Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV TRONG BỐI CẢNH NGUỒN VIỆN TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS BỊ CẮT GIẢM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.85 KB, 13 trang )

KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV TRONG BỐI CẢNH NGUỒN VIỆN
TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS BỊ CẮT GIẢM
Đinh Văn Mãi1
TÓM TẮT
Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cùng với thành quả trong công
tác phòng chống HIV/AIDS nên nguồn viện trợ quốc tế cho hoạt động phòng chống
HIV/AIDS cắt giảm để hỗ trợ cho các nước có điều kiện khó khăn hơn. Chính điều đó
đã tác động đến tâm lý của người nhiễm HIV khiến họ cảm thấy hoang mang khi họ
phải chi trả các chi phí liên quan đến điều trị ARV. Trong khi đó, bản thân người có H
gặp nhiều khó khăn về tài chính khi không có công việc làm ổn định, điều kiện sức
khỏe không đảm bảo, những gánh nặng cuộc sống mưu sinh thường ngày. Họ cũng
không có đủ giấy tờ pháp lý để mua bảo hiểm y tế cũng như lo ngại vấn đề kỳ thị, bảo
mật thông tin khi tham gia điều trị bằng bảo hiểm y tế. Ngoài ra, họ còn gặp khó khăn
liên quan đến vấn đề kỳ thị, tự kỳ thị. Để hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp tục duy trì điều
trị ARV thì bản thân họ cần nỗ lực cùng với sự trợ giúp của gia đình, nhóm đồng đẳng,
nhân viên xã hội cùng chính quyền địa phương.
TỪ KHÓA: người nhiễm HIV, khó khăn của người nhiễm HIV, nguồn viện trợ.
ABSTRACT
Viet Nam has become a middle-income country with a high level of success in
HIV/AIDS prevention, so international aid for HIV/AIDS prevention has been
reduced to support countries with more difficult conditions. It is the psychological
impact of HIV infection that makes them feel confused when they have to pay for the
costs associated with ARV treatment. Meanwhile, people with HIV have financial
difficulties when they do not have stable jobs, unsafe health conditions, the burden of
daily living. They also do not have enough legal documents to buy health insurance as
well as concerns about discrimination and confidentiality information when
participating in medical insurance. In addition, they also have difficulties related to
discrimination, self-discrimination. In order to support people living with HIV, they
need to work together with the help of families, peers, social workers and local
authorities.
1



Học viên cao học ngành CTXH, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Email:



KEY: HIV infected people, difficulties of HIV infected people, sources of aid.
MỞ ĐẦU
HIV/AIDS là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng và là một trong những
gánh nặng bệnh tật hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, số lượng người nhiễm HIV
có xu hướng gia tăng qua từng năm (UNAIDS, 2015). Để khống chế tình hình HIV,
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động
quốc gia về phòng chống HIV/AIDS. Các đơn vị Bộ, Ngành, UBND các tỉnh, thành
phố đều vào cuộc để đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam. Các tổ chức phi chính
phủ trong và ngoài nước đã chung tay cùng Chính phủ xây dựng các chương trình can
thiệp, cung cấp dịch vụ liên quan để hỗ trợ cho người nhiễm HIV, gia đình và con cái
của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, một thách thức mà Việt Nam đang đối mặt là nguồn
viện trợ quốc tế cho phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm. Trước tình hình nguồn viện
trợ bị cắt giảm, người nhiễm HIV đang đối diện với nhiều khó khăn khiến họ trở nên
hoang mang, lo lắng. Tham luận “Khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh
nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm” sẽ mô tả tình hình
dịch HIV/AIDS hiện nay tại Việt Nam cũng như đưa ra thực trạng nguồn viện trợ cho
hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Đồng thời, tham luận bước đầu cho thấy những
khó khăn mà người nhiễm HIV đối mặt khi nguồn viện trợ bị cắt giảm. Tham luận này
là kết quả bước đầu của nghiên cứu “Khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh
nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm” do chính tác giả
thực hiện.
NỘI DUNG
1. Tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay tại Việt Nam
HIV/AIDS là căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Tại
Việt Nam, tình hình nhiễm HIV/AIDS trong thời gian qua có nhiều biến động. Theo

báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm
2018 của Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 6,883
trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS 3,484; số bệnh
nhân tử vong 1,260 trường hợp. Ước tính năm 2017 sẽ phát hiện mới khoảng 9,800
người nhiễm và khoảng 1,800 người nhiễm HIV tử vong. Hiện nay, có khoảng
122.000 người nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV và sẽ đạt 124.000 người vào cuối


năm 2017. Trong công tác can thiệp, giảm tác hại, hiện 53 tỉnh, thành phố đã tiếp cận,
phân phát bơm kim tiêm sạch cho 126.000 người nghiện ma túy, phát bao cao su miễn
phí cho trên 120.000 người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Trong số người nhiễm được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV trong
9 tháng đầu năm 2017, nữ chiếm 22%, nam chiếm 78%. Đồng thời, đường lây nhiễm
HIV qua đường tình dục ngày càng nhiều chiếm 58%, lây qua đường máu chiếm 32%,
mẹ truyền sang con chiếm 2,6%, không rõ chiếm 8%. Theo báo cáo của Bộ Y tế, về
tình trạng nhiễm HIV phân theo nhóm tuổi, 40% người nhiễm HIV mới phát hiện
trong năm 2017 trong độ tuổi từ 30 – 39, 30% người nhiễm trong độ tuổi từ 20 – 29
tuổi, 19% người nhiễm trong nhóm tuổi từ 40 – 49 tuổi, trên 50 tuổi chiếm 6%, nhóm
tuổi từ 14 – 19 tuổi chiếm 3% và nhóm tuổi trẻ em từ 0 – 13 tuổi là 2%. Có thể thấy
rằng, nhóm tuổi từ 20 – 39 tuổi chiếm tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất, không có sự khác biệt
so với năm 2016. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm HIV qua đường tình dục tiếp tục chiếm
tỷ trọng cao hơn so với những năm gần đây. So với năm 2016, số trường hợp nhiễm
HIV phát hiện mới giảm 1,1%, số bệnh nhân AIDS giảm 39% và số người nhiễm HIV
tử vong giảm 15%. Kết quả giám sát trọng điểm năm 2016, tỷ lệ nhiễm HIV trong
nhóm nghiện chính ma túy là 9,53%; phụ nữ bán dâm 2,39% và MSM là 7,36%. Tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm MSM đã tăng từ 5,1% năm 2015 lên 7,36% năm 2016. Nhìn
chung, tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam trong năm 2017 giảm hơn so với năm 2016
tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng.
Theo báo cáo “Kết quả công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy,
mại dâm trên địa bàn TP.HCM năm 2017” của UBND Tp. Hồ Chí Minh, ước tính

năm 2017, Tp. Hồ Chí Minh phát hiện 5.864 trường hợp nhiễm mới HIV, tăng 2.778
trường hợp so với năm 2016. Trong đó, 1.754 trường hợp có hộ khẩu tại thành phố và
4.110 trường hợp hộ khẩu tại các tỉnh, thành phố khác; 230 trường hợp tử vong do
AIDS. Lũy tích đến hết năm 2017, ước tính Tp. Hồ Chí Minh phát hiện 57.850 trường
hợp nhiễm HIV, trong đó có 10.393 trường hợp đã tử vong do AIDS, số người nhiễm
HIV còn sống khoảng gần 47.500 người. Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, hiện số
người phát hiện nhiễm HIV tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc hệ thống PITC chiếm
khoảng 50% số người nhiễm HIV đã được phát hiện. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn
lực, nhất là nhân lực nên tại hệ thống này, việc giám sát hỗ trợ đảm bảo chất lượng
hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV cũng như việc theo dõi, quản lý, báo cáo số liệu tư


vấn xét nghiệm HIV và nhất là việc theo dõi, báo cáo đối với các trường hợp nhiễm
HIV chuyển gửi sang các phòng khám ngoại trú để điều trị HIV/AIDS gặp nhiều khó
khăn. Đáng lo ngại, vẫn còn số lượng lớn người nhiễm HIV ở cộng đồng, chưa được
điều trị và hướng dẫn cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm nên nguy cơ càng cao hơn.
Hiện nay, thành phố đang điều trị HIV/AIDS cho bệnh nhân tại 31 Phòng khám ngoại
trú (OPC). Trong năm 2017, các cơ sở y tế đã điều trị ARV cho khoảng 32.500 bệnh
nhân, trong đó có khoảng 30% bệnh nhân đến từ các tỉnh, thành phố khác.
2. Thực trạng nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Tại Việt Nam, tình hình dịch HIV/AIDS diễn biến rất phức tạp. Công tác phòng,
chống HIV/AIDS tại nước ta cũng đang gặp khó khăn lớn liên quan đến nguồn lực
trong đó có vấn đề tài chính, nhất là khi bước vào giai đoạn 2016 – 2020, các nhà tài
trợ quốc tế đang giảm dần nguồn viện trợ. Nhiều tổ chức như Quỹ PEPFAR của Mỹ,
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Chính phủ Anh... đã
nhiều năm dành các khoản tài trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho Việt
Nam. Nhờ nguồn viện trợ quốc tế và sự nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS trên nhiều
mặt, bắt đầu từ năm 2007 dịch HIV tại Việt Nam giảm ở cả 3 tiêu chí (người nhiễm
mới, người chuyển qua AIDS, và tử vong). Tuy nhiên, khi Việt Nam có mức thu nhập
trung bình, các nguồn tài trợ bị cắt giảm để giúp đỡ các nước khó khăn hơn.

Từ năm 2013, các khoản tài trợ quốc tế cho phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam
sẽ giảm dần. Theo Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, PEPFAR - tổ chức đang
viện trợ trên 70% nguồn kinh phí phòng chống HIV/AIDS tại VN - mới đây tuyên bố
sẽ rút dần viện trợ cho công tác phòng chống AIDS. Trong năm 2012, PEPFAR vẫn
giữ nguyên mức hỗ trợ cho Việt Nam bằng mức năm 2011 là 82 triệu USD. Nhưng từ
năm 2013, PEPFAR sẽ giảm tài trợ ở mức 10-15% mỗi năm. Dự kiến đến năm 2015,
mức hỗ trợ chỉ còn khoảng 40 triệu USD. Từ năm 2004, PEPFAR đã tài trợ hơn 232
triệu USD để cung cấp các dịch vụ toàn diện về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV ở
Việt Nam. Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại
Việt Nam, với 36.000 bệnh nhân đang được điều trị ARV, 700.000 người được tư vấn
xét nghiệm tự nguyện/năm, cung cấp điều trị methadone cho hơn 10.000 người. Bộ
Phát triển quốc tế thuộc Chính phủ Anh (DFID) cũng đã tài trợ 31 triệu USD cho
chương trình phòng chống HIV tại Việt Nam từ năm 2003, tập trung vào việc kiềm
chế sự lây lan HIV. Chương trình này đã kết thúc năm 2009. Sau đó, DFID tuyên bố


cung cấp một khoản tài trợ mới khoảng 30 triệu USD cho chương trình “Phòng chống
HIV tại Việt Nam” cùng một chương trình trị giá 33 triệu USD của Ngân hàng Thế
giới (WB) để hình thành một chương trình chung, nhằm nâng cao sự hỗ trợ đối với
Chính phủ trong các nỗ lực phòng chống HIV. Chương trình này kéo dài tới năm
2012, mở rộng phạm vi triển khai lên tới 40 tỉnh thành trong cả nước. Hỗ trợ của WB
lẽ ra đã kết thúc từ năm 2012 nhưng cuối cùng được gia hạn thêm một năm và sẽ kết
thúc vào năm 2013.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Tổng kinh phí hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
trong năm 2013 từ chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án là 1.376 tỷ đồng, tuy
nhiên ngân sách cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2014 giảm mạnh còn
862 tỷ đồng, trong đó ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia còn 83 tỷ đồng.
Bảng so sánh ngân sách dưới đây cho thấy kinh phí cho hoạt động can thiệp giảm tác
hại giảm mạnh, sẽ tác động đến tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam.
Bảng 1. Bảng so sánh ngân sách đầu tư theo các đề án năm 2013 và 2014

TT
Nguồn vốn
1 Truyền thông
Chương trình MTQG
Viện trợ nước ngoài
2 Giám sát-Can thiệp
Chương trình MTQG
Viện trợ nước ngoài
3 Điều trị-PMCT
Chương trình MTQG
Viện trợ nước ngoài
4 Đầu tư phát triển
Thuốc nhiễm trùng cơ hội,

Năm 2013

Năm 2014

% cắt giảm

43.183
20.000

17.369

60%
100%

83.010
430.000


38.780
135.000

53%
69%

81.057
295.000
140.000

26.851
315.000
65.000

67%
-7%
54%

5 ARV, sinh phẩm PEPFAR
283.773
263.000
7%
Tổng cộng (triệu đồng)
1.376.023
862.000
37%
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và định
hướng kế hoạch năm 2014 của Bộ Y tế.
Bảng 2. Kinh phí năm 2014 theo các nguồn đầu tư qua Bộ Y tế

STT
1
2
3
4

Nguồn vốn
Chương trình mục tiêu quốc gia
Vốn đầu tư phát triển
Dự án QTC
Dự án VAAC-US.CDC

Kinh phí
83,0
65,0
101,8
77,6


5
6
7

Dự án ADB

3,6

Thuốc ARV, Methadone, sinh phẩm TTB (QTC, ADB)
268,0
Thuốc OI, ARV, sinh phẩm PEPFAR

263,0
Tổng
862,0
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và định

hướng kế hoạch năm 2014 của Bộ Y tế.
Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS đến 30/9/2014 của Bộ Y tế cho thấy
năm 2014, tổng kinh phí cho thuốc ARV là 389.916 triệu đồng, trong đó nguồn viện
trợ là 372.738 triệu đồng, nguồn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia là 17.178 triệu
đồng. Như vậy, khi các nguồn viện trợ đang giảm mạnh, việc thiếu hụt nhu cầu mua
thuốc ARV sẽ tăng lên theo lộ trình để tiến tới đạt được mục tiêu 90-90-90 là rất lớn.
Cụ thể, với sự cam kết của nguồn viện trợ quốc tế từ Quỹ Toàn cầu và PEPPAR trong
năm 2015 là 337.044 tỷ đồng thì số thiếu hụt là 83.782 tỷ đồng. Ước tính thiếu hụt của
năm 2016 là 152.667 tỷ, năm 2017 là 221.960 tỷ và đến năm 2020 sẽ là 921.084 tỷ
đồng. Kinh phí PEPFAR giảm 40% so với năm 2016, năm 2018 sẽ cắt kinh phí hỗ trợ
trực tiếp gồm thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, các hỗ trợ nhân lực. Kinh phí hỗ trợ Quỹ
toàn cầu sẽ kết thúc giai đoạn vào cuối năm 2017 và đang chờ đàm phán cho giai đoạn
2018 – 2020. Dự án ADB sẽ dừng hoạt động năm 2017. Hiện nay trên toàn quốc chỉ
có 32 tỉnh có dự án quốc tế hỗ trợ. Theo chia sẻ của thành viên ban điều hành Mạng
lưới Người sống với HIV Việt Nam (VNP+) tại văn phòng phía Nam cho biết các
chương trình HIV/AIDS đều bị cắt giảm cụ thể gồm chương trình điều trị: thuốc ARV,
các xét nghiệm ban đầu và xét nghiệm tải lượng virut; chương trình dự phòng;
chương trình truyền thông, chương trình Methadone (Biên bản phỏng vấn sâu số 4).
Thực tế từ dự án hỗ trợ người nhiễm HIV ở Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh, nhân viên xã
hội chia sẻ “dự án của chị cũng bị cắt giảm rất là nhiều. Hồi trước là 10 trường hợp
một tháng, sau đó còn 5 trường hợp rồi bây giờ còn 3 trường hợp thôi. Lúc trước gia
đình nào khó khăn thì hỗ trợ hàng tháng. Còn gia đình nào không khó khăn thì hai, ba
tháng mình hỗ trợ một lần. Nhưng giờ ngân sách cắt giảm thì mình phải lựa chọn xem
hỗ trợ cho gia đình nào (Biên bản phỏng vấn sâu số 1)”. Bên cạnh giảm về số trường
hợp hỗ trợ, hoạt động sinh hoạt nhóm người có H cũng giảm từ một tháng tổ chức một

lần sang ba tháng tổ chức một lần.


Có thể thấy rằng, việc phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta từ trước tới nay chủ
yếu dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài, lệ thuộc tới 80%. Trong đó, 100% tiền mua
Methadone và 95% tiền mua thuốc điều trị ARV là nguồn viện trợ. Tình hình nguồn
viện trợ bị cắt giảm đã gây ra nhiều tác động đến công tác phòng chống HIV/AIDS tại
nước ta trong đó lo ngại lớn nhất là Việt Nam đứng trước nguy cơ phát hiện thêm
nhiều người bị nhiễm. Nguồn lực tài chính trong nước gồm ngân sách nhà nước, bảo
hiểm y tế chưa kịp bù đắp thiếu hút về tài chính. Kinh phí cho hoạt động thông tin
giáo dục truyền thông không được bố trí, nên không triển khai được hoạt động thông
tin giáo dục truyền thông, đặc biệt là phối hợp với bộ ngành. Việc chuyển giao dịch vụ
HIV/AIDS từ nhà tài trợ sang cho quốc gia, công tác điều trị được chuyển từ hệ thống
dự phòng sang hệ thống điều trị ít nhiều thay đổi quy trình, thủ tục hành chính đã ảnh
hưởng đến duy trì điều trị ARV của bệnh nhân, nhiều nhân viên y tế tại cơ sở y tế
được chuyển giao chưa được đào tạo chuyên sâu về chăm sóc điều trị ARV, nên ảnh
hưởng đến chất lượng điều trị ARV. Nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
được chi trả do các dự án, trong giai đoạn vừa qua, các tổ chức quốc tế cắt giảm, hoặc
không chi trả lương và trợ cấp cho người thực hiện cung cấp các dịch vụ, do đó thiếu
hụt nhân lực. Nhân lực thay thế chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Bên
cạnh đó, các chương trình cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su miễn phí cho các đối
tượng nguy cơ cao như gái mại dâm, nghiện ma túy không đủ và không đáp ứng cho
tất cả các đối tượng trên. Mạng lưới đồng đẳng viên bị thu hẹp lại. Theo một nhân
viên xã hội làm việc lâu năm trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS chia sẻ “khi
nguồn viện trợ bị cắt giảm, chính phủ phải chủ động hơn, có kinh phí và giao trách
nhiệm cho nhiều đoàn thể, tổ chức để cùng phòng chống HIV/AIDS. Tinh gọn bộ máy
và nâng cao kỹ thuật để hỗ trợ được nhiều bệnh nhân hơn. Các phòng khám đang bị
quá tải vì những phòng khám OPC đang dần đóng cửa. Số người làm sẽ bị thu hẹp
hơn và nhân viên y tế sẽ bị quá tải, không thể theo sát bệnh nhân, thiếu người tham
vấn tâm lý, bộc lộ thông tin về bệnh nên nhiều bệnh nhân sẽ bỏ khám, bỏ thuốc, trẻ

không được bộc lộ thông tin theo quy trình có thể sẽ bị sốc, bỏ thuốc, có thể xấu nhất
là trẻ tự tử. Đối với Tp. Hồ Chí Minh, là một thành phố lớn nên trách nhiệm sẽ nhiều
hơn, bệnh nhân sẽ đổ về thành phố nhiều hơn, dẫn đến quá tải.” (Biên bản phỏng vấn
sâu số 3).


Trước bối cảnh hiện nay, nước ta cần phải có những biện pháp, chương trình hỗ
trợ kịp thời người nhiễm HIV. Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã đề xuất với Chính
phủ, Quốc hội cho phép xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020; xây dựng Đề án đảm bảo tài chính cho ARV (thuốc
kháng virus HIV) và Methadone trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các bộ, ngành,
đoàn thể và địa phương bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc
phạm vi quản lý. Ngoài ra, cần có những chính sách khuyến khích tạo việc làm cho
các bệnh nhân nhiễm HIV, để họ có thể đảm bảo cuộc sống và duy trì điều trị lâu dài,
góp phần phòng tránh lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Bên cạnh đó, ngành Y tế
khuyến cáo người dân không sử dụng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục an toàn.
2. Khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh hiện nay
Nguồn viện trợ cắt giảm đã tác động trực tiếp đến người nhiễm HIV/AIDS. Việc
nguồn viện trợ cắt giảm liên tục sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người có HIV. Cộng
đồng người sống với HIV hoang mang lo sợ nguồn ARV bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến
quá trình điều trị (Biên bản phỏng sâu số 4). Họ phải tự chi trả chi phí điều trị của bản
thân. Chi phí điều trị ARV khá tốn kiếm, ngoài chi phí thuốc điều trị thì người nhiễm
HIV phải chi trả thêm các chi phí xét nghiệm liên quan như xét nghiệm ban đầu, xét
nghiệm tải lượng vi rút định kỳ. Mặt khác, nếu không tuân thủ điều trị thì chi phí điều
trị trong những phác đồ tiếp theo rất tốn kém. Trong khi đó, phần lớn bệnh nhân
nhiễm HIV là người nghèo, có mức thu nhập thấp do việc không có việc làm ổn định.
Bên cạnh đó, họ là dân nhập cư từ các tỉnh lẻ lên thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, là
người hút, chính ma túy hoặc ở trường trại về nên khó xin được việc làm. Nhiều
trường hợp dự án giới thiệu đi làm tạp vụ thôi nhưng đến nơi thì người ta hỏi giấy
khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch thì họ sẽ trốn không đi làm vì phiếu khám sức khỏe có

liên quan đến việc thử máu nên họ cũng ngại. Chị giới thiệu ba trường hợp đi làm
nhưng họ cũng nghĩ vì đi nhiều, làm nhiều quá, không đủ sức khỏe nên họ bỏ làm để
đi bán vé số, phụ giúp việc nhà (Biên bản phỏng vấn sâu số 1). Do đó, chi phí điều trị
ARV đã trở thành gánh nặng cho người nhiễm HIV điều trị HIV là cả đời, liên tục,
nếu ngắt quãng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bản thân, sự sống ngày càng
thu hẹp lại. Vì thế, họ nguy cơ bỏ điều trị là có thể xảy ra.


Để điều trị được ARV thì người nhiễm HIV cần tham gia vào chương trình bảo
hiểm y tế. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2017), tỷ lệ bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế đã
tăng đáng kể từ 50% vào tháng 10 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017 đã đạt tỷ lệ 82%.
Tuy nhiên, vẫn còn những bệnh nhân có HIV chưa mua được bảo hiểm y tế. Một số
bệnh nhân lo ngại bị phân biệt đối xử, ngại chờ đợi khi sử dụng bảo hiểm y tế. Một số
bệnh nhân khác do kinh tế khó khăn không đủ tài chính mua bảo hiểm y tế theo hộ gia
đình. Trước đây, trạm y tế dự phòng cấp thuốc ARV miễn phí. Nhưng bây giờ họ phải
có bảo hiểm mới được khám. Bảo hiểm bây giờ phải mua đại gia đình, mua lẻ từng
người không có được nên họ tìm cách để mua cho bản thân họ (Biên bản phỏng vấn
sâu số 1). Một số người thiếu giấy tờ tùy thân, không đủ điều kiện mua bảo hiểm y tế.
Có những thành viên họ tạm trú ngày đây, mai đó thì họ không có mua được (Biên
bản phỏng vấn sâu số 1). Việc người có H không có giấy tờ, không được thường trú do
là dân nhập cư nên họ không được hưởng các quyền lợi của người nhiễm HIV theo
chính sách của nhà nước đưa ra. Một tháng được hưởng ba trăm sáu mươi nghìn
nhưng rất ít người có H được hưởng chính sách này (Biên bản phỏng vấn sâu số 2).
Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế khó khăn nên họ mua được thuốc ARV thì họ đi bán
cho người không thể mua được thuốc hoặc những người nhiễm HIV mà che dấu (Biên
bản phỏng vấn sâu số 1). Điều đó ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người nhiễm
HIV.
Bản thân người nhiễm HIV còn gặp khó khăn khi họ tự kỳ thị chính bản thân
mình, mặc cảm. Họ không nói ra chứ họ sợ, họ né tránh. Nhiều khi đi làm năm giờ về
như họ đi tìm việc khác để không muốn về nhà, ra khỏi gia đình. Bà con lối xóm thì

không quan tâm. Hơn chín, mười giờ tối họ mới về nên họ mất sức rất là nhiều. Sáng
thì bảy giờ đã đi làm lại rồi nên nhiều khi đi vào cơ quan, họ đâu có nói họ bị bệnh
vậy. Họ chỉ nói họ bị suy nhược cơ thể thôi (Biên bản phỏng vấn sâu số 1). Cộng đồng
vẫn còn kỳ thị người nhiễm HIV mặc dù xu hướng này đang giảm xuống. Ngoài ra,
họ lo cho con họ nhiều hơn là lo cho bản thân họ. Họ ăn uống thiếu chất (Biên bản
phỏng vấn sâu số 2). Đồng thời, nhiều chương trình truyền thông, sinh hoạt nhóm cắt
giảm dần khiến người nhiễm HIV không còn môi trường để chia sẻ những tâm tư,
nguyện vọng cũng như nâng cao kiến thức, ý thức trong việc điều trị. Bên cạnh đó,
người phụ nữ nhiễm HIV gặp khó khăn về tình cảm khi họ gẫy đổ gia đình do chống


chết vì HIV thì họ cần sự hỗ trợ của người khác về tinh thần. Họ tái hơn với người
nhiễm khác để họ hỗ trợ với nhau. Họ không thể sống một mình để nuôi con mà họ
cần có người đàn ông để hỗ trợ (Biên bản phỏng vấn sâu số 2).
Trước bối cảnh nguồn viện trợ bị cắt giảm, người nhiễm HIV đối mặt với nhiều
khó khăn, gánh nặng liên quan đến chi phí điều trị ARV, mua bảo hiểm y tế để tiếp tục
duy trì điều trị ARV. Trong cuộc sống thường ngày, người nhiễm HIV không chỉ lo
cho mình và còn gia đình, người thân, gánh nặng chồng chất gánh nặng khi mà việc
làm không ổn định, sức khỏe không được đảm bảo. Người nhiễm HIV cảm thấy hoang
mang, lo sợ trước tình cảnh nguồn viện trợ bị cắt giảm. Nguy cơ bỏ điều trị là rất cao.
Bên cạnh đó, vấn đề tự kỳ thị và kỳ thị người có H còn gây ra khó khăn, trở ngại để
người nhiễm HIV vươn lên trong cuộc sống. Chính vì thế, bản thân người nhiễm HIV
cần nỗ lực cùng với gia đình, cộng đồng mở rộng vòng tay trợ giúp lẫn nhau để vượt
qua giai đoạn khó khăn như hiện nay.
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước kiểm soát đại dịch và phòng
chống HIV/AIDS trong cộng đồng. Có được thành quả đó là nhờ sự nỗ lực không
ngừng của các ban, ngành, đoàn thể; sự chung tay của cộng đồng mà nhất là hỗ trợ của
các tổ chức quốc tế về kỹ thuật cũng như nguồn viện trợ. Khi Việt Nam trở thành nước
có thu nhập trung bình thì nguồn viện trợ sẽ cắt giảm để hỗ trợ cho các nước khó khăn

hơn. Chính điều đó đã tác động trực tiếp đến người nhiễm HIV cùng với chương trình
phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Đa số người nhiễm HIV không có việc làm ổn
định, thu nhập thấp nên họ gặp khó khăn khi phải tự chi trả chi phí điều trị ARV, cũng
như mua bảo hiểm y tế để tiếp tục điều trị. Bên cạnh đó, những người nhiễm HIV di
cư lên các thành phố lớn thường thiếu giấy tờ tùy thân, không có hộ khẩu thường trú
nên khó khăn trong việc mua bảo hiểm y tế cũng như được hưởng các chính sách liên
quan. Ngoài những khó khăn của cuộc sống mưu sinh thường ngày, người nhiễm HIV
còn gặp khó khăn về vấn đề kỳ thị và tự kỳ thị. Chính điều đó khiến cho gánh nặng
ngày càng chồng chất, họ dễ rơi vào tình trạng bỏ điều trị. Để tiếp tục duy trì điều trị
nhằm đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, bản thân người sống với HIV cần hiểu rõ bối
cảnh trong thời gian tới để hợp tác cùng chính phủ ví dụ chủ động tham gia bảo hiểm
y tế, tuân thủ điều trì và duy trì điều trị đảm bảo tải lượng virut dưới ngưỡng phát


hiện để dự phòng lây nhiễm. Cộng đồng người có H cùng liên kết với nhau để có
thông tin chính xác về quá trình chuyển giao và hỗ trợ nhau (Biên bản phỏng vấn sâu
số 4). Đồng thời, người nhiễm HIV cần chủ động tìm kiếm việc làm ổn định cũng như
tìm sự hỗ trợ ở nhiều nơi khác nhau. Nhân viên xã hội trong các chương trình phòng
chống HIV/AIDS cần tiếp tục đồng hành với người nhiễm HIV. Để họ uống thuốc
đúng giờ, đảm bảo thì nhân viên xã hội phải tạo được niềm tin. Mình phải nói chuyện,
tiếp xúc, thăm viếng họ thường xuyên để khi có những khó khăn thì mình hỗ trợ cho
họ. Mình là người định hướng giúp đỡ họ nhưng họ là người quyết định. Mình phải
sâu xác, quan tâm. Một tuần không được thì một tháng cố gắng thăm một, hai lần để
họ có vấn đề gì khó khăn thì họ chia sẻ với mình. Ngoài ra, mình có thể kết nối các
nhà tài trợ, tìm quỹ để giúp đỡ họ về vấn đề dinh dưỡng. Với những trường hợp mà họ
chết dù mình biết họ có khó khăn thì mình phải thực hiện chuyển gửi. Đồng thời, mình
nên hỗ trợ sinh hoạt nhóm khoảng hai tháng một lần, nhắc đi nhắc lại việc sử dụng
thuốc đúng giờ (Biên bản phòng vấn sâu số 2). Ngoài ra, nhân viên xã hội cần tìm
hiểu bối cảnh xã hội hiện tại về xã hội, y tế, nhu cầu cá nhân người nhiễm, để có
những kế hoạch hỗ trợ phù hợp, thực hiện vai trò hỗ trợ tham vấn tâm lý, tuân thủ

điều trị, giấy tờ pháp lý (Biên bản phòng vấn sâu số 3). Với các nhóm đồng đẳng của
người nhiễm HIV như VNP+ thì huy động nguồn lực địa phương và vận động chính
sách xin hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động trong thời gian sắp tới,
huy động thành viên nhóm tham gia vào bảo hiểm y tế, vận động nguồn quỹ khẩn cấp
cho các thành viên khó khăn không có thẻ bảo hiểm y tế, vận động quỹ mau thẻ bảo
hiểm y tế cho các thành viên nghèo khó khăn (Biên bản phòng vấn sâu số 4). Ban
ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cần xây dựng và thực hiện các chính
sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV như tạo công việc làm ổn định, hỗ trợ bảo hiểm y tế,
…Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân đặc
biệt là những nhân viên y tế để giảm kì thị người nhiễm HIV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2014). Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm
2013 và định hướng kế hoạch năm 2014.
2. Bộ Y Tế (2014). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS đến 30/9/2014.


3. Bộ Y Tế (2016). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.
4. Bộ Y Tế (2016). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm
2016 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016.
5. Bộ Y Tế (2017). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.
6. Đinh Văn Mãi (2018). Biên bản phỏng vấn sâu số 1, 2, 3, 4. Nghiên cứu Khó
khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống
HIV/AIDS bị cắt giảm.
7. Cục phòng, chống HIV/AIDS (2015). Bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV ở
Việt Nam.
8. Nguyễn Thạnh (2016). Bị cắt viện trợ, bệnh nhân HIV chới với. Khai thác tại
/>9. Thanh Minh (2018). TP.HCM có thêm gần 5.900 người bị nhiễm HIV. Khai
thác


tại

/>
nguoi-bi-nhiem-hiv-trong-nam-2017_50230.html
10. Lan Anh (2012). Khi tài trợ quốc tế rút đi. Khai thác tại
/>THÔNG TIN LIÊN LẠC
Họ và tên

Đinh Văn Mãi

Cơ quan công tác

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Tp. Hồ Chí Minh

Vị trí công tác

Giảng viên

Bậc học (HVCH/NCS)

HVCH

Ngành đang học

Công tác xã hội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Số điện thoại liên lạc

01222 971 895


E-mail



Tên tiêu đề của tham Những khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh nguồn viện
luận
trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm.




×