BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Học kì 3 – 2013-2014
BÙI CÔNG SƠN - MSSV: 20110650 - Lớp: CKĐL1 - K56
1
AUGUST 01, 2014
Viện Cơ Khí Động Lực
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô Phú Hải
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực tập trong suốt thời gian qua, một môi
trường làm việc tốt, có tác phong kỉ luật và chuyên nghiệp.
Với trang thiết bị đầy đủ cùng đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân có trình độ,
kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và tạo
mọi điều kiện để em được học hỏi thêm về quy trình, công nghệ gò, hàn và sơn
các loại xe ô tô.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Tùng đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em hoàn thiện tốt đợt thực tập.
BÙI CÔNG SƠN - MSSV: 20110650 - Lớp: CKĐL1 - K56
2
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……… 2
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn…………………………………………………….3
PHẦN I: MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….5
I. Giới thiệu học phần thực tập kỹ thuật và những điều cần đạt được…………….5
II.Giới thiệu về cơ sở thực tập………………………………………………… ….5
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP……………………………………………… ….6
I. Tìm hiểu về công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phú Hải….……………… 6
1. Thông tin doanh nghiệp…………………….………………………………6
2. Cơ cấu tổ chức…………………………….……………………………… 7
3. Mặt bằng sản xuất và thiết bị nhà xưởng………………………………… 7
4. Quy trình tiếp nhận và trả xe…………….…………………………………9
5. An toàn môi trường và lao động……………………………………………9
II. Quy trình sơn một chiếc xe…………………………………………………… 10
III. Một số hình ảnh thực tế……………………………………………………… 16
PHẦN III: KẾT LUẬN…… ……………………………………………………….19
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu học phần thực tập kỹ thuật và những điều cần đạt được
Học phần TE4000-Thực tập kỹ thuật là một học phần thuộc chương trình
đào tạo cho cử nhân và kỹ sư ngành Cơ khí động lực, với thời lượng chương
trình 2(0-0-6-4) nên sinh viên cần chủ động hơn trong học tập.Học phần
nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận gần hơn với những quy trình sửa chữa,bảo
dưỡng ô tô và có những kỹ năng trong thực tế.
Những điều cần đạt được trong thời gian thực tập: Nắm bắt được các kết
cấu trong ô tô, biết được các dấu hiệu hỏng hóc trong ô tô,các quy trình sửa
chữa bảo dưỡng để khắc phục hỏng hóc và trau dồi các kỹ năng để hoàn
thiện bản thân.
II. Giới thiệu về cơ sở thực tập
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô Phú Hải thành lập đi vào hoạt
động từ năm 2004, với sứ mệnh phục vụ, là nơi tụ hội của những con người
chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sơn, gò hàn,
cam kết sẽ cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo nhất.
Điểm nhấn mang lại sự hài lòng của khách hàng chính là hệ thống dịch
vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, chăm sóc xe chuyên nghiệp thông qua
xưởng dịch vụ đạt tiêu chuẩn như phòng sơn cách ly hoàn toàn với xưởng và
với đầy đủ hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại đã được chứng nhận bởi
cục đăng kiểm Việt Nam.
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Hình 1: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô Phú Hải
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
I. Tóm tắt quá trình thực tập
Với mục đích tạo cho sinh viên chuyên nhành ô tô có được kiến thức thực
tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô để
bổ sung và hoàn thiện thêm các kiến thức chuyên ngành. Với đặc thù là công
ty chuyên về khung vỏ nên nhóm sinh viên thực tập tại công ty TNHH
thương mại và dịch vụ ô tô Phú Hải đã tận dụng triệt để khoảng thời gian để
nắm bắt các nội dung chính mà nhóm đã đề ra:
- Cơ cấu tổ chức của một công ty có chức năng bảo dưỡng, sửa chữa,
thay thế các chi tiết về khung vỏ.
- Tìm hiểu về chu trình tiếp nhận và khắc phục sự cố của xe.
- Tìm hiểu về thiết bị sử dụng trong phân xưởng dịch vụ sửa chữa, bảo
dưỡng.
- Tìm hiểu cụ thể về chu trình sơn lại một chiếc xe vào xưởng.
- Củng cố lại kiến thức đã học cũng như nhận biết về các cụm, các cơ
cấu thông qua quá trình tham gia sửa chữa.
- Nâng cao về nhận thức cũng như cách thức làm việc tập thể, cuộc
sống của công nhân, tạo tiền đề cho quá trình đi làm khi ra trường.
II.Tìm hiểu về công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phú Hải
1. Thông tin doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
PHÚ HẢI
Người đại diện : Lương Văn Phú
Địa chỉ hoạt động : SỐ 177, TỔ 7, TƯ ĐÌNH, LONG BIÊN, HÀ NỘI
Tỉnh/Tp : Hà Nội
Ngày hoạt động : 07/10/2007
Lĩnh vực hoạt động : Bảo dưỡng, sửa chữa khung vỏ (sơn, gò, hàn)
Lần cập nhật cuối : 01/08/2014
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
2. Cơ cấu tổ chức
Hình : Cơ cấu tổ chức công ty
3. Mặt bằng sản xuất và thiết bị nhà xưởng
a ) Mặt bằng xưởng
Hình : Mặt bằng xưởng
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
b) Thiết bị nhà xưởng
Phòng sơn Tủ đồ Giấy ráp
Máy đánh bóng
Matit + đông cứng Dao bả
Súng phun sơn
Si đánh bóng Bảng màu sơn
Máy hàn
Ga công nghiệp Nước rửa chén
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
4. Quy trình tiếp nhận và trả xe
5. An toàn môi trường và lao động
Xưởng đã chú ý tới vấn đề an toàn môi trường và lao động bằng việc
sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng, thông gió cả tự nhiên lẫn nhân tạo, hệ
thống phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động đầy đủ, phòng sơn cách li,
chất thải dạng lỏng (dầu nhớt, nước làm mát) được thu hồi và đem xử lí.
Tuy nhiên phân xưởng gò, hàn, máy vẫn chưa được cách li với khu vực
khác nên ô nhiễm tiếng ồn và không khí (mùi sơn, xăng, dầu).
Công nhân lao động được trang bị khẩu trang, gang tay bảo hộ
nhưng vẫn thờ ơ, chưa ý thức được tác hại của các hạt mài, đặc biệt là
trong quá trình bóc lớp vỏ bằng máy rung.
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Hình 4: khung cảnh xưởng
Hình 5: Bình cứu hỏa
Hình 6: Máy hàn
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
III.Quy trình sơn, đánh bóng một chiếc xe
1. Trình tự sơn
- Bước 1 : Rửa xe
Trước tiên, xe được rửa sạch để gột hết cát bụi bám trên vỏ xe, đặc
biệt là những chỗ cần sơn lại.
- Bước 2: Dùng máy mài khí nén (máy rung) mài những chỗ xước lớn, ghồ
ghề, méo mó. Nếu bị bẹp thì phải nắn lại tương đối trước.
hình 7: nắn lại vỏ (tai) hình 8: mài bằng máy mài
- Bước 3 : Đánh ráp
Tùy vào từng loại xe, từng vùng, từng lỗi mà dùng loại giấy ráp phù
hợp. Nếu chỉ bị xước nhẹ thì dùng giấy ráp 800, nặng thì 240 hoặc 400.
Nếu xe có màu sáng (bạc) thì cần dùng giấy có mật độ cao, thường là
1000 đến 2000. Phần cánh cửa, trên nẹp dùng loại giấy ráp có mật độ cao
hơn phần dưới nẹp.
Hình 8: nẹp cửa sau hình 9: xe sáng màu (cần dùng ráp mật độ lớn)
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
- Bước 4 : Sơn bả ma tít lên bề mặt chi tiết
Hỗn hợp được quét một lớp (bả): ma tít và đông cứng. Tỷ lệ hòa
trộn là 12:1, đông cứng phần nhỏ có tác dụng làm cho ma tít khi được
phủ lên bề mặt sẽ nhanh kết dính hơn. Do đó, hỗn hợp chỉ dùng trong
thời gian ngắn, để khoảng vài phút sẽ mất tác dụng.
Ma tit được nhờ 1 con dao kim loại có độ đàn hồi, bả lên những chỗ
đã dùng máy mài mài, những chỗ xước, lốm đốm.
hình 10: bả ma tít hình
11: bả ma tít toàn bộ “ba đờ sốc”
Mỗi công nhân sẽ được trang bị 2
con dao có kích thước như nhau, to hơn
bàn tay để trộn hỗn hợp.
Lưu ý: khi bả xong, nếu có nhiều ma
tít bám trên dao thì phải cào bỏ.
Hình 12: dao bả ma tít
- Bước 5 : Mài lại và sơn lót
Những chỗ bả ma tít cần được đánh ráp để làm phẳng với những vùng
còn lại. Những chỗ bả cần dùng giấp ráp 400 mài.
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Có thể quét một lớp nước rửa chén lên bề mặt đã được phủ để việc
mài được dễ dàng hơn. Giải thích cho việc làm này là trong ma tít có mỡ,
nếu để mài đơn thuần thì rất mất công và lâu.
Hình 13: Quét nước rửa chén lên lớp ma tít
Để lực siết được mạnh, đều hơn, người công nhân có thể dùng thêm
một dụng cụ gọi là cán để mài. Cán là một miếng sốp đặc, kích thước
khoảng cái mài dao. Người công nhân ốp miếng giấy ráp lên và tiến hành
mài. Càng vào lớp bên trong thì yêu cầu lực ép càng giảm đi, và cần đều
tay tránh hiện tượng cầy lên.
Để kiểm tra lại người công nhân phải dùng khăn lau khô các chỗ mài.
Chờ một lát, nếu quan sát thấy các vùng đã nhẵn, đều, không có những
điểm chấm thì có thể chuyển sang bước tiếp theo. Còn nếu chưa hoàn
thiện thì cần mài lại những chỗ còn lỗi.
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Hình 15: dùng khăn lau khô để kiểm tra
+ Sơn lót
Khi mà việc bả và đánh ráp không đảm bảo được yêu cầu để đưa vào
sơn chính thức. Người công nhân phải sơn lót một lớp, thường là những
chỗ lớp sơn quá mỏng, trơ ra phần vật liệu.
Sau khi sơn lót, đợi cho sơn khô, người công nhân phải đánh ráp lại
cho đến khi đảm bảo. Những vùng sơn
lót sử dụng ráp 400 trước sau đó chuyển
sang 800.
Lưu ý: màu sơn lót không được
giống màu sơn chính để thuận lợi cho
việc đánh ráp.
Hình 16: Ba đờ sốc trước đã được sơn lót
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Bọc báo hoặc căng túi bóng trước khi sơn lót, tránh sơn phun ra những chi
tiết khác của xe.
Hình 17: bọc báo trước khi sơn lót
- Bước 6 : Rửa xe, làm sạch, lau khô.
Mang xe ra khu vực rửa xe, lưu ý làm sạch những chỗ cần sơn. Sau đó
lau khô và chờ đem vào phòng sơn.
Hình 18: phơi xe ngoài trời
- Bước 7: Trộn màu cần thiết, đưa xe vào nhà sơn để sơn
Người công nhân sơn theo trình tự các xe cần xuất xưởng mà pha trộn
sơn trước. Trước khi đem sơn cần đem so sánh thử xem đã đúng màu của
xe chưa, chưa thì cần pha thêm cho thích hợp.
Xe đã khô sẽ được mang vào phòng sơn, bọc, che những chỗ không
liên quan. Lúc này, người công nhân đánh ráp cũng phải vào để phụ với
công nhân sơn, cho đến khi quá trình sơn được bắt đầu.
Công nhân sơn được trang bị một bình khí kèm khẩu trang khi vào sơn.
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Hình 19: bảng pha màu sơn
- Bước 8 : Đánh bóng
Chờ sơn khô, xe được mang ra khu vực đánh bóng.
Quá trình đánh bóng có hai công đoạn. Thứ nhất là quét một lớp si. Sau
đó là đánh bóng.
- Bước 9 : Kiểm tra
Sau khi đánh bóng, đốc trưởng kiểm tra lại. Nếu thấy còn những điểm còn
chấm nhỏ, còn xước thì công nhân sơn sẽ cần bắn lại.
IV. Một số hình ảnh thực tế khác
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Hình 20: các bộ phận hay được nhắc trong xưởng
Hình 21: xe được bọc trong phòng sơn
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Hình 22: phanh và hệ thống treo sau khi la giăng được đưa đi sơn
Hình 23: nền xưởng luôn ướt do rửa xe và mài ướt.
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
__________________________________________________________________________
Hình 24: Xe được bọc trước cửa phòng sơn
PHẦN III: KẾT LUẬN
Thông qua đợt thực tập tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phú Hải đã
giúp em hoàn thiện hơn về kiến thức chuyên ngành và bổ sung thêm cho mình
kiến thức thực tế tại các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ ô tô.