Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Báo cáo thực tập công nghệ ô tô ( Huyndai Grand I10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 39 trang )

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên:………………………………………………….


MỤC LỤC
Mục lục.................................................................................................................1
Lời nói đầu...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN................................................................................4
1.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập.........................................................................4
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty.......................................................................4
1.1.2. Phương pháp tổ chức sản xuất..................................................................5
1.2. Giới thiệu về xe cơ sở và cụm tổng thành ..................................................10
1.2.1. Giới thiệu về Hyundai Grand i10...............................................................10
1.2.2. Giới thiệu các hệ thống Hyundai Grand i10............................................13
CHƯƠNG 2. CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA,THÁO LẮP HỆ
THỐNG LÀM MÁT TRÊN XE HYUNDAI GRAND i10...............................14
2.1. Quy trình chẩn đoán hệ thống.....................................................................14
2.1.1.
Cấu
tạo


hỏng
........................................................................................................................
14
2.1.2. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán....................................................15
2.1.3.
Quy
trình


chẩn
đoán
hệ
thống
.....................................................................................................................................
17
2.2. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp hệ thống làm mát của xe
Hyundai Grand i10..............................................................................................18
2.2.1.
Tháo
lắp
........................................................................................................................
18
2.2.2.
Bảo
dưỡng
........................................................................................................................
22
2.2.3.
Sửa
chữa
........................................................................................................................
25
CHƯƠNG 3. CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA,THÁO LẮP LY
HỢP TRÊN XE HYUNDAI GRAND i10..........................................................26
3.1. Quy trình chẩn đoán hệ thống.....................................................................26
3.1.1.
Cấu
tạo



hỏng
.....................................................................................................................................
26


3.1.2.
Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán
.....................................................................................................................................
30
3.1.3.
Quy
trình
chẩn
đoán
hệ
thống
.....................................................................................................................................
32
3.2. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp hệ thống ly hợp trên động cơ
của xe Hyundai Grand i10..................................................................................33
3.2.1.
Bảo
dưỡng
.....................................................................................................................................
33
3.2.2.
Sửa
chữa
........................................................................................................................

35
3.2.3.
Tháo
lắp
........................................................................................................................
37
Chương 4.CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA,THÁO LẮP Hệ
THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE HYUNDAI GRAND i10...........................41
4.1. Quy trình chẩn đoán hệ thống.....................................................................41
4.1.1. Cấu tạo và hư hỏng....................................................................................41
4.1.2. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán...................................................43
4.1.3. Quy trình chẩn đoán hệ thống...................................................................44
4.2. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp hệ thống khởi động trên
xe Hyundai Grand I10.................................................................................45
4.2.1. Bảo dưỡng...................................................................................................45
4.2.2. Sửa chữa.....................................................................................................45
4.2.3. Tháo lắp.....................................................................................................47
Kết Luận...............................................................................................................52


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập niên vừa qua ngành công nghiệp ôtô thế giới nói chung và
ngành công nghiệp ôtô nước ta nói riêng đã không ngừng nâng cao và phát triển
tạo ra được những dòng xe mỹ mãn, nhưng cũng biến động thất thường của các
hãng xe nổi tiếng. Tuy nhiên trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành
công nghiệp ôtô là ngành giữ vị trí rất quan trọng và không thể thiếu với bất kỳ
một doanh nghiệp hay cá nhân nào. Đáp ứng nhu cầu giao thong vận tải góp phần
phát triển to lớn trên mọi phương diện…
Trong xu thế đó, việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, bám sát nhu cầu
thực tế của thị trường lao động là điều hết sức quan trọng. Vì thế thực tập tốt

nghiệp là một nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo kỹ sư ô tô, là
cầu nối để sinh viên tiếp cận, tìm hiểu thực tế, bước đầu làm quen với môi trường
làm việc, là cơ hội để trưởng thành, hoàn thiện bản thân.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần ô tô Thành An Long Biên, em đã
học hỏi, tích lũy được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho chuyên môn.
Vì thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo thực
tập này thiên về lý thuyết và không tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện.
Kính mong Quý Thầy Cô và Quý Công Ty và các anh chị, các bạn bổ sung, đóng
góp ý kiến cho em. Em xin chân thành cảm ơn.
Cao Bằng, ngày 07 tháng 07 năm 2019
Sinh viên thực hiện

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
1.1.2. Phương pháp tổ chức sản xuất


+Kế toán- tài chính:
- Là bộ phận giúp việc Giám đốc dịch vụ tổ chức bộ máy Tài chính -Kế toán- Tín
dụng trong phòng dịch vụ
- Giúp Giám đốc dịch vụ kiểm tra, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế,
tài chính trong phòng dịch vụ theo các quy định về quản lý tài chính của Công ty .
+Chăm sóc khách hàng
-Hỗ trợ ,tham mưu, đề xuất các kế hoạch chăm sóc khách hàng nhằm hài lòng khách
hàng .
-Triển khai và chiến lược chăm sóc khách hàng nhằm xây dụng hoạt động,chính sách
chăm sóc khách hàng ngày càng chuyên nghiệp.
-Đề xuất các giải pháp ,chương trình để việc chăm sóc khách hàng hiệu quả
-Cung cấp các thông tin dịch vụ tư vấn của phòng dịch vụ cho khách hàng.

-Xây dựng hình ảnh thực hiện các hoạt động
-Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng và đề ra biện pháp khắc phục
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao.
+Cố vấn dịch vụ
Tiếp nhận khách hàng vào làm dịch vụ, tư vấn cho khách hàng về phương án sửa chữa,
lập Báo giá/Dự toán sửa chữa, Phiếu sửa chữa, Bảng kế hoạch sửa chữa, theo dõi tiến độ,
hoàn thiện hồ sơ sửa chữa, kiểm tra chất lượng trước khi giao xe cho khách hàng. Ngoài ra,
Cố vấn dịch vụ còn phải gia tăng doanh số dịch vụ, đặt lịch hẹn dịch vụ, gọi điện điều tra
chất lượng sau khi giao xe và làm gia tăng chỉ số hài lòng khách hàng.
+Quản lý bảo dưỡng sửa chữa.
- Quản lý có nhiệm vụ là tiếp nhận phiếu lệnh của cố vấn dịch vụ.
-Đưa phiếu lệnh các hạng mục cần triển khai cho KTV
-Phân công việc cho các kỹ thuật viên
-Giám sát công việc của KTV
- Kiểm tra lại các hạng mục xem KTV có làm tốt không,có bỏ sót không
- Bên bảo dưỡng sửa chữa gồm có:( KTV sửa chữa nhanh,KTV điện,KTV máy gầm)
+Quản lý sơn-gò
- Quản lý có nhiệm vụ là tiếp nhận phiếu lệnh của cố vấn dịch vụ.
-Đưa phiếu lệnh các hạng mục cần triển khai cho KTV
-Phân công việc cho các kỹ thuật viên
-Giám sát công việc của KTV
- Kiểm tra lại các hạng mục xem KTV có làm tốt không
- Bên đồng sơn gồm có:( KTV gò hàn, KTV đồng sơn)
c. Quy trình bảo dưỡng định kỳ xe Hyundai
-Bảo dưỡng cấp 1: (5.000km với máy dầu – 6.000km với máy xăng).
1.Kiểm tra thông số kỹ thuật của các hệ thống bằng máy GDS.
2.Thay dầu máy.
3.Làm sạch lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa.
4.Kiểm tra mức an toàn của các loại dung dịch, bổ sung nếu cần thiết.
5.Kiểm tra những bất thường và siết lại bu-lông gầm xe.



-Bảo dưỡng cấp 2: (10.000km với máy dầu – 12.000km với máy xăng).
1.Kiểm tra thông số kỹ thuật của các hệ thống bằng máy GDS.
2.Thay dầu máy + Lọc dầu máy.
3.Làm sạch lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, thay mới nếu cần thiết.
4.Kiểm tra mức an toàn của các loại dung dịch, bổ sung nếu cần thiết.
5.Kiểm tra những bất thường và siết lại bu-lông gầm xe.
6.Bảo dưỡng hệ thống phanh.
7.Cân bằng động các bánh xe.
8.Đảo bánh xe theo công thức của mỗi model.
9.Làm các công việc của lần bảo dưỡng trước nếu bị bỏ qua.
-Bảo dưỡng cấp 3: (15.000km với máy dầu – 18.000km với máy xăng).
1.Kiểm tra thông số kỹ thuật của các hệ thống bằng máy GDS.
2.Thay dầu máy.
3.Thay bầu lọc Diesel.
4.Làm sạch lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, thay mới nếu cần thiết.
5.Kiểm tra mức an toàn của các loại dung dịch, bổ sung nếu cần thiết.
6.Kiểm tra những bất thường và siết lại bu-lông gầm xe.
7.Làm các công việc của lần bảo dưỡng trước nếu bị bỏ qua.
-Bảo dưỡng cấp 4: (20.000km với máy dầu – 24.000km với máy xăng).
1.Kiểm tra thông số kỹ thuật của các hệ thống bằng máy GDS.
2.Thay dầu máy + Lọc dầu máy.
3.Thay bầu lọc xăng.
4.Bảo dưỡng van tuần hoàn khí xả (EGR) đối với xe dùng động cơ Diesel.
5.Làm sạch lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, thay mới nếu cần thiết.
6.Kiểm tra mức an toàn của các loại dung dịch, bổ sung nếu cần thiết.
7.Kiểm tra những bất thường và siết lại bu-lông gầm xe.
8.Bảo dưỡng hệ thống phanh.
9.Cân bằng động các bánh xe.

10.Đảo bánh xe theo công thức của mỗi model.
11.Làm các công việc của lần bảo dưỡng trước nếu bị bỏ qua.
d.Quy trình nhận và giao xe:
Nhận và
kiểm tra
xe

Đàm phán và
tiếp nhận sửa
chữa

Tiến hành
sửa chữa

Kiểm tra
lần cuối

Giao xe

Bước 1 : Nhận và kiểm tra xe
-Bộ phận điều phối tiếp nhận xe và đánh xe về khu vực sửa chữa
- Cố Vấn dịch vụ tiếp nhận Phiếu sửa xe, ghi nhận ý kiến và yêu cầu của khách hàng
- Nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra lỗi của xe, mức độ an toàn của các thiết bị khác
(nếu nhận thấy có vấn đề) và ghi vào Phiếu kiểm tra kỹ thuật xe các nội dung kiểm tra
sữa chữa.
Bước 2 : Đàm phán và tiếp nhận sửa chữa


-Cố vấn dịch vụ trao đổi với kỹ thuật viên và tiến hành đàm phán với khách hàng về chi
phí và các công việc sửa chữa.

- Bộ phận kỹ thuật tiếp nhận phiếu sửa chữa sau khi khách hàng đồng ý.
Bước 3 : Tiến hành sửa chữa
- Bộ phận kỹ thuật tiến hành sửa chữa
- Bộ phận kỹ thuật kiểm tra trước khi bàn giao cho phòng dịch vụ.
Bước 4 : Kiểm tra lần cuối
- Phòng dịch vụ tiến hành kiểm tra mọi chi tiết
- Vệ sinh xe
Bước 5: Giao xe
- Phòng dịch vụ và tài xế kiểm tra xe trước khi bàn giao
- Phòng dịch vụ bàn giao xe cho khách hàng.

1.2. Giới thiệu về xe cơ sở và cụm tổng thành
1.2.1. Giới thiệu về xe Hyundai Grand i10
Hyundai i10 ra mắt thế hệ đầu tiên vào năm 2007. Mẫu xe nhỏ nhất trong gia đình
Hyundai nhanh chóng được đón nhận tại những thị trường đông dân và những đối tượng
khách hàng thành thị. Thế hệ mới của i10 ra mắt vào tháng 9/2013 tại Ấn Độ. Ngay từ khi ra
mắt, Grand i10 đã nhận được hơn 10.000 đơn đặt hàng chỉ sau 3 tuần. Thành công này có
được là nhờ kích thước xe được mở rộng cùng các trang bị tiện nghi vượt cấp mà Hyundai
đã trang bị cho mẫu xe của mình. Tại thị trường Việt Nam, Hyundai Grand i10 được ra mắt
giữ tháng 12/2013 và thay thế hai mẫu xe cũ là i10 và EON. Xe được giới thiệu với 4 phiên
bản trong đó có 3 phiên bản trang bị động cơ 1.0L (cả phiên bản taxi) và phiên bản cao cấp
nhất trang bị động cơ 1.25L.


Hình 1.1.Hyundai Grand i10 hatchback
Sau thời gian nhập khẩu nguyên chiếc từ Ấn Độ, Hyundai Grand i10 phiên bản nâng cấp
mới đã được lắp ráp tại Việt Nam và ra mắt vào tháng 7/2017. Hyundai Grand i10 2017 có
cả kiểu dáng sedan lẫn hatchback. Phiên bản sedan có lợi thế về không gian nội thất, cốp để
đồ rộng rãi. Ở phiên bản này ghế lái vẫn chỉnh tay, điều hòa chỉnh tay. Mặc dù vậy, xe có
tính năng khởi động bằng nút bấm và chìa khóa thông minh thay cho chìa khóa cơ.


1.2.2 Giới thiệu các hệ thống Hyundai Grand i10
Hyundai Grand i10 cấu tạo gồm nhiều nhiều hệ thống,cụm khác nhau,đều có vai trò
quan trọng .Các cụm,hệ thống trên ô tô thường được chia gồm 3 phần chính động cơ, gầm,
điện.Trong đó phần động cơ bao gồm cơ cấu trục khuỷu thanh truyền , cơ cấu phân phối
khí , hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu…Phần điện gồm hệ
thống thiết bị tiện nghi, hệ thống chiếu sáng,hệ thống cung cấp điện, hệ thống đánh lửa, hệ
thống khởi động…Phần gầm gồm hệ thống treo, phanh, hệ thống lái, hệ thống truyền lực…
Trong khuôn khổ báo cáo thực tập em xin được trình bày về quy trình chẩn đoán,bảo
dưỡng,sửa chữa và tháo lắp của 3 hệ thống đại diện cho phần động cơ, gầm, điện của xe
Hyundai Grand i10,cụ thể như sau:
+Chương 2: Chẩn đoán,bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp hệ thống làm mát
+Chương 3: Chẩn đoán,bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp hệ thống ly hợp
+Chương 4: Chẩn đoán,bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp hệ thống khởi động


CHƯƠNG 2.CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA, THÁO LẮP
HỆ THỐNG LÀM MÁT TRÊN XE HYUNDAI GRAND i10
2.1. Quy trình chẩn đoán hệ thống làm mát
2.1.1.Cấu tạo và hư hỏng
Hệ thống làm mát có tác dụng làm mát cho động cơ, cấu tạo trên ôtô gồm các bộ phận
chính: bơm nước, quạt gió, két nước, van hằng nhiệt,các đường nước nằm trong thân
máy,các đường ống dẫn bên ngoài… ( hình 2.1)

Hình 2.1 Cấu tạo của hệ thống làm mát
Các hư hỏng chính:
- Thiếu nước làm mát, dung dịch làm mát không đúng quy định sẽ hạn chế khả năng tỏa
nhiệt của động cơ, động cơ bị nóng.
- Két nước bị rò rỉ, bị cặn,bám nhiều, thường xuỵện tổn hao nước và phải bổ sung, cánh tản
nhiệt bị bẹp hạn chể khả năng truyền nhiệt.

-Dây đai dẫn động bơm nước, quạt gió bị đứt, trùng, làm giảm lưu lượng nước cần tuần
hoàn của hệ thống.
-Bơm nước mòn, hỏng gâỵ nên giảm áp suất và lưu lượng nước, các vòng bịt kín bằng cao
su hay phớt mòn làm chảy nước, đặc biệt là các ổ bi khi bị rơ phát ra tiếng ồn.
-Cánh của quạt gió bị cong vênh biến dạng, rơle nhiệt hay tiếp điểm bimetal không điều
khiển nhịp nhàng quạt gió làm cho động cơ bị nóng.
- Van hằng nhiệt mất tác dụng.
-Các đường dẫn nước bị giảm tiết diện lưu thông do cặn, rỉ, bẹp, nứt làm thất thoát nước làm
mát.
-Nước bị chảy vào buồng đốt hay chảy xuống đáy dầu do bị hở đệm mặt máy, joăng bao kín
ống lót xylanh bị hở.


Động cơ cần làm việc ở trạng thái nhiệt độ nhất định (80 + 90)°c, không cho phép quá
nóng hay quá nguội, do vậy thông số hiệu quả đánh giá hệ thống làm mát là nhiệt độ động
cơ.

2.1.2. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán
Trong quá trình thực tập em thấy tại xưởng dịch vụ Hyundai Lê Văn Lương đã áp dụng
một số phương pháp sau:
a. Kiểm tra trước khi chẩn đoán:
-Kiểm tra mức nước,chất lượng nước làm mát,
-Xác định độ căng đai
-Xác định tình trạng của quạt.
-Kiểm tra sự rò rỉ bên ngoài của két nước, các đường ống bên ngoài. 
b. Kiểm tra nhiệt độ:
- Xác định trực tiếp bằng đồng hồ trên bảng tablo hoặc cảm nhận nhiệt độ ở từng phần
của động cơ.

Hình 2.2. Bảng tablo Hyundai Grand i10

- Nếu động cơ bị nóng quá mức chứng tỏ: thiếu nước, hỏng bơm nước, dây đai, kẹt
đóng van hằng nhiệt, két nước và đường nước cáu bẩn, cánh tản nhiệt bẹp, cửa gió
đóng, nếu bị nguội quá về mùa đông: van hằng nhiệt bị hỏng hay kẹt ở trạng thái mở.
c. Kiểm tra van hằng nhiệt:
Van hằng nhiệt cần mở đường nước qua két nước ở nhiệt độ (75 + 80)°c. Vì vậy có thể
kiểm tra như sau:
-Nếu động cơ vừa hoạt động, phẩn trên của két nước mát, chỉ sau đó nhiệt độ tăng dần
cao đến nhiệt độ quy định thì phần trên.đường ống nối với két nước mới nóng, chứng tỏ
van tốt.


Hình 2.3.Van hằng nhiệt
-Khi kiểm tra chi tiết có thể thảo ra đem bỏ vào nồi đun có nhiệt kế theo dõi, khi nhiệt
độ lên tới 85°c thì van mỏ hoàn toàn.
d.Các kiếm tra khác:
+ Kiểm tra qua tiếng ổn phát ra từ bơm nước, trục quạt gió, để xác định chất lương của
các bộ phận cơ khí như ổ, trục giá đỡ, dây đai...
+ Kiểm tra qua sự tiêu hao nước sau một thòi gian sử dụng, để xác định khả năng rò rỉ
nước của hệ thống.
+ Kiểm tra dầu nhờn sau một thời gian sử dụng, nếu có hiện tượng lẫn nước, thì cố thể
đệm mặt máy bị hở và nước lọt vào đường dầu nhờn, thông thường khi gặp trường hợp
này, dầu nóng có màu trắng sữa.
+ Kiểm tra khí xả, nếu có nước nhỏ giọt lâu dài ở đuôi ống xả, cần thiết xem xét khả
năng lọt nước vào buồng đốt do hở đệm mặt máy.

2.1.3. Quy trình chẩn đoán hệ thống làm mát
-Tiếp nhận xe,trao đổi với chủ xe để xác định vấn đề của hệ thống làm mát. Với từng
trường hợp cụ thể ta sẽ áp dụng các phương pháp và quy trình chẩn đoán như đã nêu ở trên
khác nhau. Cụ thể như sau:
Hiện tượng hư hỏng

Quy trình chẩn đoán
Chẩn đoán bộ phận hư hỏng
Nước làm mát quá
nóng

-Kiểm tra mức nước
-Kiểm tra độ căng đai
-Kiểm tra quạt két nước

Rò rỉ nước

-Kiểm tra van hằng nhiệt
-Kiểm tra bơm nước làm
mát
-Tổng hợp các nguyên
nhân gây quá nóng
-Kiểm tra các đường ống
-Kiểm tra các điểm nối của
két nước và đường ống.
-Kiểm tra bơm nước(phớt,
chỗ tiếp xúc giữathân máy
và bơm)
-Tổng hợp các nguyên
nhân gây rò rỉ

- Thiếu nước làm mát
- Đai trượt,bơm nước
không hoạt động
-Quạt két nước không hoạt
động

-Van hằng nhiệt hỏng
-Bơm hỏng
-Đề ra phương án sửa
chữa thích hợp
-Đường ống nứt vỡ
-Vòng khóa lỏng
-Bulông cố định bơm nước
lỏng,đệm lót hỏng
-Đề ra phương
án khắc phục


Tiếng ồn ở vị trí bơm

-Kiểm tra bulông bơm
nước
-Kiểm tra biến dạng cánh
bơm
-Kiểm tra trục bơm
-Tổng hợp nguyên nhân

- Bulông cố định bơm nước
lỏng
-Cánh bơm biến dạng ma sát
với thành thân bơm
-Trục bơm mòn gây rụng,lắc
-Đưa ra phương án khắc
phục

2.2. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp hệ thống làm mát trên động cơ của

xe Grand I10.
Sau khi chẩn đoán và xác định hư hỏng ta tiến hành các công việc tháo,lắp,bảo dưỡng
sửa chữa cho từng bộ phận hư hỏng.Sau đây là quy trình một số công việc cụ thể:

2.2.1. Tháo lắp
a.Một số dụng cụ tháo lắp trong xưởng:
-Khay chứa đồ
-Kìm kẹp
-Tay lắc
-Khẩu
-Súng hơi
-Tay nối
-Cờ lê,tròng
-Kích
-Máy ép thủy lực
-Tuýp mở bugi,tuýp bắn lốp
-Búa
-Tô vít
-Lơ via…


Hình 2.4 Tủ dụng cụ
b.Qui trình tháo lắp:
-Két nước:
Các bước tiến hành
Dụng cụ
+Xả nước
+Cầu nâng,xe dầu
+Tháo ba đờ sốc


+ T10

+ Tháo khung xương trước xe
+Tháo các đường ống dẫn nối với két nước
+Tháo giắc điện
+ Tháo quạt
+Tháo dàn nóng điều hòa
Lắp ngược lại với thứ tự tháo.

+ Súng hơi,khẩu 10,12
+Kìm kẹp
+dùng tay
+Tay lắc,khẩu 10
+Dùng tay


Hình 2.5.Phần đầu xe đã tháo ba đờ sốc
-Quạt làm mát:
Các bước tiến hành

Dụng cụ

+Ngắt điện ở nguồn
+Tháo rắc điện của quạt
+Tháo các đường dầu hộp số được gá
trên quạt

+T10
+Dùng tay
+Dùng tay


+Tháo rời quạt
Lắp với ngược lại với thứ tự tháo

+Tay lắc,khẩu 10

Hình 2.6.Quạt điện làm mát
-Bơm nước:
Các bước tiến hành
+Xả nước làm mát
+Tháo bánh xe
+Nới lỏng đai

Dụng cụ
+Cầu nâng,xe dầu
+Tuýp 21,súng hơi
+Cờ lê tròng 19


+Tháo puly
+Tháo bulông bơm nước
Lắp ngược lại với thứ tự tháo

+ Cờ lê 12
+Cờ lê 12

Hình 2.7.Bơm nước
-Van hằng nhiệt: tháo lọc gió động cơ,tháo các đường ống nước, tháo van.
Các bước tiến hành
Dụng cụ

+Xả nước
+Cầu nâng,xe dầu
+Tháo cụm lọc gió động cơ
+T10
+Tháo ống nước
+Kìm kẹp
+Tháo van hằng nhiệt
+Tay lắc,khẩu 10
Lắp ngược lại với thứ tự tháo

Hình 2.8 Van hằng nhiệt

2.2.2. Quy trình bảo dưỡng:
a) Kiểm tra và bổ sung nước làm mát:
+ Kiểm tra mức nước ở bình nước phụ.


+ Bổ sung nước làm mát đến vạch max.chú cần kiểm tra khi nước đã nguội.
b) Thay thế nước làm mát:
+Nước làm mát thay thế định kỳ 160,000km/1 lần. Xả nước làm mát cần chú ý xả nước
khi động cơ đã nguội tránh bị bỏng bởi nước nóng.
+Xả nước:
-Đánh xe vào cầu nâng
-Tháo nắp két nước,nâng xe lên
-Tháo nút xả nước và để nước chảy vào xe hứng dầu.
-Sau khi xả xong ta đóng nút xả tiến hành bổ xung nước là mát và trong quá trình bổ
xung ta tiến hành nhấn nhiều lần vào đường ống mềm để nước có thể lưu thông tốt hơn.

Hình 2.9. Nút xả nước làm mát
Sau khi bổ xung nước ta tiến hành xả khí:

+Khởi động xe
+Cho xe chạy ở chế độ không tải tới khi quạt chạy.
+Tắt máy và đợi nước làm mát nguội
+Bổ sung phần nước làm mát bị thiếu
+Lặp lại cho đến khi nước không còn thiếu nữa,khi nó không khí đã thoát hết khỏi hệ
thống làm mát.

Hình 2.10.Nắp két nước làm mát


c) Xúc rửa hệ thống làm mát
-Tháo van hằng nhiệt,bơm nước,các đường ống
-Vệ sinh từng bộ phận bằng vòi rửa xe.
2.2.3. Sửa chữa

Hiện tượng hư hỏng

Nước làm mát quá
nóng

Quy trình chẩn đoán

Khắc phục hư hỏng

-Kiểm tra mức nước

-Bổ sung nước làm mát

-Kiểm tra độ căng đai


-Điều chỉnh độ căng đai
-Dây đai hư hỏng thực hiện
thay mới.

-Kiểm tra quạt két nước

-Điều chỉnh lại các cánh bị
biến dạng
-Thay mới
-Thay mới van hằng nhiệt

-Kiểm tra van hằng nhiệt

Rò rỉ nước

-Kiểm tra bơm nước làm
mát
-Kiểm tra rò rỉ nước

-Thay mới

-Kiểm tra các đường ống
dẫn và các điểm nối

-Thay mới các đường ống bị
nứt vỡ.
-Thay thế các vòng kẹp ở chỗ
nối

-Kiểm tra bơm nước


-Rò rỉ nước ở vị trí giữa bơm
và thân máy cần xiết chặt
bulông giữa bơm và thân máy,
thay thế đệm lót.
-Thay mới
-Hàn lại chỗ bị rò của két nước
-Thay mới

-Kiểm tra két nước
Tiếng ồn ở vị trí
bơm

-Kiểm tra bulông bơm
nước
-Kiểm tra biến dạng cánh
bơm
-Kiểm tra trục bơm

-Được trình bày cụ thể ở
mục “rò rỉ nước”

-Xiết chặt lại bulông cố định
-Nắn lại biến dạng của cánh
quạt
-Thay mới


CHƯƠNG 3. CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA, THÁO LẮP
LY HỢP TRÊN XE HYUNDAI GRAND i10

3.1. Quy trình chẩn đoán ly hợp
3.1.1.Cấu tạo và hư hỏng
Chức năng của ly hợp trong hệ thống truyền lực (HTTL) của ôtô là:
-Tạo khả năng đóng ngắt êm dịu mạch truyền lực từ động cơ tới bánh xe chủ động.
-Là cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho HTTL và động cơ.
-Có khả năng dập tắt rung động lớn nhằm nâng cao chất lượng truyền lực.

Hình 3.1 Hệ thống ly hợp
+ Đĩa bị động bị mòn bề mặt ma sát:
Với đặc thù làm việc của một cụm truyền năng lượng bằng ma sát, do đó khi đóng mở ly
hợp luôn xảy ra trượt giữa các bề mặt làm việc của ly hợp: bề mặt tấm ma sát với bánh đà
với đĩa ép. Sự trượt gây nên mài mòn tấm ma sát, nung nóng các chi tiết xung quanh: bánh
đà, đĩa ép, lò xo ép …
Khi bị mài mòn, tấm ma sát mỏng đi, dưới tác dụng của lò xo ép, đĩa ép sẽ bị đẩy sát về
phía bánh đà, làm giảm khe hở giữa bạc mở và đòn mở, hành trình tự do bàn đạp của bàn
đạp sẽ giảm nhỏ. Nếu không tiến hành điều chỉnh lại khe hở của bạc mở và đòn mở thì có
thể bạc mở và đòn mỏ luôn tỳ sát vào nhau gây nên hiện tượng ly hợp luôn bị mỏ nhẹ. Khi
đó hành trình tự do bàn đạp ly hợp sẽ không còn nữa và ly hợp không đóng hoàn toàn gây
nên trượt ly hợp thường xuyên.
Đồng thời với sự trượt các bề mặt làm việc là: quá trình tăng nhiệt độ ly hợp, nếu sự trượt
xảy ra không thường xuyên, nhiệt độ đảm bảo cân bằng bởi việc nung nóng nhẹ các chi tiết


và thoát ra môi trường xung quanh. Khi sự trượt tăng lên nhiệt không kịp thoát ra môi
trường gây nóng ly hợp, nếu sự trượt và nhiệt độ tăng quá thì có thể dẫn tới cháy ly hợp và
các tấm ma sát (bằng vật liệu chịu mài mòn: teređô hay atbet). Mùi cháy cũa vật liệu ma sát
rất đặc trưng có thể nhận biết được rất dễ dàng.
Khi tấm sát bị mài mòn, trên các đĩa bị động sử dụng phương pháp tán đinh liên kết, có
thể gây nên va chạm giữa đinh tán và bánh đà, đĩa ép. Sự cọ sát này gây nên mòn bề mặt
bánh đà, đĩa ép, thành các vết hằn sâu, giảm bề mặt tiếp xúc của các bề mặt ma sát, tăng sự

trượt trong ly hợp.

Hình 3.2 Đĩa ép và đĩa ma sát bị cháy
Mặt khác khi tấm ma sát mài mòn còn gây giảm lực ép của lò xo ép, mômen truyền qua
ly hợp bị giảm nhỏ, khi chở đầy tải và chuyển động với vận tốc cao ly hợp sẽ bị trượt, không
thể thực hiện được vận tốc lớn nhất của ôtô.
Như vậy trong quá trình làm việc của ly hợp luôn xảy ra mòn và làm giảm hành trình tự do
của bàn đạp ly hợp, có thể dẫn tới tăng cao nhiệt độ và có mùi khét đặc trưng, giảm vận tốc
lớn nhất của ôtô khi đầy tải.
+ Đĩa bị động bị cong vênh:
Sự cong vênh đĩa bị động có thể xảy ra nếu khi đĩa bị nung nóng bởi nhiệt độ, đổng thời
có va chạm mạnh theo phương dọc trục (do đóng mỏ ly hợp đột ngột), do sai sót khi lắp ráp,
thay thế đĩa bị động, do các đòn mở không đồng phẳng hay nhiệt luyện chế tạo lò xo đĩa
không đều...
Hậu quả của sự cong vênh đĩa bị động sẽ được biểu hiện khi sử dụng là: ly hợp bị dính
khi mở, phát ra tiếng va chạm nhẹ khi "vê" ly hợp, nhiệt độ ly hợp tăng, mất mát vận tốc lớn
nhất, có tiếng va chạm nhẹ trong ly hợp khi đóng mở. Trong nhiều trường sự cong vênh này
còn làm mất khả năng chuyển số, hay khi chuyển số bị va chạm mạnh ở các đầu răng.
+ Đĩa bị động bị dính dầu:
Ly hợp ma sát khô làm việc trong điểu kiện khô, không cho phép dính dầu mỡ. Việc dính
dầu mỡ do sự nung nóng các ổ bi gây chảy mỡ, hỏng các phớt che dầu trong hộp số làm dầu


chảy sang buồng ly hợp. Dầu mỡ có thể dính vào bể mặt ma sát, gây giảm hệ số ma sát, do
vậy mômen truyền của ly hợp bị giảm. Nếu lượng dầu dính ít thì có thể bị văng ra vỏ nhờ
lực ly tâm và một phần được sấy khô. Song với một lượng lớn sẽ gây trựơt ly hợp khi làm
việc, và xuất hiện mùi cháy của dầu mỡ.
+ Lò xo ép bị yếu hoặc gãy:
Lò xo xoắn ốc dạng trụ bố trí xung quanh hay lò xo đĩa có một đầu lò xo tựa vào vỏ bàn
ép, một đầu tựa vào đĩa ép. Khi ly hợp làm việc một phần nhỏ nhiệt truyền từ đĩa ép sang lò

xo, nung nóng lò xo, đồng thời do tính chất biến dạng đàn hồi trễ của lò xo, sau thời gian dài
làm việc, lò xo sẽ bị giảm độ cứng. Kết quả sẽ dẫn tới là khả năng truyền mômen bị suy
giảm và có thể gây trượt ly hợp ở chế độ làm việc nặng nhọc.
Số lần làm việc của ly hợp là rất lớn, do vậy khi đóng mở ly hợp với lực quá mạnh có thể
gây gẫy lò xo, nguyên nhân của sự gẫy này có thể là do tải trọng tác dụng lên lò xo, và cũng
còn do cơ lý tính của vật liệu không đồng đểu và nhiệt luyện không tốt.

Hình 3.3.Lò xo ép
Hậu quả của việc gẫy một vài lò xo cũng làm giảm khả năng truyền mômen tương tự như
khi lò xo bị yếu và kèm theo tăng tiếng ổn khi ly hợp quay va chạm vào các chi tiết xung
quanh.
Đối với lò xo dạng đĩa, làm việc ổn định hơn lò xo trụ vì vậy hiện tượng giảm độ cứng ít
xảy ra hơn.
+ Sai lệch khe hở bạc mở đòn mở:
Sai lệch khe hở giữa bạc mở và đòn mở phần lớn xuất phát từ việc điều chỉnh không
đúng vị trí của các đòn điều khiển bên ngoài, do lắp ráp sau sửa chữa, do hỏng bạc mở...
Các trường hợp này gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến hành trình của bàn đạp ly hợp, trong
đó có hành trình tự do. Ngoài ra còn có thể kể đến ảnh hưởng gián tiếp như đã nêu ỏ phần
mòn đĩa bị động.
+ Các dạng hư hỏng khác:
Các dạng hư hỏng khác bao gồm: hỏng ổ bi hay bạc chặn (ổ bi tê), mòn then hoa di trượt
của đĩa bị động, rơ lỏng các liên kết.... đều gây tăng tiếng ổn trong ly hợp.Đối với ly hợp có
bộ trợ lực điều khiển, ngoài các hư hỏng do ly hợp sinh ra như trên, còn tồn tại các hư hỏng


trọng bộ trợ lực. Nguyên nhân và hậu quả của nó giống như đã trình bày trong phần hư hỏng
của dẫn động điều khiển của hệ thống phanh, lái.
+Các thông số chẩn đoán:
Trong quá trình chẩn đoán thường sử dụng các thông số chính sau đây dể tìm hư hỏng và
đánh giá chất lượng của ly hợp:

-Giảm hành trình tự do bàn đạp ly hợp,
-Ly hợp bị trượt ở tải lớn
-Ly hợp trượt thường xuyên,
-Dính ly hợp khi mở,
-Nhiệt độ ly hợp gia tăng và có mùi khét đặc trưng,
-Giảm vận tốc vmax
-Có tiếng kêu, gõ ổn khi đóng mở ly hợp.

3.1.2. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán
a.Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp
Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp bao gồm hành trình tự do và hành trình toàn bộ.
-Hành trình tự do của Hyundai grand i10:15-20mm
-Hành trình toàn bộ bàn đạp ly hợp của Hyundai grand i10:140mm
Cần chú ý: Hành trình tự do bàn đạp ly hợp trong sử dụng luôn có xu hướng giảm nhỏ.
Nếu mất hành trình tự do cần thiết phải điều chỉnh lại ngay để tránh cho ly hợp bị trượt khi
làm việc.

Hình 3.4.Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
b.Xác định trạng thái trượt của ly hợp
Xác định trạng thái trượt ly hợp có thể tiến hành theo các phương pháp đơn giản sau đây:
+Gài sô cao, đóng ly hợp:
Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy, gài số tiến ở số cao nhất
(số 4 hay số 5), đạp và giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn bằng tay ga,
từ từ nhả bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ bị chết máy chứng tỏ ly hợp làm việc tốt, nếu động
cơ không tắt máy chứng tỏ ly hợp đã bị trượt lớn (có thể đĩa ma sát bị mòn nhiều, điều chỉnh
ly hợp không đúng, lò xo ép quá yếu hay bị gẫy...).


+Giữ trên dốc:
Chọn mặt đường phăng và tốt có độ dốc (8 +10) độ. Xe đứng bằng phanh trên mặt dốc, đầu

xe theo chiều xuống dốc, tắt động cơ, tay số để ở số thấp nhất, từ từ nhả bàn đạp phanh,
bánh xe và ôtô không bị lăn xuống dốc chứng tỏ ly hợp tốt, còn nếu bánh xe lăn xuống dốc
chứng tỏ ly hợp bị trượt.
+Đẩy xe:
Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, không nổ máy, gài số tiến ở số
thấp nhất (số 1), đẩy xe, khi ở số thấp xe bị phanh bằng động cơ, xe không chuyển động.
Phương pháp này chỉ dùng cho ôtô con, với lực đẩy cuả 3 đến 4 người.
+Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét
Xác định ly hợp bi trượt qua mùi khét đặc trưng khi ôtô chịu tải đầy và thường xuyên làm
việc ở chế độ nặng nề. Việc xác định qua mùi khét chỉ thấy khi ly hợp bị trượt nhiều tức là
ly hợp đã cần tiến hành thay đĩa bị động hay các thông số điều chỉnh đã bị sai lệch.
c.Xác định trạng thái dính của ly hợp:
+Gài số thấp, mở ly hợp:
Ôtô đứng trên mặt đường tốt phăng, nổ máy, đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình và giữ
nguyên vị trí, gài số thấp nhất, tăng cung Cấp nhiên liệu. Nếu ôtô chuyển động chứng tỏ ly
hợp bị dính do cong vênh đĩa bị động, sai lệch vị trí trên phần dẫn động điều khiển ly hợp.
Nếu ôtô vẫn đứng yên chứng tỏ ly hợp đã được cắt hoàn toàn.
+ Nghe tiếng va chạm đẩu răng trong hộp số khi chuyển số:
ôtô chuyển động, thực hiện chuyển số hay gài số. Nếu ly hợp bị dính nhiều, có thể không
gài được số, hay có tiếng va chạm mạnh trong hộp số. Hiện tượng xuất hiện ở mọi trạng thái
khi chuyển các số khác nhau.
d.Xác định qua âm thanh phát ra từ ly hợp:
Dễ phát hiện nhất là lúc đóng mở ly hợp, trong trạng thái quá độ này:
-Nếu có tiếng gõ lớn: rơ lỏng bánh đà, bàn ép, hỏng bi đẩu trục.
-Khi thay đổi đột ngột vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở bên then hoa
quá lớn (then hoa bị rơ).
-Nếu có tiếng trượt mạnh chu kỳ: đĩa bị động bị cong vênh.
-ở trạng thái làm việc ổn định (ly hợp đóng hoàn toàn) có tiếng va nhẹ chứng tỏ bị va nhẹ
của đầu đòn mở với bạc, bi mở.
e.Xác định khả năng đạt vận tốc lớn nhất của ôtô

Cho ôtô chở đủ tải, chuyển động trên đường tốt bằng phẳng với tay số cao nhất, tiếp nhiên
liệu (tăng ga) đến mức tối đa, theo dõi đồng hổ tốc độ để xác định vận tốc lớn nhất. So sánh
với các ôtô có trạng thải ly hợp tốt. Loại trừ khả năng hư hỏng trong động cơ và hệ thống
truyền lực, xác định sự trượt trong ly hợp. Đây là trường hợp trượt nhẹ của ly hợp.

3.1.3. Quy trình chẩn đoán ly hợp
Với từng trường hợp cụ thể ta sẽ áp dụng các phương pháp và quy trình chẩn đoán như đã
nêu ở trên khác nhau. Cụ thể như sau:
Hiện tượng hư hỏng
Quy trình chẩn đoán
Chẩn đoán bộ phận hư hỏng


Động cơ bị rung, giật
mạnh khi nhả bàn đạp
ly hợp
Khó vào số

Có tiếng kêu nhẹ khi
đạp bàn đạp ly hợp
Có mùi cháy khét ở
ly hợp

-Kiểm tra trạng thái
trượt của ly hợp
-Kiểm tra hành trình
bàn đạp ly hợp
-kiểm tra trạng thái dính
của ly hợp
-xác định qua âm thanh

phát ra từ ly hợp
-xác định qua mùi khét
đặc trưng

-sai lệch vị trí của các đòn
mở bên ngoài
-lò xo ép quá yếu hoặc gãy
- điều chỉnh sai hành trình
tự do của bàn đạp
-đĩa ma sát hoặc đĩa ép bị
cong vênh
-đòn mở và ổ bi tỳ va vào
nhau
-cháy ly hợp
-mùi dầu mỡ là do ly hợp
bị dính dầu

3.2. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa, tháo lắp cụm ly hợp trên xe Hyundai Grand
i10
3.2.1. Bảo dưỡng ly hợp ma sát:
-Điều chỉnh lại độ cao và hành trình tự do:
+Đầu tiên ta kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp, bằng thước đo mm, đặt
vuông góc với sàn xe và song song với trục bàn đạp ly hợp. Dùng tay ấn bàn đạp xuống, đến
khi cảm thấy nặng thì dừng lại, đọc chỉ số dịch chuyển của bàn đạp trên thước. So sánh giá
trị đo được với giá trị hành trình tự do tiêu chẩn nếu không đúng ta phải tiến hành điều
chỉnh.

Hình 3.5. Vị trí đai ốc điều chỉnh
-Thường xuyên tra dầu mỡ vào các khớp dẫn động (then hoa,ô bi tỳ,các đòn mở…)


3.2.1. Sửa chữa ly hợp ma sát
a. Kiểm tra, sửa chữa đĩa ma sát
- Đĩa ma sát là bộ phận quan trọng của ly hợp ma sát, hư hỏng chính của đĩa là: nứt,
vỡ, cong vênh, lỏng đinh tán bắt chặt các tấm ma sát trên đĩa hoặc đinh tán bắt giữ đĩa ma
sát trên moayơ gãy, mòn xước mặt ma sát và mòn rãnh khớp ren hoa của moayơ. Đĩa ma sát
hư hỏng gây hiện tượng trượt trong quá trình truyền lực, rung giật hoặc không nhả hết khi
ngắt ly hợp.


- Đĩa ma sát bị nứt, vỡ, cong vênh, biến dạng lớn, gãy lò xo giảm chấn hoặc mòn
hỏng khớp then hoa moayơ, gây độ rơ lớn trên trục sơ cấp hộp số, không di chuyển dọc trục
được phải loại bỏ.
- Nếu đĩa ma sát có biến dạng nhỏ và không hư hỏng gì, chỉ có các tấm ma sát bị
chai cứng, xước hoặc mòn gần đến đầu đinh tán, có thể sửa chữa bằng cách đột đinh
tán, tháo tấm ma sát cũ ra và thay tấm ma sát mới theo yêu cầu kỹ thuật.
- Trước khi quyết định thay tấm ma sát, cần kiểm tra độ đảo của đĩa bằng đồng
hồ so. Các đĩa có moayơ còn tốt và độ đảo vượt quá 0,3 mm nhưng không phát hiện
được bằng mắt thường thì nắn lại bằng cán nắn chuyên dùng (hình 5.38). Đĩa ly hợp
được lắp lên khớp then hoa của trục gá hoặc trục sơ cấp tháo rời của hộp số và gá trục
này lên giá kiểm tra qua các mũi tâm định vị. Dùng tay quay đĩa ma sát một vòng,
theo dõi đồng hồ so, tìm vị trí độ đảo lớn nhất để nắn lại cho tới khi đạt độ đảo theo
yêu cầu.

Hình 3.6: Kiểm tra và nắn thẳng đĩa ma sát.
1- giá đỡ; 2- trục gá; 3- cán nắn; 4- đồng hồ so.
- Trong trường hợp các tấm ma sát chưa mòn nhiều nhưng có nhiều đinh tán bị nới
lỏng, cũng cần phải thay tấm ma sát mới. Đinh tán bắt giữ đĩa ma sát trên moayơ bị nới lỏng
cần phải đột đinh cũ ra và tán lại đinh mới. Sau khi thay đĩa ma sát và tán đinh tán, cần kiểm
tra lại độ đảo của đĩa và nắn lại (nếu cần).
b. Kiểm tra, sửa chữa cụm đĩa ép, lò xo và vỏ ly hợp

- Đĩa ép có thể có hư hỏng như : nứt vỡ, cong vênh, xước hoặc mòn trên bề mặt ma
sát. Đĩa ép bị nứt, vỡ, cong vênh lớn phải thay mới. Đĩa ép có hiện tượng mòn hoặc xước
nhẹ được mài phẳng lại hoặc đánh bóng bằng giấy nhám.
- Lò xo ép nhận nhiệt truyền từ bề mặt ma sát của đĩa ép trong quá trình đóng ngắt ly
hợp nên dễ giảm tính đàn hồi.


- Các hư hỏng ở lò xo màng: các lỗ lắp bulông giữ lò xo lên vỏ bị mòn nhiều, biến
dạng mặt tì lên bạc đạn chà.
- Vỏ ly hợp là chi tiết lắp cần bẩy, lò xo và đĩa ép. Cần kiểm tra kỹ bằng mắt thường,
nếu có hư hỏng cần thay mới.

Hình 3.7. Sự biến dạng mặt tì mở ly hợp của lò xo màng
c. Kiểm tra khớp trượt – vòng bi nhả ly hợp
- Khớp trượt và vòng bi nhả ly hợp được làm thành một cụm kín có sẵn mỡ bôi trơn
bên trong (bạc đạn chà). Vòng bi thuộc loại vòng bi chặn, mặt đầu vòng ngoài tì lên các cần
bẩy hoặc mặt đầu lò xo màng và quay theo đĩa ép khi đạp ly hợp, vòng trong được lắp liền
với khớp trượt. Khớp trượt được điều khiển chạy dọc trên ống giá đỡ đồng tâm với trục sơ
cấp của hộp số.
- Quan sát bên ngoài và xoay vòng bi để kiểm tra độ trơn tru. Nếu cần lắp càng gạt bị
mòn, vỡ hoặc xoay nhẹ vòng bi thấy có hiện tượng rơ, lỏng, kêu hoặc kẹt thì phải thay mới.
Không nên ngâm vòng bi và khớp trượt trong dầu hoặc xăng để rửa vì sẽ làm chảy mỡ bôi
trơn chứa bên trong.
Bảng thống kế các hư hỏng và biện pháp sửa chữa:

Hư hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp sửa chữa
Ly hợp bị trượt -Hành trình bàn đạp ly hợp không đủ
-Chỉnh lại

trong quá trình làm -Các thanh kéo bị cong hoặc kẹt khớp
việc
-Lò xo ép bị gãy hoặc yếu
-Nắn, chỉnh và tra mỡ
-Các cần bẩy bị cong hoặc chỉnh
không đều
-Thay mới
-Đĩa ma sát bị cong, vênh
-Chỉnh lại


×