Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

10 loại bệnh tâm thần kỳ cục nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.14 KB, 2 trang )

10 loại bệnh tâm thần kỳ cục nhất
Tâm thần học từ trước đến nay luôn là một chuyên ngành khó và ít được khám phá nhất của y
học, với hàng trăm kiểu bệnh, hội chứng, rối loạn… khác nhau. Hiện các nhà nghiên cứu đã
tổng kết được 10 loại bệnh tâm lý thuộc dạng dị thường nhất như sau:
1. Hội chứng “Bàn tay xa lạ”
Đây là một kiểu rối loạn do hệ thần kinh gây ra, khi đó một trong hai bàn
tay người bệnh đòi… “ra ở riêng”, tách biệt và độc lập hoàn toàn với thân
chủ của nó. Đôi lúc xao nhãng, người bệnh thậm chí còn không biết tay (Ảnh: Dantri)
mình đã làm những gì. Bàn tay xa lạ đó có thể thực hiện một số động tác
phức tạp như mở khuy cài, cởi bỏ quần áo…
2. Hội chứng “Giọng nước ngoài”
Kiểu rối loạn bất thường này khiến người bị bệnh, dù nói bằng thứ tiếng mẹ đẻ nước mình nhưng âm
điệu thì cứ lơ lớ ngô nghê như người nước ngoài. Chẳng hạn, một người Anh bản địa khi mắc bệnh sẽ
nói tiếng Anh với cái giọng đặc sệt người Pháp. Bệnh này thường là di chứng của chấn thương vùng
não.
3. Hội chứng Capgras (Bệnh ảo tưởng)
Người mắc bệnh này luôn có cảm giác ám ảnh rằng một ai đó bênh cạnh mình, bạn bè, người thân gia
đình, chồng, vợ… là do kẻ khác giả mạo, đội lốt.
4. Ám ảnh số 13 (Triskaidekaphobia)
Adolf Hitler là một con bệnh cuồng dại của hội chứng Triskaidekaphobia. Ngoài ra bệnh còn có
nhiều biến thể khác, tuỳ theo lối tư duy, phong tục và văn hoá từng vùng. Ví dụ, một số nơi người ta
bị ám ảnh bởi Thứ 6 Ngày 13 (hội chứng friggatriskaidekaphobia), hay ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc thì có hiện tượng bị ám ảnh bởi con số 4.
5. Chứng cuồng cơ bắp (Bigorexia)
Người bị bệnh lúc nào cũng ám ảnh và đau khổ bởi ý nghĩ mình không có được thân hình vạm vỡ
bằng người khác. Hội chứng Bigorexia là ngược lại của căn bệnh biếng ăn, khi đó con bệnh thường
có những biểu hiện như: Liên tục đứng trước gương ngắm nghía; uống mọi loại thuốc tăng cường cơ
bắp, bất chấp nó có thể gây hại cho sức khoẻ…
6. Cuồng sưu tập sách (Bibliomania)
Sưu tập sách là một thú vui lành mạnh, nhưng vì nó mà sức khoẻ trở nên tàn tạ, rồi sẵn sàng đánh đổi
mọi quan hệ, giao tiếp xã hội để cả ngày chúi đầu vào sách thì đúng là “cuồng”. Triệu chứng của


bệnh là: dù chỉ là 1 quyển sách nhưng hễ nhìn thấy có bày bán ở đâu là phải vồ vập mua cho bằng
được, bất chấp tất cả đều có nội dung y chang nhau. Họ tích trữ lại, dù biết rằng sẽ chẳng bao giờ đọc
hết.


7. Hội chứng “Vỡ đầu”
Có nhiều lúc người bệnh cảm tưởng như đầu mình nổ tung vì những âm
thanh váng động khủng khiếp phát ra từ chính bên trong hộp sọ, kiểu như 1
vụ nổ hay 1 tiếng gầm. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi ngủ dậy 1 - 2 (Ảnh: oaks.nvg)
giờ đồng hồ, nhưng chắc chắn không phải dư âm còn lại của giấc mơ.
8. Chứng cuồng bứt tóc
Là một kiểu rối loạn bốc đồng, người bệnh luôn bị một ma lực hối thúc phải bứt tóc, giật lông mày,
lông mi, lông mũi, lông tay, râu… dù biết rằng làm thế sẽ đau đớn chảy nước mắt.
9. Chứng sợ đàn ông (Androphobia)
Người bị bệnh luôn thường trực một nỗi lo sợ, ám ảnh bất thường đối với đàn ông, mặc dù thực tế thì
họ chẳng mảy may bị đe doạ. Nguyên nhân của bệnh đa phần là do trước đó họ đã trải qua 1 sự kiện
chấn động kinh hoàng, trong đó đàn ông là “hung thần” đáng sợ nhất.
10. Hội chứng Munchausen (Giả ốm đau để gây sự chú ý)
Luôn giả vờ ốm yếu quặt quẹo, tự tạo triệu chứng giả, trầm trọng hoá chúng lên để mong nhận được
sự an ủi, quan tâm, vỗ về, chiều chuộng từ người khác. Kiểu tâm lý này đôi lúc dễ hiểu được ở một số
người thiếu thốn tình cảm, nhưng hành động thái quá thì “bệnh nhân” giả tạo sẽ tự biến mình thành
con bệnh dị thường.
Thùy Vân
Theo Pravda, Dân trí



×