Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG BẢN THẢO KINH TẾ TRIẾT HỌC NĂM 1844

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.01 KB, 24 trang )

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG
BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844
Nguyễn Anh Quốc*
Tóm tắt, con người vừa là sản phẩm lịch sử vừa là chủ thể sáng tạo bản
thân mình. Hoạt động của con người là hoạt động tự do và có ý thức. Quan hệ xã
hội là sự giao tiếp hiện thực của thực thể xã hội. Sự sống của con người là bản
thân lao động và lao động là nhu cầu, mục đích của đời sống. Lao động làm bộc lộ
các thuộc tính, giá trị, phẩm chất, tài năng của con người và khẳng định mình
trước nhịp điệu, cường độ của xã hội. Mọi sự tốt đẹp có nguồn gốc từ lao động,
còn những tiêu cực, hạn chế, mâu thuẫn xã hội có nguyên nhân từ tha hóa lao
động. Sự tha hóa lao động làm cho lực lượng không phải người nói chung thống
trị tất cả. Khắc phục sự tha hóa ấy phải là nhận thức, làm chủ mình qua một quá
trình rất khó khăn và lâu dài trong hiện thực, đó là chủ nghĩa cộng sản.
Từ khóa: tự nhiên, con người, xã hội, tự do, lao động tha hóa
Vấn đề con người và cuộc sống con người, như bản chất, giá trị con người,
vai trò, vị trí con người trong thế giới; đặc biệt là vấn đề giải phóng con người; xây
dựng và phát triển hoàn thiện con người, đưa con người “từ vương quốc tất yếu
sang vương quốc của tự do”1 luôn là vấn đề được nhân loại quan tâm và là vấn đề
trung tâm của triết học. Nó được nhiều nghành khoa học nghiên cứu với những tri
thức phong phú đa dạng, ở những góc độ khác nhau. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc
chia tách con người thành các yếu tố, các bộ phận để nghiên cứu sẽ không tránh
**TS. Nguyễn Anh Quốc, Trưởng Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
1C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1994,

tr.393.


khỏi sự phiến diện, thiếu triệt để trong sự nghiệp giải phóng con người. Khác với
khoa học cụ thể ấy, với tính cách là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất,
triết học nghiên cứu con người một cách tổng thể, khái quát, căn bản nhất, đó là
vấn đề bản chất con người và vấn đề giải phóng con người. Tuy nhiên, do những


chế định của lịch sử, các nhà tư tưởng trong lịch sử chưa đưa ra được những quan
điểm và phương pháp thực sự khoa học về vấn đề con người và vấn đề giải phóng
con người.
Trên cơ sở thực tiễn lịch sử - bối cảnh xã hội giữa những năm 50 của thế kỷ
XIX ở nước Đức đặt ra, và sự kế thừa có phê phán triết học Heghel, kinh tế chính
trị học, các quan điểm không tưởng về xã hội thì C.Mác đã phân tích vấn đề con
người một cách toàn diện. Triết học Mác về con người có sự thay đổi căn bản về
chất, mang tính khoa học, cách mạng trong việc tiếp cận ý nghĩa, giá trị của hiện
thực đời sống ngay từ những năm đầu có sự chuyển biến tư tưởng của C.Mác.
C.Mác đã phê phán tư tưởng của Luther là “ông đã giải thoát con người khỏi tính
tôn giáo bên ngoài bằng cách biến tính tôn giáo thành thế giới bên trong của con
người. Ông đã giải phóng thể xác khỏi xiềng xích bằng cách quảng xiềng xích lên
tâm hồn con người”2. Quan điểm duy vật lịch sử về con người được trình bày một
cách khá tập trung trong tác phẩm Bản thảo kinh tế chính trị - triết học năm 1844,
về hình thức đây là một công trình nghiên cứu về kinh tế gắn với điều kiện chính
trị đương thời nhưng mục đích của nó còn tiến xa hơn ở luận điểm triết học về giải
phóng con người, đó là khoa học về con người. Theo Mác, khoa học phải được
xuất phát từ “cơ sở của đời sống con người hiện thực, còn như lấy một cơ sở này
cho đời sống và một cơ sở khác cho khoa học thì ngay từ đầu đó là một sự nói
láo”3.
2C.Mác – Ph.Âng-ghen. Tuyển tập, Tập I, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.26.
3C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.178-179.


Việc nghiên cứu con người, “bản thân khoa học về con người là một sản
phẩm của việc con người biểu hiện bản thân mình một cách thực tiễn” 4, điều đó nó
đòi hỏi khái quát toàn bộ lịch sử nhân loại. Nhưng “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ
lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống” 5.
Những cá nhân sống ấy được sinh thành và phát triển từ thế giới tự nhiên, mang
đầy đủ, đặc tính của thế giới tự nhiên, “con người là một bộ phận của giới tự

nhiên”6. Trong tự nhiên thì nguyên nhân sinh ra kết quả, khả năng thành hiện thực
là quan hệ phụ thuộc tất yếu. Con người được nuôi dưỡng, bao bọc để sinh thành,
phát triển bởi vạn vật, vũ trụ thì con người thuộc về thế giới tự nhiên mà không
thuộc về mình, con người là nô lệ của cái tất yếu. C. Mác xem xét con người không
chỉ ở mặt tự nhiên mà còn phải xem xét con người ở mặt xã hội trong hoạt động
thực tiễn. C.Mác cho rằng con người “được phú cho những lực lượng tự nhiên,
những lực lượng sống, nó là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn
tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu” 7. Đó
là “tài sản tinh thần có tính loài của con người” 8 làm cho “cảm giác của con người
xã hội là những cảm giác khác với những cảm giác của con người phi xã hội” 9
nhưng “Cảm giác bị nhu cầu thực tiễn thô lậu cầm tù chỉ có một ý nghĩa hạn
hẹp”10.
Sự tồn tại của con người là hiện tượng tất yếu mà trước hết thì nó giống như
và mang đầy đủ đặc tính của các dạng tồn tại khác - động vật, đó là phải thực hiện
4C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.209.
5C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 43, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2004, tr.29.
6C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.135.
7C.Mác – Ph.Ăng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,2000, tr.232
8C.Mác – Ph.Ăng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.138.
9C.Mác – Ph.Ăng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.175.
10C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.176.


các hành vi để thỏa mãn các nhu cầu sinh lý tự nhiên như ăn, uống, sinh con đẻ
cái… Theo C.Mác “Cố nhiên là ăn, uống, sinh con đẻ cái, v.v., cũng là những chức
năng thực sự có tính người. Nhưng trong khái niệm trừu tượng tách chúng khỏi
phạm vi hoạt động khác của con người và biến chúng thành những mục đích cuối
cùng và duy nhất thì những chức năng ấy mang tính súc vật” 11. Vậy mục đích sinh
sống và những chức năng thực sự có tính người ấy là gì?
Sự khác nhau giữa con người với các hiện tượng khác không phải là ở tồn

tại mà là ở sinh vật có tính loài. C.Mác viết: “Con vật tự đồng nhất mình một cách
trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó. Nó không tự phân biệt nó với hoạt động
sinh sống của nó. Nó là hoạt động sinh sống ấy. Còn con người thì biến bản thân
hoạt động sinh sống của mình thành đối đượng của ý chí và ý thức của mình. Hoạt
động sinh sống của con người là hoạt động sinh sống có ý thức” 12. Đặc tính loài
của con người là hoạt động có ý thức, có ý chí; đó là một trong những đặc điểm
căn bản nhất của con người và giúp cho con người hiểu biết các sự vật, những quy
luật của thế giới. Nhờ “tính cách là ý thức loài, con người khẳng định sinh hoạt xã
hội hiện thực của mình và chỉ lặp lại - trong tư duy - tồn tại hiện thực của mình,
cũng như ngược lại tồn tại loài tự khẳng định mình trong ý thức loài và tồn tại đối
với mình trong tính phổ biến của mình như một thực thể đang tư duy” 13. Nghĩa là ít
nhất nó giúp con người biết đang làm gì trong hiện tại, biết đã làm gì trong quá khứ
và cần làm gì trong tương lai. Biết quá khứ hiểu ra nguyên nhân của hiện tại và
hiểu tương lai biết mục đích cuộc sống. Cuộc sống hiện tại bị quy định bởi những
nguyên nhân và mục đích, nó là đối tượng của con người. Con người chọn lực đối
tượng ấy, bản chất của vấn đề lựa chọn là tự do.
11C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.133.
12C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.136.
13C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.171


Tôi là con người, tôi là một thực thể xã hội; cái thuộc về con người là cái
của tôi. Điều này, “nó là sự giải quyết thực sự mâu thuẫn giữa con người và tự
nhiên, giữa con người và con người, là sự giải quyết thực sự cuộc tranh chấp giữa
tồn tại và bản chất, giữa sự đối tượng hóa và sự tự khẳng định, giữa tự do và tất
yếu, giữa cá thể và loài” 14. Ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển xã hội bắt
đầu từ sự tự do và cuối cùng của sự văn minh ấy cũng chính là tự do. Ph.Ăng –
ghen viết: “tự do là ở sự chi phối được chính bản thân mình và tự nhiên bên ngoài,
một sự chi phối dựa trên sự nhận thức được những tất yếu của tự nhiên; do đó, nó
tất yếu là một sản phẩm của sự phát triển lịch sử. Những con người vừa mới tách ra

khỏi súc vật thì trong tất cả mọi mặt cơ bản cũng đều không tự do chẳng khác gì
bản thân súc vật; nhưng mỗi bước tiến trên con đường văn minh lại là một bước
tiến tới tự do”15. Mác viết: “Người ta không thể bàn về đạo đức và pháp quyền mà
lại không nói đến vấn đề gọi là tự do ý chí, lương tri của con người, quan hệ giữa
tất yếu và tự do”16.
Sự phát triển phong phú về mặt vật chất và bản chất con người thì sự đa
dạng cảm giác chủ quan của con người phát triển ra những nhu cầu mới, đó là
“những cảm giác có khả năng về những sự hưởng thụ có tính chất người và tự
khẳng định mình như những lực lượng bản chất của con người”17. Năm giác quan
bên ngoài và cảm giác tinh thần như ý chí, tình yêu…, tất cả là “cảm giác của con
người, tính người của cảm giác chỉ nảy sinh nhờ có đối tượng tương ứng, nhờ bản
tính đã nhân hóa”18. Năm giác quan bên ngoài nảy sinh từ đối tượng của thế giới tự
nhiên, nó phụ thuộc, làm nô lệ cho tự nhiên. Tự nhiên giam hãm con người trong
14C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.167.
15C.Mác – Ph.Âng-ghen. Tuyển tập, Tập V, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.164.
16C.Mác – Ph.Âng-ghen. Tuyển tập, Tập V, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.162.
17C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.176.
18C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.176.


hoàn cảnh cụ thể, chật hẹp nên sức chứa đối tượng của năm quan: thở, uống, ăn,
nghe, thấy là có giới hạn và hoạt động sinh sống của con người dựa trên những nhu
cầu này biểu hiện ra là phụ thuộc tự nhiên. Cảm giác tinh thần thì khác, đối tượng
của nó không phải là thế giới tự nhiên mà là xã hội, tức đối tượng của nó là những
sản phẩm do nó sáng tạo ra bằng hoạt động của con người. Sự sáng tạo ra đối
tượng như thế nào thì nó cũng hấp thụ hết bấy nhiêu như: tình yêu, hạnh phúc mà
chứa mãi không đầy và hoạt động sinh sống của con người dựa trên những nhu cầu
này trở thành tự do.
Người cùng khổ bị sự lo lắng đói khát dày vò mà hờ hững với cảnh tượng
tuyệt đẹp, kẻ buôn khoáng vật chỉ thấy giá trị ở thương nghiệp mà không thấy vẻ

đẹp, tính độc đáo của nó. Nhưng nhu cầu đạt được khi con người bắt đầu từ hiện
thực, cái đang có và đang tồn tại. Không đòi hỏi người khác cái không có, hạnh
phúc phải là cái mình có, hạnh phúc không phải là cái của mình thì đó là hạnh phúc
giả, là bất hạnh và tình yêu có ở nơi con người là tình yêu chân thật, nó không có ở
con người là sự giả dối của tình yêu. Những vấn đề như hạnh phúc, tình yêu, đạo
đức, trí tuệ, âm thanh của nốt nhạc… không có nơi con người, thì việc đòi hỏi có
nó là giả dối, là không tưởng, là bất hạnh và cũng chỉ làm khổ nhau mà thôi. Sự đối
tượng hóa bản chất con người là tất yếu, tức đối tượng sẽ được biến đổi theo nhu
cầu của con người, đó là “một mặt nhân hóa cảm giác của con người, mặt khác tạo
ra cảm giác con người tương ứng với toàn bộ sự phong phú của bản chất con người
và tự nhiên”19.
Tuy nhiên, cái mà mình có mới chỉ là điều cần mà chưa đủ để khả năng
thành hiện thực, nguyên nhân thành kết quả thì đòi hỏi vai trò của con người, đó là
con người có muốn hay không mà thôi, muốn thì được mà bỏ thì mất, đương nhiên
muốn phải xuất phát từ khách quan. Mọi sự tốt đẹp là bản thân đã thụ hưởng nơi
19C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.176.


chính mình. C.Mác viết: “Nếu anh muốn ảnh hưởng tới những người khác thì anh
phải là người thực sự kích thích và thúc đẩy người khác. Mối quan hệ của anh đối
với con người và đối với tự nhiên phải là một biểu hiện của đời sống cá nhân hiện
thực của anh, một biểu hiện xác định, đáp ứng đối tượng của ý muốn của anh” 20.
Như vậy, con người đòi hỏi từ chính mình trên cơ sở đáp ứng của đối tượng nhưng
con người bắt đầu từ nhận thức về mình, do mình quyết định và nó là sự tự tiêu
dùng, tức là sự chiếm hữu “đời sống con người, con người đối tượng hóa và các tác
phẩm của con người bởi con người và vì con người cũng vậy, cần phải hiểu nó
không những theo ý nghĩa sự hưởng dụng vật phẩm một cách trực tiếp, một
chiều”21 mà là sự sáng tạo, trong đó thống nhất giữa sản xuất và tiêu dùng, hy sinh
và thụ hưởng, theo C. Mác, “hoạt động của con người là hoạt động tự do”22.
Nét đặc sắc của con người là hoạt động thỏa mãn nhu cầu. Con người luôn

suy tính, tính toán để dự kiến được kết quả trên cơ sở những quy luật tất yếu để từ
đó có lựa chọn cho đối tượng của mình. Con người là một sinh vật có tính loài mà
về thực tiễn cũng như về lý luận, “con người biến loài, cả loài của mình cũng như
loài của những vật khác, thành vật của mình,… và do đó là một thực thể tự do” 23.
Tự do là nhận thức cái tất yếu và tuân thủ cái tất yếu. Tất yếu trong mối quan hệ
nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực là rất đa dạng, phong phú. Trong
đời sống xã hội, mối quan hệ giữa nguyên nhân sinh ra kết quả, khả năng thành
hiện thực chỉ khi có vai trò của con người tham gia trong quá trình ấy. Những kết
quả, hiện thực khác nhau trong quá trình đó trở thành đối tượng, mục đích mà con
người theo đuổi. Mục đích xuyên suốt và mục đích tối cao, tối hậu là toàn bộ thế
giới thuộc về con người, con người là chủ nhân sở hữu toàn bộ thế giới, là sự sáng
20C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.216.
21C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.172.
22C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.136.
23C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.134.


tạo, chi phối thế giới và tự nhiên trở thành nô lệ của con người. Nhưng thực chất
“mục đích sau hết, cuối cùng không phải là của cải mà là sự hưởng lạc”24.
Sự hưởng lạc hiện thực là sự chiêm ngưỡng bản thân về sáng tạo của con
người, trong đó có sự thống nhất giữa hy sinh và hưởng thụ; sản xuất và tiêu dùng.
Sự sáng tạo của con người không phải là sản phẩm của sự tưởng tượng, cũng
không phải cái mà chỉ là biểu tượng để con người muốn đạt được, mà tất cả mọi sự
sáng tạo tốt đẹp ấy là hiện thực có ở chính đời sống xã hội của con người. Theo
C.Mác con người “là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong
nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu” 25; Cái thiên
bẩm, năng lực, năng khiếu ấy là sức mạnh của sự thật, công tâm, khách quan và sự
giàu có ở công sức, trí tuệ, tài năng, tình yêu thương, đức độ…, nên “thể xác con
người tồn tại được là nhờ có con người” 26 – con người là tập tin nén của toàn bộ
thế giới cần được giải mã. Sức mạnh, sự giàu có ở con người là để sáng tạo ra thế

giới đúng với bản tính của nó, đó là sự bao bọc, che chở, chăm sóc muôn loài, vạn
vật một cách âm thầm lặng lẽ mà không kể công, khoe khoang, phô trương hình
thức để đòi chia phần mình và cũng là thanh thản khi đã làm hết chức trách của
một con người.
Vì tất cả thế giới là của mình, “con người nhân đôi mình không chỉ về mặt
trí tuệ…, mà còn nhân đôi mình một cách hiện thực, một cách tích cực và con
người ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới do mình sáng tạo ra” 27. Khi đó mọi
khiếm khuyết nếu có thì chấp nhận hết trách nhiệm thuộc về con người với tinh
thần cầu thị, nhân từ, hiền hòa, khoan dung, đầy lòng vị tha mà không chê trách,
đổi lỗi cho ai; khi đó không thấy con người làm gì mà uy nghi đến mức mọi việc
24C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.197.
25C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.232
26C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.181.
27C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.137


cứ chuyển biến tốt đẹp; trắng đen, thị phi, phải trái lẫn lộn đều được làm sáng rõ;
phản động có nổi lên đều phải quy phục. Đó lý do “tại sao sự sáng tạo là biểu
tượng rất khó trừ bỏ khỏi ý thức của nhân dân” 28 và nên cần “học cách tin tưởng
vào con người”29. Khiếm khuyết và đầy đủ ở nơi con người là toàn mỹ mà thế giới
tự nhiên có tưởng tượng cũng không thể lý giải được là tại sao con người lại vinh
quang đến thế, vì nhờ sự sáng tạo “giới tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của nó
(con người)”30. Lúc đó, thế giới sẽ quỳ gối, nghiêng mình, cúi đầu còn miệng ca
ngợi mà chẳng khen chê vào đâu được về sự hiện thực của con người, ngoài những
lúc đó, tự nhiên nếu có chê trách, dằn vặt về thân phận nô lệ của nó thì cũng phải
kính cẩn mà nói: tại sao tôi không thuộc về con người. Giá trị thực tiễn của chủ
nghĩa Mác về con người là không nhầm lẫn với các hình thức tôn giáo, các tư
tưởng khác trong lịch sử.
Thật vậy, “bản thân con người là bản chất tối cao của con người” 31, “đối với
con người thì bản thân lao động, bản thân hoạt động sinh sống, bản thân đời sống

sản xuất hóa ra chỉ là một phương tiện để thỏa mãn một nhu cầu của anh ta, nhu
cầu duy trì sự sinh tồn thể xác. Còn đời sống sản xuất thì chính là đời sống có tính
loài. Đó là đời sống đẻ ra đời sống. Tính chất của hoạt động sinh sống bao hàm
toàn bộ tính chất của một chủng loài nhất định, tính loài của nó, và hoạt động tự
do, có ý thức chính là tính chất loài của con người” 32. Có ý thức và hoạt động tự do
mà không thành công, không hiệu quả, không đạt được mục đích thì đó là bất lực
và bất hạnh. Vậy vấn đề còn lại là làm thế nào để những điều tồi tệ ấy không xảy
ra?
28C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.180.
29C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.125.
30C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.137
31C.Mác – Ph.Âng-ghen. Tuyển tập, Tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr..35.
32C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.136.


Tự do cá nhân là một thực thể xã hội có cá tính, nhân cách và bản sắc độc
đáo riêng; có nhu cầu, mục đích khác nhau. “Sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt loài
của con người không phải là một cái gì khác biệt, mặc dù phương thức tồn tại của
sinh hoạt cá nhân tất nhiên là một biểu hiện hoặc là đặc thù hơn, hoặc là phổ biến
hơn của sinh hoạt loài, còn sinh hoạt loài là một sinh hoạt cá nhân hoặc là đặc thù
hơn, hoặc là phổ biến”33. Nhưng dù cái riêng, cái đặc thù, các hiện tượng của đời
sống có phức tạp, phong phú như thế nào thì nó vẫn có cái chung, sâu sắc, bản
chất, tất yếu, phổ biến của tự do là lao động. Lao động là hoạt động đặc trưng, hiện
tượng này là cơ sở cho sự khác nhau với tự nhiên, động vật. “Lao động là điều kiện
cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, hơn nữa là đến một mức mà trên
một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã tạo ra chính bản thân con
người”34, “Còn khi nói đến lao động thì người ta trực tiếp bàn đến bản thân con
người”35. Lao động làm cho bản thân mình được sáng tạo, đối tượng lao động luôn
được mới tạo ra và những giá trị thụ hưởng nơi con người có sự gia tăng về lượng.
Nếu con người không lao động thì chỉ là hoạt động có tính bản năng tự nhiên và

cũng không có gì khác ngoài cái lặp lại trong cảm giác, tạo ra lờn mòn cảm giác.
Những hiện tượng xã hội như “Tôn giáo, nhà nước, gia đình, nhà nước, pháp
luật, đạo đức, khoa học, nghệ thuật,v.v. chỉ là những hình thức đặc biệt của sản
xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất” 36, “Có thể phân biệt con người với
súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản
thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản
xuất ra những sinh hoạt của mình”37. Trong quá trình con người sản xuất ra những
33C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.171
34C.Mác – Ph.Âng-ghen. Tuyển tập, Tập V, Nxb. Sự thật, hà Nội, 1980, tr.491.
35C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.144.
36C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.168.
37C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 43, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2004, tr.29.


sinh hoạt của mình thì bản thân lao động được thể hiện ở các hình thức như làm
việc, khẳng định, thể hiện, phát huy, trọng dụng, đãi ngộ, sự cống hiến, phục vụ,
suy nghĩ và lao động bộc lộ thuộc tính, giá trị của nó về năng lực, phẩm chất như
sức khỏe, khôn ngoan, tài năng, trí tuệ, dũng cảm, gan dạ, nghĩa tình, yêu thương,
kính trọng, quý mến; cường độ của lao động như sự nhanh nhẹn, siêng năng, cần
cù, hoạt bát, miệt mài, tận tụy được thể hiện ở thời gian sản xuất; vai trò của lao
động là tác động, cải tạo, biến đổi, sáng tạo đối tượng theo nhu cầu của con người
và đối tượng đáp ứng tác động đến chủ thể lao động được no đủ, ngon miệng, được
tôn trọng, hạnh phúc, được tình yêu, thích thú, thỏa mãn, vui vẻ, bình yên, an lành.
Sự trao đổi cho nhau giữa những con người là sự cho nhau những thuộc tính, giá
trị, cường độ của nhau. C. Mác viết: “những tài năng và những loại hoạt động
nhiều vẻ nhất có thể có ích cho nhau, bởi vì người ta biết tập họp những sản phẩm
khác nhau của mình thành một khối chung, từ trong đó mỗi người có thể mua cho
mình cái mà người đó cần. Vì phân công lao động xuất hiện từ xu thế trao đổi, cho
nên nó lớn lên và được giữ lại trong những giới hạn nhất định tùy theo quy mô của
trao đổi, của thị trường. Trong trạng thái văn minh mỗi người là một thương nhân,

còn xã hội là một xã hội thương nghiệp” 38. Mọi giá trị của xã hội có nguồn gốc từ
lao động. Con người như một “phai nén” của thế giới, mở phai nén, giải mã thông
tin của vũ trụ thông qua hoạt động lao động của con người. Lao động là hiện tượng
phổ biến của xã hội thì những biểu hiện và giá trị của nó như năng lực, phẩm chất
trở thành mẫu số chung, điểm tương đồng cho sự khác biệt gữa các quốc gia, dân
tộc. Mỗi quốc gia dân tộc có truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau
và mỗi giai đoạn lịch sử có quan điểm về lập trường khác nhau giữa các giai cấp
nhưng ở bất cứ đâu, giai đoạn nào thì lao động và những phẩm chất, năng lực tốt

38C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.205


đẹp ấy đều là của con người, nó là cơ sở cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc
gia, dân tộc trong những điều kiện đầy sự biến động của thế giới.
Lao động là nhu cầu, mục đích của con người. Theo Mác, “con người thì sản
xuất một cách toàn diện; con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác
trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi không bị khỏi nhu cầu thể xác ràng
buộc, và chỉ khi không bị nhu cầu đó ràng buộc thì con người mới sản xuất theo ý
nghĩa chân chính của từ đó”39. “Nếu sự hao phí thời gian và sức người cần thiết để
thỏa mãn một số lượng nhu cầu vật chất nào đó giảm đi một nửa so với trước thì
thời gian thừa ra để hoạt động tinh thần và hưởng thụ tinh thần tăng thêm” 40. Trong
quá trình sinh sống mà trừ những khi thỏa mãn các nhu cầu sinh lý tự nhiên như
ăn, uống, sinh con… thì khoảng thời gian còn lại là lao động. Nếu không tìm các
hình thức lao động khác nhau để lấp vào khoảng trống thời gian cho đầy thì con
người trong bản thân họ đã chết, vì họ không thể hiện được bản thân, không khẳng
định chính mình, không bộc lộ ra những thuộc tính, cường độ, nhịp điệu của xã hội
ở nơi mình, và không thưởng thức những thành quả do mình tạo ra. “Lao động là
sự sống”41. Mọi sự liên quan đến con người không có gì là phi lý, nếu có thì sự phi
lý duy nhất, đó là con người đã bị nhốt trong thân xác mình. Mục đích sống là ở
bản thân lao động, “con người lần đầu tiên khẳng định mình là một sinh vật có tính

loài. Sự sản xuất đó là đời sống có tính loài tích cực của con người… Do đó đối
tượng của lao động là sự đối tượng hóa đời sống có tính loài của con người”42.
"Cho thuê lao động của mình có nghĩa là bắt đầu cuộc sống nô lệ của mình; cho

39C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.137.
40C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.83 -84
41C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.87
42C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.137.


thuê đối tượng lao động có nghĩa là xác lập tự do của mình... Lao động là con
người, trái lại trong đối tượng lao động thì không có gì là của con người cả”43.
Lao động cải tạo thế giới làm mục đích, nhưng không phải tự cải tạo bản
thân nó mà là sự cải tạo vì con người. Con người là giá trị cao nhất, là cơ sở ngọn
nguồn của mọi giá trị. Mọi thứ đều là phương tiện cho con người và cuộc sống cho
con người. Con người không chỉ khai thác thế giới tự nhiên, tranh thủ điều kiện
thuận lợi của xã hội mà phát huy tính năng động, sáng tạo trong quá trình lao động.
C.Mác viết: “con vật chỉ sản xuất bản thân nó, còn con người sản xuất ra toàn bộ
thế giới tự nhiên; sản phẩm của con vật thì trực tiếp gắn với cơ thể thể xác của nó,
còn con người thì đối diện một cách tự do với sản phẩm của mình. Con vật chỉ xây
dựng theo kích thước và nhu cầu của loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất
theo kích thước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu
của mình vào đối tượng; do đó con người cũng chế tạo theo quy luật của cái đẹp” 44.
Tự nhiên vẫn là tự nhiên, nhưng lao động thì khác, nó sản xuất ra cả thế giới.
Trong lao động, con người đã lấy bất cứ thứ gì của tự nhiên nếu cần để sử dụng
vào bất cứ việc gì mà con người muốn, toàn bộ thế giới thuộc về con người. Con
người là chủ nhân sáng tạo toàn bộ thế giới và tự nhiên trở thành nô lệ của con
người.
Bản chất con người là tự do và bản chất của xã hội là công bằng, bình đẳng.
Nhờ có tự do mà con người đưa ra những giải pháp để thích nghi với điều kiện,

môi trường sống nên đời sống của nó thay đổi theo điều kiện hoàn cảnh. Hoạt động
sinh sống là hiện tượng của bản thân đời sống, bộc lộ bản chất của đời sống ấy. Đời
sống của con người rất sinh động nên nó không phải cố hữu, bất biến mang tính
tiên thiên, tiên nghiệm mà được hình thành và tác động bởi ngoại cảnh, điều kiện
sinh sống. C.Mác viết: “Con người là thực thể nhục thể, có những lực lượng tự
43C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,n2000, tr.101
44C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.137.


nhiên, sinh động, hiện thực, cảm tính, có tính đối tượng, điều đó có nghĩa là con
người có những đối tượng hiện thực, cảm tính làm đối tượng của bản chất của
mình, của biểu hiện đời sống của mình, hoặc con người chỉ có thể biểu hiện đời
sống của mình dựa trên những đối tượng hiện thực, cảm tính” 45. Thực tế là con
người luôn nằm trong mối tương quan nhất định với thế giới.
Tư duy, ý thức, ngôn ngữ của con người đều phát sinh, phát triển trong điều
kiện xã hội nhất định. “Trong thế giới hiện thực thực tiễn, sự tự tha hóa chỉ có thể
biểu hiện bằng mối quan hệ hiện thực tiễn với những người khác. Cái phương tiện
mà nhờ đó diễn ra sự tha hóa, tự nó là một phương tiện thực tiễn”46, do đó, “bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã
hội"47, tức là sự sáng tạo và tiêu dùng tất cả bằng cách nhân hóa những đối tượng
thông qua những lực lượng bản chất của con người. Sáng tạo mãi mà không đuối
sức và tiêu dùng hết mà không thấy chán, tự do là bản chất của con người. Những
quan hệ xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu, sự đòi hỏi cần thiết thuộc về con
người, nó là bản năng xã hội. Theo C.Mác, “bản năng xã hội là một trong những
đòn bẩy quan trọng nhất của sự phát triển của con người” 48. Xã hội không phải là
con người nói chung, cá nhân riêng biệt mà là quan hệ mà trong đó cái của con
người tác động vào thế giới, có thể nói, tất cả những gì do con người sáng tạo ra là
xã hội. Những sản phẩm được sáng tạo ra bởi lao động của con người là cơ sở, điều
kiện của những quy luật xã hội, những điều kiện này mất đi thì những quy luật của

nó cũng không tồn tại. Những cơ sở của quy luật xã hội không còn là nhu cầu của
con người, thì nó chỉ còn là ký ức, bài học kinh nghiệm mà con người cần phải
45C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.232
46C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.141.
47C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.376.
48C.Mác – Ph.Âng-ghen. Tuyển tập, Tập IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.598-599.


tránh, không để lặp lại trong lịch sử của mình. Theo đó, quy luật xã hội là sản
phẩm của hoạt động lao động cho nên con người đã sản xuất ra quy luật xã hội,
làm chủ nó, cải tạo xã hội. Con người“Vật liệu lao động và con người với tính cách
là chủ thể cũng là kết quả và điểm xuất phát của cuộc vận động…, tính chất xã hội
là cái vốn có của toàn bộ sự vận động; bản thân xã hội sản xuất ra con người với
tính cách là con người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế”49. Quan
hệ xã hội là sự giao tiếp hiện thực của thực thể xã hội, sự giao tiếp này là cho và
nhận như nhau, sự đòi hỏi của chủ thể và sự đáp ứng của đối tượng là bình đẳng,
do đó, nó không phải quan hệ phụ thuộc và bị phụ thuộc mà là sự công bằng, đó là
bản chất xã hội.
Những mâu thuẫn xã hội bắt đầu từ việc con người bị tha hóa trong lao
động. C.Mác viết: “một thực thể nào đó là một thực thể độc lập chỉ khi nó đứng
trên đôi chân của bản thân mình, và nó chỉ đứng trên đôi chân của bản thân nó khi
nó tồn tại được nhờ vào bản thân nó. Con người sống dựa vào ân huệ của người
khác tự coi mình là một thực thể phụ thuộc” 50. Làm chủ và nô lệ, tự do và lệ thuộc
là đối lập nhau về đời sống. Đời sống hoàn toàn bằng ân huệ của người khác và
dựa vào nó, tức là người đó tạo ra đời sống và là nguồn gốc nó có nguyên nhân ở
bên ngoài đời sống là một sự phụ thuộc. Thực tiễn “không thể phủ nhận cái sự thật
là loài người bắt đầu từ thú vật, và vì vậy mà đã phải dùng đến những thủ đoạn dã
man, gần như có tính chất thú vật, để thoát khỏi tình trạng dã man” 51 bằng cách
nương tựa, phụ thuộc vào toàn bộ thế giới. C.Mác viết: “Mỗi người tìm cách thức
tỉnh ở người khác một nhu cầu mới nào đó để buộc người đó phải mang tới một vật

hy sinh mới, đặt người đó trong sự phụ thuộc mới và đẩy anh ta đến một hình thái
hưởng thụ mới… Mỗi người tìm cách làm nảy sinh một lực lượng bản chất xa lạ
49C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.169.
50C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.180.
51C.Mác – Ph.Âng-ghen. Tuyển tập, Tập V, Nxb. Sự thật, hà Nội, 1980, tr.257.


nào đó thống trị người khác để tìm ra trong đó sự thỏa mãn nhu cầu vị kỷ của chính
mình,.. mỗi sản phẩm mới là một khả năng mới để lừa dối lẫn nhau và cướp đoạt
lẫn nhau,… con người trở thành ngày càng nghèo khổ với tính cách là con người,
con người ngày càng cần đến tiền để chiếm hữu bản chất đối địch ấy 52, sự chiếm
hữu bất chính xuất hiện: giữ cái không thuộc về mình và đánh mất cái của con
người.
Trong quá trình tha hóa lao động, “Bản thân đời sống chỉ biểu hiện ra là
phương tiện sinh sống”53, “Tha hóa hoạt động của bản thân mình với mình, con
người cho phép người khác chiếm hữu hoạt động không phải của người này” 54.
Một bộ phận của xã hội chỉ chăm lo cho đời sống riêng, chiếm hữu cái phương
thức sống không phải của mình, xem việc chiếm hữu này làm mục đích và bộ phận
khác chăm chỉ, cần cù, xem lao động là nhu cầu, mục đích. Người công chính bị
tước đoạt và người bất chính chiếm đoạt, khi đó cái của con người thì bị mất đi và
cái không phải của mình lại chiếm hữu. Xã hội có sự thay trắng đổi đen, thật giả
lẫn lộn, thị phi khó lường do đó mà ra, mọi bất công cũng xuất hiện. “Trong lao
động, tất cả sự khác nhau về tính chất, về tinh thần và về xã hội của hoạt động cá
nhân đều bộc lộ ra, và do đó lao động được trả công khác nhau” 55. Sự phân biệt đối
với xử với lao động xuất hiện dẫn đến phân biệt đối xử giữa những con người.
Phân công lao động là tất yếu của sản xuất xã hội nhưng nó gắn với việc phân phối
bất công, lao động quy thành giá cả của tiền thì làm gia tăng việc đề cao hoặc hạ
thấp lao động đối ngành nghề; địa vị, thân phận của con người gắn liền với các
hình thức khác nhau của giá cả lao động.
52C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.184.

53C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.136.
54C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.141
55C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.74


Khi phân tích về lao động bị tha hóa, C.Mác viết “lao động của anh ta không
phải lao động tự nguyện mà là bắt buộc; đó là lao động cưỡng bức. Đó không phải
là sự thỏa mãn nhu cầu lao động, mà chỉ là một phương tiện để thỏa mãn nhu cầu
khác, chứ không phải nhu cầu lao động. Tính bị tha hóa của lao động biểu hiện rõ
rệt ở chỗ là một khi không có sự cưỡng bức về thể xác hoặc về mặt khác thì người
ta trốn tránh lao động như trốn tránh dịch hạch vậy” 56. Sự tha hóa đó đã biến “Cái
vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì
biến thành cái vốn có của súc vật”57 mà kết quả là “Bản chất có tính loài của con
người, giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người, bị biến
thành bản chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại cá nhân
của con người. Lao động bị tha hóa làm cho thân thể của bản thân con người, cũng
như giới tự nhiên ở bên ngoài con người,… trở thành xa lạ với con người”58.
Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1844 là “công nhân càng
sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít; anh ta càng tạo ra nhiều giá trị thì
bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta tạo
dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt; vật do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản
thân anh ta càng giống với người dã man; lao động càng hùng mạnh thì người công
nhân càng ốm yếu; công việc của anh ta càng phức tạp thì bản thân anh ta càng
trống rỗng về trí tuệ và càng nô lệ vào tự nhiên” 59. C.Mác viết: “lao động bị tha hóa
đảo ngược quan hệ đó khiến cho con người chính vì là một sinh vật có ý thức, chỉ
biến chính hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để

56C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.133.
57C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.133.
58C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.138.

59C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.131.


duy trì sự tồn tại của mình mà thôi”60. Nó đã biến hoạt động sinh sống là phương
tiện mà không thấy được mục đích đời sống là ở những phương tiện đó.
Sự phát triển của sản xuất dẫn đến phân công lao động, “Phân công lao
động là biểu hiện kinh tế của tính chất lao động trong khuôn khổ sự tha hóa. Nói
cách khác, vì lao động, chỉ là biểu hiện của sinh hoạt với tính cách là sự tha hóa
của sinh hoạt”61. Phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa lao động sản
xuất thì năng suất lao động, hiệu quả kinh tế có sự thay đổi, sản phẩm do lao động
làm ra ngày một nhiều thì việc tranh thủ nó trở thành thói quen. Con người chăm lo
cho việc kiếm tiền mà quên đi hoạt động sinh sống của mình, ngay cả người công
nhân cũng bị cuốn hút vào xu hướng đó. C.Mác viết: “tiền công tăng lên thì dẫn tới
chỗ công nhân làm việc cật lực. Càng muốn kiếm được nhiều, họ càng phải hy sinh
nhiều thời gian và càng phải lao động như nô lệ để phục vụ cho lòng tham, hoàn
toàn từ bỏ mọi tự do. Làm như vậy là họ rút ngắn tuổi thọ của họ” 62. Bởi vì chỉ nhờ
có tiền công được trả mà công nhân mới tồn tại. “Cái đang tồn tại đối với tôi nhờ
có tiền, cái mà tôi có thể trả tiền, nghĩa là cái mà tiền có thể mua được, đó là bản
thân tôi, người có tiền. Sức mạnh của tiền lớn bao nhiêu thì sức mạnh của tôi cũng
lớn bấy nhiêu. Những thuộc tính của tiền là những thuộc tính và sức mạnh bản chất
của tôi, người có tiền. Cho nên tôi là gì và tôi có thể làm gì, điều đó hoàn toàn
không phải là do cá tính của tôi quy định” 63. Con người không xấu xí, tiền bạc
không tốt đẹp nhưng cái tốt đẹp, cái xấu xí chỉ xuất hiện trong quan hệ giữa người
và tiền bạc. Yêu thương, quý trọng con người chẳng qua là quý trọng, yêu thương
tiền bạc của con người ấy. Tất cả tiền bạc, nghề nghiệp, chức vụ … trở thành
quyền lực, địa vị, thân phận con người. Điều đó cho thấy “tiền biểu hiện với tính
60C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.136.
61C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.201.
62C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.75.
63C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.212.



cách là lực lượng có tác dụng xuyên tạc ấy cả đối với cá nhân lẫn đối với những
mối liên hệ xã hội và những mối liên hệ khác có tham vọng đóng vai và có ý nghĩa
là những bản chất độc lập. Tiền biến trung thành phản, yêu thành gét, ghét thành
yêu, đức hạnh thành thói xấu, thói xấu thành đức hạnh, tớ thành chủ, chủ thành tớ,
ngu thành khôn, khôn thành ngu”64.
Lao động bị làm cho trở thành xa lạ, bị tha hóa được biểu hiện như thế nào
trong hiện tại? Lao động bị tha hóa thuộc về kẻ không xa lạ, chủ sở hữu nó và sản
phẩm của lao động được tạo ra để cho nó hưởng thụ là con người. “Vậy nếu con
người quan hệ với sản phẩm lao động của mình, với lao động vật hóa của mình,
như với một vật xa lạ, đối địch, hùng mạnh, không phụ thuộc vào mình, thì với sản
phẩm đó, con người có một quan hệ khiến cho người chủ của sản phẩm ấy là một
người khác, xa lạ với anh ta, đối địch, hùng mạnh và không phụ thuộc vào anh ta.
Nếu con người quan hệ với hoạt động của bản thân mình như với hoạt động không
tự do thì như thế là con người quan hệ với hoạt động đó như quan hệ với hoạt động
phục vụ cho người khác, chịu sự thống trị của người khác đó, phục tùng sự cưỡng
bức và ách áp bức của người khác đó”65.
Trong điều kiện mà “Nếu sản phẩm của lao động không thuộc về công
nhân, nếu nó đối lập với công nhân như một lực lượng xa lạ; thì điều này chỉ có thể
xảy ra do chỗ sản phẩm thuộc về người khác, người không phải công nhân. Nếu
hoạt động của công nhân là nỗi khổ dày vò bản thân anh ta thì hoạt động đó nhất
định phải mang lại khoái lạc và thú vui cho người khác.., lực lượng thống trị con
người”66. Sự tha hóa lao động gắn liền với sở hữu tư nhân nhưng việc xuất hiện sở
hữu tư nhân cần xem xét không chỉ ở điều kiện cần mà còn phải đủ thì khả năng
mới thành hiện thực, nguyên nhân dẫn đến kết quả. C.Mác viết: “một mặt sở hữu
64C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.215.
65C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.140-141.
66C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.140.



tư nhân là sản phẩm của lao động bị tha hóa, và mặt khác, nó là phương tiện làm
cho lao động bị tha hóa, là sự thực hiện sự tha hóa ấy”67. Có thể nói, “sở dĩ có
được khái niệm sở hữu tư nhân là nhờ phân tích khái niệm lao động bị tha hóa, tức
khái niệm con người bị tha hóa, khái niệm đời sống bị tha hóa”68, “sở hữu tư nhân
là sản phẩm, kết quả, hậu quả tất nhiên của lao động bị tha hóa, của quan hệ bên
ngoài công nhân với giới tự nhiên và với bản thân mình”69, “mặc dù sở hữu tư nhân
biểu hiện ra là cơ sở, là nguyên nhân của lao động bị tha hóa, nhưng thực ra là
ngược lại, nó hóa ra là kết quả của lao động bị tha hóa” 70. “Vì khi nói đến sở hữu
tư nhân, người ta nghĩ rằng người ta bàn đến một cái gì đó ở ngoài con người. Còn
khi nói đến lao động thì người ta trực tiếp bàn đến bản thân con người. Cách đặt
vấn đề mới như thế đã chứa đựng giải quyết vấn đề” 71. Sự tha hóa lao động làm
cho “lực lượng không phải người nói chung thống trị tất cả” 72 và khắc phục sự tha
hóa ấy là “sự vận động mà chúng ta đã nhận thức trong tư tưởng như một cái tự
mình tước bỏ mình, sẽ kinh qua một quá trình rất khó khăn và lâu dài trong hiện
thực” 73, đó là “chủ nghĩa cộng sản là biểu hiện tích cực của sự xóa bỏ chế độ tư
hữu; trong những thời kỳ đầu nó biểu hiện ra là chế độ tư hữu phổ biến. Nắm lấy
quan hệ tư hữu trong tính phổ biến của nó, chủ nghĩa cộng sản”74.
Qua toàn bộ nội dung Bản thảo kinh tế chính trị - triết học năm 1844, bước
đầu cho thấy, tác phẩm này xuất hiện do C.Mác thực hiện đã phản ánh quan điểm
67C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.142.
68C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.142.
69C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.142.
70C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.142.
71C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.144.
72C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.196
73C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.194
74C.Mác – Ph.Âng-ghen. Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.164



duy vật lịch sử của ông về con người. Thông qua hệ thống các khái niệm như: tồn
tại, hoạt động sinh sống, ý thức, tự do, lao động, bản chất con người, sinh vật có
tính loài, tiền, sở hữu tư nhân, sở hữu đích thực… thì C.Mác đã lột tả hết được bản
chất của đời sống xã hội. Toàn bộ nội dung đó hướng đến việc giải thích một cách
thỏa đáng quan điểm kinh tế chính trị học về sở hữu tư nhân, làm rõ những hạn chế
mang tính phi lịch sử, phi giai cấp của nó trong quan niệm về lao động để từ đó,
cần phải xem xét vấn đề lao động trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cần
tránh tình trạng tuyệt đối hóa, đề cao lao động trong một xã hội đầy bất công, phi
nhân tính, tức bản thân lao động là để phục vụ lực lượng có thế lực. Với nội dung
của tác phẩm này, chúng ta rút hai kết luận sau:
Thứ nhất, qua toàn bộ nội dung được phân tích trên, tôi xin phép khái quát
những luận điểm triết học Mác về con người. Vấn đề giải phóng con người triệt để
là “xác định bản chất chung của sở hữu tư nhân, với tư cách là kết quả của lao
động bị tha hóa, trong quan hệ của nó với sở hữu đích thực của con người và của
xã hội”75. Xuất phát từ sở hữu đích thực cho thấy, trong tự nhiên thì con người
không thuộc về mình và trong lao động thì toàn bộ thế giới thuộc về con người.
Con người là một sản phẩm của lịch sử và là chủ thể sáng tạo ra bản thân mình, tức
con người hoạt động tự do và có ý thức. Xã hội là sản phẩm do con người sáng tạo
ra, cá nhân là một trong những sản phẩm đó. Quan hệ xã hội không phải quan hệ
con người nói chung, cá nhân riêng biệt mà là sự giao tiếp hiện thực của đời sống
con người, đó là quan hệ hiện thực, trực tiếp nên trung thực và bình đẳng. Không
có sự phân biệt đối xử giữa những con người mà chỉ có sự phân biệt đối với sở hữu
lao động, nhưng thân phận của con người được che đậy bởi các hình thức khác
nhau của lao động, do đó, con người bị phân biệt đối xử. Công nhân không xấu xí,
bản thân nó không đáng ghét, thân phận của họ không phải để chê trách; mọi thứ
75C.Mác – Ph.Âng-ghen. Ttoàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.144.


như danh vọng, địa vị, chức tước cũng chẳng phải là để ca ngợi; tất cả đều đáng
thương, rất tội nghệp mà thôi. Đáng thương vì bản thân động là giá trị và tội

nghiệp là vì lao động của họ phục vụ cho lực lượng thống trị mình - kẻ xa lạ. Lao
động là hàng hóa thì bản thân con người sẽ được mua đi bán lại để kiếm thật nhiều
tiền. Đầu tư cho con người là đầu tư cho lợi nhuận tuyệt đối. Phục tùng lòng tham
của mình một cách có ý chí, con người trở thành nô lệ của lòng tham, của tiền bạc,
đó chính là nô lệ cho cái xa lạ. Giữ được cái của mình làm quý và nhận về những
cái của con người làm vui là hạnh phúc tối cao của cuộc đời. Cái của mình mà bị
chối bỏ và chiếm cái phi con người là bất hạnh, là sự tù tội; nó không đâu xa mà
đang giam cầm con người nơi bản thân mình. Lắm tiền nhiều của mà không bằng
lao động tự do cũng chẳng qua là sản phẩm, là kết quả của quá trình bất hạnh mà
có. Trong xã hội có phân chia thành những lực lượng khác nhau thì sự bất hạnh
được chia cho tất cả các bên, không có kẻ được người mất, kẻ có người không.
Đấu tranh không có mục đích thủ tiêu lẫn nhau giữa những con người mà nhằm
xóa bỏ những gì không thuộc về con người. Hiện thực hóa lý tưởng, khát vọng khi
nó phải là nhu cầu, mục đích một cách có tính tự giác của con người. Thương mại
con người sẽ trở nên thừa khi lao động là tự do, mọi lao động đều bình đẳng như
nhau thì công bằng gữa những con người là hiện thực. Sự chết là cái mất thân xác
nơi con người. Tự do là của con người và do con người nên chỉ có con người là
làm được tất cả. Tình yêu con người là nhu cầu tìm kiếm bản thân mình những cái
nơi người khác có. Muốn chiếm hữu thế giới thì hãy trở về ngay chính con người.
Sự giành lại con người một cách đầy đủ, trọn vẹn, hiện thực phải là quay về bản
thân mình. Chủ nhân hay nô lệ, tự do hay tù tội, hạnh phúc hay bất hạnh là tùy
thuộc vào chính bản thân mình. Đó là giá trị nhân văn sâu sắc nhất trong toàn bộ hệ
thống triết học Mác về con người trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm
1844 và do đó, hiểu chủ nghĩa Mác, sự yêu thương, quý mến, kính trọng con người
vẫn là chân chính nhất.


Thứ hai, một số nội dung có tính gợi mở để tôi tiếp tục suy nghĩ thêm về vấn
đề con người được trình bày trong Bản thảo kinh tế - triết học 1844 đối với việc
nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác về con người hiện nay. Vấn đề con người

cần được nhìn nhận một cách biện chứng để từ đó thấy được ý nghĩa của nó đối với
việc giải phóng con người có tính nhân loại, nó chỉ đạt được khi nhận thức phải là
khách quan và là thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề này. Những phương pháp,
cách thức giải phóng con người được C.Mác đưa ra có tính lịch sử cụ thể, thực tiễn
vì thế cần thấy sợi chỉ đỏ xuyên suốt, hạt nhân hợp lý trong toàn bộ hệ thống khoa
học của C.Mác về giải phóng con người. Giải phóng con người nếu chỉ dừng lại ở
việc xây dựng xã hội vì con người cũng sẽ là không triệt để nếu không phát huy
được cái tự do, ý thức có nơi mỗi người. Quan hệ xã hội là quan hệ lợi ích thì cần
hiểu lợi ích theo nghĩa chân chính nhất. Sở hữu tư nhân là hiện tượng tất yếu của
lịch sử và hiểu rằng, nó là một trong số những nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết
mà lịch sử phải trải qua. Việc xóa bỏ sở hữu tư nhân sẽ là phiến diện nếu không
xóa bỏ tình trạng lao động bị tha hóa, và cũng sẽ là bảo thủ nếu không thấy sở hữu
tư nhân là kết quả của lao động bị tha hóa. Tái cấu trúc nền kinh tế có hiệu quả chỉ
khi đặt nó trên nền tảng của việc giải quyết tốt trao đổi - phân phối công bằng;
phân công lao động xã hội hợp lý, tức là phải lấy phát huy tối đa tiềm năng, nguồn
lực lao động làm nền tảng. Nếu việc xem xét quá trình phát triển của con người từ
quan điểm toàn diện thì sẽ thấy con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ
thể của sự sáng tạo ra bản thân mình; con người bị quy định bởi những điều kiện
khách quan trong mối quan hệ với tự do, có ý thức của con người, do đó, xem xét
sự chuyển biến con người không chỉ thấy được “lao động bị tha hóa” mà còn thấy
được “lao động tự tha hóa”. Điều đó, sẽ là dễ hiểu hơn về lý luận khi giải thích sự
chuyển biến các hiện tượng khác như tự diễn biến, tự chuyển hóa,…trong điều kiện
ngày nay. Chủ nghĩa Mác về con người trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844


không có khiếm khuyết, chỉ có chưa đầy đủ trong quá trình nhận thức và vận dụng
chủ nghĩa Mác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.


C.Mác – Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, - Sự thật
Hà Nội, 1994.

2.

C.Mác – Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2000.

3.

C.Mác – Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 43, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2004.

4.

C.Mác – Ph.Ăng-ghen, Tuyển tập, Tập I, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980.

5.

C.Mác – Ph.Ăng-ghen, Tuyển tập, Tập IV, Nxb, Sự thật, Hà Nội, 1980.

6.

C.Mác – Ph.Ăng-ghen, Tuyển tập, Tập V, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980.



×