Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Các dạng bệnh tâm thần kỳ lạ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.31 KB, 5 trang )

Các dạng bệnh tâm thần kỳ lạ

Sau đợt điều trị rối loạn tâm lý, một bà cụ 74 tuổi người Mỹ rất sợ về nhà
vì tin rằng chồng mình đang bị kẻ khác mạo danh. Bà một mực từ chối ngủ với
chồng và luôn khóa cửa phòng mỗi tối.
Tâm thần học đã ghi nhận nhiều dạng bệnh lý độc đáo, và dưới đây là một số ví
dụ:
Hội chứng Stockholm
Là phản ứng tâm lý xảy ra trong một số vụ bắt cóc, khi con tin nảy sinh sự đồng
cảm, trung thành, thậm chí tự nguyện hợp tác với kẻ bắt cóc. Hội chứng này đã làm
phức tạp nhiều vụ án cũng bạo dâm, hãm hiếp và lạm dụng tình dục trẻ em.
Thuật ngữ được đặt theo tên vụ cướp nhà băng ở Stockholm năm 1973, khi bọn
cướp bắt giữ các nhân viên ngân hàng làm con tin. Các nạn nhân trở nên đồng cảm,
thậm chí còn bảo vệ, từ chối tố cáo thủ phạm khi được tự do sau cuộc thương lượng 6
ngày. Một nữ con tin còn phải lòng và làm vợ một người trong bọn bắt cóc.
Một điển hình nổi tiếng khác của hội chứng Stockholm là Patty Hearst - con gái
một triệu phú, bị bắt cóc năm 1974. Cô này sau đó đã tham gia một vụ cướp do bọn
bắt cóc lên kế hoạch.
Natascha, cô gái 18 tuổi người Áo bị bắt cóc 8 năm trời và trốn thoát cách đây
gần 4 tháng, cũng được cho là mắc hội chứng này.
Hội chứng Lima
Trong dạng bệnh này, kẻ bắt cóc trở nên đồng cảm với sự khốn khó, tuyệt vọng
của nạn nhân, thậm chí sau đó không thể sống thiếu họ. Tên bệnh được đặt theo vụ
khủng hoảng con tin tòa đại sứ Nhật Bản ở Lima (Peru) năm 1996. Trong vụ này, 14
thành viên của "Phong trào cách mạng Tupac Maru" đã bắt giữ hàng trăm con tin gồm
nhiều nhà ngoại giao, quan chức, quân nhân và thương gia nhiều nước tham gia buổi
dạ tiệc.
Trong vòng 4 tháng sau đó, bọn bắt cóc đã phóng thích hầu hết nạn nhân với sự
quan tâm đặc biệt về tầm quan trọng của họ, trong đó có cả tổng thống tương lai Peru
và người mẹ của ông.
Hội chứng Diogenes


Là tình trạng một hay nhiều người có xu hướng thích sống ẩn dật và khổ hạnh,
đôi khi sống đời động vật. Bệnh nhân chủ yếu là những người già, có vấn đề tâm thần
do lão suy.
Tên bệnh được đặt theo một triết gia Hy Lạp cổ, người đã chọn lối sống ẩn dật
trong một thùng rượu đặt ven đường. Ông trở nên nổi tiếng khi từ chối đề nghị của
Alexander Đại đế rằng sẽ cung cấp cho ông các điều kiện để có cuộc sống bình
thường.
Hội chứng Paris
Nhiều du khách Nhật Bản đã bị suy sụp tinh thần lúc thăm thủ đô nước Pháp.
Có đến hàng chục người bị đau ốm, phải quay về do không chịu được phong cảnh, lối
sống và cách cư xử của người dân Paris. Theo các chuyên gia, nạn nhân bị một "cú sốc
văn hóa" khi trở nên lạc lõng do chứng kiến cảnh đẹp sự nguy nga, tráng lệ của Paris.
Có trường hợp họ tiếp xúc với một tiếp viên Pháp thô lỗ, bất lịch sự và không
thể nén cơn giận, cuối cùng bị suy sụp tinh thần. Sứ quán Nhật tại Paris từng thiết lập
đường đây nóng 24/24h để cung cấp hướng dẫn và sự trợ giúp thiết yếu cho các nạn
nhân bị sốc nặng.
Hội chứng Stendhal
Nạn nhân bị căng thẳng thần kinh, tim đập nhanh, chóng mặt, hoa mắt, bối rối,
thậm chí ảo giác khi đứng trước những tác phẩm nghệ thuật quá giá trị hay đồ sộ.
Cũng có người thực sự choáng ngợp khi đối diện với vẻ đẹp kỳ vĩ của thế giới tự
nhiên.
Tên bệnh được đặt theo một nhà văn Pháp thế kỷ 19, người đã mô tả trải
nghiệm bản thân khi chứng kiến sự tráng lệ của Florence (Italy) năm 1817.
Hội chứng Jerusalem
Là bệnh liên quan đến ám ảnh tôn giáo, thường xảy ra khi đến thăm Jerusalem
hay các vùng được coi là đất thánh. Tại đây, tín đồ nhìn thấy ảo ảnh của đấng tối cao
như Phật, Chúa hay nhà tiên tri.
Tình trạng này được ghi nhận ở nhiều tín đồ Hồi giáo khi hành hương đến
Jerusalem. Ảo giác thường biến mất sau vài tuần. Nạn nhân thường có tiền sử về bệnh
tâm thần, hoặc rất cuồng tín, lại quá choáng ngợp trước sự tráng lệ của đất thánh.

Ảo giác Capgras
Là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp: Tin một cách hão huyền rằng mình
từng quen hay bắt gặp người nào đó (thường là thành viên thân thiết của gia đình) đã
bị thay thế bởi một kẻ mạo danh có ngoại hình giống hệt. Nạn nhân thường là người bị
tâm thàn phân liệt, hay có tổn thương não.
Điển hình là trường hợp một cụ bà 74 tuổi người Mỹ. Xuất viện sau khi điều trị
chứng tối loạn tâm lý, bà từ chối về nhà vì tin tằng chồng mình đã được thay thế bằng
một người đàn ông khác. Bà một mực từ chối ngủ với chồng, luôn khóa cửa phòng
mỗi tối. Cuối cùng, cảnh sát phải đưa bà vào viện trở lại.
Điều đặc biệt là cụ bà trên vẫn nhận diện được tất cả các thành viên khác trong
gia đình.
Ảo giác Cotard
Là tình trạng một người tin rằng mình đã chết hay không tồn tại trên đời nữa, có
khi không còn máu hay đã thối rữa cơ quan sinh dục. Có người tin rằng mình sẽ bất tử.
Bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận năm 1990 ở Bệnh viện Edinburgh (Anh).
Một thanh niên đến từ Nam Phi tin rằng mình đang bị đưa xuống địa ngục và sống lại
sau đó.

×