luôn tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quỳnh Chi,
người cô tận tình luôn ở bên giúp đỡ tôi, hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm
cũng như kiến thức quý báu trong nghiên cứu khoa học tới cho tôi cũng như các bạn.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn thân thương nhất tới Nguyễn Thị Linh, Cao Thị Thu
Hằng và Khổng Thị Minh Thư, những người bạn đã luôn ở bên động viên và hỗ trợ tôi
những lúc khó khăn, cùng tôi đi qua quãng đường sinh viên thật đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên đang công
tác tại Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô giáo và cán bộ trong
Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và mang lại cho tôi những
kiến thức cùng kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm học vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và sự yêu thương tới gia đình, bạn bè, những
người đã luôn ở bên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi những lúc khó khăn trong học tập
cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

AcOH

Acid acetic

DĐVN

Dược điển Việt Nam

GC


Gas chromatography

GC-MS

Gas chromatography - mass spectrometry

EtOAc

Ethyl acetat

HPLC

High performance liquid chromatography

HPTLC

High performance thin layer chromatography

LC-MS

Liquid chromatography - mass spectrometry

MeOH

Methanol

n-BuOH

n – Butanol


Rf

Retention factor

SPE

Solid phase extraction

TLC

Thin layer chromatography

TT VS

Thuốc thử vanillin – acid sulfuric

UV-VIS

Ultraviolet -Visible Spectroscopy


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh một số đặc điểm lá của một số loài thuộc chi Đinh lăng ..........5
Bảng 1.2. Các saponin được tìm thấy trong cây Đinh lăng ....................................7
Bảng 2.1. Thông tin các mẫu dược liệu do công ty Traphaco cung cấp………….16
Bảng 2.2. Ký hiệu và thông tin về các mẫu cao………………………………….16
Bảng 3.1. Quy trình phân tích HPTLC chung ......................................................26
Bảng 3.2. Hàm lượng các mẫu cao trên thị trường ...............................................28
Bảng 3.3. Số liệu chiều cao tương đối của các peak sắc ký .................................30



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms.......................................4
Hình 1.2. Công thức của acid oleanolic ..................................................................7
Hình 1.3. Công thức chung của saponin terpenoid của cây Đinh lăng ...................7
Hình 2.1. Hệ thống HPTLC ..................................................................................19
Hình 2.2. Hệ thống chiết pha rắn SPE ..................................................................19
Hình 3.1 Kết quả so sánh 3 phương pháp xử lý cao .............................................23
Hình 3.2. Sắc ký đồ so sánh các hệ dung môi ......................................................24
Hình 3.3. Kết quả khảo sát thể tích chấm sắc ký ..................................................25
Hình 3.4. Sắc ký đồ cao các bộ phận của Đinh lăng quan sát ở ánh sáng thường27
Hình 3.5 Sắc ký đồ cao các bộ phận của cây Đinh lăng ở 366 nm.......................27
Hình 3.6. Sắc ký đồ phân tích các mẫu cao Đinh lăng .........................................29
Hình 3.7 Tương quan đa biến của hàm lượng acid oleanolic và các pic sắc ký ...31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đinh lăng là một cây thuốc đã được đưa vào Dược điển Việt Nam V, cây có nhiều
tác dụng tương tự Nhân sâm như bổ năm tạng, bổ huyết, tăng sữa... nhưng khác với sâm,
Đinh lăng ít độc và không làm tăng huyết áp [2], [3], [19]. Ngoài ra, Đinh lăng đã được
chứng minh có nhiều tác dụng dược lý như cải thiện trí nhớ, kích thích thần kinh trung
ương, chống trầm cảm, lợi tiểu, hạ đường huyết, chống hen suyễn, tác dụng trên sinh
sản… [9], [13], [15], [21], [30].
Xã hội càng phát triển, sức ép công việc càng tăng dẫn tới nhu cầu tìm kiếm các
chế phẩm có tác dụng bổ thần kinh, tăng tuần hoàn não, bồi bổ sức khỏe cũng tăng theo,
đặc biệt các chế phẩm từ thảo dược đang ngày càng được ưa chuộng. Trong những năm
gần đây, cây Đinh lăng đã trở thành nguồn nguyên liệu quý được đưa vào sản xuất đông
dược với sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm có tác dụng hoạt huyết dưỡng não như
hoạt huyết dưỡng não của Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Dược phẩm TW2, Dược

thảo Phúc Vinh.... Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về đảm bảo chất lượng các nguyên
liệu đầu vào và chế phẩm đầu ra của các sản phẩm từ dược liệu Đinh lăng.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nghiên cứu các thuốc từ dược liệu,
ngoài các yếu tố như hiệu quả lâm sàng, độ an toàn, cơ chế tác dụng thì cần thiết phải
có các nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như các phương pháp đánh giá chất lượng
dược liệu một cách khoa học. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm với các tiêu chí rõ ràng, kiểm
soát các thành phần hoạt chất cụ thể (định tính, định lượng) là một trong những điều
kiện tiên quyết để đưa sản phẩm hội nhập thế giới.
Trong Dược điển Việt Nam V, chuyên luận cao đặc Đinh lăng quy định cao phải
làm từ rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms., họ Nhân sâm (Araliaceae). Một
số chỉ tiêu định tính bằng TLC đối chiếu với dược liệu chuẩn, định lượng bằng HPLC
sử dụng acid oleanolic làm chất chuẩn. Thực tế chỉ ra rằng thân lá của cây Đinh lăng có
hàm lượng acid oleanolic cao hơn trong rễ Đinh lăng [17], điều này trở thành kẽ hở
khiến nhiều cơ sở sản xuất lợi dụng dùng nhiều bộ phận khác cây Đinh lăng để làm cao,
trong đó những bộ phận như thân cành hay gốc đều chưa được nghiên cứu tác dụng dược
lý rõ ràng.
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng dấu vân tay sắc ký lớp mỏng của một số
mẫu cao đinh lăng lá xẻ Polyscias fruticosa L. Harms” với 2 mục tiêu chính như sau:

1


1. Khảo sát điều kiện cho vết vân tay sắc ký lớp mỏng
2. Xác định dấu vân tay sắc ký lớp mỏng của cao Đinh lăng theo tiêu chí phân
biệt và chất lượng

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về chi Polyscias J. R. Forster & G. Forster
1.1.1 Vị trí phân loại của chi Polyscias J. R. Forster & G. Forster
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan năm 2009 [36], vị trí phân loại của chi
Polyscias có thể được tóm tắt như sau:
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Cúc (Asteridae)
Bộ: Hoa tán (Apiales)
Họ: Nhân sâm (Araliaceaee)
Chi: Đinh lăng (Polyscias)
1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố
Chi Polyscias J. R. Forster & G. Forster (chi Đinh lăng) là chi lớn thứ 2 trong họ
Nhân sâm với 159 loài được phân bố từ châu Phi đến các hòn đảo phía đông Thái Bình
Dương [28]. Theo điều tra của Trung tâm sâm Việt Nam, hiện có 6 loài thuộc chi này ở
Việt Nam:
- Polyscias fruticosa (L.) Harms. (Đinh lăng)
- Polyscias balfouriana Bailey (Đinh lăng lá tròn, Đinh lăng lá xà cừ)
- Polyscias filicifolia (Merr. et Fourn.) Bailey (Đinh lăng đuôi phượng, Đinh lăng
lá rách)
- Polyscias guilfeylei var. lacinita Bailey (Đinh lăng lá xoan xẻ, Đinh lăng xà cừ
nhỏ)
- Polyscias guilfeylei (Cogh et March) Bailey (Đinh lăng lá trổ)
- Polyscias scutellarie (N.L.Burn) Fosberg (Đinh lăng đĩa)
Hiện hầu hết các loài trong chi Đinh lăng ở nước ta chủ yếu được trồng để làm
cảnh, một số loài trong chi đã được dùng làm thuốc chữa trị các chứng bệnh khác nhau
trong y học dân tộc tại nhiều địa phương, song loài Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.)
Harms. là quan trọng nhất và các nghiên cứu khoa học hiện tại đang tập trung nhiều nhất
vào loài này [8].
1.1.2.1 Đặc điểm thực vật của cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms.

Tên khoa học: Polycias fruticosa (L.) Harms.
3


Tên đồng nghĩa: Panax fruticosum L., Nothopanax fruticosum (L.) Miq.,
Tieghemopanax fruticosus (L.) R. Vig [10].
Tên thường gọi: Đinh lăng, Đinh lăng lá xẻ, Đinh lăng lá nhỏ, cây Gỏi cá, Nam
dương lâm [1], [10].
Cây nhỏ, xanh tốt quanh năm, có thể cao đến 2 m. Thân nhẵn, không gai, ít phân
nhánh, mang nhiều vết sẹo to, màu xám. Lá to, mọc so le, kép lông chim 2 – 3 lần, dài
20 – 40 cm; lá chét có răng cưa nhọn, đôi khi chia thùy, gốc và đầu thuôn nhọn, có mùi
thơm khi vò nát; cuống lá dài, phát triển thành bẹ to ở phần cuối. Cụm hoa mọc ở ngọn
thành hình chùy ngắn mang nhiều tán; lá bắc rộng, sớm rụng; hoa nhỏ, màu lục nhạt
hoặc trắng xám; đài 5 răng hàn liền, mép uốn lượn; tràng 5 cánh hình trái xoan; nhị 5,
chỉ nhị ngắn; bầu hạ, 2 ô. Quả dẹt, hình trứng, màu trắng bạc. Mùa hoa quả: tháng 4 – 7
[1].

Hình 1.1. Cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms.
Cây Đinh lăng có nguồn gốc từ vùng đảo Polynesie (Thái Bình Dương) và được
trồng phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào…
Ở Việt Nam, Đinh lăng cũng được trồng từ lâu và khá phổ biến ở vườn gia đình, đình
chùa để làm cảnh và rau gia vị. Từ năm 1961 do biết tác dụng bổ dưỡng của Đinh lăng
nên người ta trồng nhiều ở trạm xá, bệnh viện… để làm thuốc [1].
Đinh lăng là một loài cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều
loại đất, thậm chí với một lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được theo
kiểu cây cảnh bonsai. Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng cao. Người ta thường trồng
4


chủ yếu bằng cách giâm cành [1] hoặc các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể tái sinh

Đinh lăng bằng lá trong môi trường dinh dưỡng thích hợp [37].
1.1.2.2 Đặc điểm thực vật của một số loài khác trong chi Đinh lăng
Các loài trong chi Đinh lăng có đặc điểm chung là cây gỗ nhỏ hay nhỡ có dáng
mảnh và có tán lá đẹp, thường xanh, không gai. Lá kép chân vịt hay lá đơn có thùy chân
vịt hoặc lá kép lông chim với các lá chét có hình dạng thay đổi; lá kèm không có hay
hợp lại ở gốc thành một phần phụ nhỏ. Cụm hoa tán tạo thành chùm hay chùy; cuống
hoa có khớp rụng hay hơi có khớp; đài nguyên hay có 5 răng; cánh hoa 5, tiền khai van.
Bộ nhị 5, bao phấn hình trứng hay thuôn. Bầu dưới 2 ô, ít khi 3 – 4 ô; vòi nhụy 2 – 4 rời
hay hợp ở gốc. Quả dẹt, ít khi gần hình cầu. Hạt dẹt [3]. So sánh phân biệt các loài trong
chi Đinh lăng có thể dựa vào đặc điểm của lá như sau:
Bảng 1.1. So sánh một số đặc điểm lá của một số loài thuộc chi Đinh lăng
STT

Tên khoa học

Tên thông dụng

Lá to, mọc so le, kép lông chim 2 – 3 lần,

Polyscias
1

fruticosa (L.)

Đặc điểm về lá

Đinh lăng

Harms.


dài 20 – 40 cm; lá chét có răng cưa nhọn,
đôi khi chia thùy, gốc và đầu thuôn nhọn, có
mùi thơm khi vò nát.
Lá kép thường mang 3 lá phụ trên một

2

Polyscias

Đinh lăng lá

cuống dài, phiến xoan tròn, đầu tù, xanh

balfouriana

tròn, Đinh lăng

đậm, không lông, bìa có răng nhọn, nằm,

Bailey

lá xà cừ

cuống phụ 1 cm, cuống có đáy thành bẹ.
Chùm tụ mang tán to 1 – 1,5 cm.
Lá kép có 11 – 13 lá chét, lá chét hình mác

Polyscias
3


filicifolia (Merr.
et Fourn.)
Bailey

Đinh lăng đuôi
phượng, Đinh
lăng lá rách

có răng cưa to và sâu. Lá đặc biệt đa dạng:
ở thân non: kép 1 – 2 lần thành đoạn hẹp
nhọn, bìa có răng nhọn, dạng lá ráng; ở
nhánh già: lá đơn, xoan đến thon, thường
lục tươi, gân giữa tím.

5


Polyscias
4

guilfeylei (Cogh
et March)

Lá kép có 7 lá chét, lá chét thường có viền
Đinh lăng lá trổ

bò, có răng hay xẻ.

Bailey


5

Polyscias

Đinh lăng lá

guilfeylei var.

xoan xẻ, Đinh

lacinita Bailey

lăng xà cừ nhỏ

Polyscias
6

scutellarie
(N.L.Burn)

trắng, thơm, lá phụ hình xoan hay hình bánh

Tương tự Đinh lăng lá trổ nhưng lá phụ xẻ
sâu hơn.

Lá đơn hay lá kép gồm 2 – 3 lá chét, phiến
Đinh lăng đĩa

Fosberg


thon lõm như cái đĩa hay bán cầu, màu xanh
lục hay có vằn, không lông.

1.1.3 Thành phần hóa học
Theo giáo sư Ngô Ứng Long và cộng sự (Viện Y học Quân sự) và Viện Vấn đề Y
sinh học Liên Xô, rễ và lá Đinh lăng chứa saponin, alcaloid, các vitamin tan trong nước
như B1, B2, B6, C…, 20 loại acid amin, glycosid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh
dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường [11]. Trong đó saponin và polyacetylen
là những nhóm chất chính đang được khoa học tập trung nghiên cứu.
 Saponin
Năm 1992, Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự đã cô lập được acid oleanolic [16] (hình
1.2). Từ năm 1995 đến năm 1998, lần lượt cấu trúc của 13 saponin triterpenoid có phần
sapogenin là acid oleanolic được công bố trong đó có 8 saponin được đặt tên là
polysciosid A đến H [23], [33], [40]. Năm 2014, Hồ Lương Nhật Vinh phân lập được 3
saponin triterpenoid từ lá của cây Đinh lăng, trong đó có 1 saponin triterpen mới [18].
Năm 2016, Trần Thị Hồng Hạnh phân lập được polysciosid I [25]. Tiếp tục đến năm
2018, 2 loại saponin mới được phát hiện là polysciosid J và K [24]. Tất cả các saponin
triterpenoid phân lập được đều có phần genin là acid oleanolic (hình 1.3).

6


Hình 1.2. Công thức của acid oleanolic

Hình 1.3. Công thức chung của saponin terpenoid của cây Đinh lăng
Bảng 1.2. Các saponin được tìm thấy trong cây Đinh lăng
STT

R1


R2

1

H

H

2

Gal- (1->2)- Glc

H

3

Gha- (1->4)- Glc

H

4

Glc- (1->4)- Glc

Glc-

5

Glc-(1->2)- Glc


H

Glc- (1->2)
6

Glc-

Glc- (1->4)
7

H


Ara- (1->2)
7

9

13

15

Glc-

Glc-

Glc-

Rha- (1->3)- Glc-


Glc-

Rha- (1->3)- Glc-

Glc- (1->4)
Gal- (1->4)- Glc

GlcGlc-

Glc- (1->2)- Glc-

Glc-

Glc-

Glc-

Glc- (1->2)- Gal-

Glc- (1->4)

Glc- (1->4)
Glc- (1->2)

18

Glc-

Glc- (1->4)- Glc


Glc- (1->2)
17

Glc-

Glc- (1->3)

Glc- (1->2)
16

Glc-

Glc- (1->4)

Glc- (1->2)
14

Glc-

Glc- (1->4)

Gal- (1->2)
12

H

Glc- (1->4)- Glc

Ara- (1->2)
11


Glc-

Glc- (1->3)

Glc- (1->2)
10

H

Glc- (1->2)
Gal- (1->2)

8

Glc-

Glc- (1->4)

Hàm lượng saponin toàn phần được xác định bằng phương pháp cân, kết quả như
sau: trong rễ 0,49%, vỏ rễ 1,00%, lõi rễ 0,11% và lá 0,38% [14]. Năm 2011, bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, hàm lượng acid oleanolic trong Đinh lăng được
xác định: trong rễ 0,063%, trong thân lá 1,5% [17]. Cùng phương pháp này đến năm
2012, Chử Thị Thanh Huyền đã tiến hành định lượng acid oleanolic trong rễ và cao khô
8


rễ Đinh lăng được kết quả lần lượt là: trong rễ 0,001 – 0,015% và trong cao khô 0,015
– 0,035% [6].
 Polyacetylen

Bên cạnh saponin, polyacetylen cũng là một hợp chất trong cây Đinh lăng được
các nhà khoa học rất quan tâm do các tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống virus
và chống kết tập tiểu cầu. Polyacetylen được tìm thấy ở các cây thuộc họ Nhân sâm và
trước đây được phân lập chủ yếu từ Nhân sâm [8]. Năm 1992, Lutomski và cộng sự đã
cô lập từ rễ cây Đinh lăng 5 hợp chất thuộc loại hợp chất polyacetylen: (8E)-heptadeca1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol;

(8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on;

(8Z)-

heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on; falcarinol và panaxydol [29]. Tuy nhiên hàm
lượng polycetylen trong rễ Đinh lăng rất ít, hàm lượng của (8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6diyn-3,10-diol là 0,003% và của falcarindiol là 0.0031% [5]
 Một số nhóm chất khác
Năm 1989, Nguyễn Khắc Viện đã nghiên cứu và cho thấy trong rễ có 4%
saccarose; một chất kết tinh A chưa xác định cấu trúc hóa học, có điểm sôi trong khoảng
158 – 161oC, tan nhiều trong chloroform và aceton [19].
Năm 1990, Nguyễn Thới Nhâm và cộng sự đã công bố 20 loại acid amin trong
thành phần của rễ, thân và lá Đinh lăng như arginin, alanin, asparagin, acid glutamic,
leucin, lysin, phenylalanin, prolin, threonin, tyrosin, cystein, tryptophan, methionin...
[15].
Năm 2010, Nguyễn Thị Lan bằng phương pháp GC và GC/MS đã phân tích thành
phần tinh dầu của lá cây Đinh lăng ở tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Kết quả cho thấy
trong tinh dầu Đinh lăng có 15 hợp chất như là β-elemen, δ-elemen, E-γ-bisabolen, αbergamoten, β-germacren-D, gecmacren-B… [12].
Năm 2017, một hợp chất sterol phân lập từ rễ Đinh lăng đã được xác định được
cấu trúc là 22-dehydro-24-isopropylcholesterol [38].
1.1.4 Tác dụng sinh học
 Tác dụng cải thiện trí nhớ: cao cồn rễ Đinh lăng được chứng minh có tác dụng
cải thiện trí nhớ trên chuột ở mức liều 300 mg/kg thể trọng thông qua mô hình thắt tạm
thời hai động mạch cảnh chung gây thiếu máu não cục bộ, đồng thời với đó nghiên cứu
cũng chỉ ra cơ chế tác dụng của cao cồn Đinh lăng thông qua việc tăng cường biểu hiện

9


gen ChAT và muscarinic M5 [9].
 Tác dụng kích thích thần kinh trung ương: cao Đinh lăng có tác dụng rút ngắn
thời gian ngủ của natri barbital ở khoảng liều từ 45 – 180 mg/kg, tăng vận động tự nhiên
của chuột nhắt ở khoảng liều 45 – 90 mg/kg thể trọng và giảm vận động tự nhiên ở
khoảng liều trên 180 mg/kg thể trọng. Do đó, cao Đinh lăng có khả năng kích thích thần
kinh trung ương ở khoảng liều dưới 180 mg/kg [15].
 Tác dụng chống trầm cảm: cao Đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm và phục
hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress cô lập ở liều 45 – 180 mg/kg thông qua thử
nghiệm trầm cảm của Porsolt và thử nghiệm stress cô lập [23].
 Tác dụng trên thể lực: Đinh lăng có tác dụng tăng lực, tăng sức chịu đựng của cơ
thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, mệt mỏi, nóng. Hơn nữa, Đinh lăng làm cho
nhịp tim trở lại bình thường sau khi chạy dài sức. Người bị suy nhược uống Đinh lăng
giúp chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân và làm tử cung co bóp mạnh hơn
[18]. Nước sắc Đinh lăng có tác dụng tăng sự dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính
tương tự Nhân sâm [19].
 Tác dụng lợi tiểu: nghiên cứu cao ether dầu hỏa chiết xuất từ Đinh lăng (PEPF)
trên chuột cống trắng thấy rằng ở mức liều 250 và 500 mg/kg thể tích nước tiểu tăng
đáng kể, tăng đào thải natri và kali, tác dụng lợi tiểu tương tự như furosemid nhưng
PEPF có ưu điểm là có tác dụng giữ clo [39].
 Tác dụng hạ đường huyết: hợp chất 3-O-[β-d-glucopyranosyl-(1→4)-β-dglucuronopyranosyl] acid oleanolic 28-O-β-d-glucopyranosyl este (PFS) được phân lập
từ lá Đinh lăng có khả năng ức chế mạnh α-amylase từ tụy heo và α-glucosidase từ nấm
men, ngoài ra trong thử nghiệm dung nạp đường sucrose, PFS ở liều 100 mg/kg thể
trọng làm giảm đáng kể mức đường huyết sau bữa ăn giàu sucrose ở chuột nhắt trắng
[13].
 Tác dụng kháng viêm, điều trị hen suyễn: trên mô hình hen gây bởi Ovalbumin,
cao chiết cồn lá Đinh lăng làm giảm số lượng và sự biệt hóa bạch cầu trong máu tương
tự như prednison do đó có tác dụng chống viêm, một đặc tính hữu ích trong điều trị hen

suyễn [30]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng cao cồn lá Đinh lăng có tác dụng
chống hen suyễn nhờ cơ chế kháng histamin và duy trì sự ổn định của tế bào Mast [38].
 Tác dụng trên sinh sản: ở chuột đực, dịch chiết lá Đinh lăng (PFE) có tác dụng
tăng số lượng tinh trùng ở mức liều 100 và 500 mg/kg, khả năng di chuyển của tinh
10


trùng tăng đáng kể và bất thường tinh trùng giảm ở chuột được điều trị PFE, đặc biệt là
ở mức liều 100 mg/kg [22]. Trên chuột cái, PFE làm tăng sự phát triển nang trứng ở giai
đoạn nang nguyên thủy và nguyên phát, cải thiện cơ tử cung, giảm FSH huyết thanh
nhưng tăng estrogen và LH (p <0,05), trọng lượng tử cung tăng so với nhóm chứng [21].
1.1.5 Công dụng
Theo y học hiện đại, cây Đinh lăng có một số tác dụng chính như: tác dụng bổ
chung, ăn ngon, dễ ngủ và tăng cân, tăng lực, tăng khả năng lao động nặng và phục hồi
sức khỏe tốt, hoạt hóa các tế bào thần kinh, tăng cường trí nhớ [4].
Theo y học cổ truyền, rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình [1]. Cây Đinh lăng được
coi như Nhân sâm Việt Nam vì nó có nhiều tác dụng tương tự như Nhân sâm: bổ 5 tạng,
giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm. Đinh lăng là thuốc tăng lực, nó
làm tăng sức chịu đựng của cơ thể với các yếu tố bất lợi, người bị suy mòn uống Đinh
lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân… Nhưng khác với sâm, Đinh
lăng ít độc và không làm tăng huyết áp [2], [3], [19].
Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi
đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Ngoài ra, một số nơi dùng Đinh lăng để chữa
ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu và chống độc, sỏi thận, sỏi bàng
quang…[1], [3].
1.2. Tổng quan về cao Đinh lăng và các chế phẩm
1.2.1 Tiêu chuẩn Dược điển về dược liệu Đinh lăng
Theo Dược điển Việt Nam V chuyên luận Đinh lăng, bộ phận sử dụng của Đinh
lăng là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms. họ
Nhân sâm (Araliaceae). Một số tiêu chuẩn kèm theo bao gồm:

- Cảm quan bao gồm mô tả, vi phẫu, bột.
- Định tính:
+ Phép thử hóa học bao gồm phản ứng tạo bọt, phản ứng với anhydrid acetic
và acid sulfuric, phản ứng với thuốc thử Lugol.
+ Sắc ký lớp mỏng sử dụng acid oleanolic làm chất đối chiếu và dược liệu chuẩn
đối chiếu. Yêu cầu trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải xuất hiện vết có cùng màu sắc
và giá trị Rf với vết của acid oleanolic và có các vết cùng màu sắc và Rf với các vết sắc
ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.
11


- Ngoài ra một số chỉ tiêu khác bao gồm: độ ẩm (không quá 13,0%), tro toàn phần
(không quá 8,0%), tạp chất (không quá 1,0%).
1.2.2 Sơ đồ sản xuất cao Đinh lăng và tiêu chuẩn Dược điển về cao Đinh lăng
Qua tham khảo tại một số cơ sở sản xuất Đinh lăng trên thị trường, nhóm nghiên
cứu xây dựng được sơ đồ sản xuất cao Đinh lăng gồm các bước cơ bản sau:

Hình 1.4. Sơ đồ sản xuất cao Đinh lăng
Theo Dược điển Việt Nam V, cao đặc Đinh lăng phải được điều chế từ rễ cây Đinh
lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms. bằng phương pháp thích hợp để chế phẩm có hàm
lượng acid oleanolic ổn định.
Chế phẩm cao Đinh lăng phải đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận “cao thuốc”
và các yêu cầu riêng như sau:
- Cảm quan: mềm dẻo, đồng nhất, màu nâu đen, mùi thơm.
- Định tính: các phép thử hóa học và phương pháp sắc ký lớp mỏng sử dụng acid
oleanolic làm chất đối chiếu. Yêu cầu trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải xuất hiện
vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của acid chất đối chiếu.
- Định lượng acid oleanolic sử dụng phương pháp HPLC, yêu cầu hàm lượng acid
oleanolic không được ít hơn 0,04% tính theo dược liệu khô kiệt.
- Một số chỉ tiêu khác: độ ẩm (không được quá 20,0%), kim loại nặng (không được

quá 20 phần triệu).
1.2.3 Các chế phẩm có chứa cao Đinh lăng trên thị trường
Với rất nhiều công dụng đã và đang tiếp tục được nghiên cứu, cây Đinh lăng trở
12


thành một trong số các nguồn nguyên liệu quý được khai thác và đưa vào sản xuất các
thuốc đông dược với sự ra đời của nhóm sản phẩm có công dụng hoạt huyết dưỡng não.
Một số các sản phẩm hoạt huyết dưỡng não trên thị trường có thể kể đến là:
- Hoạt huyết dưỡng não (Công ty Cổ phần Traphaco)
- Hoạt huyết dưỡng não (Công ty Cổ phần Dược phẩm TW2)
- Hoạt huyết dưỡng não (Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3)
- Hoạt huyết dưỡng não (Công ty Cổ phần Dược thảo Phúc Vinh)
- Hoạt huyết trung ương 1 (Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex)
- Trà hoạt huyết dưỡng não (Công ty Cổ phần Dược phẩm Trang Minh)
- Hoạt huyết dưỡng não DHG (Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang)
- Hoạt huyết dưỡng não Vinacare 20 (Công ty Cổ phần Dược phẩn Vinacare)
Ngoài ra trên thị trường còn có rất nhiều các chế phẩm từ Đinh lăng hay cao đặc
Đinh lăng được quảng cáo với nhiều công dụng như giúp thanh nhiệt giải độc, bồi bổ
sức khỏe, tăng cường sinh lực, chống suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, tăng tiết sữa
cho mẹ sau sinh, hỗ trợ điều trị đau lưng mỏi gối, chân tay tê thấp… có thể kể đến như:
- Cao Đinh lăng Thanh Uyên (Công ty TNHH Thanh Uyên)
- Cao Đinh lăng (Thảo dược Minh Nhi)
- Trà túi lọc Đinh lăng (Công ty TNHH Thảo dược Sthaco)
- Cao Đinh lăng (Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế Sunite Việt Nam)
Song song với nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng tăng hiện nay thì việc sử dụng
Đinh lăng và các chế phẩm từ Đinh lăng cũng ngày càng tăng, dẫn theo đó là sự ra đời
của rất nhiều chế phẩm từ Đinh lăng do các công ty, tổ chức hay cá nhân sản xuất. Tuy
nhiên, nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt, sản phẩm có thể không những không
mang lại hiệu quả tốt mà còn gây hại cho sức khỏe. Do vậy việc tiêu chuẩn hóa dược

liệu cũng như các sản phẩm từ dược liệu nói chung và Đinh lăng nói riêng cần được chú
trọng hơn nữa.
1.3. Hướng dẫn về dấu vân tay sắc ký
Khái niệm dấu vân tay hóa học được đề cập trong phụ lục 12.23 Dược điển Việt
Nam V như sau: dấu vân tay hóa học là các thông tin hóa học của dược liệu được biểu
thị dưới dạng sắc ký đồ, các phổ và các đồ thị… được ghi bằng các kỹ thuật phân tích
(kỹ thuật sắc ký) hay còn được gọi là sắc ký đồ dấu vân tay [7].
Nói cách khác sắc ký đồ dấu vân tay là một hồ sơ sắc ký bao gồm tất cả các vết
13


sắc ký của các thành phần đặc trưng từ dược liệu hoặc thuốc từ dược liệu được nghiên
cứu. Hồ sơ sắc ký sẽ cung cấp thông tin như tính toàn vẹn, độ đậm nhạt, sự giống hay
khác nhau của các chất đặc trưng cho loài. Do đó, với dấu vân tay sắc ký thu được có
khả năng xác thực cũng như xác định các loài dược liệu một cách hiệu quả ngay cả khi
số lượng và/hoặc nồng độ các thành phần đặc trưng hóa học là không giống nhau giữa
các mẫu khác nhau [26].
Như vậy, dấu vân tay có khả năng cung cấp thông tin cho ba cấp độ kiểm soát chất
lượng phân tích. Những mức độ kiểm soát chất lượng là:
(1) Xác định thực vật (xác thực loài, tuổi và nguồn gốc);
(2) Định lượng hoạt chất;
(3) Phát hiện tạp chất, chất gây ô nhiễm hoặc chất pha trộn [20].
Theo hướng dẫn của WHO về việc lựa chọn các chất đánh dấu của dược liệu để
kiểm soát chất lượng thuốc thảo dược [32], tiêu chí lựa chọn các chất tham chiếu và
kiểm soát chất lượng thuốc thảo dược nên tính đến các thành phần khác nhau có thể có
mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng, an toàn và hiệu quả cuối cùng. Do đó, thứ
tự lựa chọn các chất để xác định và định lượng phải tuân theo các quy tắc được trình bày
dưới đây:
1) Nếu các thành phần có tác dụng đã biết và đã được xác định, chúng nên được
sử dụng làm vết đánh dấu.

2) Nếu không phải là trường hợp 1 nhưng thành phần được công nhận tác dụng
dược lý nên được sử dụng làm vết đánh dấu.
3) Nếu các trường hợp trên không được áp dụng, danh tính của nguyên liệu thảo
dược, chế phẩm và thuốc có thể được xây dựng bằng cách phân tích (các) chất đánh dấu
là các thành phần đặc trưng khác.
4) Ngoài ra cũng có thể dùng dược liệu chuẩn để đối chiếu.
Chiếu theo hướng dẫn của WHO, hiện tại DĐVN V đang sử dụng acid oleanolic
để làm chất đánh dấu của cao rễ Đinh lăng vì nó có những tác dụng dược lý đã được
nghiên cứu như hạ huyết áp, hạ mỡ máu, chống oxy hóa [35], bổ gan, chống viêm [27],
chống ung thư [42]… Tuy nhiên trên thực tế, ở trong dược liệu AO rất ít tồn tại dưới
dạng tự do, thay vào đó nó thường tồn tại dưới dạng kết hợp với các gốc đường khác
nhau để tạo thành saponin và tính đến nay đã xác định được 18 saponin có khung acid
oleanolic trong cây đinh lăng. Ngoài ra, vì acid oleanolic không chỉ có trong rễ Đinh
14


lăng mà nó có cả trong các bộ phận khác của cây như thân, lá, đặc biệt hàm lượng trong
thân lá thường cao hơn trong rễ (trong rễ 0,063%, trong thân lá 1,5%) [17], nó cũng xuất
hiện ở rất nhiều loài cây khác như Bông ổi (Lantana camara L.) [31], cây Trinh nữ
(Lisgustrum lucidum) [41], Đinh hương (Syzygium aromaticum) [34]… Như vậy, nếu
chỉ dùng acid oleanoic làm chất đặc trưng để nhận biết dược liệu Đinh lăng cũng như
cao Đinh lăng là chưa đủ, vì vậy nên sử dụng mục 3 trong hướng dẫn của WHO đó là
dùng nhiều thành phần để đặc trưng cho chế phẩm cao Đinh lăng để tạo ra một dấu vân
tay sắc ký.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã đưa ra định nghĩa về chất đặc trưng như sau:
“Một thành phần chất tự nhiên có trong một bộ phận của cây có thể được dùng để đảm
bảo cho sự nhận biết hoặc đảm bảo chất lượng chế phẩm của cây thuốc đó, không nhất
thiết là hoạt chất”[32].
Các phương pháp sắc ký xác định dấu vân tay đang được sử dụng là TLC, HPTLC,
HPLC, GC, hoặc sắc ký kết hợp đo phổ LC-MS, GC-MS, HPLC-DAD…[26]. Phương

pháp sắc ký lớp mỏng có những ưu điểm so với các phương pháp khác là:
- Có thể phân tích đồng thời nhiều mẫu, tiết kiệm chi phí, dung môi và thời gian
- Có thể vừa định tính vừa định lượng
- Các mẫu phân tích và các mẫu chuẩn được chấm trên cùng một bản mỏng
sắc ký, khai triển cùng lúc trong cùng điều kiện dung môi, nhiệt độ, độ ẩm nên có
thể so sánh trực tiếp đối chứng nhau, hạn chế sự tác động của môi trường giữa các
lần phân tích.
- Chuẩn bị mẫu đơn giản, không cần xử lý dung môi trước (lọc hay siêu âm).

15


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1 Mẫu nghiên cứu
Mẫu cao đối chứng được chuẩn bị từ các mẫu dược liệu tương ứng bao gồm các
bộ phận: rễ, gốc rễ, thân cành và lá do công ty Traphaco cung cấp đến từ những địa
phương khác nhau (bảng 2.1) theo sơ đồ sản xuất cao Đinh lăng (hình 1.4)
Bảng 2.1. Thông tin các mẫu dược liệu do công ty Traphaco cung cấp
Tên

Bộ phận

1a

Rễ

1b

Gốc


1c

Thân cành

1d



2a

Rễ

2b

Gốc

2c

Thân cành

3a

Rễ

3b

Gốc

3c


Thân cành

Nguồn gốc

Nam Định

Hải Dương

An Giang

Thu 20 mẫu cao Đinh lăng trên thị trường, kiểm tra chỉ tiêu về hàm ẩm, số liệu
được trình bày ở bảng sau (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Ký hiệu và thông tin về các mẫu cao
STT

Tên mẫu

Thông tin về cao

Hàm ẩm

Cơ sở sản xuất
Cơ sở sản xuất A

1

01

Lô 1016 mẻ 03


6,00

2

02

Lô 0916 mẻ 05

10,86

3

03

Lô 0916 mẻ 11

6,31

4

04

Lô 1116 mẻ 11

8,27

16



5

05

Lô 1216 mẻ 12

11,96

6

06

Lô 0717 mẻ 04

7,67

7

07

Lô 0617 mẻ 06

6,23

8

08

Lô 0617 mẻ 12


4.87

9

09

Lô 0817 mẻ 13

5,41

10

11

Lô 0917 mẻ 06

12,29

11

12

Lô 0817 mẻ 03

4,60

12

13


Lô 0817 mẻ 05

6,80

13

14

Lô 1017 mẻ 06

5,11

14

16

Lô 0218 mẻ 10

5,48

15

18

Lô 0218 mẻ 13

5,50

16


19

Lô 0318 mẻ 09

5,33

17

20

Lô 0318 mẻ 11

5,94

18

21

Cao TN01N

4,71

19

22

Cao TN02E

4,70


20

23

Cao TN03N

4,64

Cơ sở sản xuất B

Cơ sở sản xuất C

Cơ sở sản xuất D

Cơ sở sản xuất E

2.1.2 Các trang thiết bị nghiên cứu
2.1.2.1 Hóa chất và dụng cụ
₋ Hóa chất và thuốc thử trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích:
+ Dung môi hữu cơ: MeOH, CHCl3 đạt tiêu chuẩn phân tích
+ Thuốc thử: vanillin – acid sulfuric được pha theo DĐVN V
₋ Bản mỏng TLC silica gel 60F254 và bản mỏng HPTLC silica gel 60F254 của
hãng MERCK (Đức)
17


×