Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ý NGHĨA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.51 KB, 11 trang )

Ý NGHĨA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
VÀ SINH VIÊN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HIỆN NAY

Họ và tên: Phạm Thị Tâm, Tạ Thị Thanh Thủy, Cao Văn Quang
Học vị: Nghiên cứu sinh
MEANING OF SCIENTIFIC RESEARCH OF LECTURERS AND
STUDENTS IN UNIVERSITY CURRENT
Tóm tắt
Ở bậc giáo dục đại học, việc giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và nghiên cứu
khoa học là hoạt động cần thiết, có vai trò thực sự quan trọng. Đối với giảng viên, đây là
cơ hội rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật những vấn đề xã hội cần giải
quyết, đồng thời thể hiện ý thức trách nhiệm công dân với vai trò là một trí thức. Từ kinh
nghiệm bản thân cho thấy, nghiên cứu khoa học là cơ sở để thực hiện phương pháp giảng
dạy, giúp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Đối
với sinh viên, nghiên cứu khoa học là hoạt động để sinh viên trải nghiệm những kiến thức
sinh động từ lý thuyết đưa vào thực tế. Đây là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập và trong thực tiễn,
trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến
hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những
vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở
rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình. Bài viết trình bày ý nghĩa và hiệu quả thực tế
từ công tác nghiên cứu khoa học đối với chương trình đào tạo cử nhân, cao học của giảng
viên và sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn TPHCM.
Từ khóa: Công tác xã hội, đào tạo đại học, giảng viên, nghiên cứu khoa học,
sinh viên.


Abstract
In university training, teaching in combination with empirical and scientific
research is a necessary activity that plays a very important role. For lecturers, this is an


opportunity to train, improve professional knowledge, update social issues to solve, and
show a sense of civic responsibility as an intellectual. From personal experience,
scientific research is the basis for implementing teaching methods, improving the quality
of training to meet the increasing demands of the society. For students, scientific research
is the activity for students to experience the lively knowledge from theory put into
practice. This is the intellectual activity that helps students apply the methodology and
methods of scientific research in learning and in practice, in which students initially apply
a synthesis of learned knowledge to carry out activities. Awareness is a study that initially
contributes to solving scientific problems caused by real life and occupation so that it can
deepen, broaden and improve their understanding. The paper presents the meaning and
practical effect of scientific research on the bachelor's and master's degree programs of
lecturers and students working in social work at the University of Social Sciences and
Humanities in HCMC.
Key words: social work, university training, lecturers, scientific research, students.
1. Đặt vấn đề

Bản thân chúng tôi đã từng là sinh viên và trong suốt 4 năm đại học thì hầu như
năm nào cũng đăng ký làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. Khi trở thành giảng
viên của Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM,
tôi càng ý thức hơn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động này trong việc khích lệ tinh thần
không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Với thực tế ngành Công
tác xã hội là một ngành học khá mới ở Việt Nam, trong khi nhu cầu xã hội về nhân viên
xã hội tăng cao, với tư cách là một Khoa đào tạo công tác xã hội có uy tín ở khu vực phía
Nam, trong những năm qua Khoa đã không ngừng cố gắng nâng cao số lượng và chất
lượng đảm bảo cho công tác dạy và học. Công tác nghiên cứu khoa học luôn được Khoa


chú trọng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận thực tế phục vụ cho việc giảng
dạy. Hằng năm Khoa đều có đề tài nghiên cứu các cấp, các bài viết được đăng trên tạp
chí, hội thảo quốc tế trong và ngoài nước. Những thành tựu trong nghiên cứu khoa học

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thương hiệu ngành học trong thời gian qua.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết này dựa trên những số liệu thứ cấp từ các báo cáo công trình, đề tài, dự án
nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên khoa Công tác xã hội từ năm 2011 cho
đến nay. Nhóm tác giả tổng hợp, phân loại, so sánh và phân tích ý nghĩa của hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên đối với chương trình đào tạo đại học
cũng như sau đại học ở Khoa. Những thông tin được trích dẫn đều được xác định nguồn
rõ ràng và bảo đảm tính xác thực của thông tin.
3. Kết quả và thảo luận
3.1 Ý nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) đối với sinh viên Khoa Công
tác xã hội (CTXH)
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để đào tạo nên những người vừa có đức vừa có tài thì
"Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã
hội"1. Từ nguyên lý giáo dục này, Ban chủ nhiệm Khoa CTXH coi hoạt động NCKH là
“nhiệm vụ của mỗi sinh viên”. Có thể nhận thấy rõ ý nghĩa quan trọng từ hoạt động
NCKH trong sinh viên: để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện; nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước; phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng NCKH độc lập của sinh viên, hình
thành năng lực tự học cho sinh viên; góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.
Ngay từ khi Khoa CTXH bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên (2006) cho đến nay đã
được 11 khóa, sinh viên luôn được khuyến khích tiếp cận và làm quen với các hoạt động
NCKH. Chẳng hạn, sinh viên năm thứ nhất đã được tham dự các buổi báo cáo khoa học
trong “Tuần lễ sinh viên nghiên cứu khoa học”, qua đó sinh viên bắt đầu có sự hình dung
thế nào là nghiên cứu khoa học, được các sinh viên khóa trước đã có thành tích trong
1

Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, trang 472


nghiên cứu chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản để thực hiện một báo cáo; sinh

viên có những suy nghĩ, ấp ủ để chính thức bắt tay vào việc thực hiện các công trình
nghiên cứu khoa học từ năm thứ hai (sau khi được học về Phương pháp nghiên cứu khoa
học, Thống kê trong khoa học xã hội và một số môn cơ sở ngành). Kinh nghiệm cho thấy
việc định hướng cho sinh viên NCKH ngay từ thời điểm này sẽ có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, khi sinh viên tham gia làm một đề tài NCKH cho dù đó là đề tài mang
tính hàn lâm hay ứng dụng thực tiễn thì điểm tích cực đã thể hiện ở sinh viên rất đam mê
và muốn tìm hiểu sâu về những vấn đề xã hội. Khi có đam mê, sinh viên sẽ tìm mọi cách
để có những hiểu biết nhiều nhất về vấn đề mình quan tâm, có nghĩa là lúc ấy kiến thức
của sinh viên đã nâng lên một tầm mới.
Thứ hai, khi NCKH, những áp lực và thử thách phải hiểu phương pháp luận và
vận dụng phân tích, bình luận kết quả nghiên cứu sẽ yêu cầu sinh viên phải dành ra nhiều
thời gian để tham khảo những nghiên cứu trước và tập đưa ra chính kiến cá nhân, điều
này giúp sinh viên có nhiều kiến thức mới và sẽ cảm thấy mình hoạt động nhiều hơn,
năng nổ và nhạy bén về trí tuệ hơn. Thực tế qua nhiều năm hướng dẫn sinh viên làm đề
tài NCKH, tôi thấy những sinh viên nào đã từng hoặc tích cực làm NCKH thì ra trường
các em rất tự tin với kinh nghiệm thực tế và luôn có nhiều ý tưởng cho tương lai: ấp ủ
nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ hay viết dự án để xây dựng nguồn tài
trợ, v.v…Đây thực sự là thành quả đáng tự hào nhất mà chương trình giáo dục đào tạo đại
học luôn mong đợi ở mỗi sinh viên.
Với chương trình đào tạo cử nhân ngành CTXH có nhiều nét đặc thù: mang tính
thực hành nhiều hơn lý thuyết, việc thực hành và NCKH luôn được khích lệ khi sinh viên
mới chỉ học ở học kỳ 2 của năm thứ nhất. Trong các giờ học trên giảng đường, sinh viên
được giảng viên định hướng những vấn đề nghiên cứu mang tính trọng tâm có liên quan
đến môn học nói riêng và ngành CTXH nói chung. Khi thực hành, thực tập (17 tín chỉ),
các nhóm SV thực hiện các đề tài vừa mang tính học thuật của chuyên ngành lại vừa
mang tính thực tiễn cao, có một số công trình đạt giải thưởng của Thành Đoàn thành phố


Hồ Chí Minh, giải thưởng Eureka,…với nội dung và kết quả nghiên cứu có giá trị khoa
học, có tính mới và sáng tạo.

Trong 5 năm qua (từ 2011 đến 2016), nhiều sinh viên của Khoa đã tham gia các
cuộc thi nghiên cứu khoa học. Các nhóm sinh viên thực hiện dự án nghiên cứu khi học
các môn học và thực hành tại cơ sở. Một số sinh viên đã giành được giải thưởng trong
các cuộc thi có tính chuyên môn khoa học cao. Và Khoa CTXH đã nhiều lần được
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trao tặng các giải thưởng vinh danh cho
các hoạt động xuất sắc trong nghiên cứu học thuật.
Bảng dưới đây cho thấy các giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên CTXH
trong 5 năm qua. Tỷ lệ này đang tăng lên.
Bảng 1: Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên Công tác xã hội qua các năm
STT
1
2
3
4
5

Giải thưởng nghiên
cứu khoa học

2011
2012
4
8
2
1

- 2012
2013
3
10

2

Năm học
- 2013
2014
3
9
1

20152014 - 2015
5
8
2

2016
3
9
1

Cấp Khoa
Cấp Trường
Cấp Thành phố
Cấp quốc gia
Giải thưởng Holcim
3
1
Tổng
15
15
16

16
13
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Công tác xã
hội từ năm 2011 đến năm 2016 (2/2017)
Thông qua nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ rèn luyện tư duy khoa học dưới sự
hướng dẫn của giảng viên và có được kinh nghiệm thực tế về việc nghiên cứu. Đồng thời,
chính sinh viên cũng tìm thấy niềm đam mê và động lực của các em đối với chuyên
ngành mình đã lựa chọn.

3.2 Ý nghĩa hoạt động NCKH đối với giảng viên Khoa CTXH trong quá trình đào
tạo đại học và sau đại học


Mỗi trường Đại học đều có 2 chức năng cơ bản là giảng dạy (đào tạo đại học, sau
đại học) và nghiên cứu khoa học. NCKH và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau,
gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết
quả của hoạt động NCKH. Do vậy, có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động giảng dạy,
NCKH là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên. Hai chức năng này không chỉ
thể hiện ở cơ cấu tổ chức của trường đại học mà còn là nhiệm vụ của từng giảng viên.
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của hoạt động NCKH giảng viên, Ban chủ
nhiệm Khoa CTXH định hướng cho giảng viên ngoài công tác giảng dạy và hướng dẫn
sinh viên NCKH, giảng viên cần tích cực đăng ký tham gia hoạt động NCKH ở các cấp:
cơ sở (ĐH KHXH&NV TPHCM), cấp Đại học quốc gia, cấp Thành, cấp Bộ, đăng ký
theo đơn đăt hàng của Sở Khoa học công nghệ các tỉnh. Từ kết quả nghiên cứu, giảng
viên sử dụng để viết chuyên đề, bài báo đăng trên các Kỷ yếu hội thảo, tạp chí chuyên
ngành hoặc xuất bản thành sách. So với mặt bằng chung của Trường, tỷ lệ công trình
nghiên cứu là đề tài khoa học cấp Bộ, cấp ĐHQG, cấp Trường ở Khoa CTXH là 4.3 (khá
cao), đặc biệt là những công trình nghiên cứu của giảng viên mang tính thực tiễn cao và
ứng dụng vào thực tế. Đây cũng là nguồn tài liệu quý giá phục vụ học tập của sinh viên

và học viên cao học.
Bảng 2: Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa Công tác xã hội
Năm học

Sách xuất
bản

Nghiên cứu cấp
Sở/Tỉnh

Nghiên cứu
cấp

Bài viết có
chỉ số

Bài viết có
chỉ số

trường
ISBN
ISSN
2011-2012
2
0
3
10
0
2012-2013
4

0
1
8
4
2013-2014
0
0
1
26
4
2014-2015
2
1
1
19
5
2015-2016
0
1
1
24
6
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa CTXH
từ 2011 đến 2016 (2/2017)


Chất lượng giảng dạy đại học được quyết định bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng
nhất là chuyên môn, đạo đức, phẩm chất của người thầy. NCKH có thể coi là biện pháp
hàng đầu để nâng cao chất lượng người thầy và chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng
và thói quen làm việc khoa học của sinh viên. Như vậy bản thân trường đại học đã là

những trung tâm NCKH. Tại Khoa CTXH, mục tiêu phát triển đào tạo và học thuật được
minh định một cách rõ ràng, cụ thể, khả thi, phù hợp với kế hoạch phát triển của Khoa,
phù hợp với sứ mạng của nhà trường. Mục tiêu hướng tới Khoa CTXH là trung tâm đào
tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, cung ứng nguồn nhân lực CTXH chuyên
nghiệp với trình độ cao cho xã hội và các dịch vụ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch
định các chính sách xã hội và an sinh xã hội, thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững.
NCKH có ý nghĩa quan trọng đối với giảng viên trong quá trình đào tạo đại học và
sau đại học của Khoa CTXH như sau:
Thứ nhất, NCKH giúp xây dựng được nguồn giảng viên vững về lý thuyết và kinh
nghiệm thực tiễn. Vì thông qua hoạt động NCKH, giảng viên có điều kiện đào sâu hơn,
nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời
điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình.
Người giảng viên tham gia NCKH một mặt vừa củng cố lại kiến thức chuyên môn của
mình mặt khác vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các
chuyên ngành khác.
Thứ hai, đào tạo đại học là quá trình phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng
làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học cho sinh viên.
Mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua hoạt động NCKH. Những hoạt động NCKH
của giảng viên và hướng dẫn sinh viên cùng tham gia thực sự cần thiết trong bối cảnh
giáo dục hiện đại hiện nay.
Thứ ba, việc tham gia các hoạt động NCKH là quá trình giúp giảng viên cập nhật
thông tin, kiến thức mới từ những nguồn khác nhau để đánh giá và hoàn thiện lại những
kiến thức của chính bản thân mình. Điều này giúp giảng viên tự tin hơn khi hướng dẫn,
trao đổi thông tin với sinh viên.


Thứ tư, kinh nghiệm tự bản thân cho thấy NCKH giúp giảng viên thêm yêu ngành
nghề, hòa nhập tốt hơn, chủ động hơn trong công việc của mình, là cơ sở cần thiết để tiến
hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo.

Thứ năm, hoạt động NCKH sẽ góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của nhà
trường với các trường bạn trong toàn quốc. Mỗi bài viết tham gia hội thảo được đánh giá
cao, mỗi công trình NCKH ở các cấp, mỗi bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành với tên
cán bộ, giảng viên gắn với tên nhà trường là một lần thương hiệu và uy tín của nhà
trường được thể hiện. Qua đó nâng cao vị thế và uy tín của chính bản thân giảng viên,
đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội.
4. Kết luận và đề xuất
4.1 Kết luận
Một trong những yếu tố quan trọng được nhấn mạnh trong chiến lược giảng dạy và
học tập của Khoa CTXH đó là luôn hướng đến việc xây dựng một nền tảng đào tạo theo
định hướng nghiên cứu. Đây vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ được xác định trong quá
trình hình thành và phát triển của đơn vị. Chính vì vậy, ngay từ khi Khoa bắt đầu tuyển
sinh khóa đầu tiên cho đến những khóa tiếp sau, sinh viên đã được khuyến khích làm
quen và tiếp cận với các hoạt động NCKH ngay từ năm thứ nhất, thông qua các chương
trình như: Tọa đàm về phương pháp học tốt ở bậc đại học, sinh viên được giới thiệu để có
sự hình dung thế nào là NCKH, được các sinh viên có thành tích trong nghiên cứu chia sẻ
những kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản để thực hiện một báo cáo, trong các giờ lên lớp sinh
viên cũng được giáo viên định hướng những vấn đề nghiên cứu mang tính trọng tâm có
liên quan đến môn học nói riêng và ngành CTXH nói chung.
Từ những hoạt động này, sinh viên có những suy nghĩ, ấp ủ về những vấn đề mà
các em quan tâm, trong đó chú trọng những đề tài hướng đến khách thể là các nhóm đối
tượng của CTXH. Như vậy, đồng thời sinh viên vừa được trau đồi những kiến thức đã
được học trên giảng đường (cả những học phần đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành)
vừa được làm giàu thêm vốn kiến thức xã hội, được thực hành các công cụ, phương pháp


nghiên cứu chung và phương pháp nghiên cứu trong công tác xã hội. Bên cạnh đó, từ
hoạt động NCKH, thông qua tiến trình thực hiện đề tài, từ lúc xây dựng đề cương đến khi
thu thập thông tin, xử lý, viết và trình bày báo cáo, sinh viên có cơ hội được rèn luyện
những kỹ năng nghề nghiệp như: kỹ năng phân tích và xác định vấn đề, kỹ năng giao

tiếp, quan sát, lắng nghe, xử lý tình huống… Đây là những kiến thức thiết thực và bổ ích
cho sinh viên, là hành trang vững chắc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Với định hướng đào tạo của Khoa CTXH: “Gắn kết nghiên cứu cơ bản với nghiên
cứu ứng dụng, nghiên cứu liên ngành nhằm tạo ra những sản phẩm khoa học có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn cao”, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa đang là xu hướng phổ biến
như hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh NCKH trong
giảng viên lại càng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động NCKH của giảng viên là một hoạt
động rất quan trọng trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây
cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hướng đến đào
tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
4.2 Đề xuất
Để đạt được các mục tiêu và định hướng đào tạo trên, trong thời gain tới, Khoa
CTXH có thể đẩy mạnh các hoạt động:
- Phát triển NCKH trong SV, GV, đăng tải trên trang web của Khoa những nghiên
cứu, bài viết, hoạt động, sự kiện trong lĩnh vực CTXH. Web của Khoa CTXH được SV
CTXH tham khảo thường xuyên.
- Liên tục mở Hội thảo khoa học để phát triển chia sẻ về NCKH trong Khoa và các
đại học khác trong nước và trên thế giới.
- Rà soát lại đề cương các môn học, xây dựng mục tiêu học tập của sinh viên theo
3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Các đề cương chi tiết môn học cần trình bày rõ
các hoạt động dạy học trong đó khuyến khích người học chủ động, tự giác, tích cực tham
gia các hoạt động nhóm, thuyết trình,..... để khuyến khích kỹ năng tư duy ở sinh viên
thông qua hoạt động NCKH.


- Tổ chức các lớp tập huấn cho giảng viên trong khoa và nhân viên xã hội trong
cộng đồng với sự tham gia giảng dạy của giáo sư trong và ngoài nước. Nội dung các buổi
tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên CTXH khi làm việc với những
đối tượng đang bị tổn thương như người khiếm thị, người già,…Các buổi tập huấn

khuyến khích sự tham gia đông đảo của GV, sinh viên và các nhân viên CTXH đang công
tác tại các cơ sở xã hội để khơi dậy những chủ đề nghiên cứu.
Thay lời kết
Về bản chất, giáo dục là cung cấp điều kiện để cho người học có những tri thức
khoa học, kể cả những tri thức do tự nghiên cứu và tìm ra các phát minh mới trong cải
biến xã hội. Vì thế giáo dục phải gắn chặt với nghiên cứu khoa học. Bởi thế phương pháp
giáo dục tiên tiến hiện nay là “Nhà trường gắn liền với xã hội”, “học đi đôi với hành”, “lý
luận gắn bó với thực tiễn”, dạy cho tốt để học cho tốt – học cho tốt để “làm” tốt, “làm”
tốt để có kết quả cao, lại phải tổng kết, rút những tri thức mới để giúp cho “làm” tốt hơn
nữa, tức là “Tri hành – Đạt nhân”.
Việc phát triển nghiên cứu khoa học trong trường đại học là phương pháp tích cực
và hữu hiệu giúp giảng viên, sinh viên phát huy sáng kiến, phát triển tư duy, tìm tòi và
ứng dụng các thành tựu vào thực tế cuộc sống, góp phần đẩy nhanh quá trình học tập, phù
hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Nghiên cứu khoa học không đợi ai, không đợi tuổi, vì
vậy ngay từ bây giờ chúng ta có thể đưa ra ý tưởng của mình và biến những ý tưởng ấy
thành đề tài nghiên cứu khoa học có ích cho mình và xã hội. Hãy bắt đầu với niềm đam
mê trong bản thân mỗi chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế về Nghiên cứu khoa học của giảng viên trong
các trường đại học và cao đẳng, Hà Nội.
2. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư Phạm,
Hà Nội.


3. Khoa Công tác xã hội, trường ĐH KHXH&NV TPHCM, Báo cáo tổng kết hoạt động
nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa CTXH từ 2011 đến 2016 (2/2017).
4. Trần Mai Ước (2011), Giáo dục Việt nam trong xu thế hội nhập, Tạp chí Công nghệ
Ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Số 67.




×