Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TRUYỀN NHIỄM bệnh do liên cầu lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.63 KB, 4 trang )

BỆNH DO LIÊN CẦU LỢN
1.Đại cương
-Tác nhân gây bệnh: Liên cầu lợn (Steptococcus suis – S.suis)
+Gram (+)
+Hình trứng/thon dài
+Đứng riêng lẻ/xếp đôi/xếp thành chuỗi ngắn, không di động
+Thường có vỏ
+Đường kính 2um
+Có thể mọc trên môi trường hiếu, kị khí tùy tiện.
Trên thạch máu, khuẩn lạc nhỏ, đường kính 0,5-1mm, hơi xám/trong suốt, hơi nhày,
vòng tan máu hẹp trên thạch máu ngựa hoặc cừu
+Kháng nguyên: 35 typ huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên của vỏ. Trong đó
typ 2 là typ hay gây bệnh ở người
-Đường lây truyền:
+Da và niêm mạc: Tiếp xúc với dịch tiết của lợn nhiễm S.suis tại các vết thương trên da
+Tiêu hóa: Ăn thịt lợn chưa nấu chín
+Hô hấp
2.Lâm sàng
2.1.Viêm màng não mủ do S.suis
-Dịch tễ: chiếm 84,6% ở châu Âu, 75,2% ở châu Á
-Triệu chứng lâm sàng:
+Thời gian ủ bệnh ngắn, diễn biến kép dài
+Hội chứng màng não
+Rối loạn ý thức: mê sảng, kích thích, hôn mê
+Suy thận nhẹ
+Phát ban & xuất huyết
+Biến chứng: điếc, rối loạn tiền đình
-Cận lâm sàng:
+BC tăng, TC giảm
+DNT: đục, TB tăng cao (vài trăm-vài nghìn/mm3) chủ yếu là neu
Albumin tăng, glucose giảm




2.2.Nhiễm khuẩn huyết do S.suis
-Dịch tễ: 15,4% ở châu Âu, 18,6% ở châu Á
-Lâm sàng
+Thời gian ủ bệnh ngắn
+Sốt, ớn lạnh
+Đau cơ toàn thân
+Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng
+Ban xuất huyết hoại tử
+Rối loạn đông máu: đông máu nội mạc rải rác, trụy mạch
+Hôn mê, suy gan, suy thận, ARDS
+Hội chứng shock nhiễm độc liên cầu (STSS)
2.3.Viêm nội tâm mạc do S.suis
-Dịch tễ: 2,2% ở châu Âu, 7,8% ở châu Á
-Lâm sàng
+Sốt
+Suy tim sung huyết
+Đau ngực
+Rối loạn nhịp tim
-Cận lâm sàng
+Siêu âm: cục sùi ở van tim (chủ yếu là van động mạch chủ)
+Cấy máu: S.suis (+)
2.4.Viêm nội nhãn do S.suis
-Dịch tễ: 2,2% ở châu Âu, 0,8% ở châu Á
-Lâm sàng:
+Giảm thị lực
+Đau mắt
+Viêm xung huyết kết mạc mắt
-Cận lâm sàng

+Khám mắt: viêm mủ nội nhãn
+Cấy dịch kính: S.suis (+)


2.5.Thể lâm sàng khác: viêm dạ dày – ruột, viêm khớp, viêm phổi, viêm phúc mạc, viêm
màng nhện – tủy
3.Chẩn đoán
3.1.Chẩn đoán xác định
-Dịch tễ học: Tiền sử phơi nhiễm trong vòng 10 ngày trước khi khởi phát bệnh
+Tiếp xúc với lợn
+Ăn thịt lợn
-Lâm sàng
-Cận lâm sàng:
+CTM: BC tăng, chủ yếu là neu, TC giảm
Trong NK huyết : PT giảm, Fibrinogen giảm, APTT kéo dài
DIVC (FDP tăng, D-dimer tăng, TC<100, fibrinogen<1)
+Hóa sinh máu: ure, creatinin tăng; ALT, AST, bilirubin, CK tăng; albumin giảm
+Khí máu: toan chuyển hóa (Ph giảm, HCO3-giảm, lactat tăng)
+Dịch não tủy: protein tăng >1g/l, glucose giảm, Pandy (+)
TB>500, chủ yếu neu
+Xét nghiệm tìm căn nguyên
-Nuôi cấy
-Nhuộm Gram
-Miễn dịch huỳnh quang: cho biết S.suis typ 2
-PCR
-ELISA
3.2.Chẩn đoán phân biệt
-Não mô cầu: dựa vào đặc điểm của tử ban
-Viêm màng não do căn nguyên khác
-Nhiễm khuẩn huyết do căn nguyên khác: HI, E.coli, Klebsiella pneumoniae, Ricketsia

4.Điều trị
4.1.Nguyên tắc điều trị
-Kết hợp kháng sinh và điều trị hỗ trợ
-Phát hiện sớm biểu hiện nặng như shock, RLĐM, suy đa tạng
-Cách ly bệnh nhân


4.2.Điều trị cụ thể
-Điều trị căn nguyên: Ceftriaxon 4g/ngày, tiêm TM
Ampicillin 12g/ngày, tiêm TM
Thời gian điều trị 2-4 tuần/đến khi DNT trở về bình thường
-ĐIều trị hỗ trợ:
+Viêm màng não mủ:
-Hỗ trợ hô hấp
-Chống phù não: corticoid: methylprednisolon 0.5-1mg/kg/24h
Mannitol 20% 0.5-1g/kg IV
-Chống co giật: diazepam 0,1mg/kg
+Nhiễm khuẩn huyết:
-Hỗ trợ hô hấp
-Đảm bảo khối lượng tuần hoàn: truyền dịch, thuốc vận mạch (dopamin)
-Điều chỉnh điện giải và thăng bằng kiềm toan
-Suy thận: furosemid khi duy trì được HATT >90mmHg, chạy thận nhân tạo
-Truyền plasma tươi hoặc khối tiểu cầu khi cần
-Truyền khối hồng cầu khi xuất huyết nặng, Hb<70g/l
5.Phòng bệnh
-Tuân thủ nguyên tắc an toàn trong chăn nuôi
-Tiêm phòng cho lợn
-Không giết mổ, chế biến, ăn thịt lợn bị bệnh
-Không tiếp xúc với lợn và các chế phẩm từ lợn mà không có đồ phòng hộ




×